Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Thơ mạng đương đại việt nam (qua trường hợp nguyễn thế hoàng linh và nguyễn phong việt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 85 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ GIAO

THƠ MẠNG ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM
(QUA TRƯỜNG HỢP NGUYỄN THẾ HOÀNG LINH
VÀ NGUYỄN PHONG VIỆT)
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8220121

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. LÊ THỊ DỤC TÚ

HÀ NỘI, 2018


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1. KHÁI LƯỢC VỀ THƠ MẠNG VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI .... 8
1.1.Thơ mạng Việt Nam đương đại .................................................................. 8
1.2. Khái quát sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Thế Hoàng Linh, Nguyễn
Phong Việt ....................................................................................................... 14
Chương 2. THƠ NGUYỄN THẾ HOÀNG LINH, NGUYỄN PHONG
VIỆT NHÌN TỪ CHIỀU KÍCH HIỆN THỰC........................................... 20
2.1. Những khát khao về tình yêu và nỗi cô đơn ............................................ 20
2.2. Những thông điệp dành cho tuổi trẻ......................................................... 29
2.3. Những suy tư về cuộc sống ...................................................................... 37


Chương 3. NHỮNG PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ
NGUYỄN THẾ HOÀNG LINH VÀ NGUYỄN PHONG VIỆT ............... 44
3.1. Thể thơ ..................................................................................................... 44
3.2. Giọng điệu ................................................................................................ 59
3.3 Ngôn ngữ ................................................................................................... 66
KẾT LUẬN .................................................................................................... 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 78


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tần suất xuất hiện các từ ngữ biểu đạt tâm trạng tiêu cực trong thơ
Nguyễn Phong Việt ......................................................................................... 23
Bảng 2.2: Tần suất xuất hiện các từ ngữ biểu đạt tâm tạng tích cực .............. 23
Bảng 2.3: Tổng kết phân loại tâm trạng của chủ thể trữ tình trong thơ Nguyễn
Phong Việt ....................................................................................................... 23


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Mạng internet ra đời đã làm thay đổi có tính bước ngoặt các quan niệm của
chúng ta về thế giới, văn bản, hệ thống kí hiệu, sự thu – phát thông tin, giao
dịch…Ở Việt Nam, mạng internet xuất hiện từ năm 1997 nhưng phải đến đầu
những năm 2000 mới phổ cập rộng rãi. Văn học mạng Việt Nam ra đời trong kỉ
nguyên số bùng nổ đó và trở thành một phần không thể thiếu của văn chương
Việt Nam đương đại. Theo số liệu của Tổ chức thống kê số liệu internet quốc tế,
năm 2015, Việt Nam có khoảng 45,5 triệu người dùng chiếm khoảng 48% dân
số, trong đó số lượng người dùng facebook chiếm hơn 30% , con số đó nói lên
một thực trạng, đó là có sự tồn tại song song giữa hai thế giới : thực và ảo, trong
đó, các cây bút trẻ trên mạng có sức ảnh hưởng nhất định tới đời sống văn học
đương đại. Bên cạnh sự phát triển của văn học mạng nói chung sẽ không thể

không nhắc đến bộ phận thơ mạng đang ngày càng lan rộng và chiếm người đọc
bằng tốc độ lan truyền và tính thời sự. Do đặc tính của “không gian” tồn tại, thơ
mạng hàm chứa trong mình hai đặc tính: Thơ và internet, từ chủ thể cho đến
người tiếp nhận cùng với môi trường lưu truyền, tồn tại đều thuộc về đặc tính
thứ hai này.
Trong rất nhiều tài khoản facebook làm thơ, có một số địa chỉ được cộng
đồng chú ý như hai cái tên Nguyễn Phong Việt và Nguyễn Thế Hoàng Linh. Đây
là hai nhà thơ mạng tiêu biểu cần phải nhắc đến trong phác thảo, nhận diện thơ
mạng Việt Nam đương đại. Địa chỉ facebook Nguyễn Phong Việt tính đến thời
điểm làm luận văn, có 20.405 người theo dõi, trên trang mạng xã hội facebook
có ba trang fanpage của anh, mỗi trang có đều có hàng chục nghìn người “lile”
(lượt thích). Còn Nguyễn Thế Hoàng Linh có 9.091 người theo dõi. Những con
số ấn tượng đó phần nào cho thấy vị thế của hai tác giả trên văn đàn thơ mạng
đương đại. Và các tập thơ của họ đều nằm trong danh sách best – seller của nhà
xuất bản, như tập thơ Đi qua thương nhớ của Nguyễn Phong Việt cho đến giờ đã
được tái bản đến lần thứ 8 (2017) với hơn 80.000 bản in. Các tập thơ của anh đều
1


được in ấn với những con số vô cùng ấn tượng giữa nền thơ ca đang có phần ảm
đạm của văn học nước nhà, với 5.000 bản in cho đợt đầu của Sao phải đau đến
như vậy. Đến nay Nguyễn Phong Việt đã có 120.000 bản thơ được tiêu thụ trên
thị trường. Cụ thể: Đi qua thương nhớ là 80.000 bản; Từ yêu đến thương là
20.000 bản; Sinh ra để cô đơn là 15.000 bản; Sống một cuộc đời bình thường là
15.000 bản và Về đâu những vết thương là 10.000 bản.
Nguyễn Thế Hoàng Linh là một tác giả có sức viết dồi dào, anh là tác giả
của tiểu thuyết Chuyện của thiên tài khá nổi tiếng. Bỏ dở đại học để viết văn,
đến nay, anh đã có nhiều tập thơ ra mắt đọc giả như Mầm sống, Uống một ngụm
nước biển, Em giấu gì ở trong lòng thế, Bé tập tô, Hở, Ra vườn nhặt nắng... Với
những thành tựu nhất định, thơ Nguyễn Phong Việt và Nguyễn Thế Hoàng Linh

đã được người đọc và giới phê bình quan tâm. Hiện nay, có nhiều bài viết nhận
xét, đánh giá về thơ của hai tác giả trên, chủ yếu đó là tình cảm yêu mến của
những người hiểu về tâm hồn thơ của tác giả. Tuy nhiên cho đến nay vẫn còn
thiếu những công trình nghiên cứu mang tính chuyên sâu về thơ Nguyễn Phong
Việt và Nguyễn Thế Hoàng Linh. Đây là lí do chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu
''Thơ mạng đương đại Việt Nam (Qua trường hợp Nguyễn Thế Hoàng Linh
và Nguyễn Phong Việt)'' với mong muốn phát hiện những nét đặc sắc trong thơ
của một số gương mặt nhà thơ mạng và sự đóng góp của họ trong tiến trình phát
triển của văn học mạng Việt Nam đương đại.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Cho đến thời điểm hiện tại, Internet đã có mặt tại Việt Nam được hơn 20
năm. Người Việt đã trở nên quen thuộc với một “không gian” mạng. Số lượng
báo in so với một trang online của chính tờ báo đó, một ấn phẩm in trên giấy so
với lượng tải về hay lượt xem trên mạng đều là những con số chênh lệch vô cùng
lớn. Đây là mảnh đất không giới hạn dành cho văn nghệ sĩ thể hiện tài năng cũng
như là miền đất hứa cho những đứa con tinh thần này của họ.
Mạng Internet khiến các nhà thơ Việt có một nơi để công bố các tác phẩm
của mình . Trên các diễn đàn văn chương, các blog cá nhân hay trên các trang
2


mạng xã hội như Facebook, Instagram…thơ phát triển mạnh mẽ về số lượng với
lực lượng sáng tác đông đảo trong đó có hai địa chỉ sáng về thơ trên mạng đó là
Nguyễn Thế Hoàng Linh và Nguyễn Phong Việt. Nghiên cứu về thơ mạng, nhà
phê bình Nguyễn Thanh Tâm đánh giá: “Sau khi văn bản được post lên mạng,
đời sống của tác phẩm mới thực sự bắt đầu. Quá trình sáng tác có thể khởi sự từ
trước, nung nấu lâu dài, nhưng chỉ khi nó hiện ra theo một cách nào đó trong
không gian mạng, khi đó văn bản thơ mạng mới được ghi nhận một cách đúng
nghĩa” [40] . Nhà nghiên cứu Trần Ngọc Hiếu thì có một nhận định tổng quan
về thơ mạng: “Diện mạo thơ ca trên mạng trong gần 20 năm qua chia thành hai

chặng” [11]. Chặng thứ nhất, 10 năm đầu với nhiều cách tân thẩm mĩ, thách
thức tầm đón đợi của độc giả. Chặng thứ hai, thập niên thứ hai của thế kỉ XXI,
thơ mạng quay trở lại với những giãi bày, tâm sự nỗi niềm.
Đánh giá về Nguyễn Thế Hoàng Linh, nhà văn Hồ Anh Thái, trong bài giới
thiệu tiểu thuyết Chuyện của thiên tài đã gọi Nguyễn Thế Hoàng Linh là “một
người làm thơ của thời đại internet” [50] . Ở bài viết này, Hồ Anh Thái đánh giá
cao sự phá cách trong đổi mới hình thức thơ của Linh ở thể lục bát. Điều này cho
thấy, Nguyễn Thế Hoàng Linh đã thuần thục thể thơ cổ điển trước khi “phá vỡ”
nó ra. Nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Minh Thái trong lần ra mắt tập thơ Hở của
Nguyễn Thế Hoàng Linh đã nhận xét: “Thơ của Nguyễn Thế Hoàng Linh mang
sắc vẻ trẻ trung nhưng cũng già dặn xa cách với những gì phù phiếm” [54], bà
đã chỉ ra được động lực bên trong thôi thúc Nguyễn Thế Hoàng Linh sáng tác đó
chính là khát khao được cống hiến, có thể thực hiện lí tưởng lớn lao của mình.
Vì lẽ đó, thơ Linh rất sâu đậm và triết lí. Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên đưa
ra lời khen dành cho Nguyễn Thế Hoàng Linh: “Đọc thơ Linh thì thấy thơ rất dễ,
nhưng sau đấy lại thấy làm thơ rất khó. Dễ vì đọc thơ Linh thấy cái gì đời sống
đô thị hôm nay cũng có, đó là cuộc sống của những người trẻ hôm nay đối diện,
bắt gặp, suy tư, thích nghi” [54]. Lời nhận xét này cho thấy Phạm Xuân Nguyên
đã có sự khảo sát kĩ lưỡng về thơ Linh để khái quát được dấu ấn đô thị trong thơ
của chàng trai này. Nhà báo Việt Quỳnh của báo Thể thao và Văn hóa thì hài
3


hước cho rằng Nguyễn Thế Hoàng Linh làm thơ “kiểu thiên tài” bởi hành động
thơ tưởng như rất ngẫu hứng của Linh mà Việt Quỳnh cho rằng điều này làm
nên giọng thơ đặc biệt khác lạ của anh.
Nguyễn Phong Việt từ khi ra mắt văn đàn đã được định danh cho những
mỹ từ “nhà thơ best – seller”, “hiện tượng xuất bản”. Vì lẽ đó có nhiều ý kiến
đánh giá về thơ Nguyễn Phong Việt. Nhà báo Hòa Bình, cây bút mảng văn hóa
của báo điện tử Dantri.com.vn cho rằng: “Nguyễn Phong Việt làm thơ có chất

bolero” [57], giữa thời buổi nhà nhà, người người hát nhạc bolero. Cách định
danh này xuất phát từ chất tự sự, tình cảm, kí ức vấn vương, thương nhớ vốn là
đặc sản của thơ Nguyễn Phong Việt. Và ông cho rằng thơ Nguyễn Phong Việt
hút người đọc chính bởi điều này. Nhà thơ Nguyễn Hữu Việt trong lần tuyển
chọn và giới thiệu thơ Nguyễn Phong Việt trên báo điện tử Nhân dân đã nhận
định về hành vi làm thơ của Việt là “chỉ viết về những gì mình thích, đồng cảm,
quen thuộc nhất”, viết để giải tỏa cảm xúc chứ không nghĩ mình đang sáng tạo
hay làm điều gì to tát. Với ý kiến này, Nguyễn Hữu Việt đã hiểu rất rõ động cơ
viết của Nguyễn Phong Việt. Ông còn cho rằng thơ Việt có nét duyên riêng ở
chính cấu trúc có phần đơn điệu thường thấy và những điều nhỏ nhặt người đọc
bắt gặp trong thơ anh thật nhẹ nhàng mà không kém phần trân quý.
Các nhà nghiên cứu đã thấy được những nét phác thảo đầu tiên của loại
hình thơ mạng nhưng tất cả mới chỉ dừng lại ở những gợi mở ban đầu. Thơ
mạng có đóng góp gì cho nền văn học đương đại của chúng ta? Tương lai của
thơ mạng ra sao? Vị thế và đóng góp của Nguyễn Thế Hoàng Linh và Nguyễn
Phong Việt cho nền thơ trên mạng ở nước ta là gì? Đều là những vấn đề còn bỏ
ngỏ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trước hết đề tài “Thơ mạng Việt Nam đương đại (Qua trường hợp Nguyễn
Thế Hoàng Linh và Nguyễn Phong Việt)”, nhằm mục đích định vị vị trí của hai
tác giả trên trong nền thơ mạng Việt Nam.

4


Mục đích chủ yếu của đề tài là tìm ra đặc điểm phong cách của thơ Nguyễn
Thế Hoàng Linh và Nguyễn Phong Việt và qua đó có thể nắm bắt quá trình tiếp
nhận các tác phẩm thơ mạng của đối tượng công chúng trẻ tuổi.
Nghiên cứu và tìm hiểu một số hình thức nghệ thuật đặc sắc của hai nhà
thơ. Qua đó, khái quát được cá tính sáng tạo, thành công nghệ thuật của Nguyễn

Thế Hoàng Linh và Nguyễn Phong Việt cũng như những đóng góp của họ trong
sự nghiệp đổi mới và cách tân thơ ca Việt Nam đương đại.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Để thực hiện nội dung chính của đề tài, chúng tôi tiến hành khảo sát những
tác phẩm thơ tồn tại trên các website, diễn đàn văn học, các nhật kí điện tử
(blog), địa chỉ facebook viết bằng tiếng Việt ở cả trong nước và hải ngoại, nhưng
chủ yếu là ở trong nước. Facebook và blog cá nhân của Nguyễn Thế Hoàng Linh
và Nguyễn Phong Việt.
Những tác phẩm văn học được lưu trữ trong các thư viện online của hai tác
giả trên cũng các tập thơ đã được xuất bản của họ.
- Nhà thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh với 6 tập thơ
Lẽ giản đơn (2006), Nxb Hội nhà văn.
Mỗi quốc gia một thế giới (2009), Nxb Hội nhà văn.
Hở (2011), Nxb Hội nhà văn
Mật thư (2012), Nxb Văn hoá thông tin
Em giấu gì trong lòng thế (2013), Nxb Văn hoá – Thông tin
Ra vườn nhặt nắng (2015), Nxb Thế giới.
Nhà thơ Nguyễn Phong Việt với
Đi qua thương nhớ (2012), Nxb Văn học
Sống một cuộc đời bình thường (2013), Nxb Lao động
Sinh ra để cô đơn (2014), Nxb Văn học
Từ yêu đến thương (2015), Nxb Hội nhà văn
Về đâu những vết thương (2016), Nxb Hội nhà văn
Sao phải đau đến như vậy (2017) Nxb Văn nghệ
5


Trong quá trình nghiên cứu, Luận văn liên hệ mở rộng đến một vài
sáng tác văn học, nghệ thuật khác của hai tác giả.
5 . Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp luận
Khảo sát bức tranh toàn cảnh thơ mạng Việt Nam đương đại
Qua những tác phẩm thơ đã đăng trên mạng tạo được dư luận cùng các tập
thơ đã xuất bản của Nguyễn Thế Hoàng Linh và Nguyễn Phong Việt tìm ra đặc
điểm cơ bản về nội dung và hình thức của thơ mạng Việt Nam đương đại, đặc
biệt là thơ trẻ.
Là đề tài mang tính thời sự, cập nhật và rất mới mẻ, nên việc thực hiện mục
đích chính của luận văn là mô tả diện mạo của thơ mạng Việt Nam đương đại
qua hai trường hợp Nguyễn Thế Hoàng Linh và Nguyễn Phong Việt, chúng tôi
còn tiếp cận đối tượng ở nhiều góc độ với văn học giấy đương đại, luận văn sẽ
góp phần vào nhiệm vụ tìm hiểu sự vận động và phát triển của nền văn học nước
nhà thời kì đương đại.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng các phương pháp chủ yếu
sau đây:
Phương pháp cọn mẫu do khối lượng sáng tác trên mạng của cả hai tác giả
rất lớn nên chúng tôi không tiến hành nghiên cứu tất cả mà chỉ lựa chọn một số
đơn vị thơ.
Phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại.
Phương pháp hệ thống, so sánh.
Phân tích tổng hợp
Nghiên cứu thi pháp học và phong cách học
Ngoài ra chúng tôi còn vận dụng linh hoạt một số phương pháp khác để
nhằm thực hiện tốt những yêu cầu đặt ra của đề tài.

6


6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Lần đầu tiên thơ mạng được tìm hiểu một cách hệ thống với nhiều phương

diện để có thể giúp bạn đọc nhận diện một cách khái quát về diện mạo của thơ
mạng Việt Nam trong lịch sử phát triển của văn học mạng thế giới, qua nghiên
cứu trường hợp Nguyễn Thế Hoàng Linh và Nguyễn Phong Việt.
Đóng góp lớn nhất của luận văn là chỉ ra những đặc điểm của thơ ca mạng
với những đóng góp, ảnh hưởng qua hai gương mặt tiêu biểu.
Nghiên cứu thơ đương đại Việt Nam qua sự phát triển của thơ mạng là một
góc nhìn mới sẽ giúp luận văn có những đóng góp nhất định đối với lịch sử phát
triển của nền văn học nước nhà.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận , luận văn gồm 80 trang, được chia
thành ba chương:
Chương 1: Khái lược về thơ mạng Việt Nam đương đại.
Chương 2: Thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh và Nguyễn Phong Việt nhìn từ
chiều kích hiện thực.
Chương 3: Những phương diện nghệ thuật trong thơ Nguyễn Thế Hoàng
Linh và Nguyễn Phong Việt

7


Chương 1
KHÁI LƯỢC VỀ THƠ MẠNG VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
1.1.Thơ mạng Việt Nam đương đại
1.1.1. Khái niệm văn học mạng
Văn học mạng hay văn học internet là một thuật ngữ của thời đại
internet, đến nay, vẫn chưa có một khái niệm thống nhất. Ra đời trong thời đại
công nghệ số, văn học mạng mang là một loại hình chứa đựng các yếu tố như:
Số hoá sách (văn học số từ văn bản đến siêu vân bản, xuất bản số văn
học truyền thống).
Văn học dùng những công nghệ hiện đại hỗ trợ.

Văn học mạng.
Như vậy khi cần cụ thể hoá khái niệm văn học mạng, chúng tôi cho rằng,
văn học mạng là quá trình tạo ra một tác phẩm văn học có sự gắn liền với
internet. Internet là môi trường để tác giả viết, công bố sản phẩm của mình,
độc giả cũng là các cư dân mạng, mọi nhận xét, góp ý thậm chí sự nối dài tác
phẩm đều được viết trên internet. Đặc biệt lúc này, mối quan hệ giữa tác giả
và độc giả trở nên gần gũi hơn bao giờ hết, người sáng tác tiếp thu ý kiến của
độc giả để sữa chữa hay thêm bớt tác phẩm.
Ngày 21/3/2008, tại Hội thảo Văn học mạng Việt Nam và trên thế giới
nhà thơ Inrasara đã trình bày quan điểm của mình văn học mạng qua bài tham
luận Viết - Đọc - Cảm nhận văn chương mạng, ông cho rằng: Văn học mạng
gồm ba bộ phận:
Các tác phẩm trên giấy viết trước hay cùng thời điểm được đưa lên trên
mạng.
Người viết ưu tiên dành đăng sáng tác ở mạng bởi nhiều lí do.

8


Bộ phận thứ ba là những tác giả chỉ xuất hiện trên không gian của
internet. Họ sống trong đúng “không gian diễn xướng” của mình, nghĩa là,
tác phẩm văn chương của họ được thai nghén, công bố trên mạng, chúng tồn
tại, nhận được sự tương tác cũng trên mạng. Những tác giả này là những cư
dân mạng toàn phần.
Như vậy trong ba bộ phận này, chỉ có bộ phận thứ ba mới là văn chương
mạng thực thụ. Nhưng con số này của văn học mạng Việt Nam chưa thực sự
nhiều, điều này khá khác biệt với văn học mạng của Trung Quốc – nơi nhà
văn có thể thu tiền tác quyền do lượng người xem rất lớn; các tác giả văn học
mạng Việt Nam nếu chỉ dừng lại ở việc đăng tác phẩm của mình lên mạng thì
người sáng tác khó có thể sống nổi bằng nghề. Đây cũng chính là một hạn chế

của văn học mạng.
1.1.2. Bối cảnh thời đại và sự xuất hiện của văn học mạng
Thành tựu về công nghệ thông tin là điều đáng kể hơn cả trong thế kỉ
XX, có thể nói như vậy vì nó làm thay đổi diện mạo của toàn nhân loại. Mạng
internet ra đời kể từ lần đầu tiên với ba máy tính thuộc Đại học
Massacchusette, đã có một bước tiến thần kì để đạt tới phạm vi sử dụng toàn
cầu ngày nay. Trong vô vàn các tiện ích mạng đem lại có việc tạo ra một
“không gian sống” khác cho con người. Những trang web văn học, blog, báo
điện tử, mạng xã hội đã kéo gần internet tới địa hạt của văn chương.
Năm 1997, internet vào Việt Nam, cũng giống như lịch sử quá khứ có sự
song song cùng tồn tại hai phương thức lưu truyền của văn học, đó là, truyền
miệng và văn học viết. Giờ đây, văn học đã có thêm một nơi mà nó có thể ấp
ủ, công bố, bình phẩm, đánh giá “hình hài”, hồn cốt sản phẩm của mình. Văn
học mạng mới đầu được khởi nguồn từ các diễn đàn (forum) rồi sau đó là
thời kì thống trị của các trang cá nhân (blog). Rất nhiều các diễn đàn trực
tuyến thu hút con số theo dõi, thành viên lên tới hàng chục, hàng trăm triệu
người, bao gồm nội dung riêng như: mục tâm sự thảo luận, tác phẩm dịch,
9


mục sáng tác có nội dung cực kì phong phú về lối sống, tình yêu, tình dục,
những thứ vô cùng cuốn hút của giới trẻ trong đời sống đương đại. Từ những
hạt giống ban đầu ấy, văn học mạng Việt Nam cho ra đời lứa sáng tác thuộc
về nó như Trang Hạ, Hà Kin, Keng, Gào, Trần Thu Trang, Nguyễn Thế
Hoàng Linh, Nguyễn Phong Việt… Bên cạnh đó , sẽ là một thiếu sót nếu
không nhắc tới những website, diễn đàn văn chương tổng hợp, đây là mảnh
đất màu mỡ và rộng lớn để cho văn học phát tiển. Nhà văn Trang Hạ từng tâm
sự: “ Tôi cho rằng mạng là một thế giới mở và ai cũng có thể “xuất bản”
những tác phẩm của mình. Tôi đến với văn học mạng tình cờ. Trước đây, khi
chưa làm blog tiếng Việt, tôi có mở một blog tiếng Hoa và post lên đó những

sáng tác của mình. Rồi cũng có khá nhiều người quan tâm đến văn học mạng
vào đọc. Từ đó, tôi bất ngờ nhận ra ở Đài loan và Đại lục, văn học mạng
đang ở thế thượng phong.” [47]. Tại Việt Nam (cả trong nước và hải ngoại),
cần chú ý tới tên tuổi như eVăn (evan.com.vn), Văn nghệ sông Cửu Long
(vannghesongcuulong.org sau đổi thành vanchuongviet.org), …Diễn đàn hay
các website là nơi quảng bá văn chương nhanh nhất, tiện nhất, rẻ nhất và nhờ
có nó, văn học mạng đã thoát khỏi sự kiềm toả của quyền lực in ấn. Sự bùng
nổ của yahoo 360 còn mang tới cho những cây bút cả chuyên và không
chuyên sân chơi mới ở việc sử dụng các blog cá nhân. Gần như bất kì ai sử
dụng máy tính, thành thạo một vài kĩ năng về công nghệ thông tin đều có cho
mình một trang nhật kí điện tử để lắng mình trong đó. Những tâm tư tình cảm,
những khát khao, những khía cạnh sâu kín thường bị che lấp đi trong cuộc
sống đời thường nay có nơi để giãi bày. Mạng cá nhân (blog) ra đời và bùng
phát khiến cho tất cả người dùng internet, nhất là những người trẻ thuộc giới
8X, 9X hay cả nhóm 6X, 7X “cấp tiến” đều bắt kịp xu hướng bằng cách lập
trang cá nhân riêng cho mình. Điều này, từ chỗ là một “mốt” dần trở trành
một phần của đời sống internet. Blog cá nhân của các nhà văn hay trang nhật
kí của những cây viết vô danh nếu có tác phẩm gây hứng thú cho người đọc
một cách đều đặn đều sẽ trở thành một địa chỉ quen thuộc, hấp dẫn. Có những
10


người trẻ họ chỉ đơn thuần là kể lại cuộc sống của mình (đúng như chức năng
của một cuốn nhật kí) nhưng nhờ sự hoạt ngôn, nét duyên ngầm dí dỏm và do
cả đề tài về cuộc sống hiện đại gấp gáp, thú vị mà họ trở thành những hot
blogger như Đinh Vũ Hoàng Nguyên (nickname: Thầy bói già), Song Hà (
nickname: Boy già), biên tập viên Anh Ngọc …
Tại Việt Nam, những năm đầu thế kỉ XXI xuất hiện những tác phẩm
đăng rải rác trên các báo điện tử, nhưng ít gây được tiếng vang. Đến tháng
5/2002, Nguyễn Thế Hoàng Linh xuất hiện trên diễn đàn Thi ca của mạng

ttvnol.com (Trái tim Việt Nam online) với nickname Away và topic Xin mọi
người hãy góp ý cho với những bài thơ gây chú ý cho cộng đồng cư dân
mạng. Topic Xin mọi người hãy góp ý cho đến 5/4/2008 đã có 58796 lượt đọc
và 899 bài trả lời. Từ đó, Nguyễn Thế Hoàng Linh chăm chỉ post thơ của
mình lên mạng, con số của những bài thơ lên tới hàng nghìn bài. Với sự xuất
hiện này, Nguyễn Thế Hoàng Linh cho đến nay vẫn được coi là một trong
những tác giả mạng đầu tiên ở Việt Nam. Trong lĩnh vực thơ mạng những
ngày đầu, không thể kể đến các nhóm thơ trẻ ở Sài Gòn như Mở miệng, Ngựa
trời mà sự đóng góp của họ vẫn gây ra rất nhiều bàn cãi. Thơ đi trước dẫn
đường, tiếp sau là văn xuôi, trước khi Đỗ Hoàng Diệu với Bóng đè trên
hopluu.net (2004), Nguyễn Ngọc Tư thì trình làng Cánh đồng bất tận trên
vannghesongcuulong.org (2005) thì Trang Hạ, Trần Thu Trang, Hà Kin xuất
hiện, văn học mạng Việt Nam đã chính thức xác lập được vị trí của mình.
Trong một lần phỏng vấn nhà văn Trang Hạ có nói: “Trần Thu Trang với
“Phải lấy người như anh” là người đặt dấu chấm đầu tiên cho văn học mạng
tiếng Việt.” [47]. Trang Quế Bình cũng cho rằng: “ Với tác phẩm dịch “Xin
lỗi em chỉ là con đĩ” của Trang Hạ hay “Phải lấy người như anh, Nhật kí tình
yêu của TIO” của Trần Thu Trang… chúng ta có thể khẳng định văn học
mạng đã bắt đầu có vị trí trên văn đàn, các nhà văn của dòng văn học mạng
đã có lợi thế của riêng họ”.

11


Như vậy, cho đến nay, văn học mạng Việt Nam đã hình thành được gần
20 năm, khoảng thời gian không coi là ngắn giữa thời đại công nghệ thông tin
đang phát triển nhanh chóng cùng với bùng nổ của cư dân mạng (netizens).
Tuy nhiên, so với Trung Quốc thì văn chương mạng Việt Nam hãy còn non
trẻ, hỗn tạp và có không nhiều những tác giả gây được tiếng vang. Tuy nhiên,
không thể phủ nhận sự tồn tại của văn học mạng cùng đặc điểm của nó trong

tương quan với văn học thông qua in ấn truyền thống.
1.1.3.Thơ mạng là gì?
Có quan niệm cho rằng thơ mạng là tất cả tác phẩm thơ được tồn tại trên
không gian mạng, cách hiểu này quá ôm đồm và trong những nghiên cứu của
chúng tôi về văn học mạng ở trên thì thơ mạng (internet poetry) là những tác
phẩm thơ được sáng tác, lưu hành trên mạng. Nhà ngiên cứu Nguyễn Thanh
Tâm cho rằng cần chú ý thơ mạng ở một số chủ điểm như : “Chủ thể sáng tạo
thơ mạng, phương tiện sáng tác, môi trường công bố, lưu hành, chủ thể tiếp
nhận” [32]. Tất cả những chủ điểm này sẽ tạo ra một phương thức truyền thông
mới.
Internet mở ra một không gian văn hoá mới mà phương thức xuất bản
truyền thống không thể so sánh bởi tính dân chủ và bình đẳng: “Internet có
không gian mênh mông cho người viết thể hiện, người tiếp nhận viết comment
tương tác. Nó không bị trở ngại bởi một lực cản nào về tư tưởng chính trị, ý
thức hệ, quan niệm tôn giáo hay không bị ngăn cách bởi không gian địa lí”
[48]. Ở trong môi trường này, con người ta dễ dàng sẻ chia những điều sâu
kín nhất, thơ mạng đã chờ đợi được chính điều này để phát triển mạnh mẽ.
Các cư dân mạng chỉ cần có một tài khoản Facebook, Zalo, Insagram,
Tumbrl… là đã có thể đăng bất cứ điều gì họ muốn.
Diện mạo thơ mạng trong gần 20 năm qua, giai đoạn 10 năm đầu , bên
cạnh những vần thơ mang màu sắc cũ thì xuất hiện những tác giả, nhóm thơ
gây tranh cãi, nhiều bàn luận trái chiều xung quanh họ như Mở miệng, Ngựa
trời… Giai đoạn hai với dấu mốc năm 2012, khi Nguyễn Phong Việt cho ra
12


mắt tập Đi qua thương nhớ trở thành best – seller năm đó. Thơ mạng Việt
Nam đương đại đã có sự chuyển mình, từ những nổi loạn, thách thức thị hiếu
đám đông của chặng đường đầu sang sự giãi bày, tâm sự. Thơ mạng nằm
trong tổng thể văn học mạng – một cộng đồng riêng với các tương tác giữa

nhà thơ – bạn đọc, giữa bạn đọc với nhau thông qua cách ấn nút like (thích)
hay share (chia sẻ). Khi gõ từ khóa “thơ mạng” trên google ta được rất nhiều
thông tin thú vị, ví dụ như bài thơ mạng tên “Mạng xã hội” của nhà thơ – nhà
báo Trần Mai Hương:
46 triệu dân việt
Đã nối mạng toàn cầu
Con số người sử dụng
Đã tăng lên rất mau
Kết nối và chia sẻ
Phản biện và giãi bày
Một diễn đàn to lớn
Nửa dân số xứ này
Thông tin “share” liên tục
Lan truyền suốt ngày đêm
Những luồng bão dư luận
Mỗi lúc một mạnh thêm
Chuyện to và chuyện nhỏ
Trong nước và nước ngoài
Cả những trò đơm đặt
Nhanh như điện truyền ngay
(Mạng xã hội)
Bài thơ không chỉ cung cấp cái nhìn tổng quan về tình hình sử dụng
internet mà còn cho thấy đặc trưng nổi bật của loại hình truyền thông mới
này. Những từ khóa xuất hiện ở trang đầu như: “Lặng người trước bài thơ
chấn động mạng xã hội của cô học trò lớp 8” hay “Sau thơ về nợ lương, thầy
13


giáo xứ Nghệ lại gây “bão mạng” với thơ về thưởng tết”, đặc biệt, trường
hợp bài thơ “Đất nước mình ngộ quá phải không anh” của cô giáo Trần Thị

Lam được đăng trên Facebook vào 20h ngày 25.4.2016. Tới 24h ngày
26.4.2016 đã có hơn 2000 lượt chia sẻ. Những bài thơ đúng với tinh thần thơ
mạng đúng nghĩa, được đăng trên mạng, được chia sẻ và yêu thích trên mạng.
Đề tài của những bài thơ này đều gắn với những vấn đề thời sự nóng bỏng của
thời cuộc lúc ấy như sự kiện Formosa Hà Tĩnh – tiền đề cho hai thi phẩm
“Đất nước mình ngộ quá phải không anh?” và “Xin đổi kiếp này” của nữ
sinh lớp 8 hay những tình tiết vốn quen thuộc với đời sống của công nhân
viên trước cơm áo gạo tiền là cảm hứng cho sáng tác của thầy giáo xứ Nghệ.
Như vậy, thơ mạng là một sản phẩm đặc thù của thời đại công nghệ nó
phản ánh thị hiếu, tâm tính của con người đương đại. Đồng thời thơ mạng có
những đặc trưng phát triển, tính đào thải rất khắc nghiệt. Sẽ thật thiếu sót nếu
như nghiên cứu về lịch sử văn học nước nhà mà thiếu đi loại hình này.
1.2. Khái quát sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Thế Hoàng Linh,
Nguyễn Phong Việt
1.2.1. Nguyễn Thế Hoàng Linh
Trước khi biết đến là một nhà thơ mạng, Nguyễn Thế Hoàng Linh đã có
một tác phẩm văn xuôi trình làng và gây được tiếng vang, đó là cuốn tiểu
thuyết Chuyện của thiên tài được đăng năm 2002. Sau đó Nguyễn Thế Hoàng
Linh được nhà văn Lê Thị Huệ viết bài giới thiệu trên trang Gio-o.com , bài
đăng vào ngày 3/2/2003, bài viết này đưa ra rất nhiều những nhận định gây
bàn cãi về Linh. Sau đó, Nguyễn Thị Huệ còn đăng hàng trăm bài thơ của
Nguyễn Thế Hoàng Linh lên trang Gio-o.com. Từ đây, Linh được biết đến
không chỉ ở trên văn chương giấy mà còn có tiếng tăm ở trên internet. Sự kiện
này là một bước ngoặt đối với Nguyễn Thế Hoàng Linh, sau đó anh được nhà
văn Hồ Anh Thái và Dư Thị Hoàn biết đến thông qua trang Gio-o.com. Họ
đến tìm gặp và đề nghị giới thiệu Chuyện của thiên tài trên Văn mới. Kết quả
là vào năm 2005, Chuyện của thiên tài đã được xuất bản trong loạt đầu của
14



bộ Văn mới (in cùng hai tập khác của nhà văn Bảo Ninh và Nguyễn Huy
Thiệp). Trong hệ thống các giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội năm đó, tác
phẩm này đã đạt giải thưởng cho thể loại tiểu thuyết 2004 – 2005.
Còn trong lĩnh vực thi ca, vào tháng 5/2002 trên diễn đàn Thi ca của
mạng ttvnol.com (Trái tim Việt Nam online) Nguyễn Thế Hoàng Linh đã sử
dụng nickname Away để đăng một topic Xin mọi người góp ý cho với những
bài thơ gây chú ý cho cộng đồng mạng. Topic đó “cho đến 5/4/2008 đã có
58.796 lượt đọc và 899 bài trả lời”. Từ đó đến nay, Nguyễn Thế Hoàng Linh
sáng tác với tư cách một nhà thơ thực thụ và công bố thơ rất cần mẫn. Đến
thời điểm chúng tôi làm luận văn, Linh đã thực hiện một hành trình sáng tác
văn học rất xa kể từ dấu mốc năm 2002 ấy. Có thể coi Linh là một trong
những tác giả thơ mạng đầu tiên ở Việt Nam.
Trong không gian mạng, những bài thơ như Không đề của Linh được
“truyền tay” nhau rất nhanh chóng bởi nó mang đậm hơi thở của mạng
internet:
Giá tình yêu save được
Error thì download lại chẳng bận lòng
Giá tình yêu delete được
Chán
Hắt xì một cái
Thế là xong
Tôi chỉ xin kể một câu chuyện nhỏ
Có lần tôi làm thơ trên máy tính
Và đặt tên file là “tinh yeu”
Khi không hài lòng tôi định xoá
Cái máy tính bị coi muôn đời vô cảm hỏi tôi :
« Are you sure you want to delete « tinhyeu » ? »
Tôi đã rùng mình
15



Bạn ạ.
(Không đề)
Trước 2004, mạng là hình thức công bố và tồn tại duy nhất cho thơ
Nguyễn Thế Hoàng Linh. Các bản thảo của anh gửi tới nhiều nhà xuất bản chỉ
được “hồi âm” bằng sự im lặng. Nhưng những năm sau đó, anh lần lượt cho
xuất bản tới 6 tập thơ, đặc biệt, cuốn mới đây nhất Ra vườn nhặt nắng còn
được xuất bản dưới hình thức gây quỹ của chính độc giả. Một hiện tượng
hiếm có trong nền thi ca Việt Nam đương đại.
1.2.2. Nguyễn Phong Việt
Nguyễn Phong Việt được sinh ra tại Tuy Hoà, Phú Yên. Anh theo học tại
trường Trung học Phổ thông chuyên Nguyễn Huệ, sau đó tốt nghiệp Trường
Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1998, anh trở
thành hội viên của Hội bút Vòm Me Xanh của báo Mực Tím với bút danh
"Me Quê" và từ năm 2002 là Bút trưởng của hội. Anh đã ba lần đạt được giải
thưởng "Bút mới" của báo tuổi trẻ. Ngoài ra, anh từng là phóng viên mảng
văn hóa - nghệ thuật của báo Mực Tím cũng như là trưởng trang Xzone.vn
phía Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh
Thơ của Nguyễn Phong Việt đến với độc giả từ năm 2007, anh thường
sáng tác và đăng những bài thơ của anh lên trang Facebook cá nhân cũng
như những trang của những người hâm mộ anh trước khi tập hợp thành
những tập thơ để xuất bản. Theo như lời anh chia sẻ, mạng xã hội là một
phần không thể thiếu với những sáng tác của anh. Chính nhờ những phản
hồi, những sự đón nhận tích cực từ cộng đồng mạng đã tiếp cho anh sự tự
tin để in và phát hành sách trong giai đoạn mà các tác phẩm thơ rất khó tiêu
thụ ở thị trường Việt Nam
Giữa năm 2012, Nguyễn Phong Việt hoàn thành bản thảo tập thơ đầu
tay, Đi qua thương nhớ, sau 5 năm làm việc. Anh đã lên kế hoạch xuất bản vào
16



tháng 10 năm 2012 nhưng vì gặp trục trặc ở nhiều khâu nên phải đến tháng 12
mới thực hiện được. Ngày 29 tháng 12 năm 2012, anh cho ra mắt tập thơ tại Hà
Nội. Tập thơ là tập hợp hầu hết những tác phẩm mà anh đã từng đăng trên
trang Facebook cá nhân cũng như có thêm một vài bài thơ mới. Nội dung tập thơ
xoay quanh nỗi ám ảnh đau đớn của những cuộc tình không trọn vẹn. Tại buổi ra
mắt đã có hàng trăm người đến để giao lưu trực tiếp với anh trong suốt 4 giờ
đồng hồ. Chỉ sau 10 ngày, tác phẩm này đã được phát hành hơn 3 ngàn bản, tạo
nên một hiện tượng hiếm thấy trong giới xuất bản Việt Nam. Tổng cộng, tập thơ
này đã được in hơn 30 ngàn bản ở lần phát hành đầu tiên và tiếp tục được tái bản
5 ngàn cuốn vào giữa tháng 12 năm 2013.
Sau một năm rưỡi để hoàn thành bản thảo, vào ngày 15 tháng 12 năm
2013, Nguyễn Phong Việt tiếp tục cho ra mắt tập thơ thứ hai: Từ yêu đến
thương, với 50 bài thơ, bao gồm 60% là các bài thơ anh đã đăng trên trang
Facebook cá nhân. Tập thơ này tiếp tục tạo nên một hiện tượng thú vị trong
ngành xuất bản ở Việt Nam. Đây là cuốn sách đầu tiên phải tái bản khi bản
chính vẫn còn chưa xuất hiện. Điều này đã đưa con số phát hành lên đến 20
ngàn bản trong đợt ra mắt. Dựa trên các đơn hàng từ các nhà sách, đã có
17.500 bản sách được bán ra dù chưa đến ngày phát hành chính thức.
Sau tập thơ đầu tay Đi qua thương nhớ, rồi tập thơ thứ hai là Từ yêu đến
thương, Nguyễn Phong Việt cho ra mắt tập thơ Sinh ra để cô đơn. Mạch
nguồn của anh là ngày càng đi sâu vào tâm hồn con người, anh tìm kiếm sự
bình yên sau cuộc chia ly, từ tiếng khóc của con, từ tiếng chuông gió….Nội
dung tập thơ tràn ngập hương vị ngọt ngào của sự bao dung và niềm tin mạnh
mẽ vào con người, vào cuộc sống. Sau những đau khổ rồi cũng đến lúc phải
đứng dậy, lãng quên đi những điều không hay để tìm đến những điều ý nghĩa
và xứng đáng hơn

17



Vào dịp Giáng sinh năm 2014 anh cho phát hành tập thơ thứ ba với
tựa Sinh ra để cô đơn. Nội dung của tập thơ nói nhiều hơn về những nỗi cô
đơn của mỗi con người.
Năm 2015, tập thơ Sống một cuộc đời bình thường ra mắt độc giả, tập
thơ thể hiện khát khao mãnh liệt của một con người đang ngược dòng tìm sự
bình yên sau những ưu phiền. Nếu ở những tập thơ trước là sự ám ảnh cho
cuộc tình không trọn vẹn, hương vị ngọt ngào và niềm tin mạnh mẽ về hạnh
phúc, cảm xúc cô đơn tuổi trẻ. Thì tuyển tập Sống một cuộc đời bình
thường, Phong Việt gửi gắm nhiều thông điệp tình yêu, gia đình, tuổi trẻ…
đôi khi chỉ là những bữa cơm đạm bạc nhưng tràn đầy tiếng cười cũng là mơ
ước giữa cuộc sống ngày một bon chen.
Giáng sinh năm 2016, như thường lệ, tập thơ thứ 5 của Việt ra mắt bạn
đọc. Về đâu những vết thương với 60 thi phẩm vẫn đi theo “lối thơ” quen
thuộc, lời thơ như lời tự sự, mỗi bài thơ là một trải nghiệm về sự trưởng
thành, đối diện và vượt qua những nỗi đau.
Năm 2017, Sao phải đau đến như vậy là cuốn thứ 6 kể từ khi anh ra mắt
Đi qua thương nhớ (2011). Đây cũng là cuốn đánh dấu sự khác biệt về hình
thức lẫn giọng điệu. Bìa cuốn sách màu đỏ rực ấn tượng, khác những tông nhẹ
nhàng của các tập thơ trước. Vẫn như thường lệ, bìa sách của Nguyễn Phong
Việt vẫn có câu quote (trích dẫn) tóm lại tinh thần của cả tập thơ: “Cuộc đời
bình yên không phải trong lặng thinh/ mà mưa gió/ Có một bàn tay để ngỏ/
Cho mình đặt vào”.
Dù đạt được nhiều thành công trong vai trò là một nhà thơ nhưng
Nguyễn Phong Việt từng tâm sự anh chỉ là một người làm thơ nghiệp dư, chỉ
viết theo những cảm xúc của riêng mình. Theo nhiều người nhận định, thơ của
Nguyễn Phong Việt như những lời thủ thỉ nhẹ nhàng nhưng lại làm cho độc
giả cảm nhận được rất nhiều điều về cuộc sống, về tình yêu cũng như những
suy nghĩ chủ quan của mỗi con người. Tuy nhiên, vẫn có ý kiến cho rằng, với
sáu tập thơ đã xuất bản, "từ đầu đến cuối chỉ viết về tình yêu thương, những

18


cảm xúc yêu với cùng một phong cách dễ dẫn đến đôi chút nhàm chán cho
độc giả".
Tiểu kết chương 1
Bên cạnh sự phát triển của văn học mạng nói chung không thể thiếu đi
thơ mạng, trong đó, có hai địa chỉ được độc giả mạng yêu thích là Nguyễn
Thế Hoàng Linh và Nguyễn Phong Việt. Trong bối cảnh bùng nổ của các
kênh thông tin đại chúng, các trang mạng xã hội như Youtube, Blog,
Facebook.. Cũng như thác thông tin khổng lồ mỗi ngày, thơ mạng của
Nguyễn Thế Hoàng Linh và Nguyễn Phong Việt tạo nên dấu ấn riêng biệt
cũng như những nỗ lực mang lại hơi thở mới, luồng sinh khí mới cho nền thơ
ca đương đại của Việt Nam. Hai tác giả trẻ này có thời gian xuất hiện trên văn
đàn mạng khác nhau nên họ vừa có sự giao thoa trong một số nội dung, vừa
thể hiện tính riêng biệt và độc đáo của mình trong quá trình sáng tác. Họ đều
là những nhà thơ mang tinh thần thời đại chúng ta đang sống.

19


Chương 2
THƠ NGUYỄN THẾ HOÀNG LINH, NGUYỄN PHONG VIỆT NHÌN
TỪ CHIỀU KÍCH HIỆN THỰC
2.1. Những khát khao về tình yêu và nỗi cô đơn
Một vấn đề được cả Nguyễn Thế Hoàng Linh và Nguyễn Phong Việt
quan tâm chính là viết về tình yêu tuổi trẻ. Nguyễn Thế Hoàng Linh có giai
đoạn sáng tác một lượng lớn tác phẩm thơ tình. Còn Nguyễn Phong Việt
hướng đến lối viết tự sự, kể câu chuyện của chính mình và điều này lại trở
thành sức hấp dẫn của anh đối với công chúng. Trên blog cá nhân của một fan

thơ Nguyễn Phong Việt có dòng chia sẻ như sau: “Tôi lại chẳng tìm nổi cảm
xúc khi động chạm đến thơ. Đúng, tôi vốn là một đứa không hề thích thơ. Cho
đến khi tôi tình cờ đọc được bài thơ Cứ ngồi lặng im thế mà khóc của nhà
thơ Nguyễn Phong Việt. Thơ của anh là những lời thủ thỉ nhỏ nhẻ nhưng lại
thấm dẫm những cảm xúc chân thật và gần gũi. Từng dòng thơ đặc sắc luôn
có một sức hút kì lạ đối với tôi. Đọc thơ Nguyễn Phong Việt tôi luôn cảm thấy
bình yên thanh thản và thân thuộc”. Lời tâm sự của một cô gái cũng là lời
tâm tình của người hâm mộ thơ Nguyễn Phong Việt.
Điều gì tạo nên sức hút khi Nguyễn Phong Việt viết về tình yêu? Tình
yêu là nguồn cảm hứng bất tận trong thi ca. Gần chúng ta nhất còn có “ông
hoàng thơ tình” Xuân Diệu, hay “bà hoàng thơ tình” Xuân Quỳnh. Và rồi
trong đời sống thơ ca đương đại, xuất hiện thêm Nguyễn Phong Việt. Tình
yêu được cất lên như những rung động cảm xúc thanh xuân: “Rồi sẽ đến một
ngày có người ôm lấy ta và hỏi về tình yêu/ là bước đi bên nhau mặc gió mưa
đầy ắp/ một người choàng tay lặng yên và một người mở lòng ra mà khóc/
giây phút tổn thương chỉ là giây phút khởi đầu cho đời sống mang chuỗi ngày
dài thứ tha” (Đám cưới 2). Dấu ấn của tuổi trẻ in đậm lên hơi thở từng câu
20


chữ, hành trình nhân sinh chưa đủ dài nhưng xúc cảm đã chạm tới ngưỡng
cùng của thấu suốt, thanh thản. Dù cảm xúc trạng thái tâm lý ấy chỉ là nguỵ
trang cho muộn phiền, băn khoăn, lo lắng.
Hướng đến đối tượng “hoa học trò” nên thơ Nguyễn Phong Việt khai
thác chiều kích của những tâm hồn tươi trẻ. Họ là những người có đủ thời
gian để làm lại, thừa mạnh mẽ để vươn lên nhưng cũng đủ yếu mềm để thấy
cô đơn, lạc lõng, chìm sâu trong sầu muộn. Thứ xúc cảm này đối với người
nghệ sĩ là mảnh đất màu mỡ giúp ngòi bút sáng tác của họ phát huy mạnh mẽ.
Trong lần tâm sự với báo Việt Nam Mới, Nguyễn Phong Việt từng nói:
“Trong bản năng của họ lúc nào cũng có một chút cô đơn. Đó là thực tế. Tức

là, cái sự cô đơn đó nó không thể thiếu cho công việc sáng tác của họ”. Đã có
thời kì sự cô đơn được nhắc đến nhiều trong phong trào Thơ Mới, cái cảm
giác lạc loài, lạc lõng khắc sâu vào những vần thơ thời kì đó. Bước sang giai
đoạn 1945 – 1975, cô đơn hay nỗi buồn trở nên vắng bóng, điều đó hoàn toàn
được hiểu là do yêu cầu thực tế, văn học phục vụ chiến đấu và cách mạng, các
nhà văn nhà thơ thời kì đó viết về tinh thần hăng hái của thế hệ “Tôi với anh
đôi người xa lạ/ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau/ Súng bên súng/ Đầu
sát bên đầu/ Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ/ Đồng chí” (Đồng chí –
Chính Hữu) trong kháng chiến chống Pháp; hay của những người con trai
con gái mang trong mình lí tưởng náo nức của thời đại: “Xẻ dọc Trường Sơn
đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai” (Theo chân Bác - Tố Hữu)
trong kháng chiến chống Mĩ. Đâu còn chỗ cho nỗi cô đơn. Thậm chí cái bi
cũng ít được nói tới, nếu có, nó phải trở thành động lực cho tranh đấu. Cái
chết của người con gái trong thi phẩm Núi đôi của nhà thơ Vũ Cao là một ví
dụ. Còn gì đau đớn, tuyệt vọng hơn dành cho các cặp đôi yêu nhau khi cái
chết chia lìa họ. Nhưng khi ở trong tuyệt vọng ấy chàng trai có được suy nghĩ
“Anh đi bộ đội sao trên mũ/ Mãi mãi là sao sáng dẫn đường/ Em sẽ là hoa
21


trên đỉnh núi/ Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm” (Núi đôi – Vũ Cao).
Đến thời kì đổi mới 1986, nỗi buồn, sự cô đơn đã quay trở lại văn đàn ở
diện mạo của những lạc lõng trước thời cuộc hay khác lạ so với đồng loại
của mình. Tướng Thuấn trong Tướng về hưu (Nguyễn Huy thiệp) cô đơn,
Hoài trong Thiên Sứ (Phạm Thị Hoài) cô đơn. Bước sang thời kì đương đại,
cô đơn trở thành tâm thế thường trực trong tâm hồn của những người trẻ,
họ nguỵ trang cho bản thân một vẻ bình thản thậm chí bất cần nhưng sâu
bên trong luôn cảm thấy lẻ loi, đơn độc. Bởi thế nên những lời hát, câu thơ
nói về tâm trạng cảm xúc này luôn được đón nhận nồng nhiệt vì nó nói lên
hộ bao người. Từ ca khúc “Người lạ ơi” của nam rapper Karik là một ví

dụ: “Tôi lạc quan giữa đám đông, nhưng khi một mình thì lại không. Cố tỏ
ra là mình ổn, nhưng sâu bên trong nước mắt là biển rộng. Lắm lúc chỉ
muốn có ai đó, dang tay ôm lấy tôi vào lòng. Cho tiếng cười trong mắt
được vang vọng, cô đơn một lần rời khỏi những khoảng trống”. Nói được
tiếng nói của thời đại mình đang sống, nên bài hát chỉ sau hai ngày ra mắt
đã vươn lên vị trí số một trong bảng xếp hạng âm nhạc với bốn lần chạm
đỉnh Zing (trang nhạc trực tuyến số một ở Việt Nam). Khai thác chiều kích
từ lớp người trẻ tuổi, thơ Nguyễn Phong Việt tạo được sức hút cực to lớn,
nỗi cô đơn trở đi trở lại trong thơ anh như một ám ảnh, nó xuất phát từ
những “trải nghiệm thật của cuộc đời mình từ những đau đớn và cô đơn có
lúc tận cùng” (Nguyễn Phong Việt). Để hiểu rõ hơn về những trạng thái
tinh thần trong thơ Nguyễn Phong Việt chúng tôi đã tiến hành khảo sát và
thống kê tần suất xuất hiện những từ ngữ biểu đạt tâm trạng qua các bài thơ
mạng và cả 6 tập thơ đã phát hành của anh. Số liệu cụ thể trong bảng sau:

22


×