Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

De thi thu THPT 2018 ngay 0106

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.02 KB, 4 trang )

BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC
ĐỀ THI THỬ MÔN HÓA HỌC(KHTN)
LUYỆN THI THPT QUỐC GIA 2018
01-06–2018 (Thời gian : 50 phút)
------------------------------------------------------------ -----------------------------------------------------------------------Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Lớp:................................................................................
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1; C=12; O=16; N=14; Cl=35,5; Na=23; K=39; Mg=24;
Ca=40; Ba=137; Al=27; Fe=56; Ni=59; Cr=52; Cu=64; Ag=108.
Câu 41: Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?
A. H2S.
B. CH3COOH.
C. C2H5OH.
D. KNO3.
Câu 42: Kim loại cứng nhất là
A. Cr.
B. Ag.
C. W.
D. Pt.
Câu 43: Phương trình hóa học nào sau đây được viết sai?
t
t
A. 2KNO3 
B. NH4Cl 
 2KNO2 + O2.
 NH3 + HCl.
t
t
C. NH4NO2  N2 + 2H2O.
D. NaHCO3 
 NaOH + CO2.
Câu 44: Công thức của crom(III) hiđroxit là


A. Cr(OH)3.
B. H2CrO4.
C. Cr(OH)2.
D. H2Cr2O7.
Câu 45: Cho 2,5 gam hỗn hợp X gồm anilin, metylamin, đimetylamin phản ứng vừa đủ với 50 ml dung dịch
HCl 1M, thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 3,475.
B. 2,550.
C. 4,725.
D. 4,325.
Câu 46: Xà phòng hóa hoàn toàn chất béo X, thu được glixerol và hai muối là natri panmitat và natri stearat. Số
công thức cấu tạo của X là
A. 2.
B. 4.
C. 1.
D. 3.
Câu 47: Trường hợp nào sau đây không tạo ra CH3CHO?
A. Oxi hóa CH3COOH.
B. Oxi hóa không hoàn toàn C2H5OH bằng CuO đun nóng.
C. Cho CH  CH tác dụng với H2O (to, xúc tác HgSO4, H2SO4).
D. Thủy phân CH3COOCH=CH2 bằng dung dịch KOH đun nóng.
Câu 48: Một mẫu khí thải công nghiệp có chứa các khí: CO2, SO2, NO2, H2S. Để loại bỏ các khí đó một cách
hiệu quả nhất, có thể dùng dung dịch nào sau đây?
A. HCl.
B. CaCl2.
C. NaCl.
D. Ca(OH)2.
Câu 49: Trường hợp không xảy ra phản ứng khi cho axit acrylic (CH2=CH−COOH) tác dụng với
A. H2/Ni, t0C.
B. dung dịch Br2.

C. dung dịch NaNO3.
D. dung dịch Na2CO3.
Câu 50: Để thủy phân hoàn toàn m gam este đơn chức X cần dùng vừa hết 200 ml dung dịch NaOH 0,5M, sau phản
ứng thu được 4,6 gam ancol và 6,8 gam muối. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. HCOOCH3.
B. CH3COOCH3.
C. CH3COOC2H5.
D. HCOOC2H5.
Câu 51: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Chất béo là trieste của glixerol với axit béo.
B. Glucozơ là đồng phân của saccarozơ.
C. Cacbohiđrat là những hợp chất hữu cơ đơn chức.
D. Xà phòng là hỗn hợp muối natri hoặc kali của axit axetic.
Câu 52: Cho các chất sau: etyl axetat, tripanmitin, phenyl axetat, vinyl fomat, Etyl clorua. Số chất tác dụng với
dung dịch NaOH sinh ra ancol là
A. 2.
B. 4.
C. 5.
D. 3.
Câu 53: Cho m gam hỗn hợp gồm FeO, CuO và Fe3O4 (tỉ lệ mol 1 : 1 : 1) tác dụng hết với dung dịch HNO3,
thu được hỗn hợp khí gồm 0,09 mol NO2 và 0,05 mol NO. Giá trị của m là
A. 46,08.
B. 18,24.
C. 36,48.
D. 37,44.
Câu 54: Trộn dung dịch chứa 11,76 gam H3PO4 với dung dịch chứa 16,8 gam KOH. Khối lượng các muối thu
được là
A. 10,44 gam KH2PO4, 8,5 gam K3PO4.
B. 10,44 gam K2HPO4,12,72 gam K3PO4.
C. 10,2 gam K2HPO4, 13,5 gam KH2PO4,, 8,5 gam K3PO4.

D. 10,24 gam K2HPO4, 13,5 gam KH2PO4.
o

o

o

“Lúc thấy việc không học hỏi, khi thi thố mới hối hận” – Mùa hè 2018

o

Trang 1


Câu 55: Cho 6,4 gam ancol metylic phản ứng với CuO đun nóng, thu được 7,2 gam hỗn hợp X gồm anđehit,
nước và ancol dư. Cho toàn bộ X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam Ag. Giá
trị của m là
A. 86,4.
B. 43,2.
C. 10,8.
D. 21,6.
Câu 56: Cho 0,027 mol hỗn hợp X gồm axit glutamic và alanin vào 100 ml dung dịch HCl 0,3M thu được dung
dịch Y. Biết Y phản ứng vừa hết với 69 ml dung dịch NaOH 1M. Số mol axit glutamic trong X là
A. 0,020.
B. 0,012.
C. 0,015.
D. 0,025.
Câu 57: Hiđrocacbon X mạch hở, có phân tử khối bằng 52, phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo ra
kết tủa. Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Trong phân tử chất X có một nhóm -CH3.

B. Chất X có số nguyên tử cacbon lớn hơn số nguyên tử hiđro.
C. Trong phân tử chất X có một liên kết đôi.
D. Chất X có mạch cacbon phân nhánh.
Câu 58: Lên men m gam tinh bột thành ancol etylic với hiệu suất 81%, hấp thụ toàn bộ khí CO2 sinh ra vào
dung dịch chứa 0,05 mol Ba(OH)2, thu được kết tủa và dung dịch X. Đun nóng dung dịch X lại thu được 3,94
gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 2,0.
B. 5,0.
C. 7,0.
D. 3,0.
Câu 59: Cho 4,8 gam bột kim loại Mg tác dụng hoàn toàn với 500 ml dung dịch chứa FeSO 4 0,2M và CuSO4
0,3M, sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 12,8.
B. 12,0.
C. 10,8.
D. 12,4.
Câu 60: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho Cu vào dung dịch FeCl3;
(b) Trộn dung dịch AgNO3 với dung dịch Fe(NO3)2;
(c) Đun nóng hỗn hợp Hg và S;
(d) Trộn dung dịch KHSO4 với dung dịch NaHCO3.
(e) Cho Cr2O3 tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH loãng.
(f) Thổi khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là
A. 3
B. 5
C. 2
D. 4
Câu 61: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi lại trong bảng sau:
Mẫu thử

Thuốc thử
Hiện tượng
X
Dung dịch I2
Có màu xanh tím
Y
Nước Br2
Kết tủa trắng
Z
NaHCO3
Có khí thoát ra
T
Dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng Kết tủa Ag trắng bạc
Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là:
A. Anilin, hồ tinh bột, axit axetic, metyl fomat.
B. Hồ tinh bột, metyl fomat, axit axetic, anilin.
C. Hồ tinh bột, anilin, axit axetic, metyl fomat.
D. Hồ tinh bột, anilin, metyl fomat, axit axetic
Câu 62: Cho a mol Al vào dung dịch chứa b mol Fe2+ và c mol Cu2+. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch
chứa 2 loại ion kim loại. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. 2b  a  2(b  c) .
3

3

B. 2c  a  2(b  c) .
3

3


C. 2b  a  2(b  c) .
3

3

D. 2c  a  2(b  c) .
3

3

Câu 63: Cho 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,6M vào 100 ml dung dịch chứa NaHCO3 2M và BaCl2 1M, thu được
a gam kết tủa. Giá trị của a là
A. 19,70.
B. 35,46.
C. 39,40.
D. 29,55.
Câu 64: Cho các chất sau: Phenol, anilin, buta-1,3-đien, benzen, toluen, stiren, vinyl clorua, axit acrylic Số chất
tác dụng được với nước brom ở điều kiện thường là
A. 7.
B. 5.
C. 6.
D. 4.
Câu 65: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2;
(b) Đốt cháy NH3 trong không khí;
(c) Cho Si vào dung dịch KOH đậm đặc, đun nóng;
(d) Cho P2O5 tác dụng với H2O;
(e) Đốt nóng dây Mg trong khí CO2.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa - khử là
“Lúc thấy việc không học hỏi, khi thi thố mới hối hận” – Mùa hè 2018

Trang 2


A. 5.
B. 3.
C. 2.
D. 4.
Câu 66. Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong các chất sau: anilin (C6H5NH2), NH3, C6H5OH (phenol),
CH3NH2. Nhiệt độ sôi ( t s0 ) và pH của dung dịch có cùng nồng độ mol (10-3M) được biểu diễn theo biểu đồ sau:
t0 s

Z

X
pH
Y
T
Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. X là CH3NH2.
B. Y là NH3.
C. T là C6H5OH.
D. Z là C6H5NH2.
Câu 67. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4 cần dùng dung dịch chứa 0,25 mol
H2SO4, thu được dung dịch chỉ chứa một muối duy nhất và 896 ml khí SO2 (đktc; sản phẩm khử duy nhất của
S+6). Giá trị m là
A. 9,76.
B. 11,04.
C. 10,72.
D. 10,56.
t , chaân khoâng

 HCl
T
 Y 
 Z 
X .
Câu 68: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: X 
Cho các chất: Fe(OH)2, Mg(OH)2, CaCO3, Fe(NO3)3. Số chất có thể thỏa mãn chất X trong sơ đồ trên là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 69: Cho các phát biểu sau:
(a) Trong phân tử vinylaxetilen có chứa ba liên kết bội.
(b) Phenol dùng để sản xuất phẩm nhuộm, thuốc nổ, chất diệt cỏ.
(c) Hiđro hóa hoàn toàn chất bẻo lỏng thu được chất béo rắn.
(d) Hầu hết các polime đều có nhiệt độ nóng chảy xác định.
(e) Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure.
(f) Tripanmitin tham gia phản ứng cộng H2 (Ni, to).
Số phát biểu đúng là
A. 2.
B. 3.
C. 1.
D. 4.
Câu 70: Hòa tan hoàn toàn a gam hỗn hợp X gồm Al2O3 và Na2O vào nước, thu được dung dịch Y. Cho từ từ dung
dịch HCl 1M vào Y, lượng kết tủa Al(OH)3 (m gam) phụ thuộc vào thể tích dung dịch HCl (V ml) được biểu diễn
bằng đồ thị sau:
o

Giá trị của a là
A. 19,95.

B. 29,25.
C. 14,40.
D. 24,6.
Câu 71: Nhiệt phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm KNO3 và Fe(NO3)2, thu được hỗn hợp khí Y. Hấp thụ
hoàn toàn Y trong 2 lít H2O (không thấy khí thoát ra khỏi bình), thu được 2 lít dung dịch Z có giá trị pH=1 và
chỉ chứa một chất tan duy nhất. Giá trị m là
A. 28,1.
B. 23,05.
C. 46,1.
D. 38,2.
Câu 72: Cho các phát biểu sau:
(a) Xenlulozơ không tan trong nước nhưng tan được trong nước Svayde (dung dịch Cu(OH)2 trong NH3).
(b) Glucozơ còn được gọi là đường mía.
(c) Dẫn khí H2 vào dung dịch glucozơ, đun nóng, xúc tác Ni thu được sobitol.
(d) Glucozơ được điều chế bằng cách thủy phân tinh bột nhờ xúc tác HCl hoặc enzim.
(e) Dung dịch saccarozơ không có phản ứng tráng Ag, chứng tỏ phân tử saccarozơ không có nhóm –CHO.
(f) Tinh bột là hỗn hợp của 2 polisaccarit là amilozơ và amilopectin.
Số phát biểu đúng là
A. 3.
B. 4.
C. 2.
D. 5.
“Lúc thấy việc không học hỏi, khi thi thố mới hối hận” – Mùa hè 2018

Trang 3


Câu 73: Cho hỗn hợp bột X gồm 0,08 mol Fe và 0,03 mol Cu tác dụng với oxi ở nhiệt độ cao thu được 6,48
gam hỗn hợp Y. Cho Y tan hết vào dung dịch chứa 0,24 mol HCl và 0,07 mol HNO3, thu được dung dịch Z và
2,1 gam khí NO duy nhất. Thêm dung dịch AgNO3 dư vào Z, thu được m gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy

ra hoàn toàn, NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Giá trị của m là
A. 41,46.
B. 34,44.
C. 43,08.
D. 40,65.

Câu 74: Cho các phát biểu sau:
(a) Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử.
(b) Phèn chua có công thức thu gọn là KAl(SO4)2.12H2O.
(c) Supephotphat kép có thành phần chủ yếu là Ca(H2PO4)2.
(d) Axit HF là chất điện ly yếu.
(e) Độ dinh dưỡng của phân kali được đánh giá theo tỉ lệ phần trăm khối lượng của kali trong thành phần của nó.
(f) NaHCO3 được dùng trong công nghiệp dược phẩm và công nghiệp thực phẩm.
Số phát biểu đúng là
A. 5.
B. 4.
C. 6.
D. 3.
 0

H ,t
 Y + Z + T. Biết rằng:
Câu 75:. Thủy phân este X mạch hở theo sơ đồ phản ứng: X + H2O 
- Y và Z là hai hợp chất hữu cơ kế tiếp trong dãy đồng đẳng.
- Z tác dụng với NaHCO3 giải phóng khí CO2 và cho được phản ứng tráng gương.
- Y và T có cùng số nguyên tử cacbon.
Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Chất X có công thức cấu tạo là CH2=CH-OOC-CH2-COOCH=CH-CH3.
B. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol chất X thu được 6 mol CO2.
C. Chất T hòa tan được Cu(OH)2 ở điều kiện thường tạo phức xanh lam.

D. Từ chất T điều chế ra chất Y bằng một phản ứng trực tiếp.
Câu 76: Hỗn hợp X gồm hai chất có công thức phân tử là C3H7NO2 và C2H10N2O3. Đun nóng 4,87 gam X
trong 800 ml dung dịch NaOH 0,1M (dư), cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam rắn và hỗn hợp hai
khí (đều làm xanh quỳ ẩm, có tỉ khối so với H2 là 10,5). Giá trị của m là
A. 4,94.
B. 6,62.
C. 6,14.
D. 5,34.
Câu 77. Cho m gam tinh thể CuSO4.5H2O vào dung dịch chứa 0,04 mol NaCl, thu được dung dịch X. Tiến
hành điện phân X bằng điện cực trơ, đến khi khối lượng dung dịch giảm 11,5 gam thì dừng điện phân. Nhúng
thanh Mg vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng, thấy khí H2 thoát ra; đồng thời khối lượng thanh Mg
không đổi so với trước phản ứng. Giá trị m là
A. 30,0.
B. 49,0.
C. 60,0.
D. 24,5.
Câu 78: Hỗn hợp E gồm ba peptit mạch hở: đipeptit X, tripeptit Y, tetrapeptit Z có tỉ lệ mol tương ứng là 2:1:1.
Cho một lượng E phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được 0,25 mol muối của glyxin, 0,2 mol
muối của alanin và 0,1 mol muối của valin. Đốt cháy hoàn toàn m gam E, thu được tổng khối lượng của CO2 và
H2O là 39,14 gam. Giá trị của m là
A. 22,64.
B. 16,78.
C. 25,08.
D. 20,17.
Câu 79. X, Y là hai hợp chất hữu cơ thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic; Z là ancol đa chức và T là este mạch
hở; trong phân tử mỗi chất chỉ chứa một loại nhóm chức. Đun nóng 28,52 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T với
dung dịch NaOH vừa đủ, thu được a gam một ancol Z duy nhất và hỗn hợp F gồm hai muối. Dẫn toàn bộ a gam
Z qua bình đựng Na dư, thu được 4,48 lít khí H 2 (đktc); đồng thời thấy khối lượng bình tăng 12,0 gam. Đốt
cháy hoàn toàn F cần dùng 0,87 mol O2, thu được CO2, H2O và 14,84 gam Na2CO3. Tổng khối lượng của X và
Y có trong 28,52 gam hỗn hợp E là

A. 3,72.
B. 4,40.
C. 3,16.
D. 8,12..
Câu 80: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe, FeCO3, Cu(NO3)2 vào dung dịch chứa NaNO3
(0,045 mol) và H2SO4, thu được dung dịch Y chỉ chứa 62,605 gam muối trung hòa (không có ion Fe3+ ) và
3,808 lít (đktc) hỗn hợp khí Z (trong đó có 0,02 mol H2). Tỉ khối của Z so với O2 bằng 19/17. Thêm dung dịch
NaOH 1M vào Y đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất là 31,72 gam thì vừa hết 865 ml. Mặt khác, cho Y tác
dụng vừa đủ với BaCl2 được dung dịch T. Cho lượng dư dung dịch AgNO3 vào T thu được 256,04 gam kết tủa.
Giá trị của m là
A. 28,4.
B. 27,2
C. 20,72.
D. 34,6.

CHÚC CÁC EM LÀM BÀI TỐT (^_^)
“Lúc thấy việc không học hỏi, khi thi thố mới hối hận” – Mùa hè 2018

Trang 4



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×