Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

ĐÁNH GIÁ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG TẠI THÔN 2, XÃ ĐẠ OAI, HUYỆN ĐẠ HUOAI, TỈNH LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (859.05 KB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TAO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

VŨ HỒNG TUYÊN

ĐÁNH GIÁ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG
QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG TẠI THÔN 2, XÃ ĐẠ OAI,
HUYỆN ĐẠ HUOAI, TỈNH LÂM ĐỒNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NÔNG LÂM KẾT HỢP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
****************

VŨ HỒNG TUYÊN

ĐÁNH GIÁ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG
QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG TẠI THÔN 2, XÃ ĐẠ OAI,
HUYỆN ĐẠ HUOAI, TỈNH LÂM ĐỒNG

Ngành: Nông Lâm Kết Hợp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: TS. LA VĨNH HẢI HÀ

TP. HỒ CHÍ MINH
Tháng 6/2012


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến những người thân trong gia đình, đặc biệt là công
ơn của cha mẹ đã nuôi dạy, tạo điều kiện và động viên tôi trong quá trình học tập tại
trường.
Tôi xin gửi lời cám ơn đến Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm thành
phố Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp, nhất là quý thầy cô trong Bộ
môn Nông Lâm Kết Hợp và Lâm Nghiệp Xã Hội đã tạo ra một môi trường học tập
tốt nhất, giúp tôi học hỏi và mở mang kiến thức trong suốt thời gian 4 năm học.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy La Vĩnh Hải Hà đã tận
tình hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của người dân thôn 2, các cán bộ Kiểm
lâm huyện Đạ Huoai, UBND xã Đạ Oai đã giúp tôi trong thời gian thực hiện khóa
luận này.
Xin cám ơn các anh chị, bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong thời gian qua.
Cuối cùng tôi xin kính chúc quý thầy cô trường Đại học Nông Lâm cùng tất
cả nhân dân thôn 2 và tập thể cán bộ địa phương mạnh khỏe và thành công trong
cuộc sống.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 06/2012

Vũ Hồng Tuyên

i



DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất của xã Đạ Oai, huyện Đạ Huoai
Bảng 3.2 : Trình độ học vấn của người dân tại thôn 2
Bảng 3.3: Khung logic các vấn đề nghiên cứu
Bảng 4.1: Phân loại hình thức của sự tham gia thành 4 hình thức dựa trên hành vi
tham gia “ Hệ thống phân loại của Meister (1969)” như sau
Bảng 4.2: Dựa trên mức độ kiểm soát và quyết định các hoạt động của người trong
cuộc, Pretty (1995) và Hosley (1996) đã chia thành 7 mức độ của sự tham gia
Bảng 4.3 Lý do nhận khoán của các hộ gia đình
Bảng 4.4: Sơ lược phân công tuần tra bảo vệ rừng tổ giao khoán
Bảng 4.5: Tiếp cận lâm sản ngoài gỗ
Bảng 4.6: Mức độ sử dụng lâm sản ngoài gỗ
Bảng 4.7 Mục đích sử dụng các sản phẩm từ rừng theo từng nhóm hộ.
Bảng 4.8: Các tiêu chí phân loại kinh tế hộ
Bảng 4.9: Bảng kết quả phân loại hộ gia đình nhận khoán
Bảng 4.10: Bảng bình quân thu nhập/năm của các hộ nghèo tham gia nhận khoán
bảo vệ rừng
Bảng 4.11: Bảng bình quân thu nhập/năm của các hộ cận nghèo tham gia nhận
khoán bảo vệ rừng.
Bảng 4.12: Bảng bình quân thu nhập/năm của các hộ trung bình khá tham gia nhận
khoán bảo vệ rừng.

ii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 4.1: Các bước trong tiến trình giao khoán
Hình 4.2: Sơ đồ Venn về tiến trình giao khoán quản lý bảo vệ rừng
Hình 4.3 : Sơ đồ Venn các bên liên quant ham gia việc QLBVR
Hình 4.4 Sơ đồ phân công việc BVR của tổ

Hình 4.5 : Tỷ lệ cơ cấu mục đích sử dụng Lâm sản ngoài gỗ từ rừng
Hình 4.6 : Biểu đồ bình quân thu nhập/ năm của các hộ nghèo tham gia nhận khoán
bảo vệ rừng (%)
Hình 4.7 : Biểu đồ bình quân thu nhập/ năm của các hộ cận nghèo tham gia nhận
khoán bảo vệ rừng (%)
Hình 4.8 : Biểu đồ bình quân thu nhập/ năm của các hộ trung bình khá tham gia
nhận khoán bảo vệ rừng (%)

iii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CBCNV : Cán bộ công nhân viên
UBND : Uỷ ban nhân dân
QLBVR : Quản lý bảo vệ rừng
QĐ-UBND : Quyết định - Ủy ban nhân dân
KTLS : Khai thác lâm sản
KT-XH : Kinh tế - Xã hội
LN : Lâm nghiệp
LNXH : Lâm nghiệp xã hội
LSNG : Lâm sản ngoài gỗ
NQ-CP : Nghị quyết – Chính phủ
BVR : Bảo vệ rừng
TNR : Tài nguyên rừng
Vật liệu XD : Vật liệu xây dựng

iv



TÓM TẮT
Đề tài “ Đánh giá sự tham gia của người dân trong quản lý bảo vệ rừng
tại thôn 2, xã Đạ Oai, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng” được thực hiện từ
ngày 11/3/2012 dưới sự hướng dẫn của TS. La Vĩnh Hải Hà.
Mục tiêu chính của đề tài là tìm hiểu các bước trong tiến trình giao
khoán và hoạt động bảo vệ rừng của người dân sau khi nhận khoán, hiệu
quả kinh tế của công tác giao khoán bảo vệ rừng cho người dân. Từ đó
hiểu được các chính sách giao khoán quản lý bảo vệ rừng bền vững của
Nhà nước và đề xuất giải pháp cho những vấn đề gặp phải khi thực hiện
các chính sách trong thực tiễn.
Đề tài áp dụng phương pháp nghiên cứu có sự tham gia. Thu thập các
thông tin thứ cấp về các chính sách giao khoán bảo vệ rừng áp dụng tại địa
phương và cách tiến hành của các bên liên quan, tình hình tài nguyên thiên
nhiên, khí hậu thủy văn, dân số, dân tộc, tổ chức quản lý bảo vệ rừng…
Phỏng vấn bán cấu trúc với bảng câu hỏi mở với cán bộ địa phương,
trưởng ấp, chánh văn phòng xã, cán bộ trạm kiểm lâm… Thu thập thông tin
chuyên sâu bằng bảng câu hỏi đóng đối với người dân địa phương.
Đề tài đã có được kết quả về các bước trong tiến trình giao khoán bảo
vệ rừng và hoạt động bảo vệ rừng của người dân thôn 2, xã Đạ Oai, huyện
Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng, trong đó chủ yếu là sự tham gia của người dân
trong công tác giao khoán bảo vệ rừng. Đồng thời, phân tích so sánh thu
nhập của các nhóm hộ phụ thuộc vào hoạt động lâm nghiệp so với các hoạt
động sản xuất khác, trong đó nhóm hộ nghèo là nhóm có sự phụ thuộc vào
lương giao khoán nhiều nhất, tiếp theo là nhóm hộ cận nghèo, và đến hộ
trung bình khá. Bên cạnh đó, đề tài cũng đã phân tích nhận thức và hiểu
biết của người dân về chính sách QLBVR và những tác động của cộng
đồng đến TNR. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của
công tác giao khoán bảo vệ rừng.
v



SUMMARY
Project "Evaluation of the people involved in forest management in
hamlet 2, Oai commune, Da Huoai district, Lam Dong province" was
conducted from 11.03.2012 with the direction of the TS. La Vinh Hai Ha.
The main objective of the research is to understand the steps in the
contracting process and operation of forest protection after contracting, the
economic efficiency of the work contracted for forest protection to people.
Since then understand contracting policies to manage and protect the
State's sustainable forest and propose solutions to problems encountered
when implementing the policy in practice.
Subject applied research methods involved. Collection of secondary
information about the contracting policy of forest protection at the local
application and conduct of the parties concerned, the situation of natural
resources, climate, hydrology, population, ethnic groups forest management
... semi-structured interviews with open questionnaires with local officials,
village chief, commune chief, ranger station ... officers gather information by
questionnaire depth close to local people.
Topics have been the result of the steps in the contracting process for
forest protection and forest protection activities of villagers 2, Oai commune,
Da Huoai district, Lam Dong Province, which mainly involve of people in the
work of forest protection contracting. Also, comparative analysis of the
income of the households depend on forest operations compared to other
production activities, including a group of poor households depend on
wages have contracted the most, followed by poor households, and toaverage household. In addition, the project also analyzes awareness and
understanding of people and policy QLBVR community to the impact of
TNR. Since then, proposing solutions to improve the effectiveness of forest
protection contracting.
vi



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................ i 
DANH SÁCH CÁC BẢNG ................................................................................................. ii 
DANH SÁCH CÁC HÌNH .................................................................................................iii 
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................... iv 
CBCNV : Cán bộ công nhân viên ...................................................................................... iv 
UBND : Uỷ ban nhân dân .................................................................................................. iv 
QLBVR : Quản lý bảo vệ rừng .......................................................................................... iv 
QĐ-UBND : Quyết định - Ủy ban nhân dân .................................................................... iv 
KTLS : Khai thác lâm sản ................................................................................................. iv 
KT-XH : Kinh tế - Xã hội ................................................................................................... iv 
LN : Lâm nghiệp ................................................................................................................. iv 
LNXH : Lâm nghiệp xã hội................................................................................................ iv 
LSNG : Lâm sản ngoài gỗ .................................................................................................. iv 
NQ-CP : Nghị quyết – Chính phủ ..................................................................................... iv 
BVR : Bảo vệ rừng .............................................................................................................. iv 
TNR : Tài nguyên rừng ...................................................................................................... iv 
Vật liệu XD : Vật liệu xây dựng......................................................................................... iv 
TÓM TẮT .............................................................................................................................. v 
SUMMARY .......................................................................................................................... vi 
Chương 1 .............................................................................................................................. 1 
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................................... 1 
1. Đặt vấn đề ..................................................................................................................... 1 
1.1 Bối cảnh và lý do nghiên cứu ................................................................................ 1 
1.2 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 3 
1.3 Mục tiêu .................................................................................................................. 4 
1.4 Giới hạn của luận văn ............................................................................................ 4 
Chương 2 .............................................................................................................................. 5 
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................................................... 5 

2.Vấn đề nghiên cứu ........................................................................................................ 5 
2.1 Mục đích của việc giao khoán bảo vệ rừng ......................................................... 5 
vii


2.1.1 Ổn định về kinh tế - xã hội ............................................................................. 5 
2.1.2 Bảo vệ tài nguyên và đa dạng sinh học ......................................................... 5 
2.2 Chính sách giao đất giao rừng .............................................................................. 6 
2.2.1 Trên thế giới .................................................................................................... 6 
2.3 Tình hình triển khai chính sách hưởng lợi đối với hộ gia đình, cá nhân được
khoán rừng tự nhiên ở thôn 2, xã Đạ Oai, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng ........ 7 
Chương 3 .............................................................................................................................. 8 
ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................... 8 
3. Địa điểm, nội dung và phương pháp nghiên cứu ...................................................... 8 
3.1 Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội ..................................................................... 8 
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên ........................................................................................... 8 
3.1.2 Đặc điểm về kinh tế xã hội ........................................................................... 10 
3.1.2.1 Đặc điểm về kinh tế................................................................................ 10 
3.1.2.2 Đặc điểm về xã hội ................................................................................. 11 
3.2 Nội dung nghiên cứu ............................................................................................ 12 
3.3 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 13 
3.3.1 Phương pháp luận ......................................................................................... 13 
3.3.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể .................................................................. 13 
Chương 4 ............................................................................................................................ 18 
KẾT QUẢ THẢO LUẬN .................................................................................................. 18 
4.1 Tiến trình giao khoán bảo vệ rừng cho người dân ........................................... 18 
4.1.1 Các bước trong tiến trình giao khoán ......................................................... 18 
4.1.2 Đánh giá sự tham gia của các bên liên quan trong tiến trình giao khoán
BVR ......................................................................................................................... 21 
4.1.3 Hình thức và cấp độ tham gia của người dân trong tiến trình giao khoán

................................................................................................................................. 22 
4.1.3.1 Hình thức tham gia của người dân theo hệ thống phân loại Meister
trong các bước của tiến trình giao khoán. ....................................................... 22 
4.1.3.2 Cấp độ tham gia của người dân trong tiến trình giao khoán ............ 25 
4.1.4 Thuận lợi và khó khăn của người dân trong tiến trình giao khoán
QLBVR ................................................................................................................... 26 
4.2 Đánh giá hoạt động bảo vệ rừng của người dân Thôn 2 sau khi nhận khoán 29 
viii


4.2.1 Các bên liên quan trong hoạt động giao khoán BVR ................................ 29 
4.2.2 Cách tiến hành bảo vệ rừng được giao khoán của người dân hiện nay ... 30 
4.2.3 Quyền lợi và nghĩa vụ của các hộ nhận khoán ........................................... 32 
4.2.3.1 Quyền lợi của các hộ nhận khoán......................................................... 32 
4.2.3.2 Nghĩa vụ của các hộ nhận khoán .......................................................... 33 
4.2.4 Khó khăn và thuận lợi của người dân trong nhận khoán BVR .............. 34 
4.3 Đánh giá hiệu quả kinh tế của công tác khoán quản lý bảo vệ rừng .............. 35 
4.3.1 Đánh giá mức độ phụ thuộc của các hộ nhận khoán vào tài nguyên rừng
................................................................................................................................. 36 
4.3.1.1 Đặc điểm tiếp cận LSNG của người dân.............................................. 36 
4.3.1.2 Mục đích và mức độ sử dụng lâm sản ngoài gỗ .................................. 37 
4.3.2 Tình trạng của hoạt động lâm nghiệp so với các hoạt động sản xuất khác
................................................................................................................................. 39 
4.3.2.1 Các hộ nghèo: ......................................................................................... 41 
4.3.2.2 Các hộ cận nghèo: .................................................................................. 43 
4.3.2.3 Các hộ trung bình khá: ......................................................................... 45 
Chương 5 ............................................................................................................................ 49 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 49 
5.1. Kết luận ................................................................................................................ 49 
5.2 Kiến nghị ............................................................................................................... 50 

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 51 
PHỤ LỤC.............................................................................................................................. a 

ix


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Đặt vấn đề
1.1 Bối cảnh và lý do nghiên cứu
Trong bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay, rừng đã và đang đóng vai trò quan
trọng không thể thiếu đối với người dân sống gần rừng. Qua đó kéo theo công tác
quản lý sử dụng nguồn tài nguyên rừng bền vững, phát triển kinh tế xã hội gắn liền
với việc bảo vệ rừng và môi trường sinh thái tự nhiên đang trở nên cấp thiết. Chiến
lược giao đất giao rừng cho người dân quản lý là một trong những chiến lược hàng
đầu trong chiến sách phát triển kinh tế, xã hội của Đảng và Nhà nước ta, đó cũng là
những quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới.
Hiện nay hệ thống quản lý rừng ngày càng hoàn thiện từ cấp tỉnh đến cấp
huyện, tuy nhiên sự gia tăng dân số, sự di dân tự do cùng với hiện trạng khai thác
rừng trái phép đã và đang diễn ra mà không áp dụng một biện pháp lâm sinh thích
hợp để phục hồi cho rừng Việt Nam đang ngày càng suy giảm về chất và lượng.
Trước tình hình suy giảm của rừng thì việc phát huy vai trò của người dân sống gần
rừng trong quản lý bảo vệ rừng được xem là giải pháp hiệu quả và bền vững. Trong
những năm gần đây, những nghiên cứu về sự tham gia của cộng đồng địa phương
đã làm cho việc quản lý rừng chặt chẽ hơn đã giúp phát triển kinh tế hộ gia đình.
Bên cạnh đó, giao đất giao rừng cũng là một chủ trương lớn của nước ta được quy
định tại Luật bảo vệ và phát triển rừng (2004). Việc giao đất giao rừng cho người
dân quản lý đã hạn chế được tình trạng chặt phá, khai thác rừng bừa bãi, đồng thời
tạo thu nhập cho người dân. Giao đất giao rừng đã thu hút được nhiều người dân
đến với nghề rừng, bổ sung kiến thức trồng thâm canh để tăng năng suất rừng, làm

thay đổi tập quán du canh du cư, đốt rừng làm nương rẫy của người dân. Quá trình
giao đất giao rừng cũng giúp cho sự phối hợp của người dân và chính quyền địa
phương trong quản lý, bảo vệ rừng đã trở nên chặt chẽ hơn.
1


Mặt khác, trước sức ép gia tăng dân số và những ảnh hưởng của biến đổi khí
hậu đang tiềm ẩn nguy cơ hạn chế việc phát triển rừng thì việc định hướng chiến
lược trong giao đất giao rừng và quy hoạch sử dụng bảo vệ đất rừng là yêu cầu tối
thiết. Việc giao đất giao rừng một cách có hiệu quả nhằm tìm ra những chủ rừng
thực sự có trách nhiệm, gắn liên kết kinh doanh rừng với các doanh nghiệp chế biến
xuất khẩu và đa dạng hóa sản phẩm, ngành nghề và hưởng lợi từ rừng sau khi giao
là vấn đề quan trọng để thúc đẩy sự tham gia của người dân sống gần rừng. Thông
qua giao đất giao rừng cho người dân ở giai đoạn hiện nay sẽ giúp cho các cơ quan,
ban quản lý rừng lập kế hoạch và quản lý được các nguồn tài nguyên rừng thông
qua kiến thức và kinh nghiệm của người dân sống gần rừng. Với tình hình Lâm
Đồng có trên 600.000 ha đất có rừng, chiếm hơn 61% tổng diện tích tự nhiên. Là
một trong những địa phương đi đầu trong cả nước về quản lý, bảo vệ rừng với chất
lượng cao và trong 3 năm qua, tỉnh có nhiều cố gắng trong thực hiện chính sách về
quản lý, bảo vệ và phát triển rừng nhưng vấn đề đang đặt ra là phải kiên quyết chấm
dứt tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp, khai thác, mua bán, vận chuyển
lâm sản trái phép… đang xảy ra ở nhiều địa phương.
Đạ Oai là xã phía bắc của huyện Đạ Huoai của tỉnh Lâm Đồng. Với diện tích
tự nhiên hiện nay là 2.319,78 ha. Trong đó Thôn 2 xã Đạ oai là thôn có 100% đồng
bào dân tộc Châu Mạ, K’ Ho gốc Tây Nguyên, cách trung tâm xã 2 km về phía
Đông Bắc giáp ranh xã Đạ Tồn. Trong những năm qua, được sự quan tâm của
Trung ương và tỉnh bằng nhiều nguồn vốn đầu tư. Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP
về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo do
Chính phủ ban hành, và quyết định số 06/2011/ QĐ-UBND ngày 15/6/2011 của
UBND huyện Đạ Huoai về việc ban hành một số chính sách đối với các hộ gia đình

và lao động có hộ khẩu thường trú tại 3 thôn nghèo theo chương trình hỗ trợ giảm
nghèo nhanh và bền vững đễn năm 2015 UBND xã đã triển khai nội dung quyết
định đến toàn thể cán bộ và nhân dân thôn 2. Qua đó, bộ mặt kinh tế của, văn hóa,
xã hội của các xã có những chuyển biến khá rõ nét và toàn diện. Sản xuất nông lâm
nghiệp đã phát triển, biết áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật và sản xuất, chuyển cơ
2


cấu cây trồng, thâm canh tăng vụ ,…đưa sản phẩm lương thực từ chỗ khó khăn đến
nay đã cung cấp cho thị trường. Kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư như đường
giao thông, hệ thống thủy lợi, điện lưới quốc gia, bưu điện văn hóa xã, trường học,
trạm xá, nước sinh hoạt. Do vậy đời sống của đồng bào xã Đạ Oai được nâng cao về
mọi mặt, xóa hộ đói, giảm hộ nghèo. Hệ thống chính trị từng bước củng cố, an ninh
quốc phòng vững mạnh, trật tự an toàn xã hội được nâng lên. Tuy nhiên, tình hình
quản lý bảo vệ rừng ở huyện Đạ Huoai là một trong những huyện nghèo vẫn đang
chịu những tác động của những vấn đề khai thác lâm thác lâm sản, và tác động xã
hội do đời sống của người dân còn nghèo phải sống phụ thuộc vào rừng. Đặc biệt là
những nơi có đồng bào dân tộc đang sinh sống như thôn 2, xã Đạ Oai, huyện Đah
Huoai, tỉnh Lâm Đồng thì công tác giao khoán bảo vệ rừng. Đồng thời là những đối
tượng nhắm đến của chính sách giao khoán bảo vệ rừng.
Qua đó việc xây dựng cần đi đôi với thiết lập giải pháp quản lý rừng bền
vững. Để bảo vệ rừng có hiệu quả trước hết phải nắm chắc tình hình diễn biến của
tài nguyên rừng. Ban quản lý rừng đã thực hiện công tác giao khoán quản lý BVR
cho người dân được xem là phù hợp với nhu cầu thực tế , hỗ trợ người dân tạo việc
làm, góp phần xóa đói giảm nghèo,hạn chế tác động xấu đối với diện tích rừng
huyện Đạ Huoai.
Xuất phát từ những yêu cầu và nguyên nhân trên, để tìm hiểu và đánh giá
vấn đề này trong bài khóa luận tốt nghiệp cuối khóa, được sự phân công của bộ môn
Nông lâm kết hợp và Lâm Nghiệp xã hội, chúng tôi đã thực hiện đề tài : “ Đánh giá
sự tham gia của người dân trong quản lý bảo vệ rừng tại thôn 2, xã Đạ Oai, huyện

Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng”.
1.2 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 

 

Để thực hiện đề tài trên, đối tượng được quan tâm hướng đến là những hộ
dân được giao khoán bảo vệ rừng. Tổng số hộ được điều tra phỏng vấn 100% số hộ.
Do đề tài thực hiện trong một thời gian ngắn nên sẽ tập trung vào các vấn đề
liên quan đến việc giao khoán quyền lợi nghĩa vụ và đánh giá hiệu quả giao khoán
3


BVR của những hộ dân được giao khoán sống ở thôn 2, xã Đạ oai, huyện Đạ Huoai,
tỉnh Lâm Đồng.
1.3 Mục tiêu
(1) Tìm hiểu tiến trình giao khoán BVR tại địa điểm nghiên cứu.
(2) Đánh giá việc BVR của người dân sau khi nhận khoán.
(3) Xác định được hiệu quả kinh tế của công tác giao khoán bảo vệ rừng cho
người dân.
1.4 Giới hạn của luận văn
Do luận văn chỉ tìm hiểu về đánh giá sự tham gia của người dân trong quản
lý bảo vệ rừng trong phạm vi tại thôn 2, xã Đạ Oai, Huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm
Đồng cho nên chỉ tiến hành thu thập số liệu của những hộ dân sống gần rừng cụ thể
100% số hộ.
Khóa luận chỉ thu thập các thông tin hệ thống sinh kế giới hạn trong phạm vi
cây, đất và con để xem xét tác động hay những hiệu quả của công tác giao khoán
bảo vệ rừng của người dân.

4



Chương 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.Vấn đề nghiên cứu
2.1 Mục đích của việc giao khoán bảo vệ rừng
2.1.1 Ổn định về kinh tế - xã hội
Người dân là người sống gần với rừng nhất, họ vốn rất am hiểu về khu rừng
mà mình đang sống. Điều này sẽ rất thuận lợi cho công tác tuần tra bảo vệ rừng.
Vốn gần rừng nên các vật dụng chủ yếu từ rừng như gỗ, củi và các loại rau rừng nên
hằng ngày người dân vào rừng để thu hái các loại lâm sản nói trên cho cuộc sống
hàng ngày. Do vậy, việc tiến hành giao rừng cho người dân vừa đảm bảo công tác
quản lý BVR tốt hơn vùa góp phần cải thiên phần nào cho cuộc sống của người dân
vốn đang gặp nhiều khó khăn. Đồng thời, việc giao đất giao rừng nhằm xác định
quyền làm chủ cụ thể đối với diện tích rừng nhất định của cá nhân, hộ gia đình. Từ
đó tạo ra động lực để thu hút lao động tham gia vào hoạt động lâm nghiệp, gắn
quyền lợi của người lao động với đất và tài nguyên rừng, tạo thêm công ăn việc làm,
tăng thu nhập cho người dân, góp phần nâng cao đời sống cho người dân sống
quanh rừng, đảm bảo an ninh trật tự xã hội
2.1.2 Bảo vệ tài nguyên và đa dạng sinh học
Bảo vệ tài nguyên: Trước tình trạng người dân sống phụ thuộc vào rừng
khiến cho tài nguyên rừng ngày càng suy giảm. Để bảo vệ tài nguyên rừng, nhà
nước ta đã có chủ trương phát triển tài nguyên rừng một cách phù hợp với nhu cầu
xã hội. Khi rừng đã có chủ thì tình trạng người dân tiếp cận tự do vào rừng và khai
thác trái phép sẽ dần chấm dứt. Đồng thời, chủ rừng có trách nhiệm đối với phần
diện tích rừng mà mình nhận và tạo điều kiện thuận lợi để rừng phát triển.
Bảo vệ đa dạng sinh học: Trong tự nhiên, hệ sinh thái rừng rất đa dạng về
thực vật và động vật cả về mặt hình thức lẫn số lượng. Chúng gắn kết nhau trong
quy luật sinh thái. Một khi hệ sinh thái bị phá vỡ đi sự cân bằng vốn có, thì kéo theo
5



sự thay đổi của hệ sinh thái khác. Do đó, việc bảo vệ tài nguyên rừng góp phần ổn
định cân bằng sinh thái, bảo tồn nguồn gen động vật và thực vật rừng, góp phần cho
nghiên cứu khoa học, giáo dục và đào tạo.
Tóm lại, việc giao khoán rừng sẽ có tác động hai chiều giữa người dân và
rừng. Góp phần chấm dứt hiện tượng khai thác rừng trái phép, săn bắt động vật
rừng, nâng cao đời sống cho người dân. Đồng thời duy trì và phát triển nâng cao
chức năng rừng phòng hộ nhằm phát triển bền vững các nguồn tài nguyên trong hệ
sinh thái rừng, bảo vệ rừng trồng và môi trường cảnh quan sinh thái.
2.2 Chính sách giao đất giao rừng
2.2.1 Trên thế giới
Nhiều nghiên cứu thực nghiệm và lý thuyết đã chứng minh rằng các cộng
đồng dân cư địa phương có quản lý tài nguyên rừng một cách bền vững. Một số mô
hình đã được xác định và thể chế hóa như Nhóm sử dụng rừng (Forest Use Group)
như ở Nepan, Philippin, Thái lan. RECOFTC – Trung tâm đào tạo lâm nghiệp cộng
đồng trong khu vực Châu á Thái bình dương đã hơn 20 năm phát triển các phương
pháp tiếp cận có sự tham gia để quản lý rừng cộng đồng.
Cách tổ chức quản lý các hoạt động lâm nghiệp xã hội các nước cũng đac hình
thành các tổ chức khác nhau như :
+ Nepan : Thành lập các nhóm sử dụng rừng dựa trên cơ sở cùng nhau quản lý các
khu rừng không theo vị trí lãnh thổ.
+ Thái lan : Hình thành các làng lâm nghiệp do cục Lâm nghiệp Hoàng gia đầu tư.
+ Philippin: cấp giấy phép sử dụng đất cho cộng đồng. Cộng đồng có thể kí hợp
đồng trồng rừng và bảo vệ rừng với Nhà nước.
2.2.2 Trong nước
Để chuyển nền lâm nghiệp truyền thống nước ta sang lâm nghiệp xã hội, trong
những năm gần đây, Chính phủ đã đưa ra các chương trình lớn như :chương trình
trồng 5 triệu ha rừng, quyết định 304/2005/QĐ-TTg ngày 23/11/2005 của Thủ
tướng Chính phủ về việc thí điểm giao rừng, khoán quản lý bảo vệ rừng cho gia


6


đình và cộng đồng buôn, làng là người đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ của các
tỉnh Tây Nguyên…
2.3 Tình hình triển khai chính sách hưởng lợi đối với hộ gia đình, cá nhân
được khoán rừng tự nhiên ở thôn 2, xã Đạ Oai, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm
Đồng
Quyết định số : 06/2011/QĐ-UBND ngày 15/6/2011của UBND huyện Đạ
Huoai quy định về thực hiện một số chính sách quản lý bảo vệ rừng và khoán đất
lâm nghiệp để trồng rừng kinh tế nhằm thực hiện đề án phát triển kinh tế xã hội
giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2009-2020. Văn bản này được áp dụng tại
địa phương trên cơ sở vận dụng Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP về việc giao khoán
bảo vệ rừng và quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao nhận
khoán rừng để tạo việc làm, tăng thu nhập. Và căn cứ quyết định 202 TTg ngày
2/5/1994 của Thủ tướng Chính phủ “ Ban hành quy định về việc khoán bảo rừng,
khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng” và các văn bản hiện hành của cấp thẩm quyền
Nhà nước quy định có liên quan đến giao khoán bảo vệ rừng.
Đối tương áp dụng của Nghị quyết 30a là các hộ thuộc các huyện nghèo của
tỉnh Lâm Đồng. Nghị quyết chỉ rõ quyền được hưởng khi nhận khoán bảo vệ rừng
đối với từng loại rừng cụ thể.
Về quyền lợi hộ gia đình nhận khoán chăm sóc, bảo vệ rừng (rừng đặc dụng,
rừng phòng hộ, rừng tự nhiên là rừng sản xuất có trữ lượng giàu, trung bình nhưng
đóng cửa rừng) được hưởng tiền khoán chăm sóc, bảo vệ rừng 200.000
đồng/ha/năm.

7


Chương 3

ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
3. Địa điểm, nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.1 Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên


Vị trí địa lý
Thôn 2 thuộc khu vực quản lý của Công ty Lâm Nghiệp Đạ Huoai.





Phía Bắc giáp với xã Đạ Kho huyện Đạ Tẻh.



Phía Đông giáp xã Đạ Tồn – Huyện Đạ Huoai.



Phía Tây giáp với xã Nam Cát Tiên – Tân Phú – Đồng Nai.



Phía Nam giáp xã Madaguôi – Đạ Huoai.

Đặc điểm địa hình



Xã Đạ Oai nằm trong vùng núi thấp của Huyện Đạ Huoai độ cao phổ
biến từ 150–250m, độ dốc dưới 20O. Có thể chia thành hai khu vực
như sau:



Khu vực phía Nam xã, diện tích khoảng 1360ha, độ cao phổ biến từ
150–200m, địa hình bằng phẳng, khá thuận tiện cho việc phát triển
nông nghiệp và cư dân sinh sống. Hiện trạng chủ yếu là đất sản xuất
nông nghiệp và dân cư.



Khu vực phía Bắc xã: là khu vực đồi thoải, diện tích khoảng 910ha.
Độ cao được nâng lên từ 200–250m, độ dốc phổ biến từ 15-20O, hiện
trạng sử dụng đất là đất nông nghiệp và đất rừng tự nhiên.

8


 Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên: 2319,78 ha. Trong đó được phân ra:
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất của xã Đạ Oai, huyện Đạ Huoai
Đất nông nghiệp

Đất lâm nghiệp

Đất chưa sử dụng


(1123,75ha)

(1026,63ha)

(8,79ha)

Đất

Đất

trồng

trồng

Rừng tự

cây hàng

cây

nhiên

năm

lâu năm

Đất

Đất đồi


Rừng

bằng

núi

trồng

chưa

chưa sử

sử dụng

dụng

7,21ha

1,58ha

511,84ha 611,91ha 847,15ha 179,48ha

*Nguồn: Báo cáo thống kê tình hình kinh tế - xã hội xã Đạ Oai của
UBND xã.
Riêng thôn 2 có diện tích đất tự nhiên là 171,19 ha trong đó:
+ Đất nông nghiệp : 89,33 ha.
+ Đất lâm nghiệp : 82,86 ha.
Xã Đạ Oai có 5 nhóm đất với 5 loại đất:
*Nhóm đất phù sa: diện tích 103ha, đất được hình thành do
sản phẩm phù sa của suối Đạ Oai, Đạ Gùi, chúng được phân bố thành

những dải hẹp ở dọc ven suối. Nhìn chung loại đất này thích hợp cho
việc trồng các loại hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày như dâu
tằm, mía…
*Nhóm đất xám: có diện tích 195ha (chiếm 8,6% diện tích tự
nhiên), phân bố chủ yếu ở phía Tây Nam của xã, ven các khu vực đất
thấp. Phù hợp với việc trồng lúa và các loại cây hoa màu.
*Nhóm đất nâu vàng (Fp): Diện tích 312ha. Là loại đất có
nguồn gốc hình thành từ phù sa suối, đất có màu nâu vàng, cấu tượng
viên, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình ở lớp bề mặt. Hiện
đang được người dân sử dụng vào trồng các loại cây dài ngày như cà
phê, điều,… và nhiều loại cây khác.
9


*Nhóm đất đỏ vàng (Fs): Diện tích 1142ha, phân bố tập trung
vùng đất đồi núi thấp, là loại đất có nguồn gốc hình thành từ đá phiến
sét, cấu tượng viên, thành phần cơ giới trung bình ở lớp mặt, thịt
nặng ở từng dưới. Phù hợp với các loại cây dài ngày như: cá phê,
điều và nhiều loại cây khác.
*Nhóm đất vàng đỏ (Fa): Diện tích 438ha, phân bố phần lớn ở
vùng đất đồi núi, là loại đất được hình thành từ đá granite, phân bố
chủ yếu ở trên địa hình dốc, tầng đất dày, độ phì nhiêu kém, hầu hết
phần đất này nằm trong lâm phần. Nhìn chung tài nguyên đất của xã
Đạ Oai khá thích hợp với các loại cây trồng ngắn ngày như các cây
rau màu và cây công nghiệp hàng năm do đa phần diện tích có độ dốc
thấp, độ phì cao, khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng tốt.
 Điều kiện khí hậu, thủy văn:
Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, một năm được chia thành 2 mùa
rõ rệt (mùa mưa từ tháng 05 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng
04), độ ẩm không khí khoảng 60%, nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng

290c. Mùa mưa kéo dài với lượng mưa lớn, lượng mưa trung bình hàng
năm từ 2.200 – 2.400mm. Hệ thống sông suối trên địa bàn xã Đạ Oai ít,
thường khô kiệt nước về mùa khô.
 Tài nguyên rừng:
Theo quyết định số : 450 ngày 19/02/ 2008 của UBND tỉnh Lâm Đồng
V/v phê duyệt kết quả rà soát, quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Lâm Đồng giai đoạn
2008 – 2020, trên địa bàn xã Đạ Oai có tổng diện tích rừng tự nhiên 540,30 ha
rừng sản xuất tại tiểu khu 574, Rừng thuộc quản lý của công ty TNHH Một
thành viên lâm nghiệp Đạ Huoai và công ty TNHH Sơn Hy.
3.1.2 Đặc điểm về kinh tế xã hội
3.1.2.1 Đặc điểm về kinh tế
Dân cư sống trên địa bàn xã Đạ Oai là dân tộc Châu Mạ, K’ Ho và Kinh
sinh sống, trình độ dân trí còn thấp, ý thức chấp hành pháp luật chưa cao, một
số hộ còn thuộc diên đói nghèo , người đến độ tuổi lao động còn thiếu công ăn
10


việc làm. Cho nên đời sống của người dân sống dựa vào rừng và canh tác nương
rẫy là chủ yếu.
3.1.2.2 Đặc điểm về xã hội 
Cả thôn 2 có thành phần dân tộc chủ yếu là người Châu mạ, có tổng số
hộ là: 132 hộ, 532 nhân khẩu, gần 300 lao động.
 Tình hình xã hội, dân trí
Bảng 3.2 : Trình độ học vấn của người dân tại thôn 2
Mù chữ
Dưới 18t 33

6,2%

Mầm non

25

Tiểu học

Trung học

Đại học

Tổng

4,7%

48

9,02%

47

8,84%

0

0%

153 28,76%

18t - 55t

170 31,96% 0


0%

93

17,48% 75

14,1%

16 3%

354 66,54%

Trên 55t

0

0%

25

4,7%

0%

0

25

Tổng


203 38,16% 25

4,7%

166 31,2%

0%

0

0

0%

122 22,94% 16 3%

532 100%

* Nguồn: Thông qua báo cáo tình hình kinh tế - xã hội UBND xã Đạ Oai 2012
Qua bảng số liệu trên ta thấy có 38,16% là không học và mầm non chiếm
4,7%, tiểu học chiếm 31,2% như vậy có tới 74,06% là có trình độ thấp.
Thành phần dân tộc chủ yếu là người Châu mạ nên tập quán canh tác còn
lạc hậu. Đời sống vật chất tinh thần và trình độ dân trí của đại bộ phận dân cư
còn thấp. Mạng lưới y tế, giáo dục của các xã những năm qua đã được quan
tâm. Tất cả đều có trường học và trạm y tế, song trang thiết bị còn thiếu chưa
thực sự đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập cũng như khám chữa bệnh của nhân
dân.
 Kết cấu hạ tầng:
Hệ thống điện : Hiện nay nhà nước đã đầu tư xây dựng mạng điện quốc
gia nên tất cả bà con trong thôn đã có điện dể dùng.

Đường giao thông : Nhờ sự hỗ trợ của các dự án như : chương trình 135,
chương trình giao thông nông thôn, trong những năm gần đây cở sở hạ tầng
giao thông được cải thiện có đường bê tông nhựa thuận tiện cho việc lưu thông
đi lại, giao dịch buôn bán của bà con trong thôn, có cầu treo bắt ngang qua sông
Đạ Quay giúp người dân đi lại và sản xuất được dễ dàng.
11

4,7%


3.2 Nội dung nghiên cứu
Đề tài làm rõ (phân tích) nghiên cứu cần thực hiện những nội dung
sau:
(1) Phân tích tiến trình giao khoán BVR thì nội dung sẽ thực hiện như sau:
-

Tìm hiểu các bước trong tiến trình giao khoán BVR tại địa điểm
nghiên cứu.

-

Đánh giá sự tham gia của các bên liên quan trong tiến trình giao
khoán BVR.

-

Hình thức và cấp độ tham gia của người dân trong tiến trình giao
khoán.

-


Tìm hiểu thuận lợi và khó khăn trong tiến trình giao khoán BVR cho
người dân.

(2) Đánh giá hoạt động BVR của người dân sau khi nhận khoán thì các nội
dung thực hiện như sau:
-

Các bên liên quan trong hoạt động nhận khoán BVR.

-

Tìm hiểu cách tiến hành BVR hiện nay của người dân.

-

Tìm hiểu quyền lợi và nghĩa vụ của người dân trong hoạt động nhận
khoán BVR.

-

Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động BVR của người dân.

(3) Xác định hiệu quả kinh tế của công tác giao khoán bảo vệ rừng cho
người
dân.
-

Đánh giá mức độ phụ thuộc của các hộ nhận khoán vào tài nguyên
rừng


-

So sánh thu nhập của hoạt động lâm nghiệp so với các hoạt động sản
xuất khác

12


3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp luận
Trong nghiên cứu lâm nghiệp xã hội, phương pháp luận chủ yếu được sử
dụng chủ yếu là phương pháp nghiên cứu có sự tham gia. Đây là phương pháp
nghiên cứu quan trọng được áp dụng phổ biến trong các loại hình nghiên cứu.
Với quan điểm trên, nghiên cứu sẽ bắt đầu kết quả khảo sát, thu thập số
liệu, thông tin cùng với sự tham gia của cộng đồng và các bên liên quan. Từ đó
làm cơ sở đi đến những nhận xét, kết luận phù hợp với nội dung nghiên cứu.
3.3.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể
a. Điều tra thu thập số liệu thứ cấp
 Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội tại địa phương, dân số,
đặc điểm dân sinh kinh tế, tình hình sản xuất của đơn vị quản lý
rừng. Nguồn thông tin thứ cấp này được thu thập tại các cơ quan có
liên quan như UBND, các tổ chức phòng ban xã, huyện.
 Thông tin, số liệu về rừng giao khoán, thu thập số liệu về giao khoán
trên địa bàn.
b. Điều tra thu thập số liệu sơ cấp: Trong quá trình nghiên cứu đề tài
này, chúng tôi tiến hành thu thập các thông tin và số liệu sơ cấp bằng
cách sử dụng công cụ điều tra nhanh có sự tham gia của người dân.
Tiến hành lấy mẫu điều tra của những hộ được giao khoán rừng.
Để có lượng thông tin trên, phương pháp điều tra nhanh nông thôn

thực hiện như sau:
 Phân loại nhóm hộ theo (mức sống, hoặc cách sử dụng tài nguyên)
để từ đó xác định nhóm dân cư khác nhau.
 Phỏng vấn trực tiếp, kết hợp quan sát trên thực tế. Tiến hành phỏng
vấn người dân và có thể phỏng vấn ngẫu nhiên người dân khi đi thực
địa. Thông tin phỏng vấn từ các hộ nhận khoán rừng và các hộ có
liên quan tiếp cận tài nguyên rừng.

13


 Phỏng vấn cán bộ có liên quan, phỏng vấn cán bộ ban quản lý về vấn
đề giao khoán rừng. Phỏng vấn người dân tham gia nhận khoán: chủ
yếu là chủ hộ nhận khoán.
 Tổng hợp kết quả điều tra.
Một bảng câu hỏi được thiết kế nhằm phục vụ cho việc phỏng vấn
bán cấu trúc ở cấp hộ gia đình và tìm hiểu sâu hơn các vấn đề liên
quan tiến trình giao khoán quản lý BVR và đánh hiệu quả của
nhóm/hộ gia đình được giao khoán. Thu thập số liệu từ các hộ được
thực hiện qua phỏng vấn trực tiếp. Các thông tin thu được từ bảng
hỏi sẽ được kiểm tra và mã hóa trước khi sử lý và phân tích bằng
phần mềm Excel.
c. Phương pháp xử lý thông tin
Các thông tin, số liệu thu nhập được xử lý bằng các phương pháp
sau
Xử lý trên phần mềm vi tính: Excel. Từ đó, tổng hợp, phân tích
theo nhóm chuyên đề. Thông tin về số liệu thứ cấp được sàng lọc theo
nội dung nghiên cứu cần thiết về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội liên
quan đến hoạt động giao khoán bảo vệ rừng. Thông tin về kết quả giao
khoán, cơ chế hưởng lợi, chính sách, nhận thức của người có liên quan

đến giao khoán bảo vệ rừng bằng cách phỏng vấn có cho điểm sau đó
phân tích SWOT để tìm ra các giải pháp.
Sử dụng một số công cụ:
 Sơ đồ Venn: đánh giá mối quan hệ, tầm quan trọng và ảnh hưởng của
các cơ quan, tổ chức có liên quan đến công tác khoán bảo vệ rừng.
Sơ đồ Venn các bên liên quan trong giao đất giao rừng.
 Phân tích các tổ chức và xây dựng sơ đồ mối quan hệ của các tổ
chức. Xác định tầm quan trọng và mức độ ảnh hưởng khác nhau của
các tổ chức địa phương với sinh hoạt của người dân.
 Sử dụng phương pháp phân tích SWOT: Phân tích thực trạng thực thi
công tác khoán bảo vệ rừng, trên cơ sở phân tích điểm mạnh, điểm
14


×