Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Ứng dụng phân tâm học trong nghiên cứu văn học việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (386.86 KB, 4 trang )

Ứng dụng phân tâm học trong nghiên cứu văn học Việt Nam
Nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn phân tâm học
Trong phân kỳ văn học trung đại Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu đã ứng dụng phân tâm học vào khảo sát, khai thác những điều
còn bỏ ngỏ thuộc cá tính sáng tạo nhà văn. Đặc biệt, trong dòng chảy một ngàn năm văn học đó hiện tượng Nguyễn Du, Hồ Xuân
Hương được giới học thuật xem như là “mỏ vàng” chưa khai thác hết. Các nhà khoa học nghiên cứu văn chương đã làm rõ nhiều
góc độ  khác nhau trên các bình diện cơ bản của phân tâm học.Việc nghiên cứu  ứng dụng phân tâm học vào xem xét Nguyễn Du
thông qua văn bản Truyện Kiều, nhìn chung có nhiều quan điểm khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn khai thác ở góc độ bản năng dục
tính là chính. Đáng chú ý nhất là hai công trình biên khảo của Nguyễn Ngọc Thiện vào năm 2002 với nhan đề Tranh luận văn nghệ
thế  kỷ XX, cung cấp một cái nhìn toàn cảnh về các nghiên cứu trước và sau năm 75 về Truyện Kiều qua lăng kính phân tâm học,
trong đó đáng chú ý là công trình nghiên cứu của Trương Tửu:  Nguyễn Du và Truyện Kiều (trước 1975). Qua công trình này,
Trương Tửu khai thác tâm lí cô kiều  ở bản năng khát dục. Theo ông ngoài biến cố chính là vụ cướp đến với gia đình Vương ông,
Vương bà đã làm hệ lụy đến đời cô Kiều, đưa cô vào kiếp đoạn trường mười lăm năm lưu đày chỉ là “cái cớ” (nguyên nhân khách
quan); nguyên nhân chính đẩy Kiều vào đoạn đời  trôi  nổi  này là do “ thói  đa tình”  của chính Kiều (nguyên nhân chủ  quan).
TrongNguyễn Du và Truyện Kiều có đoạn ông viết: “bị  bế  tắc sinh khí tác động trong nội bộ  cơ  thể  và thần kinh đứa bé, làm ra
những tính ưa mộng, thích tưởng tượng, thèm những cảm giác lạ và nhất là tính dâm dục. Tính này sinh ra cái mà người ta gọi một
cách thanh lịch là thói đa tình ở những thiếu niên phong lưu quyền quý. Sự dâm dục ấy lại bị bản ngã tâm lí của thiếu niên và hoàn
cảnh luân lý gia đình kiềm tỏa không cho tự do phát triển. Không được thỏa mãn, nó lẩn vào bên trong tâm hồn, tàn phá sự  cân
bằng của thần kinh hệ, quấy rối trí khôn đến náo loạn, thiêu đốt trí tưởng tượng và xúc động luôn luôn đến trái tim làm cho máu
chảy khi nhanh khi chậm hơi thở khi dài khi ngắn. Trạng thái sinh lí này dễ gây cho đưa bé một tính khí bất nhất, hoảng hốt về sầu
muộn. Dần dần đứa bé biến thành một con bệnh thần kinh, tâm trí lúc nào cũng sợ hãi bi thương và mạch nước lúc nào cũng chực
sẵn sàng để mở nguồn. Đó là trường hợp của Thúy Kiều, cuộc sống giàu sang nhàn hạ đã làm lệch thăng bằng bộ thần kinh của
nàng”[1]. Khẳng định mầm mống của căn bệnh thần kinh trong Kiều, Trương Tửu đi đến luận giải tiếp cho quan điểm của mình trong
đoạn Kiều viếng mộ Đạm Tiên: “bởi thế khi đi qua “nấm đất bên đường” khi biết đó là mồ vô chủ của Đạm Tiên thì Kiều liên tưởng
đột ngột đến cuộc đời mình. Liên tưởng để  lo sợ. Rồi đốt hương, rồi làm thơ  đề  tặng, rồi khóc lóc sụt sùi, kết bạn với vong hồn u
hận: đó là triệu chứng của căn bệnh thần kinh đã đi vào thời kỳ khó chữa”  [2]. Theo Trương Tửu, Kiều là một người con gái từ nhỏ
sớm bộc lộ bản năng khát dục ghê ghớm, ông cho rằng, giọt nước mắt mà Kiều khóc trước mộ  Đạm tiên không phải là sự  đồng
cảm mà là vì hoảng sợ, nàng tự thấy bất lực trước cuộc đời, nên linh cảm rằng thân thế mình sẽ bạc mệnh như người kỹ nữ xấu số
kia: “một thiếu nữ  đương tơ, con nhà danh giáo mà đứng trước một nấm mồ vô chủ, lại đột nhiên có những ý tưởng cực kỳ  táo
bạo: Sống làm vợ khắp người ta/ Hại thay! Thác xuống làm ma không chồng / Nào người phượng chạ  loan chung/ Nào người tiếc
lịch tham hồng là ai?...Thì ta bắt buộc phải tin rằng đó là một tâm hồn vô cùng dâm đãng luôn luôn băn khoăn với những hình
ảnh loan chung phượng chạ và luôn mơ  tưởng đến những điều tiếc lục tham hồng.  Ở  một người con gái nhà lương thiện mà có


những ý tưởng sớm sủa  ấy thì thật là anh hoa phát tiết ra ngoài có phần hơi trâng tráo quá…Tất cả  những triệu chứng  ấy đều là
những hình thức phát tiết của một thứ bệnh trạng   thần kinh mà y học Tây Phương gọi là trạng thái ưu uất (hystérie)”  [3]. Cách hiểu
của Trương Tửu chưa hẳn là sai hoàn toàn nhưng quá cực đoan, bởi nếu chỉ dựa vào bản năng gốc của con người mà quy kết cho
Kiều mang nặng mặc cảm chung đụng cả đoạn trường 15 năm thì chất hiện thực trong tác phẩm sẽ là gì  ?, do vậy, công trình này
đứng về  khách quan thì có đóng góp nhưng cũng có sai lệch . Ngoài công trình biên khảo của Nguyễn Ngọc Thiện, đáng chú ý
thêm một số  văn bản cũng nghiên cứu về  Truyện Kiều dưới góc nhìn phân tâm học như  Nguyễn Văn Hoàn với  Tranh luận về
truyện Kiều(1984), Trịnh Bá Đĩnh với Di sản Nguyễn Du và Thời gian (1998), Đỗ Lai Thúy Với Phê bình văn học: chòng chành mà
tiến tới (in trong tạp chí văn học số 6/2000).
Nghiên cứu về Hồ xuân Hương qua cách tiếp cận của phân tâm học đáng chú ý là Nguyễn Văn Hanh, Đỗ Lai Thúy, Hà Văn Thùy.
Ở Nguyễn Văn Hanh khi nghiên cứu về Hồ Xuân Hương, ông đã đưa ra công thức đo tần xuất xung năng tâm lí của bà đi từ  : "dồn
nén => ẩn ức => thăng hoa".  Công thức này về sau đã trở thành chiếc chìa khóa đi vào các tác phẩm có vấn đề tính dục của nữ sĩ
họ Hồ này. Với Hà Văn Thùy lại nghiên cứu Hồ Xuân Hương theo tiến trình vận động tâm lí từ phản kháng đến nổi loạn. Theo Hà
Văn Thùy thì : [“Văn học sử chỉ hé ra một chút tẻo tèo teo về thân thế và cuộc đời nữ sĩ họ Hồ nhưng lại khép kín không cho ta biết
tí gì về quá trình sáng tác của nữ sĩ. Trong nghiên cứu văn chương, quá trình sáng tác là một chỉ dấu đặc biệt quan trọng cho thấy
điểm xuất phát cùng sự hình thành, biến đổi về tư tưởng, phong cách của tác giả. Do thiếu hiểu biết về quá trình sáng tác của Hồ
Xuân Hương mà 50 bài thơ được coi như của bà tồn tại trong tư thế vừa ngẫu nhiên, vừa tản mạn. Nhận ra hạn chế này nên nhiều
nhà nghiên cứu cố gắng sắp xếp chúng. Ông Nguyễn Hữu Tiến trong Giai nhân di mặc ấn hành hồi đầu thế  kỷ trước đã dựa vào
thơ  rồi tưởng tượng ra một "biên niên tác", để  qua đó dựng nên một tiểu sử  Hồ  Xuân Hương. Ông Trần Thanh Mại viết: "Có lẽ
chúng ta nên chia thơ  xưa nay coi là của Hồ  Xuân Hương ra làm ba loại: một loại gồm những bài có tính tư  tưởng cao và có
phương pháp nghệ thuật thanh nhã, một loại gồm những bài có yếu tố tục, những yếu tố đó nhằm một mục đích yêu cầu tiến bộ và
loại thứ ba gồm những bài có tính chất khêu gợi không lành mạnh, những bài có yếu tố dâm". ( Nghiên cứu Văn học 1961, dẫn theo
Ðỗ  Lai Thuý, Hồ  Xuân Hương ­ hoài niệm phồn thực, NXB Văn hoá Thông tin 1999). Ông Ðỗ  Lai Thuý lại chia làm 6 mục: những
bài vịnh vật, những bài vịnh cảnh... Thời gian cho thấy những cách sắp xếp trên đều bất cập. Ông Nguyễn Hữu Tiến đã tiểu thuyết
hoá đối tượng nghiên cứu của mình. Cách phân chia của ông Trần Thanh Mại rơi vào thực dụng nên khiên cưỡng không thuyết
phục. Cách sắp đặt của ông Ðỗ Lai Thuý không có giá trị  học thuật mà chỉ  là sự thay tập hợp tản mạn này bằng tập hợp tản mạn


khác: cách phân loại thành “phong cách môn”, “nhân đạo môn”... theo Hồng Ðức quốc âm thi tập chỉ  có ý nghĩa đối với những tác
giả được biết rõ về tiểu sử cũng như quá trình sáng tác”]  [4]. Với ý nghĩa ấy, Hà Văn Thùy nghiên cứu thơ Hồ Xuân Hương theo sự
vận động từ tuổi trinh nữ  ở thời kì thứ  nhất của tuổi hoa nữ với "cảm giác" bị  bắt quả  tang làm thơ  dâm. Từ  phút giây bị  bắt quả

tang ấy, nàng thơ đa tình của thiếu nữ họ Hồ có cơ hội "bung phá" những ghìm nén bấy lâu, để rồi lại thất bại trước Chiêu Hổ. Sau
cái ngày gặp gỡ và bị Chiêu Hổ giải mã bản thân ấy, nàng thơ của nữ sĩ họ Hồ đi vào cái quy luật ghìm xét của tính dục, Khóc ông
phủ Vĩnh Tường là bài thơ thể hiện cái nỗi niềm ấy của bà.
Đỗ Lai Thúy trong Hồ Xuân Hương­ Hoài niệm phồn thực  (1999), cho rằng: “thơ Hồ Xuân Hương, theo tôi, cho đến nay còn tồn tại
một tam giác vấn đề: tác giả, văn bản và sự dâm tục. Hai góc trên thì tình hình tư liệu hiện nay chưa cho phép, thậm chí chưa cho
hướng giải quyết. Vì thế, tôi chọn góc thứ  ba, sự  dâm tục, vừa liên quan đến sự  tìm kiếm của tôi vừa, biết đâu đấy, có thể  chỉ
hướng cho sự nghiên cứu tiểu sử và văn bản. Không thoả mãn với những cách tiếp cận của người đi trước (xã hội học, phân tâm
học Freud, nguyên lí hội hoá trang), tôi đi tìm một  hệ  hình (paradigme) nghiên cứu mới bằng cách đi ngược chiều lịch sử: thơ Hồ
Xuân Hương à văn hoá dâm tục (thời Hồ Xuân Hương) à Lễ hội phồn thực à thờ cúng phồn thực à tín ngưỡng phồn thực. Vậy, cội
nguồn của thơ Hồ Xuân Hương là tín ngưỡng phồn thực(Culte de fécondité, lingaisme), một tín ngưỡng chung của nhân loại tôn
thờ sự sinh sôi nảy nở qua biểu tượng sinh thực khí, hình thành vào thời Đá Mới, khi xuất hiện trồng trọt và chăn nuôi” [5].
Qua những nghiên cứu thơ Hồ Xuân Hương của hai nhà nghiên cứu trên, chúng ta có thể rút ra một số nhận xét sau :
Phương pháp mà Hà Văn Thùy dùng để tiếp cận theo hướng xâu chuỗi sự kiện từ văn bản thơ của nữ sĩ họ Hồ có ba điểm đáng
chú ý: một là, cung cấp cách nhìn có cơ sở về quan điểm sáng tác của nhà thơ qua các thời kỳ. Hai là, vì lấy cơ sở nghiên cứu là
văn bản, cho nên, những suy luận kế tiếp có thể sẽ  đi đúng trọng tâm. Ba là, phương pháp xâu chuỗi của Hà Văn Thùy không
những có thể giải mã khúc mắc về văn bản, mà còn chỉ ra những hạn chế của cách tiếp cận văn bản từ hướng tiểu sử. Tuy nhiên,
khi ứng dụng thực tiễn vào nghiên cứu thơ Hồ Xuân Hương, trong trường hợp này của Hà Văn Thùy đã biểu hiện những thiếu sót
cơ bản. Một là, vì hướng xâu chuỗi đặt nặng vấn đề suy ý, dù cho sự suy ý ấy có cơ sở là văn bản, song dễ đi vào áp đặt chủ quan
và chưa hẳn những suy luận  ấy đúng với ý đồ  thơ  Hồ  Xuân Hương. Bởi vì, những cách xa về  văn hóa, về  lối suy tư  cho phép
chúng ta khẳng định điều đó. Hơn nữa ý định về  tiền văn bản của thơ  nữ  sĩ họ  Hồ  này biến tấu phức tạp theo mỗi chặng đường
sáng tác. Vì vậy, hướng xâu chuỗi của Hà Văn Thùy thực ra là việc phân loại văn bản thơ của bà, dựa trên những tương đồng về
mặt ý tưởng, về quan niệm mà suy ý cho chuỗi sự kiện ấy ảnh hưởng tới cuộc đời sáng tác của nhà thơ. Đó có thể là cách đẩy văn
bản vào sự cưỡng chế của chính nó. Hai là, Hà Văn Thùy có nói “văn học sử chỉ hé ra một chút tẻo tèo teo về thân thế và cuộc đời
nữ sĩ họ Hồ nhưng lại khép kín không cho ta biết tí gì về quá trình sáng tác của nữ sĩ", song chính tác giả cũng vướng phải lối viết
tiểu sử khi diễn giải thơ Hồ Xuân Hương. Lối xâu chuỗi sự kiện thơ của họ Hồ trong hướng tiếp cận của Hà Văn Thùy thực ra là lối
viết khác của phê bình tiểu sử. Vì khi nghiên cứu mỗi chặng đường thơ  của Hồ Xuân Hương, Hà Văn Thùy đều dựa vào tiểu sử
của bà. Trong thời kỳ thứ nhất, để diễn giải về sự hình thành "dục tính" dưới góc nhìn của chúng ta về thơ nữ sĩ, Hà Văn Thùy dựa
vào gia cảnh của bà, để rồi suy ý thơ bà. Trong bài viết có đoạn "theo như những nét tiểu sử hiện có thì thân sinh Hồ Xuân Hương
là thày đồ, thuộc một dòng văn học của vùng quê văn hoá nổi tiếng là làng Quỳnh Ðôi xứ  Nghệ  ra Kinh dạy học. Mẹ bà là người
con gái xứ Ðông thuần hậu. Thuở nhỏ Hồ Xuân Hương được học chữ, học làm thơ và cố nhiên học tam tòng tứ đức. Nàng là một

khuê nữ dẫu không đài các cũng nền nếp con nhà. Ta nhận ra điều này trong bài thơ Bánh trôi nước…Bài thơ  là lời tự giới thiệu
cho thấy tác giả là thiếu nữ chỉn chu, khiêm nhường, cùng với bề ngoài tròn trặn hấp dẫn còn có một tâm hồn trong trắng, có tấm
lòng son. Người thiếu nữ này cũng khao khát tình yêu và biết yêu chân thành thể hiện qua bài  Mời trầu… Khách đến chơi hay mối
manh gì đó, nàng thiếu nữ mời trầu. Khiêm nhường lắm vì nàng chỉ  có được trầu hôi! Bưng cơi trầu rưng rưng mời khách mà lòng
nàng thầm ước ao: duyên thắm lại, đừng xanh bạc như thói đời! Ta như nhìn thấy bàn tay nàng run run, miệng ấp úng lời mời chân
thành đến tội nghiệp! Ở hai bài thơ trên, hoàn toàn không có chút gì dâm tục mà chỉ thấy mối chân tình đến tận cùng của người con
gái khát khao hạnh phúc” [6]. Vậy xét đến cùng, cái mà Hà Văn Thùy gọi là hướng tiếp cận xâu chuỗi "chúng tôi nhận ra phải xâu sợi
chỉ đỏ xuyên suốt những bài thơ rời rạc của Xuân Hương thành một chuỗi” thực ra là cách nói khác của phê bình tiểu sử. Hơn nữa,
bản thân phương pháp này mâu thuẫn lại chính ý tưởng của tác giả. Trước khi luận giải, tác giả có nói: “để làm việc này, chúng tôi
sắp xếp những bài thơ  hiện có theo quá trình chúng  có thể  được sáng tạo ra, từ  đó mong sẽ dựng lên  một lý lịch  tâm
hồn, thấy được sự chuyển biến của nữ sĩ về con người, tư tưởng cũng như phong cách sáng tạo”, theo đó thì, điều xâu chuỗi theo
quan điểm của tác giả  là xâu chuỗi thời gian  làm nên văn bản, chứ không phải là  xâu chuỗi dữ kiện nghĩa của văn bản  để  đi
đến kết luận cho sự hình thành một “lý lịch tâm hồn”. Hơn nữa, phương pháp mà Hà Văn Thùy đặt ra trên cơ sở “sắp xếp những
bài thơ  hiện có theo quá trình chúng có thể được sáng tạo ra”  là điều bất khả. Vì việc phân chia chính xác thời điểm văn bản
được sáng tác đến bây giờ cũng chỉ là phỏng đoán vì, thơ nôm của Hồ Xuân Hương  là thơ bình dân, vì vậy ban đầu chúng được
lưu truyền bằng phương pháp truyền thống của văn học dân gian là “truyền miệng”, vậy thì thật khó có thể chứng minh cho cách lý
giải trên của Hà Văn Thùy là có cơ sở và hợp lý. Hơn nữa, điều chúng ta có thể làm cho một sự suy ý là căn cứ vào bản thân văn
bản, chứ không phải là quá trình làm nên văn bản. Hơn nữa “ quá trình chúng có thể được sáng tạo ra” là quá trình chưa hoàn
tất, và điều đó cho thấy việc Hà Văn Thùy nghi vấn về những sáng tác của Hồ Xuân Hương (điều này là đúng!) mâu thuẫn với toàn
bộ diễn giải của tác giả. Khi chúng ta vẫn còn nghi vấn về những sáng tác của nữ sĩ họ Hồ có thể không phải của bà, vậy thì thật
khó để kết luận chính xác cho sự hình thành “ một lý lịch tâm hồn” từ quá trình xâu chuỗi. Do đó, theo chúng tôi, nghiên cứu của


Hà Văn Thùy chưa thể  làm vừa lòng độc giả, nhưng từ bài nghiên cứu của tác giả, những diễn giả  đi sau có thể  xem đó như  là
hướng tiếp cận về mặt phương pháp.
Hướng tiếp cận của Đỗ Lai Thúy khắc phục được vấn đề phân chia thời điểm hình thành văn bản. Nhưng, một mặt nào đó cũng   có
thể  xem như  là cách “gán nghĩa” cho thơ  Hồ  Xuân Hương. Ông nói “cội nguồn của thơ  Hồ  Xuân Hương là tín ngưỡng phồn
thực (Culte de fécondité, lingaisme), một tín ngưỡng chung của nhân loại tôn thờ sự sinh sôi nảy nở qua biểu tượng sinh thực khí,
hình thành vào thời Đá Mới", đó là cách mà chúng ta suy diễn vấn đề. Bởi vì, có thể  Hồ  Xuân Hương nuôi ý hướng về  điều đó,
nhưng cơ sở để cho "hoài niệm" của bà trong văn bản chưa hẳn hoàn toàn thuộc về vô thức tập thể như Đỗ  Lai Thúy quan niệm.

Đôi khi điều đó nằm trong chính "ý thức" muốn vượt thoát thực tại của nữ sĩ họ Hồ. Hơn nữa, từ văn bản để suy ngược về thế giới
quan sơ khai của văn hóa, theo tôi là cách làm mạo hiểm. Vì thứ nhất, hướng đi ấy sẽ dẫn văn bản vào sự bão hòa với những văn
bản khác, vì, chúng ta cũng có thể  suy ngược Truyện Kiều, suy ngược Hoa Tiên truyện, vậy thì  cá tính Hồ  Xuân Hương nằm  ở
đâu? Thứ hai, hướng tiếp cận ấy có thể  dẫn văn bản vào sự  tối nghĩa, vì đánh mất đi thực tiễn trải nghiệm của diễn giả  với hình
tượng. Để làm được điều mà tác giả Hồ Xuân Hương­ Hoài niệm phồn thực đặt ra, diễn giả cần phải mượn "một nguyên cớ khách
quan" để dẫn nhập vào văn bản, vậy thì "ý tứ" của văn bản nằm ở đâu?
Theo chúng tôi cần suy ngược lại cách mà Đỗ  Lai Thúy đã làm. Từ  hoài niệm phồn thực, chúng ta có "cơ  hội" được biết trước
những vấn đề liên quan đến văn bản. Nhưng biết trước  là để dọn chỗ cho sự biết sau, nghĩa là từ cái biết trước ấy cho phép ta lựa
chọn "một cách tiếp cận đúng đắn", tức hòa nhập vào văn bản theo một hướng hợp lý. Trên cơ sở, diễn giả sống trong văn bản thì
những ý tứ như "mặc cảm tính dục", "mặc cảm hoạn" cũng như "giấc mơ sinh thực khí", "giấc mơ được chung đụng" theo đó có cơ
sở để tồn tại. Vậy xét cho cùng, sống trong văn bản, là một với văn bản có lẽ là hướng tiếp cận ít cực đoan và tương đối hợp lý.
***
Nghiên cứu văn học hiện đại Việt Nam dưới góc nhìn phân tâm học
Với việc ứng dụng phân tâm học vào nghiên cứu văn học Việt Nam hiện đại, nhiều học giả đi sâu giải mã những nghi hoặc của văn
bản, và bước đầu đạt được một số  thành tựu đáng kể. Học giả   ứng dụng phân tâm học vào nghiên cứu văn học Việt Nam sớm
nhất sau 1975 có lẽ kể đến Phạm Văn Sĩ. Trong Về tư tưởng và văn học phương Tây hiện đại(NXB ĐH và THCN, 1986), bên cạnh
việc lược khảo và giới thiệu những trào lưu triết học có thể  ứng dụng vào nghiên cứu văn học như  hiện sinh chủ  nghĩa, cấu trúc
luận, siêu thực, phân tâm học, hiện tượng học, ông đã khái lược sự   ảnh hưởng của phân tâm học Freud trong văn học sài gòn
trước 1975. Phạm Văn Sĩ chỉ ra những nhược điểm trong khi ứng dụng phân tâm học Freud vào nghiên cứu cũng như sáng tác văn
học của một số nhà văn, nhà lý luận – phê bình. Những nghiên cứu của Phạm Văn Sĩ hẳn chưa thể thuyết phục và toàn diện bằng
những nghiên cứu sau này, nhưng vớiVề  tư tưởng và văn học phương Tây hiện đại, ông đã phác thảo được phần nào diện mạo
văn học Việt Nam trước giải phóng, trong đó có dòng văn học chịu ảnh hưởng của phân tâm học và dòng văn học hiện sinh. Sau
Phạm Văn Sĩ ít lâu, Đỗ Lai Thúy có  bài viết Đi tìm ẩn ngữ trong thơ Hoàng Cầm , tác giả vận dụng lý thuyết về vô thức của S. Freud
đi sâu "lý giải mặc cảm tính dục ấu thơ, mặc cảm hoạn  của nhân vật trữ tình trong tác phẩm". Nguyễn Thành có bài  Ảnh hưởng của
phân tâm học Freud trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng (Tạp chí Văn học số  4­1997) và sau này được in trong công trình  Vũ
Trọng Phụng – Một tài năng độc đáo được nhà xuất bản văn hóa thông tin  ấn hành năm 2000, Nguyễn Thị  Hồng Nam sử  dụng
phân tâm học để nghiên cứu những vấn đề của tiềm thức trong thơ Hàn Mặc Tử (Tạp chí Cửa Việt, số 7­2000). Cũng trong tạp chí
Cửa Việt số 4 ­ 2000, Nguyễn Hoàng Đức có bài Dục tính, chân móng hay đỉnh tháp văn chương? Bài viết khái quát những vấn đề
cơ bản của "dâm tính" và "dục tính" trong văn học, trong đó đặt ra vấn đề cần phải xem những mặt của dục tính như trọng tâm của
nghiên cứu và sáng tạo văn học, là việc làm nghiêm túc. Các nhà văn, nhà nghiên cứu cần xem dục tính trong văn học như vấn đề

cơ bản của đời sống thực. Đặc biệt hơn cả, là công trình của Trần Thị Mai Nhi:  Văn học hiện đại ­ Văn học Việt Nam: Giao lưu và
gặp gỡ. "Tác giả đã đề cập đến nhiều vấn đề thông qua tác giả, tác phẩm cụ  thể và được phân thành hai giai đoạn: Văn học hiện
đại trong văn học Việt Nam trước cách mạng tháng Tám 1945 và Văn học hiện đại dưới hình thức văn học hiện sinh  ở miền Nam
Việt Nam trong những năm 60­70. Riêng văn học giai đoạn 1975­2000, tác giả nhấn mạnh đến sự sáng tạo của nhà văn trong các
tác phẩm tiêu biểu của Bảo Ninh, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Huy Thiệp…"  [7]. Cũng trong hướng nghiên cứu chuyên sâu, Nguyễn Thị
Bình có bài Một phương diện đổi mới quan điểm nghệ  thuật về  con người của văn xuôi Việt Nam từ  sau 1975 , tác giả  cho rằng:
“chúng tôi thấy nhiều nhà văn bổ khuyết phần thiếu hụt, phần phiến diện trong quan niệm về con người bằng cách đào sâu vào thế
giới tâm linh (…). Việc xem xét con người  ở phần tâm linh sẽ  đem đến các giá trị  nhân văn mới, nâng văn học ta lên một trình độ
nhận thức có tính phổ quát, giàu ý nghĩa triết học, nhân sinh quan phổ biến” [8]. Vấn đề  phân tâm học trong văn học về  sau được
nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đi sâu, có thể kể đến Phùng Đình Mẫn với  Lý Luận về nhân cách của S.Freud và ảnh hưởng của
nó đến phương pháp xây dựng đời sống tâm lý nhân vật trong đô thị miền Nam dưới thời Mỹ­ Ngụy (giai đoạn 1954 ­1975) , Lê Nam
Hải với Từ  lý thuyết phân tâm học tiếp cận một số  tác giả  và tác phẩm văn học đương đại Việt Nam , Hoàng Đức Dũng với  Chủ
nghĩa S.Freud và biểu hiện của nó trong văn học tình dục miền Nam Việt Nam trước 1975 … “Nhìn chung, các luận văn cao học nói
trên đã dẫn dụng và soi rọi từ các lý thuyết, phạm trù của phân tâm học Freud… qua hình tượng và quá trình miêu tả tâm lý nhân
vật, quan tâm đến những trạng thái tình cảm và những mặc cảm tính dục ấu thơ, mặc cảm hoạn  và phần nào mặc cảm Ơđip trong
từng hình tượng nhân vật” [9].
***


Trong chuỗi hành trình, trải nghiệm và tiếp nhận phân tâm học từ 1975 đến nay trên các mặt khác nhau của đời sống văn hóa, văn
học là bộ phận tiếp nhận đầy đủ hơn cả. Các nhà văn tiếp nhận và không ngừng sáng tạo dựa trên lý thuyết về Phân tâm học phù
hợp với tình hình đất nước qua các giai đoạn. Đã có lúc, họ tưởng như ngã quỵ (giai đoạn đầu), một phần là do tình hình chính trị­
xã hội của đất nước chưa cho phép, phần khác là do công chúng tiếp nhận những sáng tác được xem là có  ý thức cách tân về bút
pháp này, chưa thực sự cởi mở;  ở họ vẫn còn quen với lối viết cũ đã thành rãnh sâu trong ý thức tiếp nhận. Tuy nhiên, với những
gì đã đạt được, Phân tâm học chứng minh thuyết phục với độc giả về sự tồn tại hợp lý và có giá trị của nó. Điều đó, một mặt khẳng
định đất nước đã đổi thay theo đúng tinh thần nhân loại, mặt khác cũng khẳng định ý thức tiếp nhận của công chúng Việt Nam là
đúng đắn, là tiến bộ, là hợp quy luật của tri thức loài người.

[1] Nguyễn Ngọc Thiện (2001), Tranh luận văn nghệ thế kỷ XX, T.1, NXB Lao động, H, tr. 647­648.
[2] Nguyễn Ngọc Thiện (2001), Tranh luận văn nghệ thế kỷ XX, Sđd, tr. 649.

[3] Nguyễn Ngọc Thiện (2001), Tranh luận văn nghệ thế kỷ XX, Sđd, tr. 650.
[4] Hà Văn Thùy ­ Hồ Xuân Hương từ phản kháng đến nổi loạn, nguông : Talawas.org.
[5] Phi Hùng­ Đỗ Lai Thúy, phê bình văn học, con vật lưỡng thể ấy, nguồn tạp chí Sông Hương 01.12.2008.
[6] Hà Văn Thùy ­ Hồ Xuân Hương từ phản kháng đến nổi loạn, nguồn : Talawas.org.
[7] Hồ  Thế Hà (2008), Yếu tố  phân tâm học trong truyện ngắn Việt Nam 1986 – 2005, Đề  tài khoa học cấp bộ, Đại học khoa học
Huế.
[8] Dẫn theo Hồ Thế Hà (2008), Yếu tố phân tâm học trong truyện ngắn Việt Nam 1986 – 2005, Sđd.
[9] Dẫn theo Hồ Thế Hà (2008), Yếu tố phân tâm học trong truyện ngắn Việt Nam 1986 – 2005, Sđd.



×