Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Vận dụng kiến thức liên môn giải quyết tình huống trong thực tiễn: Bảo vệ môi trường biển là bảo vệ môi trường sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 12 trang )

I. Tên tình huống:
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN
LÀ GÓP PHẦN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SỐNG
Sau một năm học tập đạt được nhiều thành tích, em được bố mẹ thưởng cho
một chuyến du lịch ở biển Đồ Sơn. Đã lâu rồi cả gia đình mới có dịp đi du lịch với
nhau. Bãi biển nơi đây thật đẹp. Mùa hè nên đông người chọn biển là nơi du lịch nghỉ
mát. Ai cũng vui vẻ tận hưởng kì nghỉ sau thời gian làm việc, học tập căng thẳng. Em
cũng tham gia hòa nhịp với dòng người ở bãi biễn. Nhưng rồi em chợt nhìn thấy
những hành động không đẹp của một số người du lịch khi xả rác trên bãi biển. Em
nghĩ không biết những người xả rác ra biển như vậy có biết hành động của mình làm
ảnh hưởng tới môi trường biển hay không? Em đã tìm hiểu về môi trường biển và các
biện pháp để bảo vệ môi trường biển.
II. Mục tiêu giải quyết tình huống:
Vận dụng kiến thức của các môn học: Sinh học, Địa lí, Toán học, Giáo dục
công dân, Tin học để tìm hiểu về môi trường biển và các biện pháp bảo vệ môi trường
biển.
III. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống:
Cần tìm hiểu tổng quan về:
- Môi trường biển là gì?
- Vai trò của môi trường biển
- Trách nhiệm của Việt Nam đối với môi trường biển.
- Thực trạng ô nhiễm môi trường biển ở nước ta hiện nay.
- Nguyên nhân ô nhiễm môi trường biển ở nước ta.
- Hậu quả của ô nhiễm môi trường biển ở nước ta.
- Các biện pháp bảo vệ môi trường biển ở nước ta.
IV. Giải pháp giải quyết tình huống:
- Vận dụng kiến thức môn Sinh học để tìm hiểu môi trường biển là gì, vai trò
của môi trường biển, nguyên nhân, hậu quả ô nhiễm môi trường biển và các biện pháp
để bảo vệ môi trường biển ở nước ta.
- Vận dụng kiến thức môn Địa lí để tìm hiểu về biển Việt Nam.
- Vận dụng kiến thức môn Toán để thống kê số liệu.


- Vận dụng kiến thức môn Giáo dục công dân để giáo dục bảo vệ môi trường biển.
- Vận dụng kiến thức môn Tin học để tìm thông tin trên mạng.
- Vận dụng kiến thức thực tiễn trong đời sống để tìm hiểu thực, nguyên nhân,
hậu quả của ô nhiễm môi trường biển và các biện pháp để bảo vệ môi trường biển ở
nước ta.
V. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống:
V.1. Môi trường biển là gì?
Căn cứ vào Điều 1, khoản 4 Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982,
môi trường biển được hiểu bao gồm các tài nguyên sinh vật, các hệ sinh thái biển và
chất lượng nước biển, cảnh quan biển.
1


V.2. Vai trò của môi trường biển :
Nhờ có 71% diện tích biển và đại dương bao phủ bề mặt mà môi trường Trái
đất có những điểm khác cơ bản so với các hành tinh khác trong hệ Mặt trời. Biển và
đại dương được các nhà khoa học công nhận là cội nguồn của sự sống trên Trái đất.
Biển và đại dương là cái nôi của sự sống, đã và đang cung cấp cho nhân loại
một khối lượng rất lớn thực phẩm, dược phẩm, nguyên nhiên vật liệu, năng lượng, tài
nguyên thiên nhiên.
Không có biển và đại dương, cuộc sống như được biết hôm nay có thể không
tồn tại. Biển và đại dương có nhiều chức năng quan trọng liên quan tới sự sống của
Trái đất. Nó hoạt động với tư cách là một "cỗ máy điều hoà nhiệt độ" và "cỗ lò sưởi"
khổng lồ có tác dụng điều chỉnh cân bằng các cực từ nhiệt độ thịnh hành trên Trái đất
và làm dịu các ảnh hưởng khốc liệt của thời tiết như mưa bão, lũ, lụt, khô hạn,...
Thiếu biển và đại dương, các đại lục sẽ trở thành các sa mạc khô cằn, môi trường sống
của loài người trên Trái đất sẽ khắc nghiệt hơn.
Trong bối cảnh loài người đang phải đối mặt và nỗ lực ứng phó với những tác
động khôn lường của biến đổi khí hậu, thì biển và đại dương một lần nữa lại chứng tỏ
vai trò quan trọng của mình. Hiện nay, đại dương và biển có khả năng thu và lưu giữ

được 30% lượng CO2 thừa trong nhóm khí nhà kính từ bầu khí quyển của Trái đất và
nếu làm cho đại dương lành mạnh hơn thì khả năng này tiếp tục tăng lên.
V.3. Trách nhiệm của Việt Nam đối với môi trường biển:
Việt Nam là 1 trong 9 quốc gia nằm bên bờ biển Đông, giáp với biển ở hướng
Đông, Nam và Tây Nam. Bờ biển nước ta cong hình chữ S, kéo dài trên 3260km từ
Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang). Có 28/63 tỉnh, thành phố giáp
biển. Biển nước ta giáp với biển Trung Quốc, Philippin, Inđônêxia, Thái Lan,
Campuchia, Malaixia, Brunây, Xingapo.
Từ hàng nghìn năm nay, biển đã gắn bó mật thiết và ảnh hưởng lớn đến sự phát
triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và môi trường nước ta.
Sau khi Công ước về Luật Biển 1982 được thông qua ngày 30 – 4 – 1982, Việt
Nam là 1 trong 107 quốc gia đầu tiên tham gia kí Công ước tại Môn-tê-gô Bay (Jamai-ca).
Ngày 23 – 6 – 1994, Quốc hội nước ta đưa ra Nghị quyết về việc phê chuẩn
Công ước Luật Biển và khẳng định chủ quyền biển đảo.
Ngày 21 – 6 – 2012, Việt Nam ban hành Luật Biển.
Đấy là những bước tiến quan trọng thể hiện rõ trách nhiệm của Việt Nam đối
với biển và môi trường biển.
Là một trong những quốc gia trên thế giới có biển, Việt Nam được hưởng các
nguồn lợi từ biển mang lại nhưng gắn liền với quyền lợi là trách nhiệm đối với việc
giữ gìn, bảo vệ biển và môi trường biển, cùng chung tay với các nước khác làm cho
biển xanh hơn, sạch hơn.
V.4. Thực trạng ô nhiễm môi trường biển hiện nay ở nước ta:
Biển Việt Nam đang ở trong tình trạng ô nhiễm đáng báo động:
2


Hàm lượng dầu trong nước biển của Việt Nam nhìn chung đều vượt giới hạn tiêu
chuẩn Việt Nam và vượt rất xa tiêu chuẩn của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
Một số vùng ven bờ đang bị đục hoá, lượng phù sa lơ lửng tăng làm giảm khả
năng quang hợp của một số sinh vật biển.

Nước biển của một số khu vực có biểu hiện bị axit hoá. Nước biển ven bờ có
biểu hiện bị ô nhiễm bởi chất hữu cơ, kẽm, một số chủng thuốc bảo vệ thực vật.
Hàm lượng hóa chất bảo vệ thực vật chủng Andrin và Endrin của các mẫu sinh
vật đáy các vùng cửa sông ven biển phía Bắc đều cao hơn giới hạn cho phép.
Một số vùng ven biển rác thải tràn lan.

Rác thải ở ven biển
Nhiều nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất của tư nhân ven
biển đã xả thải chưa qua xử lí gây ô nhiễm biển trầm trọng, tiêu biểu như công ti
Formosa.

Vùng biển bị Công ti Formosa gây ô nhiễm
3


V.5. Nguyên nhân ô nhiễm môi trường biển ở nước ta:
1. Do yếu tố tự nhiên:
- Do các loại vi sinh vật biển, vi tảo biển ngày càng gia tăng về số lượng, tham
gia vào hiện tượng thủy triều đỏ, làm suy giảm các sinh vật biển có lợi.

Thủy triều đỏ
- Các hiện tượng như núi lửa, bão…làm chết hàng loạt sinh vật biển, xác chết
của chúng không được xử lý đã gây ô nhiễm vùng biển.
- Sự đứt gãy của vỏ trái đất làm rò rỉ những mỏ dầu ở đáy đại dương cũng đã
góp phần gây ra tình trạng ô nhiễm biển.
2. Do yếu tố con người:
- Các hoạt động du lịch có ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sinh thái,
cảnh quan tự nhiên của biển.

Du lịch biển

- Việc khai thác dầu khí trên biển có ảnh hưởng lớn tới môi trường biển.
4


- Việc khai thác bằng đánh mìn, sử dụng hoá chất độc hại làm cạn kiệt nhanh
chóng nguồn lợi thuỷ sản và gây hậu quả nặng nề cho các vùng sinh thái biển.
- Các hoạt động hằng hải là nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm biển.
- Các chất thải từ đất liền, các nguồn ô nhiễm từ lục địa theo sông ngòi mang
ra biển như dầu và sản phẩm từ dầu, nước thải, phân bón nông nghiệp, thuốc trừ
sâu, chất thải công nghiệp,……
- Chưa giải quyết tốt vấn đề giữa nuôi trồng thủy hải sản và bảo vệ môi trường
biển.
- Thiếu hiểu biết về pháp luật biển, nhất là pháp luật bảo vệ môi trường biển
của những người tham gia hoạt động khai thác, sử dụng biển.
- Vấn đề phối hợp quản lí giữa các bộ ngành liên quan còn chưa được thống nhất.
- Vấn đề quy hoạch biển cấp quốc gia, vùng, địa phương cũng còn nhiều hạn chế.
- Ý thức của nhiều tổ chức, cá nhân về giữ gìn, bảo vệ môi trường còn chưa tốt,
xả thải, vứt rác bừa bãi ra bờ biển.
- Sự hợp đồng với các công ti nước ngoài vẫn còn chưa chặt chẽ trong vấn đề
bảo vệ môi trường trong đó có môi trường biển.
V.6. Hậu quả của ô nhiễm môi trường biển ở nước ta:
Ảnh hưởng tới kinh tế:
Việt Nam có tiềm năng về du lịch biển, nếu vấn đề rác thải, ô nhiễm môi trường
biển không được giải quyết sẽ dẫn tới tình trạng giảm lượng khách du lịch trong và
ngoài nước, ảnh hưởng không nhỏ tới ngành công nghiệp không khói ở nước ta.
Ô nhiễm môi trường biển làm sản lượng đánh bắt, nuôi trồng hải sản giảm do
đó dẫn tới giảm thu nhập của ngư dân.
Ô nhiễm môi trường biển ảnh hưởng xấu tới việc phát triển tổng hợp kinh tế
biển theo hướng bền vững.
Ảnh hưởng tới sức khỏe của con người:

Hải sản là một trong những nguồn thức ăn của chúng ta, những loài hải sản
sống trong môi trường bị nhiễm bẩn sẽ bị nhiễm một số chất độc hại và một số bệnh.
Khi ăn phải những loại hải sản này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người,
sinh ra nhiều loại dịch bệnh.
Biển ô nhiễm kéo theo đó là chất lượng không khí ở đó bị ô nhiễm, mang theo
nhiều chất độc hại làm tổn hại đến sức khỏe của người dân sống ở khu vực đó.
Ảnh hưởng tới đa dạng sinh học:
Môi trường biển bị ô nhiễm đã dẫn tới suy thoái đa dạng sinh học biển, điển
hình là hệ sinh thái san hô. Theo số liệu của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, đến
nay có khoảng 20% rạn có độ phủ san hô sống nghèo (độ phủ 0-25%), 60% thuộc loại
thấp (26-50%), 17% còn tốt (51-75%) và chỉ có 3% rất tốt (trên 75%).

5


Thảm san hô chết
Ảnh hưởng tới sự sống của sinh vật biển. Trong vòng 10 năm trở lại đây, trữ
lượng cá đáy đã giảm trên 30% và có khoảng 85 loài hải sản có mức độ nguy cấp
khác nhau. Hiện tượng cá chết hàng loạt trôi dạt vào bờ xảy ra ở những bãi biển bị ô
nhiễm nặng.

Cá biển chết trôi dạt vào bờ
Ảnh hưởng tới môi trường:
Ô nhiễm môi trường biển làm suy giảm chất lượng nước biển dẫn đến mất dần
sự tinh khiết ban đầu làm chất lượng nguồn nước bị suy giảm nghiêm trọng.
Ô nhiễm môi trường biển làm gia tăng ô nhiễm môi trường nói chung
Ảnh hưởng tới tương lai:
Ô nhiễm môi trường biển là một trong những tác nhân dẫn đến biến đổi khí
hậu, để lại hậu quả nặng nề cho tương lai mà thế hệ sau phải gánh chịu.
V.7. Các biện pháp bảo vệ môi trường biển ở nước ta:

V.7.1. Biện pháp từ chính sách, pháp luật của Nhà nước:
6


Xây dựng hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường biển.
Nhà nước phải có một chiến lược tổng thể lâu dài bảo vệ môi trường biển.
Phối hợp chặt chẽ, khoa học, hợp lí giữa các bộ ngành liên quan để bảo vệ môi
trường biển.
Thành lập thêm các cơ quan nghiên cứu và cơ sở địa phương để đáp ứng nhu
cầu bảo vệ môi trường biển tại chỗ.
Có chính sách, biện pháp để phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ môi trường
bền vững.
V.7.2. Tăng cường hợp tác quốc tế:
Đến nay, Việt Nam tích cực tham gia các Công ước ở phạm vi thế giới và khu
vực về vấn đề bảo vệ môi trường biển.
- Công ước năm 1982 của Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNLOSC)
- Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu (MARPOL 73/78).
- Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với các tổn thất do ô nhiễm dầu –
CLC 1969 và 1992.
- Công ước COLREG về các quy tắc quốc tế phòng, tránh đâm, va trên biển
năm 1972.
- Công ước BASEL về kiểm soát vận chuẩn xuyên biên giới các chất độc hại và
việc loại bỏ chúng năm 1989.
- Công ước về đa dạng sinh học năm 1992.
- Công ước RAMSA về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc
biệt như là nơi cư trú của các loài chim nước năm 1971, sửa đổi theo Nghị định thư
Pari năm 1982.
V.7.3. Phát triển kinh tế biển hợp lí:
Đánh bắt thủy hải sản phù hợp.


Đánh bắt thủy hải sản hợp lí
Nuôi trồng thủy hải sản gắn liền với bảo vệ môi trường

7


Nuôi trồng thủy hải sản hợp lí
Xây dựng các công trình, khu công nghiệp, các nhà máy, xí nghiệp ven biển
phải có biện pháp bảo vệ môi trường biển khoa học
Phát triển du lịch kết hợp với bảo vệ môi trường biển.

Phát triển du lịch kết hợp với bảo vệ môi trường biển.
Khai thác dầu khí phải có biện pháp hạn chế và khắc phục những hậu quả do
tràn dầu, rò rỉ ống dẫn dầu.
8


Khai thác dầu khí
V.7.4. Bảo vệ hệ sinh thái gần bờ:
Thiết lập các khu bảo tồn vùng ven biển để phục hồi lại các hệ sinh thái nhạy
cảm có giá trị về nguồn gen.

Vùng biển giá trị đặc biệt vùng ven biển Quảng Ninh – Hải Phòng

9


Dùng các loài thực vật thủy sinh để loại bỏ các chất dinh dưỡng và hữu cơ
trong nước.
Cần bảo vệ rừng ven biển và tích cực trồng rừng ven biển

Rừng ngập mặn ven biển
Trồng rừng ngập mặn
Tiến hành cải tạo các vùng đất bị
hoang hóa ven bờ như đào kênh dẫn
nước biển vào, trồng rừng ngập mặn.
Bảo vệ môi trường nói chung là góp
phần bảo vệ môi trường biển
V.7.5. Tuyên truyền nâng cao ý thức
bảo vệ môi trường biển trong cộng
đồng
Xây dựng đội ngũ cộng tác viên và tuyên
truyền viên về bảo vệ môi trường biển

Đội ngũ tuyên truyền viên tuyên truyền bảo vệ môi trường biển
Đưa công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường biển vào nhà trường để giáo dục
học sinh.
Tuyên truyền nâng cao nhận thức trong cộng đồng, giúp người dân nhận thức
được tác hại của ô nhiễm môi trường biển từ đó có ý thức giữ gìn môi trường nói
chung và môi trường biển biển nói riêng.
Tổ chức các hội thi để tìm hiểu về biện pháp bảo vệ môi trường biển

10


Hội thi vẽ tranh bảo vệ môi trường biển

Hội thi bảo vệ môi trường biển đảo quê hương
Tổ chức các chương trình để chung tay bảo vê môi trường biển

11



Chung tay bảo vệ môi trường biển
VI. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống:
Vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết tình huống thực tiễn giúp em phát
huy được năng lực tư duy; vận dụng những môn học khác nhau để giải quyết vấn đề
thực tiễn của đời sống.
Việc vận dụng kiến thức các môn học Sinh học, Địa lí, Toán học, Tin học, Giáo
dục công dân giúp chúng em hiểu rõ hơn về môi trường biển, tầm quan trọng của môi
trường biển, hậu quả của ô nhiễm môi trường biển và các biện pháp để bảo vệ môi
trường biển. Giúp em hiểu bảo vệ môi trường biển là góp phần bảo vệ môi trường
chung của trái đất, góp phần bảo vệ sự sống của chúng ta.
Từ việc hiểu được lợi ích của việc bảo vệ môi trường biển, em có thể tuyên
truyền đến mọi người xung quanh: Bạn bè, người thân cùng chung tay thực hiện bảo
vệ môi trường biển.
“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.

12



×