Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Một vài đặc điểm trong truyện ngắn huyền thoại việt nam thời kì đổi mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.46 KB, 5 trang )

Một vài đặc điểm trong truyện ngắn
huyền thoại Việt Nam thời kì Đổi mới
Thứ bảy ­ 15/08/2015 07:02

 

 


.

NGUYỄN

VĂN

THUẤN-TRẦN

THỊ



Với tư cách là một thành tố xa xưa và lâu bền trong lòng văn hóa Việt, huyền thoại tồn tại và di truyền như một cấu
trúc bền vững trong tâm trí cộng đồng. Truyện ngắn huyền thoại là một tiểu loại truyện ngắn, lấy nội dung huyền
thoại cổ xưa hoặc các yếu tố của huyền thoại cổ xưa làm đối tượng phản ánh, suy ngẫm, mục đích nhằm tái hiện, tái
thiết huyền thoại xưa hoặc dùng nó để nói đến những vấn đề của tự nhiên, xã hội, con người hiện nay. Từ bản chất,
truyện ngắn huyền thoại vừa giải huyền thoại vừa tái cấu trúc huyền thoại, biểu hiện nỗ lực tiếp cận riêng đối với
huyền
thoại

thực
tại


của
các
nhà
văn
Việt
Nam
đương
đại.
1.

Truyện

ngắn

huyền

thoại

mang

hình

thức

giải

huyền

thoại


Truyện ngắn huyền thoại không hủy diệt cấu trúc cũ mà tái thiết, tái cấu trúc huyền thoại nhằm giải huyền thoại và
khao khát tạo lập huyền thoại mới. Mục đích này khiến truyện ngắn huyền thoại vừa thuộc về văn học đổi mới, vừa

những
đặc
trưng
riêng.
Điều
này
thể
hiện

những
khía
cạnh
sau:
Về mặt trần thuật đặc biệt tiêu biểu cho truyện ngắn huyền thoại là tính chất đa điểm nhìn. Điều này, một mặt, thể
hiện cái nhìn tương đối, không triệt để của các tác giả về các vấn đề huyền thoại, tạo nên nét nhòe trong việc nhìn
nhận thế giới. Mặt khác, ở truyện ngắn huyền thoại, huyền thoại không phải là điểm nhìn duy nhất. Yếu tố huyền
thoại thường kết hợp chặt chẽ với các yếu tố lịch sử, thế sự đương đại. Sự đa điểm nhìn này vừa là một cách tân
vừa tạo nên sự khác biệt so với truyện ngắn không phải là truyện ngắn huyền thoại. Về thời gian nghệ thuật, chúng
tôi thấy rằng truyện ngắn huyền thoại đã tái tạo được 3 chiều kích của thời gian (quá khứ, hiện tại, tương lai, trong
đó hiện tại là tâm điểm), đặc biệt với hai loại thời gian chủ yếu: thời gian huyền thoại và thời gian tâm trạng, gắn với
nó là các thủ pháp (tạo thời gian thiêng, mơ hồ hóa thời gian, xáo trộn thời gian; hồi tưởng, tự nhận thức, sám hối)(1)
và với nhiều dạng thức biểu hiện khác nhau như: chủ quan hóa thời gian (Sự tích những ngày đẹp trời – Hòa Vang),
thời gian “tĩnh tại, ngưng đọng” (Những ngọn gió Hua Tát – Nguyễn Huy Thiệp), “thời gian vĩnh cửu” (Tàn đen đốm
đỏ - Phạm Ngọc Tiến, Bến trần gian – Lưu Sơn Minh), thời gian gắn chặt với tâm lí nhân vật (Bụt mệt, Nhân sứ - Hòa
Vang,
Ngày
xưa


Tấm


Minh
Hà)...
Như vậy, thời gian trong truyện ngắn huyền thoại không phải là thời gian tuyến tính “một đi không trở lại” mà đó là
thời gian đa chiều cùng đồng hiện và nó mang trong mình những chiêm nghiệm suy tư về con người đời thường và
cuộc sống nơi trần thế. Thời gian này có mối quan hệ đặc biệt với không gian. Nếu như không gian trong huyền thoại
là không gian cộng đồng sử thi thì trong truyện ngắn huyền thoại là không gian trần thuật đa chiều mà không gian
đồng hiện là tiêu biểu nhất. Đây là lớp không gian nghệ thuật nhằm đồng thời thể hiện không gian cộng đồng - đời tư


một cách nhịp nhàng. Ở đó người ta có thể hình dung ra nhiều nơi chốn trong cùng một thời điểm. Trong Nguyễn Thị
Lộ, Nguyễn Huy Thiệp đã vận dụng tối đa lớp không gian đồng hiện. Điều đó thể hiện ngay trong người kể chuyện dị
sự là người của hiện tại nhìn về quá khứ để tái hiện mối tình giữa Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ, làm sống dậy
không gian gặp gỡ giữa hai người, đặc biệt là căn phòng đêm hai người ở bên nhau. Nhờ thế, nó tạo nên sự giao
thoa không gian của người kể chuyện và không gian của câu chuyện. Các truyện ngắn huyền thoại của Tạ Duy Anh,
Lê Minh Hà, Hòa Vang... đã đưa người đọc lạc vào lớp không gian tâm tưởng, giúp ta chiêm nghiệm suy tư về
những

đã
qua
giữa
hiện
tại

tương
lai.
 


Cốt truyện trong huyền thoại thường theo mạch tuyến tính còn trong truyện ngắn huyền thoại phần lớn theo mạch
tâm tưởng, phi tuyến tính. Với lối kể theo mạch tuyến tính, câu chuyện thường tuân theo trật tự thời gian nhưng với
cốt truyện tâm tưởng, phi tuyến tính thường là theo mạch tâm lí nhân vật. Truyện Gióng của Lê Minh Hà được kể
qua sự soi chiếu mạch tâm trạng của mẹ Gióng, mạch tâm lí đó như một khúc hát ru con để thấy Gióng mãi mãi là
một cậu bé của mẹ. Cốt truyện tâm lí này khiến cho truyện ngắn huyền thoại vừa quen vừa lạ, giúp đi sâu khám phá
“con người trong con người” và điều này lại cho phép thể hiện những quan điểm sâu xa về huyền thoại, nói khác đi
là giải huyền thoại. Bên cạnh đó, một hiện tượng nữa cũng cần đề cập đến là tác giả truyện ngắn huyền thoại
thường xây dựng những cốt truyện mở, kết cấu vẫy gọi. Với kết cấu này truyện ngắn huyền thoại đã tạo ra một
huyền thoại chưa hoàn kết. Nó hướng đến thể hiện một thế giới mơ hồ, vận động. Đọc truyện ngắn huyền thoại,
chúng tôi thấy nó không chủ ý định hướng người đọc đến một tư tưởng nhất định, cố định (kiểu huyền thoại hay
làm). Vấn đề chỉ là ở chỗ con người nhìn nhận huyền thoại như thế nào, nói tiếng nói của riêng mình. Vì thế, tiếng
nói tác giả vừa đứng riêng lại vừa trộn lẫn, bình đẳng giữa các tiếng nói. Trong huyền thoại hầu như không có hiện
tượng
này.
Nổi bật trong truyện ngắn huyền thoại là nghệ thuật xây dựng nhân vật mà ở đó sự tự ý thức của nhân vật được xem
là yếu tố trung tâm. Trong truyện ngắn huyền thoại, toàn bộ huyền thoại đã trở thành yếu tố của sự tự ý thức của
nhân vật. An Dương Vương ý thức được lỗi lầm mà mình đã gây ra cho đất nước và cho Mị Châu, ông đã sống trong
nỗi dằn vặt về tội mất nước và giết con: “Chúng ta chỉ là bọn tội đồ của lịch sử mới chỉ đi hết nửa phần đường của kẻ
thường tình trở thành bậc danh tướng anh hùng”. Tấm biết hành động trả thù mẹ con Cám là tội ác, điều này đã ám
ảnh cô, làm cô mất ăn mất ngủ, thân xác hao gầy... Với sự tự ý thức, nhân vật đã tự giải huyền thoại về mình và thế
giới, vì thế mà tiếng nói của tác giả bình đẳng với tiếng nói nhân vật, thậm chí ở một số tác phẩm (An Dương Vương


– Lê Minh Hà, Sự tích những ngày đẹp trời, Huyền thoại rồng - Hòa Vang, Trương Chi – Nguyễn Huy Thiệp...) tiếng
nói
của
tác
giả
lẫn

vào
trong
nhân
vật.
Ở khía cạnh này, cũng cần phải thấy rằng, truyện ngắn huyền thoại đã giải huyền thoại, bằng cách biến những cái
vốn là ổn định, cố định, hoàn tất của huyền thoại thành yếu tố tự nhận thức của nhân vật. Mặt khác chúng tôi thấy
rằng, tuy lấy tâm trạng, sự tự ý thức của nhân vật làm trung tâm miêu tả nhưng nhà văn để cho nhân vật bộc lộ mình
thông qua sự đối thoại là chủ yếu. Chẳng hạn, trong An Dương Vương là cuộc đối thoại giữa An Dương Vương và
Rùa Thần, trong Nhân sứ là những cuộc đối thoại giữa Sa Ngộ Tĩnh với Phật Tổ Như Lai,… Ngoài việc xây dựng đối
thoại giữa nhân vật với nhau tác giả truyện ngắn còn chú ý xây dựng đối thoại trong cấu trúc, tức là đối thoại giữa
văn bản và huyền thoại để giải huyền thoại, diễn dịch lại huyền thoại. Tuy nhiên ở một khía cạnh nào đó, có thể xem
đây là một hành động tái thiết - sự tái thiết những điều đã cũ mòn, xơ cứng và có nguy cơ trở thành giáo điều. Không
những thế truyện ngắn huyền thoại còn hướng đến xây dựng cuộc đối thoại thứ ba, đó là đối thoại giữa tác giả và
nhân vật như trong các truyện ngắn Con quạ - Nhật Chiêu, Đêm bướm ma, Góa phụ đen - Võ Thị Hảo... Thông qua
đối thoại giữa nhân vật với nhân vật, nhân vật với huyền thoại, với tác giả, truyện ngắn huyền thoại hướng đến cuộc
đối thoại lớn hơn đó là đối thoại với người đọc. Việc xây dựng một kết cấu vẫy gọi, kết cấu mở, văn bản với nhiều
mã thẩm mĩ trong truyện ngắn huyền thoại của Võ Thị Hảo, Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh... chính là một cách mời
gọi sự đối thoại. Nó đặt người đọc trong thế hoài nghi, thay đổi hay không thay đổi quan niệm, nhận thức về thế giới
và con người. Nó hướng đến một mục đích cao hơn - phá vỡ các “đại tự sự”, đề xuất một loạt những quan niệm cá
nhân.
Yếu tố kì ảo trong huyền thoại được xem là đặc trưng nghệ thuật, nó gắn liền với quan điểm của nhân dân về cuộc
sống, con người, xã hội. Trong truyện ngắn huyền thoại, yếu tố kì ảo cũng được sử dụng và thường gắn với các
trạng thái tâm lí tình cảm, gần với con người hơn. Trong cổ tích Tấm Cám cứ mỗi lần Tấm khóc là Bụt lại hiện ra
mang Bống đến làm bạn với Tấm, cho Tấm áo đẹp, giầy đẹp, ngựa đẹp để đi xem hội... thì trong truyện ngắn Ngày
xưa cô Tấm – Lê Minh Hà, qua một thời gian bị dằn vặt bởi hành động trả thù tàn độc của mình Tấm đã ngộ ra lẽ
đời, và đêm ấy Bụt mới xuất hiện và “Bụt bảo Tấm, giọng nghiêm, hiền, mênh mông một niềm xót thương khôn tả: Đấy chính là điều kì diệu nhất ta có thể cho con. Nhưng con ạ, điều kì diệu nhất bao giờ cũng là điều kì diệu cuối
cùng”. Ở đây Bụt đến với Tấm chỉ như một con người chia sẻ với con người, và thứ mà Bụt mang đến chỉ là những
lẽ
thường
tình

của
cuộc
sống

thôi!
Huyền thoại trong truyện ngắn huyền thoại không chỉ thể hiện qua những yếu tố kì ảo mà nó còn thể hiện qua việc
dẫn dụng kí ức ngôn ngữ và mã văn hóa huyền thoại. Chẳng hạn, đọc tập Truyện ngắn chọn lọc của Tạ Duy Anh,
người đọc sẽ thấy dấu vết của huyền thoại trong đó. Chất huyền thoại thể hiện trước hết là ở nhan đề của truyện,
kiểu như: Xưa kia chị đẹp nhất làng, Bước qua lời nguyền, Vòng trầm luân trần gian, Truyền thuyết viết lại... Dấu vết
huyền thoại còn được tác giả nhắc đến bằng những hình ảnh cụ thể như “chiếc đế giày”, “chiếc roi số phận” (Ánh
sáng nàng). Điều đặc biệt là khi xâu chuỗi các truyện ngắn trong tập truyện này chúng tôi thấy một huyền thoại khác.
Đó là huyền thoại về hành trình của nhân vật tôi - người đi tìm lời giải cho làng Đồng, cho những kiếp người suốt đời
bị bủa vây bởi bóng tối. Đó còn là những người phụ nữ đẹp nhưng phải chịu cảnh héo hon, bất hạnh như chị Túc,
Quý Anh, bà Trần Thị Đoan Trang, chị Thư; là những người suốt đời trong sạch và lương thiện như lão Đình, chú Hổ,
lão Khổ... hay những con người tha hóa, bỉ ổi như lão Tuế, lão trưởng xóm, lão Phỉ, tất cả họ đều là “Con người thật
khốn khổ. Đời nọ làm tội đời kia, người này làm tội người khác tạo thành cái vòng trầm luân ngay trên trần gian”; ở
đó “Bao nhiêu thứ bị chôn sống trong khi nỗi đau buồn thì cứ hiện lên hàng ngày”.
Nếu như sự cách tân trong hình thức của truyện ngắn đương đại hướng vào hiện thực đời sống thì ở truyện ngắn
huyền thoại lại hướng vào hệ thống huyền thoại xưa. Mục đích của việc đổi mới hình thức trong truyện ngắn huyền
thoại mang tính “kép”: vừa tạo nên sự lạ hóa vừa mang tính tái thiết, tái cấu trúc huyền thoại, tức là mang tính giải
huyền thoại.
Và đằng sau
hình thức ấy là sự
khẳng định diễn ngôn cá nhân.
2.
Truyện
ngắn
huyền
thoại


hình
thức
diễn
ngôn

nhân
Truyện ngắn huyền thoại trước hết là sáng tạo của một cá nhân cụ thể, tuy biểu hiện đậm nhạt ở mỗi tác phẩm khác
nhau nhưng nó mang trong mình phong cách của nhà văn đó. Thêm nữa, tác giả trong truyện ngắn huyền thoại với
lập trường mới đã cho nhân vật tính độc lập của nó. Nhà văn viết truyện ngắn huyền thoại thường bắt đầu từ những
tâm trạng và số phận cá nhân. Họ tự đặt mình vào vị thế của các nhân vật cổ tích, thần thoại, những con người kiệt
xuất và thử sống cuộc đời riêng của mỗi người trong đó. Nói cách khác, nhân vật đã làm công việc của tác giả, tự soi
sáng mình theo mọi quan điểm có thể có - lời nói của nhân vật là lời nói của nó, không là “cái loa phát ngôn” của tác


giả. Vì thế, thế giới hiện thực và huyền thoại trở thành yếu tố tự nhận thức của nhân vật.
Nhân vật tự bộc lộ mình một cách độc lập và không bị chi phối bởi tác giả. Cũng vì thế, mối quan hệ tác giả - nhân
vật trong trường hợp này được định hình trong cấu trúc nghệ thuật của tác phẩm và cấu trúc này hướng đến giải ý
thức toàn quyền của lịch sử và thâm nhập vào chiều sâu chưa hoàn kết của con người với một tinh thần tích cực của
cá nhân. Lúc này, nhân vật không được nhìn từ một “khoảng cách sử thi”, “khoảng cách của ngôi thứ - giá trị - ngăn
chia” mà được soi chiếu từ điểm nhìn thế sự đời tư. Lúc này, các huyền thoại không còn đến với người đọc ở dạng
thức “tác phẩm toàn nguyên” nữa, chúng hoặc trở thành những mảnh ghép để ráp vào một bức tranh mới (Sự tích
những ngày đẹp trời – Hòa Vang; An Dương Vương, Ngày xưa cô Tấm, Gióng – Lê Minh Hà) hoặc được hòa tan vào
các chất liệu để tạo nên những tác phẩm mới (Đêm bướm ma – Võ Thị Hảo, Bức thư gửi mẹ Âu Cơ – Y Ban...).
Chúng luôn bị xê dịch, nhào nặn, lắp ghép trong một văn bản có cấu trúc nhưng không ổn định, cố định mà bất toàn,
bất
định
như
sự
dang
dở

của
cuộc
sống.
Diễn ngôn trong truyện ngắn huyền thoại là tiếng nói của con người cá nhân, thế sự, đời tư. Nếu như trong huyền
thoại các nhân vật sử thi thường gắn với ý thức, trách nhiệm hay đó là ý chí, niềm tin, ước mơ của nhân dân thì
trong truyện ngắn huyền thoại đương đại các nhân vật trở về với con người cá nhân, thế sự, con người đời tư, đời
thường. Trong Nhân sứ, Như Lai và Sa Ngộ Tĩnh có ám ảnh, hoài nghi rất người. Trong Bụt mệt, Bụt cũng bất lực,
sai lầm hay Đề Thám một “hùng xám Yên Thế” mà cũng có lúc “òa khóc”, nhu nhược (Mưa Nhã Nam – Nguyễn Huy
Thiệp...). Được soi chiếu dưới ánh sáng của thì hiện tại, thế giới nhân vật trong truyện ngắn đương đại (các vị thần,
bậc quân vương, công chúa, hoàng tử, người đẹp, người mồ côi, người nghèo khó, người kiệt xuất...) tuy mang
dáng dấp huyền thoại, nhưng lại thấm đẫm “tinh thần thời đại”. Họ có những hành động, tính cách, có tốt có xấu, có
sự
thanh
cao
lẫn
thấp
hèn...
rất
con
người.
Bên cạnh xây dựng diễn ngôn con người bản thể - đời thường, các tác giả còn chú ý giải các quan niệm, niềm tin về
thế giới tự nhiên, xã hội của người xưa để đưa nó về với cuộc sống đời thường. Nếu như huyền thoại Sơn Tinh Thủy Tinh nói về tinh thần chống bão lũ của nhân dân ta thì Sự tích những ngày đẹp trời - Hòa Vang hướng đến lí
giải vì sao cứ những ngày mưa thu, ngư dân lại coi đó là “ngày đẹp trời” để hạ thủy con tàu ra khơi đánh cá. Bởi đó
là ngày Thủy Tinh sẽ hóa thành những “giọt mưa Thủy Tinh nhỏ bé, tí xíu mà vẫn trọn vẹn mang hồn biển” và Mị
Nương sẽ là những ngọn gió thơm “hồ hởi òa theo những con sông tới biển”. Đó là ngày tình yêu gặp lại tình yêu. Từ
đó câu chuyện tạo nên một huyền thoại tình yêu - huyền thoại về sự gắn bó lâu đời, sâu sắc giữa người con gái đất
Phong Châu với thần biển. Đó cũng chính là sự gắn kết giữa người Việt với vùng biển của họ đã ghi dấu từ trong lịch
sử, trong tâm linh, trong cuộc sống hiện tại mà không thế lực nào có thể phủ nhận hay xuyên tạc. Điều này ta cũng
bắt gặp trong Trương Chi của Nguyễn Huy Thiệp, Trương Chi và Mị Nương không đơn thuần là nhân vật dân gian
mà đã trở thành con người đời thường. Trương Chi với dòng tư tưởng và bi kịch cá nhân đã cất lên tiếng nói cho

những trăn trở của con người hôm nay, đó là con người thân phận khát khao được hạnh phúc nhưng số phận lại
hẩm hiu. Với cảm quan hậu hiện đại, Nguyễn Huy Thiệp đã đối thoại với truyện cổ với ý thức giải huyền thoại, mang
tính thời sự hóa, cá nhân hóa. Có thể nói, ở phương diện này, các nhà văn đã dùng huyền thoại để giải huyền thoại.
Bên cạnh đó, truyện ngắn huyền thoại còn hướng đến giải các quan niệm nhân sinh trong cuộc sống, đưa nó đến
gần
với
con
người
hơn.
Trong Truyền thuyết viết lại, Tạ Duy Anh đã giải quan niệm về cái đẹp. Dòng suy nghĩ của nhân vật “tôi” cũng là
mạch tư tưởng của tác giả hướng đến giải huyền thoại về số phận của những người con gái đẹp bị làng Đồng cho là
“con hủi”. Truyền thuyết đã ngủ yên, con người hiện tại có cuộc sống và số phận riêng, không phải cứ lấy khuôn mà
đúc lên số phận của những người con gái đẹp, họ đáng được nhận sự yêu thương và hạnh phúc. Đọc những tác
phẩm Đường Tăng - Trương Quốc Dũng, Nhân sứ - Hòa Vang, Những ngọn gió Hua Tát - Nguyễn Huy Thiệp, Con
quạ - Nhật Chiêu... chúng ta phải tra vấn lại những quan niệm nhân sinh trong huyền thoại và cuộc sống ngày nay.
Như vậy, các nhà văn hiện đại muốn kiến tạo huyền thoại về những điều bình dị gắn liền với cuộc sống thường nhật
trong đời sống. Con người sử thi, cộng đồng được các nhà văn trả về với đời tư, thế sự, với cuộc sống cá nhân, cá
thể, với cái thực tại đang là ở đây và bây giờ. Điều này xuất phát từ quan điểm ý thức của con người cá nhân, con
người hôm nay muốn suy ngẫm về quá khứ chứ không đơn thuần chỉ là chiêm bái nó với lòng thành kính.
Nếu như diễn ngôn huyền thoại là những cái gì đã ổn định, đã trở thành niềm tin, tín ngưỡng trong cộng đồng văn
hóa người Việt thì truyện ngắn huyền thoại là quan niệm cá nhân, là sự bất ổn, nó mang tính mở sâu sắc. Diễn ngôn
trong truyện ngắn huyền thoại vừa phá hủy, vừa tái thiết huyền thoại cũ vừa muốn sáng tạo nên một huyền thoại mới


nhằm nỗ lực làm thay đổi cách nhìn nhận hoặc hướng đến mở ra nhiều chiều trong việc đánh giá huyền thoại. Qua
truyện ngắn huyền thoại chúng ta vừa thấy được nền văn hóa dân tộc vừa thấy được tư tưởng con người Việt Nam
đương thời. Ở mối quan hệ này, chúng ta thấy sự khớp hợp và vênh lệch, tính tương đối trong cuộc va chạm giữa ý
thức tập thể và ý thức cá nhân trong không gian kí hiệu liên văn bản. Điều này đã làm cho truyện ngắn huyền thoại
trở thành một hiện tượng độc đáo, thú vị trong văn học Việt Nam thời kì Đổi mới.
N.V.T - T.T.L




×