Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 67 trang )

Quản lí môi trường đô thị & công nghiệp
TS. Lê Việt Thắng
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................................... i
DANH MỤC HÌNH ẢNH ................................................................................................ iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................... v
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT .............................................. vi
Chương 1 ............................................................................................................................ 1
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1
Chương 2 ............................................................................................................................ 3
TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP ...................... 3
2.1. Giới thiệu sơ lược về đô thị, khu công nghiệp ...................................................... 3
2.1.1. Khái niệm, vai trò của đô thị và khu công nghiệp .......................................... 3
2.1.1.1. Khái niệm, vai trò của đô thị ........................................................................... 3
2.1.1.2. Khái niệm, vai trò của khu công nghiệp .......................................................... 4
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của đô thị và khu công nghiệp ................... 8
2.1.2.1. Lịch sử phát triển của các đô thị ..................................................................... 8
2.1.2.2. Lịch sử phát triển của các khu công nghiệp tại Việt Nam ............................... 9
2.2. Công nghiệp hóa – Đô thị hóa và sự hình thành của công tác quản lý môi
trường ............................................................................................................................ 11
2.2.1. Các vấn đề môi trường phát sinh từ Công nghiệp hóa – Đô thị hóa. ........... 11
2.2.2. Công tác Quản lý môi trường (QLMT) ........................................................... 13
2.2.2.1. Định nghĩa QLMT .......................................................................................... 13
2.2.2.2. Sự xuất hiện của công tác quản lý môi trường .............................................. 13
Chương 3 .......................................................................................................................... 15
PHƯƠNG CÁCH, KINH NGHIỆM VÀ MÔ HÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐÔ
THỊ, KHU CÔNG NGHIỆP ........................................................................................... 15
3.1. Phương cách quản lý môi trường Đô thị và Khu công nghiệp ......................... 15
3.1.1. Phương cách sử dụng công cụ pháp lý........................................................... 15


3.1.2. Phương cách sử dụng công cụ kinh tế ........................................................... 17
3.1.3. Phương cách quản lý hỗn hợp mmoi trường đô thị ....................................... 19
3.2. Quản lý môi trường đô thị .................................................................................... 20
i


Quản lí môi trường đô thị & công nghiệp
TS. Lê Việt Thắng
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

3.2.1. Một số bài học về kinh nghiệm, mô hình quản lý đô thị trên thế giới. ........ 20
3.2.1.1. Thái Lan ......................................................................................................... 20
3.2.1.2. Trung Quốc .................................................................................................... 22
3.2.1.3. Singapore ....................................................................................................... 24
3.2.1.4. Nhật Bản ........................................................................................................ 26
3.2.1.5. Úc ................................................................................................................... 29
3.2.1.6. Pháp ............................................................................................................... 30
3.2.2. Kinh nghiệm QLMT đô thị của Việt Nam ...................................................... 31
3.3. Quản lý môi trường khu công nghiệp ................................................................ 33
3.3.1. Xu thế chung trong quản lý môi trường khu công nghiệp ............................ 33
3.3.2. Kinh nghiệm và mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp bền vững của
một số nước ................................................................................................................ 34
3.3.2.1. Trung quốc ..................................................................................................... 34
3.2.2.2. Nhật bản ......................................................................................................... 35
3.2.2.3. Mỹ .................................................................................................................. 36
3.2.2.4. Các nước Châu Âu ......................................................................................... 37
3.3.3. Kinh nghiệm xây dựng và phát triển hệ thống QLMT khu công nghiệp bền
vững ở nước ta ........................................................................................................... 39
3.3.3.1. Các biện pháp quản lý đã được thực hiện ..................................................... 39
3.3.3.2. Hạn chế .......................................................................................................... 40

3.4. So sánh hiệu quả, ưu nhược điểm của một số mô hình QLMT đô thị và Khu
công nghiệp ................................................................................................................... 42
3.4.1. Singapore.......................................................................................................... 42
3.4.2. Trung Quốc ...................................................................................................... 43
3.4.3. Nhật Bản .......................................................................................................... 45
3.4.4. Việt Nam ........................................................................................................... 46
3.4.5. Tổng kết ............................................................................................................ 47
3.5. Những hạn chế, khó khăn trong quá trình thực hiện QLMT đô thị và KCN . 47
3.5.1. Trong quản lý môi trường đô thị ..................................................................... 47
3.5.2. Trong quản lý môi trường KCN ...................................................................... 49
Chương 4 .......................................................................................................................... 52
ii


Quản lí môi trường đô thị & công nghiệp
TS. Lê Việt Thắng
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP CẢI THIỆN, ĐỔI MỚI NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ VÀ KCN .................................................. 52
4.1. Trong quản lý môi trường đô thị ......................................................................... 52
4.2. Trong quản lý môi trường KCN .......................................................................... 53
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ .............................................................................................. 56
1. Kết luận ..................................................................................................................... 56
2. Kiến nghị ................................................................................................................... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 58

iii



Quản lí môi trường đô thị & công nghiệp
TS. Lê Việt Thắng
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hin
̀ h 2.1: Triển vọng đô thị hóa thế giới theo Liên Hợp Quốc, 2004. .................. 122
Hình 3.1: Đô thị hóa ở Singapore ............................................................................. 255
Hình 3.2 : Hệ thống cung cấp năng lượng mặt trời tại Fujisawa. ........................... 28
Hình 3.3: Khu sinh thái Clichy-Batignolles ............................................................... 31
Hình 3.4: KCN Kalundborg, Đan Mạch .................................................................... 39

iv


Quản lí môi trường đô thị & công nghiệp
TS. Lê Việt Thắng
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. So sánh ưu nhược điểm mô hình quản lí đô thị và KCN của Singapore
...................................................................................................................................... 433
Bảng 3.2. So sánh ưu nhược điểm mô hình quản lí đô thị và KCN của Trung Quốc
...................................................................................................................................... 433
Bảng 3.3. So sánh ưu nhược điểm mô hình quản lí đô thị và KCN của Nhật Bản
...................................................................................................................................... 455
Bảng 3.4. So sánh ưu nhược điểm mô hình quản lí đô thị và KCN của Việt Nam 46

v



Quản lí môi trường đô thị & công nghiệp
TS. Lê Việt Thắng
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
KCN

: Khu công nhiệp

KCX

: Khu chế xuất

QLMT

: Quản lý môi trường

ĐTM

: Đánh giá tác động môi trường

ĐMC

: Đánh giá môi trường chiến lược

CBM

: Cam kết bảo vệ môi trường


MT

: Môi trường

CEO

: Tổng giám đốc điều hành

EPA

: Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ

NCEID

: Trung tâm phát triển sinh thái công nghiệp quốc gia

DIET

: Designing Industrial Ecosysems Tool

DN

: Doanh nghiệp

HĐBT

: Hội đồng Bộ trưởng

NGO


: Non Governmental Organization– Tổ chức phi chính phủ

vi


Quản lí môi trường đô thị & công nghiệp
TS. Lê Việt Thắng
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Chương 1
MỞ ĐẦU
Trong vài thập kỉ gần đây, đã bùng nổ các nhu cầu khai thác tại nguyên như vũ bão,
nhu cầu sử dụng năng lượng rất lớn và nhiều ngành sản xuất mới ra đời, sản xuất công
nghiệp hàng loạt với quy mô vô cùng to lớn, chúng đã tác động mạnh mẽ tới điều kiện sống
và sinh hoạt của con người và nhiều hệ sinh thái không chỉ trong một phạm vi nhỏ như một
nhà máy, mà cả một cộng đồng to lớn như một đô thị, một vùng và cả một quốc gia hay cả
thế giới. Tài nguyên thiên nhiên bị đe dọa cạn kiệt và bị phá hoại. Môi trường thiên nhiên
bị biến đổi theo chiều hướng xấu, nhất là từ khi con người phát hiện ra những trận mưa
axit, hiện tượng suy giảm tầng ozon, hiện tượng tăng dần nhiệt độ của trái đất và tần suất
thiên tai, mưa, bão, lũ lụt ngày càng tăng, số người chết vì các bệnh hiểm nghèo do ô nhiễm
môi trường gây ra ngày càng lớn v.v… Vấn đề bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhân loại. Không thể có được một xã hội, một nền
kinh tế phát triển lành mạnh, bền vững, trong một thế giới có quá nhiều sự nghèo đói và
suy thoái môi trường.
Công nghiệp là ngành kinh tế đặc biệt quan trọng đối với bất kỳ quốc gia, vùng lãnh
thổ nào. Nó là động lực cho sự phát triển của các ngành kinh tế, là cơ sở của các ngành
dịch vụ, thương mại, là yếu tố trung tâm của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước. Công nghiệp góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo cho các quốc
gia, nâng cao vị thế, hình ảnh của các quốc gia. Tuy nhiên bên cạnh những vai trò to lớn
đó, các khu công nghiệp (KCN) cũng gây ra hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt như tác

động đến đời sống, sức khoẻ, sinh hoạt của dân cư làm ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng
đến phát triển bền vững. Các KCN, các công nghệ tiên tiến ra đời, chiến tranh vì những mỏ
dầu, tài nguyên thiên nhiên, các KCN xuất hiện và khai thác một cách bừa bãi mặc kệ thiên
nhiên có xảy ra điều gì. Quá trình công nghiệp hóa sẽ kéo theo quá trình đô thị hóa, từ đó
kéo theo những hệ lụy về kinh tế, an ninh xã hội và ô nhiễm môi trường. Vậy làm thế nào
để chúng ta có thể giải quyết được một vấn đề mang tính toàn cầu này? Ở mỗi quốc gia sẽ
có những chính sách quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp khác nhau phù hợp với
tình hình phát triển kinh tế xã hội của quốc gia đó. Vì vậy, nhóm năm sẽ tìm hiểu kĩ hơn


Nhóm 5

1


Quản lí môi trường đô thị & công nghiệp
TS. Lê Việt Thắng
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

về chính sách quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp, từ đó khái quát lại: “Những
bài học kinh nghiệm quản lí môi trường đô thị và khu công nghiệp ở các nước trên thế
giới và ở Việt Nam” .


Nhóm 5

2


Quản lí môi trường đô thị & công nghiệp

TS. Lê Việt Thắng
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Chương 2
TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP
2.1. Giới thiệu sơ lược về đô thị, khu công nghiệp
2.1.1. Khái niệm, vai trò của đô thị và khu công nghiệp
2.1.1.1. Khái niệm, vai trò của đô thị
a) Khái niệm về đô thị
✓ Đô thị là một không gian cư trú của cộng đồng người sống tập trung và hoạt động
trong những khu vực kinh tế phi nông nghiệp (Từ điển Bách khoa Việt Nam, NXB Hà Nội,
1995).
✓ Đô thị là nơi tập trung dân cư, chủ yếu lao động phi nông nghiệp, sống và làm việc
theo kiểu thành thị (Giáo trình quy hoạch đô thị, ĐH Kiến trúc, Hà Nội).
✓ Đô thị là điểm tập trung dân cư với mật độ, chủ yếu là lao động nông nghiệp, cơ sơ
sở hạ tầng thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành có vai trò thúc đẩy
sự phát triển kinh tế – xã hội của cả nước, của một vùng trong tỉnh hoặc trong huyện (Thông
tư 31/TTLD, ngày 20/11/1990 của liên Bộ Xây dựng và ban tổ chức cán bộ chính phủ).
Như vậy, đô thị là điểm dân cư tập trung với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi
nông nghiệp, có hạ tầng cơ sở tích hợp, là trung tâm tổng hợp hay chuyên ngành, có vai trò
thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của cả nước, của cả một miền đô thị, của một đô thị,
một huyện hoặc một đô thị trong huyện. [1]
Vai trò của đô thị

b)

Vào bất kì giai đoạn nào trong lịch sử phát triển xã hội, thì các đô thị luôn được coi
là nơi nắm giữ các quyền lực về chính trị, kinh tế quan trọng của xã hội và có sức chi phối
mạnh mẽ, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của vùng và sự phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước. Đóng góp của đô thị về phương diện kinh tế là rất lớn. Các đô thị thường là các

trung tâm và là động lực cho sự phát triển kinh tế của đất nước, của vùng. Các đô thị là nơi
đóng góp phần lớn giá trị GDP, giá trị ngành công nghiệp - dịch vụ, và giá trị tăng trưởng
nền kinh tế. Đặc biệt, trong xu thế toàn cầu hiện nay, trên thế giới đã hình thành các trung
tâm đô thị lớn được mệnh danh là “thành phố toàn cầu” chi phối nền kinh tế thế giới như
New York, Tokyo, London, Paris,… Các thành phố này là nơi tập trung các trung tâm tài


Nhóm 5

3


Quản lí môi trường đô thị & công nghiệp
TS. Lê Việt Thắng
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

chính, các văn phòng luật, các trụ sở quốc tế, các loại hình dịch vụ chuyên môn hóa phục
vụ cho các công ty và các tập đoàn xuyên quốc gia. Các tập đoàn, công ty có các cơ sở sản
xuất công nghiệp và dịch vụ phân bố phân tán trên toàn thế giới nên sự ảnh hưởng của nó
là rất lớn. Vì vậy, có thể coi các thành phố toàn cầu này là trung tâm quyền lực chi phối
nền kinh tế toàn thế giới.
Bên cạnh đó, có những đô thị không quá lớn về kinh tế nhưng lại có khả năng chi
phối và điều khiển đời sống xã hội, đời sống tâm linh của con người, đó là các đô thị có
các trung tâm tôn giáo lớn như Rome, Jerusalem,…
Ở Việt Nam, khu vực đô thị đóng góp tới 70,4% GDP cả nước, 84% GDP trong
ngành công nghiệp – xây dựng, 87% GDP trong ngành dịch vụ và 80% trong ngân sách
Nhà nước. Nước ta nhiều đô thị lớn có vai trò là đầu tầu kinh tế, như thành phố Hồ Chí
Minh, thủ đô Hà Nội …
Trong phạm vi một quốc gia, các cơ quan chính trị quan trọng của đất nước thường
được đặt ở những đô thị lớn của đất nước, đặc biệt là ở thủ đô. Vì vậy, thông thường các

thủ đô là các đô thị quan trọng bậc nhất, chi phối toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị xã hội
của đất nước. Ở Việt Nam, các cơ quan chính trị quan trọng của Nhà nước thường được
đặt ở hai đô thị lớn nhất cả nước là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, các cơ quan chính
trị của tỉnh thường được đặt ở các thành phố và thị xã trực thuộc, các cơ quan chính trị của
huyện thường được đặt ở các thị trấn, …
Với vai trò quan trọng như vậy, thì định hướng phát triển đô thị, không gian đô thị
chiếm vị trí rất quan trọng trong quy hoạch xây dựng đô thị. Nó quyết định hướng đi đúng
đắn của cả quá trình phát triển [2]
2.1.1.2. Khái niệm, vai trò của khu công nghiệp
a) Khái niệm khu công nghiệp
Trên thế giới loại hình KCN đã có một quá trình lịch sử phát triển hơn 100 năm nay
bắt đầu từ những nước công nghiệp phát triển như Anh, Mỹ cho đến những nước có nền
kinh tế công nghiệp mới như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore,…và hiện nay vẫn đang được
các quốc gia học tập và kế thừa kinh nghiệm để tiến hành công nghiệp hóa. Tùy điều kiện
từng nước mà KCN có những nội dung hoạt động kinh tế khác nhau và có những tên gọi


Nhóm 5

4


Quản lí môi trường đô thị & công nghiệp
TS. Lê Việt Thắng
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

khác nhau nhưng chúng đều mang tính chất và đặc trưng của KCN. Hiện nay trên thế giới
có hai mô hình phát triển KCN, cũng từ đó hình thành hai định nghĩa khác nhau về KCN.
Những khái niệm về KCN còn đang gây nhiều tranh luận, chưa có sự thống nhất và còn
những quan niệm khác nhau về KCN.

Định nghĩa 1: Khu công nghiệp là khu vực lãnh thổ rộng lớn, có ranh giới địa lý xác
định, trong đó chủ yếu là phát triển các hoạt động sản xuất công nghiệp và có đan xen với
nhiều hoạt động dịch vụ đa dạng; có dân cư sinh sống trong khu. Ngoài chức năng quản lý
kinh tế, bộ máy quản lý các khu này còn có chức năng quản lý hành chính, quản lý lãnh
thổ. KCN theo quan điểm này về thực chất là khu hành chính – kinh tế đặc biệt như các
công viên công nghiệp ở Đài Loan, Thái Lan và một số nước Tây Âu.
Định nghĩa 2: Khu công nghiệp là khu vực lãnh thổ có giới hạn nhất định, ở đó tập
trung các doanh nghiệp công nghệp và dịch vụ sản xuất công nghiệp, không có dân cư sinh
sống và được tổ chức hoạt động theo cơ chế ưu đãi cao hơn so với các khu vực lãnh thổ
khác Theo quan điểm này, ở một số nước và vùng lãnh thổ như Malaysia, Indonesia,… đã
hình thành nhiều KCN với qui mô khác nhau và đây cũng là loại hình KCN nước ta đang
áp dụng hiện nay.
Ở Việt Nam khái niệm về KCN đã được trình bày tại nhiều văn bản pháp luật như Quy
chế Khu công nghiệp ban hành theo Nghị định số 192-CP ngày 28 tháng 12 năm 1994 của
Chính phủ; Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996; Quy chế Khu công nghiệp, Khu chế xuất,
Khu công nghệ cao ban hành theo Nghị định số 36/CP ngày 24 tháng 2 năm 1997 của
Chính phủ, Luật đầu tư năm 2005.
✓ Định nghĩa ban đầu về KCN được nêu trong Quy chế Khu công nghiệp ban hành
theo Nghị định số 192-CP ngày 28 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ thì “KCN được hiểu
là KCN tập trung do Chính phủ quyết định thành lập, có ranh giới địa lý xác định,
chuyên sản xuất công nghiệp và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp,
không có dân cư sinh sống”.
✓ Nghị định của Chính phủ số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 03 năm 2008 quy định
về KCN, Khu chế xuất (KCX) thì khái niệm về khu công nghiệp được hiểu như sau: “Khu
công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản


Nhóm 5

5



Quản lí môi trường đô thị & công nghiệp
TS. Lê Việt Thắng
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự
và thủ tục quy định của Chính phủ. Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất
hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất
khẩu, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp
dụng đối với khu công nghiệp theo quy định của Chính phủ”. Khu công nghiệp, khu chế
xuất được gọi chung là khu công nghiệp, trừ trường hợp quy định cụ thể.
Tóm lại, KCN là đối tượng đặc thù của quản lý nhà nước về kinh tế trong các giai đoạn
phát triển với các đặc điểm về mục tiêu thành lập, giới hạn hoạt động tập trung vào công
nghiệp, ranh giới địa lý và thẩm quyền ra quyết định thành lập. [3]
b) Vai trò của khu công nghiệp
 Đối với xã hội
 Giúp cho việc lập kế hoạch và nâng cao hiệu quả sử dụng đất
 Đem lại sự cân bằng trong phân phối sản xuất và tuyển dụng lao động
 Mang lại lợi ích kinh tế cho các khoản đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng công cộng
 Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình công nghiệp hóa
 Rút dần khoảng cách giữa thành thị và nông thôn
 Tăng cường bảo vệ hệ sinh thái thiên nhiên, sử dụng hiệu quả tài nguyên
 Giảm bớt rủi ro đối với sức khỏe con người, an toàn do sự cố công nghiệp
 Cải thiện sức khỏe công nhân, dân cư
 Đối với doanh nghiệp
 Các doanh nghiệp xây dựng trong hàng rào KCN sẽ thụ hưởng hệ thống cơ sở hạ
tầng, dịch vụ đồng bộ
 Giảm chi phí vận hành, chi phí xử lý và vận chuyển chất thải
 Thừa hưởng các chính sách ưu đãi phát triển KCN

 Giảm bớt các chi phí trách nhiệm quản lý về môi trường
 Những ưu thế của quá trình tập hợp doanh nghiệp mang lại mà một doanh nghiệp
đơn lẻ không có cơ hội
 Cải thiện hình ảnh doanh nghiệp


Nhóm 5

6


Quản lí môi trường đô thị & công nghiệp
TS. Lê Việt Thắng
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

 Thu nhập có tiềm tàng từ bán các phế liệu
 Đối với công nghiệp:
 Giảm chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng
 Giảm chi phí vận chuyển
 Tiết kiệm chi phí sản xuất do tăng hiệu quả hoạt động
 Giảm tổn thất và rủi ro về môi trường.
 Duy trì uy tín doanh nghiệp
 Giảm chi phí xử lý chất thải
 Xây dựng được các chiến lược thị trường mới mẻ
 Đối với môi trường
 Việc phân bổ một cách tối ưu các khu công nghiệp và doanh nghiệp riêng lẻ có thể
làm giảm hoặc loại trừ hẳn những vấn đề môi trường
 Việc giảm thiểu số lượng nguyên liệu đầu vào và chất thải công nghiệp ở đầu ra
 Gia tăng khả năng thu gom và xử lý chất thải
 Gia tăng khả năng tái chế, tái sử dụng chất thải

 Giảm chi phí xử lý chất thải
 Những biện pháp chống ô nhiễm áp dụng cho các doanh nghiệp riêng lẻ sẽ trở nên
có hiệu quả hơn khi được đem áp dụng trong các khu công nghiệp
 Làm việc với một hệ thống được cơ cấu chặt chẽ của các ngành sẽ đem lại hiệu quả
cao so với làm việc với một nhóm đông các ngành riêng lẻ
 Phối hợp những xem xét về môi trường ở tất cả các cấp trong khâu ra quyết định,
lập kế hoạch và quản lý đối với khu công nghiệp sẽ tạo nên một nền tảng công nghiệp bền
vững hơn.
 Cải thiện tính hiệu quả trong các hoạt động môi trường và phát triển công nghiệp
 Tăng cường bảo vệ hệ sinh thái
 Đảm bảo các nhà máy công nghiệp không được xây dựng tại những khu vực nhạy
cảm (khu vực đông dân cư, khu bảo tồn động vật hoang dã, công viên…)


Nhóm 5

7


Quản lí môi trường đô thị & công nghiệp
TS. Lê Việt Thắng
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

 Đảm bảo các nhà máy công nghiệp được bố trí xây dựng hợp lý, nhờ đó có thể sử
dụng chung hệ thống thu gom và xử lý nước thải, chất thải rắn, dễ dàng tái sử dụng rác thải
công nghiệp và các phụ phế phẩm. [4]
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của đô thị và khu công nghiệp
2.1.2.1. Lịch sử phát triển của các đô thị
a) Lịch sử phát triển của các đô thị trên Thế giới



Năm 1800 chỉ 2% dân số thế giới sống trong các thành phố. Tới đầu thế kỷ 20, 47%

dân số sống trong các thành phố. Năm 1950, có 83 đô thị có dân số vượt quá 1 triệu người;
nhưng tới năm 2007, con số này đã tăng lên 468. Các nhà nghiên cứu cho biết, nếu khuynh
hướng này tiếp tục, dân số thành thị của thế giới sẽ tăng gấp đôi sau mỗi 38 năm. Liên hiệp
quốc dự báo dân số thành thị hiện nay là 3.2 tỷ người sẽ tăng lên gần 5 tỷ năm 2030, khi
ấy ba trong số năm người dân sẽ sống trong các thành phố.


Mức tăng mạnh nhất là tại các nước và lục địa nghèo và kém đô thị hoá nhất, Châu

Á và Châu Phi. Các dự báo cho thấy hầu hết sự gia tăng đô thị trong vòng 25 năm tới sẽ
diễn ra tại các nước đang phát triển. Một tỷ người, một phần sáu dân số thế giới, hay một
phần ba dân số đô thị, hiện sống trong các khu đô thị tồi tàn, vốn được coi là "mảnh đất
màu mỡ" cho các vấn đề xã hội như tội phạm, nghiện ma tuý, nghiện rượu, nghèo đói và
thất nghiệp. Ở nhiều nước nghèo, các khu nhà ổ chuột có tỷ lệ bệnh dịch cao vì các điều
kiện vệ sinh kém, suy dinh dưỡng và thiếu dịch vụ chăm sóc y tế cơ sở.


Năm 2000, có 18 siêu đô thị – vùng đô như Tokyo, Seoul, Mexico City, Mumbai

(Bombay), São Paulo và New York City – có dân số vượt quá 10 triệu người. Đại Tokyo
đã có 35 triệu người, đông dân hơn cả nước Canada.


Tới năm 2025, theo Thời báo Kinh tế Viễn Đông, chỉ riêng châu Á đã có ít nhất 10

đô thị với 20 triệu dân hay hơn, gồm Jakarta (24.9 triệu người), Dhaka (25 triệu), Karachi
(26.5 triệu), Thượng Hải (27 triệu) và Mumbai (33 triệu). Lagos đã có số dân tăng từ

300,000 năm 1950 lên ước tính 15 triệu người hiện tại, và chính phủ Nigeria ước tính đô
thị này sẽ mở rộng lên 25 triệu người năm 2015. Các chuyên gia Trung Quốc dự báo rằng
các đô thị Trung Quốc sẽ có 800 triệu người năm 2020. [5]


Nhóm 5

8


Quản lí môi trường đô thị & công nghiệp
TS. Lê Việt Thắng
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

b) Lịch sử phát triển của các đô thị Việt Nam
Tại Việt Nam quá trình đô thị hóa được gắn liền với công cuộc công nghiệp hóa đất nước.
Do chú trọng quá nhiều vào việc công nghiệp hóa cộng với chất lượng quy hoạch không
cao, nên quá trình này đang bộc lộ nhiều bất cập đáng lo ngại. Cụ thể là:


Số lượng các đô thị tăng lên nhanh chóng: Trong những năm gần đây, số lượng đô

thị ở nước ta tăng nhanh, nhất là ở các thành phố thuộc tỉnh. Năm 1986 cả nước có 480 đô
thị, năm 1990 là 500 đô thị, đến năm 2007 là 729 đô thị và đến năm 2012 cả nước đã có
755 đô thị. Trong đó, có 2 đô thị loại đặc biệt (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh), 13 đô thị
loại I trong đó có 03 thành phố trực thuộc Trung ương (Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ) và
10 thành phố trực thuộc tỉnh, 10 đô thị loại II còn lại là các đô thị loại III, IV và V. Tuy
vậy, việc xếp loại đô thị vẫn còn nhiều tiêu chí chưa đáp ứng như quy mô đô thị, kinh tế xã hội, cơ cấu kinh tế, hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật...



Sự gia tăng dân số đô thị: Quy mô dân số đô thị ở nước ta liên tục tăng, đặc biệt là

từ sau năm 2000. Tính đến năm 2010, dân số đô thị tại Việt Nam là 25.584,7 nghìn người,
chiếm 29,6% dân số cả nước. Sự gia tăng dân số đô thị cả nước do 3 nguồn chính đó là: (i)
Gia tăng tự nhiên ở khu vực đô thị; (ii) Di cư từ khu vực nông thôn ra thành thị; (iii) Quá
trình mở rộng địa giới của các đô thị. Khi các đô thị của Việt Nam ngày càng phát triển mở
rộng, thì dân số càng tăng, dòng dịch cư càng lớn (nhóm di dân có 80% thời gian sống ở
đô thị cũng đang tăng nhanh tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh) dẫn
đến sự quá tải trong sử dụng hệ thống hạ tầng cơ sở sẵn có. Bên cạnh đó là việc hình thành
các khu dân cư nghèo quanh đô thị gây ô nhiễm môi trường và nguy an mất an toàn lương
thực không ngừng tăng cao.
2.1.2.2. Lịch sử phát triển của các khu công nghiệp tại Việt Nam
 Sau khi Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành năm 1987, đầu tư nước
ngoài vào Việt Nam tăng lên rất nhanh, song hầu hết tập trung vào lĩnh vực dịch vụ như
khách sạn, nhà làm việc,... tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Đầu tư nước ngoài vào
công nghiệp, nhất là công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu gặp 2 khó khăn chính là: cơ sở
hạ tầng yếu kém, thủ tục xin giấy phép đầu tư và triển khai dự án đầu tư phức tạp, mất
nhiều thời gian. Dựa vào kinh nghiệm của nước ngoài, Chính phủ chủ trương thành lập khu


Nhóm 5

9


Quản lí môi trường đô thị & công nghiệp
TS. Lê Việt Thắng
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

chế xuất để làm thí điểm một mô hình kinh tế nhằm thực hiện chủ trương đổi mới, mở cửa

theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI năm
1986.
 Vì vậy, Quy chế khu chế xuất đã được ban hành kèm theo Nghị định số 322/HĐBT
ngày 18/10/1991 và khu chế xuất Tân Thuận - khu chế xuất đầu tiên của cả nước đã được
thành lập theo Quyết định của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng số 394/CT ngày 25/11/1991
nay là Chính phủ.
 Năm 1992 khu chế xuất Linh Trung, năm 1996 và 1997 liên tiếp 10 khu công
nghiệp của Thành phố có Quyết định thành lập của Chính phủ. Đầu năm 2002, thêm một
khu công nghiệp nữa được thành lập theo quyết định của Chính phủ là khu công nghiệp
Phong Phú.
 Ngay sau khi Quy chế khu chế xuất được ban hành và khu chế xuất Tân Thuận
được thành lập, Ban quản lý khu chế xuất Tân Thuận đã được thành lập theo Quyết định
của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng số 62/CT ngày 26/2/1992, gồm 8 thành viên, Trưởng ban
là ông Lữ Minh Châu - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và đầu tư, Phó ban
là ông Nguyễn Công Ái - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, các Ủy
viên là Vụ trưởng, Vụ phó đại diện cho các Bộ: Thương mại, Tài chính, Công an, Ngân
hàng Nhà nước, Tổng cục Hải quan và Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.
 Sau khi khu chế xuất Linh Trung ra đời, Ban quản lý đổi tên thành Ban quản lý các
khu chế xuất thành phố Hồ Chí Minh và được sử dụng con dấu có hình quốc huy theo
Thông báo số 433/KTĐN ngày 27/10/1992 của Văn phòng Chính phủ.
 Sau khi một số khu công nghiệp được thành lập, Ban quản lý các khu chế xuất
thành phố Hồ Chí Minh được chuyển thành Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp
thành phố Hồ Chí Minh theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 731/TTg ngày
03/10/1996. Từ đó đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã bổ nhiệm các Phó Chủ tịch Ủy ban
nhân dân Thành phố kiêm nhiệm Trưởng ban quản lý là ông Trần Thành Long - từ 1996
đến 1999, ông Trần Ngọc Côn - từ 1999 đến 2001. Từ 2001 ông Nguyễn Chơn Trung, Phó
ban quản lý được bổ nhiệm Trưởng Ban quản lý.


Nhóm 5


10


Quản lí môi trường đô thị & công nghiệp
TS. Lê Việt Thắng
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

 Bộ máy giúp việc của Ban quản lý hình thành từ cuối năm 1992, đến năm 1997 đã
ổn định về tổ chức, gồm có 5 Phòng nghiệp vụ, Văn phòng và Trung tâm Dịch vụ việc làm.
Từ năm 1999, Ban quản lý thực hiện thí điểm chê độ tự bảo đảm kinh phí hoạt động theo
Công văn của Chính phủ số 15/CP-khu công nghiệp ngày 14/08/1998 và Quyết định của
Bộ trưởng Bộ Tài chính số 45/1999/QĐ-BTC ngày 06/05/1999. Số lượng cán bộ công nhân
viên chức được Ban tổ chức Cán bộ Chính phủ giao chỉ tiêu năm 2000 là 50 người trong
biên chế lương và 15 người làm việc theo hợp đồng lao động.
 Từ tháng 10/2000, Ban quản lý được chuyển giao trực thuộc Ủy ban nhân dân
Thành phố theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 100/QĐ-TTg ngày 17/08/2000
Ban quản lý chịu sự chỉ đạo và quản lý về Tổ chức, biên chế, chương trình công tác và kinh
phí hoạt động của Ủy ban nhân Thành phố, đồng thời chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ chuyên
môn của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý ngành, lĩnh vực...
2.2. Công nghiệp hóa – Đô thị hóa và sự hình thành của công tác quản lý môi trường
2.2.1. Các vấn đề môi trường phát sinh từ Công nghiệp hóa – Đô thị hóa.
Năm 1800 chỉ có khoảng 2% dân số thế giới sống ở các khu vực thành thị. Đó là
một điều đáng ngạc nhiên. Nhưng chỉ trong 200 năm, dân số đô thị trên thế giới đã tăng
từ 2 phần trăm lên gần 50% của tất cả mọi người. Ví dụ nổi bật nhất của quá trình đô thị
hóa trên thế giới là các siêu đô thị của 10 triệu người trở lên.


Nhóm 5


11


Quản lí môi trường đô thị & công nghiệp
TS. Lê Việt Thắng
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Hình 2.1. Triển vọng đô thị hóa thế giới theo Liên Hợp Quốc, 2004. [6]
Quá trình đô thị hóa đẫn đến tình trạng gia tăng dân sô một cách mất kiểm soát cũng
như kéo theo hàn loạt các hệ lụy về môi trường. Cùng với đô thị hóa sự phát triển của các
KCN cũng gây ra các vấn đề môi trường nghiêm trọng. Sự gia tăng về qui mô cũng như sô
lượng các KCN trên thế giới đã và đang làm suy thoái môi trường sống như:
• Ô nhiễm không khí, tiếng ồn
• Ô nhiễm thủy vực và biển
• Ô nhiễm môi trường dất dẫn đến tình trạng suy thoái nơi cư trú hay mất khả năng
sử dụng
• Gia tăng các rủi ro từ chất nguy hiểm, tiếp xúc hóa chất
• Gia tăng lượng khí nhà kính tầng Ozone gây biến đổi khí hậu
• Gia tăng lượng chất thải ra môi trường.
• Mức tiêu thụ năng lượng cao làm gia tăng nhiệt độ khu vực và cạn kẹt nguồn tài
nguyên. Sự kết hợp giữa mức tiêu thụ năng lượng tăng và sự khác biệt trong albedo
(bức xạ) góp phần làm tăng mức độ ô nhiễm trong khí quyển. Mây và sương mù xảy
ra với tần suất lớn hơn, lượng mưa cũng cao hơn.
• Gây ngập lụt và ô nhiễm nguồn nước ở khu vực hạ lưu do tình trạng bê tông hóa ở


Nhóm 5

12



Quản lí môi trường đô thị & công nghiệp
TS. Lê Việt Thắng
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

khu vực đô thị làm giảm khả năng thoát nước tự nhiên của khu vực.
• Quá trình công nghiệp hóa - đô thị hóa làm giảm diện tích bề mặt che phủ của thực
vật. [10]
Ngoài ra, còn làm cản trở sự phát triển của rễ ở thực vật và ức chế sự phát triển của động
vật bởi các chất độc hại, xe cộ, sự mất mát môi trường sống và nguồn thức ăn.[6]
2.2.2. Công tác Quản lý môi trường (QLMT)
2.2.2.1. Định nghĩa QLMT
Hiện nay chưa có một định nghĩa thống nhất về QLMT. Tuy nhiên, theo một số tác giả,
thuật ngữ về QLMT bao gồm hai nội dung chính:
• Quản lý Nhà nước về môi trường
• Quản lý của các doanh nghiệp, khu vực dân cư về môi trường.
Trong đó, nội dung thứ hai có mục tiêu chủ yếu là tăng cường hiệu quả của hệ thống
sản xuất (hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000) và bảo vệ sức khỏe của người lao
động, dân cư sống trong khu vực chịu ảnh hưởng của các hoạt động sản xuất.
Phân tích một số định nghĩa, có thể thấy quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp
thích hợp, tác động và điều chỉnh các hoạt động của con người, với mục đích chính là giữ
hài hòa quan hệ giữa môi trường và phát triển, giữa nhu cầu của con người và chất lượng
môi trường, giữa hiện tại và khả năng chịu đựng của trái đất nhằm đảm bảo cho “phát triển
bền vững”.
Như vậy, “Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh
tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền
vững kinh tế xã hội quốc gia".
Việc quản lý môi trường được thực hiện ở mọi quy mô: toàn cầu, khu vực, quốc gia,
tỉnh, huyện, cơ sở sản xuất, hộ gia đình,... [7]
2.2.2.2. Sự xuất hiện của công tác quản lý môi trường

Ngay từ những năm đầu của thế kỷ 19 đã có quan niệm quy hoạch môi trường rộng rãi
trong công chúng. Quy hoạch môi trường được thực sự chú ý từ khi xuất hiện “làn sóng
môi trường” ở Mỹ vào những năm 60, khi mà các quốc gia phát triển trên thế giới quan


Nhóm 5

13


Quản lí môi trường đô thị & công nghiệp
TS. Lê Việt Thắng
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

tâm một cách nghiêm túc tới các thông số môi trường trong quá trình xây dựng chiến lược
phát triển. Tuy nhiên, phải đến những năm 90 công tác quy hoạch môi trường mới được
phổ biến và triển khai rộng rãi.
Nhận thức được các vấn đề môi trường từ quá trình công nhiệp hóa – đô thị hóa các yếu
tố môi trường cũng đã dược đưa vào quy hoạch phát triển đô thị và KCN. Tất cả các cố
gắng của các nhà quy hoạch đều muốn tiến đến mục tiêu xây dựng các đô thị hiện đại, các
KCN thân thiện với môi trường, đáp ứng được các nhu cầu phát triển của con người nhưng
vẫn đảm bảo chất lượng môi trường theo tiêu chuẩn nhất định, đảm bảo sức khỏe của người
dân đô thị, giảm thiểu phá vỡ cảnh quan tự nhiên, đồng thời bảo tồn được các nguồn tài
nguyên thiên nhiên giới hạn trong KCN. [8]


Nhóm 5

14



Quản lí môi trường đô thị & công nghiệp
TS. Lê Việt Thắng
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Chương 3
PHƯƠNG CÁCH, KINH NGHIỆM VÀ MÔ HÌNH QUẢN LÝ MÔI
TRƯỜNG ĐÔ THỊ, KHU CÔNG NGHIỆP
3.1. Phương cách quản lý môi trường Đô thị và Khu công nghiệp
Phương cách quản lý môi trường Đô thị và KCN chủ yếu bao gồm :
Phương cách sử dụng công cụ pháp lý (phương cách pháp lý): dựa trên nguyên tắc

-

CAC "Mệnh lệnh và kiểm soát”.
Phương cách sử dụng công cụ kinh tế, (phương cách kinh tế): dựa trên nguyên tắc

-

"Người gây ô nhiễm phải trả tiền", hay còn gọi là nguyên tắc 3P, hoặc PPP (Polluter Pays
Principle) và nguyên tắc "Người hưởng lợi phải trả tiền" (Benefit Pays Principle), viết
tắt là BPP.
Một số phương cách phù trợ khác như là định giá, trợ giúp kỹ thuật, lựa chọn công

-

nghệ, thương lượng và sức ép của dân chúng (phong trào xanh, tẩy chay, phản đối của cộng
đồng v.v .. [9]
3.1.1. Phương cách sử dụng công cụ pháp lý
Phương cách này đã được sử dụng rất phổ biến, chiếm ưu thế trong thực hiện các

chiến lược, chính sách bảo vệ môi trường trên thế giới. Trình tự tiến hành phương cách
pháp lý QLMT là:
✓ Nhà nước định ra pháp luật các tiêu chuẩn, quy định, giấy phép,v.v... về bảo vệ môi
trường;
✓ Nhà nước sử dụng quyền hạn của mình tiến hành giám sát, kiểm soát, thanh tra và
xử phạt để cưỡng chế tất cả các đơn vị trong xã hội thực thi đúng các điều khoản trong luật
pháp, tiêu chuẩn và quy định về bảo vệ môi trường đã được ban hành.
Phương cách đòi hỏi Nhà nước phải đặt ra mục tiêu môi trường “lấy bảo vệ sức
khỏe cộng đồng và các hệ sinh thái làm gốc”, quy định các tiêu chuẩn hoặc lượng các
chất ô nhiễm được phép thải bỏ, hoặc công nghệ mà người gây ô nhiễm có thể sử dụng để
đạt được mục tiêu môi trường.


Nhóm 5

15


Quản lí môi trường đô thị & công nghiệp
TS. Lê Việt Thắng
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Phương cách quy định thời gian biểu cho việc đáp ứng các tiêu chuẩn, các thủ tục
cấp phép và cưỡng chế thực thi đối với các cơ sở sản xuất, quy trách nhiệm pháp lý và
những hình phạt đối với những người vi phạm.
❖ Các công cụ dùng trong quản lý môi trường theo phương cách pháp lý:
-

Các quy định và tiêu chuẩn môi trường: Việc xây dựng và ban hành các tiêu


chuẩn môi trường do Chính phủ trung ương; trong một số trường hợp Chính phủ trung
ương chỉ đặt ra những quy định khung để các địa phương, tỉnh, thành, khu vực, quy định
cụ thể trong thực hiện. Các tiêu chuẩn cấp bộ, ngành và cấp địa phương không được chặt
chẽ và tổng quát, nhưng cụ thể và chi tiết hơn tiêu chuẩn quốc gia. Các tiêu chuẩn luôn gắn
với các quy định về hình phạt và truy cứu trách nhiệm (như tiền phạt đối với người vi phạm,
thu hồi giấy phép); những người gây ô nhiễm cũng có thể bị truy tố trước pháp luật.
-

Các loại giấy phép về môi trường : Giấy phép môi trường do các cấp chính quyền

hoặc các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường cấp theo sự phân định của pháp luật,
gồm giấy thẩm định môi trường, thỏa thuận môi trường, chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi
trường, giấy phép thải chất ô nhiễm, giấy phép xuất nhập khẩu phế thải,... Các loại giấy
phép phải gắn với các tiêu chuẩn môi trường và phù hợp với quy phạm kỹ thuật.
-

Kiểm soát môi trường : Kiểm soát môi trường là khống chế được ô nhiễm, ngăn

ngừa ô nhiễm, làm giảm hoặc loại bỏ chất thải từ nguồn hay còn gọi là kiểm soát ô nhiễm
đầu vào và làm sạch ô nhiễm, thu gom, tái sử dụng, xử lý chất thải, phục hồi môi trường
do ô nhiễm gây ra thiệt hại, hay còn gọi là kiểm soát ô nhiễm đầu ra. Kiểm soát môi trường
tập trung vào 3 vấn đề: Kiểm soát nguồn thải từ sản xuất công nghiệp và giao thông vận
tải; Kiểm soát sử dụng đất trong quá trình phát triển ĐT&KCN; Kiểm soát sử dụng nguồn
nước.
-

Thanh tra môi trường: Thanh tra môi trường là biện pháp cưỡng chế sự tuân thủ

pháp luật, các quy định, hướng dẫn, tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường đối với mọi thành
phần trong xã hội, đồng thời cũng là biện pháp bảo đảm quyền tự do, dân chủ cho mọi

người khiếu nại, khiếu tố về mặt môi trường.


Nhóm 5

16


Quản lí môi trường đô thị & công nghiệp
TS. Lê Việt Thắng
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Đánh giá tác động môi trường (ĐTM): Là một công cụ quan trọng trong quản lý

-

môi trường theo phương cách pháp lý, nhằm phòng ngừa ô nhiễm môi trường và suy thoái
tài nguyên thiên nhiên.
Ðánh giá môi trường chiến lược (ĐMC): là một hình thức đánh giá tác động môi

-

trường nhưng được mở rộng cho các chính sách, kế hoạch và chương trình. ĐMC cho thấy
một hình thức đề ra quyết sách ở trình độ cao hơn, có tính chất chiến lược hơn. Đánh giá
tác động môi trường chiến lược – ĐMC (SEA) nói một cách khác đó là việc liên kết các
mối quan tâm về môi trường vào quy hoạch phát triển KT-XH của một vùng, tỉnh, thành
và khu vực không gian quy hoạch cụ thể, hay quy hoạch phát triển một ngành kinh tế của
quốc gia. ĐMC hỗ trợ cho ĐTM của dự án riêng lẻ: đặt dự án vào một bối cảnh phù hợp
về KT, MT; cung cấp bước đi đầu tiên trong việc xác định phạm vi các vấn đề MT quan
trọng cần biết.

- Cam kết bảo vệ môi trường (CBM): Là báo cáo phân tích, đánh giá, dự báo ảnh
hưởng đến môi trường của các dự án phát triển kinh tế xã hội, từ đó đề xuất các giải pháp
thích hợp về BVMT.
3.1.2. Phương cách sử dụng công cụ kinh tế
Công cụ kinh tế thúc đẩy những người gây ô nhiễm có khả năng hoàn thành các mục
tiêu môi trường bằng những phương tiện có hiệu quả, chi phí - hiệu quả nhất. Phương cách
kinh tế dựa trên những nguyên tắc "người gây ô nhiễm phải trả", và "người hưởng lợi
phải trả". Phương cách kinh tế sử dụng các chi phí trực tiếp tính trên khối lượng xả thải
gây ô nhiễm; hoặc sử dụng các chi phí gián tiếp liên quan tới quá trình xử lý, xả thải về
sau. Phương cách kinh tế không thể loại trừ các quy định, luật lệ, cưỡng chế thi hành, các
hình thức tham gia khác của Chính phủ. Trong phần lớn các trường hợp, các công cụ kinh
tế bổ sung cho các quy định trực tiếp, theo đó sẽ đóng góp cho việc hoàn thành các mục
tiêu chính sách.
Trong phương cách kinh tế, các hệ thống giám sát và thực thi nội dung giấy phép
thường phức tạp và chi phí cao hơn so với các hệ thống mà các công cụ pháp lý cần đến.
Tuy nhiên, không phải là tất cả các công cụ kinh tế đều yêu cầu sự giám sát và thực thi tốn
kém. Phương pháp kinh tế không tạo ra được những kết quả lớn trong việc tác động tới


Nhóm 5

17


Quản lí môi trường đô thị & công nghiệp
TS. Lê Việt Thắng
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

chất lượng môi trường. Tác động trực tiếp của cả các loại phí và các giấy phép dùng làm
biện pháp kích thích, là nhỏ bé. Mặc dù Phương pháp kinh tế có đem lại nhiều lợi ích,

không phải lúc nào các cơ quan chính phủ, những người gây ô nhiễm, nhà môi trường cũng
ủng hộ phương cách kích thích
❖ Các công cụ dùng trong quản lý môi trường theo phương cách kinh tế:
Các lệ phí ô nhiễm: Các lệ phí ô nhiễm đặt ra các chi phí phải trả để kiểm soát

-

lượng ô nhiễm tăng thêm, nhưng lại để cho mức tổng chất lượng môi trường là không cố
định. Lệ phí ô nhiễm gồm có các lệ phí thải nước hoặc thải khí, lệ phí người sử dụng, lệ
phí sản phẩm, lệ phí hành chính.
+ Các lệ phí thải nước và thải khí: loại lệ phí này do một cơ quan chính phủ thu
dựa trên số lượng và hoặc chất lượng chất ô nhiễm do một cơ sở công nghiệp thải vào môi
trường. Lệ phí xả thải dựa trên một vài số đo ô nhiễm, xả thải vào môi trường.
+ Phí không tuân thủ: đánh vào những người gây ô nhiễm khi họ xả thải ô nhiễm
vào môi trường vuọt quá mức quy định.
+ Phí đối với người tiêu dùng: là khoản thu trực tiếp cho các chi phí xử lý ô nhiễm
cho cộng đồng.
+ Lệ phí sản phẩm: là phí được cộng thêm vào giá các sản phẩm hoặc các đầu vào
của sản phẩm, gây ra ô nhiễm hoặc là ở giai đoạn sản xuất, hoặc ở giai đoạn tiêu dùng,
hoặc vì nó phải thiết lập một hệ thống thải đặc biệt. Lệ phí sản phẩm cho phép người dùng
quyết định về các phương tiện chi phí - hiệu quả của mình nhằm làm giảm ô nhiễm.
+ Các lệ phí hành chính: là các phí phải trả cho các cơ quan nhà nước vì những dịch
vụ như đăng ký hóa chất, hoặc việc thực hiện và cưỡng chế thi hành các quy định về môi
trường.
-

Tăng giảm thuế: dùng để khuyến khích việc tiêu thụ các sản phẩm an toàn về môi

trường; và sử dụng kết hợp hai loại phụ thu, cộng vào các phí sản phẩm khác: phụ thu
dương thu thêm đối với các sản phẩm gây ô nhiễm; và phụ thu âm đối với các sản phẩm

thay thế sạch hơn. Các hình thức tăng giảm thuế bao gồm ưu đãi thuế, khấu hao nhanh,
miễn thuế.
-

Các khoản trợ cấp: bao gồm các khoản vay với lãi suất thấp, khuyến khích về


Nhóm 5

18


Quản lí môi trường đô thị & công nghiệp
TS. Lê Việt Thắng
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

thuế, để khuyến khích những người gây ô nhiễm thay đổi hành vi, hoặc giảm bớt chi phí
trong việc giảm ô nhiễm mà những người gây ô nhiễm phải chịu.
Ký quỹ - hoàn trả: Công cụ này là những người tiêu dùng phải trả thêm một khoản

-

tiền khi mua các sản phẩm có nhiều khả năng gây ô nhiễm, khi hoàn trả các sản phẩm đó
họ được hoàn trả lại số tiền đã ký quỹ.
Các khuyến kích, cưỡng chế thực thi: là các công cụ kinh tế gắn với sự điều hành

-

trực tiếp để khuyến khích những người xả thải làm đúng các tiêu chuẩn, quy định về môi
trường.

Đền bù thiệt hại: Luật BVMT quy định bên gây ô nhiễm môi trường và bên bị ô

-

nhiễm thoả thuận với nhau về mức bồi thường. Trường hợp không tự thỏa thuận được thì
người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về BVMT sẽ quyết định và buộc bên
gây ô nhiễm phải bồi thường hoặc phải giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
Tạo ra thị trường mua bán "quyền" xả thải ô nhiễm: là tạo ra thị trường trong

-

đó những người tham gia có thể mua "quyền" được gây ô nhiễm thực tế hay tiềm tàng,
hoặc họ có thể bán lại các quyền này cho những người tham gia khác dưới một hoặc hai
hình thức: Các giấy phép có thể bán được; Bảo hiểm trách nhiệm.
3.1.3. Phương cách quản lý hỗn hợp mmoi trường đô thị
 Các công cụ kinh tế bổ sung cho các quy định môi trường trực tiếp, để nâng cao
khoản thu nhập, nhằm tài trợ cho các hoạt động kiểm soát ô nhiễm hoặc các biện pháp môi
trường khác, tạo ra sự kích thích để thực hiện các quy định tốt hơn và đổi mới kỹ thuật.
 Các công cụ kinh tế không thực hiện thành công được nếu không có các quy định
pháp lý, các tiêu chuẩn môi trường thích hợp và năng lực tổ chức quản lý nhà nước trong
giám sát và điều hành thực thi.


Các phương cách quản lý MT được áp dụng tại điểm đầu vào sản xuất và qua sự

thải bỏ cuối cùng vào môi trường xung quanh. [9]


Nhóm 5


19


×