Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

tiểu luận khảo sát từ khẩu ngữ trong truyện ngắn không có vua của nguyễn huy thiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (434.41 KB, 75 trang )

MỤC LỤC
PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1
1.1. Lí do khoa học
Không có một nền văn học nào trên thế giới có thể tồn tại và phát
trển mà không phản ánh con người dân tộc mình bằng chính ngôn ngữ mà
dân tộc đó đang sử dụng và lưu giữ. Hay nói cách khác, văn chương nghệ
thuật muốn phản ánh chân thực hiện thực cuộc sống thì phải dùng chính lời
ăn tiếng nói hàng ngày – Khẩu ngữ của nhân dân làm chất liệu. Khi đi vào
văn học viết, tiếng nói ấy mang cả điệu hồn dân tộc vào trong đó. Có lẽ vì
thế nên các nhà văn, nhà thơ ở bất kỳ thời đại nào cũng đều ý thức sâu sắc
việc đưa khẩu ngữ vào trong tác phẩm của mình.
Khẩu ngữ là loại ngôn từ sinh động và có vai trò hết sức quan trọng
trong việc góp phần biểu đạt những nội dung mà tác giả muốn thể hiện.
Nhận thức được điều này Nguyễn Huy Thiệp đã khẳng định vị trí của khẩu
ngữ trong sáng tác nghệ thuật – trở thành một bộ phận không thể thiếu
trong cấu trúc tác phẩm.
1.2. Lí do thực tiễn
Nguyễn Huy Thiệp là một trong những nhà văn tiên phong, ngược
dòng nước chảy, sử dụng nhiều khẩu ngữ trong các tác phẩm của mình.
Câu văn trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp ngắn gọn, cộc lốc, sắc
bén mà hàm súc, lối nói gọn lỏn, trắng trợn, dung tục, thẳng thừng đốp
chát. Nhận diện sự bất nhân trong nhân tính là biện pháp hiện thực, là nhân
sinh quan và xã hội quan trong văn chương Nguyễn Huy Thiệp. truyện
ngắn “ Không Có Vua” phô diễn lưỡng diện thiện ác trong con người, cho
chúng giao thoa và sau đó bằng cách này hay cách khác giải mã vấn đề và
truy nguyên nhân tại sao nó như thế.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi Khảo sát khẩu ngữ trong truyện
ngắn “Không có vua” của Nguyễn Huy Thiệp với mong muốn chỉ ra được


đặc điểm, sử dụng khẩu ngữ trong truyện ngắn “không có vua”. Từ đó hiểu
thêm về sự cống hiến của ông đối với nền văn học dân tộc.
2. Lịch sử vấn đề
2
Trong thời gian qua có rất nhiều các công trình nghiên cứu đề cập
đến khái niệm khẩu ngữ. Có thể điểm qua các công trình như, Hoàng Phê
với Từ điển tiếng việt; Nguyễn Như Ý với Từ điển giải thích thuật ngữ
ngôn ngữ học; Đinh Trọng Lạc với phong cách học tiếng việt; Mai Ngọc
Chừ - Vũ Đức Nghiệu – Hoàng Ngọc Phiến với Cơ sở ngôn ngữ học và
tiếng việt; Cù Đình Tú với Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng việt,
Ngữ Văn 10 (tập 1) sách nâng cao…Nhìn chung các tác giả đều đưa ra
những khái niệm về khẩu ngữ, mặc dù có thể nhấn mạnh ở khía cạnh này
hay khía cạnh khác nhưng tựu chung lại các tác giả đều cho rằng, khẩu ngữ
là lời nói thường dùng trong cuộc sống người dân.
Tuy nhiên các công trình này chỉ dừng lại ở mức độ đưa ra các nhận
xét khái quát về đặc điểm của khẩu ngữ mà chưa đi sâu tìm hiểu, khảo sát
các biểu hiện cụ thể của khẩu ngữ. Tôi viết tiểu luận này với mong muốn sẽ
tổng kết, phân loại các biểu hiện của khẩu ngữ trong truyện ngắn “không có
vua” của Nguyễn Huy Thiệp.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát, thống kê, phân tích các đặc điểm của khẩu ngữ trong
truyện ngắn “không có vua” của Nguyễn Huy Thiệp. Đồng thời sẽ đưa ra
những nhận định, đánh giá khoa học về mức độ ảnh hưởng của khẩu ngữ
trong truyện ngắn “không có vua”. Nhằm củng cố thêm lí thuyết về khẩu
ngữ ở trong tác phẩm, để làm phong phú thêm hệ thống lí thuyết về khẩu
ngữ, giúp người học có thêm tình yêu đối với môn học.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khảo sát khẩu ngữ ở nhiều góc độ thể hiện như danh từ, động từ,
tính từ được thể hiện trong trong truyện ngắn “không có vua” của Nguyễn

Huy Thiệp. Thu thập tất cả tài liệu liên quan đến vấn đề, tiến hành khảo sát
đối tượng, thống kê, phân loại, phân tích để thấy đặc điểm và giá trị của
khẩu ngữ
3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài sẽ tập trung khảo sát khẩu ngữ trong truyện ngắn “không có
vua” của Nguyễn Huy Thiệp
4.1. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tôi vận dụng tổng hợp một số phương
pháp chính sau : Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại; phương pháp
phân tích, tổng hợp; phương pháp so sánh, đối chiếu.
4.2. Đóng góp của đề tài
Đưa ra những con số thống kê cụ thể và phân tích về từ ngữ, cú pháp
mang tính khẩu ngữ trong truyện ngắn “không có vua” sẽ có thêm những
cứ liệu khoa học khách quan để khẳng định sự đóng góp của Nguyễn Huy
Thiệp về mặt ngôn ngữ trong nền văn học đương đại của dân tộc ta.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, Tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội
dung gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Khảo sát khẩu ngữ trong truyện ngắn “không có vua” của
Nguyễn Huy Thiệp
Chương 3: Giá trị của các lớp từ khẩu ngữ trong truyện ngắn “không
có vua” của Nguyễn Huy Thiệp
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Từ tiếng việt, các lớp từ tiếng việt
4
1.1.1. Từ tiếng việt
Khái niệm về từ:

Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có khả năng hoạt động độc lập (Bùi
mạnh Hùng)
Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, có kết cấu vỏ ngữ âm bền vững,
hoàn chỉnh, có chức năng gọi tên, được vận dụng độc lập, tái hiện tự do
trong lời nói để tạo câu. ( />
Từ là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ. độc lập về ý nghĩa và hình
thức (Nguyễn thiện Giáp)
Khái niệm về từ tiếng việt, Đỗ hữu Châu cho rằng:
Từ tiếng việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến, mang
những đặc điểm ngữ pháp nhất định nằm trong những kiểu cấu tạo nhất
định, tất cả ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định, lớn nhất trong tiếng việt và
nhỏ nhất để tạo câu.
Nguyễn thiện Giáp lại cho rằng: Từ tiếng việt là một chỉnh thể nhỏ
nhất có ý nghĩa dùng để tạo câu nói,nó có hình thức của một âm tiết, một
khối viết liền.
Đặc điểm chung nhất của từ tiếng Việt:
+ Về ngữ âm : Từ của tiếng Việt bất biến, dù ở ngôi nào, số nhiều
hay số ít, nó vẫn giữ nguyên hình thái.
+ Về ngữ pháp: Từ chịu sự chi phối của quy tắc ngữ pháp. Nếu là
danh từ có thể kết hợp với các từ khác để tạo nên ngữ danh từ. Nếu là động
từ có thể kết hợp với các từ khác để tạo nên ngữ động từ. Tính từ làm vị
ngữ trong câu.
1.1.2. Các lớp từ tiếng việt
5
Các lớp từ tiếng việt gồm: phân lớp từ ngữ theo nguồn gốc; phân lớp
từ ngữ theo phạm vi sử dụng; phân lớp từ ngữ tích cực và tiêu cực và phân
lớp từ ngữ theo phong cách sử dụng.
- Phân lớp từ ngữ theo nguồn gốc gồm 2 lớp: từ bản ngữ và lớp từ
ngoại lai.
+ Lớp từ bản ngữ hay còn gọi là lớp từ thuần Việt, làm chỗ dựa và có

vai trò điều khiển, chi phối sự hoạt động của mọi lớp từ khác.
+ Lớp từ ngoại lai là những từ ngữ mà chúng vay mượn hoặc có
nguồn gốc từ ngôn ngữ khác. Lớp từ ngoại lại phân thành 2 loại : các từ
ngữ gốc Hán và các từ ngữ gốc Ấn – Âu.
Các từ ngữ gốc Hán gồm 2 loại: từ Hán cổ và từ Hán việt.
Từ Hán cổ là những từ gốc Hán du nhập vào tiếng việt trong giai
đoạn 1,
Ví dụ: chè, chén, mùi, cưa…
Từ Hán việt là những từ gốc Hán du nhập vào tiếng việt trong giai
đoạn 2, mà người Việt đã đọc thành âm chuẩn của chúng theo ngữ âm của
mình, ví dụ: trà, mã, trọng, khinh…
Các từ ngữ gốc Ấn –Âu du nhập vào tiếng Việt từ khi nước ta bị
người Pháp xâm lược và chịu ảnh hưởng trực tiếp của họ.
- Phân lớp từ ngữ theo phạm vi sử dụng
Từ vựng tiếng việt chia thành 5 nhóm: thuật ngữ, từ ngữ địa phương,
từ nghề nghiệp, tiếng lóng và lớp từ chung
+ Thuật ngữ là những từ ngữ làm tên gọi cho các khái niệm, các đối
tượng được xác định chặt chẽ, chuẩn xác trong mỗi nghành, mỗi lĩnh vực
khoa học. Ví dụ: hợp chất vô cơ, hợp chất hữu cơ…
+ Từ ngữ địa phương là những từ thuộc 1 phương ngữ nào đó của
ngôn ngữ dân tộc và chỉ phổ biến trong phạm vi lãnh thổ địa phương đó. Ví
dụ: má – mẹ, gốm – gầy…
6
+Từ nghề nghiệp là 1 lớp từ bao gồm những đơn vị từ ngữ được sử
dụng phổ biến trong phạm vi những người cùng làm một nghề nào đó. Ví
dụ : nghề thợ mộc có bào cóc, bào xoa, mộng vuông, bức bàn…
+ Tiếng lóng là từ ngữ do những nhóm người, lớp người trong xã hội
dùng để gọi tên những sự vật, hiện tượng, hành động…vốn đã có tên gọi
trong vốn từ vựng chung, nhằm giữ bí mật nội bộ. Ví dụ: dân phi công có
tiếng lóng: lính phòng không (giai chưa vợ), thanh niên có tiếng lóng là

vẹo (đáng ghét), chuối (hâm hâm), khoai ( khó khăn)…
+Lớp từ chung: Trừ những từ ngữ thuộc các lớp từ sử dụng hạn chế,
số còn lại là lớp từ chung. Lớp từ chung là những từ toàn dân, mọi người
đều có thể sử dụng rộng rãi, có khối lượng từ ngữ lớn. Ví dụ : cây, hoa, cỏ,
tủ, bàn, ghế, sách, vở, bút…
- Phân lớp từ ngữ tích cực và tiêu cực
+ Từ tích cực là những từ ngữ luôn luôn được mọi người sử dụng ở
mọi nơi, mọi lúc. Thường xuyên xuất hiện trong giao tiếp ở dạng nói hoặc
viết, đối thoại hay độc thoại, có tần số xuất hiện cao, độ phân bố lớn. Ví dụ:
đẹp, xấu, cô gái, lá, cây…
+ Từ tiêu cực gồm 2 loại: từ mới và từ cũ
Từ mới là những từ xuất hiện để bù đắp những thiếu hụt, không phù
hợp, thỏa mãn với nhu cầu định danh các sự vật, hiện tượng. Ví dụ: tin học,
phần mềm, xây dựng, tổ chức…
Từ cũ gồm từ cổ và từ lịch sử.
Từ cổ là những từ bị đẩy ra ngoài hệ thống từ vựng hiện tại, bởi
trong quá trình phát triển, biến đổi, đã xảy ra những xung đột về đồng
nghĩa, đồng âm hoặ bị từ khác thay thế. Ví dụ : lệ (e lệ), âu (âu lo), bui
(chỉ)…
Từ lịch sử là những từ đã bị đẩy ra ngoài phạm vi từ vựng chung,
tích cực bởi các nguyên nhân lịch sử xã hội. Ví dụ: điền chủ, dân cày, thái
thú…
7
- Phân lớp từ ngữ theo phong cách sử dụng
Phân lớp từ ngữ theo phong cách sử dụng gồm 3 loại : lớp từ khẩu
ngữ, lớp từ thuộc phong cách viết và lớp từ trung hòa
+ lớp từ khẩu ngữ là những từ ngữ sử dụng trong hoàn cảnh giao tiếp
nói. Ví dụ: con giai, giời ơi, nhé, nhỉ
+lớp từ thuộc phong cách viết là những từ chỉ chủ yếu dùng trong
các sách vở, báo chí…, hiểu sâu xa, đó là những từ được chọn lọc, trau dồi,

gắn bó với chuẩn tắc nghiêm ngặt. Ví dụ: phong cách khoa hoc gồm đạo
hàm, ẩn số…; phong cách nghệ thuật : đắm đuối, mơ màng, sóng sánh,
lộng lẫy…
+ lớp từ trung hòa về phong cách là những từ ngữ không mang dấu
hiệu đặc trưng của lớp từ khẩu ngữ hoặc lớp từ thuộc phong cách viết. Ví
dụ: đau khổ, đi dạo, buồn, tăng giá…
1.2. Lớp từ khẩu ngữ
Do đặc trưng của lớp từ khẩu ngữ là những từ ngữ sử dụng trong
hoàn cảnh giao tiếp hàng ngày, cho nên đặc điểm của những từ này là
những từ mang tính cụ thể, giàu hình ảnh và màu sắc thái biểu cảm
Trước hết về mặt cấu trúc hình thức, lớp từ khẩu ngữ có cấu trúc
khá lỏng lẻo, dẫn tới khả năng biến đổi cấu trúc vốn có tính bền vững. Ví
dụ: chồng con: chồng với chả con; học hành: học với chả hành; vớ vẩn: vở
va vớ vẩn
Từ khẩu ngữ thường là những từ có nội dung biểu cảm phong phú.
Ví dụ: Nói về cảm xúc, khẩu ngữ dùng: dở, hết xẩy, hết chê…
Bắt nguồn từ tính chất tự nhiên của từ khẩu ngữ, cho nên khi nói
người ta thường sử dụng nhiều cảm thán từ chỉ những màu sắc tình cảm,
cảm xúc, thái độ khác nhau vốn làm thành nội dung biểu hiện bổ sung lời
nói mang lại cho khẩu ngữ cái ý nhị duyên dáng sâu sa, hấp dẫn: a ha, mẹ
cha mày, cha chúng mày…, các ngữ khí từ như: à, ạ, hở, sao, ừ, nhỉ, nhé,
ấy, chứ…
8
Các từ ngữ đưa đẩy: nói khí không phải, nói dại mồm, bỏ quá cho…
các phó từ nhấn mạnh: ngay, cả, ngay cả, nào, đến cả…
Từ khẩu ngữ chấp nhận lối sưng hô thân mật đậm màu sắc bày tỏ
thái độ. Ví dụ: cậu, tớ, mình, nó, hắn, mày, tao, chúng mày, người ta,…
Bên cạnh đó là những từ có sắc thái thông tục, thô thiển. Ví dụ: ôn
vật, khốn nạn, nỡm, thằng, cha chúng mày,…
Sự xuất hiện của các từ thưa gửi: ơi, dạ, vâng, ừ…

Như vậy những đặc điểm của lớp từ khẩu ngữ tạo nên giá trị khu biệt
của từ khẩu ngữ thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt với ngôn ngữ gọt
giũa, gia công trong văn chương. Và cũng chính vì thế trong kinh nghiệm
trau dồi vốn ngôn ngữ để sáng tác các nhà văn đều cho rằng nguồn từ ngữ
quý báu nhất đối với mình cần phải thường xuyên ghi chép lượm nhặt là
những từ ngữ dùng trong lời nói thường ngày của quần chúng.
1.3. Khái niệm về khẩu ngữ
Hoàng Phê với Từ điển tiếng việt cho rằng, “khẩu ngữ là dạng lời
nói thường, dùng trong cuộc sống hàng ngày, có phong cách đối lập với
phong cách viết” (tr.196)
Tiếp nhận đối tượng ở khía cạnh tính chất của khẩu ngữ, chỉ ra sự
khu biệt giữa ngôn ngữ cầu kì kiểu cách trong văn chương với ngôn ngữ
sinh hoạt đời thường, các tác giả Quang Hùng và Minh Nguyệt nêu định
nghĩa khẩu ngữ như sau: “Khẩu ngữ là lời nói thường, bạch thoại (lời nòi
thường không kiểu cách, xa hoa) khác với văn chương cầu kì kiểu cách”
(tr.574).
Hay Nguyễn Như Ý khi nói về khẩu ngữ thì lại cho rằng khẩu ngữ
giống như ngôn ngữ nói và định nghĩa ngôn ngữ nói như sau:
“1.Ngôn ngữ nói chỉ tồn tại dưới dạng nói, không có chữ viết.
2.Biến thể phong cách của ngôn ngữ đặc trưng cho dạng nói, còn
gọi là khẩu ngữ. (Đó là một hệ thống kí hiệu có thể được thể hiện bằng âm
thanh và có chức năng đáp lại một kích thích tố hữu quan (thường đòi hỏi
9
phản ứng ngay lúc ấy) một cách năng động, tức là sự phản ứng phải hoàn
chỉnh và nêu rõ mặt cảm xúc cũng như nội dung của các sự kiện hữu quan)
(tr.170). Như vậy, tác giả cho rằng khẩu ngữ chỉ là một biến thể phong
cách của ngôn ngữ đặc trưng cho dạng nói. Cho nên biến thể này có thể có
rất nhiều. Nó mang đặc điểm của người nói, của môi trường giao tiếp, năng
lực ngôn ngữ của người giao tiếp. Và nó chỉ tồn tại dưới dạng nói.
Khác với quan niệm trên, các tác giả trong các công trình, Phong

cách học tiếng Việt; Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt; Phong cách học và
đặc điểm tu từ trong tiếng Việt, Ngữ văn 10 (tập 1) sách nâng cao…cũng
đưa ra khái niệm về khẩu ngữ nhưng với tư cách là phong cách sinh hoạt
hàng ngày. Có thể dẫn ra quan niệm của Đinh Trọng Lạc trong Phong
cách học tiếng Việt như sau: “Phong cách sinh hoạt hàng ngày(SHHN) là
khuôn mẫu thích hợp để xây dựng lớp phát ngôn (văn bản) trong đó thể
hiện vai của người tham gia giao tiếp trong sinh hoạt hằng ngày” (tr.122).
Đồng thời tác giả cũng chỉ rõ vai của người tham gia giao tiếp trong sinh
hoạt hàng ngày có thể là “vai của người ông, người bà, vai của bố, mẹ,
con, cháu, anh, em, bạn, đồng nghiệp, đồng hành…tất cả những ai với tư
cách cá nhân trao đổi tư tưởng, tình cảm của mình với người khác”
(tr.122)
Vậy theo tôi hiểu, khẩu ngữ là ngôn ngữ cửa miệng của người dân.
Khẩu ngữ là kiểu diễn đạt trong giao tiếp hàng ngày, mang tính chất tự
nhiên, thoải mái và sinh động, giàu cảm xúc, ít chau chuốt khác với kiểu
diễn đạt theo quy cách.
10
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT KHẨU NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN
“KHÔNG CÓ VUA” CỦA NGUYỄN HUY THIỆP
Bảng khảo sát từ khẩu ngữ trong truyện ngắn “không có vua”
của Nguyễn Huy Thiệp (sai số 0,02 %)
STT Từ khẩu ngữ Từ toàn dân Số lần
xuất hiện
Tỉ lệ % Ghi chú
1 Lão Lão 64 10.1568
2 Lạy Lạy 9 1.4283
3 Chư vị Các vị 2 0.3174
4 Mày Mày 19 3.0153
5 Tao tao 20 3.174
6 Lở phát 1 0.1587 Trạng thái cơ thể

7 Chim Chấm 1 0.1587
8 Mẹ cha mày Mẹ chúng mày 2 0.3174 Dùng để chửi
9 Chúng mày Chúng mày 7 1.1109
10 Cha chúng mày Cha chúng mày 1 0.1587 Dùng để chửi
11 Người ta Người ta 3 0.4761
12 Cơm toi Phí cơm 2 0.3174
13 Ngó Nhìn 3 0.4761
14 Ấy ấy 21 3.3327
15 Tácdăng Tácdăng 1 0.1587 Chỉ sự ngộ nghĩnh
16 Quái Không biết gì 1 0.1587 Nhấn mạnh
17 À À 10 1.587
18 Ạ Ạ 1 0.1587
19 Hồi môn Của cải 1 0.1587
20 Sao Sao 7 1.1109
21 Khinh Coi thường 3 0.4761
22 Khốn nạn Hèn hạ 1 0.1587
23 Hải Hai 1 0.1587
24 Cau có Nhăn nhó 1 0.1587
25 Thôi Thôi 7 1.1109
26 Ta Ta 2 0.3174
27 Làm bộ Giả vờ 1 0.1587
28 Đây Đây 7 1.1109
29 Ác quỷ Ác ôn 1 0.1587
30 Họ Họ 2 0.3174
31 Ơi Ơi 9 1.4283
32 Rưỡi Rưỡi 6 0.9522
11
33 Hăm tám Hai tám 1 0.1587
34 Đống Nhiều 1 0.1587
35 Thế Thế 30 4.761

36 Thế này Thế này 12 1.9044
37 Bóp vú Bóp bú 3 0.4761
38 Đại để Đại thể 1 0.1587
39 Quá Quá 1 0.1587
40 Đấy Đấy 21 3.3327
41 Chơi sang Hoang phí 1 0.1587
42 Ria Râu 2 0.3174
43 Mép Mồm 4 0.6348
44 Teo tóp Gầy 1 0.1587
45 Dở Dở 3 0.4761
46 Được Được 25 3.9675
47 Can hệ Quan hệ 1 0.1587
48 Này Này 24 3.8088
49 Chút Ít 1 0.1587
50 Đâu Đâu 15 2.3805
51 Chịu Bất lực 4 0.6348
52 Hãi Sợ 1 0.1587
53 Rồng cuốn Ăn nhiều 1 0.1587
54 Nó Nó 24 3.8088
55 Cậy Dựa vào 1 0.1587
56 Thế nào Thế nào 21 3.3327
57 Ôn vật Ôn con 1 0.1587
58 Thằng Thằng 13 2.0631
59 Ti tỉ Nhiều 1 0.1587
60 Lại Lại 22 3.4914
61 Lệ Quy định 2 0.3174
62 Phơi phóng Phơi 1 0.1587
63 Nhát gừng Rời rạc 1 0.1587
64 Nào Nào 8 1.2696
65 Bợm rượu Nghiện rượu 1 0.1587

66 A ha A ha 2 0.3174
67 Tớ Tớ 3 0.4761
68 ngay ngay 2 0.3174 Từ nhấn mạnh
69 Cả Cả 10 1.587 Từ nhấn mạnh
70 Y Mày 1 0.1587
71 Hóm Hôm 1 0.1587
72 Ái khanh 1 0.1587 Từ vua chúa gọi
các bề tôi mà mình
12
yêu
73 Đạo tặc Trộm cướp 1 0.1587
74 Thót Giật mình 1 0.1587
75 Chứ Chứ 3 0.4761
76 Tương đánh 1 0.1587
77 Mọt sách Chỉ biết có sách 1 0.1587
78 Độ Dạo 1 0.1587
79 Bò Bơ 2 0.3174
80 Chắt Gạn 1 0.1587
81 Giai trai 1 0.1587
82 Đồ tể Người thịt lợn 1 0.1587
83 Xơi Ăn 1 0.1587
84 Giời Trời 3 0.4761
85 Hoàng hậu 1 0.1587 Từ cổ thời vua
chúa
86 Phiếm Chuyện gẫu 1 0.1587
87 Ám Quyấy rầy 1 0.1587
88 Xới Đảo 2 0.3174
89 Lèn Đơm 1 0.1587
90 Và Miếng 1 0.1587
91 Kinh Ghê 2 0.3174 Từ chỉ tâm lí

92 Bọn Nhiều 2 0.3174
93 Đồng bào Đồng bào 1 0.1587
94 Lắm Lắm 11 1.7457
95 Khuy Cúc 4 0.6348
96 lén Không cho biết 1 0.1587
97 Lẻn Đi kín đáo 1 0.1587
98 Chết Lo sợ 1 0.1587 Từ chỉ tâm lí
99 Gớm Gớm 1 0.1587 Sự trách móc
100 tý Ít 1 0.1587
101 Đầu đanh Đầu đinh 1 0.1587
102 Tý tình Ít tình 2 0.3174
103 Con cua bấy Lột xác 1 0.1587
104 Nước dãi Nước miếng 1 0.1587
105 Gián điệp Dò thám 1 0.1587
106 Gần gặn Gần gận 1 0.1587
107 Lãnh tinh Yếu sinh lí 1 0.1587
108 Bể cứt Bể phân 4 0.6348
109 Cứt phân 2 0.3174
110 Chiếc voan Chiếc khăn 1 0.1587
111 Tay Tên 1 0.1587
13
112 Loạn Lộn xộn 1 0.1587
113 Xác pháo Vỏ pháo 1 0.1587
114 Nổi Khả năng 1 0.1587
115 Hở Hả 1 0.1587
116 Quái Không biết gì 1 0.1587
117 Rạc Gầy 1 0.1587
118 Thu lu Thù lù 1 0.1587
119 Đại ý Ý chính 1 0.1587
120 Dâng Trao cho 1 0.1587

121 Khỉ gió Khỉ gió 1 0.1587 Tiếng rủa khi bực
tức
122 Ngô nghê Ngốc nghếch 1 0.1587
123 Gác lại Dừng lại 1 0.1587
124 Chư tướng Các tướng 1 0.1587 Các vị tướng lĩnh
125 Xe club Xe con 1 0.1587
126 Anbum album 1 0.1587
127 Bụ Béo 2 0.3174
128 Nhà xí Nhà vệ sinh 3 0.4761
129 Nhe răng Nhe răng 2 0.3174
130 Liền Cùng với 3 0.4761
131 Lòng thòn Lòng thòng 1 0.1587
132 Vật Lăn 1 0.1587
133 Vương Vãi 1 0.1587
134 Đen nhẻm Đen xì 1 0.1587
135 Dí ấn 2 0.3174
136 Gáy toét Gáy to 1 0.1587
137 Thật Thật 3 0.4761
138 Cút đi Đi đi 1 0.1587 Từ dùng để đuổi
139 Nhé nhé 4 0.6348
140 Rồi đời Chết 1 0.1587
141 Cậu Cậu 1 0.1587
142 ừ ừ 3 0.4761
143 Bỏ mẹ 2 0.3174 Từ chửi rủa
144 Khuấy Quên bẵng 1 0.1587
145 Sao thế Sao vậy 2 0.3174
146 Vị Người 1 0.1587
147 Chưa Chưa 1 0.1587
148 Nỡm Nỡm 1 0.1587 Dùng để mắng
thân mật

149 Nhỉ Nhỉ 3 0.1587
150 Vâng Vâng 1 0.1587
14
151 Rớm Rớm 1 0.1587
152 Tống Đuổi đi 2 0.3174
153 Vái Vái 15 2.3805
154 Gay Lo 1 0.1587
155 Xô Đẩy 3 0.4761
Tổng 630 100
Qua việc khảo sát truyện ngắn “không có vua”, tôi thấy khẩu ngữ
dùng rất nhiều, có 155 từ khẩu ngữ, xuất hiện 630 lần. Và ở nhiều loại từ
khác nhau (Danh từ, động từ, cảm từ, Tính từ, Trạng từ, Phó từ). Trong đó
phong phú nhất là hệ thống danh từ, với 247 từ chiếm 39.2%.
Loại từ Danh từ Động từ Cảm từ Tính từ Trạng từ Phó từ
Số lượng 247 78 10 75 196 24
Tỉ lệ(%) 39.2 12.4 1.59 11.9 31.1 3.81
2.1. Khẩu ngữ là danh từ
Trong đời sóng hàng ngày, danh từ được dùng để họi tên các sự vật,
hiện tượng. Nên có thể nói ngôn ngữ của dân tộc nào càng có nhiều từ gốc
(gọi tên sự vật, hiện tượng) bao nhiêu thì chứng tỏ sự hình thành tồn tại và
phát triển của cộng đồng dân tộc đó bấy nhiêu. Và điều đó chỉ có thể tìm
thấy nhiều nhất, chính xác nhất, đầy đủ nhất trong dân gian. Trên cơ sở
này, khi khảo sát truyện ngắn “không có vua”, tôi tập trung khảo sát những
danh từ mang tính khẩu ngữ. Qua khảo sát truyện ngắn, tôi thống kê được
một số loại danh từ chỉ người, như danh từ chỉ người hay được sử dụng
trong thơ văn, danh từ cổ chỉ người.
Bảng khảo sát khẩu ngữ là danh từ
STT Từ khẩu ngữ là
danh từ
Số lần xuất hiện Tỉ lệ % Ghi chú

1 Ái khanh 1 0.4048
2 Đạo tặc 1 0.4048
3 Mọt sách 1 0.4048
4 Độ 1 0.4048
5 Bò 2 0.8096
6 Giai 1 0.4048
7 Đồ tể 1 0.4048
15
8 Hàng hậu 1 0.4048
9 Bọn 2 0.8096
10 Đồng bào 1 0.4048
11 khuy 4 1.6192
12 tý 1 0.4048
13 Đầu đanh 1 0.4048
14 Con cua bấy 1 0.4048
15 Nước dãi 1 0.4048
16 Gián điệp 1 0.4048
17 Bể cứt 4 1.6192
18 Cứt 2 0.8096
19 Chiếc voan 1 0.4048
20 Tay 1 0.4048
21 Xác pháo 1 0.4048
22 Đại ý 1 0.4048
23 Khỉ gió 1 0.4048
24 Chư tướng 1 0.4048
25 Xe club 1 0.4048
26 Anbum 1 0.4048
27 Nhà xí 3 1.2144
28 Lòng thòn 1 0.4048
29 Cậu 1 0.4048

30 Vị 1 0.4048
31 Nỡm 1 0.4048
32 Lão 64 25.9072
33 Chư vị 2 0.8096
34 Mày 19 7.6912
35 Tao 20 8.096
36 Chúng mày 7 2.8336
37 Người ta 3 1.2144
38 Tácdăng 1 0.4048
39 Hồi môn 1 0.4048
40 Hải 1 0.4048
41 Ta 2 0.8096
42 Ác quỷ 1 0.4048
43 Họ 2 0.8096
44 Rưỡi 6 2.4288
45 Hăm tám 1 0.4048
46 Đống 1 0.4048
47 Ria 2 0.8096
48 Mép 4 1.6192
49 Chút 1 0.4048
16
50 Rồng cuốn 1 0.4048
51 Nó 24 9.7152
52 Thế nào 21 8.5008
53 Ôn vật 1 0.4048
54 Thằng 13 5.2624
55 Lệ 2 0.8096
56 Bợm rượu 1 0.4048
57 Tớ 3 1.2144
58 Y 1 0.4048

Tổng 247 100
Số lượng danh từ được sử dụng nhiều, trong đó danh từ chỉ người
chiếm số lượng lớn nhất 174 lần xuất hiện với 25 đối tượng người được
nhắc tới. Danh từ chỉ người trong chuyện hay dùng như ta, tớ, cậu, họ, y…
hay đó là những danh từ cổ chỉ người như hoàng hậu, chư vị, ái khanh…
Bên cạnh đó là những danh từ chỉ sự vật, hiện tượng với 73 lần xuất
hiện. Các sự vật, hiện tượng quen thuộc với cuộc sống hàng ngày của con
người như bò, khuy, chiếc voan, đầu đanh, anbum…
Từ Lão xuất hiện nhiều nhất, 64 lần xuất hiện chiếm 25.9072%.
Chẳng hạn:
- Bà bán xôi bảo: "Chẳng bao giờ tôi bán được một hào xôi cho lão
già này"
- Khảm bảo: "Lão Cấn tham lắm, anh em mình rồi ra đường thôi
- Lão Kiền suốt ngày cau có
Như vậy, có thể thấy danh từ trong truyện ngắn “không có vua” của
Nguyễn Huy Thiệp xuất phát từ đời thường và gần gũi với đời sống của
nhân dân. Với việc sử dụng danh mang tính đời thường, Nguyễn Huy Thiệp
đã làm tăng số lượng từ vựng cho kho từ tiếng Việt và câu văn trơn tuột
như lời nói hàng ngày. Bên cạnh đó tác giả diễn tả thành công những trạng
huống, những cung bậc tình cảm cũng như những ý đồ sáng tạo nghệ thuật.
2.2. Khẩu ngữ là động từ
17
Trong giao tiếp hàng ngày, động từ là những từ biểu thị hoạt động
hay trạng thái nhất định của sự vật trong quá trình. Trong truyện ngắn
“không có vua” những suy tư, trăn trở, những cung bậc tinh thần đã được
Nguyễn Huy Thiệp khắc họa rõ nét. Với cuộc sống đời thường và đây là
một tác phẩm hiện thực nghiêm túc chứ không phải kể đến việc tốt xấu
theo cái nghĩa lý thông thường.
Bảng khảo sát khẩu ngữ là động từ
STT Từ khẩu ngữ là

động từ
Số lần xuất hiện Tỉ lệ % Ghi chú
1 Thót 1 1.2820
2 Tương 1 1.2820
3 Chắt 1 1.2820
4 xơi 1 1.2820
5 Ám 1 1.2820
6 Xới 2 2.564
7 Lèn 1 1.2820
8 Và 1 1.2820
9 Lén 1 1.2820
10 Lẻn 1 1.2820
11 Dâng 1 1.2820
12 Gác lại 1 1.2820
13 Nhe răng 2 2.564
14 Vật 1 1.2820
15 Vương 1 1.2820
16 Dí 2 2.564
17 Gáy toét 1 1.2820
18 Cút đi 1 1.2820
19 Chịu 4 5.128
20 Rồi đời 1 1.2820
21 ừ 3 3.846
22 Khuấy 1 1.2820
23 Rớm 1 1.2820
24 Tống 2 2.564
25 Vái 15 19.23
26 Xô 3 3.846
27 Lạy 9 11.538
28 Chim 1 1.2820

29 Cơm toi 2 2.564
18
30 Ngó 3 3.846
31 Khinh 3 3.846
32 Cau có 1 1.2820
33 Làm bộ 1 1.2820
34 Bóp vú 3 3.846
35 Chơi sang 1 1.2820
36 Hãi 1 1.2820
37 Cậy 1 1.2820
38 Phơi phóng 1 1.2820
Tổng 78 100
Khảo sát truyện ngắn “không có vua”, tôi nhận thấy Nguyễn Huy
Thiệp sử dụng khá nhiều động từ chiếm 12.4%, có động từ miêu tả hoạt
động và những động từ miêu tả trạng thái. Những động từ miêu tả hoạt
động rất gần gũi với người dân như xới, xơi, lèn, và, vái, lạy, ngó…Những
động từ chỉ trạng thái như thót, gác lại, hãi, khinh…chẳng hạn:
- khiêm có vẻ khinh hải ông anh
- Ở trong nhà Sinh hãi nhất lão Kiền, sau đến Khiêm
- Khảm bảo: “Hôm qua em nghe anh Khiêm kể chuyện,
thế là đến tối gặp phải giấc mơ kinh quá
Qua khảo sát tôi nhận thấy các động từ miêu tả hành động, trạng thái
phần lớn được sử dụng là các động từ đơn âm. Động từ xuất hiện nhiều
nhất là
vái xuất hiện 15 lần, lạy xuất hiện 9 lần.
Có thể nói miêu tả cuộc sống thường ngày lại gắn với những trạng
huống tâm lí của cá nhân nên những hoạt động từ mang tính chất đời
thường xuất hiện như một hiện tượng bình thường. Nguyễn Huy Thiệp viết
truyện phóng khoáng, nhẹ nhàng, tạo ra rất nhiều cách hiểu khác nhau. Một
vấn đề cực kì gây cấn nhưng ông viết như chơi, thực như giỡn, giỡn như

thực. Vậy ta thấy Nguyễn Huy Thiệp đã khẳng định được vị thế của ngôn
từ dân tộc .
2.3. Khẩu ngữ là tính từ
19
Trong cuộc sống hàng ngày, tính từ là những từ diễn đạt những đặc
điểm về chất lượng, về tính chất, về màu sắc, mùi vị, trạng thái…Trên cơ
sở này, tôi khảo sát truyện ngắn “không có vua” của Nguyễn Huy Thiệp và
đã xác định được 75 tính từ, chiếm 11,9%.
Bảng khảo sát khẩu ngữ là tính từ.
STT Từ khẩu ngữ là
tính từ
Số lần xuất hiện Tỉ lệ % Ghi chú
1 Giời 3 3.9999
2 Phiếm 1 1.3333
3 kinh 2 2.6666
4 Lắm 11 14.6663
5 Chết 1 1.3333
6 Tý tình 2 2.6666
7 Gần gặn 1 1.3333
8 Lãnh tinh 1 1.3333
9 Loạn 1 1.3333
10 Rạc 1 1.3333
11 Thu lu 1 1.3333
12 Ngô nghê 1 1.3333
13 Bụ 2 2.6666
14 Liền 3 3.9999
15 Đen nhẻm 1 1.3333
16 Bỏ mẹ 2 2.6666
17 Gay 1 1.3333
18 Lở 1 1.3333 Lở bệnh

19 Mẹ cha mày 2 2.6666
20 Cha chúng mày 1 1.3333
21 Khốn nạn 1 1.3333
22 Teo tóp 1 1.3333
23 Dở 3 3.9999
24 Được 25 33.3325
25 Can hệ 1 1.3333
26 Ti tỉ 1 1.3333
27 Nhát gừng 1 1.3333
28 A ha 2 2.6666
29 hóm 1 1.3333 hôm
Tổng 75 100
20
Nguyễn Huy Thiệp miêu tả đối tượng về mặt định lượng và tính chất
một cách tự nhiên, giàu sức gợi như đen nhẻm, bụ, khốn nạn, teo tóp, dở…
Chẳng hạn:
- Tốn, con út bị bệnh thần kinh, người teo tóp, dị dạng
- Cô My Lan bảo: "Anh Khảm hồi bé bụ ghê
Tính từ thể hiện cảm súc, thường dùng trong tình huống chửi rủa
như bỏ mẹ, cha mẹ mày, mẹ cha mày…Chẳng hạn:
- Cha chúng mày, chúng mày ám hại ông. Chúng mày mong
ông chết, nhưng trời có mắt, ông còn sống lâu.
- Mẹ cha mày, mày ăn nói với bố thế à.
Tính từ miêu tả về trạng thái thể hiện của con người như thu lu, ngô
nghê…
Với việc dùng tính từ chân chính và tính từ lâm thời, Nguyễn Huy Thiệp
đã làm tăng khả năng biểu đạt hình ảnh trong truyện và giúp cho nhà văn diễn
tả những huống trạng tâm lí, tâm tư, tình cảm một cách dễ hiểu, chân thực và cụ
thể. Điều này đã làm cho truyện có tính hàm súc cao nhưng lại hết sức gần gũi
với người dân. Việc sử dụng những tính từ có nguồn gốc từ lời nói thường đã

tạo cho Nguyễn Huy Thiệp có phong cách ngôn từ độc đáo.
CHƯƠNG 3. GIÁ TRỊ CỦA LỚP TỪ KHẨU NGỮ TRONG
TRUYỆN NGẮN “KHÔNG CÓ VUA” CỦA NGUYỄN HUY THIỆP
3.1. Khẩu ngữ thể hiện con người đê tiện, thực dụng trong thế giới “
không có vua”
Với sự mẫn cảm đặc biệt của một nhà văn có thực tài, ông đã thoát ra
ngoài những chuẩn mực đạo đức, luân lý thông thường để xác định diện
mạo thật của cuộc sống. Cuộc sống đâu chỉ có cái đẹp, cái cao cả như một
thời văn
Chương của ta ca ngợi. Cuộc sống còn là một cõi tục hoang sơ, trì
đọng, một thế giới hỗn tạp xô bồ. Có những con người bạc ác, đểu cáng. Ở
21
đó có những con người vụ lợi, dối trá, nhưng cũng có những con người
đáng thương đến tột cùng.
Nguyễn Huy Thiệp dùng phần lớn dung lượng tác phẩm của mình
để viết về kiểu người đê tiện, thực dụng. Đây là kiểu nhân vật bị thoái hóa
về nhân cách, bị vấy bẩn về tâm hồn, sống độc ác và tàn nhẫn. Họ lấy đồng
tiền, lấy quan hệ vật chất làm thước đo cho mọi giá trị. Họ tham lam, ích kỉ,
thực dụng một cách tỉnh táo và vụ lợi một cách bỉ ổi. Gia đình lão Kiền
trong “ Không có vua” là một thế giới thu nhỏ, một cõi nhân gian không
còn trật tự tôn ti. Tất cả mọi thứ đã bị đảo lộn, cha con không ai nể ai. Mọi
chuẩn mực truyền thống của một gia đình Việt dường như bị triệt tiêu hoàn
toàn khi lão Kiền – bố chồng của Sinh bắt ghế lén xem con dâu tắm, và lại
hoàn toàn thản nhiên trước mâu thuẫn của các con “ Chúng mày giết nhau
đi, ông càng mừng”, khi Đoài – em chồng chòng ghẹo, dở trò bì ổi, đòi ngủ
với chị dâu, ghen cả với bố. Tác giả dùng khẩu ngữ làm cho chúng ta cảm
thấy gần gũi, thân quen với cuộc sống hàng ngày. Đọc tác phẩm chúng ta
như đang được chứng kiến tận mắt cuộc sống lẫn lộn, mất tôn ti của một
gia đình. Chúng ta cảm thấy rờn rợn trước cái tình huống biểu quyết cho bố
chết của Đoài: “ Ai đồng ý bố chết giơ tay, tôi biểu quyết nhé”. Sự sa đọa

về phẩm chất đã đẩy con người đến chỗ đốn mạt, không còn tình nghĩa cha
con. Với việc dùng khẩu ngữ, cái xấu xa, đê tiện đã lên tới tột cùng. Khẩu
ngữ trong truyện đã tác động đến chúng ta,“ Không có vua” như một tiếng
chuông báo hiệu cho sự xuống cấp trầm trọng của đạo đức con người. Con
người có thể bất chất tất cả chỉ vì đồng tiền.
3.2. Khẩu ngữ làm tăng thêm vẻ đẹp tâm hồn nhân vật nữ và nhân vật
thiểu năng
Khẩu ngữ trong truyện ngắn giúp ta cảm thấy gần gũi, thân quen,
làm tăng sác thái biểu cảm, miêu tả. Trong thế giới của truyện ngắn “
Không có vua” của gia đình lão Kiền, giữa lúc mọi giá trị bị lật nhào, mọi
tôn ti sụp đổ, người ta nhìn thấy ở Tốn – đứa trẻ thiểu năng một tâm hồn
22
thánh thiện. Chỉ có Tốn là đối xử với Sinh bằng lòng tốt vô bờ bến và cũng
chỉ có nó là không chịu được bẩn, lúc nào cũng lau sàn hay là lau đi cái bạc
ác của thế gian. KHẩu ngữ giúp ta hiểu sâu cái bản chất bên trong, sự vô tư,
trong sáng của bé Tốn. Khi đọc truyện “ Không có vua” chắc ai cũng sẽ
ngán ngẩm cho cái bệ rạc, đen tối, thối nát của cả gia đình lão Kiền. Nhưng
một phút nào đó , hãy lắng lòng lại để nghe Sinh nói: “ Khổ chứ. Nhục
lắm. Vừa đau đớn vừa chua xót nhưng thương lắm”. Ba chữ “ nhưng
thương lắm” thổi vào mảnh đất cằn cỗi nhà lão Kiền làn gió mát rượi của
sự yêu thương. Với việc dùng khẩu ngữ, ta căm thông với cuộc sống của
sinh, căm mến tấm lòng cao cả của Sinh. Khẩu ngữ trong tác phẩm giúp ta
thấy Sinh thật gũi gũi, quen thuộc. Với vẻ đạp tâm hồn cao thượng Sinh đã
nhẫn nhục, chịu đựng cũng vì yêu chồng, thương cái gia đình này lắm.
Nghe đến đây, chúng ta như thấy bị cào xé tâm can. Vì một gia đình đầy
rẫy những đen tối, xấu xa lại có hai tâm hồn cao đẹp đến như vậy.
Có thể nói, những tấm lòng cao thượng, những nhân cách cao đẹp
trong truyện ngắn “không có vua” của Nguyễn Huy Thiệp mở ra niềm tin
mãnh liệt rằng cuộc đời dẫu còn nhiều đắng cay ngang trái nhưng có thể cải
tạo được. Nhất định sẽ cải tạo được vì còn có những con người có tấm lòng

yêu thương cao cả.
Với việc dùng khẩu ngữ của nhân dân, Nguyễn Huy Thiệp đang tỏa
sáng trên văn đàn Việt Nam như một tên tuổi lớn, như một nhà văn có thực
tài. Điều đáng quý ở Nguyễn Huy Thiệp là lòng dũng cảm. Dũng cảm nhìn
vào sự thật để phô bày hiện thực đúng theo những gì mình thấy, những gì
mình nghĩ.
23
KẾT LUẬN
1. Nguyễn Huy Thiệp đã tiếp thu và vận dụng ngôn từ dân tộc trong
truyện rất xuất sắc. Những ngôn từ trong truyện ngắn “không có vua” đã
thể hiện nội lực mạnh mẽ, đồng thời thể hiện cái nhìn của tác giả về một xã
hội hỗn tạp, xô bồ. Ở xã hội đó có kẻ đểu cáng, dâm dục, và những con
người có tấm lòng cao đẹp.
2. Việc khai thác vốn ngôn từ dân gian đã cho thấy Nguyễn Huy
Thiệp đã đóng góp lớn đối với việc khẳng định vị thế của ngôn từ dân tộc.
24
3. Nguyễn Huy Thiệp đã thành công trong việc vận dụng ngôn ngữ
đời thường, tạo nên sức sống mới lạ của truyện và ngôn từ dân tộc chính
thức được kế thừa, tiếp thu và vận dụng một cách độc đáo.
4. Việc nghiên cứu tìm hiểu từ khẩu ngữ trong truyện ngắn “không
có vua” của Nguyễn Huy Thiệp là minh chứng cho sức sống, tiếm năng
mạnh mẽ của ngôn từ dân tộc.
Tóm lại, với những thành công lớn trong việc vận dụng ngôn ngữ
dân tộc vào trong văn chương và khẳng định vị thế ngôn từ dân tộc.
Nguyễn Huy Thiêp được mệnh danh là nhà văn của “ những cái trớ trêu”.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đinh Trọng Lạc (chủ biên), Nguyễn Thái Hòa; phong cách học
tiếng Việt; NXB Giáo Dục; (2009).
2. Nguyễn Thiện Giáp, Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết;
Dẫn luận ngôn ngữ học; NXB Giáo Dục; (2010).

3. Đỗ Hữu Châu; Từ Vựng Ngữ Nghĩa Tiếng Việt; NXB Đại Học
Quốc Gia Hà Nội; (2009).
4. ( />25

×