Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

QUẢN lí dạy học THEO HƯỚNG TÍCH cực hóa học tập của SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỆ THUẬT hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (569.69 KB, 72 trang )

Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2

NGÔ QUỲNH VÂN

QUẢN LÍ DẠY HỌC THEO HƯỚNG TÍCH cực HÓA
HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG
NGHỆ THUẬT HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC sĩ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Quản lí giáo dục
Mã số: 60 14 01 14

HÀ NỘI - 2016


NGÔ QUỲNH VÂN

QUẢN LÍ DẠY HỌC THEO HƯỚNG TÍCH cực HÓA
HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG
NGHỆ THUẬT HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC sĩ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Quản lí giáo dục
Mã số: 60 14 01 14

Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS Đặng Thành Hưng


1



LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Sau đại học, trường Đại học Sư phạm
Hà Nội 2, các thầy cô giáo đã giảng dạy, hướng dẫn giúp đỡ và tạo điều kiện
để tôi hoàn thành quá trình nghiên cứu đề tài đủng tiến độ và đạt kết quả.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất tới thầy hướng
dẫn khoa học PGS.TS Đặng Thành Hưng đã dành nhiều thời gian, tận tình
giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài, cũng như những hướng dẫn quí
báu, chỉ bảo tận tình trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn, cũng
như để sau này vận dụng vào công tác quản lí trong nhà trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, cán bộ quản lí, giáo
viên, các học sinh, sinh viên trong trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội, những
người thân trong gia đình và bạn bè thường xuyên động viên, khích lệ, tạo
điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành đề tài.
Quá trình làm đề tài là quá trình tôi được học hỏi và trưởng thành rất
nhiều trong lĩnh vực khoa học. Bản thân đã dành nhiều thời gian nghiên cứu
thực hiện, tuy nhiên luận văn không tránh khỏi thiếu sót, xin kính mong nhận
được sự góp ý chân thành của các thầy giáo, cô giáo và đồng nghiệp để đề tài
khoa học này được hoàn chỉnh.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội ngày 15 thảng 11 năm 2016
Tác giả

Ngô Quỳnh Vân


1
1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng luận văn là kết quả nghiên cứu của bản thân, không
trùng lặp với bất kỳ kết quả nghiên cứu nào cùng với đề tài của tôi. Trong quá trình
thực hiện đề tài, tôi đã kể thừa kểt quả nghiên cứu của một số tác giả. Tuy nhiên, đó
chỉ là cơ sở để tôi rút ra những vấn đề cần tìm hiểu ở đề tài của mình, số liệu và kểt
quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực. Tôi cũng xin cam đoan rằng, các kểt
quả trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc hoặc chỉ rõ trong tài liệu
tham khảo.

Hà Nội ngày 15 thảng 11 năm 2016
FT1

r

_ _________ *

2

Tác giả

Ngô Quỳnh Vân


11
1

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................................vi

DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH.................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH..............................................................................................................viii
MỞ ĐẦU....................................................................................................................................1

1. Lí do chọn đề tài..................................................................................................................1

2. Mục đích nghiên cứu..........................................................................................................4

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu...............................................................................4

3.2.

Đối tượng nghiên cứu...............................................................................................4

4. Giả thuyết khoa học...........................................................................................................4

5. Nhiệm vụ nghiên cứu.........................................................................................................4

6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu............................................................................................4

7. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................................5
Chương 1. Cơ SỞ LÍ LUẬN CỦA QUẢN LÍ DẠY HỌC THEO HUỚNG TÍCH cực HÓA HỌC TẬP CỦA SINH
VIÊN CAO ĐẰNG NGHỆ THUẬT......................................................................................6

1.1.

T ổng quan nghiên cứu vấn đề...............................................................................6

1.1.1.


Những nghiên cứu về quản lí dạy học ở trường cao đẳng..........................6

1.1.2.

Những nghiên cứu quản lí dạy học nhằm tích cực hóa học tập.................7

1.2.

Quản lí dạy học ở trường cao đẳng.......................................................................8

1.2.1.

Một số khái niệm công cụ................................................................................8

1.2.2.

Đặc điểm của quản lí dạy học ở trường cao đẳng nghệ thuật..................15

1.3.

Lí luận về tích cực hóa học tập ở trường cao đẳng nghệ thuật.........................19

1.3.1.

Khái niệm tích cực hóa học tập.....................................................................19

1.3.2.

Nguyên tắc chung của tích cực hóa học tập................................................19


1.3.3.

Điều kiện tích cực hóa học tập của sinh viên..............................................21

1.4.

Đặc điểm của quản lí dạy học theo hướng tích cực hóa học tập ở trường cao
đẳng nghệ thuật................................................................................................................22


4

1.4.1.

Nguyên tắc quản lí dạy học theo hướng tích cực hóa................................22

1.4.2.

Đặc điểm của nội dung quản lí......................................................................24

1.4.3.

Những yểu tố ảnh hưởng đển quản lí dạy học theo hướng tích cực hóa

học tập...........................................................................................................................27
Ket luận chương 1.............................................................................................................29
Chương 2. THựC TRẠNG QUẢN LÍ DẠY HỌC THEO HƯỚNG TÍCH cực HÓA
HỌC TẬP Ở TRƯỜNG CAO ĐẰNG NGHỆ THUẬT HÀ NỘI....................................30
2.1.


Khái quát về Trường cao đẳng nghệ thuật Hà Nội............................................30

2.1.1.

Khái quát về lịch sử phát triển.....................................................................30

2.1.2.

Qui mô, cơ cấu đào tạo..................................................................................32

2.1.3.

Bộ máy nhân sự giảng dạy............................................................................34

2.1.4.

Mục tiêu và phương hướng phát triển........................................................34

2.2.

Tổ chức khảo sát thực trạng..................................................................................36

2.2.1.

Mục tiêu, qui mô khảo sát.............................................................................36

2.2.2.

Nội dung khảo sát...........................................................................................37


2.2.3.

Phương pháp và kĩ thuật tiến hành.............................................................37

2.3.

Ket quả khảo sát thực trạng..................................................................................37

2.3.1.

Hứng thú và tính tích cực học tập của sinh viên........................................37

2.3.2.

Các yểu tố ảnh hưởng đến tính tích cực học tập của sinh viên................41

2.3.3.

Thực trạng quản lí dạy học theo hướng tích cực hóa học tập ở Trường

cao đẳng nghệ thuật Hà Nội.......................................................................................43
2.3.4.

Nhận xét chung................................................................................................50

Ket luận chương 2.............................................................................................................51
Chương 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ DẠY HỌC THEO HƯỚNG TÍCH cực
HÓA HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN......................................................................................53
3.1.


Nguyên tắc đề xuất biện pháp...............................................................................53

3.1.1.

Đảm bảo môi trường học tập tích cực, cởimở, hợp tác.............................53

3.1.2.

Coi trọng vai trò chủ thể tự quản lí của sinh viên......................................53

3.1.3.

Đảm bảo tính thực tiễn...................................................................................53

3.1.4.

Đảm bảo tính kế thừa và phát triển.............................................................54

3.2.

Các biện pháp quản lí dạy học nhằm tích cực hóa học tập..............................54


5

3.2.1.

Chỉ đạo thiết kế bài học theo hướng tích cực hóa học tập từ GV và thẩm

định của tổ chuyên môn..............................................................................................54

3.2.2.

Tổ chức các seminer bồi dưỡng GV về phương pháp dạy học tích cực

hóa học tập ở tổ chuyên môn và toàn trường..........................................................64
3.2.3.

Tổ chức các giờ dạy tích cực hóa học tập để làm hĩnh mẫu phổ biến

trong toàn trường.........................................................................................................68
3.2.4.

Giám sát và đánh giá phương pháp và biện pháp dạy học tích cực hóa

học tập...........................................................................................................................72
3.3.

Đánh giá kết quả nghiên cứu bằng phương pháp chuyên gia..........................78

3.3.1...................................................................................................................................... M
ục đich, qui mô, thành phần chuyên gia..................................................................78
3.3.2.

Nội dung đánh giá...........................................................................................78

3.3.3.

Phương pháp và kĩ thuật tiến hành.............................................................79

3.3.4.


Kểt quả đánh giá.............................................................................................79

Ket luận chương 3.............................................................................................................83
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.......................................................................................84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................86
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIÉT TẮT


Tên Bảng

Trang

Bảng 2.1. Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực

36

Bảng 2.2. Nhận thức của sinh viên về mục đích học tập

38

Bảng 2.3. Thái độ học tập của sinh viên

39

Bảng 2.4. Hành vi biểu hiện hứng thủ học tập trên lớp


40

Bảng 2.5. Nhận thức của CBQL về mục đích QLDH theo huớng
TCHHT của sv (Số luợng: N = 30)

43

Bảng 2.6. Kết quả GV thực hiện các biện pháp chỉ đạo chung của nhà
truờng nhằm TCHHT của sv (Số luợng: N = 60)

45

Bảng 2.7. Thực trạng các biện pháp chỉ đạo giáo viên về đổi mới
phuơng pháp dạy học theo huớng phát huy tính tích cực học tập

47

Bảng 2.8. Thực trạng các biện pháp quản lí hoạt động học tập của

sv

Bảng 3.1. Tiêu chí thiết kế bài học

49-50
55-56

Bảng 3.2. Thiết kế các hoạt động của nguời học

59


Bảng 3.3. Thiết kế hoạt động của nguời dạy

59

Bảng 3.4. Tính cần thiết của các biện pháp quản lí
Bảng 3.5. Tính khả thi của các biện pháp quản lí

79-80
81


Tên Hình

Trang

Hình 1.1. Các vai trò cơ bản của quản lí dạy học

14

Hình 2.1. Thái độ học tập của sinh viên

39

Hình 2.2. Hành vi biểu hiện hứng thủ trên lóp

40

Hình 2.3. Nhận thức của CBQL về mục đích quản lí dạy học theo
huớng TCH học tập
Hình 2.4. Các biện pháp QL chung về dạy học TCH


44
46

Hình 2.5. Biện pháp chỉ đạo đổi mới PPDH theo huớng TCH

48

Hình 3.1. Các yếu tố cơ bản để thiết kế bài học

57

Hình 3.2. Mô hình đảm bảo chất luợng giáo dục

74

Hình 3.3. So sánh các biện pháp quản lí ở mức Rất cần thiết và Rất
82
khả thi


1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chon đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, một trong những nhiệm vụ cần tập trung giải
quyết là nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục theo hướng chuẩn hóa và hiện đại hóa. Điều đó đặt ra nhiệm vụ cho
ngành GD & ĐT là phải “£)ơỉ mới chương trình nhằm phát triển năng lực và
phẩm chất người học hài hòa đức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy
nghề. Đổi mới nội dung giảo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực,

phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề; tăng thực hành, vận dụng kiến
thức vào thực tiễn. Chủ trọng giảo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức
pháp luật và ỷ thức công dân. Tập trung vào những giả trị cơ bản của văn
hóa, truyền thống và đạo lỷ dân tộc, tinh hoa vãn hóa nhân loại, giả trị cốt lõi
và nhân vãn của chủ nghĩa Mảc-Lênỉn và tư tưởng Hồ Chỉ Minh. ...đào tạo
con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm
mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lỷ tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội; phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sảng tạo của người học;
bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê và
ỷ chỉ vươn lên...” [16]
Như vậy, TCHHT của sv là một yêu cầu không thể thiếu đối với người
học nói chung, và SVcác trường đại học, cao đẳng nói riêng để đáp ứng được
yêu cầu nói trên. Tính tích cực học tập của

sv

đã trở thành vấn đề cấp thiết

đối với giáo dục và đào tạo nước ta. TCH có ý nghĩa quyết định biến quá trình
đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Để TCH học tập của

sv đạt được kết quả

như mong đợi thì đổi mới công tác QLGD được xem như giải pháp quan trọng.
Các nhà quản lí phải nhận ra được: cần phải chuyển đổi phương thức đào tạo,
tạo sự thay đổi lớn về phong cách, thói quen dạy - học của cả thầy và trò. Hình


2


TCH học tập của sv. Cụ thể, khối lượng giờ dạy
trên lóp sẽ giảm đi, giờ tự học, tự nghiên cứu của sv sẽ tăng lên. Vì vậy việc
thức đào tạo này chính là

tự học, tự nghiên cứu có vai trò hết sức quan trọng. Có thể nói TCH học tập
của sv mang tính quyết định đến hiệu quả, chất lượng đào tạo.
Thực chất việc học tập của

sv

ở trường CĐNT Hà Nội chưa thực sự

được TCH. Bản chất chung của TCH được hiểu là: "Gây ảnh hưởng đến người
học và quá trình học tập để làm chuyển biến vị thế của họ từ chỗ là chủ thể tiếp
nhận học vấn một cách thụ động, một chiều, bảo sao nghe vậy trở thành chủ
thể tích cực, tự lực, tự giác và năng động tiến hành quá trình học tập của mình
ở cấp độ hoạt động cá nhân. TCH nói chung chính là phát triển và nâng cao
tính tích cực cá nhân. TCH người học và quá trình học tập chính là phát triển
và nâng cao tính tích cực của người học, hình thành và phát triển hoạt động
học tập của họ." [32].
Trên thực tế, các nhà trường có thể có giảng viên giỏi, học sinh tốt song
nhiệm vụ tích cực hóa người học và học tập cũng phụ thuộc rất nhiều vào quản
lí chuyên môn, cụ thể là quản lí dạy học. Trong nhà trường không ít giáo viên
có thể dạy tốt và phát huy tính tích cực học tập của người học, nhưng không
làm được điều đó vì cấp trên chỉ đạo phải làm khác, theo bài bản đã qui định.
Ngược lại nếu quản lí tốt thì có thể phát triển được kĩ năng dạy học của giáo
viên, nâng cao tính tích cực học tập của người học.
Trong nhiều năm qua Trường CĐNT Hà Nội đã đào tạo được những học
sinh,


sv

đạt được thành tích cao trong học tập: đạt giải cao trong các kì thi

Quốc gia và Quốc tế ở các lĩnh vực Hội họa, Piano, Thanh nhạc, nhạc dân
tộc..., hoặc có những nghệ sĩ nổi danh trong lĩnh vục sân khấu điện ảnh, ca
nhạc.... Nhưng số đó rất ít và những cá nhân đó cũng không thể đưa cả một bộ
máy nhà trường phát triển mạnh mẽ vững vàng trong dòng chảy của xã hội
hiện nay. Trong những năm gần đây thực sự việc tuyển sinh của nhà trường
đang là một vấn đề nan giải vì thiếu nguồn nhập học.


3

Năm học 2015 - 2016 nhà trường đã có nhiều biện pháp mạnh tay để
tăng lượng học sinh nhập học như: mở thêm mã ngành mới đáp ứng nhu cầu
của xã hội hiện nay để thu hút học sinh, tổ chức thi tuyển sinh đợt hai; gửi
thông báo tuyển sinh tới từng học sinh qua đường bưu điện, tăng cường cán bộ
giáo viên kết hợp với các trường Trung học phổ thông trong khu vực để phối
hợp công tác tuyển sinh, tăng cường cổng thông tin điện tử để quảng bá cho
nhà trường... và một số biện pháp khác nữa. Nhưng, kết quả vẫn không được
như mong đợi. Nhiều ngành học không có hoặc thiếu học sinh như: Sư phạm
mỹ thuật, Sư phạm âm nhạc, và 2 ngành mới mở thêm: Thiết kế đồ họa,
Truyền thông đa phương tiện.
Nhà trường hiện nay thực sự đang đứng trước những thách thức lớn:
Đáp ứng được mục tiêu phát triển của nhà trường phù hợp với sự phát triển của
xã hội hiên nay và trong giai đoạn tiếp theo 2015 - 2025, cạnh tranh được với
những trường Nghệ thuật trong khu vực để tạo nên và giữ vững được thương
hiệu của nhà trường. Bên cạnh đó hoàn thành tốt những nhiệm vụ cao cả mà ủy
ban Nhân dân thành phố Hà Nội giao phó.

Hiện tại Ban giám hiệu nhà trường cùng toàn thể cán bộ giáo viên trong
trường đang nỗ lực tìm ra những giải pháp hữu hiệu để góp phần cho sự phát
triển của nhà trường: đóng góp ý kiến cho "Kế hoạch chiến lược phát triển giai
đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn 2025". Nói đến sự phát triển của một nhà trường
không thể không nói đến hiệu quả và chất lượng đào tạo. Dạy học theo hướng
TCHHT của

sv

là một vấn đề quan trọng mà các nhà quản lí cần tập trung

xem xét để nâng cao được chất lượng đào tạo.
Trong bối cảnh đó đề tài "Quản lí dạy học theo hướng tích cực hóa
học tập của sinh viên trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội" được lựa chọn
để thực hiện nghiên cứu luận vãn thạc sĩ Quản lí giáo dục.


4

2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất những biện pháp quản lí dạy học nhằm tích cực hóa học tập của
sinh viên, nâng cao kết quả học tập, chất luợng đào tạo của truờng.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1.

Khách thể nghiên cứu
Các quan hệ quản lí trong quá trình đào tạo ở Trường CĐNT Hà Nội

3.2.


Đối tượng nghiên cứu
Các quan hệ quản lí trong quá trình dạy học và học tập ở Trường Cao

đẳng nghệ thuật Hà Nội.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu các biện pháp quản lí dạy học tác động được đến những nhiệm vụ
thiết kế dạy học, sinh hoạt dựa vào tổ chuyên môn theo hướng phát triển tay
nghề giáo viên, khuyến khích được những sáng kiến tốt và cải thiện được hoạt
động đánh giá thì chủng sẽ có ảnh hưởng tích cực đến người học và kết quả
học tập.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Xác định cơ sở lí luận của quản lí dạy học theo hướng TCHHT của

sv CĐNT.
5.2. Đánh giá thực trạng quản lí dạy học ở Trường CĐNT Hà Nội từ
góc độ TCHHT
5.3. Đề xuất các biện pháp quản lí dạy học theo hướng TCHHT của sv
trường CĐNT Hà Nội.
6. Giói hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Những vấn đề lí thuyết được giới hạn ở loại hình trường CĐNT và

sv của loại trường này.
6.2. Khảo sát thực trạng quản lí được giới hạn ở Trường CĐNT Hà Nội
với mẫu 100 sv và 30 giảng viên, giáo viên, cán bộ quản lí.


5

6.3. Những biện pháp quản lí dạy học được giới hạn ở cấp trường, do
các nhà quản lí trong trường thực hiện.

7. Phương pháp nghiên cứu
7.1.

Các phương pháp nghiên cứu lí luận
- Phương pháp tổng quan lí luận để xây dựng tư liệu khoa học, tìm hiểu

những thành tựu lí luận đã có, quán triệt các vãn kiện của Đảng và Nhà nước
về giáo dục và quản lí giáo dục.
- Phương pháp phân tích lịch sử-logic để đánh giá, chọn lọc những
quan niệm, quan điểm thích hợp với đề tài.
- Phương pháp tổng hợp và khái quát hóa lí luận để xác định phương
pháp luận, hệ thống khái niệm và quan điểm khoa học, logic và khung lí thuyết
của nghiên cứu.
7.2.

Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng hệ thống bảng hỏi, phỏng vấn dành cho

giáo viên, hiệu trưởng, cán bộ quản lí và sinh viên.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm bằng các kĩ thuật phân tích dữ liệu
thống kê, hồ sơ quản lí, tọa đàm, dự giờ, v.v...để đánh giá, chọn lọc và sử dụng
những bài học kinh nghiệm từ các GV và CBQL.
7.3.

Các phương pháp khác
- Phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê
- Phương pháp chuyên gia để lấy ý kiến đánh giá của các chuyên gia,

những nhà quản lí giáo dục, giáo viên về các biện pháp quản lí.
Chương 1. Cơ SỞ LÍ LUẬN CỦA QUẢN LÍ DẠY HỌC

THEO HƯỚNG TÍCH cực HÓA HỌC TẬP CỦA
SINH VIÊN CAO ĐẲNG NGHỆ THUẬT


6

1.1.
1.1.1.

Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Những nghiên cứu về quản lí dạy học ở trường cao đẳng

Những nghiên cứu lí luận chung về quản lí dạy học trong nhà truờng cơ
bản đã đuợc đề cập trong các công trình của Đặng Quốc Bảo và Nguyễn Thành
Vinh (2011)[3], Đặng Thành Hung (2010)[32][33][34], (2012)[35], (2013)[36],
Trần Kiểm (2006)[47][48], Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2005)
[10], và nhiều nguời khác. Ở đây đã xác định quản lí dạy học là một trong
những nhiệm vụ, một mảng quan trọng nhất trong quản lí nhà truờng, chỉ ra
nội dung quản lí dạy học nói chung thuờng gồm quản lí hồ sơ dạy học, quản lí
hoạt động giảng dạy, quản lí học tập, quản lí học liệu, phuơng tiện dạy học,
quản lí hoạt động đánh giá, quản lí môi truờng học tập, quản lí nề nếp, kế
hoạch dạy học v.v...
Nhiều nghiên cứu luận án, luận văn đã giải quyết những vấn đề cụ thể
của quản lí dạy học ở truờng cao đẳng và đại học. Vũ Văn Bình (1997)[8]
nghiên cứu các biện pháp kích thích tính tích cực của sv truờng Cao đẳng
phòng cháy-chữa cháy qua quản lí học tập. Trần Văn Cuờng (2008)[13]
đề xuất các biện pháp quản lí dạy học thực hành ở Đại học công nghiệp Quảng
Ninh. Nguyễn Giang Hà (1997) [20] nghiên cứu vấn đề tích cực hóa học
tập của sv công an nhân dân. Nguyễn Mạnh Hung (2013)[25] nghiên
cứu quản lí dạy học thực hành nghề xây dựng ở Truờng cao đẳng giao thông

vận tải Trung uơng 1. Phạm Duy Khiêm (1993) [45] nghiên cứu vấn đề
phát huy tính tích cực nhận thức của sv Học viện Hải quân. Nguyễn Thị Lan
(2009)[51] đề xuất các biện pháp quản lí dạy học Lí luận chính trị ở
Truờng cao đẳng Sơn
La. Đào Quốc Trị (2003)[63] nghiên cứu các biện pháp phát huy tính tích cực
nhận thức của sinh viên các truờng đại học kĩ thuật trong quân đội...


7

Những nghiên cứu này nói chung chỉ đơn giản đề xuất các nội dung
quản lí dạy học, lập kế hoạch dạy học, chỉ đạo các nhiệm vụ học tập. Chỉ số ít
nghiên cứu nhấn mạnh khía cạnh tổ chức học tập và các biện pháp quản lí lóp
học hoặc quá trình dạy học huớng đến tích cực hóa học tập hoặc tích cực hóa
khâu nhận thức trong học tập. Nhiều nghiên cứu khác về quản lí dạy học cũng
đuợc thực hiện nhu vậy, hầu nhu không có ý tuởng khoa học mới, ở các cấp
học mầm non (Lê Thị Thanh Bình (1997) [4], phổ thông (Nguyễn Hữu Ân
(2012)[1L Luu Văn Bình (2010)[5], Nguyễn Thị Kim Cúc (2011)[11], Mai
Hùng Cuờng (2001) [12], Trịnh Kiên Cuờng (2012) [14], Viên Thị Dung
(2003)[16L Đỗ Xuân Hiền (2009)[23], Hoàng Thị Lệ Hằng (2011)[21], Hoàng
Thị Minh Huơng (2013)[41], Nguyễn Thị Thanh Huơng (2006)[42], Nguyễn
Thị Thu Huơng (2006)[43], Kiều Đình Ngữ (2013)[54], Trần Văn Sọi (2010)
[59], Nguyễn Thanh Tịnh (2006)[61], Nguyễn Thị Kim Phuợng (2009)[56] và
nhiều nguời khác, trung cấp chuyên nghiệp (Nguyễn Năng Tuấn (2006)[64],
Phạm Minh Thu (2005)[60], và trung tâm giáo dục thuờng xuyên (Ninh Văn
Bình (2008)[7], Phan Minh Khoa (2006)[46] v.v...).
Tất cả những nghiên cứu cụ thể trên cho thấy bức tranh chung về quản
lí dạy học ở nhiều loại hình trường và cấp học. Tuy nhiên còn ít nghiên cứu đề
cập đến quản lí dạy học ở loại hình trường nghệ thuật.
1.1.2.


Những nghiên cứu quản lí dạy học nhằm tích cực hóa học tập
Đặng Thành Hưng (2002)[26] đã nghiên cứu tính tích cực học tập, nội

dung và các biện pháp tích cực hóa người học, trong số đó có các biện pháp
quản lí mà ông gọi là loại biện pháp ngoại biên hỗ trợ các biện pháp dạy học
trực tiếp. Chẳng hạn đó là: quản lí môi trường học tập năng động, hợp tác, giàu
thông tin, đa tương tác; tổ chức áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học; tổ
chức phân hóa dạy học theo các chương trình khác nhau; phát triển các hình
thức dạy học tích hợp; khuyến khích tự học và tự đánh giá của người học, áp


8

dụng các chiến lược dạy học dựa vào trải nghiệm v.v... Đào Quốc Trị (2003)
[63] đề xuất các biện pháp tích cực hóa học tập trong đó có một số biện pháp
quản lí như điều khiển quá trình nhận thức, thu thập và xử lí thông tin theo lí
thuyết thông tin, mô hình hóa quá trình dạy học v.v...
Một số nghiên cứu cụ thể về quản lí dạy học nhằm tích cực hóa học tập
trong các môn học, cấp học, ngành học khác nhau căn bản đều đề cập đến đổi
mới chương trình, phương pháp dạy học, đổi mới đánh giá, tổ chức tự học và
tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. Nghiên cứu của Trần
Văn Châu (2009) [9] tập trung vào các biện pháp quản lí dạy học hướng việc
học tập vào thực hành, giải quyết vấn đề, các tình huống thực tế để tích cực
hóa học tập cho

sv

Trường cao đẳng Nông Lâm. Nguyễn Thị Hồng Hiệp


(2011)[24] nghiên cứu tổ chức hoạt động ngoại khóa vật lí về từ trường ở lóp
11 theo hướng phát huy tính tích cực và phát triển năng lực sáng tạo của học
sinh. Có rất nhiều nghiên cứu trong Lí luận dạy học về tích cực hóa học tập,
song cũng còn rất ít nghiên cứu về quản lí dạy học để tích cực hóa. vấn đề
quản lí dạy học nhằm tích cực hóa học tập ở loại hình trường nghệ thuật lại
càng ít được quan tâm.
1.2.
1.2.1.

Quản lí dạy học ở trường cao đẳng
Một số khái niệm công cụ

1.2.1.1.

Quản lí

Khái niệm Quản lí được hiểu theo nhiều cách. Các nhà khoa học trong
và ngoài nước cũng đã đưa ra nghiều định nghĩa, khái niệm khác nhau, theo
nhiều quan điểm, cách nhìn, góc độ khác nhau. F.w. Taylor, A. Fayol, A.I.
Berg, Paul Hersey, Kenneth Blanchard,

c.

Argyris,

c.

Bamard, R. Likert, A.

Marshall, p. Drucker, A. Church v.v...từng nói về quản lí chứ chưa xác định rõ

khái niệm này. Harold Koontz (1994) [22] cho rằng: Quản lí là một yếu tố cần
thiết để đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân. Quan điểm này đủng tính


9

chất khái niệm, song mới chỉ ra một khía cạnh bản chất của quản lí là Phối
hợp. Quan điểm về quản lí thì rất nhiều, nhung định nghĩa khái niệm này lại
chua rõ ràng. Đặng Thành Hung đã tổng quan đuợc một số quan điểm duới đây
(2010)[32][33][34], (2012)[35], (2013)[36]:
- Quản lí là hoạt động nhằm đảm bảo sự hoàn thành công việc thông
qua sự nỗ lực của nguời khác.
- Quản lí là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra công
việc của các thành viên thuộc một hệ thống đơn vị và việc sử dụng các nguồn
lực phù hợp để đạt đuợc các mục đích đã định.
- Quản lí là một hoạt động thiết yếu nhằm đảm bảo phối hợp những nỗ
lực cá nhân nhằm đạt đuợc mục đích của cả nhóm.
- Quản lí chính là các hoạt động do một hay nhiều nguời điều phối hành
động của những nguời khác nhằm thu đuợc kết quả theo mong muốn.
- Quản lí là một nghệ thuật, biết rõ chính xác cái gì cần làm và làm cái
đó nhu thế nào bằng phuơng pháp tốt nhất, rẻ nhất.
- Quản lí là đua xí nghiệp tốt lên, cố gắng sử dụng các nguồn lực (nhân
tài, vật lực) của nó. [Nguồn: Wikipedia online].
Một số nhà nghiên cứu trong nuớc cũng tìm cách định nghĩa khái niệm
quản lí từ góc độ hành chính, kinh tế, giáo dục, điều khiển học, chính trị, vãn
hóa. Theo phân tích của Đặng Thành Hung (2010) [3 2] đó vẫn là những quan
điểm chứ chua phải là khái niệm khoa học, thí dụ:
- Quản lí là quá trình lập kế hoạch, tổ chức của chủ thể quản lí đến tập
thể nguời lao động nói chung (khách thể quản lí) nhằm thực hiện những mục
tiêu dự kiến. Đây là luận điểm nói lên quản lỉ gồm những chức năng nào chứ

không phải khải niệm quản lỉ tuy nói thế là đúng.


10

- Quản lí là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra công
việc của các thành viên thuộc một hệ thống đơn vị và việc sử dụng các nguồn
lực để đạt mục đích đã định. Điều này hoàn toàn tương tự như luận điểm trên.
- Quản lí là sự tác động liên tục, có tổ chức, có định huớng của chủ thể
quản lí (Nguời quản lí) tới khách thể quản lí (Nguời bị quản lí), trong một tổ
chức về mặt chính trị, văn hoá, kinh tế, xã hội v.v... bằng một hệ thống các luật
lệ chính sách, nguyên tắc, các phuơng pháp và biện pháp cụ thể... Nhằm làm
cho tổ chức vận hành và đạt mục tiêu của tổ chức... Luận điểm này nói lên
trong quản lỉ cỏ những sự vật, hành động nào, chứ không phải khải niệm quản
lí, bởi vì con người làm gì cũng có chủ thể, đổi tượng, mục tiêu, nguồn lực,
dựa vào luật lệ... chứ không riêng quản lỉ mới như vậy.
Trong luận vãn này sử dụng khái niệm quản lí theo quan điểm của Đặng
Thành Hung (2010)[32] nhu sau:
Quản lỉ là một dạng lao động đặc biệt nhằm gây ảnh hưởng, điều
khiển, phổi hợp lao động của người khác hoặc của nhiều người khác trong
cùng tố chức hoặc cùng công việc nhằm thay đối hành vỉ và ỷ thức của họ,
định hướng và tăng hiệu quả lao động của họ, để đạt mục tiêu của tổ chức
hoặc lợi ích của cóng việc cùng sự thỏa mãn của những người tham gia.
Theo cách hiểu này, bản chất của quản lỉ là gây ảnh hưởng chứ không
trực tiếp sản xuất hay tạo ra sản phẩm, có mục tiêu và lợi ích là cải chung chứ
không nhằm mục tiêu và lợi ích của riêng cá nhân nào, có tỉnh hệ thống chứ
không phải quá trình hay hành động đơn lẻ. Đó là sự vật có thực thể, cấu trúc
và chức năng phức tạp, năng động, vận hành dựa trên những nguồn lực tinh
thần (lí luận, tu tuởng khoa học - công nghệ, chính trị, vãn hóa, qui tắc đạo
đức, v.v...) và vật chất rõ ràng (tiền vốn, hạ tầng kĩ thuật và thông tin, sức

nguời, công cụ chính sách, bộ máy, cơ chế, thủ tục...). Cũng theo cách hiểu
này, khái niệm “Quản lí” phù hợp và sát thực hơn với vấn đề Quản lí dạy học
theo huớng tích cực hóa học tập của sinh viên truờng Cao đẳng nghệ thuật.


11

1.2.1.2.

Quản lí giảo dục

Khái niệm “Quản lí ” được hiểu chung cho tất cả các lĩnh vực trong xã
hội, trong đó có giáo dục. Vậy có thể hiểu rằng quản lỉ giảo dục là dạng quản
lỉ dành cho một lĩnh vực xã hội cụ thể là giảo dục. Bản chất của quản lí giáo
dục cũng là quản lí chứ không có gì khác. Những cái khác ở đây là mục tiêu,
chủ thể, đối tượng, nguồn lực, công cụ và môi trường... và chỉ khác khi so sánh
với quản lí ở lĩnh vực khác. Vì vậy có thể định nghĩa khái niệm quản lí giáo
dục đơn giản như sau:
Quản lí giáo dục là dạng lao động xã hội đặc biệt trong lĩnh vực giảo
dục nhằm gây ảnh hưởng, điều khiển hệ thống giảo dục và các thành tổ của
nó, định hướng và phối hợp lao động của những người tham gia công tác giảo
dục để đạt được mục tiêu giảo dục và mục tiêu phát triển giảo dục, dựa trên
thể chế giảo dục và các nguồn lực giảo dục [32].
1.2.1.3.

Quản lỉ nhà trường

Nhà trường là đơn vị cơ sở của tổ chức và hệ thống giáo dục, đồng thời
là một dạng của tổ chức trong xã hội. Vì vậy có thể hiểu quản lí nhà trường
theo hai nghĩa cơ bản sau:

1. Quản lí giáo dục được thực hiện tại cơ sở.
2. Quản lí một tổ chức trong xã hội, và cụ thể là tổ chức giáo dục.
Trong khoa học quản lí giáo dục, chủng ta quan tâm nhiều đến nghĩa
đầu tiên. Quản lí nhà trường hiển nhiên là quản lí giáo dục, và cái gọi là giáo
dục đó diễn ra tại cơ sở. Vì vậy có thể định nghĩa khái niệm quản lí nhà
trường như sau: quản lí nhà trường là quản lỉ giảo dục tại cấp cơ sở trong đó
chủ thể quản lỉ là các cấp chinh quyền và chuyên môn trên trường, các nhà
quản lỉ trong trường do hiệu trưởng đứng đầu, đổi tượng quản lỉ chính là nhà
trường như một tố chức chuyên môn-nghỉệp vụ, nguồn lực quản lỉ là con
người, cơ sở vật chất-kĩ thuật, tài chính, đầu tư khoa học-công nghệ và thông


12

tin bên trong trường và được huy động từ bên ngoài trường dựa vào luật,
chính sách, cơ chế và chuẩn hiện cỏ. [32].
Không chỉ hiệu trưởng là chủ thể quản lí nhà trường, mà ở cấp trên hiệu
trưởng còn có rất nhiều chủ thể. Tại cấp trường còn có rất nhiều nhà quản lí, từ
các thành viên ban giám hiệu cho đến các nhà giáo, nhân viên và người học.
Tại cấp trường có hệ thống quản lí mà ai ai trong trường cũng đều là thành
viên. Hiệu trưởng là nhà quản lí đứng đầu hệ thống này.
1.2.1.4.

Dạy học

về mặt sư phạm, bản chất của dạy học chính là gây ảnh hưởng có chủ
định đến hành vi học tập và quả trình học tập của người khác, tạo ra môi
trường và những điều kiện để người học duy trì việc học, cải thiện hiệu quả,
chất lượng học tập, kiểm soát quả trình và kết quả học tập của mình. (Đặng
Thành Hưng (2002) [26]). Theo tác giả, các chức năng cơ bản của dạy học là:

1/ Dạy trẻ Muốn học (có nhu cầu học tập)
2/ Dạy trẻ Biết học (có kĩ năng và biện pháp học tập)
3/ Dạy trẻ Học lành mạnh (có động cơ đủng đắn)
4/ Dạy trẻ Học bền bỉ (có ý chí học tập)
5/ Dạy trẻ Học thành công (có kết quả và chất lượng)
6/ Dạy trẻ Học chủ động và độc lập (có khát vọng và ý thức tự giác học
tập).
Vậy, bản chất của dạy học không phải là truyền thụ kiến thức như phần
lớn cách hiểu và cách làm mà từ trước đến giờ chủng ta vẫn đã và đang làm.
Mà dạy học là định hướng nhu cầu, động cơ, tư tưởng, tình cảm thái độ đủng
đắn; dạy kĩ năng, phương pháp, cách học; và thúc đẩy hứng thủ, ý chí, lòng say
mê, sáng tạo... của người học để họ học tập hiệu quả. Khái niệm dạy học như
vậy phù hợp với tư tưởng tích cực hóa học tập.


13

Nội dung dạy học bao gồm tất cả những gì nằm trong hệ thống dạy học.
Theo Đặng Thành Hưng (2002) [26]), nội dung dạy học bao gồm những thành
tố sau đây:
1. Nội dung học vấn (tri thức, kĩ năng, giá trị, các phương thức suy
nghĩ, hành động v.v... mà người học phải học)
2. Các hoạt động dạy học và học tập
3. Các chủ thể dạy học và học tập (người dạy, người học)
4. Các nhân tố tâm lí nhóm và cá nhân trong học tập và giảng dạy
5. Các nguồn lực dạy học và học tập (học liệu, phương tiện, thông tin)
6. Kết quả dạy học và học tập.
Trong đó, nội dung học vấn có chức năng định hướng, các hoạt động có
chức năng tạo lập, các chủ thể dạy và học có chức năng quản lí, lãnh đạo và tự
quản lí, các nhân tố tâm lí có chức năng động lực, các nguồn lực có chức năng

phương tiện và kết quả có chức năng đánh giá. Tất cả những thành tố này được
tổ chức thành hệ thống, khi vận hành theo nguyên lí hay nguyên tắc nào đó sẽ
tạo ra biểu tượng về quá trình dạy học.
1.2.1.5. Quản lỉ dạy học
Theo mô hình của Ichak Adizes [55] thì quản lí dạy học có 4 vai trò cơ
bản và chủng được thực hiện một cách hệ thống từ nhiều loại tác động và điều
kiện như sau:


Theo ỷ tưởng của mô hình này và dựa vào khải niệm quản lỉ giảo dục nêu trên, có thể hiểu khải
niệm quản lỉ dạy học như sau: Quản lí dạy học là một trong những nhiệm vụ trung tâm của quản lí giáo
dục nói chung và quản lí nhà truờng nói riêng, trong đó hệ thống quản lí sử dụng những tác động khác
nhau để gây ảnh huởng đến nhân sự (nguời quản lí, nguời dạy, nguời học, nguời phục vụ) và hoạt động
dạy học (giảng dạy, học tập, nguồn lực, môi truờng, điều kiện) dựa trên việc nhận thức rõ những tác
động bên ngoài và mục tiêu quản lí để duy trì và phát triển hệ thống dạy học huớng tới kết quả và lợi
ích mong muốn.
Nói gọn hơn, quản lí dạy học là sự tác động tự giác của hệ thống quản lí lên hệ thống dạy học để
liên tục cái thiện hệ thống dạy học, huớng tới kết quả và hiệu quả dạy học ngày càng cao hơn.

1.2.2.

Đặc điếm của quản lí dạy học ở trường cao đẳng nghệ thuật

1.2.2.1.

Đặc điểm học tập của sinh viên cao đẳng nghệ thuật

Ngoài những đặc điểm sinh học, tâm lí và xã hội chung của lứa tuổi
đẳng nghệ thuật có 2 đặc điểm học tập khác biệt nhu sau.


sv,

nói chung các

sv

cao


- Chất luợng đầu vào của sinh viên các trường cao đẳng nghệ thuật thấp hơn rất nhiều so với các
trường đại học cùng ngành. Đa phần những thí sinh có học lực tốt ở các môn văn hóa, đạt điều kiện xét
tuyển, hay những thí sinh thực sự có năng khiếu, tự tin vào bản thân sẽ đăng kí vào các trường đại học. Số
còn lại mới nộp hồ sơ vào các trường cao đẳng.
- Do khuynh hướng chọn nghề nghệ thuật của

sv

trước khi nhập học chi phối, nên nhu cầu, sở

thích, khả năng nhận thức v.v... của các em tập trung vào nghệ thuật. Do đó các em ít chuẩn bị và ít sẵn
sàng học tập các lĩnh vực khác như Toán, Logic, Khoa học, Chính trị, Ngôn ngữ v.v... Nói cách khác,

sv

gặp khó khăn từ bên trong khi học những lĩnh vực ngoài nghệ thuật. Điều đó dễ dẫn đến ngại học, học
yếu, sụt giảm nhu cầu, thiếu hứng thủ, học tập thiếu hệ thống, thiếu quyết tâm, thiếu chủ động. Nói gọn
lại, do tính tích cực học tập sớm bị dồn vào nghệ thuật nên tính tích cực học tập các môn khác sẽ bị phân
tán và luôn có nguy cơ suy giảm.
1.2.2.2.


Nguyên tắc quản lỉ dạy học ở trường cao đẳng nghệ thuật

1. Nguyên tắc phân cấp quản lí
Nguyên tắc này đòi hỏi phát huy sự tham gia rộng lớn của mọi thành viên nhà trường vào quản lí
dạy học. Vai trò quản lí của các tổ chuyên môn, của GV và cán bộ chủ nhiệm lớp, của cán sự lóp và của
mỗi sv là chỗ dựa vững chức và đáng tin cậy của giám hiệu. Nguyên tắc này cũng phản ánh tính dân chủ
và hợp tác trong quản lí dạy học của nhà trường.
2. Nguyên tắc tự chủ và chịu trách nhiệm
Do phân cấp quản lí nên đưong nhiên dẫn đến vai trò và năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm của
tất cả mọi người, những ai đuợc ủy quyền thực hiện nhiệm vụ quản lí nào đó. Khi ủy quyền, cần tôn trọng
và khuyến khích tính tự chủ của nguời đuợc ủy quyền. Đồng thời nguời đuợc ủy quyền phải hiểu và cam
kết chịu trách nhiệm trước cách làm và hậu quả việc mình làm.
3. Nguyên tắc cân đối giữa mục tiêu và nguồn lực
Đối với loại hình trường nghệ thuật, nguyên tắc này vô cùng quan trọng. Các mục tiêu đào tạo
nghệ thuật cần được cân nhắc sao cho tương xứng với nguồn lực trường có và có thể khai thác. Không thể
đặt ra mục tiêu quá cao nếu trong nhân sự giảng dạy thiếu những chuyên gia (nhà giáo, nghệ sĩ) giỏi, hạ
tầng kĩ thuật thiếu thốn, chất lượng tuyển sinh thấp, năng lực và sự gắn bó nghề nghiệp của nhà giáo


×