Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Thực hiện chính sách hỗ trợ đối với đại biểu quốc hội ở việt nam hiện nay ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (478.85 KB, 91 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐẶNG THỊ TUYẾT TRINH

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐỐI VỚI
ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

Hà Nội, 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐẶNG THỊ TUYẾT TRINH

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐỐI VỚI
ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số : 60 34 04 02

LUẬN VĂN CHÍNH SÁCH CÔNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. Hoàng Văn Tú


Hà Nội, 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu đã nêu
trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi đã tự nghiên cứu, học hỏi dựa trên các kiến thức đã học, làm việc và sự giúp
đỡ của giáo viên hướng dẫn và đồng nghiệp.

Tác giả luận văn

Đặng Thị Tuyết Trinh

1


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH HỖ TRỢ ĐỐI VỚI ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI .............................................16
1.1. Khái quát chung về thực hiện chính sách hỗ trợ đối với đại biểu Quốc hội...16
1.2. Các yếu tố tác động đến việc thực hiện chính sách hỗ trợ đối với đại biểu
Quốc hội ở Việt Nam hiện nay ..............................................................................27
1.3. Kinh nghiệm thực hiện chính sách hỗ trợ đối với nghị sỹ ở một số nước trên
thế giới có thể kế thừa và áp dụng ở Việt Nam .....................................................32
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐỐI
VỚI ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ....................................39

2.1. Quy định của pháp luật về thực hiện chính sách hỗ trợ đối với đại biểu Quốc
hội ở Việt Nam.......................................................................................................39
2.2. Việc thực hiện chính sách hỗ trợ đối với đại biểu Quốc hội ở Việt Nam hiện
nay ..........................................................................................................................42
2.3. Đánh giá việc thực hiện chính sách hỗ trợ đối với đại biểu Quốc hội ở Việt
Nam hiện nay .........................................................................................................52
CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐỐI VỚI ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI Ở NƯỚC TA ......69
3.1. Quan điểm đối với việc tăng cường thực hiện chính sách hỗ trợ đối với đại
biểu Quốc hội ở nước ta.........................................................................................69
3.2. Các giải pháp nhằm tăng cường thực hiện chính sách hỗ trợ đối với đại biểu
Quốc hội ở nước ta.................................................................................................72
KẾT LUẬN ..............................................................................................................84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................86

4


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang

1.1

Số lượng và cơ cấu ĐBQH, Quốc hội khóa XIII và


27

Quốc hội khóa XIV
2.2.

Tài liệu cung cấp cho ĐBQH tại các kỳ họp 1, kỳ

45

họp 2, kỳ họp 3 và kỳ họp 4, Quốc hội khóa XIV

DANH MỤC HÌNH

Số hiệu hình

Tên hình

Trang

2.3

Biểu đồ đánh giá về hỗ trợ tài chính đối với ĐBQH

58

trong hoạt động lập pháp

5



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐBQH

Đại biểu Quốc hội

UBTVQH

Ủy ban thường vụ Quốc hội

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

BDĐBDC

Bồi dưỡng đại biểu dân cử

6


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việc thực hiện luận văn khoa học về chủ đề “Thực hiện chính sách hỗ trợ đối
với đại biểu Quốc hội ở Việt Nam hiện nay” là thực sự cần thiết, có ý nghĩa lý luận
và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay, xuất phát từ các lý do sau:
- Thứ nhất, Yêu cầu thực hiện chủ trương của Đảng về đổi mới tổ chức và
hoạt động của Quốc hội trong tiến trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp
quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ thứ XI của Đảng nhấn mạnh: “Đổi mới tổ chức và hoạt động của
Quốc hội, bảo đảm cho Quốc hội thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân,

cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Nâng cao chất lượng ĐBQH, tăng hợp lý số
lượng ĐBQH chuyên trách; có cơ chế để ĐBQH gắn bó chặt chẽ và có trách nhiệm
với cử tri…” [4, tr.248]. Quan điểm đổi mới tổ chức và nâng cao hiệu lực, hiệu quả
hoạt động của Quốc hội gắn liền với chủ trương nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt
động của ĐBQH. Việc thực hiện các chính sách hỗ trợ nhằm đảm bảo, tạo điều kiện
tốt nhất cho ĐBQH hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ và góp phần nâng cao chất
lượng, hiệu quả hoạt động của ĐBQH.
- Thứ hai, Đáp ứng yêu cầu đặt ra từ thực tiễn tổ chức và hoạt động của
ĐBQH. Thể chế hóa các chủ trương, quan điểm của Đảng, Hiến pháp năm 1992,
Luật tổ chức Quốc hội năm 2001, Luật bầu cử ĐBQH 1997, Quy chế hoạt động của
ĐBQH và Đoàn ĐBQH… đã từng bước được ban hành mới, sửa đổi bổ sung cho
phù hợp. Quyền hạn, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của Quốc
hội, các cơ quan của Quốc hội và ĐBQH được quy định cụ thể, phù hợp, có nhiều
nội dung mới. Trong đó, nổi bật nhất là việc tăng cường số lượng ĐBQH chuyên
trách (30%) ngay trong Luật tổ chức Quốc hội. Đội ngũ ĐBQH chuyên trách từng
bước được xây dựng và kiện toàn. Phương thức hoạt động của Quốc hội được đổi
mới trên nhiều mặt, chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động được nâng lên một
bước.

7


- Thứ ba, ĐBQH là người đại biểu của nhân dân, do nhân dân bầu ra, chịu
trách nhiệm trước nhân dân và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn ở cơ
quan quyền lực nhà nước cao nhất. Việc thực hiện chính sách hỗ trợ đối với ĐBQH
là đòi hỏi tất yếu nhằm góp phần bảo đảm cho ĐBQH phát huy được vai trò, quyền
hạn, nhiệm vụ theo quy định của Hiến pháp 2013 và Luật tổ chức Quốc hội năm
2014. Cụ thể hóa tinh thần và nội dung của Hiến pháp năm 2013, Luật tổ chức Quốc
hội năm 2014 đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định liên quan đến trách nhiệm, quyền
hạn của ĐBQH. Đồng thời, Luật cũng đặt ra các quy định mới về chính sách, điều

kiện bảo đảm hoạt động của ĐBQH như: phụ cấp, các chế độ khác và điều kiện bảo
đảm cho ĐBQH.
- Thứ tư, Nghiên cứu việc thực hiện chính sách hỗ trợ đối với ĐBQH trong
giai đoạn hiện nay xuất phát từ thực tiễn những nhiệm kỳ vừa qua cho thấy, bằng
việc ban hành các quy định mới, vận dụng các quy định hiện hành của nhà nước,
trong thời gian qua, UBTVQH, Ban Công tác đại biểu, Văn phòng Quốc hội… đã
áp dụng được một số chính sách hỗ trợ cho đại biểu, bước đầu đáp ứng một phần
điều kiện hoạt động cho ĐBQH. Tuy nhiên, việc thực hiện các chính sách hỗ trợ
hiện hành còn nhiều hạn chế. Các văn bản ban hành còn mang tính chắp vá, không
có tính hệ thống, nhiều văn bản chỉ là quy định tạm thời, hiệu lực pháp lý còn thấp.
Nhiều nội dung hỗ trợ chưa được quy định cụ thể trong các văn bản nên thực tế phải
vận dụng từ các văn bản hiện hành của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán
bộ, công chức nhà nước. Một số nội dung hỗ trợ áp dụng dựa trên cơ sở căn cứ vào
yêu cầu công việc và tính hợp lý, chưa có cơ sở pháp lý cụ thể. Các tiêu chuẩn, định
mức hỗ trợ còn ở mức thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, chưa phát huy
được vai trò cá nhân của địa biểu. Việc thực hiện còn nhiều vướng mắc. Một bộ
phận ĐBQH chuyên trách chưa thực sự yên tâm công tác.
Việc nghiên cứu thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ đối với ĐBQH ở
nước ta hiện nay, chỉ ra những bất cập, khó khăn, tìm ra phương hướng khắc phục
những bất cập, hạn chế trong thực hiện chính sách hỗ trợ đối với ĐBQH và tiếp tục
thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ đối với ĐBQH có ý nghĩa hết sức quan

8


trọng, nhằm đảm bảo điều kiện tốt nhất cho ĐBQH phát huy vai trò cá nhân, sự độc
lập của ĐBQH trong việc tham gia thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội,
các cơ quan của Quốc hội, tăng cường sự gắn bó có trách nhiệm với cử tri, đại diện một
cách đầy đủ cho nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước ở Quốc hội.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài

Hiện nay, đã có một số công trình nghiên cứu có nội dung liên quan đến thực
hiện chính sách hỗ trợ cho ĐBQH ở nước ta hiện nay như:
- Cuốn sách “Điều kiện hoạt động của ĐBQH” của TS. Bùi Ngọc Thanh,
NXB. Chính trị Quốc gia năm 2012 có bài viết “Điều kiện hoạt động của ĐBQH –
Những vấn đề cần được tiếp tục hoàn thiện”. Trong bài viết này, tác giả đã có đề
cập đến nhóm các điều kiện vật chất bảo đảm cho hoạt động của ĐBQH trên cơ sở
liệt kê các quy định pháp luật trong Luật tổ chức Quốc hội và Quy chế hoạt động
của ĐBQH và Đoàn ĐBQH. Gắn với thực tiễn thực hiện, tác giả nhận định: “Có thể
nói từ cuối khóa IX, đầu khóa X đến nay, các chế độ, chính sách về điều kiện vật
chất bảo đảm cho hoạt động của ĐBQH đã từng bước được hoàn thiện. Nếu so sánh
điều kiện hiện nay với 20 năm trước thì đã có sự tiến bộ vượt bậc…” [24, tr.121].
Tuy nhiên, thực tế vẫn còn nhiều bất cập. Tác giả đã đưa ra nhiều giải pháp, trong
đó kiến nghị cần tăng hoạt động phí của ĐBQH; nghiên cứu tổ chức việc trợ giúp
cho đại biểu, có thể thực hiện dưới dạng khoán kinh phí để ký hợp đồng giúp việc.
- Đề tài cấp cơ sở “Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của
ĐBQH chuyên trách” do Ths. Nguyễn Đăng Tiến làm Chủ nhiệm (bảo vệ năm
2011) và Đề tài cấp bộ “Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện chế định ĐBQH
chuyên trách đáp ứng yêu cầu đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội ở nước ta
hiện nay” do TS. Nguyễn Thị Nương làm Chủ nhiệm (bảo vệ năm 2014) đều giành
một phần đánh giá về thực trạng chế độ, chính sách đối với ĐBQH chuyên trách nói
chung, trong đó có chính sách hỗ trợ đối với ĐBQH chuyên trách. Từ việc phân tích
những ưu điểm và hạn chế, xuất phát từ yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động của
ĐBQH chuyên trách, các đề tài này đã đề xuất một số kiến nghị như: cần nghiên
cứu ban hành một văn bản quy định về chính sách đối với ĐBQH chuyên trách

9


nhằm tạo cơ sở pháp lý; cần có các chính sách phù hợp trong thời gian đương
nhiệm, có các chính sách hỗ trợ sau khi hết nhiệm kỳ hoặc thôi làm nhiệm vụ

ĐBQH;…
- Sách tham khảo “Cơ chế hỗ trợ ĐBQH trong thực hiện quyền trình sáng
kiến pháp luật” của PGS.TS. Hoàng Văn Tú, NXB. Chính trị Quốc gia năm 2012,
đã đề cập đến một số vấn đề lý luận và thực trạng cơ chế hỗ trợ ĐBQH trong thực
hiện quyền trình sáng kiến pháp luật cũng như kinh nghiệm của một số nước trên
thế giới về những vấn đề này. Cuốn sách cũng đã nêu ra những nhận xét, đánh giá
theo quan điểm của tác giả; đề xuất những phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả cơ chế hỗ trợ ĐBQH trong thực hiện quyền trình sáng kiến pháp luật.
- Kỷ yếu hội thảo khoa học “Pháp luật về ĐBQH trong giai đoạn hiện nay –
Những vấn đề lý luận và thực tiễn” do Viện Nghiên cứu lập pháp tổ chức vào tháng
9/2011 tại Quảng Ninh đã phân loại các quy định pháp luật về ĐBQH thành 5
nhóm, trong đó có nhóm các quy định về đảm bảo an ninh cá nhân và các điều kiện
hoạt động của đại biểu. Nhiều tham luận và phát biểu đã đề cập đến chính sách hỗ
trợ đối với ĐBQH, phân tích thực trạng và đề ra những giải pháp khắc phục. Theo
đó, cần tiến hành nghiên cứu ban hành đồng bộ các quy định về chính sách hỗ trợ,
các điều kiện bảo đảm hoạt động của ĐBQH, nhất là ĐBQH chuyên trách. Các quy
định về chính sách hỗ trợ cho ĐBQH phải phù hợp với đặc điểm vị trí, vai trò và
tính chất hoạt động của ĐBQH. Trong đó, cần lưu ý về phụ cấp, kinh phí hoạt động;
bố trí công việc khi không tiếp tục làm ĐBQH chuyên trách; các phương tiện vật
chất kỹ thuật phục vụ hoạt động; bổ sung số lượng và nâng cao chất lượng cán bộ,
công chức của Văn phòng tham mưu, giúp việc; tăng cường công tác bồi dưỡng
kiến thức, kỹ năng hoạt động và cung cấp thông tin cho ĐBQH…
- Bồi dưỡng kỹ năng hoạt động được xem là một trong những nội dung hỗ
trợ đối với ĐBQH. Đề án “Đổi mới công tác bồi dưỡng ĐBQH” của Đảng đoàn
Quốc hội năm 2010 đã khảo sát, đánh giá về thực trạng công tác bồi dưỡng ĐBQH
từ cuối nhiệm kỳ Quốc hội khóa XI (2007) đến năm 2010. Kết quả khảo sát đã cho
thấy những mặt đạt được và những hạn chế bất cập. Khẳng định bồi dưỡng kỹ năng

10



hoạt động cho ĐBQH là một yêu cầu thực tế đặt ra ở nước ta hiện nay, Đề án đã chỉ
ra 4 nhóm giải pháp để đổi mới công tác bồi dưỡng. Kết quả quan trọng của Đề án
là đã đưa ra được khung chương trình bồi dưỡng theo mỗi nhiệm kỳ của Quốc hội.
- Hỗ trợ thông tin cho ĐBQH là một trong những điều kiện để đảm bảo hoạt
động cho ĐBQH. Tiếp cận ở nội dung này, “Báo cáo nghiên cứu nhu cầu thông tin
của ĐBQH” do Trung tâm BDĐBDC thuộc Ban Công tác đại biểu phối hợp với
Quỹ châu Á tại Việt Nam thực hiện từ năm 2012 - 2013 đã điều tra, phân tích, đánh
giá thực trạng thông tin hỗ trợ, phục vụ hoạt động của ĐBQH. Các kết quả nghiên
cứu đã cho thấy những phát hiện rất đáng quan tâm trong việc đáp ứng yêu cầu
thông tin cho ĐBQH. Trên cơ sở đó, Báo cáo đã đưa ra 12 khuyến nghị quan trọng
trong việc đáp ứng nhu cầu thông tin của ĐBQH như: sửa đổi các quy định về trách
nhiệm cung cấp thông tin; tăng cường nguồn lực thực hiện việc cung cấp thông tin;
xây dựng Quy chế phối hợp trao đổi, cung cấp thông tin cho ĐBQH; vai trò của
Văn phòng Đoàn ĐBQH làm cầu nối và đầu mối về thông tin ở địa phương; chủ
động nắm bắt tình hình và nhu cầu thông tin của ĐBQH; hài hòa dung lượng thông
tin cả trong và ngoài kỳ họp; đa dạng hóa các hình thức truyền đạt thông tin…
- Bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn để xác định địa vị pháp lý của
Đoàn ĐBQH và ĐBQH chuyên trách trong gia đoạn hiện nay” của TS. Huỳnh
Thành Lập, trình bày tại Hội thảo “Hoạt động của Đoàn ĐBQH và vai trò của
ĐBQH chuyên trách trong hoạt động của Đoàn ĐBQH” do Ban Công tác đại biểu tổ
chức tại TP. Hồ Chí Minh tháng 9/2012 có đề cập đến một số khó khăn trong thực
tiễn hoạt động của ĐBQH chuyên trách và đề ra một số giải pháp như: bảo đảm
điều kiện về nơi làm việc, phương tiện đi lại, phương tiện kỹ thuật, từng bước xây
dựng cơ chế thư ký cho đại biểu chuyên trách và cơ chế tài chính để thuê, hợp đồng,
khoán việc đối với chuyên gia; không phân biệt về chế độ đãi ngộ giữa ĐBQH
chuyên trách ở Trung ương và địa phương; tăng độ tuổi tái cử đối với đại biểu hoạt
động chuyên trách; chế độ sau khi không tái cử, nghỉ hưu…
- Đề tài cấp bộ “Hỗ trợ ĐBQH thực hiện sáng quyền lập pháp – cơ sở lý luận
và thực tiễn” (2016) do TS. Trần Tuyết Mai làm Chủ nhiệm đã đi vào nghiên cứu


11


những vấn đề lý luận và thực trạng thực hiện việc hỗ trợ cho ĐBQH trong việc thực
hiện sáng quyền lập pháp. Mặc dù, đề tài đi sâu vào một khía cạnh hỗ trợ cho
ĐBQH là hỗ trợ thực hiện sáng quyền lập pháp, nhưng trong quá trình phân tích,
nghiên cứu, đề tài đã có đề cập đến những bất cập trong quy định pháp lý có liên
quan đến hỗ trợ cho ĐBQH, hạn chế trong nguồn lực tài chính, nhân lực hỗ trợ đối
với ĐBQH ở nước ta hiện nay nói chung và trong việc thực hiện sáng quyền lập
pháp nói riêng. Đề tài đề nghị nhiều giải pháp, trong đó có hoàn thiện chính sách hỗ
trợ cho ĐBQH ở nội dung sáng quyền lập pháp và các giải pháp hành động cụ thể.
- Đề tài cấp bộ: “Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới hoạt động cung cấp
thông tin hỗ trợ ĐBQH Việt Nam” (2017) do Trịnh Ngọc Cường làm Chủ nhiệm đã
đánh giá khá toàn diện về thực trạng hỗ trợ thông tin cho ĐBQH ở nước ta và nhu
cầu thông tin của đại biểu. Trên cơ sở phân tích những hạn chế, bất cập, Đề tài đã
đưa ra những quan điểm, giải pháp nhằm đổi mới hoạt động cung cấp thông tin hỗ
trợ ĐBQH như: đổi mới phương thức cung cấp thông tin, tăng cường ứng dụng
công nghệ thông tin, xây dựng cơ chế phối hợp trong cung cấp thông tin…
Ngoài ra, vấn đề thực hiện chính sách hỗ trợ đối với ĐBQH còn được đề cập
đến trong một số một số bài viết khác như: Bài viết “Chế độ chính sách đối với
ĐBQH cần tiếp tục hoàn thiện” của Th.S Tạ Thị Yên đăng trên Báo điện tử đại biểu
người nhân dân ngày 15/3/2014; bài viết: “Để tiếp tục xứng đáng gánh vác trách
nhiệm của đại biểu Quốc hội trước cử tri và nhân dân” của TS. Lưu Ngọc Tố Tâm
đăng trên Websize Tạp chí Cộng sản ngày 31/10/2016; “Đại biểu Quốc hội với việc
sử dụng thông tin tư vấn” của Vũ Minh Hồng đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập
pháp số 11/2003…
Qua khảo cứu các tài liệu nghiên cứu cho thấy, các tài liệu chủ yếu đề cập
đến chế độ, chính sách nói chung đối với ĐBQH, trong đó có những đánh giá về
thực trạng và kiến nghị về giải pháp có liên quan đến thực hiện chính sách hỗ trợ

đối với ĐBQH. Các tài liệu khá nhiều song còn thiếu tính hệ thống và chủ yếu dừng
lại nêu kiến nghị, đề xuất hoàn thiện một cách chung chung, xem đây như là một
giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động của đại biểu, một giải pháp để tăng

12


Luận văn đầy đủ ở file:Luận văn Full














×