Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Nhu cầu tham vấn tâm lý của cha mẹ có con chậm phát triển ngôn ngữ ở hà nội ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (633 KB, 100 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HOÀNG THỊ MAI

NHU CẦU THAM VẤN TÂM LÝ CỦA CHA MẸ CÓ CON
CHẬM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Ở HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

HÀ NỘI - 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HOÀNG THỊ MAI

NHU CẦU THAM VẤN TÂM LÝ CỦA CHA MẸ CÓ CON
CHẬM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Ở HÀ NỘI
Chuyên ngành: Tâm lý học
Mã số: 8 31 04 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐỖ VĂN ĐOẠT

HÀ NỘI - 2018




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập
của tôi. Các tài liệu, tư liệu được sử dụng trong luận văn của tôi có nguồn dẫn rõ
ràng, các kết quả nghiên cứu là quá trình lao động trung thực của tôi.
Tác giả luận văn

Hoàng Thị Mai


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô trong Khoa Tâm lý Học Viện Khoa Học Xã Hội, đã được quan tâm giúp đỡ, tạo điểu kiện thuận lợi cho
tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo, T.S. Nguyễn Văn Đoạt - người
đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành
luận văn.
Tôi cũng xin cám ơn tới các chuyên viên tâm lý, các giáo viên tại Trung tâm
Nghiên cứu và Hỗ trợ tâm lý giáo dục An Phước - Tây Hồ -Hà Nội, đã không
ngừng nỗ lực, nhiệt tình giúp đỡ tôi, đồng hành cùng tôi trong suốt quá trình nghiên
cứu và hoàn thành luận văn.
Đồng thời tôi cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc tới phụ huynh đã tạo điều kiện,
cộng tác, giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn.
Dù đã cố gắng thật nhiều, song do điều kiện và năng lực của bản thân còn
hạn chế nên luận văn chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong được sự
nhận xét, góp ý chân thành của các nhà khoa học, các quý thầy cô.
Trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 3 năm 2018
Học viên


Hoàng Thị Mai


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHU CẦU THAM VẤN TÂM LÝ CỦA
CHA MẸ CÓ CON CHẬM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ ...................................12
1.1. Nhu cầu tham vấn tâm lí ....................................................................................12
1.2. Cha mẹ có con chậm phát triển ngôn ngữ ............................................................20
1.3. Nhu cầu tham vấn tâm lý của cha mẹ có con chậm phát triển ngôn ngữ .................23
1.4. Các yếu tố tác động đến nhu cầu tham vấn tâm lý của cha mẹ có con chậm phát
triển ngôn ngữ ...........................................................................................................32
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................37
2.1. Khách thể và địa bàn nghiên cứu ......................................................................37
2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................38
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG NHU CẦU THAM
VẤN TÂM LÝ CỦA CHA MẸ CÓ CON CHẬM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Ở HÀ NỘI ................................................................................................................44
3.1. Thực trạng khó khăn tâm lý của cha mẹ có con chậm phát triển ngôn ngữ ......44
3.2.Thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lý của cha mẹ có con chậm phát triển ngôn
ngữ ở Hà Nội .............................................................................................................46
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tham vấn tâm lý của cha mẹ có con chậm
phát triển ngôn ngữ ở Hà Nội....................................................................................62
3.4. Phân tích trường hợp điển hình về nhu cầu tham vấn tâm lý của cha mẹ có con
chậm phát triển ngôn ngữ ở Hà Nội ..........................................................................65
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................82


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


STT

Viết đầy đủ

Viết tắt

1

CPTNN

Chậm phát triển ngôn ngữ

2

ĐLC

Độ lệch chuẩn

3

ĐTB

Điểm trung bình

4

NCTV

Nhu cầu tham vấn


5

NCTVTL

Nhu cầu tham vấn tâm lý

6

NTV

Nhà tham vấn

7

TC

Thân chủ


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Khó khăn của các bậc cha mẹ khi có con chậm phát triển ngôn ngữ .......44
Bảng 3.2. Đánh giá chung về nhu cầu tham vấn tâm lý của cha mẹ có con chậm phát
triển ngôn ngữ ở Hà Nội biểu hiện qua những mong muốn về nội dung tham vấn..46
Bảng 3.3. Đánh giá chung của giáo viên về nhu cầu tham vấn tâm lý của cha mẹ có
con chậm phát triển ngôn ngữ ở Hà Nội biểu hiện qua những mong muốn về nội
dung tham vấn ...........................................................................................................47
Bảng 3.4: Những mong muốn nhận được sự trợ giúp của các nhà tham vấn khi cha
mẹ gặp khó khăn trong giao tiếp với trẻ ...................................................................48
Bảng 3.5: So sánh giữa cha mẹ và giáo viên về những mong muốn nhận được sự

trợ giúp của các nhà tham vấn khi cha mẹ gặp khó khăn trong giao tiếp với trẻ......50
Bảng 3.6: Những mong muốn nhận được sự trợ giúp của các nhà tham vấn khi cha
mẹ gặp khó khăn trong nuôi dạy con ........................................................................51
Bảng 3.7: So sánh giữa cha mẹ và giáo viên về những mong muốn nhận được sự
trợ giúp của các nhà tham vấn khi cha mẹ gặp khó khăn trong nuôi dạy trẻ. ...........52
Bảng 3.8: Những mong muốn nhận được sự trợ giúp của các nhà tham vấn khi cha
mẹ gặp khó khăn khi giúp trẻ thiết lập các mối quan hệ ...........................................53
Bảng 3.9: Đánh giá của giáo viên về những mong muốn nhận được sự trợ giúp của
các nhà tham vấn khi cha mẹ gặp khó khăn trong việc giúp trẻ thiết lập các mối
quan hệ ......................................................................................................................54
Bảng 3.10: Những mong muốn nhận được sự trợ giúp của các nhà tham vấn khi cha
mẹ gặp khó khăn trong lựa chọn phương pháp .........................................................55
Bảng 3.11: Đánh giá của giáo viên về những mong muốn nhận được sự trợ giúp tâm
lý khi cha mẹ gặp khó khăn trong việc lựa chọn phương pháp ................................58
Bảng 3.12: Mong muốn được trợ giúp về hình thức tham vấn .................................59
Bảng 3.13: Mong muốn được trợ giúp của các nhà tham vấn về hình thức tham vấn
trực tiếp .....................................................................................................................60
Bảng 3.14. Các yếu tố ảnh hưởng tới NCTVTL của cha mẹ có con CPTNN ở Hà
Nội .............................................................................................................................62
Bảng 3.15. Đánh giá của giáo viên về các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu tham vấn
tâm lý của cha mẹ có con chậm phát triển ngôn ngữ ở Hà Nội ................................64
Bảng 3.16: Kế hoạch Can thiệp cho bé G.M của con anh T.A .................................69
Bảng 3.17: Kế hoạch Can thiệp cho bé Đ.A con của chị M.P ..................................75


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, sự hội nhập là một điều thiết yếu của cuộc sống. Việt Nam cũng
đã có sự hội nhập rất nhiều với bạn bè năm châu bằng việc mở cửa về mọi mặt.
Cuộc sống của người Việt dần dần được nâng cao hơn nhờ sự hội nhập này. Khi con

người đã thỏa mãn nhu cầu vật chất của bản thân thì đó cũng là lúc họ nhận ra mình
còn cần được chăm sóc về mặt tinh thần. Bởi hội nhập không chỉ mang lại những
lợi ích mà còn mang đến những tác động tiêu cực và vô cũng mạnh mẽ đến tầng lớp
trẻ hiện nay. Đã có rât nhiều công trình nghiên cứu trong nước chỉ ra một điều rằng
các bậc cha mẹ hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc nuôi dạy trẻ, đặc
biệt là trẻ chậm phát triển. Trước những khó khăn đó, họ muốn bộc lộ nhu cầu tham
vấn tâm lý. Tham vấn tâm lý là một hoạt động nhằm hộ trợ cho con người về tâm
lý, thể chất quan hệ, giao tiếp, … Trong sự phát triển của xã hội, tham vấn được du
nhập về Việt Nam như một nghề chuyên nghiệp để hộ trợ tâm lý cho con người
trước những khó khăn tâm lý như vậy.
Hiện tượng trẻ chậm phát triển ngôn ngữ ngày càng gia tăng, nó là một dạng
rối loạn phát triển tồn tại ở một số lượng khá lớn trẻ em. Vậy đối với các gia đình có
con chậm phát triển ngôn ngữ phải đối mặt với những điều gì và cách nuôi dạy trẻ ra
sao? Điều này đang là một câu hỏi lớn được đặt ra cho toàn xã hội.
Tuy xã hội rất phát triển, song ở phương Đông, đặc biệt là quốc gia Á Đông
như Việt Nam thì sự thừa nhận một chứng tâm lý là rất khó, hơn nữa đây lại là
chứng liên quan đến trẻ nhỏ. Do vậy hoạt động tham vấn cho cha mẹ có con chậm
phát triển ngôn ngữ lại càng mới mẻ, ít được quan tâm đúng mức. Cán bộ chuyên
sâu về tham vấn cho cha mẹ có con chậm phát triển ngôn ngữ lại càng ít. Tuy vậy
trong những năm gần đây, do nhu cầu được tham vấn tâm lý ngày càng cao nên
cũng đã có một số cơ sở tiến hành đào tạo và tham vấn các vấn đề liên quan đến
cách chăm sóc và nuôi dạy trẻ chậm phát triển ngôn ngữ. Tuy nhiên chỉ ở mức là tự
phát, nhỏ lẻ, do các cá nhân hoặc các tổ chức phi chính phủ tài trợ.
Trong thực tế, sự phát triển ngôn ngữ của trẻ không diễn ra một cách suôn sẻ.
Trong nhiều trường hợp, sự phát triển tâm lý không diễn ra theo quy luật chung,
hoặc gặp một số khó khăn, trở ngại trong quá trình phát triển, có thể gây ra chứng
1


chậm ngôn ngữ. Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bình

thường của ngôn ngữ, năng lực giao tiếp ở trẻ, mà còn có ảnh hưởng lớn tới sự phát
triển của các chức năng tâm lý khác.
Phần lớn trẻ chậm phát triển ngôn ngữ đều gặp khó khăn trong việc giao tiếp
với người khác và bày tỏ cảm xúc của mình. Nhiều cha mẹ cảm thấy không chấp
nhận được khi con mình học và chơi cùng với các trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, các
bạn học cùng đôi khi trêu và không chơi cùng. Điều này khiến cho gia đình có con
chậm phát triển ngôn ngữ cảm thấy áp lực và kì thị. Vì vậy mà cũng gây ra nhiều áp
lực lớn cho việc tuyên truyền nâng cao nhận thức về chậm phát triển ngôn ngữ.
Xuất phát từ những lý do trên, việc nghiên cứu đề tài: “ Nhu cầu tham vấn
tâm lý của cha mẹ có con chậm phát triển ngôn ngữ ở Hà Nội”, là việc làm cần
thiết, không những có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa thiết thực, giúp cha
mẹ, người thân có thể thích nghi và khắc phục được những trở ngại tâm lý để chăm
sóc và nuôi dạy trẻ chậm phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất, giúp trẻ chậm phát
triển ngôn ngữ có thể hòa nhập vào cuộc sống thường ngày.
2. Tình hình nghiên cứu vấn đề
2.1. Tình hình nghiên cứu nước ngoài
2.1.1. Các nghiên cứu về nhu cầu
Nhu cầu là những đòi hỏi tất yếu hợp quy luật, đảm bảo cho sự tồn tại và
phát triển của của cơ thể. Khi bàn đến nhu cầu, các triết đã viết như sau: bản thân
nhu cầu đầu tiên được thỏa mãn, hành động thỏa mãn và công cụ đã đạt được để
thỏa mãn nhu cầu ấy lại đưa tới những nhu cầu mới, vừa nảy sinh ra những nhu cầu
mới này là sự việc lịch sử đầu tiên [11].
Cuối thể kỷ XIX, S.Freud đã đưa ra vấn đề nhu cầu vào lý thuyết bản năng
của con người. Theo Freud, lực vận động hành vi con người đều hướng tới việc
mong muốn những nhu cầu cơ thể [ Dẫn theo 26].
Vào những năm của thế kỷ XX đã xuất hiện một loạt các nghiên cứu về nhu
cầu con người. Chẳng hạn như lý thuyết động cơ hệ của K.Lewin cho rằng, những
nhân tố thực của hoạt động tâm lý của con người không chỉ xuất phát từ nhu cầu cơ
thể mà còn xuất phát từ nhu cầu xã hội [ Dẫn theo 26].
Đến nửa cuối thế kỷ XX có rất nhiều quan niệm khác nhau về nhu cầu của

con người được bổ sung và được trình bày trong các công trình nghiên cứu của

2


Mc.Clelland, Carl Rogers, Rom Harre... Các tác giả này đều nhấn mạnh đến tầm
quan trọng của nhu cầu xã hội và khẳng định đây chính là tác nhân tích cực cho sự
phát triển cá nhân [ Dẫn theo 22].
Dựa trên quan điểm triết học Mác - Lênin, X.L.Rubinstein cho rằng, con
người có nhu cầu sinh vật nhưng bản chất con người là tổng thể hòa các mối quan
hệ xã hội, vì vậy cần xét đồng thời các vấn đề cơ bản của con người với nhân cách.
Ông nhấn mạnh sự cần thiết của con người về một “cái gì đó” nằm ngoài cơ thể.
“Cái gì đó” chính là đối tượng của nhu cầu, có khả năng đem lại sự thỏa mãn nhu
cầu thông qua sự hoạt động của chủ thể. Theo ông nhu cầu là một thành tố động cơ,
chính là hạt nhân cách cho nên nhu cầu xác định những biểu hiện khác nhau của
nhân cách, đó là xúc cảm, tình cảm, ý chí, hứng thú niềm tin. Từ quan niệm trên ta
thấy rằng, nhu cầu của con người vừa mang tính tích cực, vừa mang tính chủ động.
Cụ thể: nhu cầu là sự đòi hỏi cần được thỏa mãn ở chủ thể hay không thỏa mãn lại
phụ thuộc vào hệ thống các đối tượng trong điều kiện cụ thể ( tính thụ động của nhu
cầu); mặt khác nhu cầu sẽ thúc đẩy chủ thể tích cực tìm kiếm đối tượng, phương
thức, phương tiện để thỏa mãn nhu cầu – nhu cầu thúc đẩy hoạt động, kích thích
hoạt động ( tính tích cực của nhu cầu). Chính từ hai mặt này mà ta thấy được sự
hình thành và phát triển của nhu cầu. Đó là sự vận động bên trong của nhu cầu theo
giai đoạn, cấp độ nhất định [ 17, tr. 588] .
Khi đề cập tới A.N. Leonchiev đã xác định hai cấp độ của nó: là trạng thái
tâm lý bên trong, là điều kiện bắt buộc của hoạt động, nó thể hiện trạng thái thiếu
thốn của cơ thể, nhưng do chưa có đối tượng để thả mãn nên ở cấp độ này nhu cầu
chỉ mang tính phát động sức mạnh của các chức năng tâm lý và tạo ra sự kích thích
chung. Kết quả dẫn đến các hành vi tìm tòi vô hướng. Cấp độ thứ hai, cao hơn, nhu
cầu gặp gỡ đối tượng, ở cấp độ nhu cầu có khả năng kích thích, hướng dẫn và điều

chỉnh hoạt động theo một hướng rõ ràng: hướng đến các đối tượng thỏa mãn nhu
cầu. Như vậy, nhu cầu theo đúng nghĩa tâm lý học (ở cấp độ tâm lý) phải gắn liền
với đối tượng của nó. Nói cách khác nhu cầu phải được “ vật hóa”, “ đối tượng hóa”
vào trong thực thể khách quan, ở bên ngoài chủ thể, hướng dẫn và kích thích chủ
thể về phía đó. Sự phát triển của nhu cầu là sự phát triển nội dung của đối tượng
[17, tr. 589].
2.1.2. Các nghiên cứu về tham vấn tâm lý

3


Tham vấn tâm lý nó gắn liền với hướng nghiệp, nghề tham vấn thực ra xuất
hiện từ những buổi bình minh của nhân loại, song phải đến tận thế kỷ 19, hoạt động
tham vấn mấy được nhem nhóm coi như là một hoạt động chuyên môn một cách
chuyên nghiệp và bắt đầu được nhân rộng ra nhiều nước và vùng lãnh thổ.
Thực ra khởi nguồn của tham vấn là tham vấn hướng nghiệp. Nhờ tham vấn
hướng hướng nghiệp mà nghề tham vấn mới nhanh chóng lan sang được các lĩnh
vực khác và được xã hội thừa nhận.
Chủ yếu vào những năm cuối thế kỷ 19, có một tiền đề quan trọng khi xã hội
phải nhìn tham vấn như một nghề nghiệp quan trọng là do có cách tiếp cận rất nhân
đạo trong giáo dục cũng như cách tiếp cận cho những người tâm thần.Tiền đề quan
trọng nhất, người đặt nền móng chính xác cho nghề tham vấn nói chung là Frank
Parsons. Ông đã là cha đẻ của ngành tham vấn hướng nghiệp cũng như rất nhiều
nghiên cứu về tham vấn sau này.
P.K. Onner cho rằng tham vấn là một quá trình, vì nó đòi hỏi các nhà tham vấn
phải dành thời gian nhất định và sử dụng các kỹ năng một cách thuần thục để giúp đỡ
các đối tượng / thân chủ tìm hiểu, xác định vấn đề và triển khai các giải pháp trong điều
kiện cho phép. Ông cho rằng tham vấn là một khoa học thực hành nhằm giúp cho con
người ta vượt qua được những khó khăn của mình, giúp họ có khả năng hoạt động độc
lập trong xã hội, bằng chính kỹ năng sống và năng lực của mình [3, tr.18].

Richard Nelsson (1997) cũng cho rằng mục tiêu của tham vấn là hướng tới
thay đổi cách thức cảm nhận, suy nghĩ và hành động của con người để giúp họ tạo
nên một cuộc sống tốt đẹp hơn, do vậy theo ông, tham vấn là một quá trình can
thiệp giải quyết vấn đề với các mối quan hệ, một quá trình tương tác đặc biệt, giữa
người làm và thân chủ. Ông cho rằng tham vấn có thể được sử dụng ở những cấp độ
khác nhau. Nó có thể là dạng hoạt động mang tính chuyên sâu của các nhà tâm lý
học, cán sự xã hội. nhưng nó có thể là một phần của giáo viên, ý tá hay điều dưỡng,
các nhà tình nguyện viên [3, tr. 19].
Tham vấn với sự ứng dụng rộng rãi trong xã hội. nghề tham vấn được coi
như một nghề chuyên nghiệp với môi trường làm việc là ở các trường giáo dưỡng,
các trường dạy nghề, các trại giam, các bệnh viện, trường học…
Với một số nước phát triển như Thụy Điển, Mỹ, Canada….thì muốn làm
tham vấn cán bộ tham vấn cần phải có bằng thạc sĩ tham vấn độc lập ở các nước

4


phát triển như vậy đều có một hội đồng quốc gia với các quy định chặt chẽ để có thể
cấp bằng hành nghề [Dẫn theo 27, tr.25 - 49].
2.1.3. Các nghiên cứu về trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
Đối với trẻ em, việc phát triển ngôn ngữ đóng vai trò hết sức quan trọng, cần
được quan tâm sớm. Ngôn ngữ không chỉ giúp trẻ giao tiếp với mọi người xung
quanh, tích lũy kiến thức, phát triển tư duy, làm phong phú đời sống tinh thần của
trẻ mà còn là phương tiện điều khiển, điều chỉnh hành vi, giúp trẻ lĩnh hội các giá
trị, chuẩn mực đạo đức.
Sự phát triển ngôn ngữ nói ở trẻ em là một trong những tiến trình phức tạp.
Một số nhà nghiên cứu như Mowrer (1960) cho rằng, “tiếng bập bẹ của trẻ chứa
đựng những âm thanh có trong hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới và việc hình
thành lời nói là một quá trình chọn lọc, loại bỏ những âm thanh không có nghĩa và
giữ lại những âm thanh có nghĩa trong tiếng mẹ đẻ của trẻ” [Dẫn theo 31, tr.5-8].

Có một số quan điểm về sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ em:
- Lý thuyết hành vi: O.P. Skinner trong tác phẩm Hành vi bằng lời cho rằng:
Ngôn ngữ của trẻ cũng như mọi hành vi khác được hình thành do thao tác quyết
định và sự “bắt chước” là rất quan trọng. Những thao tác về ngôn ngữ cùng với sự
giúp đỡ của người lớn sẽ giúp trẻ nhanh chóng trưởng thành về ngôn ngữ [Dẫn
Theo 25, tr.26].
- Lý thuyết tự nhiên: Noam Chomxky cho rằng, trẻ em đóng vai trò nhân tố
chính trong sự phát triển nhân ngôn ngữ của chính mình. Đây là thành tựu chỉ có ở
con người, con người có cơ quan sản sinh ngôn ngữ trong não bộ, chỉ cần có sự tác
động thêm từ bên ngoài là ngôn ngữ có cơ hội xuất hiện [Dẫn theo 25, tr. 27].
- Lý thuyết phát triển của ngôn ngữ dựa trên nhận thức của Piaget cho rằng,
ngôn ngữ không quan trọng lắm đối với sự phát triển của tư duy. Theo ông tư duy
phát triển được là nhờ trẻ hành động với các vật thể vật chất, phát hiện ra những
thiếu sót trong tư duy hiện có, luyện tập để sáng tạo ra phương thức tư duy phù hợp
với hiện thực. Ông cũng cho rằng mọi trẻ em đều trải qua quá trình phát triển như
nhau nhưng lại với tốc độ khác nhau, vì vậy giáo viên phải nỗ lực tổ chức hoạt động
cho từng trẻ, hoặc nhóm chứ không phải theo cả lớp [Dẫn theo 25,tr. 28 ].
- Lý thuyết về vùng phát triển gần Vugotxki đề cập đến một loại bài tập mà
trẻ không thể giải quyết được nếu không có sự giúp đỡ của người lớn hay bạn bè
5


Luận văn đầy đủ ở file:Luận văn Full















×