Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Các tổn thương cổ tử cung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (386.99 KB, 16 trang )

BÀI GIẢNG CHUYÊN ĐỀ:

CÁC TỔN THƢƠNG CỔ TỬ CUNG

1


MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ:
Sau khi học xong chuyên đề “Các tổn thương cổ tử cung”, người
học có những sự hiểu biết cũng như những kiến thức cơ bản về:
- Cấu tạo giải phẫu, mô học và sinh lý cổ tử cung.
- Các tổn thương cổ tử cung.

2


NỘI DUNG
I. CẤU TẠO GIẢI PHẪU, MÔ HỌC VÀ SINH LÝ CỔ TỬ CUNG
1. Cấu tạo giải phẫu cổ tử cung
Cổ tử cung hình nón cụt, ống cổ tử cung được giới hạn bởi lỗ trong và lỗ
ngoài.
Lỗ ngoài cổ tử cung được phủ bởi biểu mô lát tầng không sừng hoá, có bề
dày khoảng 0,5mm.
Ống cổ tử cung được phủ bởi một lớp biểu mô trụ có tác dụng chế nhầy.
2. Cấu trúc mô học của niêm mạc âm đạo cổ tử cung
Bình thường niêm mạc âm đạo và mặt ngoài cổ tử cung là biểu mô lát tầng
không sừng hoá, thay đổi phụ thuộc vào nồng độ estrogen theo từng lứa tuổi của
người phụ nữ.
Ở người phụ nữ đang hoạt động sinh dục bình thường, niêm mạc âm đạo và
cổ tử cung (lớp liên bào gai) gồm 5 lớp tế bào:
- Lớp tế bào đáy (C1);


- Lớp tế bào đáy nông (C2);
- Lớp tế bào trung gian (C3);
- Lớp tế bào gần bề mặt hay zone de Dierks (C4);
- Lớp bề mặt (C5): gồm những tế bào to, dẹt, nhân đông. Lớp này thường
thay đổi có chu kỳ dưới ảnh hưởng của các nội tiết buồng trứng.
Đặc điểm:
- Giới hạn từ lớp này sang lớp khác rất từ từ.
- Càng đi lên phía bề mặt, các lớp tế bào càng dẹt lại, nguyên sinh chất càng
lớn và nhân tế bào càng nhỏ lại.
- Nhân tế bào các lớp dưới ưa kiềm, càng lên phía bề mặt càng ưa axit.
- Glycozen tăng dần từ lớp C2 đến lớp C5.

3


Trong thực hành thường được phân thành 3 lớp chính
- Lớp đáy (C1, C2);
- Lớp trung gian (C3);
- Lớp bề mặt (C4, C5).
3. Đặc điểm sinh lý cổ tử cung
- Phía ngoài cổ tử cung được bao phủ bởi biểu mô lát tầng (biểu mô kép dẹp
gai) giống biểu mô âm đạo nhưng không có nếp gấp.
- Ống cổ tử cung được phủ bởi biểu mô trụ với tế bào cao, tiết dịch nhầy và
có nhiều rãnh gồ ghề.
- Vùng tiếp giáp giữa biểu mô lát tầng và biểu mô trụ gọi là vùng chuyển tiếp
(transformation zone).
- Phía dưới vùng chuyển tiếp có những tế bào dự trữ, có khả năng tăng sinh
và biệt hoá thành biểu mô lát tầng hoặc biệt hoá thành biểu mô trụ
- Ranh giới giữa biểu mô lát tầng và biểu mô trụ:
+ Có thể vượt ra bề mặt cổ ngoài tạo nên hình ảnh lộ tuyến bẩm sinh.

+ Thời kỳ thiếu niên ranh giới này tụt sâu vào ống cổ tử cung.
+ Thời kỳ dậy thì ranh giới này lại từ từ tiến ra ngoài.
+ Thời kỳ hoạt động sinh dục thì ranh giới giữa biểu mô lát tầng và biểu mô
trụ ở vị trí bình thường (lỗ ngoài cổ tử cung)
+ Thời kỳ mãn kinh ranh giới đó lại chui sâu vào ống cổ tử cung và niêm
mạc ngoài teo đét lại
- Bình thường pH dịch cổ tử cung kiềm nhẹ pH = 7 - 7,5, dịch âm đạo có tính
axit nhẹ và thay đổi từ 3,8 - 4,6 nhờ trực khuẩn Doderlein có trong âm đạo chuyển
glycogen thành axit lactic.
II. CÁC TỔN THƢƠNG CỔ TỬ CUNG
Các tổn thương cổ tử cung bao gồm các tổn thương sinh lý và bệnh lý ở cổ tử
cung mà đặc biệt thường xảy ra ở ranh giới giữa biểu mô lát tầng và biểu mô trụ.

4


Nhiều tác giả chia các tổn thương ra làm 3 loại:
- Tổn thương lành tính cổ tử cung;
- Tổn thương nghi ngờ;
- Ung thư cổ tử cung.
1. Các tổn thƣơng lành tính cổ tử cung
1.1. Các tổn thương viêm
- Triệu chứng lâm sàng: viêm âm đạo và cổ tử cung là ra khí hư, có thể kèm
theo ngứa, đau khi giao hợp hoặc ra ít máu.
- Soi tươi hoặc cấy khí hư có thể tìm được nguyên nhân gây bệnh: nấm,
trichomonas, gardrenella...
- Soi cổ tử cung sẽ phân biệt được các hình thái tổn thương khác nhau như: ổ
viêm, chấm đỏ, đảo tuyến, hình ảnh đêm sao, lugol nham nhở hoặc đám xuất huyết
dưới biểu mô ở người đã mãn kinh.
- Giải phẫu bệnh: Tổn thương viêm: trên tiêu bản thấy biểu mô phủ bị mất

hoặc bị huỷ hoại để trơ lớp đệm với sự lắng đọng tơ huyết và bạch cầu đa nhân
- Điều trị theo nguyên nhân
1.2. Lộ tuyến cổ tử cung
Là tình trạng biểu mô trụ cổ trong lan xuống hoặc lộ ra ở phần ngoài cổ tử
cung, nơi bình thường chỉ có biểu mô lát tầng.
- Lộ tuyến bẩm sinh: không do sang chán và viêm
- Lộ tuyến mắc phải: do sang chấn, viêm nhiễm, nội tiết ostrogen tăng
* Triệu chứng lâm sàng: ra khí hư nhầy, đục, vàng.
Đặt mỏ vit: mất biểu mô lát tầng nhẵn bóng. Trên diện mất biểu mô lát thấy
có nhiều nụ nhỏ, thẫm màu.
Soi cổ tử cung sau khi bôi axit axetic 3%, các tuyến như “chùm nho”, lugol
(-).

5


* Giải phẫu bệnh lý:
- Lộ tuyến cổ tử cung: trên tiêu bản thấy các tuyến hình ống, các tế bào trụ
cao, chế nhầy, nhân và tế bào đều nhau đôi khi còn thấy các tế bào dự trữ.
- Lộ tuyến và dị sản: trên tiêu bản ngoài các tuyến còn thấy liên bào gai nằm
sâu vào lớp đệm, liên bào mới sinh này còn non, đều nhau và ưa bazơ. Một vài nơi
còn thấy một phần hợp bởi liên bào trụ, phần khác là liên bào gai.
- Polyp cổ tử cung: được lợp bởi tế bào trụ cao, chế nhầy dạng tế bào cổ
trong bao quanh một khối là tổ chức liên kết hoặc chế nhầy.
* Phiến đồ AĐ - CTC: những biểu hiện lành tính.
- Phân loại theo Papanicolaou (PAP) do Papanicolaou và Traut đề ra từ năm
1943 và chia tế bào ra thành 5 nhóm
- PAP I: tế bào hoàn toàn bình thường
- PAP II: tế bào bình thường, xen kẽ có 1 số tế bào nhân hơi to đều và nhiều
bạch cầu.

- Phân loại theo hệ thống Bethesda:
+ Bình thường.
+ Các thay đổi biểu mô lành tính.
Điều trị:
- Chống viêm trước khi diệt tuyến.
- Diệt tuyến bằng hoá chất, đốt nhiệt, điện đốt lạnh, đốt laser.
Cụ thể:
- Lộ tuyến + tái tạo gần hết: có nhiễm khuẩn, có thai hay uống thuốc tránh
thai: điều trị chống viêm sẽ tự khỏi.
- Lộ tuyến rộng, nhiều di chứng: đốt diệt tuyến.
- Lộ tuyến không có tái tạo: đốt diệt tuyến.
- Lộ tuyến có tái tạo không điển hình: dựa vào tế bào học và sinh thiết để
điều trị.

6


- Lộ tuyến tái phát, cổ tử cung rách nhiều: khoét chóp hoặc cắt cụt cổ tử
cung.
Cần điều trị tích cực , triệt để đề phòng các tổn thương nghi ngờ cổ tử cung.
1.3. Tái tạo lành tính cổ tử cung
- Vùng tái tạo là vùng lộ tuyến cũ trong đó biểu mô lát tầng ở cổ ngoài lan
vào lấn át và che phủ các tuyến gọi là sự tái tạo của biểu mô lát hay biểu mô hoá.
phục hồi theo hai cơ chế khác nhau:
+ Sự tái tạo biểu mô lát bò vào phủ lên biểu mô trụ.
+ Sự tái tạo biểu mô do loạn sản từ những tế bào dự trữ của biểu mô trụ
- Quá trình tái tạo có thể xẩy ra nhanh chóng và thuận lợi nếu được chống
viêm và đốt diệt tuyến, sau đó biểu mô lát lấn át hoàn toàn biểu mô trụ, quá trình tái
tạo hoàn thành, cổ tử cung trở lại bình thường, bắt màu lugol đều.
Quá trình tái tạo diễn ra trong một thời gian kéo dài với điều kiện không

thuận lợi (viêm nhiễm, đốt còn sót nhiều tuyến, biến động nội tiết), biểu mô lát
không lấn át được hoàn toàn biểu mô trụ
Những di chứng lành tính (sự tái tạo điển hình): cửa tuyến, đảo tuyến(một
hoặc nhiều miệng tuyến bị biểu mô lát bao xung quanh, không phủ lên trên, tiếp tục
chế tiết), nang Naboth (do các đám tuyến bị biểu mô lát phủ lên nhưng không bị
diệt, tiếp tục chế tiết nhầy tạo các nang tuyến).
1.4. Các khối u lành tính cổ tử cung
- Polype cổ tử cung: thường nhỏ, có cuống, phần lớn xuất phát từ ống cổ tử
cung, đôi khi cũng xuất phát từ cổ ngoài, màu hồng đỏ, có thể là đơn độc hoặc
nhiều polype nhỏ kết hợp thành polype chùm.
- Papilloma: là do tình trạng thoái hóa dị sản của biểu mô lát, gồm 1 đám sùi
chính giữa có các mạch máu nhỏ, chạm vào dễ chảy máu.
Chẩn đoán dựa vào tế bào (koilocyte) và sinh thiết.
Điều trị: đốt điện, laser
- U xơ cổ tử cung, hiếm gặp.

7


2. Các tổn thƣơng nghi ngờ
- Tổn thương nghi ngờ: những hình ảnh tái tạo không bình thường của lộ
tuyến cổ tử cung vì tiên lượng quá trình tiến triển của chúng chưa biết trước được
(có thể khỏi, tồn tại vĩnh viễn hoặc thành ác tính).
- Nguồn gốc phát sinh các tổn thương nghi ngờ là xuất phát từ các tái tạo bất
thường của lộ tuyến do dị sản (metaplasia) tế bào dự trữ ở ngay vùng chuyển tiếp
giữa biểu mô lát và biểu mô trụ để thành biểu mô lát tầng. Nếu quá trình dị sản này
gặp những điều kiện không thuận lơị như: sang chấn, viêm nhiễm, thay đổi pH âm
đạo hoặc vai trò của nội tiết thì biểu mô lát được tái tạo có thể tiến triển thành tổn
thương nghi ngờ.
Tất cả các tổn thương nghi ngờ cổ tử cung đều có nguồn gốc từ tái tạo bất

thường của lộ tuyến, để lại các di chứng không bình thường. Đó là những tổn
thương không có triệu chứng điển hình trên lâm sàng ngoài triệu chứng ra khí hư,
nhưng hình ảnh trên soi cổ tử cung lại hoàn toàn khác nhau.
2.1. Các tổn thương nghi ngờ qua soi cổ tử cung.
a) Các tổn thương sừng hoá là những tổn thương trong đó biểu mô lát bị thay
đổi sừng hoá dày lên, có màu trắng ngà, không bắt màu lugol, bôi axit axetíc càng
nổi rõ.
- Vết trắng ẩn: không nhìn thấy khi nhìn bằng mắt thường, bôi axit axetic bờ
rõ lên, lugol (-).
- Vết trắng thực sự: nhìn thấy bằng mắt thường, bôi axit axetic càng nổi rõ,
L(-).
- Vết lát đá: là vết trắng trong đó nhìn rõ các thân mạch máu chạy ngang dọc.
- Vết chấm đáy: vết trắng trong đó các mạch máu chạy sâu xuống lớp đệm.
- Vết chấm đáy: vết trắng bao quanh miệng tuyến.
- Giọt trắng: vết trắng phủ lên một nang tuyến bị bịt ở dưới.
- Hình khảm (Mosaique) các tận cùng mao mạch bao xung quanh các khối
(mảng) trắng ẩn hình đa giác hay tròn tạo nên hình giống như lợp ngói hình khảm.

8


Hình khảm có thể được hình thành do sự hợp nhất của các mạch máu chấm đáy hay
từ các mạch máu bao xung quanh lỗ tuyến cổ tử cung.
b) Các tổn thương huỷ hoại: là những tổn thương trong đó biểu mô lát bị phá
huỷ, bôi axit axetíc thường gây chảy máu, bôi Lugol không bắt màu.
Bao gồm:
- Vùng trợt: mất một vài lớp bề mặt biểu mô.
- Vùng loét: mất toàn bộ biểu mô trơ đến lớp đệm.
- Nụ sùi: là tổ chức phát triển trên một diện loét , màu đỏ thãm, mỗi nụ sùi có
một mạch máu, nụ sùi dễ nát, dễ nhiễm khuản, và hoại tử gây chảy máu.

- Vùng đỏ không điển hình.
- Các mạch máu bất thường: mạch máu quăn quoeo, xoắn ốc, hình mở nút
chai, đầu đinh ghim.
c) Các tổn thương phối hợp: thường nặng hơn.
2.2. Các tổn thương nghi ngờ cổ tử cung về mặt tế bào học và tổ chức học
Là những bất thường về tế bào học, về cấu trúc của biểu mô lát, được sinh ra
từ nơi tiếp giáp giữa biểu mô lát và biểu mô trụ.
2.2.1. Về tế bào học:
Chẩn đoán tế bào học trong phụ khoa là xét nghiệm đã và đang được sử dụng
rộng rãi trong vài chục năm gần đây. Nguyên lý của phương pháp chẩn đoán tế bào
học trong phụ khoa là dựa vào tính chất các tế bào của niêm mạc âm đạo và cổ tử
cung bong một cách liên tục, đặc biệt là khối u ác tính các tế bào bong càng sớm và
bong dễ dàng.
Lấy bệnh phẩm làm phiến đồ AĐ - CTC đúng, đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán
chính xác
a) Phân loại tế bào học:
* Phân loại theo Papanicolaou (PAP) do Papanicolaou và Traut đề ra từ năm
1943 và chia tế bào ra thành 5 nhóm.

9


- PAP III: có tế bào bất thường, tế bào thay đổi ở nhân, nhân to, bờ không
đều nhưng chưa kết luận được là tế bào ác tính cũng như chưa loại trừ được đó là tế
bào không bình thường.
* Phân loại của tổ chức y tế thế giới (WHO):
Hệ thống phân loại của tổ chức Y tế thế giới được Riotton và cộng sự viết
vào năm 1973, theo hệ thống phân loại này mức độ ác tính của từng loại tế bào ung
thư được xác định.
- Tế bào không điển hình

- Nghịch sản:
+ Nghịch sản nhẹ;
+ Nghịch sản vừa.
* Phân loại theo hệ thống Bethesda:
Các bất thường biểu mô:
- Lát tầng
+ Tổn thương nhẹ - Low Grade Squamous Intra-epitheial Lesion = LSIL
+ Tổn thương không điển hinh: ASCUS (Atypical squamous Cells of
Undetermined Significance)
+ Lesion malpighiene intra- epithelial de haute grade (HSIL) – theo Bethesda
(2001) HSIL còn bao gồm cả CIN II- Biểu mô tuyến: AGCUS(Atypical Glandular Cells of Undetermined
Significance).
So sánh phân loại tổn thương biểu mô lát tầng khác nhau theo Bethesda 2001

10


Tổn thương nghi ngờ tế bào học phân loại theo Richart: khối tân sản nội biểu
mô cổ tử cung (Cervical Intraepithelial Neoplasia = CIN): CINI, CINII. Dựa vào
thương tổn tế bào có ở bề dày biểu mô gai(-biểu mô vảy- b/m lát tầng), nếu chỉ ở
1/3 phía dưới (CIN I), chiếm 2/3 (CIN II).
b) Giá trị của tế bào học:
- Đơn giản: thực hiện dễ dàng, nhanh chóng, có thể làm nhiều lần trên một
bệnh nhân
- Nhạy: có khả năng chẩn đoán đúng so với giải phẫu bệnh đạt tỷ lệ 8599,8%.
- Đặc hiệu: đáng tin cậy với tỷ lệ dương tính giả (không phải ung thư) với âm
tính giả (là ung thư) là rất thấp, từ 0,2 - 15%.
- Có hiệu suất: áp dụng rộng rãi trong các chương trình phát hiện bệnh hàng
cho các loại ung thư ở những vị trí khác nhau.
- Tiết kiệm: giá cả chi phí cho một xét nghiệm vừa phải, ít tốn kém quá mức.

Bằng xét nghiệm tế bào học cho phép đánh giá kết quả điều trị và theo dõi
tiến triển của các tổn thương cổ tử cung qua khám bệnh theo định kỳ.
2.2.2. Tổn thương nghi ngờ cổ tử cung về giải phẩu bệnh
Nếu tế bào học có tổn thương nghi ngờ soi cổ tử cung tìm vùng tổn thương
cần sinh thiết.
Chẩn đoán GPB dựa vào mảnh sinh thiết làm tiêu bản mô học. Mảnh sinh
thiết hoàn hảo là lấy đúng vùng thương tổn có cả một phần tổ chức lành và có cả
liên bào lẫn lớp đệm, mảnh sinh thiết được cố định ngay vào dung dịch bouin hay
formon 10%.
Thuật ngữ trước đây thường dùng: nghịch sản (dysplasia) do Papanicolaou
gợi ý và Reagan (1953) đã đưa thuật ngữ vào trong thuật ngữ giải phẫu bệnh lý.
Hình ảnh và mức độ của thương tổn nghịch sản:
- Nghịch sản nhẹ: bề dày của liên bào có thể tăng hoặc không nhưng các tế
bào ở 1/3 dưới có rối loạn về cấu trúc

11


- Nghịch sản trung bình: số tế bào bất thường chiếm 2/3 bề dày của liên bào.
* Năm 1970 Richart đưa ra thuật ngữ mới CIN (Cervical Intra-epithelial
Neoplasia) - khối tân sản nội liên bào và chia làm CIN I, CIN II, CIN III tương ứng
với loạn sản nhẹ, loạn sản vừa và loạn sản nặng.
* Năm 1988 các nhà nghiên cứu ở Bethesda (USA) sắp xếp mọi tổn thương
liên bào cổ tử cung thành 2 mức đô thấp và cao
Bảng so sánh cách xếp loại

So sánh phân loại tổn thương khác nhau của biểu mô lót tầng (Bethesda 2001)

Giá trị của chẩn đoán giải phẩu bệnh lý:
Chẩn đoán giải phẫu bệnh lý không chỉ có giá trị là xác định lại chẩn đoán

của tế bào học mà còn đánh giá kết qủa của soi cổ tử cung. Tỷ lệ chẩn đoán đúng
của giải phẫu bệnh lý là 86% - 88%, tỷ lệ chẩn đoán sai là 6% - 8%. GPBL chẩn
đoán được tính chất của tổn thương và quyết định thái độ điều trị cho từng loại tổn
thương.

12


Tiến triển của các tổn thương nghi ngờ:
- Khỏi: 71-42 % -Tồn tại: 59-35%
- Thành K gđ 0: 30-18% - K lan tràn: 8-5%
Xử trí tổn thương nghi ngờ:
- Khám lâm sàng, phiến đồ AĐ-CTC nghi ngờ ® soi CTC
Sừng hoá ẩn: sinh thiết tim tế bào K , điều trị chống viêm, theo dõi 2 tháng/
lần trong 1 năm rồi có thái độ điều trị. Đốt ngay các sẹo loạn sản nếu sinh thiết bình
thường
Sừng hoá huỷ hoại: sinh thiết, tế bào nhiều lần điều trị tích cực. Nên mổ nếu
loạn sản nặng
Phòng bệnh: Điều trị tích cực lộ tuyên cổ tử cung.
Theo dõi và xử trí sớm các tổn thương nghi ngờ cổ tử cung.
2.3. Ung thư cổ tử cung
Lâm sàng: ra khí hư, ra máu sau giao hợp...
Soi cổ tử cung: Vùng loét, sùi, tổn thương loét sùi.
Dựa vào giải phẫu bệnh lý: tổ chức ung thư cổ tử cung đã phá vỡ màng đáy
hay chưa mà người ta chia ung thư cổ tử cung thành 2 loại: Ung thư trong biểu mô
và ung thư xâm nhập. Nguyên nhân sinh bệnh ung thư cổ tử cung hiện nay chưa rõ,
có nhiều ý kiến khác nhau. Tuy nhiên nhiều tác giả đều nhận thấy một số yếu tố
thuận lợi cho sự phát sinh của bệnh:
- Giao hợp sớm và giao hợp với nhiều người.
- Sang chấn cổ tử cung do sinh đẻ và nạo phá thai.

- Từ tổn thương lộ tuyến hoặc các tổn thương nghi ngờ cổ tử cung không
được điều trị một cách thích hợp và đúng mức.
- Do rối loạn nội tiết gây dị sản cổ tử cung.
- HPV (Human papiloma virus) typ 16, 18, 31, 33.

13


Về mặt Tế bào học:
* Phân loại theo papanicolaou
- PAP IV: có một số tế bào không điển hình, tế bào thay đổi về nhân và
nguyên sinh chất, nhân quái, nhân chia. Tỷ lệ nhân / nguyên sinh chất tăng.
- PAP V: nhiều tế bào ác tính, chắc chắn là ung thư.
* Phân lọai theo tổ chức Y Tế Thế Giới
- Nghịch sản nặng;
- Ung thư tại chỗ;
- Ung thư biểu mô lát xâm lấn và ung thư biểu mô tuyến.
* Theo hệ Bethesda:
- Tổn thương nặng - High Grade Squamous Intra-epithelial Lesion = HGSIL;
- Ung thư tuyến (adenocarcinoma).
* Phân loại theo Richart: khối tân sản nội biểu mô cổ tử cung (Cervical
Intraepithelial Neoplasia = CIN). tổn thương tế bào chiếm toàn bộ bề dày biểu mô
lát tầng: CIN III hay ung thư tại chỗ (Carcinoma Insitu = CIS)
3. Các phƣơng pháp điều trị tổn thƣơng cổ tử cung
3.1. Phương pháp đặt thuốc âm đạo
Điều trị đặc hiệu tuỳ thuộc từng nguyên nhân gây bệnh dựa trên chẩn đoán
lâm sàng và xét nghiệm
Điều trị viêm âm đạo và cổ tử cung bằng các thuốc đặc hiệu theo từng
nguyên nhân là phương pháp đơn giản và đem lại kết quả cao đối với lộ tuyến viêm
có đường kính tổn thương nhỏ và nông

3.2. Phương pháp đốt bằng hoá chất
Là phương pháp dùng các hoá chất làm chết các tổ chức. Hoá chất được
chấm lên các tổn thương để đốt diệt tuyến. Hoá chất được dùng gồm: Nitrat bạc 10
- 20% hoặc Clorua kẽm 40%.

14


3.3. Phương pháp đốt nhiệt
Phương pháp dùng nhiệt độ cao (70-1000C) làm cho Protein của tế bào đông
vón và biến chất. Đốt nhiệt cổ tử cung là phương pháp điều trị đơn giản, dễ áp
dụng, dụng cụ đơn giản, rẻ tiền, ít gây biến chứng trong điều trị.
3.4. Phương pháp điều trị bằng Lazer
Laser đã được áp dụng rộng rãi trong điều trị các tổn thương lành tính, tổn
thương nghi ngờ, tiền ung thư, Laser dùng để khoét chóp, cắt cụt cổ tử cung.
Laser CO2 phát tia hồng ngoại không nhìn thầy, dùng đốt cắt, rạch, cầm máu.
Sử dụng Laser để điều trị các tổn thương lành tính, tổn thương nghi ngờ và
ung thư trong biểu mô hay ung thư vi xâm lấn đã đem lại kết quả đáng kể và ít xẩy
ra biến chứng. Tuy nhiên máy còn đắt nên chưa trang bị rộng rãi đến các cơ sở y tế.
3.5. Phương pháp khoét chóp hoặc cắt cụt cổ tử cung
Ngày nay phương pháp khoét chóp hoặc cắt cụt cổ tử cung được xem là một
phương pháp có giá trị trong điều trị các tổn thương nghi ngờ, ung thư biểu mô
hoặc các tổn thương cổ tử cung sau đốt điện hoặc áp lạnh không kết quả. Đồng thời
khoét chóp hoặc cắt cụt cổ tử cung còn cho phép chẩn đoán xác định các tổn
thương bằng giải phẫu bệnh lý.
Dụng cụ:
- Dao thường: Lưỡi nhỏ, đều, cong.
- Khoét chóp bằng Laser: Dùng Laser CO2 công suất 30 - 50w mode liên tục.
- Khoét chóp bằng vòng dao điện hai cực (anse diathermique). Vòng cung
này thay đổi từ 5mm - 55mm thích hợp với các loại cổ tử cung và tổn thương.

Điều kiện thực hiện khoét chóp:
- Khoét chóp khi không có biểu hiện nhiễm trùng cổ tử cung.
- Thực hiện sau khi sạch kinh.
Khoét chóp cổ tử cung được chỉ định trong các trường hợp tân sản nội liên
bào cổ tử cung nguy cơ cao, ung thư vi xâm nhập, tân sản nội liên bào cổ tử cung
nguy cơ thấp nhưng không có sự tương xứng giữa kết quả tế bào, soi cổ tử cung và

15


giải phẫu bệnh hoặc vùng ranh giới giữa biểu mô lát trụ không nhìn thấy hoàn toàn.
Ngoài ra với những bệnh nhân mãn kinh có nghi là tổn thương ác tính khi vùng
ranh giới biểu mô lát trụ không nhìn thấy được. Khoét chóp cổ tử cung không có
chỉ định khi có ung thư xâm lấn, nhiễm trùng hoặc có thai.
3.6. Phương pháp áp lạnh
Áp lạnh là một phương pháp sử dụng các máy gây lạnh cũng như các chất
làm lạnh khác nhau với nhiệt độ thấp từ 0oC đến 196oC được tạo ra do sự bay hơi
của chúng để phá huỷ tế báo bệnh lý và tổ chức bệnh lý. Phương pháp áp lạnh với
các chất làm lạnh khác nhau như khí CO 2, Oxit Nitơ và Nitơ lỏng đã đạt được
những kết quả khả quan trong điều trị các tổn thương lành tính cổ tử cung, các tổn
thương nghi ngờ.
Kết quả điều trị bằng phương pháp áp lạnh tuỳ thuộc vào: đường kính và tính
chất của tổn thương, chất gây đông lạnh được dùng, áp lực bình chứa chất gây lạnh,
vật liệu dùng làm đầu áp, thời gian làm lạnh đông - tan đông.
3.7. Phương pháp đốt điện
Đốt điện cổ tử cung là dùng các máy đốt điện nhiệt hoặc máy đốt điện với
dòng điện có tần số cao phá huỷ các tổn thương bệnh lý ở cổ tử cung.
Cơ chế phá huỷ của tổ chức đốt điện dưới ảnh hưởng của những sóng điện từ
do dòng điện cao tần khi đi qua các tế bào sẽ làm nhiệt độ ở tổ chức tăng lên trên
600C, làm cho Protein đóng vón và biến chất, dần dần bị hoại từ và đào thải.


====HẾT====

16



×