VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
RÍAH NHÔ
HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG TRONG GIẢM NGHÈO
ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ THỰC TIỄN
XÃ CH’ƠM, HUYỆN TÂY GIANG,
TỈNH QUẢNG NAM
Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số: 876 0101LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI
NGƯỜI
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. PHẠM HỮU NGHỊ
HÀ NỘI, 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan tất cả những số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài luận
văn Thạc sĩ Công tác xã hội về “Hoạt động phát triển cộng đồng trong giảm nghèo
đối với người dân tộc thiểu số từ thực tiễn xã Ch’ơm, huyện Tây Giang, tỉnh
Quảng Nam’’ là hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với bất kỳ đề tài nào
trong cùng lĩnh vực nghiên cứu.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về cam đoan này.
Tác giả luận văn
Ríah Nhô
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG PHÁT
TRIỂN CỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG
GIẢM NGHÈO..........................................................................................................9
1.1. Người dân tộc thiểu số: Khái niệm, đặc điểm và nhu cầu ........................9
1.2. Khái niệm giảm nghèo và giảm nghèo đối với người dân tộc thiểu số ..15
1.3. Lý luận về hoạt động phát triển cộng đồng đối với người dân tộc thiểu số
trong giảm nghèo .......................................................................................................17
1.4. Vai trò của thể chế về phát triển cộng đồng trong giảm nghèo đối với
người dân tộc thiểu số ...............................................................................................27
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển cộng đồng đối với người
dân tộc thiểu số trong giảm nghèo ............................................................................29
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN CỘNG
ĐỒNG TRONG GIẢM NGHÈO ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ
TẠI XÃ CH'ƠM, HUYỆN TÂY GIANG, TỈNH QUẢNG NAM .......................36
2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu .............................................................36
2.2. Thực trạng hoạt động phát triển cộng đồng đối với người dân tộc thiểu
số trong giảm nghèo tại xã Ch'ơm, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam ..................37
2.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển cộng đồng đối
với người dân tộc thiểu số trong giảm nghèo tại xã Ch'ơm, huyện Tây Giang, tỉnh
Quảng Nam ...............................................................................................................49
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG TRONG GIẢM NGHÈOĐỐI
VỚINGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI XÃ CH'ƠM, HUYỆN TÂY GIANG,
TỈNH QUẢNG NAM ..............................................................................................56
3.1. Định hướng nâng cao hiệu quả hoạt động phát triển cộng đồng trong
giảm nghèo đối với người dân tộc thiểu số ...............................................................56
3.2. Các biện pháp nâng cao hiệu quả các hoạt động phát triển cộng đồng
trong giảm nghèo đối với dân tộc thiểu số tại xã Ch’ơm, huyện Tây Giang, tỉnh
Quảng Nam ...............................................................................................................60
KẾT LUẬN ...................................................................................................68
DANH MỤCTÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................70
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BHYT
Bảo hiểm y tế
CĐ
Cộng đồng
CTXH
Công tác xã hội
DTTS
Dân tộc thiểu số
HS
Học sinh
KHHGĐ
Kế hoạch hóa ga đình
MTQG
Mục tiêu quốc gia
NN&PTNT
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NQ
Nghị quyết
PTCĐ
Phát triển cộng đồng
PVS
Phỏng vấn sâu
QĐ
Quyết định
TCCN
Trung cấp chuyên nghiệp
UBND
Ủy ban nhân dân xã
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1. Kết quả cấp thẻ BHYT khám chữa bệnh tại xã Ch’ơm giai đoạn
2012-2016..................................................................................................................43
Bảng 2.2.Kết quả giảm học phí cho học sinh nghò tại xã Ch’ơm giai đoạn
2012-2016..................................................................................................................44
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh hiện nay, thế giới đang đổi thay mạnh mẽ, xu thế hội nhập và
toàn cầu hóa là một xu thế tất yếu không thể đảo ngược. Trong bối cảnh đó, nhiều
nước, nhiều quốc gia, dân tộc đang có nhiều cơ hội đổi thay và phát triển, có nhiều
điều kiện để xây dựng một xã hội có nền kinh tế tăng trưởng cao và nhanh, tuy
nhiên cũng rất nhiều quốc gia, dân tộc đang gặp phải thách thức to lớn như bất ổn
xã hội, thất nghiệp và đói nghèo, đòi hỏi các quốc gia phải quan tâm hàng đầu đến
phát triển một xã hội công bằng, dân chủ và tiến bộ. Do đó, xóa đói, giảm nghèo là
chiến lược quan trọng của nhiều quốc gia.
Ở Việt Nam, vấn đề giảm nghèo đã được đặt ra ngay từ khi xuất hiện xu
hướng phân hóa giàu nghèo trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế. Chính phủ Việt
Nam đã có Chương trình quốc gia với quy mô lớn về xóa đói, giảm nghèo và đã đạt
nhiều thành tựu quan trọng trong công tác xóa đói, giảm nghèo, bước đầu đã được
rút ra được một số bài học kinh nghiệm bổ ích trong hoạch định chính sách và chỉ
đạo thực tiễn. Đại hội lần thứ XI của Đảng đã đề ra định hướng cơ bản: “Nâng cao
thu nhập và chất lượng cuộc sống của nhân dân. Tạo cơ hội bình đẳng tiếp cận các
nguồn lực phát triển và hưởng thụ các dịch vụ cơ bản, các phúc lợi xã hội. Thực
hiện có hiệu quả hơn chính sách giảm nghèo phù hợp với từng thời kỳ; đa dạng hóa
các nguồn lực và phương thức để đảm bảo giảm nghèo, nhất là tại các huyện nghèo
nhất và các vùng đặc biệt khó khăn’’ [9, tr.125].
Giảm nghèo là một trong những trọng tâm của Chiến lược phát triển kinh tếxã hội giai đoạn 2011-2020 nhằm cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống
của người nghèo, trước hết ở khu vực miền núi, vùng đồng bào DTTS; tạo sự
chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo; thu hẹp khoảng cách chênh lệch
giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư. Trong
những năm vừa qua công tác xóa đói giảm nghèo ở nước ta đã đạt được những
thành tựu, tỷ lệ hộ nghèo từ 59% năm 1993 (theo chuẩn nghèo cũ) xuống còn 8,2%
năm 2014 (theo chuẩn nghèo mới giai đoạn 2011-2015). Những thành tựu đạt được
1
đó đã khẳng định sự đúng đắn trong đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước.
Tại tỉnh Quảng Nam, trong những năm qua, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh
đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo mục tiêu giảm nghèo. Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ
đạo các đơn vị, địa phương lồng ghép nguồn lực hỗ trợ hộ nghèo, vùng nghèo, các
huyện nghèo, xã nghèo được hỗ trợ ổn định, cơ sở hạ tầng ngày càng được quan
tâm đầu tư cả về số lượng và chất lượng, tạo điều kiện giảm tỷ lệ hộ nghèo ở các
huyện nghèo cao hơn gấp đôi so với mức giảm hộ nghèo bình quân chung của tỉnh;
đời sống người nghèo được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh đã giảm từ
25,7% cuối năm 2011 xuống còn 10,24% cuối năm 2014 [25].
Ch’ơm là xã thuộc diện khó khăn của huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam,
gồm 8 thôn với 380 hộ, 1.659 khẩu. Trong đó dân tộc Cơ-tu có 1.479 khẩu chiếm
99%(theo thống kê của xã Ch’ơm huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam năm 2016).
Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ của Huyện Ủy, Hội đồng
nhân dân, Ủy ban nhân dân và các ban ngành đoàn thể của huyện nên Ch’ơm đã có
những bước phát triển tốt, đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện nhưng
vẫn là xã nghèo, kém phát triển của huyện tỷ lệ hộ nghèo còn cao; việc áp dụng
khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi còn chậm; sự
tham gia của người dân để cùng giải quyết những vấn đề nghèo đói của cộng đồng
chưa được phát huy. Đời sống của một bộ phận nhân dân các dân tộc thiểu số còn
gặp nhiều khó khăn cần được giải quyết. Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng các
hoạt động PTCĐ và các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng là hết sức cần thiết. Từ đó,
đề xuất các định hướng giải pháp để các hoạt động PTCĐ theo hướng chuyên
nghiệp hơn và khẳng định vai trò của nghề CTXH trong xóa đói giảm nghèo tại xã
Ch’ơm là một việc làm thiết thực vừa có ý nghĩa lý luận cơ bản, vừa là vấn đề cấp
thiết đối với thực tiễn trong giai đoạn hiện nay.
Vậy việc ứng dụng phương pháp hoạt động phát triển cộng đồng trong
giảm nghèo được triển khai thực hiện như thế nào và vai trò của phát triển cộng
đồng trong giảm nghèo đối người đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Ch’ơm, huyện
Tây Giang, tỉnh Quảng Nam thể hiện ra sao. Xuất phát từ những lý do trên, tôi
2
lựa chọn đề tài “Hoạt động phát triển cộng đồng trong giảm nghèo đối với
người dân tộc thiểu số từ thực tiễn xã Ch’ơm, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng
Nam’’ làm luận văn thạc sĩ ngành Công tác xã hội.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu về xóa đói giảm nghèo đã được thực hiện dưới nhiều góc độ
khác nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu về xóa đói giảm nghèo dưới gốc độ công tác xã
hội mới được đề cập trong một số công trình.
Các tác giả Do Hoai Nam, Gre Mills, Dianna Games (2007) với
cuốn“Vietnam and Africa: Comparaive lessons and mutual opportunities” (Việt
Nam và Châu Phi) đã so sánh các bài học kinh nghiệm và cơ hội) đã nghiên cứu về
cơ hội và kinh nghiệm trong phát triển nông nghiệp và an ninh lương thực ở Việt
Nam và Châu Phi, vai trò của tăng trưởng kinh tế trong xóa đói, giảm nghèo cũng
như phân tích về nguồn vốn viện trợ phát triển và sự tận dụng hiệu quả nguồn vốn
viện trợ (ODA) đối với các quốc gia này [4].
Nguyễn Thị Hằng (1997): “Vấn đề xoá đói giảm nghèo ở nông thôn nước ta
hiện nay”[5], Nxb. Chính trị Quốc gia, đã lập luận: Đói nghèo thường gây ra xung
đột chính trị, xung đột giai cấp, dẫn đến bất ổn về xã hội, bất ổn về chính trị. Mỗi dân
tộc tuy có thể khác nhau về khuynh hướng chính trị nhưng đều có một mục tiêu là
làm thế nào để quốc gia mình, dân tộc mình giàu có.Tuy nhiên, nền kinh tế có phát
triển mạnh, tốc độ tăng trưởng hàng năm khá là cao, nhưng đồng thời cũng phải
đương đầu với vấn đề phân hóa giàu nghèo hố ngăn cách giữa bộ phận dân cư giàu
nghèo đang có chiều hướng mở rộng nhất là giữa các vùng có điều kiện thuận lợi so
với những vùng khó khăn, trình độ dân trí thấp như nông thôn, vùng sâu vùng xa.
Tác giả Phan Huy Đường, Đại học Quốc gia Hà Nội trong “Phát triển cộng
đồng: Phương pháp quan trọng của công tác xã hội trong xóa đói giảm nghèo”đã
nêu khái quát vai trò của phát triển cộng đồng trong xóa đói giảm nghèo ở nước ta;
các nguyên tắc cơ bản của phát triển cộng đồng; các phương thức của phát triển,
trong đó nhấn mạnh phương thức tăng cường năng lực của cộng đồng thông qua
tăng cường năng lực cho người dân tham gia nhận diện vấn đề của người nghèo; lập
3
kế hoạch; huy động nguồn lực cộng đồng [3].
Nghiên cứu “Phát triển cộng đồng đối với người dân tộc Dao trong xóa đói
giảm nghèo từ thực tiễn xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu” của tác giả
Nguyễn Thị Hồng Nga (2016)[6] làm rõ thêm thực trạng nghèo và các vấn đề chung
trong thực hiện giảm nghèo, cũng như hạn chế trong thực hiện phát triển cộng đồng
đối với hộ nghèo. Tác giả cũng đã đưa ra một số giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả
hơn mục tiêu giảm nghèo tại cộng đồng, từ đó giúp người nghèo tiếp tục khai thác
những thế mạnh sẵn như điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng cũng như các giá trị bản
địa như văn hóa, đặc sản, đặc biệt tác giả đã đưa ra một số các kết nối dịch vụ và
các giải pháp hỗ trợ tín dụng cho người nghèo, các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề,
hỗ trợ việc làm…từ đó giúp người nghèo có thêm điều kiện sản xuất vươn lên thoát
nghèo.
Tác giả Nguyễn Thu Thủy (2016) với nghiên cứu “Phát triển cộng đồng đối
với người dân tộc thiểu số trong giảm nghèo bền vững từ thực tiễn huyện Bình Liêu,
tỉnh Quảng Ninh”[7] đã đưa ra lý luận về người dân tộc thiểu số trong thực hiện
chương trình giảm nghèo bền vững, cũng như trong hoạt động phát triển cộng đồng
đối với người dân tộc thiểu số trong giảm nghèo bền vững, trong đó đã áp dụng một
số lý thuyết vào trong nghiên cứu, các yếu tố ảnh hưởng và cơ sở pháp lý của phát
triển cộng đồng trong giảm nghèo bền vững. Bên cạnh đó đưa ra một số giải pháp
trong các hoạt động phát triển cộng đồng; đó là: tuyên truyền, nâng cao nhận thức;
hỗ trợ sinh kế; hỗ trợ cung cấp dịch vụ xã hội cơ bản (giáo dục, nước sạch và vệ
sinh, nhà ở, y tế, tiếp cận thông tin ....) để nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc
thiểu số trong hoạt động giảm nghèo bền vững.
Tác giả Nguyễn Mạnh Đôn có bài viết trao đổi trên diễn đàn của Liên hiệp
các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (đăng ngày 20/02/2005) “Một số suy nghĩ
về hoạt động phát triển cộng đồng và xóa đói, giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc”,
đã khái quát 06 nguyên nhân và đề xuất các giải pháp, trong đó có các giải pháp chủ
yếu và cần được ưu tiên như: Nâng cao nhận thức và năng lực của người dân và
cộng đồng; chuyển giao công nghệ theo hướng ưu tiên phù hợp đặc thù địa lý và
4
Luận văn đầy đủ ở file:Luận văn Full