Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Thực hiện chính sách hỗ trợ đối với đại biểu quốc hội ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 91 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐẶNG THỊ TUYẾT TRINH

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐỐI VỚI
ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

Hà Nội, 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐẶNG THỊ TUYẾT TRINH

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐỐI VỚI
ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số : 60 34 04 02

LUẬN VĂN CHÍNH SÁCH CÔNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. Hoàng Văn Tú


Hà Nội, 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu đã nêu
trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi đã tự nghiên cứu, học hỏi dựa trên các kiến thức đã học, làm việc và sự giúp
đỡ của giáo viên hướng dẫn và đồng nghiệp.

Tác giả luận văn

Đặng Thị Tuyết Trinh

1


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH HỖ TRỢ ĐỐI VỚI ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI .............................................16
1.1. Khái quát chung về thực hiện chính sách hỗ trợ đối với đại biểu Quốc hội...16
1.2. Các yếu tố tác động đến việc thực hiện chính sách hỗ trợ đối với đại biểu
Quốc hội ở Việt Nam hiện nay ..............................................................................27
1.3. Kinh nghiệm thực hiện chính sách hỗ trợ đối với nghị sỹ ở một số nước trên
thế giới có thể kế thừa và áp dụng ở Việt Nam .....................................................32
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐỐI
VỚI ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ....................................39

2.1. Quy định của pháp luật về thực hiện chính sách hỗ trợ đối với đại biểu Quốc
hội ở Việt Nam.......................................................................................................39
2.2. Việc thực hiện chính sách hỗ trợ đối với đại biểu Quốc hội ở Việt Nam hiện
nay ..........................................................................................................................42
2.3. Đánh giá việc thực hiện chính sách hỗ trợ đối với đại biểu Quốc hội ở Việt
Nam hiện nay .........................................................................................................52
CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐỐI VỚI ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI Ở NƯỚC TA ......69
3.1. Quan điểm đối với việc tăng cường thực hiện chính sách hỗ trợ đối với đại
biểu Quốc hội ở nước ta.........................................................................................69
3.2. Các giải pháp nhằm tăng cường thực hiện chính sách hỗ trợ đối với đại biểu
Quốc hội ở nước ta.................................................................................................72
KẾT LUẬN ..............................................................................................................84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................86

4


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang

1.1

Số lượng và cơ cấu ĐBQH, Quốc hội khóa XIII và


27

Quốc hội khóa XIV
2.2.

Tài liệu cung cấp cho ĐBQH tại các kỳ họp 1, kỳ

45

họp 2, kỳ họp 3 và kỳ họp 4, Quốc hội khóa XIV

DANH MỤC HÌNH

Số hiệu hình

Tên hình

Trang

2.3

Biểu đồ đánh giá về hỗ trợ tài chính đối với ĐBQH

58

trong hoạt động lập pháp

5



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐBQH

Đại biểu Quốc hội

UBTVQH

Ủy ban thường vụ Quốc hội

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

BDĐBDC

Bồi dưỡng đại biểu dân cử

6


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việc thực hiện luận văn khoa học về chủ đề “Thực hiện chính sách hỗ trợ đối
với đại biểu Quốc hội ở Việt Nam hiện nay” là thực sự cần thiết, có ý nghĩa lý luận
và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay, xuất phát từ các lý do sau:
- Thứ nhất, Yêu cầu thực hiện chủ trương của Đảng về đổi mới tổ chức và
hoạt động của Quốc hội trong tiến trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp
quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ thứ XI của Đảng nhấn mạnh: “Đổi mới tổ chức và hoạt động của
Quốc hội, bảo đảm cho Quốc hội thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân,

cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Nâng cao chất lượng ĐBQH, tăng hợp lý số
lượng ĐBQH chuyên trách; có cơ chế để ĐBQH gắn bó chặt chẽ và có trách nhiệm
với cử tri…” [4, tr.248]. Quan điểm đổi mới tổ chức và nâng cao hiệu lực, hiệu quả
hoạt động của Quốc hội gắn liền với chủ trương nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt
động của ĐBQH. Việc thực hiện các chính sách hỗ trợ nhằm đảm bảo, tạo điều kiện
tốt nhất cho ĐBQH hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ và góp phần nâng cao chất
lượng, hiệu quả hoạt động của ĐBQH.
- Thứ hai, Đáp ứng yêu cầu đặt ra từ thực tiễn tổ chức và hoạt động của
ĐBQH. Thể chế hóa các chủ trương, quan điểm của Đảng, Hiến pháp năm 1992,
Luật tổ chức Quốc hội năm 2001, Luật bầu cử ĐBQH 1997, Quy chế hoạt động của
ĐBQH và Đoàn ĐBQH… đã từng bước được ban hành mới, sửa đổi bổ sung cho
phù hợp. Quyền hạn, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của Quốc
hội, các cơ quan của Quốc hội và ĐBQH được quy định cụ thể, phù hợp, có nhiều
nội dung mới. Trong đó, nổi bật nhất là việc tăng cường số lượng ĐBQH chuyên
trách (30%) ngay trong Luật tổ chức Quốc hội. Đội ngũ ĐBQH chuyên trách từng
bước được xây dựng và kiện toàn. Phương thức hoạt động của Quốc hội được đổi
mới trên nhiều mặt, chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động được nâng lên một
bước.

7


- Thứ ba, ĐBQH là người đại biểu của nhân dân, do nhân dân bầu ra, chịu
trách nhiệm trước nhân dân và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn ở cơ
quan quyền lực nhà nước cao nhất. Việc thực hiện chính sách hỗ trợ đối với ĐBQH
là đòi hỏi tất yếu nhằm góp phần bảo đảm cho ĐBQH phát huy được vai trò, quyền
hạn, nhiệm vụ theo quy định của Hiến pháp 2013 và Luật tổ chức Quốc hội năm
2014. Cụ thể hóa tinh thần và nội dung của Hiến pháp năm 2013, Luật tổ chức Quốc
hội năm 2014 đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định liên quan đến trách nhiệm, quyền
hạn của ĐBQH. Đồng thời, Luật cũng đặt ra các quy định mới về chính sách, điều

kiện bảo đảm hoạt động của ĐBQH như: phụ cấp, các chế độ khác và điều kiện bảo
đảm cho ĐBQH.
- Thứ tư, Nghiên cứu việc thực hiện chính sBQH. Ban
công tác đại biểu cần chú trọng hoạt động tổng kết, đánh giá việc thực hiện chính
sách hỗ trợ về tài chính, các điều kiện đảm bảo khác theo định kỳ hàng năm, giữa
nhiệm kỳ và cả nhiệm kỳ, từ đó kịp thời có những sự điều chỉnh cho phù hợp.
- Cần xây dựng cơ chế huy động nguồn lực tài chính từ bên ngoài để hỗ trợ
ĐBQH trong thực hiện nhiệm vụ. Thời gian qua đã có không ít doanh nghiệp, cơ
quan, tổ chức trong và ngoài nước có nguồn lực tài chính mạnh, có mong muốn
đóng góp một phần kinh phí nhằm nâng cao chất lượng, tạo đột phá trong công tác
xây dựng pháp luật của Quốc hội nhưng vì chưa có cơ chế tiếp nhận, sử dụng kinh
phí nên không thực hiện được. Trong điều kiện đẩy mạnh đổi mới về tổ chức và
hoạt động của Quốc hội, việc cởi mở hơn trong huy động nguồn lực xã hội tham
gia đóng góp kinh phí cho hoạt động của ĐBQH là việc cần được Quốc hội tính
đến trong thời gian tới.
Kết luận chương 3
Có thể thấy, để tăng cường thực hiện chính sách hỗ trợ cho ĐBQH cần thực
hiện tổng thể và đồng bộ nhiều giải pháp khác nhau, từ các giải pháp chung, cho
đến các giải pháp cụ thể đối với từng nội dung hỗ trợ cụ thể, từ các giải pháp liên
quan đến các yếu tố đảm bảo và các giải pháp liên quan đến từng bước thực hiện
chính sách... Việc thực hiện các giải pháp trên nhằm đáp ứng được yêu cầu của
thực tế và yêu cầu hoạt động đặc thù của ĐBQH ở nước ta. Đây cũng là phù hợp
với xu thế phổ biến ở hầu hết Nghị viện của các nước trên thế giới và sẽ góp phần
tạo động lực để ĐBQH thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của mình, góp phần
hiệu quả vào hoạt động chung của Quốc hội trong thời gian sắp tới.

83


KẾT LUẬN

ĐBQH là người đại diện cho tiếng nói, nguyện vọng, ý chí của nhân dân
tham gia vào cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là Quốc hội. Việc thực hiện
chính sách hỗ trợ cho ĐBQH có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm tạo điều kiện tối
ưu giúp ĐBQH hoàn thành tốt vai trò, nhiệm vụ, từ đó đóng góp hiệu quả cho hoạt
động chung của Quốc hội. Thực hiện chính sách hỗ trợ đối với ĐBQH cũng là lựa
chọn chính sách của nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay.
Trong thời gian qua, Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác đại biểu
và có nhiều định hướng chính sách nhằm hỗ trợ cho ĐBQH. Đó là những yếu tố hết
sức thuận lợi để việc thực hiện chính sách hỗ trợ ĐBQH ở nước ta trong thời gian
qua đạt được những kết quả tích cực.
Việc thực hiện chính sách hỗ trợ cho ĐBQH ở nước ta đã được triển khai ở
nhiều nội dung khác nhau, trong đó hỗ trợ về thông tin, hỗ trợ về đào tạo, bồi dưỡng
và hỗ trợ về tài chính, cùng các điều kiện đảm bảo khác là những nội dung hỗ trợ cơ
bản. Quá trình triển khai thực hiện chịu sự tác động của nhiều yếu chủ quan, khách
quan khác nhau. Do đó, bên cạnh những thành quả, việc thực hiện chính sách hỗ trợ
ĐBQH ở nước ta cũng gặp không ít những vướng mắc, bất cập. Nhìn chung, việc
thực hiện chính sách hỗ trợ đối với ĐBQH ở nước ta trong thời gian qua chưa thật
sự tương xứng với vai trò, vị trí đặc biệt của ĐBQH.
Nguyên nhân chính dẫn đến những bất cập, hạn chế trong thực hiện chính
sach hỗ trợ ĐBQH đó là: (1) Cơ sở pháp lý về thực hiện chính sách hỗ trợ cho
ĐBQH ở nước ta vẫn chưa đầy đủ, còn thiếu tính nhất quán, nhiều quy định chưa
phù hợp với thực tiễn, còn chồng chéo. (2) Nguồn lực thực hiện chính sách về cả
nhân lực và vật lực còn nhiều hạn chế. (3) Năng lực thực thi chính sách của bộ máy
các cơ quan giúp việc cho Quốc hội, ĐBQH chưa đáp ứng yêu cầu, còn chậm đổi
mới. (4) Nhu cầu và sự chủ động tham gia của ĐBQH vào việc thực hiện một số nội
dung hỗ trợ chưa cao...
Trên cơ sở phân tích những bất cập, hạn chế và nguyên nhân, Luận văn đã

84



đưa ra các quan điểm và các nhóm giải pháp nhằm tăng cường triển khai thực hiện
chính sách hỗ trợ đối với ĐBQH trong thời gian tới. Để tiếp tục thực hiện có hiệu
quả chính sách hỗ trợ đối với ĐBQH ở nước ta, trước hết cần phải đảm bảo định
hướng của Đảng đối với hoạt động của Quốc hội nói chung, ĐBQH nói riêng; thực
hiện phải căn cứ trên đặc thù công tác, đặc điểm lao động, hoạt động của ĐBQH;
cần kế thừa những thành quả đã đạt được và xây dựng lộ trình thực hiện phù hợp
với quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội và điều kiện kinh tế - xã
hội của đất nước, cũng như tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các nước trên thế
giới... Về giải pháp, có các giải pháp chung và giải pháp cụ thể đối với từng nội
dung hỗ trợ cụ thể. Trong đó, chú trọng sửa đổi, bổ sung các quy định pháp lý có
liên quan; tăng cường các khâu trong quy trình thực thi chính sách; nâng cao năng
lực bộ máy thực thi chính sách; tăng cường nguồn lực thực hiện chính sách; tiếp tục
đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp; định mức hỗ trợ cần có sự điều chỉnh
cho phù hợp... Việc thực hiện câc giải pháp cần tiến hành một cách đồng bộ.
Có thể khẳng định, tăng cường việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ
đối với ĐBQH ở nước ta trong giai đoạn hiện nay và bối cảnh sắp tới của đất nước
là rất cần thiết, đòi hỏi sự chung tay vào cuộc của cả bộ máy. Một khi ĐBQH
được đảm bảo sự hỗ trợ tối ưu trên nhiều mặt khác nhau, từ kinh phí hoạt động,
các điều kiện đảm bảo, chế độ đào tạo, bồi dưỡng, hỗ trợ thông tin, nhân lực..., sẽ
là nguồn động lực giúp ĐBQH hoàn thành trọng trách mà nhân dân đã tin tưởng
giao phó, xứng đáng là người đại biểu của dân, vì dân, vì nước.
Hi vọng với những kết quả đã đạt được, luận văn sẽ là tài liệu tham khảo
hữu ích cho các cơ quan chức năng trong việc nghiên cứu và thực hiện chính sách
hỗ trợ đối với ĐBQH ở nước ta hiện nay.

85


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu trong nước
1. Ban Công tác đại biểu (2014), Báo cáo đánh giá 10 năm hoạt động bồi
dưỡng đại biểu dân cử, được trình bày tại Hội nghị đánh giá 10 năm hoạt động bồi
dưỡng đại biểu dân cử tổ chức ngày 30/12/2014 tại Hà Nội;
2. Trịnh Ngọc Cường (2017), Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới hoạt động
cung cấp thông tin hỗ trợ ĐBQH Việt Nam, Tư liệu lưu trữ Thư viện Viện Nghiên
cứu lập pháp, Hà Nội;
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội;
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội;
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XII , Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội;
6. Chính Phủ, Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 về đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, Cổng thông tin điện tử Chính Phủ, đường dẫn:
/>7. Đảng đoàn Quốc hội (2009), Báo cáo khảo sát ý kiến ĐBQH thuộc Phụ
lục Đề án Đổi mới công tác bồi dưỡng ĐBQH, Tư liệu lưu trữ Văn phòng Quốc hội,
Hà Nội;
8. Đảng đoàn Quốc hội (2010), Đề tài nhánh “Kinh nghiệm quốc tế và xây
dựng mạng lưới hợp tác quốc tế trong công tác bồi dưỡng ĐBQH”, Phụ lục 6, Đề
án Đổi mới công tác bồi dưỡng ĐBQH, Tư liệu lưu trữ Văn phòng Quốc hội, Hà
Nội;
9. Đảng đoàn Quốc hội (2010), Đề tài nhánh: “Một số vấn đề về thực trạng
công tác bồi dưỡng ĐBQH những năm gần đây và bài học kinh nghiệm”, Phụ lục
3.2, Đề án Đổi mới công tác bồi dưỡng ĐBQH, Tư liệu lưu trữ Văn phòng Quốc
hội, Hà Nội;

86



10. Đảng đoàn Quốc hội (2006), Phụ lục tham khảo, Đề án chế độ, chính
sách cho ĐBQH, Tư liệu lưu trữ Văn phòng Quốc hội, Hà Nội;
11. Vũ Minh Hồng (2003), ĐBQH với việc sử dụng thông tin tư vấn,
/>12. Hội đồng bầu cử Quốc gia (2016), Báo cáo số 700 /BC-HĐBCQG của
Hội đồng bầu cử Quốc gia, ngày 19 tháng 7 năm 2016 về kết quả xác nhận tư cách
của đại biểu Quốc hội khóa XIV, Tư liệu lưu trữ Văn phòng Quốc hội, Hà Nội;
13. Huỳnh Thành Lập (2012), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn để xác định
địa vị pháp lý của Đoàn ĐBQH và ĐBQH chuyên trách trong giai đoạn hiện nay,
tham luận tại Hội thảo “Hoạt động của Đoàn ĐBQH và vai trò của ĐBQH chuyên
trách trong hoạt động của Đoàn ĐBQH” do Ban Công tác đại biểu tổ chức tháng
9/2012, Tư liệu lưu trữ Vụ Công tác đại biểu, Văn phòng Quốc hội, Hà Nội;
14. Phan Trung Lý (2009), Nâng cao năng lực hoạt động của ĐBQH: thuận
lợi, khó khăn và giải pháp, tham luận tại Hội thảo “Cơ chế và hình thức hỗ trợ các
ĐBQH” do Hội Luật gia tổ chức tại Hà Nội, tháng 2/2009;
15. Nguyễn Thị Nương (2014), Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện chế
định ĐBQH chuyên trách đáp ứng yêu cầu đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc
hội ở nước ta hiện nay, Đề tài cấp bộ, lưu trữ tại Thư viện Viện Nghiên cứu lập
pháp, Hà Nội;
16. Trần Tuyết Mai (2016), Hỗ trợ ĐBQH thực hiện sáng quyền lập pháp –
cơ sở lý luận và thực tiễn, Đề tài cấp bộ, lưu trữ tại Thư viện Viện Nghiên cứu lập
pháp, Hà Nội;
17. Quốc hội (2013), Hiến pháp 2013, Nxb Chính trị quốc gia – sự thật, Hà
Nội;
18. Quốc hội (2008), Luật cán bộ công chức, Nxb Chính trị quốc gia – sự
thật, Hà Nội;
19. Quốc hội (2015), Nội quy kỳ họp Quốc hội, Công báo/Số 1211 +
1212/Ngày 20-12-2015, tr. 4 – 34;

87



20. Quốc hội (2015), Luật tổ chức Quốc hội, Nxb chính trị Quốc gia – sự
thật, Hà Nội;
21. Quốc hội (2016), Báo cáo công tác nhiệm kỳ khóa XIII của Quốc hội,
/>umuoimot/Pages/van-kien-tai-lieu.aspx?ItemID=3269;
22. Lưu Ngọc Tố Tâm, Để tiếp tục xứng đáng gánh vác trách nhiệm của
ĐBQH trước cử tri và nhân dân, ngày cập nhật: 31/10/2016;
23. Nguyễn Đăng Tiến (2011), Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt
động của ĐBQH chuyên trách, Đề tài cấp cơ sở, lưu trữ tại Thư viện Viện Nghiên
cứu lập pháp, Hà Nội;
24. Bùi Ngọc Thanh (2012), Điều kiện hoạt động của ĐBQH”, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội;
25. Phạm Quý Thọ, Nguyễn Xuân Nhật (2014), Chính sách công, Nxb
Thông tin và truyền thông, Hà Nội;
26. Văn Tất Thu, Tổ chức thực hiện chính sách công, Bài giảng lớp học viên
cao học chính sách công, Học viện khoa học xã hội, Hà Nội;
27. Trần Văn Thuân (2014), Một số vấn đề lý luận về hoạt động của Hội
đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp 17 (273), tr.
16 - 27.
28. Thư viện Quốc hội, Báo cáo Kết quả hoạt động cung cấp thông tin phục
vụ ĐBQH tại Kỳ họp thứ 1, thứ 2, thứ 3 và thứ 4, Quốc hội khóa XIV, Tư liệu lưu
trữ Văn phòng Quốc hội, Hà Nội;
29. Đỗ Ngọc Tú (2015), Đề tài cấp cơ sở “Hoàn thiện cơ cấu, tổ chức, nâng
cao năng lực cung cấp thông tin, công tác nghiên cứu khoa học của Viện Nghiên
cứu lập pháp, Tư liệu lưu trữ tại Thư viện Viện Nghiên cứu lập pháp, Hà Nội;
30. Hoàng Văn Tú (2012), Cơ chế hỗ trợ ĐBQH trong thực hiện quyền trình
sáng kiến pháp luật, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội;

88



31. Trung tâm BDĐBDC phối hợp với Quỹ châu Á tại Việt Nam thực hiện
(2012 – 2013), Báo cáo nghiên cứu nhu cầu thông tin của ĐBQH, Tư liệu lưu trữ
Văn phòng Quốc hội, Hà Nội;
32. Trung tâm tin học, Văn phòng Quốc hội, Tài liệu gỡ băng Phiên họp thứ
8 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV ngày 17/3/2018, Tư liệu lưu trữ Văn
phòng Quốc hội, Hà Nội;
33. Hoàng Phê (2002), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng;
34. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2002), Quy chế hoạt động của ĐBQH và
Đoàn ĐBQH, />35. Ủy ban thường vụ Quốc hội (2012), Nghị quyết số 524/2012/UBTVQH13
ngày 20/9/2012 về một số chế độ chi tiêu bảo đảm hoạt động của Quốc hội,
/>36. Ủy ban thường vụ Quốc hội (2017), Nghị quyết số 353/2017/UBTVQH14
ngày 17/4/2017 về quy định bổ sung một số chế độ và điều kiện bảo đảm hoạt động
của ĐBQH, Công báo/Số 941 + 942/Ngày 17-12-2017, tr. 5 – 7;
37. Ủy ban thường vụ Quốc hội (2015), Nghị quyết 1097/2015/UBTVQH13
ngày 22/12/2015 về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ cơ cấu tổ chức
của Văn phòng Đoàn ĐBQH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Công báo/Số
05 + 06/Ngày 03-01-2016, tr.7 – 13;
38. Ủy ban thường vụ Quốc hội (2003), Nghị quyết 618/2013/UBTVQH13
ngày 10/7/2013 sửa đổi Nghị quyết 417/2003/NQ-UBTVQH11 về chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Quốc hội, Công báo/Số 437 +
438/Ngày 27-7-2013, tr.4 – 7;
39. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2002), Nghị quyết số 08/2002/NQ-QH11
ngày 16 tháng 12 năm 2002 của UBTVQH về việc ban hành quy chế hoạt động của
ĐBQH và Đoàn ĐBQH, đường dẫn: />
89


hanh-chinh/Nghi-quyet-08-2002-NQ-QH11-Quy-che-hoat-dong-cua-Dai-bieuQuoc-hoi-va-Doan-dai-bieu-Quoc-hoi-50350.aspx;
40. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Viện Nghiên cứu lập pháp (2016), Quốc

hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam kế thừa, đổi mới và phát triển, Nxb Chính trị
quốc gia – sự thật, Hà Nội;
41. Văn phòng Quốc hội (2008) , Báo cáo kết quả điều tra ý kiến ĐBQH về
thực trạng cơ chế hỗ trợ ĐBQH trong công tác lập pháp, thực hiện tại Kỳ họp thứ
4, Quốc hội khóa XII, Tháng 11/2008, Tư liệu lưu trữ Văn phòng Quốc hội, Hà Nội;
42. Văn phòng Quốc hội và UNDP (2011), Báo cáo nghiên cứu đổi mới tổ
chức và hoạt động của Văn phòng Quốc hội, 12/2011, Hà Nội;
43. Viện Nghiên cứu lập pháp (2011), Tài liệu Hội thảo khoa học “Pháp luật
về ĐBQH trong giai đoạn hiện nay – Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Tư liệu
lưu trữ Thư viện Viện Nghiên cứu lập pháp, Hà Nội;
44. Tạ Thị Yên (2014), Chế độ chính sách đối với ĐBQH cần tiếp tục hoàn
thiện, ngày
15/3/2014;
Tài liệu nước ngoài:
45. IPU (2009), Report from the Conference: Informing Democracy:
Building capacity to meet parliamentarians’ information and knowledge needs,
Geneva;
46. The House of Commons of the United Kingdom (2009), The Green
Book: A guide to Members' allowances, London;
47. Jennifer Tanfield (Ed) (2003), Parliamentary Liberary, Research and
Information Services of Western Europe, London;
48. The House of Commons of the United Kingdom, Pay and expense for
MPs, />49. Wikipedia, List of salaries of heads of state and government,
/>
90


50. Parliament of new south wales, Salaries and Allowances for Members of
the Legislative Assembly, />51. Northern Irelend Assembly, Member’ salaries and Expenses,
/>

91



×