Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Phân tích môi trường ngành xi măng và chiến lược marketing của CTCP xi măng công thanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.28 KB, 11 trang )

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NGÀNH XI MĂNG VÀ CHIẾN LƯỢC
MARKETING CỦA CTCP XI MĂNG CÔNG THANH

Tên doanh nghiệp phát hành : CTCP Xi măng Công Thanh
Tên giao dịch : Cong Thanh Cement Joint Stock Company
Tên viết tắt: Cong Thanh J.S.C
Giấy chứng nhận ĐKKD: số 4103004281 do Sở Kế hoạch và Đầu từ Thành phố
Hồ Chí Minh cấp ngày 23/01/2006.
Vốn điều lệ: 2.000 tỷ đồng
ĐT: 037 3977501; 3977502
Fax: 037 3977503
Emall:
Người đại diện theo pháp luật của Công ty:
CTHDQT: Nguyễn Công Lý
Khẩu hiệu của Xi Măng Công Thanh là: ”Ximăng Công Thanh là thoả mãn nhu
cầu ngày càng gia tăng của khách hàng, đem lại lợi ích thiết thực cho người tiêu
dùng”
Lịch sử hình thành và phát triển:
Công ty Cổ phần Xi Măng Công Thanh tiền thân là Cty CP Tấm lợp –
VLXD Đồng Nai. Địa chỉ: Đường số 4 – KCN Biên Hòa – Đồng Nai.

Năm 2006 Công ty CP Ximăng Công Thanh được thành lập theo giấy
chứng nhận ĐKKD số: 4103004281, ngày 31/7/2006 do Sở Kế hoạch và Đầu tư
Tp.Hồ Chí Minh cấp. Là chủ đầu tư triển khai dự án Nhà máy Ximăng Công


Thanh tại Thanh Hoá. Công ty CP Ximăng Công Thanh đã trở thành thành viên
mới của ngành công nghiệp ximăng tại Việt Nam.
Công ty đã tiến hành các thủ tục pháp lí để triển khai dự án xi măng Công
Thanh dây chuyền 1 với công suất 2.500 tấn Clinker/ngày tại thôn Tam Sơn, xã
Tân Trường, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.


Sau quá trình chuẩn bị, ngày 04/07/2007, Công ty tổ chức khởi công thực
hiện xây dựng và lắp đặt thiết bị dự án xi măng Công Thanh dây chuyền 1 với
công suất 2.500 tấn Clinker/ngày tại thôn Tam Sơn, xã Tân Trường, huyện Tĩnh
Gia, tỉnh Thanh Hóa.
Công ty cổ phần xi măng Công Thanh cũng đã đưa ra thị trường sản phẩm
xi măng Công Thanh với chất lượng cao, mẫu mã đẹp, được người tiêu dùng đánh
giá cao.
Bên cạnh đó, Công ty còn tiếp tục đầu tư Dự án xây dựng dây chuyền 2 với
công suất 10.000 tấn Clinker/ngày tức 3.000.000 tấn Clinker/năm và đã được Thủ
tướng chấp thuận đầu tư ngày 20/03/2007, dự kiến sẽ khởi công xây dựng vào quí
1/2010 với thời gian xây dựng 24 tháng. Tổng vốn đầu tư cho dây chuyền 2 là 420
triệu USD, sử dụng công nghệ và thiết bị hiện đại nhất hiện nay của Cộng hòa liên
bang Đức.
HOẠT ĐỘNG:

Khai thác Nguyên liệu, tại các mỏ sau:
• Mỏ đá vôi: Mỏ đá vôi Thanh Kỳ thuộc xã Thanh Kỳ, huyện Như Thanh,
tỉnh Thanh Hoá.Mỏ đá vôi Tân Trường, Mỏ đá vôi Tân Trường - Trường Lâm.
Tổng trữ lượng các mỏ đá vôi: 246 triệu tấn đảm bảo cho nhà máy xi măng Công
Thanh kể cả dây chuyền mở rộng hoạt động trên 50 năm.


• Mỏ đá sét Tân Trường - Thanh Kỳ thuộc xã Tân Trường, huyện Tĩnh Gia
và xã Thanh Kỳ, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hoá.
• Mỏ đá sét Tân Trường thuộc xã Tân Trường, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh
Hoá.
• Trữ lượng 2 mỏ đá sét: 20,25 triệu tấn đảm bảo cho Nhà máy xi măng
Công Thanh hoạt động trên 80 năm.
• Quặng sắt: Mỏ quặng sắt tại xã Thanh Kỳ, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh
Hoá.

CÔNG NGHỆ VÀ KỸ THUẬT SẢN XUẤT

Công nghệ:
- Sử dụng công nghệ Cộng Hòa Liên Bang Đức, sản xuất theo phương pháp
khô lò quay có tháp trao đổi nhiệt một nhánh, 5 tầng có buồng phân huỷ
(precalciner) thiết bị làm nguội clinker kiểu ghi, hệ thống nghiền liệu, nghiền than
dùng máy nghiền đứng, cơ khí hoá trong xuất clinker.
Dây chuyền thiết bị công nghệ đồng bộ cùng với hệ thống kiểm tra đo lường
và điều khiển tự động đạt trình độ tiên tiến hiện nay trên thế giới.
Chỉ tiêu kỹ thuật chính:
- Chất lượng clinker: Đạt tiêu chuẩn sản xuất xi măng PC50 theo TCVN
2682:1999
- Chất lượng xi măng : Đạt tiêu chuẩn sản xuất xi măng PCB 40 theo TCVN
6260:1997
XUẤT HÀNG VÀ PHÂN PHỐI


- Xi măng Công Thanh có thể xuất clinker bằng đường bộ, đường biển và
đường sắt. Cầu cảng chuyên dụng đa chức năng có thể cho phép tàu trọng tải tới
30.000DWT cập mạn, tạo thuận lợi và giảm thiểu chi phí cho việc xuất hàng và
nhập nguyên liệu.
- Địa điểm giao Xi Măng Công Thanh cho các nhà Phân Phối chính bằng
đường bộ và đường thủy, ở Miền Nam là: Đường số 4, Khu Công Nghiệp Biên
Hòa 1, Tỉnh Đồng Nai.
II./ Phân tích môi trường nghành.
Tổng Công ty Xi măng Việt nam là một trong 17 Tổng công ty được tổ
chức và hoạt động theo Quyết định số 91/TTg ngày 07/3/1994 của Thủ tướng
Chính phủ về việc thí điểm thành lâp Tập đoàn kinh doanh. Thực hiện mục tiêu
chiến lược phát triển ngành xi măng đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020,
Tổng công ty phải tổ chức sản xuất và tiêu thụ xi măng một cách hợp lý, dần phù

hợp với tổ chức sản xuất - tiêu thụ của các nước trong khu vực, đặc biệt là hệ
thống tiêu thụ xi măng, ứng dụng các công nghệ thông tin hiện đại vào quá trình
tiêu thụ sản phẩm để nâng cao hiệu quả kinh doanh, để sản phẩm xi măng của
Tổng công ty đủ khả năng cạnh tranh với các loại xi măng khác, nhằm giữ vững
và mở rộng thị phần trọng tâm là trong nước và phấn đấu xuất khẩu ra nước ngoài.
1. Áp lực cạnh tranh trong nội bộ ngành.
Các doanh nghiệp đang kinh doanh trong ngành Xi Măng sẽ cạnh tranh
trực tiếp với nhau tạo ra sức ép trở lại lên ngành tạo nên một cường độ cạnh tranh.
Trong một ngành các yếu tố sau sẽ làm tăng sức ép cạnh tranh.
+ Tình trạng ngành: Tốc độ tăng trưởng, nhu cầu, số lượng đối thủ cạnh
tranh,...
+ Cấu trúc của ngành: Ngành tập trung hay phân tán.
2. Áp lực cạnh tranh của nhà cung cấp:
Số lượng và quy mô nhà cung cấp: Số lượng nhà cung cấp sẽ quyết định
đến áp lực cạnh tranh, quyền lực đàm phán của họ đối với ngành, doanh nghiệp.


Nếu trên thị trường chỉ có một vài nhà cung cấp có quy mô lớn sẽ tạo áp lực cạnh
tranh, ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành. Khả năng
thay thế sản phẩm của nhà cung cấp: khả năng thay thế những nguyên liệu đầu vào
do các nhà cung cấp và chi phí chuyển đổi nhà cung cấp.
3. Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn:
Là các doanh nghiệp hiện chưa có mặt trên thị trường và trong ngành
nhưng có thể ảnh hưởng tới ngành trong tương lai. Đối thủ tiềm ẩn nhiều hay ít
phụ thuộc vào các yếu tố sau:
+ Sức hấp dẫn của ngành: Yếu tố này được thể hiện qua các chỉ tiêu như tỉ
suất sinh lợi, số lượng khách hàng, số lượng doanh nghiệp trong ngành.
+Những rào cản gia nhập ngành: là những yếu tố làm cho việc gia nhập
vào một ngành khó khăn và tốn kém hơn.
Vốn; Kỹ thuật; Các yếu tố thương mại: Hệ thống phân phối, thương hiệu, hệ

thống khách hàng. Các nguồn lực đặc thù: Nguyên vật liệu đầu vào, Bằng phát
minh sáng chế, sự bảo hộ của Chính phủ,...
4. Áp lực cạnh tranh từ khách hàng:
Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới toàn
bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành. Khách hàng được phân làm 2 nhóm:
+ Khách hàng bán lẻ và đại lý phân phối. Cả hai nhóm đều gây áp lực với
doanh nghiệp về giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ đi kèm và chính họ là người
điểu khiển cạnh tranh trong ngành thông qua quyết định mua hàng. Tương tự như
áp lực từ phía nhà cung cấp ta xem xét các tác động đến áp lực cạnh tranh từ
khách hàng đối với ngành.
Tầm quan trọng và quy mô; Chi phí chuyển đổi khách hàng; Thông tin
khách hàng. Đặc biệt khi phân tích nhà phân phối ta phải chú ý tầm quan trọng của
họ, họ có thể trực tiếp đi sâu vào uy hiếp ngay trong nội bộ của doanh nghiệp.
5. Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế.
Sản phẩm và dịch vụ thay thế là những sản phẩm, dịch vụ có thể thỏa mãn
nhu cầu tương đương với các sản phẩm dịch vụ trong ngành. Chúng ta thấy áp lực


cạnh tranh chủ yếu của sản phẩm thay thế là khả năng đáp ứng nhu cầu so với các
sản phẩm trong ngành, thêm vào nữa là các nhân tố về giá, chất lượng, các yếu tố
khác của môi trường như văn hóa, chính trị, công nghệ cũng sẽ ảnh hưởng tới sự
đe dọa của sản phẩm thay thế. Tính bất ngờ, khó dự đoán của sản phẩm thay thế:
Ngay cả trong nội bộ ngành với sự phát triển của công nghệ cũng có thể tạo ra sản
phẩm thay thế cho ngành mình.
6. Áp lực từ các bên liên quan mật thiết.
+ Chính phủ, các hiệp hội, các chủ nợ, nhà tài trợ, cộng đồng, cổ đông,
người lao động, khách hàng,...
III./ Chiến lược marketing của ba đối thủ cạnh tranh trong nghành:
Đối với ngành sản xuất xi măng có nhiều đối thủ cạnh tranh của Công ty Xi
măng Công Thanh, tuy nhiên có một số đối thủ cạnh tranh trực tiếp nằm cận kề

trên cùng địa bàn Thanh Hóa và địa bàn giáp danh là Nghệ An của công ty đó là:
Công ty xi măng Nghi Sơn, Công ty xi măng Hoàng Mai, Công ty Xi măng Bỉm
Sơn.
1. Công ty Xi măng Nghi Sơn.
Công ty Xi măng Nghi Sơn là một liên doanh thành lập năm 1995 giữa
Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam - Nhà sản xuất xi măng hàng đầu
trong nước, Tập đoàn Xi măng Taiheiyo và Công ty Vật liệu Mitsubishi - những
tập đoàn đa quốc gia có uy tín của Nhật Bản, Xi măng Nghi Sơn đã trở thành
thành viên mới của Ngành Công nghiệp Xi măng Việt Nam. Cho đến nay đây là
dự án đầu tư lớn nhất của Nhật Bản tại Việt Nam
Sứ mệnh: Trở thành một công ty có uy tín nhất ở Việt Nam.
Định hướng: Phấn đấu là Nhà sản xuất & Phân phối Xi măng số 1 Việt
Nam
Mục tiêu: Thỏa mãn nhu cầu ngày càng gia tăng của khách hàng thông qua
việc cung cấp một cách tối ưu những sản phẩm có chất lượng cao và ổn định, tạo
ra những giá trị bền vững cho các cổ đông. Phấn đấu chiếm lĩnh vị thế cạnh tranh
trên tất cả các thị trường thông qua hoạt động sản xuất, phân phối và bán hàng có


hiệu quả. Xây dựng phúc lợi cho người lao động thông qua chương trình phát triển
nhân lực toàn diện và chính sách đãi ngộ công bằng. Phát triển mối quan hệ hợp
tác chiến lược với các nhà cung ứng vì lợi ích chung lâu dài theo phương châm
"Hợp tác để cùng Phát triển". Liên tục thể hiện trách nhiệm đối với vấn đề phát
triển bền vững theo triết lý hoạt động của các chủ đầu tư trên phạm vi toàn cầu.
Vun đắp cho văn hóa công ty mang bản sắc riêng biệt - quan hệ hợp tác chân thành
và cởi mở, là mô hình kiểu mẫu cho sự hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản. Đóng
góp vào quá trình phát triển của cộng đồng tại địa phương và của cả Việt Nam.
Chiến lược marketing của Công ty:
Đảm bảo không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định vị thế về
xuất khẩu xi măng ra thị trường nước ngoài, phát huy tiềm năng sẵn có của công

ty đó là công nghệ hiện đại, đội ngũ nhân viên có trình độ cao được đào tạo và lựa
chọn kỹ lưỡng, đội ngũ lãnh đạo là các nhà quản lý của Nhật Bản có bề dầy kinh
nghiệm và có phương pháp quản lý tiên tiến được áp dụng.
Chiến lược giá linh hoạt, hợp lý và phù hợp với giá trên thị trường trong
khu vực và trong toàn quốc. Ưu tiên xuất khẩu sang thị trường các nước sẵn có và
tăng cường mở rộng xuất khẩu sang các nước.
2. Công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai: Là doanh nghiệp Nhà nước trực
thuộc Tổng Công ty xi măng Việt Nam, trụ sở tại Thị trấn Hoàng Mai-huyện
Quỳnh Lưu - tỉnh Nghệ An giáp danh với tỉnh Thanh Hóa. Được thành lập ngày 07
tháng 10 năm 1995.
Công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai ngày nay tiền thân là Công ty xi
măng Nghệ An, được ký quyết định số 216/TTg ngày 15 tháng 04 năm 1996 của
Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đầu tư dự án nhà máy xi măng Hoàng Mai
- Nghệ An với công suất 4.000 tấn clinker/ngày (tương đương 1,4 triệu tấn xi
măng/năm).
Công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai là đơn vị đầu tiên của Tổng Công ty
xi măng Việt Nam áp dụng mô hình tiêu thụ sản phẩm qua nhà phân phối chính, xi
măng Hoàng Mai đã tận dụng được năng lực của xã hội và xác lập lợi ích hài hòa


giữa nhà sản xuất và nhà phân phối. Hiện nay công ty có tới 33 nhà phân phối
chính trên toàn quốc, trong đó 3 nhà phân phối dự án.
Công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai đã cung cấp xi măng xây dựng công
trình các tầng lớp dân cư và các dự án lớn như: Cầu Vình Tuy (Hà Nội), Thủy điện
Bản Vẽ (Nghệ An), thủy điện Hương Sơn (Hà Tĩnh), Trung tâm hội nghị quốc gia
(Hà Nội), dự án thủy lợi - thủy điện Cửa Đạt (Thanh Hóa), Thủy điện Hố Hô
(Quảng Bình), Thủy điện Buôn Kơup (Đắc Lắc)...v v.
Mục tiêu chất lượng là hàng đầu, Công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai đã
đạt được nhiều danh hiệu. Tháng 8 năm 2004, Công ty đã được Trung tâm chứng
nhận phù hợp tiêu chuẩn thuộc Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng cấp Giấy

chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và ISO 14001:1996. Sản phẩm của
Công ty đã đạt nhiều huy chương vàng tại các hội chợ triển lãm tổ chức tại Hà
Nội, Thành phố Vinh, Nha Trang, thành phố Hồ Chí Minh, giải thưởng sao vàng
đất Việt năm 2004, giải thưởng chất lượng Việt Nam năm 2004, giải thưởng hàng
Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn năm 2005, giải thưởng
vàng chất lượng năm 2005 và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
Cùng với sự phấn đấu bền bỉ trong những năm qua, Công ty cổ phần xi
măng Hoàng Mai đã được Tỉnh Nghệ An; Bộ xây dựng, Tổng Công ty CN xi
măng Việt Nam tặng nhiều cờ thưởng thi đua. Với nhiều thành tích đã đạt được
trong công tác cũng như góp phần vào sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa và
bảo vệ Tổ quốc, ngày 21/09/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số
993/QĐ.TTg tặng bằng khen cho Công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai.
Chiến lược Marketing của Công ty trong thời gian tới.
+ Gia tăng các loại hình hoạt động thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm như tăng
cường quảng cáo trên báo, đài, truyền hình, thiết lập trang web và giới thiệu sản
phẩm trên mạng, tăng cường các hoạt động dịch vụ bổ sung, bảo hành, sửa chữa,
tư vấn lắp đặt
+ Tiến hành đa dạng hoá sản phẩm, đa dạng hóa kinh doanh, tạo dựng vị thế
nhãn hiệu của Công ty trên thị trường trong nước và quốc tế


+ Tiếp tục nghiên cứu chính sách về giá để nâng cao khả năng cạnh tranh
giá của Công ty với các đối thủ cạnh tranh.
+ Công ty sẽ đạt được thị phần lớn nhất ở miền Bắc và thị phần tương đối ở
miền Trung và miền Nam.
+ Điều chỉnh hoặc thay đổi cơ cấu, chức năng và nhiệm vụ của nhân sự
các phòng ban; điều chỉnh lương hợp lý.
3. Công ty CP Xi Măng Bỉm Sơn: Từ ngày 01/05/2006 Công ty chuyển
đổi thành Công ty Cổ phần xi măng Bỉm Sơn theo QĐ số 486/QĐ-BXD ngày
23/3/2006 của Bộ trưởng Bộ xây dựng và đăng ký kinh doanh số 2603000429 do

Sở KH&ĐT tỉnh Thanh Hóa cấp ngày 01/5/2006. Trải qua hơn 26 năm xây dựng
và phát triển, công ty XM Bỉm Sơn đã sản xuất và tiêu thụ hơn 27 triệu tấn sản
phẩm. Công ty đã được Nhà nước tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý như Anh
hùng Lao động thời kỳ đổi mới, huân chương Độc Lập hạng 3. Công ty đã được
cấp chứng chỉ ISO 9000-2001 cho hệ thống quản lý chất lượng. Sản phẩm của
Công ty từ 1992 đến nay liên túc được người tiêu dùng bình chọn hàng Việt Nam
chất lượng cao.
Công ty có 9 chi nhánh trực thuộc nằm ở các tỉnh phía Bắc và một văn
phòng đại diện tại Lào.
Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn là doanh nghiệp nhà nước, trực thuộc
Tổng Công ty Xi măng Việt Nam, có chức năng tổ chức sản xuất, cung ứng xi
măng cho khách hàng trên địa bàn được phân công đảm nhiệm. Với công suất của
dây chuyền và năng lực nội tại, Công ty Xi măng Bỉm Sơn có đủ khả năng sản
xuất phục vụ nhu cầu xuất khẩu xi măng và Clinker cho các nước trong khu vực.
Tháng 3/1994, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt dự án đầu tư cải tạo hiện đại
hóa dây chuyền số 2, chuyển đổi công nghệ sản xuất. Dự án này được khởi công
ngày 13/01/2001 do hãng IHI Nhật Bản trúng thầu thực hiện thiết kế và cung cấp
thiết bị kỹ thuật nhằm nâng công suất lò nung số 2 từ 1.750 tấn Clinker/ngày lên
3.500 tấn Clinker/ngày. Hiện Công ty đang tập trung nỗ lực phấn đấu hoàn thành


dự án dây chuyền mới, nâng công suất lên 2 triệu tấn sản phẩm/năm vào cuối năm
2009, đưa công suất của Nhà máy lên 3.8 triệu tấn xi măng/năm.
Chiến lược Marketing của Công ty:
Khẩu hiệu: “Xi măng Bỉm Sơn - niềm tin của người sử dụng-Sự bền vững của
những công trình”.
Luôn luôn củng cố và phát triển thị trường nội địa một cách sâu rộng và
ổn định, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm.
Từng bước phân loại khách hàng và đưa ra chiến lược bán hàng cụ thể,
thực hiện chiến lược giá linh hoạt, hợp lý, phù hợp với giá trên thị trường.

Đảm bảo nghiêm ngặt về số lượng và chất lượng sản phẩm khi giao hàng.
Duy trì và thường xuyên cải tiến hệ thống quản lý chất lượng của Công ty.
Thường xuyên xúc tiến thương mại để tăng cường xuất khẩu sản phẩm
sang các nước.
Tiếp tục đẩy mạnh các hình thức quảng cáo, giới thiệu sản phẩm đến
người tiêu dùng; giữ vững chế độ hỗ trợ khách hàng sau bán hàng; tham gia các
hoạt động triển lãm, hội chợ,...
Tóm lại: Qua công tác phân tích chiến lược marketing của các đối thủ
cạnh tranh, Công ty cổ phần Xi măng Công Thanh cần đề ra chiến lược marketing
phù hợp đối với tình hình thực tế hiện nay để giúp Công ty chiếm lĩnh thị trường,
khẳng định thương hiệu của mình và phát triển trong tương lai trở thành một nhà
máy xi măng lớn nhất khu vực miền Bắc./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp của PGS. TS.
Nguyễn Thành Độ và CN. Nguyễn Ngọc Huyền.
2. Giáo trình Marketing thương mại của TS. Nguyễn Xuân Quang;


3. Trang Web của Tổng Công ty xi măng Việt Nam, Công ty xi măng Bỉm
Sơn, Công ty xi măng Nghi Sơn, Công ty xi măng Hoàng Mai, Công ty xi măng
Công Thanh
4. Tài liệu môn học Quản trị Marketing - Chương trình Global Advanced
MBA - ĐH Griggs.
5. Quản trị Marketing trong doanh nghiệp của TS Trương Đình Chiến.



×