Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Mạng lưới xã hội của phụ nữ trong gia đình làm nghề biển nghiên cứu trường hợp tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình định tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (537.52 KB, 27 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
—————

PHAN THỊ KIM DUNG

MẠNG LƢỚI XÃ HỘI CỦA PHỤ NỮ TRONG GIA ĐÌNH
LÀM NGHỀ BIỂN (NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP TẠI
THÀNH PHỐ QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH)

Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số:
9.31.03.01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

Hà Nội – 2018


Công trình đƣợc hoàn thành tại:
Học viện Khoa học xã hội – Viện Hàn KHXH Việt Nam

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Hữu Minh

Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:

Luận án đƣợc bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp
tại Học viện Khoa học xã hội – Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam



Có thể tìm luận án tại:
- Thƣ viện Quốc gia;
- Thƣ viện Học viện Khoa học xã hội


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phụ nữ trong các gia đình làm nghề biển là một nhóm xã hội có sinh kế phần lớn phụ thuộc chủ yếu
vào các nguồn tài nguyên ven biển. Mặc dù đã có một số chính sách về việc làm cho lao động nữ để hỗ trợ
phát triển sinh kế, tuy nhiên với sinh kế còn nhiều khó khăn hiện nay thì những hỗ trợ đó chưa đem lại nhiều
thay đổi tích cực như mong muốn. Từ thực tế này cho thấy, việc phát huy vai trò của MLXH trong việc hỗ
trợ phát triển sinh kế bền vững cho phụ nữ trong gia đình làm nghề biển là một giải pháp hiệu quả để giải
quyết vấn đề này.
Phần đông phụ nữ trong gia đình làm nghề biển thường có các thành viên gia đình đi biển, chị em rất
vất vả khi phải gánh vác thay cho người đi biển những công việc trong gia đình. Chính vì vậy, việc duy trì
MLXH với những mối gắn kết cá nhân - gia đình - cộng đồng là vô cùng cần thiết và hữu ích đối với phụ nữ
nhằm tạo cơ hội cho phụ nữ nhận được những hỗ trợ nhất định từ mạng lưới.
Vùng ven biển cũng là nơi thường gặp nhiều rủi ro, bất trắc liên quan đến yếu tố thời tiết, môi trường
gây nhiều tổn thất nghiêm trọng đến tính mạng và tài sản của phụ nữ trong gia đình làm nghề biển. Vì vậy,
nếu có chung tay giúp sức từ các thành viên trong MLXH cho phụ nữ cũng như giúp họ được tiếp cận nhiều
hơn với các chính sách xã hội thì đó sẽ là những nguồn hỗ trợ rất lớn về vật chất, tinh thần và sinh kế cần
thiết giúp họ và gia đình sớm ổn định cuộc sống.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án tập trung phân tích MLXH của phụ nữ trong gia đình làm nghề biển và các yếu tố ảnh
hưởng qua nghiên cứu trường hợp ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Từ đó cung cấp luận cứ khoa học
nhằm hỗ trợ phát triển sinh kế bền vững cho phụ nữ trong gia đình làm nghề biển.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

• Tổng quan tình hình nghiên cứu về MLXH.
• Xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu về MLXH: tìm hiểu và phân tích các lý thuyết có liên quan đến
luận án, trong đó tập trung vào ba lý thuyết cơ bản: Lý thuyết mạng lưới xã hội, lý thuyết vốn xã hội và lý
thuyết tương tác biểu trưng. Làm rõ khái niệm MLXH và các khái niệm liên quan như vốn xã hội, phụ nữ
trong gia đình làm nghề biển, sinh kế...
• Mô tả đặc điểm về MLXH của phụ nữ trong gia đình làm nghề biển, bao gồm quy mô của MLXH
và các mối quan hệ trong MLXH.
• Phân tích vai trò của MLXH đối với phụ nữ trong gia đình làm nghề biển trên 3 lĩnh vực: MLXH
hỗ trợ khi gặp những rủi ro trong cuộc sống; MLXH hỗ trợ phát triển sinh kế bền vững và MLXH hỗ trợ
những công việc lớn trong gia đình.
• Phân tích các tác động tiêu cực từ MLXH đối với phụ nữ trong gia đình làm nghề biển.
• Chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến MLXH của phụ nữ trong gia đình làm nghề biển.


2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu MLXH của phụ nữ trong gia đình làm nghề biển ở các khía cạnh: đặc
điểm của MLXH, vai trò của MLXH; các yếu tố ảnh hưởng đến MLXH.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Giới hạn về khách thể nghiên cứu
• Khách thể nghiên cứu chính của luận án: Là 400 phụ nữ đại diện hộ gia đình làm nghề biển. Luận án
được phân tích trên cơ sở của 400 mẫu khảo sát này, do vậy các đặc điểm MLXH của phụ nữ trong gia đình
làm nghề biển chính là đặc điểm của người được hỏi mà chưa phải là toàn bộ phụ nữ (bà, mẹ, con gái, cháu
gái...) trong các gia đình làm nghề biển tại thành phố Quy Nhơn.
• Khách thể bổ trợ của luận án: Các thành viên trong gia đình, họ hàng, hàng xóm, bạn bạn và các tổ
chức xã hội chính thức, các tổ chức xã hội tự nguyện, các doanh nghiệp, công ty ở địa bàn nghiên cứu.
3.2.2. Giới hạn về thời gian nghiên cứu
Luận án được nghiên cứu trong khoảng thời gian từ tháng 8 năm 2014 đến tháng 8 năm 2016.
3.2.3. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu

Luận án tiến hành nghiên cứu tại các khu vực dân cư ven biển trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh
Bình Định. Cụ thể: hai phường trong nội thành là Đống Đa và Hải Cảng; hai xã ngoại thành là Nhơn Hải và
Nhơn Lý.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Để thực hiện tốt phương pháp nghiên cứu này, đề tài đã tiến hành tra cứu các nguồn tư liệu, bao gồm
hệ thống các tài liệu công trình nghiên cứu từ các lĩnh vực khoa học xã hội có liên quan đến đề tài ở trong và
ngoài nước từ các nguồn như sách; luận án; luận văn; bài viết trên các tạp chí.
4.2.1. Phương pháp thu thập thông tin định lượng
• Cách thức chọn mẫu
Trong điều kiện số lượng các phường/ xã vùng ven biển thành phố Quy Nhơn không nhiều, luận án
chọn chủ đích hai phường thuộc nội thành là phường Hải Cảng và phường Đống Đa; hai xã bán đảo thuộc
ngoại thành là xã Nhơn Lý và xã Nhơn Hải bởi đây là các phường/ xã tập trung phần lớn khách thể đề tài
khảo sát và các khu vực này đang có sự chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế từ ngư nghiệp sang thương mại,
dịch vụ. Tổng số mẫu được chọn là 400, chia đều cho 4 phường/ xã, trong đó mỗi phường/ xã là 100 trường
hợp. Tại mỗi phường/ xã chọn các khu vực/ thôn; tại các khu vực/ thôn chọn các tổ dân phố (TDP). Tổng
cộng có 40 TDP được chọn.
٧ Phường Đống Đa: có 11 khu vực; chọn đại diện 2 khu vực tập trung chủ yếu hộ gia đình làm nghề
biển; trong mỗi khu vực chọn đại diện 5 TDP: khu vực 8 (TDP 38, 39, 40, 41, 42) và khu vực 9 (TDP 45, 46,
47, 48, 49). Tổng cộng chọn 10 TDP.
٧ Phường Hải Cảng: có 10 khu vực; chọn đại diện 2 khu vực tập trung chủ yếu hộ gia đình làm nghề
biển; trong mỗi khu vực chọn đại diện 5 TDP: khu vực 3 (TDP 1, 2, 3, 4, 5) và khu vực 6 (TDP 29, 30, 31,
32, 33). Tổng cộng chọn 10 TDP.
٧ Xã Nhơn Lý: có 4 thôn; chọn đại diện 2 thôn tập trung chủ yếu các hộ gia đình làm nghề biển; ở
mỗi thôn chọn đại diện 4 TDP: Thôn Lý Hưng (TDP 4, 6, 7, 12, 13). Thôn Lý Lương (TDP 6, 7, 11, 13, 15).
Tổng cộng chọn 10 TDP.


3
٧ Xã Nhơn Hải: có 3 thôn; chọn đại diện 2 thôn tập trung chủ yếu các hộ gia đình làm nghề biển; ở

mỗi thôn chọn đại diện 5 TDP: Thôn Hải Đông (TDP 16, 17, 18, 19, 20); Thôn Hải Bắc (TDP 5, 7, 11, 13,
15). Tổng cộng chọn 10 TDP.
Sau khi chọn ra được 40 TDP của 4 phường/ xã, tiến hành chọn phụ nữ đại diện cho các hộ gia đình
làm nghề biển để phỏng vấn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống. Bằng cách: Trước hết liệt kê
danh sách tất cả phụ nữ trong gia đình làm nghề biển ở mỗi TDP được chọn; tiếp đó chọn mỗi TDP 10 phụ
nữ đại diện hộ gia đình theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống. Cụ thể như sau:
٧ Phường Đống Đa có 100 mẫu chia đều cho 10 TDP, mỗi TDP có 10 phụ nữ
٧ Phường Hải Cảng có 100 mẫu chia đều cho 10 TDP, mỗi TDP có 10 phụ nữ.
٧ Xã Nhơn Lý có 100 mẫu chia đều cho 10 TDP, mỗi TDP có 10 phụ nữ
٧ Xã Nhơn Hải có 100 mẫu chia đều cho 10 TDP, mỗi TDP có 10 phụ nữ.
• Mô tả đặc điểm bảng hỏi
Luận án sử dụng bảng hỏi định lượng nhằm tiến hành phỏng vấn trực tiếp 400 phụ nữ trong các gia
đình làm nghề biển. Bảng hỏi gồm tất cả 77 câu hỏi, trong đó có 56 câu hỏi đóng, 8 câu hỏi mở, 13 câu hỏi
vừa đóng vừa mở. Bảng hỏi được chia làm 5 phần: Phần 1 có 7 câu hỏi về đặc điểm nhân khẩu - xã hội của
phụ nữ dùng để mô tả đặc điểm phụ nữ trong gia đình làm nghề biển, đồng thời cũng là những phân tổ chính
khi xử lý thông tin định lượng; Phần 2 có 49 câu hỏi về các thành phần của MLXH dùng để mô tả đặc điểm
về MLXH của phụ nữ trong gia đình làm nghề biển, đồng thời cũng là những phân tổ chính khi xử lý thông
tin định lượng; Phần 3 có 14 câu hỏi về sự hỗ trợ của MLXH dùng để phân tích vai trò của MLXH; Phần 4
có 4 câu hỏi về chính sách xã hội dùng để phân tích các yếu tố tác động đến MLXH và phần 5 có 3 câu hỏi
về tầm quan trọng của MLXH dùng để phân tích quá trình phát triển MLXH
• Mô tả đặc điểm mẫu nghiên cứu
٧ Độ tuổi: Độ tuổi trung bình của phụ nữ trong mẫu khảo sát là 45,6 (người có tuổi nhỏ nhất là 24 và
người cao tuổi nhất là 68). Đại đa số phụ nữ ở độ tuổi từ 45-59 chiếm 48%, tiếp theo là nhóm phụ nữ độ tuổi
từ 35-44 chiếm 29%. Nhóm phụ nữ thuộc nhóm thanh niên từ 24-34 tuổi chỉ chiếm 15,3%; Nhóm phụ nữ
thuộc lớp người cao tuổi từ 60-68 chỉ chiếm 7,8% trong tổng số mẫu nghiên cứu.

٧ Trình độ học vấn: Phần lớn phụ nữ trong mẫu khảo sát có trình độ học vấn ở mức phổ cập: tiểu
học (TH) chiếm 38,8%, trung học cơ sở (THCS) chiếm 41,5%, trung học phổ thông (THPT) chiếm 5,8%. Tỷ
lệ phụ nữ có trình độ trung cấp (TC) - nghề và cao đẳng, đại học (CĐ-ĐH) thấp, chỉ chiếm lần lượt là 0,3%
và 0,5%. Có đến 10% chỉ mới đạt trình độ học vấn là biết đọc, biết viết, thậm chí có 3,3% phụ nữ là mù

chữ.ư

٧ Nghề nghiệp: Phụ nữ trong mẫu khảo sát chủ yếu làm ngư nghiệp (chiếm 63,5%); có 9% phụ nữ
kinh doanh, buôn bán; Có 7,5% phụ nữ làm lao động tự do; Có 7% phụ nữ làm công nhân trong các công ty,
doanh nghiệp; Có 2,3% phụ nữ là công chức, viên chức; Có 0,5% phụ nữ làm nông nghiệp và có đến 10,3%
phụ nữ không có việc làm.

٧ Thu nhập: Phụ nữ trong mẫu khảo sát có mức thu nhập trung bình so với mặt bằng thu nhập chung
(từ 2 triệu - dưới 5 triệu đồng/ tháng chiếm 39,2%). Một số phụ nữ có thu nhập thấp hơn (dưới 500 ngàn
đồng/ tháng chiếm 7% và không có thu nhập chiếm 11%). Chỉ có 5,8% phụ nữ có thu nhập trên 5 triệu đồng/
tháng.

٧ Tình trạng hôn nhân: Phụ nữ trong mẫu khảo sát phần lớn họ đã kết hôn. Có 93,5% đang sống
cùng với chồng; phụ nữ đã ly hôn chiếm 1%; phụ nữ đã góa bụa chiếm 5%; và phụ nữ chưa kết hôn chiếm
0,5%.


4
• Cách thức xử lý thông tin định lượng
Toàn bộ phiếu điều tra được tổng hợp, làm sạch, mã hóa và được nhập bằng phần mềm SPSS phiên
bản 21.0 nhằm xử lý các thông tin thu được, đồng thời kiểm định tính khách quan, độ tin cậy của các kết quả
nghiên cứu. Cụ thể, luận án sử dụng các phân tích đơn biến, hai biến với các kiểm định thống kê thích hợp.
4.2.2. Phương pháp thu thập thông tin định tính
Luận án sử dụng ba phương pháp thu thập thông tin định tính là phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm tập
trung và quan sát.
• Phỏng vấn sâu:
Tiến hành phỏng vấn sâu 52 trường hợp tại 4 địa bàn khảo sát. Trong đó, mỗi phường/ xã là 13 phỏng
vấn sâu. Mẫu phỏng vấn sâu bao gồm: 16 người phụ nữ; 8 thành viên gia đình (4 trường hợp là người con
trong gia đình; 4 trường hợp là người làm cha mẹ); 8 người trong dòng họ (họ hàng ruột có 4 trường hợp; họ
hàng khác có 4 trường hợp); 8 người bạn (bạn bè thân có 4 trường hợp, bạn bè không thân có 4 trường hợp);

4 người hàng xóm (sống gần nhà); 8 thành viên của các tổ chức xã hội (lãnh đạo ở cấp phường/ xã có 4
trường hợp và cấp khu vực/ thôn và TDP có 4 trường hợp).
Việc tiến hành phỏng vấn sâu nhằm làm rõ hơn những nội dung liên quan đến MLXH của phụ nữ
trong gia đình làm nghề biển. Bảng hướng dẫn phỏng vấn sâu bao gồm 2 loại dành cho 2 nhóm khách thể
nghiên cứu. Thứ nhất, đó là hướng dẫn phỏng vấn sâu người dân (tổng cộng có 13 câu hỏi với các nội dung
về đặc điểm của MLXH, vai trò của MLXH, cách thức phát triển MLXH và việc tiếp cận các chính sách xã
hội của phụ nữ...). Thứ hai, đó là hướng dẫn phỏng vấn sâu chính quyền địa phương (tổng cộng có 9 câu hỏi
với các nội dung về thực trạng nghề biển ở các địa phương, những rủi ro thiên tai xảy ra tại địa phương, vai
trò và địa vị của phụ nữ trong gia đình làm nghề biển và việc thực hiện chính sách và tiếp cận chính sách của
phụ nữ...).


5
• Thảo luận nhóm tập trung:
Tiến hành thảo luận nhóm tập trung đối với các nhóm phụ nữ trong gia đình làm nghề biển. Tổng cộng có 6
nhóm phụ nữ (ngư nghiệp; công nhân; không có nghề nghiệp; đơn thân; thanh niên; người cao tuổi); mỗi nhóm có
8-10 người tham gia. Trong đó, ở mỗi phường là 2 thảo luận nhóm, còn ở mỗi xã có 1 thảo luận nhóm.
Mục tiêu của thảo luận nhóm tập trung nhằm thu thập thông tin sâu hơn về các chủ đề nghiên cứu của luận
án...Bảng hướng dẫn thảo luận nhóm tập trung tổng cộng có 10 câu hỏi với các nội dung về nghề nghiệp và sự hỗ
trợ từ MLXH đến hoạt động nghề nghiệp của phụ nữ trong gia đình làm nghề biển.
• Quan sát:
Luận án sử dụng phương pháp quan sát để tìm hiểu một số thông tin để bổ sung những nhận định ban
đầu về nghiên cứu. Nội dung quan sát gồm:
٧ Sinh hoạt và những quan hệ diễn ra trong gia đình và ngoài gia đình phụ nữ
٧ Tham gia hoạt động nghề nghiệp, hoạt động cộng đồng...của phụ nữ
٧ Hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong gia đình và ngoài gia đình của phụ nữ.
Các thông tin từ biên bản quan sát thu thập trong quá trình khảo sát thực nghiệm được sử dụng để dẫn
giải và phân tích một số nội dung nghiên cứu của luận án.
Toàn bộ thông tin từ phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm tập trung và quan sát được phân loại, chọn lọc
dưới dạng trích dẫn để dẫn giải và phân tích vấn đề.

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
• Đóng góp về mặt lý luận: Luận án đã xây dựng hệ thống cơ sở lý luận khá hoàn chỉnh về mạng lưới
xã hội để dẫn đường cho nghiên cứu thực nghiệm về mạng lưới xã hội của phụ nữ trong gia đình làm nghề
biển, bao gồm hệ thống luận điểm về khái niệm mạng lưới xã hội và các yếu tố liên quan đến mạng lưới xã
hội; hệ thống các lý thuyết nghiên cứu về mạng lưới xã hội như lý thuyết phân tích mạng lưới xã hội, lý
thuyết vốn xã hội và lý thuyết tương tác biểu trưng.
• Đóng góp về mặt thực tiễn: Luận án xác lập cơ sở thực tiễn từ kết quả nghiên cứu thực tiễn về
mạng lưới xã hội của phụ nữ trong gia đình làm nghề biển như mô tả đặc điểm mạng lưới xã hội; phân tích
vai trò của mạng lưới xã hội cũng như các tác động tiêu cực của mạng lưới xã hội; Chỉ ra các nhân tố ảnh
hưởng đến mạng lưới xã hội. Từ thực tiễn nghiên cứu, luận án đề xuất một số khuyến nghị nhằm phát huy
vai trò của MLXH cũng như hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của MLXH đối với phụ nữ trong gia đình
làm nghề biển.
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
• Kết quả nghiên cứu góp phần hệ thống hóa các lý thuyết nghiên cứu xã hội học về MLXH bao gồm
các lý thuyết phân tích MLXH như lý thuyết "Sức mạnh của các mối quan hệ yếu" của M. Grannovetter và
quan điểm "Di động xã hội" của Nan Lin; Lý thuyết vốn xã hội; Lý thuyết tương tác biểu trưng.
• Nghiên cứu có thể đóng góp thêm cho việc phân tích và nghiên cứu lý luận về MLXH nói chung
và lý luận về MLXH của phụ nữ nói riêng, góp phần làm phong phú hơn các lĩnh vực nghiên cứu MLXH.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
• Cung cấp cơ sở khoa học cho vận dụng và phát huy MLXH nhằm hỗ trợ phụ nữ trong gia đình làm
nghề biển, góp phần phát triển kinh tế, xã hội địa phương.
• Kết quả nghiên cứu là tài liệu bổ ích cho quá trình giảng dạy và học tập các học phần: lý thuyết xã
hội học, xã hội học giới...cho sinh viên và giáo viên.
7. Cấu trúc của luận án


6
Luận án có 3 phần, bao gồm:
Mở đầu

Nội dung: Bao gồm có 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 3: Đặc điểm MLXH của phụ nữ trong gia đình làm nghề biển
Chương 4: Vai trò của MLXH đối với phụ nữ trong gia đình làm nghề biển và các yếu tố ảnh hưởng
đến MLXH.
Kết luận và khuyến nghị.


7
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Những chủ đề nghiên cứu về mạng lƣới xã hội
1.1.1. Phương pháp nghiên cứu mạng lưới xã hội
1.1.2. Các lý thuyết nghiên cứu mạng lưới xã hội
1.1.3. Các chủ đề nghiên cứu mạng lưới xã hội
Các công trình kể đã đóng góp rất nhiều trên cả mặt lý luận và thực tiễn việc nghiên cứu về MLXH
của phụ nữ trong gia đình làm nghề biển - Nghiên cứu trường hợp ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Tuy nhiên, các nghiên cứu trên vẫn còn một số hạn chế về mặt lý luận khi chưa có nhiều nghiên cứu vận
dụng lý thuyết MLXH kết hợp với các lý thuyết cân bằng nhận thức, vốn xã hội hay vận dụng các quan điểm
"trung gian", "đồng dạng" khi nghiên cứu về MLXH; Một số hạn chế về mặt thực nghiệm khi chưa có nhiều
nghiên cứu về mật độ, tần suất, cường độ của mạng lưới được xem là hết sức quan trọng khi nghiên cứu về
đặc điểm của MLXH; Chưa chú trọng phân tích được tác động hai chiều (tích cực và tiêu cực) của MLXH
đến cá nhân. Luận án sẽ bổ sung nghiên cứu một số nội dung trên để lấp những khoảng trống trong nghiên
cứu về MLXH.
1.2. Những chủ đề nghiên cứu mạng lƣới xã hội của phụ nữ
1.2.1. Nghiên cứu mạng lưới xã hội của phụ nữ trên thế giới
1.2.2. Nghiên cứu mạng lưới xã hội của phụ nữ ở Việt Nam
Những nghiên cứu MLXH dưới góc độ giới được quan tâm nhiều trên thế giới với những nghiên cứu
thực nghiệm về MLXH của các nhóm phụ nữ khác nhau với những chủ đề khác nhau. Tuy nhiên, ở Việt

Nam vẫn còn thiếu vắng những nghiên cứu về MLXH của phụ nữ và nếu có chủ đề nghiên cứu chỉ là tác
động của MLXH đến nghề nghiệp của phụ nữ. Vì vậy, nghiên cứu "MLXH của phụ nữ trong gia đình làm
nghề biển - nghiên cứu trường hợp thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định" vừa làm rõ thêm tác động của các
thành phần trong MLXH đối với phụ nữ vừa bổ sung làm phong phú đề tài nghiên cứu MLXH của phụ nữ.
Tiểu kết chƣơng 1
Chương 1 đã trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài, bao gồm tổng quan về chủ đề
nghiên cứu MLXH nói chung và tổng quan về chủ đề nghiên cứu MLXH của phụ nữ nói riêng.


8
Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN
2.1. Các khái niệm đƣợc sử dụng trong luận án
2.1.1. Mạng lưới xã hội
• Khái niệm mạng lưới xã hội
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau nhưng tựu chung lại có thể hiểu MLXH dùng để chỉ phức hợp
các mối quan hệ xã hội do con người xây dựng, duy trì và phát triển trong cuộc sống với tư cách là thành
viên của xã hội. Một hay nhiều quan hệ của hai chủ thể với nhau tạo thành liên kết bao gồm các quan hệ đan
chéo, chằng chịt từ quan hệ gia đình, thân tộc, bạn bè, hàng xóm đến các quan hệ trong tổ chức xã hội...
Luận án đã sử dụng khái niệm MLXH theo quan điểm này để làm rõ MLXH của phụ nữ trong gia
đình làm nghề biển. Theo đó, "MLXH của phụ nữ trong gia đình làm nghề biển là toàn bộ các quan hệ xã hội
mà người phụ nữ đã thiết lập được trong quá trình sống. Đó là các quan hệ liên kết trong gia đình, họ hàng,
hàng xóm láng giềng, bạn bè và tổ chức xã hội chính thức và phi chính thức...Thông qua việc tham gia vào
các mối quan hệ MLXH này, phụ nữ trong gia đình làm nghề biển sẽ có cơ hội liên kết, trao đổi và hỗ trợ lẫn
nhau trong các hoạt động của đời sống nhằm đạt được những mục đích đặt ra cho bản thân, gia đình và cộng
đồng".
• Những đặc trưng của mạng lưới xã hội
٧ MLXH bao gồm các quan hệ xã hội có tác động qua lại lẫn nhau
٧ Vai trò quan trọng của MLXH đối với hầu hết các cá nhân và nhóm xã hội
٧ Không phân chia ranh giới MLXH một cách rõ ràng
٧ Quy mô và kích cỡ của MLXH không đồng nhất.

٧ Có thể phân chia MLXH thành MLXH vi mô (quan hệ xã hội trong các nhóm nhỏ) và MLXH vĩ mô
(quan hệ xã hội trong các nhóm lớn, cộng đồng, xã hội).
• Các thành phần của mạng lưới xã hội
٧ Thành phần thứ nhất của MLXH đó chính là chủ thể của mạng lưới. Chủ thể được hiểu là những
người thực hiện hành vi tương tác với những người khác trong mạng lưới. Trong luận án, chủ thể của MLXH
là phụ nữ trong gia đình làm nghề biển.
٧ Thành phần thứ hai của MLXH đó chính là những đầu mối trong mạng lưới mà chủ thể mạng lưới
thực hiện hành vi tương tác [22]. Các đầu mối của MLXH bao gồm: gia đình, họ hàng, hàng xóm láng giềng,
bạn bè, các tổ chức xã hội:
• Các mối quan hệ trong mạng lưới xã hội

٧ Quan hệ yếu là các mối quan hệ không chiếm nhiều thời gian của các tác viên (đầu mối, đối
tượng), ít nội dung, cường độ cảm xúc yếu và sự tin cậy lẫn nhau không cao (chẳng hạn quan hệ giữa những
người "biết" nhau chứ không "thân" với nhau).

٧ Quan hệ mạnh là các mối quan hệ chiếm nhiều thời gian của các tác viên, đa nội dung, sự tin cậy
và cường độ cảm xúc rất cao (chẳng hạn quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, họ hàng ruột thịt...)
[57].
• Đặc tính của mạng lưới xã hội
٧ Tính đồng nhất của MLXH, là muốn nói đến khuynh hướng lựa chọn của cá nhân với những người
đồng nhất với mình về một số yếu tố hay đặc điểm nào đó để hình thành quan hệ xã hội với họ, từ đó tạo nên
MLXH của cá nhân đó. MLXH có sự đồng nhất thường bao gồm các yếu tố: dân tộc, giới tính, độ tuổi, tôn
giáo, nghề nghiệp, vị trí trong MLXH...


9
٧ Tính thứ bậc của MLXH, là muốn nói đến vị trí, vai trò của các cá nhân trong MLXH được thể
hiện và duy trì thông qua các mối quan hệ xã hội, hay đó chính là tôn ti trật tự trong các mối quan hệ xã hội
trong MLXH, qua đó khẳng định vị thế của các thành viên trong mạng lưới [37].
• Kiểu mạng lưới xã hội

٧ Kiểu MLXH tình cảm, đặc điểm của kiểu mạng lưới tình cảm là quan hệ của các cá nhân dựa trên
quan hệ huyết thống, dòng họ
٧ Kiểu MLXH hiện đại, các cá nhân chủ yếu thực hiện các quan hệ chức năng với các cơ quan, tổ
chức và với các thiết chế xã hội khác như y tế, giáo dục, pháp luật, tôn giáo, đạo đức...
٧ Kiểu MLXH hỗn hợp, các cá nhân không chỉ thiết lập các quan hệ trên cơ sở huyết thống, thân tộc
mà còn cộng gộp cả quan hệ chức năng [22].
• Chức năng của mạng lưới xã hội

٧ Trợ giúp về mặt tinh thần, liên quan tới việc chia sẻ những trải nghiệm trong cuộc sống như sự
cảm thông, tình thương yêu, niềm tin và sự chăm sóc;

٧ Trợ giúp về mặt phương tiện, bao gồm sự giúp đỡ về vật chất và các dịch vụ/phục vụ được coi là
cần thiết trong cuộc sống [16].
2.1.2. Vốn xã hội
2.1.3. Nghề biển, gia đình làm nghề biển, và phụ nữ trong gia đình làm nghề biển
2.1.4. Khái niệm sinh kế và sinh kế bền vững
2.2. Một số lý thuyết đƣợc sử dụng trong luận án
2.2.1. Lý thuyết phân tích mạng lưới xã hội
Trong số các lý thuyết về MLXH, nổi bật nhất và được ứng dụng trong nghiên cứu thực nghiệm về
MLXH nhiều nhất chính là lý thuyết “Sức mạnh của các mối quan hệ yếu" của Mark Granovetter. Theo M.
Grannovetter, khi tiến hành phân tích MLXH, nhà nghiên cứu cần phân biệt các mối quan hệ (mạnh/ yếu)
trong mạng lưới theo các tiêu chí sau: Độ dài của các mối quan hệ (nhà nghiên cứu sẽ chú ý đến hai yếu tố là
“thâm niên” mối quan hệ và thời gian sinh hoạt chung của các tác viên trong MLXH); Xúc cảm, tình cảm,
tính thân mật của các mối quan hệ; Sự tin cậy của các mối quan hệ; Các hoạt động hỗ trợ của các mối quan
hệ; Tính “đa diện” của các mối quan hệ, tức là sự đa dạng về nội dung của các mối quan hệ.
Từ các tiêu chí, ông phân biệt các mối quan hệ yếu với các mối quan hệ mạnh.
Lý thuyết của Grannovetter còn được Nan Lin tiếp tục phát triển trong các nghiên cứu MLXH của
mình với chủ đề gắn với tìm kiếm việc làm. Trọng tâm lý thuyết của Lin là sự di động xã hội từ vị trí thấp
đến vị trí cao. Sự di động xã hội này thông qua những mối quan hệ xã hội được xem như là những nguồn lực
nhằm đẩy tác nhân lên một tầm mới trong xã hội được biểu trưng bằng hình tam giác chóp.

2.2.2. Lý thuyết vốn xã hội
Lý thuyết về vốn xã hội chỉ ra rằng, mỗi con người, mỗi tổ chức đều có VXH của mình. VXH bao
gồm (1) các mối liên kết của họ trong một tổ chức, trong một nhóm xã hội nhỏ như gia đình, bạn bè, trong cơ
quan và các đối tượng khác; (2) là các hành động chuẩn đã được cộng đồng, chính quyền thể chế hóa, được
chính thức hóa buộc các cá nhân hoạt động trong tổ chức đó phải tuân theo; (3) sự chấp hành hoặc tuân theo
các hành vi chuẩn mực được cộng đồng thông qua [4].
2.2.3. Lý thuyết tương tác biểu trưng
Theo Blumer, khái niệm tương tác biểu trưng dùng để chỉ một đặc trưng cơ bản của tương tác giữa
người với người. Đó là việc các cá nhân luôn phải lý giải, định nghĩa, xác định hành động của nhau chứ
không đơn thuần là đáp lại hành động của nhau. Điều đó có nghĩa là hành động của cá nhân không phải là


10
phản ứng trực tiếp đối với hành động của người khác. Tương tác biểu trưng không phải là tổng số các hành
động của từng cá nhân riêng lẻ mà tương tác biểu trưng là một quá trình, một hình thức xã hội được tạo thành
từ các hành động của các cá nhân mà mỗi hành động đó được thực hiện trên cơ sở và thông qua sự lý giải ý
nghĩa, động cơ hành động của nhau được thể hiện qua hệ thống ký hiệu, biểu tượng [23].
2.3. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và khung phân tích vấn đề của luận án.
2.3.1. Câu hỏi nghiên cứu của luận án
• MLXH của phụ nữ trong gia đình làm nghề biển có đặc điểm như thế nào?
• Vai trò của MLXH đối với phụ nữ trong gia đình làm nghề biển được thể hiện ở những lĩnh vực cụ
thể nào?
• Những yếu tố nào đã ảnh hưởng đến MLXH của phụ nữ trong gia đình làm nghề biển?
2.3.2. Giả thuyết nghiên cứu của luận án
• Thứ nhất, phụ nữ trong gia đình làm nghề biển đã thiết lập cho mình một MLXH với quy mô rộng,
hẹp khác nhau phụ thuộc vào khu vực cư trú và đặc điểm cá nhân của người phụ nữ. Trong MLXH của phụ
nữ có tồn tại các mối quan hệ mạnh và các mối quan hệ yếu, trong đó các quan hệ gia đình, họ hàng, hàng
xóm láng giềng là các quan hệ mạnh và các quan hệ bạn bè và các tổ chức xã hội là các quan hệ yếu.
• Thứ hai, MLXH đã phát huy được vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phụ nữ trong gia đình làm
nghề biển khi gặp những rủi ro trong cuộc sống; hỗ trợ phát triển sinh kế bền vững và hỗ trợ những công việc

lớn trong gia đình. Bên cạnh những tác động tích cực, MLXH cũng bộc lộ một số tác động tiêu cực ảnh
hưởng đến phụ nữ trong gia đình làm nghề biển như: Phụ nữ bị mất quyền tiếp cận với các chính sách khi vi
phạm các nguyên tắc của tổ chức xã hội mà họ tham gia; Sự liên kết trong các nhóm nghề nghiệp của phụ nữ
dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh làm ảnh hưởng đến việc làm ăn của các nhóm khác.
• Thứ ba, có nhiều yếu tố tác động đến MLXH của phụ nữ trong gia đình làm nghề biển, đó là các
yếu tố thuộc về đặc điểm cá nhân (phụ nữ trẻ tuổi có MLXH rộng hơn nhóm trung niên và cao tuổi; phụ nữ
trình độ học vấn cao có MLXH rộng hơn phụ nữ trình độ học vấn thấp; phụ nữ làm công chức, viên chức có
MLXH rộng hơn phụ nữ ở các nhóm ngành nghề khác; Phụ nữ có thu nhập cao có MLXH rộng hơn phụ nữ
có thu nhập thấp..); Các yếu tố thuộc đặc điểm gia đình; Yếu tố văn hóa và định kiến xã hội về địa vị của
người phụ nữ; Các yếu tố về chính sách. Những yếu tố này đã ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực đến đặc điểm
của MLXH cũng như việc thực hiện vai trò của MLXH đối với phụ nữ.
2.3.3. Khung phân tích vấn đề của luận án


11

Bối cảnh kinh tế, xã hội, chính sách, pháp luật (luật bình đẳng giới, hôn nhân và gia đình...)

Đặc điểm cá nhân:
- Độ tuổi
- Trình độ học vấn
- Nghề nghiệp
- Thu nhập
- Hôn nhân

MẠNG LƢỚI XÃ HỘI CỦA PHỤ NỮ
TRONG GIA ĐÌNH LÀM NGHỀ BIỂN:
- Gia đình
- Họ hàng
- Hàng xóm

- Bạn bè
- Tổ chức xã hội

Đặc điểm MLXH:
- Quy mô MLXH
- Mối quan hệ trong MLXH

Vai trò của MLXH:
- Hỗ trợ khi gặp rủi ro trong cuộc sống
- Hỗ trợ phát triển sinh kế bền vững
- Hỗ trợ các việc lớn trong gia đình

Hoàn cảnh gia đình:
Mức sống của gia đình.

Tác động tiêu cực của MLXH

Đặc điểm nơi cƣ trú
Đặc điểm văn hóa, phong tục (định kiến xã hội trong gia đình,
dòng họ và cộng đồng)
* Các nhóm biến số
• Nhóm biến số độc lập:
٧ Đặc điểm cá nhân: Độ tuổi; Trình độ học vấn; Nghề nghiệp; Thu nhập; Tình trạng hôn nhân của người phụ nữ.
٧ Đặc điểm gia đình: mức sống của gia đình.
٧ Đặc điểm nơi cư trú


12

• Nhóm biến số phụ thuộc:

٧ Quy mô MLXH
٧ Các mối quan hệ trong MLXH
٧ Vai trò của MLXH
• Nhóm biến số can thiệp:
٧ Bối cảnh kinh tế, xã hội, chính sách, pháp luật (luật bình đẳng giới, hôn nhân và gia đình...)
٧ Đặc điểm văn hóa, phong tục (định kiến giới trong gia đình, dòng họ và cộng đồng).
2.4. Khái quát về địa bàn nghiên cứu
2.4.1. Khái quát về thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
2.4.2. Khái quát về các khu vực nghiên cứu
Tiểu kết chƣơng 2
Chương 2 sử dụng khái niệm MLXH là khái niệm chính để trên cơ sở đó thao tác hóa khái niệm này
thành những tiêu chí cụ thể để đo lường về đặc điểm của MLXH, chức năng của MLXH
Chương 2 sử dụng hệ thống các lý thuyết nghiên cứu về MLXH như lý thuyết phân tích MLXH; Lý
thuyết vốn xã hội; Lý thuyết tương tác biểu trưng

Chương 2 trình bày câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết

nghiên cứu và khung phân tích vấn đề nhằm trả lời các câu hỏi đặt ra cho nghiên cứu cũng như định hướng
phân tích nghiên cứu.
Chương 2 tiến hành tổng hợp một số thông tin về tình hình kinh tế, xã hội của địa bàn nghiên cứu
nhằm làm rõ hơn cơ sở thực tiễn nghiên cứu.


13
CHƢƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM MẠNG LƢỚI XÃ HỘI CỦA PHỤ NỮ TRONG GIA ĐÌNH LÀM NGHỀ
BIỂN Ở THÀNH PHỐ QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH.
3.1. Quy mô mạng lƣới xã hội của phụ nữ trong gia đình làm nghề biển
3.1.1. Quy mô gia đình
• Số thành viên: trung bình trong gia đình người phụ nữ là 4,7 người (ít nhất là 2 người và nhiều nhất
là 12 người). Trong đó, gia đình có từ 1-4 người là nhiều nhất (chiếm 50,8%); gia đình có từ 5-8 người chiếm

47,3%; Chỉ 2% gia đình có từ 9-12 người.
• Số lượng lao động: trung bình trong một gia đình của phụ nữ có 2,6 người (ít nhất là 1 người và
nhiều nhất là 6 người). Trong đó, gia đình có từ 2 lao động trở xuống chiếm 59%, có từ 3-4 lao động chiếm
34,8% và có từ 5 lao động trở lên chiếm 6,3%.
3.1.2. Quy mô họ hàng
• Số lượng người họ hàng ruột bên phụ nữ: Có 95% phụ nữ trả lời câu hỏi về số lượng người họ
hàng ruột thịt bên họ (bao gồm anh/ chị/ em ruột, vợ/chồng và con/ cháu của họ), trong đó có 92,4% nhớ rõ
còn 2,6% không biết. Số lượng trung bình anh, chị, em ruột, vợ/ chồng, con cháu của họ còn sống bên phụ
nữ là gần 17 người (ít nhất là 1 người và nhiều nhất là 50 người). Thứ tự sắp xếp như sau: từ 1-10 người
chiếm 21,5%; từ 11-20 người chiếm 52,3%; từ 21-30 người chiếm 20,8% và trên 30 người chiếm 2,7%.
• Số lượngngười họ hàng ruột bên chồng: Có 93,2% phụ nữ trả lời câu hỏi về số lượng người họ
hàng ruột bên chồng (bao gồm anh/ chị/ em ruột, vợ/chồng và con/ cháu của họ), trong đó có 90,9% nhớ rõ,
còn 2,3% không biết. Số lượng trung bình anh, chị, em ruột, vợ/ chồng, con cháu của họ còn sống bên phía
chồng là 16,1 người (ít nhất là 1 người và nhiều nhất là 45 người). Thứ tự sắp xếp như sau: từ 1-10 người
chiếm 24,7%; từ 11-20 người chiếm 51,7%; từ 21-30 người chiếm 18,8% và trên 30 người chiếm 2,4%.
• Số lượng người họ hàng khác bên phụ nữ: Có 86,5% phụ nữ trả lời câu hỏi về số lượng người họ
hàng khác bên họ (bao gồm bác/ cô/ chú/ cậu/ dì và con/ cháu của họ), trong đó có 60% nhớ rõ còn 26,5%
không biết. Số lượng trung bình người họ hàng khác còn sống bên người phụ nữ là 17,3 người (ít nhất là 1
người và nhiều nhất là 40 người). Thứ tự như sau: từ 1-10 người chiếm 17,9%; từ 11-20 người chiếm 32,1%;
từ 21-30 người chiếm 17,9% và trên 30 người chiếm 0,3%.
• Số lượng người họ hàng khác bên chồng: Có 84,3% phụ nữ trả lời câu hỏi về số lượng người họ
hàng khác bên chồng (bao gồm bác/ cô/ chú/ cậu/ dì và con/ cháu của họ), trong đó có 52% nhớ rõ và 32,3%
không biết. Số lượng trung bình người họ hàng khác bên phía chồng là 17,14 người (ít nhất là 1 người và
nhiều nhất là 37 người). Thứ tự sắp xếp như sau: từ 1-10 người chiếm 15,4%; từ 11-20 người chiếm 30,6%;
từ 21-30 người chiếm 15,1% và trên 30 người chiếm 0,3%.
3.1.3. Quy mô hàng xóm láng giềng
Có khoảng 66,8% người phụ nữ biết hết những người hàng xóm sống trong xóm và khoảng 32% biết
hết những người hàng xóm sống cạnh nhà. Có 1,2% phụ nữ cho rằng mình hầu như không biết người hàng
xóm nào. Có đến 90,4% phụ nữ cho biết họ và hàng xóm sống gần nhà có gặp nhau hàng ngày; có 8,9% gặp
nhau tuần vài lần; có 0,3% gặp nhau tháng vài lần và 0,3% gặp nhau năm vài lần.

3.1.4. Quy mô bạn bè
• Về mối quan hệ bạn bè: bạn bè thân chiếm 45,2% và bạn bè không thân chiếm 45,0%; có đến
46,2% phụ nữ hiện không có bạn bè.
• Về số lượng bạn bè: Trung bình có gần 2 (1,8) người bạn thân (ít nhất là 1 người và nhiều nhất là 4
người). Cụ thể là: từ 1-3 người chiếm 44,4%; từ 4-6 người chiếm 31,1%; từ 7-9 người chiếm 16,7% và trên
10 người chiếm 7,8%; Trung bình có gần 3 (2,8) người bạn không thân (ít nhất là 1 người và nhiều nhất là 4


14
người). Cụ thể là: trên 10 người chiếm 39,8%; từ 4-6 người chiếm 30,4%; từ 7-9 người chiếm 18,2% và từ 13 người chiếm 11,6%.
3.1.5. Quy mô các tổ chức xã hội mà phụ nữ tham gia
• Quy mô các tổ chức xã hội chính thức
٧ Các tổ chức Đảng, Chính quyền địa phương: Phụ nữ tham gia chính quyền (cấp thôn/ tổ trở lên)
chiếm 3,8% (trong đó 100% thường xuyên) và tham gia tổ chức Đảng chiếm 3% (trong đó 100% thường
xuyên).
٧ Đoàn Thanh niên thu hút 8,3% phụ nữ tham gia tổ chức này (trong đó có 60,6% thường xuyên;
36,4% thỉnh thoảng và 3% ít khi).
٧ Hội Phụ nữ, có đến 91,5% phụ nữ tham gia, trong đó 68,9% tham gia thường xuyên và 30,9%
thỉnh thoảng tham gia, 0,3% ít tham gia).
٧ Các hội khác (Cựu chiến binh; Chữ thập đỏ...)., có 16,8% phụ nữ tham gia (trong đó 70,1% thường
xuyên; 25,4% thỉnh thoảng và 4,5% ít khi).
• Quy mô các tổ chức xã hội tự nguyện
٧ Các tổ chức mang tính chất hỗ trợ phát triển kinh tế. Thứ nhất, có thể kể đến Hiệp hội nghề cá
(thủy sản) thu hút 88,8% phụ nữ tham gia (76,6% thường xuyên; 22% thỉnh thoảng và 1,4% ít khi). Thứ hai,
là hội Cộng đồng hay còn gọi là hội Nuôi trồng ở phường Hải Cảng với 76 hộ gia đình (chiếm 100% số gia
đình có làm các lồng bè ở đây, trong đó có 2 hộ gia đình có chủ hộ là nữ).
٧ Các tổ chức mang tính chất hỗ trợ đời sống tín ngưỡng, tâm linh, hội Cầu ngư có đến 79,3% phụ
nữ tham gia (trong đó 89,3% thường xuyên và 10,4% thỉnh thoảng và 0,3% ít tham gia);
٧ Các tổ chức mang tính chất hỗ trợ về tình cảm: Thứ nhất, là hội Khuyến học của các dòng họ
Nguyễn ở phường Hải Cảng, dòng họ Trần ở phường Đống Đa... Hội đồng hương Thái Bình ở xã Nhơn Hải

chỉ có 6,5% phụ nữ tham gia (trong đó 4,8% thường xuyên và 1,8% thỉnh thoảng). Thứ hai, các câu lạc bộ
văn nghệ như hát múa bả trạo, hát bài chòi, hát bội hay tuồng... có 72,8% phụ nữ tham gia (79% thường
xuyên; 20,6% thỉnh thoảng và 0,3% ít khi).
3.2. Mạng lƣới xã hội của phụ nữ trong gia đình làm nghề biển thông qua các mối quan hệ
3.2.1. Mối quan hệ gia đình
• Giao tiếp trong gia đình

٧ Mức độ trò chuyện (đối với các thành viên sống cùng): Trò chuyện là hoạt động diễn ra thường
xuyên giữa các thành viên sống cùng một mái nhà, nhờ hoạt động này mà các thành viên có thể biểu hiện
được tình cảm, sự quan tâm chia sẻ nhau trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nghiên cứu không đưa ra câu hỏi
về mức độ trò chuyện giữa phụ nữ và các thành viên sống chung trong gia đình, nhưng thông tin từ phỏng
vấn sâu cũng có thể giúp làm rõ vấn đề này.

٧ Mức độ đi thăm nhau (đối với những thành viên sống riêng): Phụ nữ và con sống riêng đi thăm
nhau ở mức độ thường xuyên chiếm tỷ lệ cao nhất, trong đó con đi thăm người phụ nữ nhiều hơn (42,8% so
với 34,9%). Tương tự, phụ nữ và cha mẹ hai bên đi thăm nhau ở mức độ thường xuyên cũng chiếm tỷ lệ cao
nhất, trong đó phụ nữ đi thăm cha mẹ nhiều hơn (với cha mẹ ruột là 55,1% so với 39,6% và với cha mẹ
chồng là 63% so với 52,6%).
• Hỗ trợ trong gia đình

٧ Hỗ trợ về vật chất: phụ nữ cho con tiền và quà nhiều hơn, chủ yếu ở mức độ thỉnh thoảng. Tương
tự, phụ nữ hỗ trợ cha mẹ hai bên về quà và tiền nhiều hơn và ở mức thỉnh thoảng là chủ yếu.


15
٧ Hỗ trợ về việc làm: con hỗ trợ việc nhà và việc làm ăn cho phụ nữ nhiều hơn, chủ yếu ở mức độ
thỉnh thoảng. Ngược lại, phụ nữ hỗ trợ việc nhà và việc làm ăn/ sản xuất kinh doanh cho cha mẹ nhiều hơn
và cũng ở mức thỉnh thoảng là chủ yếu.
• Hỏi ý kiến các vấn đề quan trọng trong gia đình
Có 88,3% phụ nữ cho biết mình là người giữ trọng trách chính về các khoản chi tiêu trong gia đình.

Đối với việc làm ăn của gia đình thì người chồng giữ vai trò quyết định chiếm 66,8%.
3.2.2. Mối quan hệ họ hàng
• Giao tiếp trong họ hàng
Phụ nữ đi thăm họ hàng nhiều hơn, tuy nhiên tỷ lệ chênh lệch là không đáng kể. Cụ thể: ở mức độ
thường xuyên là 24,4% so với 23,1% và ở mức thỉnh thoảng là 63,3% so với 62,6%.
• Hỗ trợ trong họ hàng

٧ Hỗ trợ về vật chất : họ hàng cho quả phụ nữ nhiều hơn và chủ yếu ở mức thỉnh thoảng (là 57,8%
so với 52%). Tương tự, phụ nữ chu cấp tiềncho họ hàng nhiều hơn và ở mức thỉnh thoảng chiếm tỷ lệ cao
nhất (là 64,6% so với 49,5%).

٧ Hỗ trợ về công việc: ở mức độ thỉnh thoảng là chủ yếu. Đối với việc nhà, phụ nữ hỗ trợ họ hàng
nhiều hơn là được họ hàng hỗ trợ (26,4% so với 25,9%). Ngược lại, trong việc làm ăn, họ hàng hỗ trợ phụ nữ
lại nhiều hơn phụ nữ hỗ trợ họ hàng (22,4% so với 21,5%).
• Hỏi ý kiến những vấn đề quan trọng trong họ hàng: Phụ nữ và họ hàng có hỏi ý kiến nhau những
vấn đề quan trọng ở mức thường xuyên và ở mức tùy từng việc chiếm tỷ lệ đáng kể. Cụ thể: hỏi ý kiến việc
làm thì họ hàng hỏi ý kiến phụ nữ nhiều hơn (50,3% so với 50% và 11,8% so với 11,3%). Hỏi ý kiến việc lớn
trong gia đình thì không có sự chênh lệch giữa phụ nữ và họ hàng (lần lượt là 45,7% so với 45,5% và 45%).
3.2.3. Mối quan hệ hàng xóm láng giềng
• Giao tiếp với hàng xóm láng giềng:
Phụ nữ và hàng xóm thường xuyên sang thăm nhau (phụ nữ thăm hàng xóm là 80,8% và hàng xóm
thăm là 83,8%). Mức độ phụ nữ gặp mặt người hàng xóm ở gần nhất là hầu như hàng ngày (chiếm đến
90,4%).
• Hỗ trợ trong hàng xóm láng giềng

٧ Hỗ trợ về vật chất (tiền, quà): hàng xóm hỗ trợ cho phụ nữ nhiều hơn và chủ yếu ở mức thỉnh
thoảng (cho quà lần lượt là 49,9% so với 47,1% nhận quà và cho tiền bạc là 38% so với 35,9% nhận tiền).

٧ Hỗ trợ về công việc (việc nhà, việc làm): phụ nữ hỗ trợ hàng xóm nhiều hơn và mức độ thường
xuyên, thỉnh thoảng chiếm tỷ lệ rất cao, (ở mức thỉnh thoảng lần lượt là 48,4% và 43,8%; ở mức thường

xuyên lần lượt là 39,2% và 36,7%). Tương tự, hai bên hỗ trợ việc làm ăn cũng ở mức thỉnh thoảng (hàng
xóm giúp nhiều hơn là 30,4% so với 23,3%) và ở mức thường xuyên (phụ nữ giúp nhiều hơn là 22% so với
16,5%).
• Hỏi ý kiến những vấn đề quan trọng trong hàng xóm : Phần lớn phụ nữ và hàng xóm có hỏi ý
kiến nhau những vấn đề quan trọng ở mức luôn luôn hỏi (hàng xóm hỏi ý kiến nhiều hơn là 38% so với
35,9%); và ở mức tùy từng việc (phụ nữ hỏi ý kiến nhiều hơn là 48,9% so với 48,6%).
3.2.4. Mối quan hệ bạn bè
• Giao tiếp với bạn bè:
Ở mức độ thỉnh thoảng thì phụ nữ đi thăm bạn bè nhiều hơn bạn bè đến thăm (67,1% so với 60,5%);
ở mức độ hiếm khi thì và mức độ không bao giờ thì bạn bè đi thăm cũng nhiều hơn, (lần lượt là 22,9% so


16
với 14,8% và 11,9% so với 7,1%); mức độ thường xuyên thì phụ nữ đi thăm bạn bè nhiều hơn (11% so với
4,8%).
• Hỗ trợ trong bạn bè

٧ Hỗ trợ về vật chất (tiền, quà): bạn bè cho quà phụ nữ nhiều hơn và ở mức thỉnh thoảng là chủ yếu
(chiếm 49,5% so với và 47,1%); Ngược lại, phụ nữ chu cấp tiền cho bạn bè nhiều hơn và chỉ ở mức độ hiếm
khi (là 43,3% so với 40%).

٧ Hỗ trợ về công việc (việc nhà, việc làm)
Hầu như phụ nữ và bạn bè không hỗ trợ nhau về việc nhà (lần lượt là 40% và 39,5%); Ngược lại, hai
bên hỗ trợ việc làm ăn/ sản xuất lại ở mức thường xuyên (phụ nữ giúp nhiều hơn là 19,5% so với 15,2%) và
ở mức thỉnh thoảng (bạn bè giúp nhiều hơn 59% so với 54,3%).
• Hỏi ý kiến những vấn đề quan trọng trong bạn bè
Phụ nữ hỏi ý kiến bạn bè nhiều hơn và ở mức "rất ít khi" là chủ yếu, (52,9% so với 39,5%).
3.2.5 Mối quan hệ với các tổ chức xã hội
• Tham gia các tổ chức xã hội
٧ Mức độ tham gia các TCXH: Với TCXH chính thức, hội Phụ nữ có số lượng phụ nữ tham gia đông

đảo nhất chiếm 91,5% (trong đó 68,9% tham gia thường xuyên và 30,9% thỉnh thoảng tham gia, 0,3% ít
tham gia). Các hội khác (Cựu chiến binh; Chữ thập đỏ; Người cao tuổi...) chiếm 16,8% (trong đó có 70,1%
thường xuyên; 25,4% thỉnh thoảng và 4,5% ít khi); Đoàn Thanh niên chiếm 8,3% (trong đó có 60,6% thường
xuyên; 36,4% thỉnh thoảng và 3% ít khi); Tham gia chính quyền (cấp thôn/ tổ trở lên) và tổ chức Đảng chỉ
chiếm lần lượt là 3,8% và 3% (trong đó 100% thường xuyên). Với TCXH tự nguyện, hội nghề nghiệp (hội
nghề cá ở các địa phương) có 88,8% phụ nữ tham gia (trong đó có 76,6% thường xuyên; 22% thỉnh thoảng
và 1,4% ít khi). Hội tôn giáo, tín ngưỡng (hội Cầu ngư ở các địa phương) cũng có đến 79,3% phụ nữ tham
gia (trong đó 89,3% thường xuyên và 10,4% thỉnh thoảng và 0,3% ít tham gia); Các CLB văn nghệ cũng có
72,8% phụ nữ tham gia (79% thường xuyên; 20,6% thỉnh thoảng và 0,3% ít khi). Có rất ít các hội đồng
hương, đồng ngũ...hoạt động tại các địa phương, do vậy chỉ có 6,5% phụ nữ tham gia (trong đó 4,8% thường
xuyên và 1,8% thỉnh thoảng).
٧ Vai trò trong các TCXH: Hầu hết phụ nữ tham gia vào các TCXH chính thức và tự nguyện với vai
trò là thành viên của tổ chức.
٧ Thời gian tham gia các TCXH: Với TCXH chính thức, phụ nữ tham gia với thời gian trên 10 năm
là chủ yếu. Với các TCXH tự nguyện phụ nữ tham gia y với thời gian trên 10 năm là chủ yếu.
٧ Nơi tham gia các TCXH: TCXH chính thức, với mô hình hoạt động của các TCXH chính thức
được phân cấp từ trên xuống, đầu tiên là phường/ xã, dưới là các cấp khu vực, tổ dân phố/ thôn. Sự phân cấp
này tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ có thể tham gia sinh hoạt ngay tại khu vực sinh sống (TDP/ thôn).
• Hỗ trợ trong các tổ chức xã hội
Hầu hết các chị em đều nhận được sự hỗ trợ cả về vật chất lẫn tinh thần. Hỗ trợ vật chất bao gồm
tiền, quà, phương tiện sinh hoạt, sản xuất...và hỗ trợ về tinh thần bao gồm thăm hỏi, động viên..
• Hỏi ý kiến các tổ chức xã hội
Chủ yếu là tùy từng việc và rất ít khi
3.3. Mức độ quan trọng của MLXH và cách thức phát triển MLXH của phụ nữ trong gia đình
làm nghề biển.
3.3.1. Mức độ quan trọng của MLXH đối với phụ nữ trong gia đình làm nghề biển.
3.3.2. Cách thức phát triển MLXH của phụ nữ trong gia đình làm nghề biển


17

• Tham gia các hoạt động nghề nghiệp, là cách thức phát triển MLXH được phụ nữ trong gia đình
làm nghề biển đề cập đến nhiều nhất, chiếm 72,8%.
• Tham gia các hoạt động văn hóa, xã hội đã được 63,8% phụ nữ trong mẫu khảo sát coi là một
phương thức để phát triển các mối quan hệ xã hội.
• Có 48,8% phụ nữ trong mẫu nghiên cứu cho rằng việc chủ động liên lạc, tiếp cận với các mối quan
hệ xã hội sẽ giúp mở rộng MLXH của họ.
• Đối với việc tham gia vào các cuộc họp, kết quả khảo sát cho thấy chỉ có 25,5% phụ nữ cho rằng
đây là cách thức giúp họ có thêm nhiều mối quan hệ mới.
• Nhờ đến người khác giới thiệu, là cách thức phát triển MLXH được 16,8%, phụ nữ trong gia đình
làm nghề biển đề cập.
• Tham gia các hoạt động khác như giỗ chạp, cưới hỏi, việc tang, lễ thôi nôi, sinh nhật...
Tiểu kết chƣơng 3
Chương 3 đã mô tả chi tiết đặc điểm MLXH của phụ nữ trong gia đình làm nghề biển theo hai chỉ
báo là quy mô MLXH và các mối quan hệ trong MLXH
Chương 3 chỉ ra mức độ quan trọng của các mối quan hệ trong MLXH của phụ nữ trong gia đình
làm nghề biển, theo đó các mối quan hệ mạnh như gia đình, họ hàng, hàng xóm được xem là quan trọng hơn
các mối quan hệ yếu như bạn bè và các TCXH. Các cách thức phát triển MLXH của phụ nữ trong gia đình
làm nghề biển do họ đề xuất khá đa dạng và phù hợp với đặc điểm cá nhân cũng như điều kiện sống của phụ
nữ hiện nay.


18
CHƢƠNG 4: VAI TRÕ CỦA MẠNG LƢỚI XÃ HỘI HỖ TRỢ PHỤ NỮ TRONG GIA ĐÌNH LÀM
NGHỀ BIỂN Ở THÀNH PHỐ QUY NHƠN,
TỈNH BÌNH ĐỊNH VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN MẠNG LƢỚI XÃ HỘI.
4.1. Vai trò của mạng lƣới xã hội đối với phụ nữ trong gia đình làm nghề biển
4.1.1. Mạng lưới xã hội hỗ trợ phụ nữ trong gia đình làm nghề biển khi gặp rủi ro
Hầu hết phụ nữ trong mẫu khảo sát cho biết là có gặp rủi ro, bất trắc, những rủi ro đó đã gây thiệt
hại cho họ về tài sản (mất tài sản chiếm 28,2% hoặc hư hại tài sản chiếm 45,8%) và cả tổn thất đến tính mạng
(mất người chiếm 0,5% hay bị thương về người chiếm 7,5%).

• Gia đình và họ hàng hỗ trợ vật chất:
٧ Gia đình: nguồn trợ giúp đầu tiên là từ con trai (chiếm 67,5%, trong đó hỗ trợ ở mức đáng kể là
28,5% và ở mức bình thường là 39%). Tiếp đến là con gái (chiếm 61,7%, trong đó hỗ trợ ở mức đáng kể là
23% và ở mức bình thường là 38,7%). Tiếp đến là cha mẹ hai bên (chiếm 44,8%, trong đó hỗ trợ ở mức đáng
kể là 18% và ở mức bình thường là 26,6%).
٧ Họ hàng: Họ hàng ruột bên chồng giúp đỡ nhiều hơn họ hàng ruột bên phía người phụ nữ: 71,8%
(đáng kể là 29,8% và bình thường là 42%) so với 61,4% (đáng kể là 17,2% và bình thường là 44,2%). Họ
hàng khác bên phụ nữ giúp đỡ nhiều hơn họ hàng khác bên chồng: 48,5% (đáng kể là 17,5% và bình thường
là 31%) so với 35,9% (đáng kể là 9,2% và bình thường là 26,7%).
• Hàng xóm và bạn bè hỗ trợ vật chất
٧ Hàng xóm cạnh nhà giúp nhiều hơn hàng xóm khác: 58,9% (đáng kể là 5,8% và bình thường là
53,1%) so với 33,1% (đáng kể là 2,1% và bình thường là 31%).
٧ Bạn bè thân giúp nhiều hơn bạn bè không thân: 32,5% (đáng kể là 6,7% và bình thường là 25,8%)
so với 25,8% (đáng kể là 4% và bình thường là 21,8%).
• Các TCXH hỗ trợ vật chất
٧Các TCXH chính thức: đáng kể đến là hội Phụ nữ chiếm 84,3% (đáng kể là 50,9% và bình thường
là 33,4%); chính quyền địa phương chiếm 66,2% (đáng kể là 46% và bình thường là 20,2%); các hội khác
chiếm 20,3% (đáng kể là 7,1% và bình thường là 13,2%); Tổ chức Đảng và đoàn Thanh niên ít hỗ trợ về vật
chất lần lượt chiếm 15% và 16%).
٧ Các TCXH tự nguyện: hội nghề cá được phụ nữ kể đến nhiều nhất (chiếm 69,9%, trong đó ở mức
đáng kể là 39,6% và bình thường là 30,4%).
• Gia đình và họ hàng hỗ trợ tinh thần
٧ Gia đình: con trai chiếm 87,7% (mức độ đáng kể là 80,4% và bình thường là 7,4%) nhiều hơn so
với con gái chiếm 75,8% (mức độ đáng kể là 67,8% và bình thường là 8%). Tiếp theo là cha mẹ hai bên
chiếm 80,7% (mức độ đáng kể là 71,2% và bình thường là 9,5%). Cuối cùng là cháu ruột chiếm 53,7%, (mức
độ đáng kể là 42,9% và bình thường là 10,7%).
٧Họ hàng: họ hàng ruột hai bên được đánh giá cao hơn và ở mức độ đáng kể (họ hàng ruột phía
chồng chiếm 90,5%, trong đó đáng kể là 55,5% và bình thường là 35% so với họ hàng ruột phía phụ nữ
chiếm 87,1%, trong đó đáng kể là 57,4% và bình thường là 29,8%). Họ hàng khác hai bên được đánh giá
thấp hơn và ở mức độ bình thường là chủ yếu (họ hàng khác phía phụ nữ chiếm 86,8%, trong đó bình thường

là 44,8% và đáng kể là 42% so với họ hàng khác bên chồng chiếm 83,4%, trong đó bình thường là 44,5% và
đáng kể là 39%)
• Hàng xóm và bạn bè hỗ trợ tinh thần


19
٧ Hàng xóm láng giềng: hàng xóm sống cạnh nhà được đánh giá cao hơn những hàng xóm khác. Cụ
thể: hàng xóm sống cạnh nhà chiếm 87,1% (trong đó mức độ đáng kể là 56,1% và bình thường là 31%); hàng
xóm khác chiếm 82,5% (trong đó mức độ đáng kể là 42,6% và bình thường là 39,9%).
٧ Bạn bè: bạn bè thân chiếm 67,2% (bình thường là 36,2% và đáng kể là 31%) và bạn bè không thân
là 62,9% (bình thường là 37,1% và đáng kể là 25,8%).
• Các TCXH hỗ trợ tinh thần
٧ Các TCXH chính thức theo trật tự như sau: chính quyền địa phương chiếm 69,3% (mức độ bình
thường là 36,8% và đáng kể là 32,5%); tiếp đến là hội Phụ nữ chiếm 68,7% (mức độ bình thường là 33,7%
và đáng kể là 35%); tiếp đến là tổ chức Đảng chiếm 43,2% (mức độ bình thường là 27,9% và đáng kể là
15,3%); tiếp đến là đoàn Thanh niên chiếm 38,9% (mức độ bình thường là 23,6% và bình thường là 15,3%);
tiếp đến là các hội Cựu chiến binh, hội Người cao tuổi, hội Chữ thập đỏ...chiếm 36,5% (mức độ bình thường
là 21,8% và đáng kể là 14,7%).
٧ Các TCXH tự nguyện được kể đến như sau: hội nghề nghiệp chiếm 58,9% (mức độ bình thường là
30,7% và đáng kể là 28,2%); tiếp đến là các hội tín ngưỡng, tôn giáo chiếm 42,4% (mức độ bình thường là
21,8% và đáng kể là 20,6%); tiếp đến là các hội đồng hương, đồng ngũ chiếm 26,4% (mức độ đáng kể là
19% và bình thường là 7,4%); và cuối cùng là các CLB văn nghệ chiếm 19,3% (mức độ bình thường là
13,8% và đáng kể là 5,5%).
4.1.2. Mạng lưới xã hội hỗ trợ phụ nữ trong gia đình làm nghề biển phát triển sinh kế bền
vững.
Phần lớn phụ nữ trong gia đình làm nghề biển gặp khó khăn về việc làm, trong đó công việc không
ổn định, thu nhập thấp được kể đến là chủ yếu (chiếm đến 66,2%) so với những phụ nữ bị mất việc làm (chỉ
chiếm 13%).
• Gia đình và họ hàng hỗ trợ sinh kế
٧ Gia đình: đóng vai trò rất quan trọng trong hỗ trợ hoạt động nghề nghiệp cho các chị em, trong đó

người chồng với 82,3% (đáng kể là 58,2% và bình thường là 24,1%); là con trai chiếm 80,5% (đáng kể là
58,5% và bình thường là 22%) và con gái chiếm 70,3% (đáng kể là 38,7% và bình thường là 31,6%); và là
cha mẹ hai bên chiếm 48,3% (đáng kể là 23,8% và bình thường là 24,5%).
٧ Họ hàng: Hoh hàng bên phía phụ nữ được đánh giá cao hơn so với họ hàng bên chồng. Cụ thể: họ
hàng ruột chiếm 63,8% (đáng kể là 20,1% và bình thường là 41,5%) so với 61,6% (đáng kể là 20,1% và bình
thường là 41,5%); họ hàng khác chiếm 39,9% (đáng kể là 5,9% và bình thường là 34,1%) so với 34,4%
(đáng kể là 5,3% và bình thường là 29,1%).
• Hàng xóm và bạn bè hỗ trợ sinh kế
٧ Hàng xóm sống cạnh nhà hỗ trợ nhiều hơn hàng xóm khác chiếm 39,9% (đáng kể là 4,6% và bình
thường là 35,3%) so với 10,8% (đáng kể là 0,9% và bình thường là 9,9%).
٧ Bạn thân hỗ trợ chiếm 36,8% (đáng kể là 18% và bình thường là 18,9%) và bạn bè không thân là
35% (đáng kể là 10,5% và bình thường là 25%).
• Các TCXH hỗ trợ sinh kế
٧ Các TCXH chính thức: hội Phụ nữ các địa phương chiếm 69,3% (đáng kể là 43% và bình thường
là 26,3%. Tiếp đến là chính quyền địa phương chiếm 14% (đáng kể là 2,2% và bình thường là 11,8%) và
Đoàn thanh niên chiếm 9% (đáng kể là 4% và bình thường là 5%).
٧ Các TCXH tự nguyệnL có hội Nghề cá chiếm 75,5% (đáng kể là 46,7% và bình thường là 28,8%).
• Các công ty, doanh nghiệp hỗ trợ sinh kế:


20
Phải kể đến sự tham gia của các công ty, nhà máy, doanh nghiệp...đang hoạt động tại các địa bàn và
bên ngoài địa bàn ở nhiều lĩnh vực khác nhau, chủ yếu là chế biến thủy sản, đông lạnh, giày da, may mặc, du
lịch...
4.1.3. Mạng lưới xã hội hỗ trợ phụ nữ trong gia đình làm nghề biển các công việc lớn trong gia
đình.
Có 27,6% phụ nữ cho biết có việc lớn trong gia đình là đám cưới/ đám tang; có 21,9% là việc xây
dựng/ sửa nhà cửa và có 15,6% là việc sinh con.
• Gia đình, họ hàng hỗ trợ các công việc lớn trong gia đình
٧ Gia đình: con trai chiếm 87% (đáng kể là 79,8% và bình thường là 7,2%) và con gái chiếm 75,8%

(đáng kể là 62,8% và bình thường là 13%); Sự hỗ trợ từ cha mẹ chiếm 61,4% (đáng kể là 34,1% và bình
thường là 27,4%) và cháu ruột hỗ trợ chiếm 38,1% (đáng kể là 22,4% và bình thường là 15,7%).
٧ Họ hàng ruột hai bên lần lượt chiếm 82,5% (đáng kể là 43% và bình thường là 39,5%) và họ hàng
ruột bên chồng chiếm 83% (đáng kể là 40,4% và bình thường là 42,6%). Tương tự, họ hàng khác bên phụ nữ
chiếm 70,9% (đáng kể là 27,4% và bình thường là 43,5%) và họ hàng khác bên chồng chiếm 70% (đáng kể
là 26,5% và bình thường là 43,5%).
• Hàng xóm, bạn bè hỗ trợ các công việc lớn trong gia đình.
٧ Hàng xóm sống gần nhà hỗ trợ nhiều hơn hàng xóm khác, lần lượt chiếm 80,3% (đáng kể là 47,5%
và bình thường là 32,7%) so với 66,4% (đáng kể là 31,8% và bình thường là 34,5%).
٧ Bạn bè thân giúp nhiều hơn bạn không thân là 52,9% (đáng kể là 24,7% và bình thường là 28,3%)
so với 45,3% (đáng kể là 19,3% và bình thường là 26%).
• TCXH hỗ trợ các công việc lớn trong gia đình.
Các TCXH ít được nhắc đến trong việc hỗ trợ phụ nữ các việc lớn trong gia đình so với các mối
quan hệ khác trong MLXH. Trong đó các TCXH chính thức hỗ trợ nhiều hơn còn các tổ chức tự nguyện. Có
thể kể đến chính quyền địa phương chiếm 37,2% (đáng kể là 6,7% và bình thường là 30,5%) và hội Phụ nữ
chiếm 39,9% (đáng kể là 23,8% và bình thường là 16,1%).
4.2. Tác động tiêu cực của mạng lƣới xã hội đối với phụ nữ trong gia đình làm nghề biển
• Thứ nhất, khi cá nhân tham gia vào một mạng lưới thì tính ẩn danh của cá nhân đó mất đi, cá nhân
không chỉ được hưởng lợi từ mạng lưới đó mà còn phải chịu trừng phạt, hay nói cách khác là phải chịu trách
nhiệm đối với sự tham gia vào mạng lưới của mình [69].
• Thứ hai, khi cá nhân liên kết với nhau thành một nhóm trong cùng một hoạt động thì cũng có nghĩa
là các cá nhân đó phải tuân thủ những chuẩn mực, quy định của nhóm đưa ra. Điều này nhằm đảm bảo nhóm
hoạt động có trật tự nhưng cũng sẽ làm hạn chế các cá nhân tham gia vào các nhóm khác [69
• Thứ ba, việc liên kết với nhau trong nghề nghiệp có thể mang lại hiệu quả trong việc làm ăn của
nhóm nhưng vô hình chung lại tạo thành bè, phái cạnh tranh không lành mạnh ảnh hưởng đến quyền lợi của
nhóm khác, người khác [69].
4.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến mạng lƣới xã hội của phụ nữ trong gia đình làm nghề biển
4.3.1. Ảnh hưởng của chính sách đến mạng lưới xã hội
• Chính sách của Đảng và Nhà nước về lao động, việc làm
٧ Chính sách vay vốn tín dụng.

٧ Đề án xuất khẩu lao động.
٧ Đề án đào tạo nghề cho người lao động nông thôn, trong đó có lao động nữ theo đề án 1956 về
Dạy nghề cho lao động nông thôn của Chính phủ.


21
Nhờ vào các chính sách trên nên các TCXH mới có điều kiện tổ chức các hoạt động hỗ trợ phụ nữ,
nhờ đó phụ nữ có cơ hội tham gia vào nhiều TCXH hơn, cũng đồng nghĩa với việc thiết lập, phát triển nhiều
mối quan hệ để mở rộng MLXH của mình, qua đó nhận được nhiều sự hỗ trợ giúp thay đổi tích cực về đời
sống
Bên cạnh những tác động tích cực, các chính sách lao động việc làm cũng bộc lộ những tác động tiêu
cực đến MLXH của phụ nữ trong gia đình làm nghề biển. Những hạn chế đó đến từ cả những quy định của
chính sách đến cả người thực thi chính sách.
• Chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
٧ Các chương trình, dự án phát triển cơ sở hạ tầng của thành phố có những tác động mạnh mẽ đến
MLXH của phụ nữ.
٧ Đề án điều chỉnh quy hoạch chung của thành phố được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào năm
2015
٧ Chính sách tái định cư cho các gia đình nằm trong vùng bị ảnh hưởng bởi thiên tai và các dự án
phát triển kinh tế - xã hội.
4.3.2. Ảnh hưởng của văn hóa và định kiến xã hội về địa vị phụ nữ đến mạng lưới xã hội
Các cộng đồng ngư dân chia sẻ những chuẩn mực, giá trị riêng của họ. Khi những giá trị, chuẩn mực
đó được duy trì qua nhiều năm, nhiều thế hệ thì đó là sự xã hội hóa, tức là "quá trình qua đó chúng ta học để
trở thành thành viên của xã hội bằng cả việc nhập tâm các chuẩn mực và giá trị của xã hội lẫn bằng việc học
cách thực thi các vai trò xã hội của chúng ta" [6]. Phụ nữ trong gia đình làm nghề biển cũng được xã hội hóa
theo "nền văn hóa riêng" đó từ lúc sinh ra cho đến khi trưởng thành, chịu định kiến về địa vị xã hội làm ảnh
hưởng đến vai trò, địa vị trong gia đình và cộng đồng và tất nhiên cũng ảnh hưởng đến việc phát triển
MLXH.
4.3.3. Ảnh hưởng của đặc điểm nơi cư trú đến mạng lưới xã hội
• Phụ nữ ở hai xã Nhơn Lý vả Nhơn Hải có quy mô mạng lưới gia đình, họ hàng và bạn bè rộng hơn

phụ nữ hai phường Hải Cảng và Đống Đa
• Phụ nữ ở hai phường Hải Cảng và Đống Đa có quy mô mạng lưới các TCXH rộng hơn phụ nữ ở
hai xã Nhơn Lý và Nhơn Hải
4.3.4. Ảnh hưởng của đặc điểm gia đình đến mạng lưới xã hội
• Mức sống của gia đình làm nghề biển cũng có tác động đến lợi ích về kinh tế của phụ nữ. Thường
thì những gia đình có mức sống dư giả có thể giúp đỡ cho phụ nữ về kinh tế nhiều hơn các gia đình có mức
sống trung bình và thiếu thốn.
• Mức sống của gia đình làm nghề biển cũng ảnh hưởng đến hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ. Theo đó,
những gia đình có mức sống dư giả có thể giúp đỡ cho phụ nữ về việc làm nhiều hơn các gia đình có mức
sống trung bình và thiếu thốn.
4.3.4. Ảnh hưởng của đặc điểm cá nhân đến mạng lưới xã hội
• Độ tuổi:

٧ Phụ nữ ở nhóm tuổi "trẻ" luôn có nhu cầu mở rộng MLXH hơn phụ nữ độ tuổi trung niên và cao
tuổi bởi MLXH của họ vẫn còn chưa ổn định.

٧ Độ tuổi của phụ nữ có liên quan đến việc tham gia các lĩnh vực nghề nghiệp.
• Trình độ học vấn


22
٧ Trình độ học vấn cao là một trong những yếu tố giúp gia tăng cơ hội mở rộng MLXH cho người
phụ nữ và ngược lại. ٧ Thứ hai, trình độ học vấn là một trong những yếu tố quyết định cơ hội tham gia vào
thị trường lao động của phụ nữ.

٧ Trình độ học vấn là một trong những yếu tố quyết định cơ hội tham gia vào thị trường lao động
của phụ nữ.

٧ Trình độ học vấn thấp là nguyên nhân hạn chế phụ nữ tiếp cận với các chính sách xã hội để cải
thiện vai trò, vị trí của mình trong gia đình và cộng đồng.


٧ Trình độ học vấn thấp dẫn đến nhận thức của phụ nữ trong vấn đề kết hôn và chăm sóc các thành
viên trong gia đình cũng thấp.
• Nghề nghiệp và thu nhập
٧ Về nghề nghiệp, phụ nữ làm ở những lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau sẽ có MLXH khác nhau.
٧ Về thu nhập, những phụ nữ có nguồn thu nhập khá, ổn định có nhiều cơ hội mở rộng các mối quan
hệ trong MLXH cũng như có cơ hội trợ giúp nhưng thành viên trong MLXH hơn so với những phụ nữ có thu
nhập thấp, không ổn định.
Tiểu kết chƣơng 4
Chương 4 phân tích vai trò của MLXH hỗ trợ phụ nữ trong gia đình làm nghề biển ở 3 vai trò lớn, đó
là (1) MLXH hỗ trợ phụ nữ khi gặp những rủi ro; (2) MLXH hỗ trợ phụ nữ phát triển sinh kế bền vững và (3)
MLXH hỗ trợ phụ nữ việc lớn trong gia đình.
Chương 4 đã phân tích một số tác động tiêu cực từ MLXH đối với phụ nữ trong gia đình làm nghề
biển.
Chương 4 đã chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng đến MLXH của phụ nữ trong gia đình làm nghề biển.


23
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Với việc áp dụng các lý thuyết xã hội học như: Lý thuyết MLXH; Lý thuyết Vốn xã hội; Lý thuyết
tương tác biểu trưng, qua việc nghiên cứu mẫu với 400 phụ nữ trong gia đình làm nghề biển trên địa bàn
thành phố Quy Nhơn có thể nhìn thấy bức tranh tổng quát về MLXH của phụ nữ như sau:
• Quy mô MLXH của phụ nữ trong gia đình làm nghề biển: MLXH có quy mô rộng, hẹp khác nhau,
trong đó, quy mô gia đình, bạn bè và các TCXH khá nhỏ với số lượng thành viên ít, còn quy mô họ hàng khá
lớn với số lượng thành viên nhiều. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mạng lưới gia đình, họ hàng, bạn
bè và các TCXH theo nơi cư trú của phụ nữ và theo đặc điểm cá nhân của phụ nữ. Kết quả nghiên cứu cũng
làm rõ có sự tồn tại của các mối quan hệ mạnh và mối quan hệ yếu trong MLXH của phụ nữ. Theo đó, các
quan hệ mạnh được xác định là gia đình, họ hàng và hàng xóm; các mối quan hệ yếu được xác định là bạn bè
và TCXH. Kết quả nghiên cứu về đặc điểm về MLXH như trên đã giúp khẳng định lại giả thuyết thứ nhất
luận án đã đưa ra.

• Vai trò của MLXH đối với phụ nữ trong gia đình làm nghề biển: Thứ nhất là MLXH hỗ trợ phụ nữ
khi gặp rủi ro: các mối quan hệ mạnh như gia đình, họ hàng, hàng xóm có vai trò rất quan trọng trong hỗ trợ
tinh thần trong khi đó vai trò hỗ trợ vật chất chủ yếu là từ các quan hệ yếu như các TCXH; Thứ hai là
MLXH hỗ trợ phụ nữ sinh kế bền vững: các mối quan hệ mạnh như gia đình, họ hàng, hàng xóm là các thành
tố chủ yếu, tích cực hỗ trợ việc làm hàng ngày cho phụ nữ. Bên cạnh đó, các quan hệ yếu như bạn bè, các
TCXH lại nổi bật với vai trò hỗ trợ tìm kiếm và chuyển đổi nghề nghiệp cho phụ nữ; Thứ ba là MLXH hỗ trợ
phụ nữ các công việc lớn trong gia đình: các mối quan hệ mạnh gia đình, họ hàng, hàng xóm phát huy tốt
nhất vai trò hỗ trợ phụ nữ những công việc lớn trong gia đình còn các mối quan hệ yếu như bạn bè, TCXH ít
được kể đến hơn. Bên cạnh đó, luận án vận dụng lý thuyết vốn xã hội để chỉ ra các khía cạnh tác động tiêu
cực của MLXH đối với phụ nữ. Kết quả nghiên cứu về vai trò của MLXH và các tác động tiêu cực của
MLXH đối với phụ nữ cũng khẳng định lại giả thuyết thứ hai luận án đã đưa ra.
• Các yếu tố tác động đến MLXH: Có 5 nhóm yếu tố tác động đến MLXH của phụ nữ trong gia đình
làm nghề biển, đó là: (1) Yếu tố chính sách; (2) Yếu tố văn hóa và định kiến về địa vị của phụ nữ; (3)Yếu tố
nơi cư trú của phụ nữ; (4) Yếu tố thuộc gia đình người phụ nữ và (5) yếu tố thuộc về cá nhân người phụ nữ.
Kết quả nghiên cứu cũng đã khẳng định lại giả thuyết thứ ba luận án đưa ra.
Từ kết quả nghiên cứu về MLXH của phụ nữ trong gia đình làm nghề biển, luận án đề xuất một số
khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hỗ trợ từ MLXH đối với phụ nữ trong gia đình làm nghề biển như sau:
• Khuyến nghị về mặt thực tiễn
٧ Đối với gia đình: Nghiên cứu cho thấy phần lớn phụ nữ đang sống chủ yếu trong mô hình gia đình
hạt nhân khá phù hợp với đặc điểm về sinh kế của các gia đình truyền thống với quy mô nhỏ, lẻ nhưng hiệu
quả kinh tế không cao, không bền vững. Do đó, mô hình gia đình hạt nhân có thể sẽ gặp khó khăn khi chuyển
đổi sang kiểu sinh kế ngư nghiệp hiện đại. Chính vì vậy, bên cạnh việc duy trì mô hình gia đình hạt nhân, cần
chú ý phát triển mô hình gia đình hạt nhân mở rộng
٧ Đối với họ hàng: Phụ nữ có nhu cầu gặp gỡ, giao tiếp với họ hàng, thân tộc. Chính vì vậy, cần
củng cố và phát triển các mối quan hệ dòng họ, trong đó phụ nữ cần thể hiện tính chủ động, tích cực bằng
cách tham gia nhiều vào các hoạt động của dòng họ, đóng góp công sức, tiền bạc vào các hoạt động.
٧ Đối với hàng xóm láng giềng: Phnữ cần chủ động hơn nữa trong việc thiết lập các mối quan hệ
hàng xóm láng giềng bằng cách sẵn sàng giúp đỡ hàng xóm cả vật chất lẫn tinh thần khi khó khăn cũng như
chia sẻ những khó khăn của mình với họ và nhận sự giúp đỡ, chia sẻ từ những người hàng xóm; Tham gia



×