Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

GIỚI THIỆU bài VIẾT KHÔNG có VUA của tác GIẢ TRẺ NGUYỄN THỊ HUỆ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.74 KB, 4 trang )

GIỚI THIỆU BÀI VIẾT KHÔNG CÓ VUA CỦA TÁC GIẢ TRẺ NGUYỄN THỊ HUỆ
(YUME)
Tác phẩm Không có vua ra đời năm 1987, là một trong các tác phẩm lớn nhất của nhà văn Nguyễn Huy
Thiệp và của văn học hiện đại Việt Nam. Từ khi ra đời nó đã thu hút một lượng dư luận khinh thiên
động địa, và cho tới bây giờ vẫn còn nguyên giá trị thời sự nóng hổi.
Nhưng có một điều vô cùng ngạc nhiên một cô sinh viên mới toanh ngành văn đã viết một bài sắc sảo,
khoa học và mạch lạc như thế này. Những người trẻ tuổi, thế hệ 8X là tương lai của văn học, thì những
bài tiểu luận như thế này làm cho người ta phấn khởi vô cùng. Từ đầu tác phẩm Không có vua đã
không được đánh giá đúng giá trị, đã có vô số các tác giả thuộc loại cây đa cây đề mạt sát, phỉ báng nó
một cách sai trái đáng xấu hổ (bây giờ thì trốn biệt tăm rồi). Cho tới bây giờ, một sinh viên trẻ tuổi, cô
ấy đã viết về tác phẩm Không có vua tuyệt vời như thế này!
Cảm ơn cô sinh viên xinh đẹp, tài năng! Chíp xin đăng lại bài viết này của cô để chia sẻ cùng mọi
người. Chíp sử dụng cả hình ảnh của cô ở đây để tôn vinh những tài năng trẻ.

Phần tự giới thiệu của tác giả bài viết trên Yume:
Nguyen Thi Hue



Ngày sinh: 27/09/1989
Nickname: Girl ussh vanhoc
Giới thiệu chung: Sinh vien.


A ha… Không có vua
Sớm đến chiều say sưa
Tháng với ngày thoi đưa
Tớ với mình dây dưa
Tình với tính hay chưa?
Đó là những thanh âm Tốn vừa làm, vừa ti tỉ hát. Những tiếng hát được vang lên từ con người “bị bệnh
thần kinh, người teo tóp, dị dạng”, và cũng chính là con người duy nhất còn tồn tại chữ “Thiện” trong


bản ngã những người đàn ông trong gia đình có người cha tên Kiền. Ngay ở những tiếng hát này và
nhan đề truyện đã gợi cho người tiếp nhận tác phẩm một sự quan tâm mang tầm giá trị đích thực trong
cuộc sống.
Chỉ qua mấy chục trang Nguyễn Huy Thiệp đã khắc họa rõ nét một hình ảnh thu nhỏ của sự tiệm cận
hóa quá mức về sự thay đổi nhân cách con người. Ở đó là nhân cách của những đứa con đặt tình
thương yêu gia đình và sự đồng cảm giữa người với người lên sự đong đếm của đồng tiền và phi đạo
đức; là nhân cách của người cha “khát tình” khi không kìm nén nổi đã ngó trộm người con dâu cả của
mình đang tắm.
Chiến tranh đi qua, đã chuyển từ cuộc sống bất bình thường sang cuộc sống bình thường. Và chính từ
sự chuyển hướng đó đã dẫn theo sự thay đổi mối quan tâm về chiến tranh sang mối quan hệ thế sự và


nhu cầu của đời sống riêng tư. Phản ánh đời sống trong mối quan hệ hàng ngày và đời sống riêng tư
của con người trở thành mối quan tâm lớn của văn học nói chung, cũng như của văn xuôi.
Trong dòng trào lưu ấy, tiêu biểu như Nguyễn Huy Thiệp, Dương Thu Hương, Ma Văn Kháng, Phạm Thị
Hoài và một số cây bút trẻ khác. Viết về khuynh hướng này ở truyện ngắn Không có vua của Nguyễn
Huy Thiệp đã đặt ra hàng loạt vấn đề nhân thế thể hiện qua nhân vật từng cá nhân trong truyện. Tác
giả đã khái quát hóa sâu sắc về tầm nhận thức giới hạn của nhân vật về gia đình và các mối quan hệ
gia đình đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng trong những giai đoạn có nhiều biến đổi xã hội. Đặt
biệt là đặt dưới cái nhìn sắc lạnh, đôi khi tàn nhẫn của tác giả ta thấy sự quan tâm về nhân thế như đặt
ra một trang thái bùng phát một cách mãnh liệt và hiện thực hơn.
Sơ đồ hóa mối quan hệ gia đình lão Kiền
Biểu hiện về sự băng hoại đạo đức qua sơ đồ trên và triết lý nhân sinh
- Thứ nhất bức tranh con người đồ vật hóa dẫm đạp lên đạo đức truyền thống:
+ Quan hệ giữa lão Kiền và 5 thằng con trai: “ Lão Kiền suốt ngày cau có. Mọi người không ai
thích lão. Lão kiếm ra tiền, lão cãi nhau với mọi người như cơm bữa, lời lẽ độc địa. Như với Đoài, lão
bảo: "Mày ấy à? Công chức gì mặt mày? Lười như hủi, chữ tác chữ tộ không biết, chỉ giỏi đục khoét".
Hay với Khảm, cậu sinh viên năm thứ hai: "Đồ ruồi nhặng! Học với chả hành! Người ta dạy dỗ mày
cũng phí cơm toi”. Với Cấn, lão có đỡ hơn, thỉnh thoảng cũng khen, nhưng lời khen lại quá lời chửi:
"Hay thật, cái nghề cạo râu ngoáy tai của mày, nhục thì nhục nhưng hái ra tiền". Hay các chi tiết lão

Kiền ăn nói tục tĩu với con cái, coi đồng tiền cao cả hơn tình yêu thương khi người các con xây xát vì
vật lộn với con bécgiê khi đi gây sự đòi chiếc nhẫn của Sinh từ người bạn của Khảm: “Lão Kiền hỏi
Khảm: "Có mang búa về không?". Khảm cáu: "Tí nữa mất mạng với hai con chó bécgiê còn búa với lại
kìm gì?". Lão Kiền bảo: "Thế lại toi trăm bạc"; hay “ chúng mày cứ giết nhau đi, tao càng mừng”
--> Chữ “ Cha” theo nghĩa nào?
+ Quan hệ với Sinh qua cách ứng xử của người Bố chồng: “Lão Kiền loay hoay dưới bếp, nghe tiếng dội
nước ở trong buồng tắm, thở dài, bỏ lên nhà. Đi vài bước, lão Kiền quay lại, vào trong bếp, bắc chiếc
ghế đẩu, trèo lên nín thở ngó sang buồng tắm. Trong buồng tắm, Sinh đứng khỏa thân.”
--> Sự băng hoại đạo đức của người cha, bản ngã phần Con lớn hơn phần Ngườitrong
người cha.
+ Quan hệ với Sinh qua cách ứng xử của Đoài- em chồng: "Đoài nhìn chăm chú vào khoảng lõm ở ngực
chị dâu, nơi chiếc khuy bấm vừa tuột ra, bâng quơ:"Tình ơi tình, mình ơi mình, tình hở hang lắm cho
mình ngẩnngơ"; "Đoài đi theo, lấy cơm vào cặp lồng. Đoài đưa tay chạm vào lưng Sinh, Đoài bảo:
"Người chị tôi cứ mềm như bún";Đoài hổn hển: "Tôi nói trước, thế nào tôi cũng ngủ được với Sinh một
lần"; “Tối nay tôi vào buồng Sinh nhé!”
--> Sự phi giáo dục từ nhân vật học thức về mối quan hệ gia đình, cách ứng xử trong
gia đình.
+ Quan hệ anh em trong một gia đình: “Cấn giơ nắm đấm trước mặt bố, bảo rằng: "Ông liệu tống
thằng ấy ra khỏi nhà này, không tôi giết nó"; Khiêm hỏi: "Thằng Tốn đâu?". Cấn bảo: "Nhà có việc, để
nó ra vào bất tiện. Tôi nhốt nó trong cái buồng ở cạnh nhà xí". Khiêm cầm cái gạt tàn thuốc lá trên bàn
ném vào mặt Cấn. Cấn kêu "ối" một tiếng rồi ngã lăn ra…”
--> Anh em như thể tay chân!?
- Thứ 2 bức tranh con người đồ vật hóa dẫm đạp lên đạo đức truyền thống bằng xâm hại bạo lực : “Khi
Sinh bảo: "Tôi có ba đầu sáu tay đâu?" (vì làm quần quật mà vẫn bị Cấn hạch tội để cho nhà trên hết
nước sôi), Cấn đã trừng mắt: "Nói năng thế à? Nhà này không có lệ thế! Mấy cái bát này sao chưa
rửa?". Nói rồi, xô chồng bát, đi ra; Khi biết sự thực là Cấn đã nhốt Tốn trong cái buồng ở cạnh nhà xí vì
''Nhà có việc, để nó ra vào bất tiện", Khiêm đã "cầm cái gạt tàn thuốc lá trên bàn ném vào mặt Cấn.
Cấn kêu "ối" một tiếng rồi ngã lăn ra. Khiêm xô vào đạp túi bụi";Khi nghe Cấn bảo thấy tận mắt thằng
bạn của Khảm lấy cắp nhẫn của Sinh, Khảm bảo "Phải đến nhà nó mà đòi. Không trả thì đánh bỏ mẹ nó
đi". Cấn xin đi theo Khảm. Lão Kiền bảo: "Mang theo cái búa!"; Khi biết chiếc nhẫn của Sinh chẳng phải

bị mất cắp, lại nghe lão Kiền bảo "Vợ mày giấu trong cạp quần chứ đâu", Cấn đã vừa bảo “Đồ khốn
nạn" vừa "tát Sinh một cái nảy đom đóm mắt";Khiêm kể về công việc giết lợn. Hai tay cầm hai cực điện
dí vào thái dương từng con, "éc" phát là chết. Bị mất điện, phải dùng xà beng quật vào gáy lợn. Gặp
con lợn khỏe, quật chục cái không chết, gáy toét cả ra. Một ca Khiêm giết được hơn nghìn con lợn.”
--> Trên cơ sở sự băng hoại về đạo đức trong tư tưởng của con người dẫn tới việc sử dụng bạo
lực không tình thương của nhân cách con người.


Nhìn vào mối quan hệ giữa các nhân vật được phân tích trên đây, khiến cho con người ta phải suy nghĩ
lại nhân cách của con người, không thể để con người bị đồ vật hóa, lố bịch hóa một cách triệt để như
vậy,đ ể làm mất những giá trị truyền thống của người nhân văn. Văn chương với nhiệm vụ hướng con
người đến với Chân- Thiện- Mỹ thì mục tiêu lớn nhất là làm cho con người phải Người hơn. Jean-Paul
Sartre nhà triết học hàng đầu của Pháp thế kỷ xx đã từng viết: “Theo chúng tôi, trước hết con người
tồn tại, có nghĩa là trước hết con người hướng tới tương lai, đồng thời có ý thức về sự hướng tới tương
lai đó. Con người trước hết là một dự án (project) tự tồn tại chủ quan, chứ không như một đám rêu, một
vật đang thối rữa, hoặc một cây súp lơ”. Đó chính là đòi hỏi về ý thức chủ quan tồn tại trong bản ngã
con người. Họ cần vượt qua để không trở thành những đồ vật vô tri, vô giác, như “một đám rêu, một
vật đang thối rữa, hoặc một cây súp lơ”.
Triết lý về nhân sinh: nhân chi sơ, tính bản thiện đặt ra một câu hỏi lớn và một thách thức lớn đối với
con người chân thực. Con người phải như thế nào để phần Người phải chiến thắng phần Controng thực
thể Con người? Và làm người phải chăng là một thách thức lớn?
Nhận thức một cách sâu sắc về tác phẩm ta thấy nổi lên một số vấn đề thế sự tồn tại trong
hiện thực xã hội ngày nay:
Thứ nhất: hiện trang gia đình người Việt trong thời đại hội nhập kinh tế đặt ra như thế nào?
--> Gia đình là một thực thể làm nên xã hội. Sự băng hoại đạo đức về các mối quan hệ gia
đình thể hiện trong Không có vua đặt ra vấn đề lớn về truyền thống gia đình và một xã hội được tạo
nên bởi “những gia đình như thế”.
Thứ hai: Sự lên ngai của đồng tiền trong các mối qua hệ gia đình, đồng loại. Vì đồng tiền mà lũ con
cùng nhau biểu quyết nên cho bố chêt; vì đồng tiền mà những đứa con lão Kiền bất chấp tất cả; và
cũng vì đồng tiền khi Khiêm nói với người em trai ngớ ngẩn của mình là: “Tiền là vua”.

--> Vấn đề đạo đức và tiền.
Thứ ba: Vấn đề nhân vật trí thức về ý thức cá nhân so với những con người bình thường.Có lần Đoài nói
với Khảm: “Cái nghề đồ tể của nó giá trị gấp mười lần cái bằng đại học của tao với mày”, không chỉ tự
phủ nhận chính mình, không chỉ là sự so sánh thực dụng mà còn thấy một sự thật đấy là Khiêm có là
đồ tể, có xem tiền là “vua”, là gì thì không thâm độc, tàn nhẫn như Đoài và Khảm. Đoài và Khảm là hai
người có học cao nhưng cả hai đều dùng để thể hịên những mánh khoé trong nghề nghiệp, để đối phó
với gia đình. Những lời mất nhân tính nhất, những lời vô học, sự tha hoá lương tâm con người nhất của
câu chuyện đều từ miệng của Đoài và Khảm.
--> Vấn đề giáo dục đặt ra không chỉ là phần kiến thức đơn thuần mà cái cốt cần có ở một
con người là chữ “ Tâm”.
Thứ tư:Vấn đề “mua chuộc, nịnh bợ” cấp trên để thăng quan tiến chức thể hiện qua chi tiết Đoài khấn
và nói: "Lạy mẹ, mẹ phù hộ cho con đi học nước ngoài, kiếm cái xe Cub". Ông Vỹ cười: "Cháu đi nước
nào?”. Đoài bảo: "Cái đấy còn phụ thuộc cái ông để ria mép mặc áo ca rô kia kìa". Anh Minh nghe thấy
bảo: “Đi hay không sao lại phụ thuộc vào tôi?". Đoài bảo: "Gì thì gì, anh là sếp trực tiếp, anh quay lưng
lại thì em rồi đời". Anh Minh bảo: "Cậu cứ làm việc cho tốt. Tớ ủng hộ". Đoài bảo: "Công việc nhà nước
biết thế nào là tốt xấu? Chỉ xin anh nhớ thằng Đoài lúc nào cũng tốt với anh".
--> Con người vô trách nhiệm với công việc, không phấn đấu để đạt lấy lý tưởng mà chỉ
dùng “nước bọt và đồng tiền” để đạt tới mục đích.
Thứ năm: Y thức về vai trò của văn chương được cộng đồng nhìn nhận như thế nào? Trong tác phẩm,
Nguyễn Huy Thiệp đã để cho chính nhân vật có học nhất, làm ở sở giáo dục phát ngôn: “ Đoài bảo: “Có
năng khiếu kinh doanh thích thật, còn các năng khiếu như văn chương, nghệ thuật,…đều vô dụng cả”.
--> Văn học được coi như sự nhắc nhở lương tâm và sự phán xét mỗi con người không còn đủ
năng lực để đối diện với mình. Vậy trong tác phẩm, ở ngay tư duy của những người thực hiện lý tưởng
vì giáo dục cũng phạm quy khi nhìn nhận văn chương ở mức độ đó. Chính Nguyễn Huy Thiệp đã từng
nhận xét về tầm vóc của một nỗi buồn nhân thế, nỗi buồn chưa cố gắng hết mình của những nghệ sĩ
bút lực, nỗi buồn về sự chưa nhận thức được giá trị nhân văn cao cả nhìn từ văn chương: “Khoảng hơn
chục năm trở lại đây, ở Việt Nam không có nhà văn phong độ, khí phách lớn. Đến ngay cả nỗi buồn
cũng không phải nỗi buồn lớn”. Ta hiểu vì sao khi Nguyễn Huy Thiệp cay đắng nhận ra sự vô nghĩa của
văn học khi cả người viết ra và tiếp nhận nó chưa nhìn nhận đúng giá trị nhân văn đích thực.
Thứ sáu là sự mất đi sự tôn nghiêm của việc thờ cúng tổ tiên và sự sống, cái chết của mỗi con người

ngay cả những người thân: “Ông Vỹ thì bảo: “Cán bộ chúng em vô thần. Bốn chục năm nay em theo
cách mạng, nhà không có bàn thờ, chẳng biết khấn vái vào đâu”.


--> Theo cách mạng là không thờ cúng tổ tiên.Điều nghịch lý trong cách mạng Việt Nam dưới
tư duy của Đảng.
Và cả sự ra đi của người cha là một niềm vui đối với các con; sự ra đi của cậu Vỹ cũng xem như không
mất điều gì để họ vẫn tiếp tục cuộc vui.
--> Thiếu đi sự giáo dục về tình yêu thương đồng loại.
Con người tồn tại và đôi khi họ nhận ra sự sống thật khó. Sống sao cho đúng nghĩa của nó.Sống – tức
làm người – là cả một thử thách ghê gớm, không hề dễ dàng một chú nào. Trong Không có vua nhân
vật Sinh cho rằng làm người là khổ, nhục (“khổ chứ. Nhục lắm. Vừa đau đớn, vừa chua xót”). Lão Kiền –
bố chồng Sinh – cũng bảo: “Làm người nhục lắm”.
Những triết lý nhân sinh được rút ra từ truyện ngắn Không có vua
Qua việc phê phán sự nghịch dị các mối quan hệ trong gia đình, Nguyễn Huy Thiệp đưa ra bài
học nhân sinh về con người. Con người tồn tại cần có chữ “Tâm” để làm cho mối quan hệ giữa người
với người đỡ gay gắt và tốt đẹp hơn.
Tác giả còn đưa ra thuyết nhân- quả của nhà Phật. Những điều mà lão Kiền đối xử với con cái để
nhận lại hậu quả của sự yêu thương tồn tại dưới sự không yêu thương là lũ con biểu quyết cho người
cha chết. Triết lý ấy như ngầm bảo chúng ta về sự tồn tại và cách cư xử của mỗi con người trong mối
quan hệ với gia đình và xã hội. Người với người hãy sống với nhau lương thiện hơn. Đó là những thông
điệp nhân sinh có ý nghĩa xã hội.
Như vậy, nhìn nhận khuynh hướng đời tư thế sự đến khuynh hướng triết lý trong sáng tác của Nguyễn
Huy Thiệp qua truyện ngăn Không có vua ta thấy tác giả đã đạt được nhiều thành công. Từ việc nêu
lên hoàn cảnh của một gia đình cụ thể, số phận cá nhân của từng người trong gia đình ấy tác giả đã
đạt được nhiều cái đích. Đó là cái đích nhân sinh cao cả về sự tồn tại của con người, cái đích về những
hiện thực cuốc ống đang hiện hình trong xã hội-cái đích cần sự triệt tiêu.




×