Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

CÔNG tác QUẢN TRỊ hạt NHỰA tại CTY cổ PHẦN NHỰA đà NẴNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (617.54 KB, 46 trang )

TRƢỜNG CAO ĐẲNG THƢƠNG MẠI ĐÀ NẴNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
---  ---

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI
CÔNG TÁC QUẢN TRỊ DỰ TRỮ HẠT NHỰA
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA ĐÀ NẴNG

Giáo viên hƣớng dẫn : Nguyễn Thị Thùy Dƣơng
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thu Hiền
Lớp

: 08QC2.1

Đà Nẵng, 6/2017

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, em đã đƣợc sự hƣớng dẫn tận
tình của các thầy cô, trong khoa quản trị kinh doanh và sự giúp đỡ của các anh chị, cán
bộ công nhân viên trong Phòng Kinh doanh của Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng. Qua
đây em xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến các thầy cô trong khoa Quản Trị Kinh Doanh
đã nhiệt tình giảng dạy em trong quá trình thực tập, cung cấp cho em những kiến thức
cơ bản và chuyên môn về kinh tế. Đặc biệt em xin cảm ơn sự hƣớng dẫn tận tình cặn
kẽ của cô Nguyễn Thị Thùy Dƣơng đã giúp em hoàn thành tốt đề tài thực tập của
mình.Cuối cùng em xin cảm ơn các anh chị trong phòng kinh doanh và Bác Thủ Kho
của công ty là ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn cung cấp số liệu và thông tin thực tế về tình
hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, tạo cơ hội cho em tiếp xúc với môi


trƣờng doanh nghiệp.
Sinh viên thực tập

Nguyễn Thị Thu Hiền

ii


CÁC TỪ VIẾT TẮT ĐƢỢC SỬ DỤNG
DTBH

Doanh thu bán hàng

CCDV

Cung cấp dịch vụ

LN

Lợi nhuận

DT

Doanh thu

CP

Chi phí

DN


Doanh nghiệp

iii


DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG
Số hiệu
Bảng 2.1

Tên sơ đồ
Danh sách các nhà cung cấp của công ty

Trang
19

Bảng 2.2

Đối thủ cạnh tranh chính của công ty

20

Bảng 2.3

Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

21

Bảng 2.4
Bảng 2.5


Sản lƣợng sản phẩm tiêu thụ
Kế hoạch nhu cầu hạt nhựa

24
25

iv


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ SỬ DỤNG
Số hiệu

Tên sơ đồ

Trang

Hình 2.1

Mô hình cơ cấu tổ chức của công ty

15

Hình 2.2

Quy trình nhập kho

28

v



MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ i
CÁC TỪ VIẾT TẮT ĐƢỢC SỬ DỤNG ..................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG ....................................................................... iii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ SỬ DỤNG....................................................................... iv
MỤC LỤC ......................................................................................................................v
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ DỰ TRỮ
NGUYÊN VẬT LIỆU ....................................................................................................2
1.1.Khái quát về nguyên vật liệu .....................................................................................2
1.1.1.Khái niệm nguyên vật liệu ......................................................................................2
1.1.2.Phân loại nguyên vật liệu .......................................................................................2
1.1.2.1 Phân loại theo công dụng của nguyên vật liệu ....................................................2
1.1.2.2 Phân loại theo giá trị nguyên vật liệu ..................................................................2
1.1.2.3 Phân loại theo nơi sản xuất ..................................................................................3
1.1.3.Đặc điểm của nguyên vật liệu ................................................................................3
1.1.4.Vai trò của nguyên vật liệu đối với doanh nghiệp ..................................................3
1.2. Tổng quan về dự trữ .................................................................................................3
1.2.1. Khái niệm dự trữ ....................................................................................................3
1.2.2. Chức năng của dự trữ ............................................................................................4
1.2.3. Vai trò và ý nghĩa của dự trữ .................................................................................4
1.2.3.1 Vai trò của dự trữ .................................................................................................4
1.2.3.2 Ý nghĩa của dự trữ ...............................................................................................4
1.2.4. Phân loại dự trữ .....................................................................................................4
1.2.4.1 Theo vị trí của sản phẩm trong chuỗi cung ứng ..................................................5
1.2.4.2. Theo nguyên nhân hình thành ............................................................................5
1.2.4.3. Theo mục đích dự trữ .........................................................................................6

1.2.4.4. Theo giới hạn dự trữ ...........................................................................................6
1.2.5. Các nhân tố ảnh hƣởng đến dự trữ ........................................................................6
1.2.5.1. Các nhân tố bên trong .........................................................................................6
1.2.5.2. Các nhân tố bên ngoài ........................................................................................7
vi


1.2.6. Đặc điểm của nguyên vật liệu .............................................................................. 8
1.2.7. Đặc điểm của thị trƣờng cung ứng ........................................................................ 8
1.2.8. Đặc điểm của kho hàng ......................................................................................... 8
1.3. Nội dung của quản trị dự trữ ....................................................................................9
1.3.1. Lập kế hoạch dự trữ ...............................................................................................9
1.3.1.1 Xác định nhu cầu dự trữ ......................................................................................9
1.3.1.2 Xác định thời điểm dự trữ ...................................................................................9
1.3.2. Giai đoạn tiến hành dự trữ .....................................................................................9
1.3.2.1 Công tác tiếp nhận nguyên vật liệu .....................................................................9
1.3.2.2 Qúa trình tác nghiệp trong kho ..........................................................................10
1.3.2.3 Công tác cấp phát nguyên vật liệu ..................................................................... 11
1.3.2.4 Kiểm kê hàng hóa .............................................................................................. 11
CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG
QUẢN TRỊ DỰ TRỮ HẠT NHỰA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA ĐÀ NẴNG
.......................................................................................................................................13
2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng .....................................................13
2.1.1. Giới thiệu về công ty ...........................................................................................13
2.1.2.Lịch sử hình thành và quá trình phát triển............................................................13
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức..............................................................14
2.1.3.1. Chức năng .........................................................................................................14
2.1.3.2. Nhiệm vụ ..........................................................................................................14
2.1.3.3. Cơ cấu tổ chức ..................................................................................................16
2.1.4. Đặc điểm môi trƣờng kinh doanh ........................................................................16

2.1.4.1. Lĩnh vực kinh doanh .........................................................................................16
2.1.4.2. Đặc điềm về sản phẩm ......................................................................................16
2.1.4.3. Đặc điểm về thị trƣờng .....................................................................................17
2.1.4.4. Đặc điểm về khách hàng...................................................................................18
2.1.4.5. Đặc điểm về nhà cung cấp ................................................................................18
2.1.4.6. Đặc điểm đối thủ cạnh tranh .............................................................................20
2.1.5.Kết quả hoạt động kinh doang của Công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng từ năm 2014
đến năm 2016 ................................................................................................................20
2.2.Thực trạng hoạt động dự trữ hạt nhựa tại Công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng ...........22
vii


2.2.1. Các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác dự trữ hạt nhựa ...........................................22
2.2.1.1. Đặc điểm của hạt nhựa ....................................................................................22
2.2.1.2 Đặc điểm thị trƣờng nhà cung ứng ....................................................................23
2.2.1.3 Đặc điểm của kho hàng .....................................................................................23
2.2.2. Quy trình dự trữ hạt nhựa ....................................................................................24
2.2.2.1 Lập kế hoạch dự trữ hạt nhựa ............................................................................24
2.2.2.2 Tổ chức công tác dự trữ hạt nhựa ......................................................................26
2.3.Nhận xét và đánh giá về công tác quản trị dự trữ hạt nhựa tại Công ty cổ phần
Nhựa Đà Nẵng ...............................................................................................................31
2.3.1. Kết quả đạt đƣợc ..................................................................................................32
2.3.2. Hạn chế ................................................................................................................32
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ DỰ
TRỮ HẠT NHỰA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA ĐÀ NẴNG .........................34
3.1. Giải pháp.................................................................................................................34
3.1.1. Cơ sở đề xuất giải pháp .......................................................................................34
3.1.1.1. Định hƣớng kinh doanh của Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng từ năm 2016
đến năm 2020.................................................................................................................34
3.1.1.2. Mục tiêu đối với hoạt động dự trữ hạt nhựa tại Công ty Cổ phần Nhựa Đà

Nẵng...............................................................................................................................34
3.1.2.Giải pháp...............................................................................................................35
3.1.2.1.Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực trong hoạt động dự trữ ...........................35
3.1.2.2. Hoàn thiện hoạt động tạo nguồn nguyên vật liệu ............................................35
3.1.2.3. Giải quyết bất cập trong hệ thống kho bãi và đầu tƣ phƣơng tiện vận tải trong
kho .................................................................................................................................35
3.1.2.4. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm kê hàng hóa ...............................................36
3.2. Kết luận...................................................................................................................36
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

viii


LỜI MỞ ĐẦU
Trong giai đoạn hiện nay, khi Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ và đạt
đƣợc nhiều thành tựu to lớn về mặt kinh tế, đặc biệt Việt Nam đã chính thức gia nhập
WTO – sân chơi chung mà mọi nền kinh tế của bất kỳ quốc gia nào cũng muốn tham
gia để hội nhập và phát triển. Bên cạnh những ngành thƣơng mại, du lịch thì công
nghiệp sản xuất cũng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển đất nƣớc.
Nền kinh tế Việt Nam năm 2016 đã có bƣớc tăng trƣởng so với năm 2015, dự báo
năm 2017 là một năm đầy triển vọng, kéo theo đó là sự tăng trƣởng của ngành công
nghiệp nhựa. Công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng là công ty sản xuất kinh doanh, nguyên
vật liệu chiếm 70-80% giá thành sản phẩm đầu ra. Để thực hiện mục tiêu về lợi nhuận
đòi hỏi công tác dự trữ nguyên vật liệu phải đƣợc thực hiện một cách chặt chẽ và khoa
học nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của sản xuất đồng thời không làm các loại chi phí
tăng cao. Đây là cơ sở tồn tại và phát triển của công ty.
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công tác dự trữ nguyên vật liệu trong việc
nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời nhận đƣợc sự hƣớng dẫn,
giúp đỡ tận tình của quý thầy cô, các chú và các anh chị công tác tại phòng kinh doanh

của Công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng em đã lựa chọn đề tài “ Công tác quản trị dự trữ
hạt nhựa tại công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng” với mong muốn hiểu sâu hơn về vấn
đề này và bổ sung những kiến thức đã học ở trƣờng.
Đề tài gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về nguyên vật liệu và dự trữ nguyên vật liệu.
Chƣơng 2: Tổng quan về công ty và thực trạng hoạt động quản trị dự trữ hạt
nhựa tại Công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng.
Chƣơng 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị dự trữ hạt nhựa tại
công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng.
Dù đã cố gắng hết sức song với kiến thức và thông tin còn hạn chế và thời gian
thực tập có giới hạn nên đề tài khó tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự quan
tâm, đóng góp ý kiến của thầy cô, cô chú và các anh chị tại công ty để đề tài đƣợc đầy
đủ và hoàn thiện hơn.

1


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ DỰ TRỮ
NGUYÊN VẬT LIỆU
1.1.Khái quát về nguyên vật liệu
1.1.1. Khái niệm nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu là cơ sở vật chất quan trọng cấu thành nên thực thể của sản
phẩm, là yếu tố đầu vào của sản xuất, nó đóng vai trò quyết định đến chất lƣợng sản
phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra.
1.1.2. Phân loại nguyên vật liệu
Phân loại nguyên vật liệu là việc phân chia, sắp xếp các loại nguyên vật liệu mua
đƣợc theo các tiêu thức cụ thể, riêng biệt để doanh nghiệp có chính sách, biện pháp
thích hợp khai thác tối đa lợi ích của chúng.
1.1.2.1 Phân loại theo công dụng của nguyên vật liệu
+ Nguyên vật liệu chính: là những loại nguyên vật liệu khi tham gia vào quá trình

sản xuất nó sẽ cấu thành thực thể vật chất, nó là thành phần chủ yếu cấu thành nên sản
phẩm.
+ Vật liệu phụ: là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất nó
không cấu thành nên thực thể của sản phẩm mà nó kết hợp với nguyên liệu, vật liệu
chính làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bề ngoài,… làm tăng thêm chất lƣợng
hoặc giá trị sử dụng của sản phẩm.
+ Nhiên liệu: là loại vật liệu phụ có tác dụng cung cấp nhiệt lƣợng cho quá trình
sản xuất, ví dụ nhƣ: xăng dầu, than đá, than bùn, gas,…
+ Phế liệu: là những thành phần vật chất mà doanh nghiệp có thể thu hồi đƣợc
bên cạnh các loại thành phẩm trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.2.2 Phân loại theo giá trị nguyên vật liệu
Sử dụng phƣơng pháp ABC thì nguyên vật liệu đƣợc chia làm 3 loại:
+ Nguyên vật liệu A: gồm các loại nguyên vật liệu chỉ chiếm khoảng 15-25%
tổng số lƣợng nguyên vật liệu cấu thành nên sản phẩm nhƣng lại chiếm đên 75-85%
tổng giá trị của nguyên vật liệu.
+ Nguyên vật liệu B: gồm các loại nguyên vật liệu chiếm đến 25-35% tổng số
lƣợng nguyên vật liệu cấu thành nên sản phẩm nhƣng chỉ chiếm 10-20% tổng giá trị
nguyên vật liệu.
+ Nguyên vật liệu C: gồm các loại nguyên vật liệu chiếm đến 50-60% tổng số
nguyên vật liệu cấu thành nên sản phẩm nhƣng chỉ chiếm 5-10% tổng giá trị của
nguyên vật liệu.
2


1.1.2.3 Phân loại theo nơi sản xuất
+ Nguyên vật liệu sản xuất trong nƣớc: bao gồm tất cả các loại nguyên vật liệu
do các doanh nghiệp sản xuất trong nƣớc hay các doanh nghiệp nƣớc ngoài dặt trên
lãnh thổ Việt Nam sản xuất ra.
+ Nguyên vật liệu nhập khẩu: là những nguyên vật liệu mà trong nƣớc chƣa có
khả năng sản xuất hoặc sản xuất trong nƣớc chƣa đủ để đáp ứng nhu càu tiêu dùng thì

phải nhập khẩu từ nƣớc ngoài.
1.1.3. Đặc điểm của nguyên vật liệu
+ Là các yếu tố đầu vào cần thiết để tạo ra sản phẩm vật chất. Trong quá trình sản
xuất tạo ra sản phẩm, nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu kì sản xuất kinh doanh
và khi tham gia vào quá trình sản xuất nguyên vật liệu đƣợc tiêu dùng toàn bộ.
+ Các nguyên vật liệu sẽ thay đổi về hình thái, không giữ nguyên đƣợc trạng thái
ban đầu khi đƣa vào sản xuất.
+ Chất lƣợng nguyên vật liệu ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng sản phẩm.
+ Gía trị của nguyên vật liệu chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm
mới đƣợc tạo ra.
+ Nguyên vật liệu thƣờng chiếm tỉ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất và giá
thành sản phẩm. Do vậy, công tác quản lý nguyên vật liệu đƣợc thực hiện tốt sẽ đảm
bảo sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm nguyên vật liệu nhằm giảm chi phí sản xuất kinh
doanh và hạ giá thành sản phẩm.
1.1.4. Vai trò của nguyên vật liệu đối với doanh nghiệp
Nguyên vật liệu là thành phần có vai trò rất quan trọng, đặc biệt là các doanh
nghiệp sản xuất.
+ Trong quá trình sản xuất nguyên vật liệu là thành phần đóng vai trò nòng cốt
cấu thành nên thực thể sản phẩm.
+ Nguyên vật liệu là đầu vào quan trọng trong quá tình sản xuất của doanh
nghiệp, nó là một trong các yếu tố quyết định đến chất lƣợng sản phẩm đầu ra.
Với tầm quan trọng nhƣ vậy nên các doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu phải
đƣợc quản lí chặt chẽ ở tất cả các khâu, từ mua sắm, dự trữ đến bảo quản, sử dụng
1.2. Tổng quan về dự trữ
1.2.1. Khái niệm dự trữ
Theo GS. TS Đoàn Thị Hồng Vân, “Dự trữ là các hình thái kinh tế của sự vận
động các sản phẩm hữu hình trong hệ thống cung ứng nhằm thỏa mãn nhu cầu của sản
xuất và tiêu dùng với chi phí thấp nhất.”
3



1.2.2. Chức năng của dự trữ
Dự trữ có ba chức năng: chức năng cân đối cung cầu, chức năng điều hòa những
biến động và chức năng giảm chi phí. Cụ thể:
+ Chức năng cân đối cung cầu: đảm bảo cho nhu cầu và nguồn cung ứng về số
lƣợng không gian và thời gian. Trong sản xuất và kinh doanh phải tập trung số lƣợng
dự trữ thời vụ, dự trữ phải chở đến trƣớc do điều kiện giao thông vận tải và khí hậu, dự
trữ đề phòng biến động của nền kinh tế.
+ Chức năng điều hòa: những biến động: dự trữ đề phòng những biến động ngắn
hạn do sự biến động của nhu cầu và chu kỳ nhập hàng. Thực hiện chức năng này phải
có dự trữ bảo hiểm.
+ Chức năng giảm chi phí: dự trữ nhằm giảm những chi phí trong quá trình sản
xuất và phân phối. Chẳng hạn nhờ dự trữ tập trung, có thể vận chuyển những lô hàng
lớn để giảm chi phí vận chuyển, tuy vậy phải tăng chi phí dự trữ nhƣng tổng chi phí
vận chuyển và chi phí dự trữ sẽ giảm đáng kể.
1.2.3. Vai trò và ý nghĩa của dự trữ
1.2.3.1 Vai trò của dự trữ
- Xác định loại nhu cầu hàng hóa, lƣợng đặt hàng, tính toán khối lƣợng hàng hóa
nhập về trong công tác kinh doanh.
- Đảm bảo cho quá trình sản xuất, lƣu thông diễn ra liên tục không bị gián đoạn
và theo đúng kế hoạch dự kiến.
- Nếu dự trữ đƣợc duy trì ở mức hợp lý sẽ góp phần sử dụng hiệu quả vốn kinh
doanh, giảm chi phí, duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của thị trƣờng, dự trữ nhƣ một phƣơng tiện
tăng uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng.
1.2.3.2 Ý nghĩa của dự trữ
Đảm bảo cho hoạt động bán ra của doanh nghiệp đƣợc diễn ra bình thƣờng, liên
tục.
Tạo ra điều kiện vật chất để tăng cƣờng sức mạnh và nâng cao khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp cần

phải cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Muốn vậy cần phải sử dụng các phƣơng tiện
khác nhau, trong đó dự trữ hàng hóa nguyên vật liệu đƣợc coi là một trong những
phƣơng tiên quan trọng nhất.
1.2.4. Phân loại dự trữ
Dự trữ gồm 4 kiểu phân loại: theo vị trí của sản phẩm trong chuỗi cung ứng, theo
nguyên nhân hình thành dự trữ, theo mục đích dự trữ, theo giới hạn dự trữ. Cụ thể:
4


1.2.4.1 Theo vị trí của sản phẩm trong chuỗi cung ứng
+ Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các doanh nghiệp tham gia, một cách trực tiếp
hay gián tiếp, trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng, thể hiện sự dịch chuyển nguyên
vật liệu xuyên suốt quá trình từ nhà cung ứng ban đầu đến khách hàng cuối cùng.Dựa
vào vị trí của hàng hóa trong chuỗi cung ứng, ta có các loại hình dự trữ sau:
+ Dự trữ nguyên vật liệu: là lƣợng dự trữ các yếu tố đầu vào đảm bảo cho qua
qúa trình sản xuất hàng hóa của doanh nghiệp. Ví dụ: dự trữ sắt nhằm cung cấp cho
qúa trình sản xuất khung xe đạp
+ Dự trữ bán thành phẩm: là lƣợng dự trữ các sản phẩm còn dở dang chƣa hoàn
thiện nhằm cung cấp cho quá trình sản xuất để hoàn thiện sản phẩm cuối cùng. Ví dụ:
dự trữ cao su bán thành phẩm để sản xuất lốp xe
+ Dự trữ sản phẩm trong lƣu thông: là lƣợng dự trữ hàng hóa nhằm đảm bảo cho
quá trình trao đổi lƣu thông hàng hóa trên thị trƣờng. Ví dụ: siêu thị dự trữ quần áo.
1.2.4.2. Theo nguyên nhân hình thành dự trữ
Theo nguyên nhân hình thành thì dự trữ có bốn loại nhƣ: dự trữ định kỳ, dự
trữ trên đƣờng vận chuyển, dự trự bảo hiểm, dự trữ tích trữ đầu cơ. Cụ thể nhƣ sau:
+ Dự trữ định kỳ: là dự trữ để đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách hàng giữa hai
kỳ nhập hàng kế tiếp nhau. Dự trữ định kỳ đƣợc xác định bằng công thức:
Dđk= m - tđh
Trong đó:
+ Dđk: Dự trữ định kỳ

+ m: Mức tiêu thụ sản phẩm bình quân một ngày
+ tđh: Thời gian thực hiện việc mua hàng
+ Dự trữ trên đƣờng vận chuyển: là những hàng hóa đƣợc đƣợc dự trữ trên các
phƣơng tiện vận tải, hàng đang đƣợc bốc, xếp, dỡ, lƣu kho tại đơn vị vận tải Dự trữ
trên đƣờng đƣợc tính theo công thức sau
Dv= m.tv
Trong đó:
+ Dv: Dự trữ sản phẩm trên đƣờng
+ m: Mức tiêu thụ sản phẩm bình quân một ngày
+ tv: Thời gian trung bình sản phẩm trên đƣờng
5


+ Dự trữ bảo hiểm: là lƣợng dự trữ đề phòng ngừa rủi ro, bất trắc trong quá trình
cung ứng Dự trữ bảo hiểm đƣợc tính theo công thức sau:
Db = z
Trong đó:
+ Db: Dự trữ bảo hiểm
+ z: Hệ số tƣơng đƣơng với xác xuất có sẵn sản phẩm để tiêu thụ
+ Dự trữ tích trữ đầu cơ: là hoạt động nhà đầu cơ bỏ tiền ra mua hàng về dự trữ
đợi khi giá cả tăng bán ra thu lãi
1.2.4.3. Theo mục đích dự trữ
Theo mục đích dự trữ, thì dự trữ có hai nhƣ: dự trữ thƣờng xuyên và dự trữ thời
vụ, cụ thể nhƣ sau:
+ Dự trữ thƣờng xuyên: dự trữ thƣờng xuyên chính là dự trữ định kỳ.
+ Dự trữ thời vụ: gồm dự trữ hàng hóa đƣợc tiêu dùng quanh năm nhƣng chỉ có
thể sản xuất theo thời vụ và những hàng hóa tiêu dùng theo thời vụ nhƣng có thể sản
xuất quanh năm.
1.2.4.4. Theo giới hạn dự trữ
Theo giới hạn dự trữ thì dự trữ đƣợc chia thành ba loại gồm dự trữ tối đa, dự trữ

tối thiểu, dự trữ bình quân, cụ thể nhƣ:
+ Dự trữ tối đa: là mức dự trữ cao nhất để doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có
hiệu quả
+ Dự trữ tối thiểu: là mức dự trữ thấp nhất doanh nghiệp có thể duy trì mà vấn
đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh đƣợc tiến hành liên tục.
+ Dự trữ bình quân: là mức dự trữ hàng hóa bình quân trong một năm của doanh
nghiệp. Dự trữ bình quân đƣợc xác định bằng công thức sau:
Dbq= ( Dđk + Dck )/2
1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến dự trữ
1.2.5.1. Các nhân tố bên trong
a. Vốn kinh doanh và nguồn lực của công ty
Doanh nghiệp có vốn kinh doanh lớn sẽ có điều kiện nhập đƣợc nhiều mặt hàng
khác nhau và có khối lƣợng lớn trong cùng một thời điểm. Doanh nghiệp có đội ngũ
cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn cao, chuyên nghiệp, có kinh nghiệm
6


giúp cho doanh nghiệp có thể mở rộng thị trƣờng, khai thác các nguồn hàng phong
phú.
b. Đặc điểm hàng hóa của công ty
Dự trữ hàng hóa phải dựa trên đặc điểm của hàng hóa, đặc điểm của nguồn hàng
sản xuất, thu mua, vận chuyển, bảo đảm, sản xuất, bán hàng. Với giá trị của hàng hóa
cao thấp khác nhau, việc bảo đảm bán đƣợc hàng dự trữ có cơ cấu giá trị cao sẽ quyết
định doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp thƣơng mại, ngƣợc lại những hàng hóa
có giá trị thấp việc dự trữ không ảnh hƣởng nhiều đến doanh thu. Cần chú trọng dự trữ
những hàng hóa cho những thị trƣờng có nhu cầu lớn và khôi phục lại dự trữ ấy mất rất
nhiều chi phí về thời gian và tiền bạc nhƣ phải đặt hàng, phí giao nhận, vận chuyển từ
những nơi xa xôi hoặc phải nhập khẩu từ nƣớc ngoài.
1.2.5.2. Các nhân tố bên ngoài
a. Nhân tố tiêu dùng

Bao gồm quy mô, khối lƣợng và cơ cấu tiêu dùng mặt hàng, sự thay đổi của nhu
cầu tiêu dùng, tính chất thời vụ, các khu vực và khách hàng tiêu dùng chủ yếu có quan
hệ với doanh nghiệp thƣơng mại
b.Giao thông vận tải
Sự hình thành và phát triển của các tuyến đƣờng giao thông và khả năng vận tải
của từng loại phƣơng tiện giao thông, tốc độ vận chuyển trung bình. Khả năng thông
qua các cảng, ga đầu mối và cơ chế tổ chức quản lý vận tải hàng hóa. Mối quan hệ
trong vận tải hàng hóa của doanh nghiệp thƣơng mại.
c. Điều kiện tự nhiên
Các yếu tố về khí hậu, thời tiết, các mùa...Không chỉ liên quan đến điều kiện
kinh doanh mà còn liên quan đến dự trữ, bảo quản, bảo vệ hàng hóa dự trữ.
d.Khoa học – Công nghệ
Tiến bộ khoa học công nghệ mới ảnh hƣởng đến việc dự trữ, bảo quản, sử dụng
các loại hàng hóa. Sự xuất hiện của các loại hàng hóa mới, tiên tiến hiện đại, cũng nhƣ
việc xuất hiện các phƣơng thức kinh doanh mới, các loại phƣơng tiện vận chuyển mới,
các thông tin mới cung ảnh hƣởng tới quy mô và thời gian dự trữ hàng hóa.
e.Chính trị và pháp luật
Mức độ dân chủ trong kinh tế tự gia nhập thị trƣờng, tự do cạnh tranh, quyền
đƣợc tham gia thị trƣờng khu vực và thị trƣờng quốc tế. Sự hoàn thiện hệ thống pháp
luật và sự nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Mâu thuẫn xã hội, tình hình ổn định đất
nƣớc cũng ảnh hƣởng đến khối lƣợng, cơ cấu và thời gian dự trữ hàng hóa.
7


1.2.6. Đặc điểm của nguyên vật liệu
- Nguyên vật liệu cùng các yếu tố: vốn, lao động, công nghệ là các yếu tố đầu
vào cần thiết để tạo ra sản phẩm vật chất. Trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm,
nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh và khi tham gia vào
quá trình sản xuất nguyên vật liệu đƣợc tiêu dùng toàn bộ.
- Các nguyên vật liệu sẽ thay đổi về hình thái, không giữ nguyên đƣợc trạng thái

ban đầu khi đƣa vào sản xuất.
- Chất lƣợng nguyên vật liệu ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng sản phẩm.
- Gía trị của nguyên vật liệu chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm
mới đƣợc tạo ra.
- Nguyên vật liệu thƣờng chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất và giá
thành sản phẩm. Do vậy, công tác quản lý nguyên vật liệu đƣợc thực hiện tốt sẽ đảm
bảo sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm nguyên vật liệu nhằm giảm chi phí sản xuất kinh
doanh và hạ giá thành sản phẩm.
1.2.7. Đặc điểm của thị trường cung ứng
- Việc dự trữ hàng hóa, nguyên vật liệu cũng ảnh hƣởng bởi một số yếu tố của
thị trƣờng cung ứng nhƣ: giá cả, thời gian, không gian,…
- Yếu tố giá cả: khi giá thấp doanh nghiệp có thể dự trữ một lƣợng lớn để đầu
cơ hoặc khi giá cao và có xu hƣớng giảm trong tƣơng lai thì doanh nghiệp dự trữ ít lại,
mức dự trữ có thể bằng với nhu cầu đặt hàng trong khoảng thời gian đó.
- Yếu tố không gian: Do khoảng cách về địa lí nên khi vận tải một khối lƣợng
hàng hóa lớn đủ trọng tải sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm đƣợc tổng chi phí vận chuyển
hơn.
- Yếu tố thời gian: Có những thời điểm giá cao, có thời điểm giá thấp do đó
doanh nghiệp dự trữ, tận dụng đƣợc cơ hội thị trƣờng nhằm hạ đƣợc chỉ phí đầu vào
cho sản xuất.
1.2.8. Đặc điểm của kho hàng
Cách thiết kế và xây dựng nhà kho có ảnh hƣởng đến hoạt động dự trữ nguyên
vật liệu. Tùy thuộc vào đặc điêm của nguyên vật liệu mà có cách xây dựng nhà kho
khác nhau. Có các kiểu nhà kho nhƣ sau:
- Kho kín: Có khả năng tạo môi trƣờng bảo quản kín, chủ động duy trì chế độ,
bảo quản, ít chịu ảnh hƣởng của môi trƣờng bên ngoài. Dự trữ nguyên vật liệu trong
kho này giúp bảo quản tốt hơn. Tuy nhiên doanh nghiệp phải mất chi phí xây dựng nhà
kho, sửa chữa và bảo quản kho.
8



- Kho nữa kín: Chỉ có thể che mƣa, che nắng, không có tƣờng ngăn cách với môi
trƣờng bên ngoài kho.
- Kho lộ thiên: Chỉ là các bãi tập trung dự trữ những hàng hóa, nguyên vật liệu ít
bị ảnh hƣởng của thời tiết, khí hậu. Dự trữ với kiểu kho này chi phí thấp hơn nhƣng lại
làm giảm chất lƣợng nguyên vật liệu.
Với mỗi loại kho khác nhau sẽ có cách bố trí các trang thiết bị khác nhau giúp
doanh nghiệp dự trữ nguyên vật liệu tốt hơn.
1.3. Nội dung của quản trị dự trữ
1.3.1. Lập kế hoạch dự trữ
1.3.1.1 Xác định nhu cầu dự trữ
Xác định nhu cầu nguyên vật liệu là bƣớc đầu tiên của việc lập kế hoạch mua
hàng và dự trữ. Việc đảm bảo nguyên vật liệu cho nhu cầu sản xuất có đƣợc kiệp thời,
đầy đủ, đúng yêu cầu về số lƣợng, chất lƣợng, chủng loại,…hay không, một phần lớn
do việc tính toán nhu cầu nguyên vật liệu quyết định.
1.3.1.2 Xác định thời điểm dự trữ
Mua đƣợc tiến hành khi có quyết định đặt hàng bổ sung dự trữ tùy thuộc vào mô
hình kiểm tra dự trữ áp dụng, khi đòi hỏi đáp ứng lô hàng cung ứng trực tiếp cho khách
hàng, khi phải khai thác những cơ hội trên thị trƣờng.
1.3.2. Giai đoạn tiến hành dự trữ
1.3.2.1 Công tác tiếp nhận nguyên vật liệu
a. Các yêu cầu khi tiếp nhận
+ Nguồn nhân lực: Gồm có công nhân, thủ kho, kế toán
+ Công cụ, dụng cụ: Gồm xe đẩy, xe kéo, xe nân
+ Chứng từ: Phiếu nhập kho, đơn hàng hoặc hợp đồng, hóa đơn, biên bản kiểm
nhập hàng hóa
b. Nghiệp vụ tiếp nhận
- Kiểm tra số lƣợng
+ Bằng cách cân, đo, đong, đếm và đối chiếu số lƣợng hàng ghi trên các chứng từ
kèm theo.

+ Đối với các hàng hóa nhận từ các đơn vị vận tải mà không có chủ hàng áp tải
thì ngƣời nhận hàng cùng đại diện chủ phƣơng tiện tiến hành kiểm tra hàng hóa khi
9


còn trên phƣơng tiện, xác định tình trạng niêm phong, bao bì…sau đó mới tiếp nhận
bằng cân, đo, đong, đếm.
- Kiểm tra chất lƣợng: Đƣợc tiến hành theo các bƣớc:
+ Thứ nhất mẫu kiểm tra chất lƣợng
+ Thứ hai xác định phƣơng pháp kiểm tra và đánh giá chất lƣợng:
Phƣơng pháp phân tích thí nghiệm: sử dụng các thiết bị phân tích trong phòng thí
nghiệm để xác định các chỉ tiêu chất lƣợng về lí, hóa, sinh, thành phần cơ cấu hàng
hóa
Phƣơng pháp cảm quan: sử dụng các giác quan của con ngƣời để kiểm tra chất
lƣợng. Các chỉ tiêu cảm quan thƣờng là: màu sắc, mùi vị, độ cứng…
1.3.2.2 Qúa trình tác nghiệp trong kho
a. Chất xếp nguyên vật liệu
Chất xếp hàng hóa là một nghiệp vụ kinh tế - kỹ thuật quan trọng. Chất xếp hàng
hóa phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Tiết kiệm dung tích, dung tích nhà kho và trạng thái bảo quản
+ Đảm bảo an toàn hàng hóa
+ Thuận tiện cho công tác kiểm tra, kiểm kê và nắm vững lƣợng hàng hóa dự trữ
+ Đảm bảo tiết kiệm vật liệu kê lót và đảm bảo an toàn lao động trong kho.
Các phƣơng pháp chất xếp hàng hóa trong kho:
+ Phƣơng pháp chất đống: áp dụng với hàng hóa rời, không có bao bì và đòi hỏi
điều kiện bảo quản đặc biệt. Đỗ đống là đỗ trực tiếp trên kho, bãi kho
+ Phƣơng pháp xếp đống: áp dụng với hàng hóa ở dạng từng chiếc hoặc có bao bì
đóng gói nhƣng có hình dạng độ cứng nhất định, có khối lƣợng đến mức độ nhất định
đối với mặt hàng có kích cỡ giống nhau.
+ Phƣơng pháp xếp trên giá: áp dụng với những hàng hóa có nhiều kiểu, quy cách,

kích thƣớc, trọng lƣợng tƣơng đối nhẹ, không thể để lẫn lộn với nhau dễ sinh nhầm
lẫn.
b. Bảo quản hàng hóa
Bảo quản hàng hóa trong kho là bảo vệ sự sinh tồn của sản phẩm xã hội về số
lƣợng và chất lƣợng bằng cách chống lại những ảnh hƣởng có hại.

10


Bảo quản hàng hóa tốt ở kho có tác dụng trực tiếp giảm bớt những hƣ hao, biến
chất, mất mát về số lƣợng và chất lƣợng do các nguyên nhân nhƣ: ẩm ƣớt, con trùng
phá hoại.
Bảo quản tốt hàng hóa còn đòi hỏi phải xử dụng hợp lý diện tích kho, các trạng
thái thiết bị bảo quản kho, đồng thời còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện
việc nhập – xuất và kiểm kê hàng hóa trong kho.
Bảo quản hàng hoá ở trong kho có tác dụng lớn trong việc giảm chi phí ở kho và
chi phí lƣu thông.
1.3.2.3 Công tác cấp phát nguyên vật liệu
a.Chuẩn bị xuất hàng
+ Chuẩn bị hàng hóa theo nhƣ phiếu xuất đã ghi
+ Chuẩn bị dụng cụ phƣơng tiện cần thiết để đáp ứng công tác gia công, chế biến
đóng gói, cân đong, bốc xếp, vận chuyển
+ Chuẩn bị nhân lực phù hợp với số lƣợng hàng hóa
b.Quy trình giao hàng
+ Bên giao: giao đúng số lƣợng, chủng loại, quy cách theo thủ tục giao nhận đối
với từng loại hàng hóa
+ Bên nhận: Kiểm nhận, kiểm nghiệm số hàng thực nhận bằng phƣơng tiện cân
đo đong dếm theo hình thức trạng thái của hàng hóa. Mọi trƣờng hợp phát hiện hàng
hóa không đúng theo tiêu chuẩn chất lƣợng, sai về quy cách, mã hiệu phẩm chất không
đảm bảo cần phải tách riêng.

1.3.2.4 Kiểm kê hàng hóa
a. Phƣơng pháp kiểm kê
+ Kiểm kê số lƣợng hàng hóa là quá trình kiểm đếm và ghi chép toàn bộ hàng
hóa vào danh mục kiểm kê.
+ Các bƣớc tiến hành kiểm kê:
- Chuẩn bị danh mục kiểm kê nhằm mục đích thu thập đầy đủ dữ liệu dự trữ.
- Chuẩn bị phƣơng tiện kiểm kê.
- Kiểm kê và ghi số lƣợng từng loại dự trữ vào danh mục kiểm kê. Ghi thông tin
từ thẻ kho vào danh mục kiểm kê.
- Trong quá trình kiểm kê tránh sai sót, thủ kho nhập hàng ghi rõ ràng số lƣợng
hàng hóa nhập kho vào danh mục kiểm kê.
11


- Trong quá trình kiểm kê nếu phát hiện ra hàng hóa hƣ hỏng, cán bộ kho phải lập
biên bản gửi ngay cho Giám Đốc.
b. Thời điểm kiểm kê
+ Kiểm kê thƣờng xuyên: Tự kiểm tra hằng ngày tình hình xuất nhập, bảo quản.
dự trữ vật tƣ, tình hình tổ chức lao động, tố chức quản lý và sử dụng trang thiết bị ở
kho, nhanh chóng thu nhập tình hình kết quả hoạt động hằng ngày
+ Kiểm kê định kì: Tiến hành kiểm tra sau một khoảng thời gian nhất định. Qúa
trình hoạt động có những mặt, khâu công việc luôn vận động phải định kì kiểm tra để
có công tác khắc phục trong kì tiếp theo
+ Kiểm kê bất thƣờng: Đột xuất không quy định trƣớc ngày tháng và đối tƣợng
cần kiểm kê
+ Kiểm kê một hay nhiều bộ phận: Đƣợc giới hạn trƣớc phạm vi một mặc công
tác nào đó hoặc một bộ phận nào đó cần kiểm tra
+ Tổng kiểm kê: Kiểm kê toàn diện các mặt công tác hoặc kiểm kê toàn bộ các
bộ phận thuộc kho quản lý.


12


CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG
QUẢN TRỊ DỰ TRỮ HẠT NHỰA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA ĐÀ NẴNG
2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng
2.1.1. Giới thiệu về công ty
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA ĐÀ NẴNG
Tên tiếng anh: DANANG PLASTIS JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: DANAPLAST
Trụ sở: 371 – Trần Cao Vân – Thanh Khê – Đà Nẵng
Điện thoại: 0511 3822426 – 3821406 – 3853286
Website:
Email:
2.1.2.Lịch sử hình thành và quá trình phát triển
Ngày 22/10/1976: Công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng tiền thân là nhà máy nhựa Đà
Nẵng đƣợc thành lập trực thuộc UBND tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng.
Giấy chứng nhận đăng ký thay đổi do Sở Kế Hoạch và Đầu Tƣ thành phố Đà
Nẵng cấp ngày 18/01/2001 về việc điều chỉnh vốn điều lệ 15.872.800.000 VNĐ theo
quyết định số 94/UB – VP ngày 15/01/201 của UBND thành phố Đà Nẵng.
Giấy chứng nhận đăng ký thay đổi lần thứ 3 do Sở Kế hoạch và Đầu tƣ thành phố
Đà Nẵng cấp ngày 09/06/2008 Hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu là sản xuất kinh
doanh các sản phẩm từ chất dẻo, kinh doanh các sản phẩm, vật tƣ nguyên liệu và các
chất phụ gia ngành nhựa.
Trong quá trình hoạt động, đến nay công ty đã hoàn thiện toàn bộ cơ sở hạ tầng
nhà xƣởng, đƣờng nội bộ trong diện tích 1,7 ha.
Trong những năm gần đây, công ty đƣợc đánh giá là một trong những đơn vị hoạt
động hiệu quả nhất tại Đà Nẵng với những thành tích đạt đƣợc nhƣ sau: Huân chƣơng
lao động hạng I, II, III do nhà nƣớc trao tặng; Hàng Việt Nam chất lƣợng cao trong ba
năm liền

Bằng khen đơn vị dẫn đầu ngành công nghiệp TP Đà Nẵng trong nhiều năm liền
Nhằm khai thác triệt để những lợi thế về tài sản và thƣơng hiệu cũng nhƣ dựa vào đặc
điểm sản phẩm ngành nhựa là cồng kềnh, khó vận chuyển, công ty đã chọn phƣơng án
tập trung đầu tƣ đa dạng hóa các loại sản phẩm nhằm tạo ra các sản phẩm có lợi thế

13


cạnh tranh về mặt địa lý, có nhu cầu lớn trong các ngành công, nông nghiệp, thủy sản
tại miền Trung và Tây Nguyên
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức
2.1.3.1. Chức năng
Công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng là đơn vị chuyên sản xuất, kinh doanh các mặt
hàng nhựa dân dụng, nhựa công nghiệp, nhựa xây dựng, nhựa kỹ thuật, kinh doanh các
nguyên vật liệu, vật tƣ thiết bị phục vụ cho ngành nhựa.
Công ty thực hiện xuất khẩu trực tiếp các nguyên vật liệu, sản phẩm có nguồn
gốc từ nhựa.
2.1.3.2. Nhiệm vụ
Công ty có nhiệm vụ kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký, chịu trách nhiệm
trƣớc pháp luật về sản phẩm của công ty.
Phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn vốn và thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nƣớc.
Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nƣớc, chấp hành các chính
sách, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nâng cao chất lƣợng sản phẩm.
Thực hiện phân phối thu nhập hợp lí, chăm lo đời sống tinh thần cho các công
nhân viên. Tổ chức quản lý điều hành hợp lý, có kế hoạch đào tạo bồi dƣỡng không
ngừng nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng nhu cầu của công việc, thực hiện chế độ
tuyển dụng lao động
2.1.3.3. Cơ cấu tổ chức

14



Hình 2.1: Mô hình cơ cấu tổ chức của công ty.
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

BAN KIỂM SOÁT

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN GIÁM ĐỐC

P. TÀI CHÍNHKẾ TOÁN

TỔ
ỐNG
NƢỚC

TỔ
CAN,
DÉP

P. HÀNH CHÍNHNHÂN SỰ

P. KINH DOANH

TỔ
MÀNG
MỎNG

TỔ

DỆT

TỔ
MAY
BAO

TỔ CƠ
ĐIỆN

P. KỸ
THUẬT

TỔ
KCS

(Nguồn: )
 Nhiệm vụ của các phòng ban:
+ Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty, hoạt động
thông qua các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thƣờng niên, bất thƣờng và thông qua
việc lấy ý kiến bằng văn bản.
+ Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý cấp Công ty có quyền quyết định mọi
vấn đề có liên quan đến quản lý và hoạt động của Công ty về những vấn đề thuộc
quyền quyết định của Đại hội đồng quản trị.
+ Ban kiểm soát: là ngƣời thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh
doanh và điều hành Công ty.

15


+ Giám đốc: là ngƣời đứng đầu Công ty, quyết định mọi hoạt động của Công ty,

đƣa ra chiến lƣợc, phƣơng thức quản lý kinh doanh, khen thƣởng, đề bạt, kỷ luật cán
bộ công nhân viên.
+ Phòng kinh doanh: lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, tổ chức công tác thu mua
nguyên liệu, tìm kiếm thị trƣờng, tham gia ký kết các hợp đồng kinh tế, tổ chức khâu
nhập khẩu, cung ứng nguyên vật liệu…phối hợp với phòng kế toán đánh giá lại hiệu
quả hoạt động sản xuất kinh doanh để có biện pháp khắc phục.
+ Phòng tổ chức – hành chính: phụ trách khâu nhân sự nhƣ tuyển dụng, đào tạo,
bố trí nhân sự…xây dựng các kế hoạch về tiền lƣơng, định mức lao động, tham vấn
cho giám đốc về khen thƣởng, kỷ luật cũng nhƣ giải quyết các vấn đề về quyền lợi,
chế độ chính sách cho công nhân viên trong Công ty.
+ Phòng kỹ thuật: có nhiệm vụ xây dựng các định mức kỹ thuật, bảo trì, bảo
dƣỡng các máy móc thiết bị, áp dụng khoa học kỹ thuật mới váo sản xuất.
+ Phòng kế toán tài chính: có nhiệm vụ tổ chức công tác hoạch toán kế toán tại
Công ty, ghi chép, xử lý, lập báo cáo tài chính vào cuối năm.
2.1.4. Đặc điểm môi trường kinh doanh
2.1.4.1. Lĩnh vực kinh doanh
Sản xuất kinh doanh sản phẩm từ chất dẻo bao gồm bao bì nhựa, nhựa gia dụng
và các sản phẩm nhựa công nghiệp.
Bán buôn, bán lẻ các sản phẩm vật tƣ, nguyên liệu và các chất phụ gia ngành
nhựa.
Xuất nhập khẩu trực tiếp, kinh doanh các ngành nghề phù hợp với pháp luật quy
định.
2.1.4.2. Đặc điềm về sản phẩm
Sản phẩm của công ty có nguồn gốc từ nhựa hạt dẻo, chủ yếu là PVC , PP và PE
phục vụ cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh, xây dựng và tiêu dùng.Sản phẩm của công
ty phần lớn là những bộ phận chi tiết hoặc hàng hóa phục vụ theo yêu cầu của các
ngành sản xuất khác. Do đó, chúng thƣờng phải tuân thủ theo yêu cầu chất lƣợng của
từng khách hàng, cụ thể là:
- Ống nƣớc UPVC BS 3505: Sản phẩm này có nhiều chủng loại ống có khớp nối
join cao su, ống có khớp nối dán keo với kích cỡ và màu sắc phù hợp với nhu cầu tiêu

dung và theo đơn đặt hàng của khách hàng.
- Ống nƣớc UPVC cứng ISO 4422: Các loại ống uPVC đƣợc sản xuất với nguyên
vật liệu chính là bột nhựa PVC và các loại nguyên phụ liệu khác nhƣ chất ổn định, bột
màu,…Sản phẩm có nhiều ƣu điểm nhƣ không bị ăn mòn chịu đƣợc tác động của
16


nhiều loại chất, trọng lƣợng nhẹ, cách điện –nhiệt tốt, không bị gỉ sắt, tăng khả năng
chịu lực khí có va đập mạnh, dể vận chuyển, lắp đặt dể dàng với chi phí thấp.
- Ống dẫn nƣớc HDPE TCVN – ISO 1612/TCVN – DIN: Loại ống này đang
đƣợc công ty sản xuất với kích cỡ từ 20-500mm. Sản phẩm này đƣợc ứng dụng nhiều
trong cấp thoát nƣớc công nghiệp, các công trình xây dựng dân dụng và xây dựng
điện, bƣu chính viễn thông, vận chuyển dung dịch có tính năng ăn mòn, dẫn nƣớc vào
tƣới tiêu.
- Bao bì KPK, KP 8074
- Manh bao dệt PP TCVN
Hiện nay, sản phẩm của công ty chủ yếu là nhựa xây dựng và nhựa công nghiệp,
chiếm khoảng 93% tổng sản phẩm sản xuất với các sản phẩm bao bì xi măng, bao bì
phân bón, ống nƣớc…Trong khi sản phẩm nhựa gia dụng chiếm khoảng 7% tổng sản
lƣợng.
2.1.4.3. Đặc điểm về thị trƣờng
Ngành sản xuất sản phẩm nhựa là một trong những ngành công nghiệp đang phát
triển. Tổng doanh thu của ngành trong năm 2015 đạt 7 tỷ USD, tăng 32% so với cùng
kỳ trƣớc. Việt Nam sản xuất rất nhiều chủng loại sản phẩm nhựa bao gồm sản phẩm
đóng chai, đồ gia dụng, vật liệu xây dựng, thiết bị điện và điện tử, linh kiện xe máy, ô
tô và các linh kiện phục vụ cho ngành viễn thông và giao thông vận tải.
Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nhựa của Việt Nam trong sáu tháng đầu năm
2015 là 975,5 triệu USD, chiếm khoảng 18,7% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nƣớc và
tăng 34,5% so với cùng kì năm 2014. Trong các thị trƣờng xuất khẩu nhựa nhiều nhất
của Việt Nam là Nhật Bản (27,78%), Hoa Kì (18,565%), Đức (8,9%) và Hà Lan

(7,2%).
Hiện tại sản phẩm của công ty có mặt trên thị trƣờng cả nƣớc, tuy nhiên với năng
lực còn hạn chế nên thị phần của công ty chỉ chiếm một phần nhỏ của thị trƣờng, các
sản phẩm của công ty chủ yếu đƣợc phân phối ở Miền Trung với tỷ lệ 53,8%, Miền
Bắc 45% và thị trƣờng Miền Nam 1,2%.
Trong những năm gần đây công ty không ngừng tìm kiếm thị trƣờng tiêu thụ sản
phẩm nhựa mà còn tìm hiểu mối quan tâm của khách hàng để đáp ứng nhu cầu của
khách hàng. Có mặt trên thị trƣờng trong nƣớc và ngoài nƣớc đáp ứng đƣợc yêu cầu
của thị trƣờng, đƣợc đánh giá cao về mẫu mã cũng nhƣ chất lƣợng chính vì vậy công
ty đƣợc bình chọn là hàng việt nam chất lƣợng cao trong nhiều năm liền.
Nằm trong địa bàn thành phố Đà Nẵng là một trong những thành phố có tốt độ
các công trình, công ty, nhà hàng, khu đô thị, nhà ở,.. có tốc độ phát triển cao, thị
trƣờng tiêu thụ các sản phẩm nhựa có tiềm năng phát triển rất lớn. Nắm bắt đƣợc xu
thế của thị trƣờng công ty đã khai thác triệt để các lợi thế về thƣơng hiệu, ƣu điểm của
sản phẩm để từng bƣớc khẳng định vị thế của công ty trên thị trƣờng. Thị trƣờng trọng
17


×