Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị phường quán thánh, quận ba đình, thành phố hà nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (536.53 KB, 23 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
––––––––––––––––––––

BÙI THANH XUÂN

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ PHƯỜNG QUÁN THÁNH
QUẬN BA ĐÌNH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TR ÌNH

Hà Nội – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
––––––––––––––––––––

BÙI THANH XUÂN
kho¸ 2016-2018

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ PHƯỜNG QUÁN THÁNH
QUẬN BA ĐÌNH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI



Chuyên ngành: Quản lý đô thị và Công trình
Mã số:

60.58.01.06

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. NGUYỄN TUẤN ANH

XÁC NHẬN
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

TS. ĐÀO NGỌC NGHIÊM
Hà Nội – 2018.


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập chương trình thạc sĩ, chuyên ngành Quản
lý Đô thị và Công trình, khóa học 2016 - 2018 tại Trường Đại học Kiến trúc
Hà Nội. Học viên đã được các thầy cô giáo truyền đạt cho những kiến thức và
phương pháp luận nghiên cứu khoa học vô cùng quý báu. Đây chính là nền
tảng kiến thức giúp các học viên tự tin, vững vàng hơn trong công tác quản lý
thực tế và trong lĩnh vực nghiên cứu sau khi tốt nghiệp. Học viên xin bày tỏ
lòng tri ân tới toàn thể quý thầy cô trong nhà trường. Đặc biệt xin được gửi lời
cảm ơn chân thành nhất và lòng biết ơn tới PGS. TS. Nguyễn Tuấn Anh, là
người trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, giúp cho
học viên hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn các Phòng, Khoa trong nhà trường; cảm ơn Lãnh

đạo Đội Thanh tra xây dựng quận Ba Đình, UBND phường Quán Thánh và Tổ
thanh tra xây dựng phường đã giúp đỡ học viên hoàn thành luận văn này.

Hà Nội, ngày 12 tháng 04 năm 2018
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Bùi Thanh Xuân


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Bùi Thanh Xuân


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
* Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
* Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 2
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 2
* Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 2
* Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 3
* Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ..................................................... 3

* Một số khái niệm, thuật ngữ: .................................................................... 4
* Cấu trúc luận văn ...................................................................................... 5
NỘI DUNG ................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY
DỰNG ĐÔ THỊ TẠI PHƯỜNG QUÁN THÁNH ...................................... 6
1.1. Sơ lược về Phường Quán Thánh: ......................................................... 6
1.1.1. Lịch sử thành lập phường Quán Thánh (Lịch sử Đảng bộ và nhân dân
phường Quán Thánh) ..................................................................................... 6
1.1.2. Vị trí địa lý: .......................................................................................... 7
1.2. Thực trạng quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn quận Ba
Đình và phường Quán Thánh: .................................................................... 9
1.2.1. Thực trạng về trật tự xây dựng đô thị quận Ba Đình: ............................ 9
1.2.3. Cơ cấu tổ chức quản lý nhà nước về trật tự xây dựng hiện nay ........... 20


1.2.4. Những vấn đề tồn tại trong công tác quản lý trật tự xây dựng phường
Quán Thánh:................................................................................................. 25
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC TRONG QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY
DỰNG ĐÔ THỊ TẠI PHƯỜNG QUÁN THÁNH .................................... 34
2.1. Cơ sở khoa học: ................................................................................... 34
2.1.1. Nguyên tắc và nội dung quản lý trật tự xây dựng đô thị ...................... 37
2.1.2. Bộ máy tổ chức và hoạt động Quản lý trật tự xây dựng ...................... 37
2.1.3. Các yếu tố tác động đến thiết lập trật tự xây dựng đô thị .................... 50
2.2 Các văn bản pháp luật: ........................................................................ 53
2.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội: ................................................... 54
2.3.1. Điều kiện tự nhiên: ............................................................................. 54
2.3.2. Đặc điểm Kinh tế - xã hội: .................................................................. 55
2.4. Kinh nghiệm trong và ngoài nước: ..................................................... 56
2.4.1. Kinh nghiệm quản lý trật tự xây dựng đô thị trên thế giới:.................. 56
2.4.2. Kinh nghiệm quản lý trật tự xây dựng đô thị trong nước..................... 57

2.4.3 Định hướng quy hoạch chung thành phố Hà Nội: ................................ 63
2.4.4. Định hướng quy hoạch Phường Quán Thánh: ..................................... 64
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG
ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG QUÁN THÁNH ............................ 65
3.1. Quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc ....................................................... 65
3.1.1. Quan điểm: ......................................................................................... 65
3.1.2. Mục tiêu: ............................................................................................ 67
3.1.3. Nguyên tắc: ........................................................................................ 68
3.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý trật tự xây dựng đô thị
tại phường trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian tiếp theo. .......... 69


3.2.1. Công tác tuyên truyền giáo dục, phổ biến chủ trương chính sách của
Đảng, Nhà nước về công tác quản lý đô thị .................................................. 69
3.2.2. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và công tác vận động quần chúng. 70
3.2.3. Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước và năng lực cán bộ quản lý trật tự
xây dựng đô thị ............................................................................................ 70
3.2.4. Cải cách thủ tục hành chính và phân công, phân cấp, phối hợp quản lý
nhà nước về trật tự xây dựng đô thị .............................................................. 73
3.2.5. Đổi mới và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực xây
dựng. ............................................................................................................ 78
3.2.6. Giải pháp tuyên truyền, vận động sự tham gia của hệ thống chính trị và
cộng đồng trong công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị ............................. 80
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 82
Kết luận....................................................................................................... 82
Kiến nghị..................................................................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

TP

Thành phố

UBND

Ủy ban nhân dân

GPXD

Giấy phép xây dựng

TTHC

Thủ tục hành chính

TTrXD

Thanh tra xây dựng

TTXD

Trật tự xây dựng

GPMB


Giải phóng mặt bằng


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Số hiệu
hình
Hình 1.1
Hình 1.2

Tên hình
Bản đồ địa giới hành chính phường Quán Thánh
[Hồ sơ địa chính quận Ba Đình]
Quy hoạch chi tiết sử dụng đất quận Ba Đình

Hình 1.4

Biệt thự 19 Nguyễn Biểu (nhà ở của các hộ dân) cơ bản còn
giữ được hình dáng kiến trúc ban đầu, không bị lấn chiếm,
cơi nới
Biệt thự 156 Quán Thánh (Ngoại giao đoàn quản lý)

Hình 1.5

Biệt thự Phố Phan Đình Phùng (Trụ sở Báo Đảng)

Hình 1.6:

Biệt thự 85 Quán Thánh (nhà ở của các hộ dân), khuôn viên
đã bị các hộ cơi nới, cải tạo để mở rộng diện tích sử dụng,

kinh doanh
Chung cư do Nhà nước quản lý đã bán nhà cho các hộ gia đình
theo Nghị định 61/CP của Chính phủ và cấp Giấy chứng nhận
QSHNƠ và QSDĐƠ
Biệt thự 158 Quán Thánh (nhà tư nhân) phá dỡ không phép

Hình 1.3

Hình 1.7

Hình 1.8
Hình 1.9

Hình 1.10

Hình 1.11
Hình 2.1
Hình 2.2
Hình 2.3

Công trình cải tạo, xây dựng tại 94 Trấn Vũ có Giấy phép
xây dựng nhưng chủ đầu tư đã tổ chức thi công sai phép,
đua diện tích phòng ở ra không gian hè phố
Công trình xây dựng có Giấy phép tại địa chỉ số 64 phố Trấn
Vũ nhưng chủ đầu tư đã tổ chức thi công sai phép, đua diện
tích phòng ở ra không gian hè phố
Sơ đồ phân cấp quản lý nhà nước về xây dựng từ TP đến
Phường
Sơ đồ Quy trình cấp phép xây dựng
Sơ đồ các nhân tố tác động đến thiết lập trật tự kỷ cương

trong xây dựng
Mô hình tổ chức của UBND TP Hồ Chí Minh


DANH MỤC BẢNG, BIỂU…

Số hiệu
bảng, biểu
Bảng 1.3

Tên bảng, biểu
Kết quả thanh tra xây dựng phường Quán Thánh


1

MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài
- Phường Quán Thánh là một trong 14 phường của Quận Ba Đình,
thành phố Hà Nội. Có diện tích 0,78 km2 với 10.800 dân, được chia thành 12
địa bàn dân cư với 19 tổ dân phố. Phường có 03 tuyến phố dọc, 11 tuyến phố
ngang, tiếp giáp với 07 phường thuộc quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Tây Hồ;
phía Bắc giáp phường Trúc Bạch, Nguyễn Trung Trực; phía Nam giáp
phường Điện Biên; phía Đông giáp phường Hàng Mã, Đồng Xuân – quận
Hoàn Kiếm; phía Tây giáp phường Thụy Khuê – quận Tây Hồ. Phường Quán
Thánh là địa bàn A1, là nơi tập trung các cơ quan trọng yếu của Trung ương
Đảng, Chính phủ, Quốc hội và các bộ như: Bộ Quốc phòng, Kế hoạch đầu
tư… Hệ thống cơ sở hạ tầng, kiến trúc công trình đã được hình thành ổn định
từ nhiều năm trước; đường xá bố trí theo dạng ô cờ, công trình kiến trúc chủ
yếu là nhà biệt thự pháp cũ…

- Xã hội phát triển kéo theo sự thay đổi, phát triển của đô thị, các nhu
cầu xã hội ngày càng đa dạng, phong phú. Trong những năm qua Quận Ba
Đình nói chung và phường Quán Thánh nói riêng đã có nhiều thay đổi, phát
triển mạnh mẽ, cùng với đó Thủ đô đang đứng trước nhiều khó khăn và thách
thức do áp lực của việc tăng dân số cơ học, chuyển nhượng đất đai, xây dựng
các công trình nhà ở. Hậu quả của quá trình này dẫn đến tình trạng vi phạm
trật tự xây dựng đô thị, lấn chiếm đất công, cơi nới không phép và xây dựng
sai với thiết kế quy hoạch được duyệt... diễn ra ngày một tăng và mức độ
nghiêm trọng theo chiều hướng cao hơn, tỷ lệ các công trình vi phạm tăng
nhanh sau mỗi năm. Do những vi phạm trật tự xây dựng đô thị này dẫn tới
phá vỡ quy hoạch kiến trúc cảnh quan ban đầu, làm thay đổi diện mạo đô thị,
gây mất mỹ quan khó kiểm soát cho phường Quán Thánh. Các công trình xây


2

dựng, cơi nới, cải tạo không phép, sai phép trên địa bàn phường Quán Thánh
không chỉ gây mất mỹ quan đô thị mà còn gây mất vệ sinh môi trường, mất an
toàn, gây bức xúc cho người dân và để lại ấn tượng không tốt cho du khách
trong nước và quốc tế. Chính vì vậy, vấn đề quản lý trật tự xây dựng đô thị tại
phường Quán Thánh là vấn đề cần thiết và bức bách hiện nay.
- Do vậy, đề tài luận văn " Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác
quản lý trật tự xây dựng đô thị phường Quán Thánh, quận Ba Đình,
thành phố Hà Nội " là cần thiết nhằm xây dựng phường Quán Thánh trở
thành đô thị văn minh, hiện đại, “ Sáng – Xanh – Sạch – Đẹp ”; góp phần tạo
nên diện mạo mới trên địa bàn quận Ba Đình.
* Mục đích nghiên cứu
Đề xuất giải pháp quản lý trật tự xây dựng đô thị tại phường Quán
Thánh nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập giữa các quy định với tình
hình thực tế của địa phương, qua đó nâng cao hiệu quả công tác quản lý của

các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực quản lý TTXD, cũng như tạo điều kiện
thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân và nhân dân tuân thủ quy định pháp luật
khi có nhu cầu đầu tư và hoạt động xây dựng trên địa bàn.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị; việc
tuân thủ pháp luật về trật tự xây dựng của người dân, chủ đầu tư và tư vấn
thiết kế, nhà thầu thi công xây dựng công trình; các cơ quan chức năng làm
công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị.
- Phạm vi nghiên cứu: phường Quán Thánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
* Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập tài liệu, chụp ảnh hiện trạng.


3

- Phương pháp thống kê - tổng hợp.
- Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu.
- Phương pháp vận dụng có tính kế thừa các giá trị khoa học và các đề
xuất mới.
* Nội dung nghiên cứu
- Tình hình vi phạm trật tự xây dựng đô thị và việc tuân thủ pháp luật
về trật tự xây dựng của người dân, chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng
công trình.
- Thực trạng công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị của các cơ quan
quản lý tại phường Quán Thánh trong những năm qua.
- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về công tác quản lý trật tự xây
dựng đô thị.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả công tác quản
lý trật tự xây dựng đô thị tại phường Quán Thánh, quận Ba Đình.
* Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu cũng trở thành tư liệu nghiên cứu
cho những ai quan tâm đến lĩnh vực quản lý đô thị nói chung và quản lý trật
tự xây dựng nói riêng tại phường Quán Thánh.
Ý nghĩa thực tiễn:
- Giúp các cấp chính quyền xác định được rõ tầm quan trọng của công
tác quản lý trật tự xây dựng đô thị đối với công tác quản lý đô thị.
- Chấn chỉnh lại những bất cấp trong công tác quản lý trật tự xây dựng
đô thị tại phường Quán Thánh hiện nay.


4

- Rà soát, điều chỉnh lại hệ thống văn bản pháp luật về trật tự xây dựng
đô thị hoàn thiện, đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý.
* Một số khái niệm, thuật ngữ:
- Giấy phép xây dựng (GPXD): Là một loại văn bản quy phạm pháp
luật về xây dựng, cho phép quản lý Nhà nước về xây dựng đô thị và các tổ
chức cá nhân trong và ngoài nước đầu tư xây dựng trên địa bàn đô thị phải
thực hiện theo quy định trong giấy phép này và các quy định có liên quan của
Nhà nước.
- Quản lý trật tự xây dựng: Quản lý trật tự xây dựng là một khâu rất
quan trọng trong quản lý xây dựng. Bằng những quy định, tiêu chuẩn, quy
chuẩn cụ thể của đô thị nói riêng và của nhà nước nói chung, cơ quan quản lý
nhà nước về hoạt động xây dựng quản lý mọi hoạt động xây dựng trên địa bàn
đô thị theo đúng trật tự, đảm bảo nguyên tắc, quy tắc và mỹ quan, môi trường
đô thị. Quản lý trật tự xây dựng cũng là việc kiểm tra, kiểm soát các hoạt
động xây dựng trên địa bàn để đảm bảo các hoạt động xây dựng phải tuân thủ
quy định pháp luật, quy hoạch được duyệt, giấy phép xây dựng được cấp và
dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt… và kịp thời có biện pháp ngăn
chặn, xử lý vi phạm trật tự xây dựng theo quy định pháp luật. Quản lý trật tự

xây dựng là khâu tiếp theo của khâu cấp phép. Quản lý trật tự xây dựng dựa
trên căn cứ chủ yêu là GPXD, dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt và
các tiêu chuẩn đã được duyệt. Công tác quản lý trật tự xây dựng đảm bảo cho
công tác cấp phép xây dựng được thực thi có hiệu lực.
- Công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng đô thị: Công trình xây
dựng theo quy định của pháp luật phải có giấy phép xây dựng mà thực tế
không có giấy phép xây dựng; Công trình xây dựng sai nội dung trong Giấy
phép xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền cấp; Công trình xây sai thiết


5

kế các cấp có thẩm quyền đã thẩm định phê duyệt, sai với quy hoạch chi tiết
đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Công trình không phép : Là những công trình đi vào khởi công mà
vẫn chưa được phép của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng trên địa bàn.
Việc xin phép với những công trình này là bắt buộc nhưng chủ đầu tư không
xin cấp phép. Hậu quả dẫn đến với những loại công trình này thường là xây
dựng không đúng theo quy hoạch chi tiết của Quận, Huyện, Phường…, xây
dựng không đúng chỉ giới đường đỏ dễ gây tranh chấp đất đai, các biện pháp
thi công không được kiểm soát dễ gây ảnh hưởng tới môi trường xung quan,
cảnh quan đô thị…
+ Công trình sai phép: Là những công trình xây dựng không đúng với
thiết kế đã được duyệt, không đúng với nội dung GPXD đã cấp. Những loại
công trình này đều đã có xin phép xây dựng xong sau khi có giấy phép lại xây
dựng không như trong giấy phép đã duyệt. Hầu hết là xây lấn, xây tăng mật
độ, số tầng thêm diện tích so với giới hạn đã cho phép.
* Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 3 phần, phần mở đầu, nội dung chính và kết luận kiến
nghị tương ứng với 3 chương.

Chương 1: Thực trạng công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị tại
phường Quán Thánh trong những năm qua.
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý trật tự xây dựng đô thị.
Chương 3: Một số giải pháp quản lý trật tự xây dựng đô thị tại phường
Quán Thánh.
Kết luận và kiến nghị.
Tài liệu tham khảo.


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


82

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Trong số những nội dung về quản lý xây dựng đô thị thì thực tế chỉ ra
cho chúng ta thấy quản lý trật tự xây dựng đô thị là mối quan tâm trước hết
của các nhà quản lý cũng như dân cư sống trong đô thị. Như phần thực trạng
đã phân tích tình hình cấp GPXD và quản lý trật tự xây dựng trên toàn thành
phố và của phường Quán Thánh. Những bất cập cho thấy công tác quản lý cấp
giấy phép và quản lý trật tự xây dựng đô thị cần thiết được được quan tâm và

có những biện pháp nhằm cải thiện tình hình và phát huy hiệu quả công tác
quản lý trật tự trên địa bàn
Với đặc thù là một phường trọng điểm, công tác quản lý trật tự xây
dựng đô thị của phường Quán Thánh đã được quan tâm và dần dần đi vào nề
nếp xong thực trạng về vi phạm trật tự xây dựng vẫn tồn tại. Những biện pháp
xử lý của cơ quan quản lý không kịp thời nên kém hiệu quả. Chủ đầu tư chưa
có ý thức chấp hành pháp luật về trật tự xây dựng. Các công cụ pháp luật về
quản lý cấp phép và trật tự xây dựng còn nhiều hạn chế… đó là những bất cập
rõ nhất có thể thấy ở các đô thị đang trên đà xây dựng và phát triển mạnh như
phường Quán Thánh. Tiếp cận một vấn đề mới, đưa ra phân tích những những
tồn tại, đề xuất các giải pháp và kiến nghị cho phường nói riêng và Thành phố
nói chung nhằm hoàn thiện và đẩy mạnh công tác quản lý cấp giấy phép và
quản lý trật tự xây dựng. Từ đó phường có những chuyển biến tích cực trong
công tác quản lý xây dựng. Để làm được điều này, thì cần thiết phải có sự
đóng góp từ các bên có liên quan. Nếu chỉ tích cực từ một phía cơ quan quản
lý thì dù lực lượng có mạnh đến đâu cũng khó mà quản lý cho tốt được. Do
đó, ý thức tự giác của các chủ đầu tư được đánh giá rất cao.


83

Kiến nghị
- Đối với Trung Ương
Đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Xây dựng và các ngành liên quan nghiên
cứu, tham mưu sửa đổi bổ sung một số nội dung của Nghị định139/NĐ-CP
ngày 27/11/2017 nhằm tháo gỡ những hạn chế bất cập trong công tác quản lý
TTXD ở cơ sở như: các biện pháp ngăn chặn vi phạm (ngừng cung cấp dịch
vụ điện, nước và cấm vận chuyển vật tư, vật liệu, thợ thi công vào công trình
xây dựng vi phạm…). Đây là biện pháp giúp chính quyền cơ sở ngăn chặn
hiệu quả và xử lý nghiêm các vi phạm TTXD phát sinh trên địa bàn.

Bổ sung thêm cho quy định của Nghị định 64/2012/NĐ-CP ngày
04/9/2012 về diện tích cấp phép xây dựng áp dụng cho các hộ gia đình có
diện tích nhỏ, hẹp, đặc biệt là trong khu vực khu phố cũ, đô thị đã hình thành
từ nhiều năm. Cần có các quy định cụ thể, có tính tháo gỡ nhưng vẫn đảm bảo
đô thị không để tồn tại những nhà cao tầng siêu mỏng, siêu hẹp.
Hiện nay công tác quản lý khoảng không, không gian xây dựng còn
chưa đi vào nề nếp, thiếu đồng bộ. Với đặc thù của đô thị phường Quán
Thánh nói riêng và của đô thị Việt Nam nói chung thì hiện nay ở tại các tỉnh
thành, các khu vực trung tâm việc nhà tầng, nhà tập thể, nhà nhỏ, nhà chung
cư đang còn tồn tại và là một bài toán khó đối với các nhà quản lý khi xây
dựng cũng như cải tạo sửa chữa. Đối với các khu vực này việc mở rộng thêm
được một chút không gian sinh hoạt của mỗi hộ gia đình, cá nhân là cả một
vấn đề. Bên cạnh đó đối với các tuyến phố, các hộ gia đình khi xây dựng đều
tự do đua phần mái văng, phần Lô gia mà không phải nộp bất kỳ một khoản lệ
phí nào, việc này gây thất thu cho ngân sách nhà nước và khó khăn cho việc
quản lý của chính quyền địa phương. Cần hoàn thiện các văn bản pháp lý liên
quan để có thể sớm đưa khoảng không tại đô thị vào quản lý và coi khoảng


84

không là một loại tài sản có thể chuyển nhượng, hợp pháp hóa, cho tặng, thừa
kế....để tăng thêm nguồn thu cho ngân sách.
- Đối với các bộ, các ngành
Đề nghị Bộ xây dựng, các trường Đại học chuyên ngành xây dựng, kiến
trúc, Hội Kiến trúc sư, Hội xây dựng, Hội quy hoạch đô thị và Hiệp hội các
đô thị Việt Nam v.v... tăng cường nghiên cứu, tổ chức các hội nghị, các
chuyên đề, hội thảo khoa học quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị để
góp phần làm phong phú thêm lý luận và những kinh nghiệm thực tiễn quản
lý xây dựng đô thị cả trong nước và nước ngoài.

- Đối với UBND thành phố Hà Nội
Đề nghị UBND thành phố chỉ đạo xem xét, rà soát lại các quy hoạch
không khả thi, sớm có quy hoạch chi tiết 1/500 và quy hoạch phân khu để
quản lý xây dựng được tốt hơn.
Sửa đổi, ban hành quy chế, trách nhiệm trong công tác quản lý trật tự
xây dựng tại Thành phố Hà Nội (Thay thế quyết định 09/2014/QĐ-UBND
ngày 24/02/2014 của UBND Thành phố Hà Nội) sau khi có sự thay đổi về tổ
chức lực lượng Thanh tra xây dựng sẽ chuyển về UBND quận, huyện quản lý
đồng bộ.
- Đối với Uỷ ban nhân dân quận Ba Đình
Đề nghị quan tâm phối hợp với các Sở ngành chức năng mở các lớp tập
huấn, đào tạo nghiệp vụ Thanh tra, quản lý đất đai, quản lý TTXD và cấp
Chứng chỉ cho lực lượng thanh tra xây dựng, đô thị phường để nâng cao trình
độ, nghiệp vụ tạo điều kiện làm việc cho cán bộ thực thi nhiệm vụ trong lĩnh
vực quản lý TTXD đô thị từ quận tới phường.


85

Giao UBND phường trực tiếp chỉ đạo điều hành cán bộ chuyên trách
làm nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng đô thị. Quy định rõ trách nhiệm từ
khâu kiểm tra, lập hồ sơ, xử lý vi phạm; đồng thời xử lý nghiêm những cán bộ
vi phạm quy trình công tác.
Chỉ đạo các phòng, ngành hỗ trợ cho UBND các phường giải quyết, xử
lý các vi phạm trật tự xây dựng, các đơn thư liên quan phát sinh.
- Đối với Uỷ ban nhân dân phường Quán Thánh
Tham mưu Đảng ủy phường ban hành các nghị quyết, chuyên đề để chỉ
đạo, huy động sự vào cuộc của hệ thống chính trị từ phường đến cơ sở, phối
hợp chặt chẽ với UBND phường trong công tác tuyên truyền, vận động chấp
hành pháp luật về TTXD đô thị cũng như việc tham gia phát hiện, phản ánh

và ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm TTXD phát sinh nhằm nâng
cao hiệu quả công tác quản lý TTXD đô thị trên địa bàn.
Thường xuyên kiểm tra, bám sát địa bàn, duy trì mối liên hệ với cơ sở,
thực hiện tốt công tác kiểm điểm, đánh giá tình hình TTXD trên địa bàn để
kịp thời nắm bắt và có biện pháp quản lý, xử lý nghiêm các vi phạm.
Có cơ chế động viên kịp thời cán bộ làm công tác quản lý TTXD đô thị
đặc biệt là trong công tác phát hiện và ngăn chặn các hành vi vi phạm các quy
định về lĩnh vực trật tự xây dựng đô thị.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Xây dựng (2014), Thông tư số 02/TT-BXD ngày 12/02/2014 quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 121/2013/NĐ-CP
ngày 10/10/2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây
dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây
dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở.
2. Bộ xây dựng (2012), Thông tư số 10/2012/TT-BXD ngày 20/12/2012
Hướng dẫn chi tiết một số nội dung của Nghị định số 64/2012/NĐ-CP.
3. Nguyễn Thế Bá (2010), Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị, Nhà
xuất bản xây dựng, Hà Nội.
4. Nguyễn Ngọc Châu (2010), Quản lý đô thị, Nhà xuất bản xây dựng,
Hà Nội.
5. Chính phủ nước cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Nghị
định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 về quản lý dự án đầu tư xây dựng
công trình.
6. Chính phủ nước cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Nghị
định 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 Quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản
xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản

lý phát triển nhà và công sở.
7. Chính phủ nước cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Nghị
định số 64/2012/NĐ-CP Về cấp giấy phép xây dựng.
8. Chính phủ nước cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Nghị
định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 về quản lý dự án đầu tư xây dựng
công trình.
9. Chính phủ nước cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Nghị
định 180/2007/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị.
10. Chính phủ nước cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017), Nghị
định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017.


11. Vũ Cao Đàm (2008), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học,
NXB khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
12. Vũ Châu Giang (2014), Quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn
quận Ba Đình, Hà Nội, Luận văn thạc sỹ, Trường đại học Kiến trúc Hà Nội.
13. Đỗ Hậu (2008), Quy hoạch xây dựng đô thị với sự tham gia của
cộng đồng, Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội.
14. HĐND thành phố Hà Nội (2014), Nghị quyết số 07/NQ-HĐND
ngày 11/07/2014 Quy định về mức tiền phạt đối với một số hành vi vi phạm
hành chính trong lĩnh vực xây dựng.
15. Hồ sơ địa chính quận Ba Đình
16. Lịch sử Đảng bộ và nhân dân phường Quán Thánh
17. Phạm Trọng Mạnh (2005), Quản lý đô thị, Nhà xuất bản xây dựng,
Hà nội.
18. Nguyễn Thanh Quang (2013), Kiểm soát phát triển khu trung tâm
thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập, Luận văn Tiến sỹ, ĐH Kiến
trúc Hà Nội.
19. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật

xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014.
20. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật
Nhà ở số 65/2014/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2014.
21. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật
Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013.
22. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Luật
xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012.
23. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Luật
Thủ đô số 25/2012/QH13 ngày 21 tháng 11 năm 2012.
24. Ủy ban thường vụ Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam (2007), Pháp lệnh số 34/2007/UBTVQH ngày 20/4/2007 về thực hiện
dân chủ ở xã, Phường, trị trấn.


25. UBND thành phố Hà Nội (2013), Quyết định số 46/2013/QĐUBND ngày 25/10/2013 về kiện toàn tổ chức và hoạt động của thanh tra xây
dựng thành phố Hà Nội.
26. UBND thành phố Hà Nội (2014), Quyết định số 09/QĐ-UBND
ngày 14/02/2014 Ban hành quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng giữa Sở
xây dựng và UBND quận, huyện, thị xã, UBND xã, phường, thị trấn trên địa
bàn thành phố Hà Nội.
27. UBND thành phố Hà Nội (2015), Quyết định số 29/QĐ-UBND
ngày 09/10/2015 Ban hành quy định về đảm bảo trật tự, an toàn và vệ sinh
môi trường trong quá trình xây dựng các công trình tại thành phố Hà Nội.
28. UBND thành phố Hà Nội (2000), quyết định số 68/2000/QĐ-UB
ngày 16/7/2000 về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết quận Ba Đình – Hà Nội
tỷ lệ 1/2000 (phần quy hoạch sử dụng đất và giao thông).
29. Quyết định số 24/2015/QĐ-UBND ngày 13 /8/2015 của Uỷ ban
nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Quy định Quản lý quy hoạch, kiến trúc
Khu phố cũ Hà Nội
30. UBND phường Quán Thánh, Báo cáo số 164/BC-UBND ngày

15/12/2015 về công tác quản lý TTXD trên địa bàn phường Quán Thánh năm
2015; Báo cáo số 175/BC-UBND ngày 16/12/2016 về công tác quản lý TTXD
trên địa bàn phường Quán Thánh năm 2016.
31. UBND quận Ba Đình, Báo cáo số 229/BC-UBND ngày 28/12/2016
về tổng kết công tác quản lý TTXD đô thị năm 2015 và phương hướng nhiệm
vụ năm 2016 trên địa bàn quận Ba Đình và Báo cáo số 229/BC-UBND ngày
28/12/2016 về tổng kết công tác quản lý TTXD đô thị năm 2016 và phương
hướng nhiệm vụ năm 2017
32. Trang wedsite http/www.moc.gov.vn của Bộ xây dựng.



×