Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Đổi mới công tác thanh tra, giám sát ngân hàng đối với quỹ tín dụng nhân dân cơ sở tại vĩnh phúc ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (696.86 KB, 114 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

HOÀNG DUY CHINH

ĐỔI MỚI CÔNG TÁC THANH TRA, GIÁM SÁT
NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN
CƠ SỞ TẠI VĨNH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

HOÀNG DUY CHINH

ĐỔI MỚI CÔNG TÁC THANH TRA, GIÁM SÁT
NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN
CƠ SỞ TẠI VĨNH PHÚC
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60.34.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trần Nhuận Kiên



THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn:
“Đổi mới công tác thanh tra, giám sát Ngân hàng đối với Quĩ tín dụng nhân
dân cơ sở tại Vĩnh Phúc” là trung thực, là kết quả nghiên cứu của riêng tôi.
Các

ệu, số liệu sử dụng trong Luận văn do:Thanh tra Giám sát Ngân

hàng Nhà nƣớc Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc cung cấp và do chính cá nhân tôi thu thập
từ các báo cáo thanh tra giám sát hàng năm của Ngân hàng Nhà nƣớc Chi nhánh
tỉnh Vĩnh Phúc; của Ngành Ngân hàng, của Cơ quan thanh tra giám sát Ngân hàng,
các sách, báo, tạp chí Ngân hàng, các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài
đƣợc công bố, các trích dẫn trong Luận văn đều đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Vĩnh Phúc, ngày 05 tháng 6 năm 2014
Tác giả Luận Văn

Hoàng Duy Chinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

ii


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện Đề tài: “Đổi mới công tác thanh tra, giám sát
Ngân hàng đối với Quĩ tín dụng nhân dân cơ sở tại Vĩnh Phúc” tôi đã nhận đƣợc
sự hƣớng dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin đƣợc bày tỏ
sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi
trong học tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trƣờng, Phòng Quản lý Đào
tạo Sau Đại học, các Khoa, Phòng của
doanh - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong
quá trình học tập và hoàn thành Luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hƣớng dẫn
TS. Trần Nhuận Kiên,
- Đại học Thái Nguyên.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu của các nhà khoa
học, các thầy, cô giáo

- Đại

học Thái Nguyên.
Trong quá trình thực hiện Đề tài, tôi còn nhận đƣợc sự giúp đỡ và cộng tác
của các đồng chí tại địa điểm nghiên cứu, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc
Ngân hàng Nhà nƣớc Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc; Lãnh đạo và cán bộ làm công tác
thanh tra giám sát của Ngân hàng Nhà nƣớc Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó.
Vĩnh Phúc, ngày 05 tháng 6 năm 2014
Tác giả Luận Văn

Hoàng Duy Chinh


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ ii
MỤC LỤC ............................................................................................................................ iii
............................................................................................ vi
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................... vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ .......................................................................................................... viii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................................... 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 2
4. Ý nghĩa khoa học của luận văn ..................................................................................... 3
5. Kết cấu của luận văn ..................................................................................................... 3
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC THANH TRA,
GIÁM SÁT NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN ........................... 4
1.1. Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) ............................................................................. 4
1.1.1. Khái niệm QTDND ................................................................................................. 4
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển QTDND ............................................................... 4
1.1.3. Đặc điểm, tổ chức của QTDND cơ sở .................................................................... 6
1.1.4. Hoạt động cơ bản của QTDND cơ sở ..................................................................... 8
1.1.5. Mục tiêu hoạt động của QTDND cơ sở .................................................................. 9
1.2. Những vấn đề cơ bản về Thanh tra, giám sát Ngân hàng ........................................ 10
1.2.1. Khái niệm về Thanh tra ......................................................................................... 11
1.2.2. Khái niệm về Thanh tra, giám sát Ngân hàng ....................................................... 11

1.2.3. Mục tiêu hoạt động của Thanh tra, giám sát Ngân hàng ....................................... 12
1.2.4. Nội dung hoạt động của Thanh tra, giám sát Ngân hàng ...................................... 12
1.2.5. Nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra, giám sát Ngân hàng ................................ 13
1.2.6. Các nguyên tắc hoạt động của Thanh tra, giám sát Ngân hàng ............................ 14
1.2.7. Các phƣơng thức hoạt động của Thanh tra, giám sát Ngân hàng ......................... 15
1.2.8. Quy trình thanh tra của Thanh tra, giám sát Ngân hàng ....................................... 16
1.3. Yêu cầu đổi mới công tác thanh tra, giám sát Ngân hàng ........................................ 21
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

iv
1.3.1. Yêu cầu đổi mới đối với công tác Thanh tra, giám sát ngân hàng nhà nƣớc ........ 21
1.3.2. Yêu cầu đổi mới công tác thanh tra, giám sát đối với Quỹ tín dụng nhân dân............ 25
1.4. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................................... 28
1.4.1. Kinh nghiệm thực hiện công tác thanh tra, giám sát đối với các QTDND ở
một số tỉnh ........................................................................................................... 29
1.4.2. Bài học kinh nghiệm thực hiện công tác thanh tra, giám sát đối với các
QTDND ở tỉnh Vĩnh Phúc................................................................................... 31
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .................................................................................................. 33
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI................................................... 34
2.1. Câu hỏi đặt ra cần nghiên cứu .................................................................................. 34
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................................... 34
2.2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp ................................................................... 34
2.2.3. Phƣơng pháp tổng hợp, phân tích thông tin .......................................................... 35
2.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu .......................................................................... 35
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA GIÁM SÁT NGÂN HÀNG ĐỐI
VỚI QUĨ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TẠI VĨNH PHÚC............................................................ 37
3.1. Khái quát về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà
nƣớc tỉnh Vĩnh Phúc .............................................................................................. 37

3.1.1. Một số nét khái quát về Chi nhánh Ngân hàng Nhà nƣớc tỉnh Vĩnh Phúc ........... 37
3.1.2. Tổ chức hoạt động của Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nƣớc tỉnh Vĩnh Phúc ...... 42
3.2. Thực trạng hoạt động của các QTDND tại tỉnh Vĩnh Phúc ..................................... 47
3.2.1. Khái quát sự hình thành và phát triển QTDND tại tỉnh Vĩnh Phúc ............................... 47
3.2.2. Những thuận lợi và khó khăn, thách thức cơ bản.................................................. 48
3.3. Thực trạng công tác Thanh tra, giám sát Ngân hàng đối với các QTDND tại
tỉnh Vĩnh Phúc ....................................................................................................... 59
3.3.1. Việc xây dựng và thực hiện chƣơng trình, kế hoạch thanh tra, giám sát................... 59
3.3.2. Công tác xử lý sau thanh tra .................................................................................. 61
3.3.3. Về nội dung thanh tra ............................................................................................ 64
3.3.4. Quy trình thanh tra ................................................................................................ 65
3.4. Đánh giá về kết quả hoạt động Thanh tra, giám sát Ngân hàng đối với
QTDND tại tỉnh Vĩnh Phúc ................................................................................... 67
3.4.1. Kết quả chung ....................................................................................................... 67
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

v
3.4.2. Những tồn tại, vi phạm phát hiện qua công tác thanh tra, giám sát Ngân
hàng đối với QTDND tại tỉnh Vĩnh Phúc ............................................................. 68
3.4.3. Nguyên nhân làm giảm hiệu quả công tác thanh tra tại chỗ của Thanh tra,
giám sát Ngân hàng đối với Quĩ tín dụng nhân dân .............................................. 72
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .................................................................................................. 77
Chƣơng 3: GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CÔNG TÁC THANH TRA, GIÁM SÁT
NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN CƠ SỞ TẠI VĨNH PHÚC........ 79
4.1. Định hƣớng phát triển QTDND Việt Nam trong thời gian tới................................. 79
4.2. Định hƣớng đổi mới hoạt động Thanh tra, Giám sát Ngân hàng ............................. 81
4.2.1. Đổi mới và nâng cao hiệu quả phƣơng pháp giám sát ngân hàng......................... 82
4.2.2. Định hƣớng hoạt động trọng tâm của Thanh tra, giám sát Ngân hàng trong

năm 2014 và các năm tiếp theo đƣợc đề ra............................................................ 83
4.3. Định hƣớng đối với công tác thanh tra giám sát QTDND của Ngân hàng Nhà
nƣớc Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc ............................................................................... 86
4.3.1. Đối với công tác cơ cấu lại hoạt động QTDND .................................................... 86
4.3.2. Công tác thanh tra giám sát đối với QTDND cơ sở .............................................. 87
4.4. Những giải pháp đổi mới công tác Thanh tra, giám sát Ngân hàng đối với
QTDND cơ sở tại Vĩnh Phúc ................................................................................... 88
4.4.1. Nhóm giải pháp đổi mới hoạt động thanh tra, giám sát ........................................ 88
4.4.2. Nhóm giải pháp bổ trợ .......................................................................................... 94
4.5. Một số kiến nghị....................................................................................................... 98
4.5.1. Kiến nghị với Chính phủ và Bộ, Ngành có liên quan ........................................... 98
4.5.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nƣớc, Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nƣớc ......... 98
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 ................................................................................................ 100
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 102

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

vi

1. BĐH

: Ban Điều hành

2. BKS

: Ban kiểm soát


3. CQTTGSNH

: Cơ quan thanh tra giám sát Ngân hàng

4. HĐQT

: Hội đồng quản trị

5. HTX

: Hợp tác xã

6. NH

: Ngân hàng

7. NHNN

: Ngân hàng Nhà nƣớc

8. NHNN TW

: Ngân hàng nhà nƣớc Trung ƣơng

9. NHTW

: Ngân hàng Trung ƣơng

10. NHTM


: Ngân hàng thƣơng mại

11. NHTMCP

: Ngân hàng thƣơng mại cổ phần

12. NQH

: Nợ quá hạn

13. QTD

: Quỹ tín dụng

14. QTDND

: Quỹ tín dụng nhân dân

15. QTDND CS

: Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở

16. QTDND TW

: Quỹ tín dụng nhân dân trung ƣơng

17. TCTD

: Tổ chức tín dụng


18. TCCB

: Tổ chức cán bộ

19. VND

: Tiền đồng Việt Nam

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình nhân sự của Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nƣớc Chi
nhánh tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2009-2013 ............................................ 46
Bảng 3.2. Tình hình hoạt động huy động vốn các QTDND cơ sở tại tỉnh Vĩnh
Phúc giai đoạn 2009 - 2013 ..................................................................... 51
Bảng 3.3. Hoạt động cho vay các QTDND cơ sở tại Vĩnh Phúc giai đoạn
2009 - 2013 .............................................................................................. 53
Bảng 3.4. Phân loại dƣ nợ tín dụng theo nhóm nợ các QTDND cơ sở tại tỉnh
Vĩnh Phúc giai đoạn 2009 - 2013 ............................................................ 55
Bảng 3.5. Tình hình phát triển thành viên các QTDND tại Vĩnh Phúc giai đoạn
2009 - 2013 ............................................................................................... 57
Bảng 3.6. Tình hình nguồn Vốn điều lệ các QTDND tại Vĩnh Phúc, giai đoạn
2009 - 2013 .............................................................................................. 57
Bảng 3.7. Kết quả hoạt động kinh doanh các QTDND cơ sở tại Vĩnh Phúc giai
đoạn 2009 - 2013 ..................................................................................... 59
Bảng 3.9. Kết quả xử lý sai phạm qua công tác thanh tra, giám sát đối với các

QTDND cơ sở tại Vĩnh Phúc, giai đoạn từ 2009 - 2013 .............................. 62

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

viii

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Mô hình hệ thống QTDND ........................................................................9
Sơ đồ 3.1. Tổ chức của hệ thống Thanh tra Ngân hàng ............................................44
Sơ đồ 4.1. Mô hình tổ chức hoạt động thanh tra, giám sát Ngân hàng đổi mới .......84

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhà nƣớc quản lý xã hội bằng pháp luật, theo pháp luật. Pháp luật điều chỉnh
toàn bộ các quan hệ xã hội. Đi đôi với việc ban hành pháp luật, Nhà nƣớc dùng
quyền lực của mình để đảm bảo thực thi pháp luật. Vì vậy thanh tra, kiểm tra là một
trong những nhiệm vụ quan trọng của Nhà nƣớc để thực hiện sự quản lý Nhà nƣớc
bằng pháp luật. Trong nền kinh tế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc thì vai trò
của Nhà nƣớc càng trở nên quan trọng. Nhà nƣớc cần ban hành pháp luật để định
hƣớng, khuyến khích, hỗ trợ cho các thành phần kinh tế phát triển đồng thời tăng
cƣờng thanh tra, kiểm tra các thành phần kinh tế hoạt động kinh doanh theo đúng
các quy định của pháp luật.

Với sự chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp
sang nền kinh tế thị trƣờng, hệ thống Ngân hàng và các tổ chức tín dụng cũng đã
thay đổi căn bản. Ngân hàng Việt Nam đã chuyển đổi từ Ngân hàng một cấp sang
ngân hàng hai cấp, trong đó Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam thực hiện chức năng
quản lý nhà nƣớc về tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng, Ngân hàng thƣơng
mại và các Tổ chức tín dụng thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ và làm dịch vụ
ngân hàng. Với chức năng quản lý Nhà nƣớc, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam đã trở
thành Cơ quan của Chính Phủ. Một trong những nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc của
Ngân hàng Nhà nƣớc là thanh tra giám sát, kiểm tra hoạt động ngân hàng, hoạt động
tín dụng và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động Ngân hàng.
Để thực hiện chức năng quản lý về tiền tệ và hoạt động ngân hàng thông qua
công tác thanh tra, giám sát nhằm giảm tối đa rủi ro hoạt động, Ngân hàng Nhà
nƣớc tổ chức thanh tra chuyên ngành về ngân hàng và thực hiện thanh tra giám sát
toàn diện các tổ chức tín dụng, bao gồm cả tổ chức và hoạt động của hệ thống Quĩ
tín dụng nhân dân.
Với chức năng và nhiệm vụ đƣợc giao, trong nhiều năm qua Thanh tra Ngân
hàng đã thực sự trở thành một công cụ quản lý hữu hiệu của Ngân hàng Nhà nƣớc
Việt Nam đối với các tổ chức tín dụng trong việc duy trì các quy định của pháp luật
đối với hoạt động của các NH, TCTD và các QTDND. Tuy nhiên, trong điều kiện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

2
cạnh tranh và hội nhập thì việc đổi mới công tác thanh tra, giám sát đối với các
TCTD là yêu cầu cấp thiết. Với mong muốn góp phần vào đổi mới công tác thanh
tra, giám sát ngân hàng, qua quá trình học tập, học viên lựa chọn đề tài “Đổi mới
công tác thanh tra, giám sát Ngân hàng đối với Quĩ tín dụng nhân dân cơ sở tại
Vĩnh Phúc”.
2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung
Luận văn nghiên cứu thực trạng công tác thanh tra, giám sát Ngân hàng đối
với các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, từ đó phân tích
những mặt tích cực, mặt hạn chế, nguyên nhân của nó. Trên cơ sở đó, luận văn đề
xuất những giải pháp phù hợp nhằm đổi mới công tác thanh tra, giám sát ngân hàng
nhằm đảm bảo an toàn hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá lý luận và thực tiễn về mô hình hoạt động, công tác
thanh tra giám sát, nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động của các QTDND cơ sở.
- Phân tích thực trạng công tác thanh tra, giám sát Ngân hàng trong hoạt
động của các QTDND cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, từ đó tìm ra những tồn tại
thiếu sót trong công tác thanh tra, giám sát đối với các QTDND cơ sở.
- Đề xuất một số giải pháp đổi mới công tác thanh tra, giám sát Ngân hàng
nhằm đảm bảo an toàn hoạt động các TCTD nói chung và QTDND cơ sở trên địa
bàn tỉnh nói riêng. Từ đó, giúp các QTDND cơ sở phát triển an toàn, hiệu quả và
bền vững.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám
sát Ngân hàng đối với các TCTD và các QTDND cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi về nội dung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

3
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề thực tiễn về công tác thanh tra giám
sát đối với các QTDND cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay.

3.2.2. Phạm vi về không gian
Nghiên cứu công tác thanh tra giám sát, thực trạng công tác thanh tra giám sát
đối với các QTDND cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
3.2.3. Phạm vi về thời gian
Nội dung các vấn đề nghiên cứu trong luận văn đƣợc sử dụng thu thập tại các
QTDND cơ sở trên địa bàn và tại Ngân hàng Nhà nƣớc chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc từ
năm 2009 đến năm 2013.
4. Ý nghĩa khoa học của luận văn
Đánh giá thực trạng công tác thanh tra giám sát đối với các TCTD và
QTDND cơ sở, từ đó tìm ra các giải pháp đổi mới công tác thanh tra giám sát nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động của các QTDND cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
phát triển an toàn, hiệu quả và bền vững.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, đề tài đƣợc bố trí gồm 4 Chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác thanh tra, giám sát của
Ngân hàng Nhà nước đối với các Quĩ tín dụng nhân dân
Chƣơng 2: Phương pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Thực trạng công tác thanh tra, giám sát đối với các quỹ tín dụng
nhân dân của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc
Chƣơng 4: Giải pháp đổi mới công tác thanh tra, giám sát Ngân hàng đối với
Quĩ tín dụng nhân dân cơ sở tại Vĩnh Phúc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

4

Chƣơng 1


CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC THANH TRA,
GIÁM SÁT NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN
1.1. Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND)
1.1.1. Khái niệm QTDND
QTDND là loại hình tổ chức tín dụng hợp tác hoạt động theo nguyên tắc tự
nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động, thực hiện mục tiêu chủ
yếu là tƣơng trợ giữa các thành viên, nhằm phát huy sức mạnh của tập thể và của
từng thành viên giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh
dịch vụ và cải thiện đời sống, bảo đảm bù đắp đủ chi phí và có tích lũy để phát triển.
- Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở: là tổ chức tín dụng hợp tác do các thành viên
trong địa bàn tự nguyện thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật nhằm
mục tiêu chủ yếu là tƣơng trợ giữa các thành viên.
- Quỹ tín dụng nhân dân Trung ƣơng (nay đƣợc gọi là Ngân hàng hợp tác
xã): là tổ chức tín dụng hợp tác do các QTDNDCS cùng nhau lập thành nhằm mục
đích hỗ trợ và nâng cao hiệu quả của cả hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân.
Để hỗ trợ Quỹ tín dụng nhân dân, các tổ chức tín dụng và các đối tƣợng khác
đƣợc tham gia góp vốn vào QTDNDTW (Ngân hàng hợp tác xã) theo hƣớng dẫn
của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam.
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển QTDND
Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng lần thứ 5, khoá VII đã
đề ra những định hƣớng cơ bản về mục tiêu, phƣơng hƣớng, chính sách và các biện
pháp chủ yếu để tiếp tục đổi mới và phát triển kinh - tế xã hội nông thôn; trong đó,
xác định những yêu cầu, nhiệm vụ của hoạt động tiền tệ, tín dụng và ngân hàng trên
địa bàn Nông nghiệp - Nông thôn nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ƣơng
lần thứ 5. Năm 1945 chủ tịch Hồ Chi Minh đã ký sắc lệnh số 10/SL thành lập Nha
tín dụng sản xuất; nhiệm vụ của tổ chức này là cho vay vốn đối với nông dân, nhất
là nông dân nghèo, để phát triển sản xuất, cải thiện đời sống. Tiếp đến là thành lập
các HTX tín dụng từ năm 1956. Đến năm 1985, hầu hết các xã trong cả nƣớc đều có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


/>

5
HTX tín dụng, với tổng số 7.160 cơ sở. Trong đó phía Bắc có 3.960 và phía Nam có
3.200 cơ sở. Từ năm 1986 đến năm 1990 phát triển thêm gần 500 HTX tín dụng ở
đô thị, đƣa tổng số lên đến 7.660 HTX (Đề án thí điểm thành lập QTDND theo
QĐ390). Trong gần 40 năm hoạt động, HTX tín dụng đã đóng vai trò quan trọng
trong việc thực hiện chính sách kinh tế tiền tệ, tín dụng ở nông thôn nhƣ huy động
vốn nhàn rỗi trong dân cƣ và cho vay vốn phục vụ sản xuất và sinh hoạt trong nông
thôn; làm đại lý huy động tiền gửi tiết kiệm và cho nông dân vay từ nguồn vốn của
Ngân hàng Nhà nƣớc; hạn chế nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn. Từ khi nền kinh tế
chuyển sang cơ chế thị trƣờng, nhất là khi tổ chức và hoạt động ngân hàng đã đổi
mới căn bản, hoạt động của HTX tín dụng theo cơ chế cũ không còn thích hợp và
do không chuyển hƣớng kịp thời nên đã lâm vào tình trạng hết sức khó khăn. Hàng
loạt các HTX tín dụng cũ và đặc biệt là sự đổ vỡ mang tính cả hệ thống HTX tín
dụng không có khả năng chi trả, ngừng hoạt động gây nên ảnh hƣởng và thách thức
không nhỏ trong quá trình đổi mới hoạt động.
Đến tháng 6/1993, chỉ có 62 HTX tín dụng, 10 ngân hàng Cổ phần nông thôn
đƣợc điều chỉnh từ gần 100 HTX tín dụng cũ đã đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc cấp
phép hoạt động là quá ít so với yêu cầu triển khai thị trƣờng tiền tệ, tín dụng ở nông
thôn. Hoạt động của các tổ chức này đã đạt đƣợc những kết quả nhất định, nhƣng
vẫn chƣa khắc phục đƣợc những tính riêng rẽ, thiếu sự liên kết trong hệ thống HTX
tín dụng, nên hoạt động vẫn bị hạn chế. Trong khi đó, nhu cầu vốn cho sản xuất và
đời sống đối với Nông nghiệp - Nông thôn ngày càng lớn và rất bức thiết đối với
chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc; hơn nữa, địa bàn nông thôn rộng
lớn, yêu cầu sản xuất, kinh doanh đa dạng, cần phát huy hoạt động của cả Ngân
hàng thƣơng mại và HTX tín dụng mới đáp ứng đƣợc yêu cầu huy động vốn và cho
vay, nhất là kinh tế hộ đến tận thôn, xã. Ngoài ra, ở nông thôn đang xuất hiện hình
thức tín dụng tƣ nhân, huy động và cho vay với lãi suất cao, đang là nhân tố kìm
hãm sản xuất, đòi hỏi phải có một tổ chức tín dụng thích hợp để thay thế. Do đó, tổ

chức lại HTX tín dụng theo mô hình mới gọi là QTDND nhằm huy động tối đa
nguồn vốn nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cƣ, các tổ chức để phục vụ lại chính họ,
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong Nông nghiệp - Nông thôn. Thành lập
QTDND theo mô hình mới góp phần đa dạng hoá tổ chức tín dụng hoạt động trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

6
địa bàn nông thôn; tạo lập một hệ thống kinh doanh tiền tệ có sự liên kết chặt chẽ
bởi lợi ích của mọi thành viên trong hệ thống QTDND. Mô hình QTDND mà chúng
ta đang xây dựng về bản chất là một mô hình hoàn toàn khác so với mô hình trƣớc
kia mặc dù tên gọi có khác nhƣng nhiều ngƣời, nhất là ngƣời dân nơi đã có mô hình
tổ chức tín dụng hợp tác trƣớc đây thiếu tin tƣởng bởi tên gọi là QTDND nhƣng lại
hoạt động theo Luật HTX nên vẫn có ngƣời lầm tƣởng là HTX tín dụng trƣớc đây.
Luật HTX đƣa vào áp dụng từ ngày 01/01/1997 đã quy định rất cụ thể về mục tiêu,
nguyên tắc hoạt động và tổ chức của HTX hiện đại. Việc nhận thức đúng đắn về mô
hình QTDND là hết sức cần thiết và đây là điều kiện tiên quyết để xây dựng và phát
triển thành công.
Đến cuối năm 2008, vừa chấn chỉnh, củng cố, vừa xây dựng, hệ thống
QTDND bao gồm QTD Trung ƣơng với trên 30 chi nhánh hoạt động trên địa bàn 64
tỉnh, thành phố và trên 957 QTDND cơ sở. Hoạt động của hệ thống QTDND tiếp
tục có bƣớc tăng trƣởng bền vững; các QTDND phát triển ổn định, an toàn, hiệu
quả, các chỉ tiêu cơ bản đều tăng trƣởng so với những năm trƣớc và năm liền kề,
nhất là nguồn vốn huy động tiền gửi dân cƣ. Tuy vậy, trong quá trình hoạt động và
phát triển không tránh khỏi có sự sai phạm ở nơi này, nơi khác của một số QTDND.
QTDND là mô hình đặc thù nên việc xây dựng và phát triển là một việc đầy
khó khăn và thách thức. QTDND là loại hình tổ chức hợp tác hoạt động theo
nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động, thực hiện
mục tiêu chủ yếu là tƣơng trợ giữa các thành viên, nhằm phát huy sức mạnh của tập

thể và của từng thành viên giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống. Hoạt động của QTDND phải bảo đảm bù
đắp chi phí và có tích luỹ để phát triển.
1.1.3. Đặc điểm, tổ chức của QTDND cơ sở
- Đặc điểm của QTDND cơ sở
Tự nguyện nhập và ra khỏi QTDND: Mọi công dân Việt Nam, các hộ gia đình
và các đối tƣợng khác có đủ điều kiện theo quy định đều có thể trở thành thành viên
của Quỹ tín dụng nhân dân; thành viên có quyền ra Quỹ tín dụng nhân dân theo
Điều lệ của Quỹ tín dụng nhân dân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

7
Số lượng thành viên của Quỹ tín dụng nhân dân: không hạn chế nhƣng phải
có tối thiểu 30 thành viên.
Quản lý dân chủ và bình đẳng: Thành viên của Quỹ tín dụng nhân dân có
quyền tham gia quản lý, kiểm tra, giám sát Quỹ tín dụng nhân dân và có quyền
ngang nhau trong biểu quyết.
Tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi: Quỹ tín dụng nhân dân tự chịu trách
nhiệm về kết quả hoạt động của mình; tự quyết định phân phối thu nhập, bảo đảm
Quỹ tín dụng nhân dân và thành viên cùng có lợi.
Chia lãi bảo đảm kết hợp lợi ích của các thành viên và sự phát triển của Quỹ
tín dụng nhân dân: Sau khi làm xong nghĩa vụ nộp thuế, lãi còn lại đƣợc trích một
phần vào các quỹ của Quỹ tín dụng nhân dân, một phần chia theo vốn góp của thành
viên, phần còn lại chia cho thành viên theo mức độ sử dụng dịch vụ của Quỹ tín
dụng nhân dân do Đại hội thành viên quyết định.
Hợp tác và phát triển cộng đồng: Thành viên phải phát huy tinh thần tập thể,
nâng cao ý thức hợp tác trong Quỹ tín dụng nhân dân và trong cộng đồng xã hội;

hợp tác giữa các Quỹ tín dụng nhân dân với nhau trong nƣớc và ngoài nƣớc theo
quy định của pháp luật.
- Tổ chức, hoạt động của QTDND cơ sở
Theo quy định tại Thông tƣ số 08/2005/TT-NHNN ngày 30/12/2005 của
Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số
48/2001/NĐ- CP ngày 13/8/2001 về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân
dân và Nghị định số 69/2005/NĐ- CP ngày 26/5/2005 của Chính phủ về việc sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 48/2001/NĐ- CP ngày 13/8/2001 của
chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân: “Đối với Quỹ tín
dụng cơ sở có nguồn vốn hoạt động từ 5.000.000.000 đồng (năm tỷ đồng) trở xuống
có thể thành lập một bộ máy vừa quản lý vừa điều hành; Đối với Quỹ tín dụng cơ sở
có nguồn vốn hoạt động trên 5.000.000.000 đồng (năm tỷ đồng) phải thành lập
riêng bộ máy quản lý và bộ máy điều hành. Đối với những Quỹ tín dụng cơ sở có
dƣới 1.000 thành viên và nguồn vốn hoạt động từ 5.000.000.000 đồng (năm tỷ
đồng) trở xuống thì việc bầu Ban kiểm soát hoặc có thể chỉ bầu một kiểm soát viên
chuyên trách mà không phải bầu Ban kiểm soát do Đại hội thành viên quyết định.”
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

8
1.1.4. Hoạt động cơ bản của QTDND cơ sở
- Hoạt động huy động vốn
Đây là hoạt động cơ bản, quan trọng nhất ảnh hƣởng tới chất lƣợng hoạt
động của QTDND cơ sở, theo quy định tại Thông tƣ số 08/2005/TT-NHNN ngày
30/12/2005 của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, QTDND cơ sở đƣợc huy động vốn
từ những nguồn sau:
Quỹ tín dụng cơ sở đƣợc huy động vốn của các tổ chức, cá nhân và các tổ
chức tín dụng khác (ngoài hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân) dƣới hình thức nhận
tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm;

Quỹ tín dụng cơ sở đƣợc vay vốn của Ngân hàng hợp tác xã, vay vốn của các
tổ chức tín dụng khác (ngoài hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân);
Trong trƣờng hợp gặp khó khăn về tài chính, Quỹ tín dụng cơ sở đƣợc vay
vốn của Quỹ tín dụng cơ sở khác khi đƣợc Giám đốc Ngân hàng Nhà nƣớc chi
nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng cho phép (sau khi Ngân hàng Nhà
nƣớc chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng báo cáo và đƣợc Thống đốc
Ngân hàng Nhà nƣớc chấp thuận).
Trên cơ sở nguồn vốn huy động đƣợc QTDND cơ sở tiến hành cho các thành
viên vay vốn phục vụ cho nhu cầu phát triển sản xuất, cho các mục tiêu phát triển
kinh tế của địa phƣơng
- Hoạt động tín dụng
Cho vay đƣợc coi là hoạt động quan trọng nhất của các QTDND cơ sở, vì
phần lớn lợi nhuận của QTDND cơ sở chủ yếu là thu từ hoạt động này. Theo số
liệu thống kê, khoảng 90% - 95% thu nhập của các QTDND cơ sở là từ các hoạt
động cho vay.
Cho vay thƣơng mại: là việc cho vay đối với các thành viên nhằm phục vụ
nhu cầu sản xuất, kinh doanh phát triển kinh tế hộ gia đình của các thành viên
QTDND cơ sở.
Cho vay tiêu dùng: là việc cho vay đối với các thành viên nhằm mục đích
phục vụ nhu cầu tiêu dùng của các thành viên: cho vay xây, sửa nhà; cho vay mua
sắm trang thiết bị gia đình, cho vay mua sắm phƣơng tiện đi lại; cho vay khám chữa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

9
bệnh…hầu hết các mục đích vay vốn này không sinh lời từ vốn vay, độ rủi ro cao
hơn hình thức cho vay thƣơng mại nên lãi suất cho vay thƣờng cao hơn cho vay
thƣơng mại.
- Các hoạt động khác:

Gửi vốn tại Ngân hàng hợp tác và các TCTD khác: Khi huy động tiền gửi của
khách hàng, một phần lớn lƣợng tiền gửi đƣợc các QTDND cơ sở thực hiện cho thành
viên vay vốn thông qua hoạt động tín dụng, phần còn lại một phần để tồn quỹ tiền mặt
nhằm đảm bảo khả năng thanh toán ngay, một phần các QTDND cơ sở đi gửi tại Ngân
hàng hợp tác hoặc các TCTD khác để đảm bảo an toàn và khả năng chi trả.
Nhìn chung, trong tất cả các hoạt động cơ bản của QTDND cơ sở thì hoạt
động tín dụng đƣợc đánh giá là quan trọng nhất bởi hoạt động này thƣờng chiếm
80% - 85% danh mục tài sản có và mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho các
QTDND cơ sở.
1.1.5. Mục tiêu hoạt động của QTDND cơ sở
Mục tiêu hoạt động chủ yếu của QTDND cơ sở là tƣơng trợ giữa các thành
viên, nhằm phát huy sức mạnh của tập thể và của từng thành viên giúp nhau thực
hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ và cải thiện đời sống,
bảo đảm bù đắp đủ chi phí và có tích lũy để phát triển.
Sơ đồ 1.1. Mô hình hệ thống QTDND
Ngân hàng Nhà
nƣớc VN

NH Hợp tác xã
TW

Ngân hàng Nhà
nƣớc Chi nhánh
tỉnh

NH Hợp tác xã
Chi nhánh tỉnh, TP

QTDND Cơ sở
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


/>

10
Nguồn: Thanh tra giám sát NHNN Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc
Quan hệ chỉ đạo và phối hợp thực hiện công tác quản lý thanh tra,
giám sát giữa NHNN TW và NHNN Chi nhánh tỉnh, thành phố. Quan hệ quản lý,
thanh tra giám sát của NHNN đối với hệ thống QTDND.
Quan hệ tác nghiệp, điều hoà vốn trong hệ thống QTDND.
1.2. Những vấn đề cơ bản về Thanh tra, giám sát Ngân hàng
Thanh tra là một chức năng quản lý của Nhà nƣớc, đƣợc thực hiện bởi cơ quan
quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền, nhân danh quyền lực Nhà nƣớc kiểm tra xem xét
việc làm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân, nhằm kết luận đúng, sai, đánh
giá ƣu khuyết điểm, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa xử lý các vi phạm, góp
phần hoàn thiện cơ chế quản lý, tăng cƣờng pháp chế xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà
nƣớc, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.
Đối với loại hình thanh tra của cơ quan quản lý nhà nƣớc theo ngành và lĩnh vực
quản lý, mục tiêu của hoạt động thanh tra nhằm giám sát đảm bảo cho các quy định
chuyên ngành đƣợc các đối tƣợng chấp hành nghiêm chỉnh. Loại hình này mang tính
chuyên sâu theo từng ngành, lĩnh vực, do đó gọi là thanh tra chuyên ngành.
Công cuộc đổi mới năm 1986 và sự ra đời của Hiến pháp năm 1992 đã đƣa đến
những chuyển biến lớn trong đời sống kinh tế, xã hội của nƣớc ta. Cơ chế thị trƣờng
dần hình thành và phát triển mạnh mẽ đã kéo theo sự thay đổi cơ bản về phƣơng
thức và nội dung quản lý nhà nƣớc. Nhà nƣớc đang tiến hành vai trò làm "dịch vụ
công" nhằm đảm bảo kỷ cƣơng, bảo đảm sự công bằng, sự phát triển chung của xã
hội trong đó các thể nhân và pháp nhân có quyền năng pháp luật và tự chủ trong
hoạt động của mình. Trong bối cảnh đó, hoạt động thanh tra chuyên ngành đã tự
hình thành để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nƣớc trong cơ chế thị trƣờng.
Thanh tra Ngân hàng thực tế đã hoạt động theo tính chất chuyên ngành. Chính
Phủ đã cho ban hành Nghị định 91/1999/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 1999 về tổ

chức và hoạt động của Thanh tra Ngân hàng, và mới đây đƣợc thay thế bằng Nghị
định 26/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 04 năm 2014 về tổ chức và hoạt động của
Thanh tra, giám sát Ngân hàng, theo đó Thanh tra, giám sát Ngành Ngân hàng là Cơ
quan Thanh tra Nhà nƣớc, đƣợc tổ chức thành hệ thống gồm:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

Đồ án đầy đủ ở file: Đồ án Full






×