Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

skkn một số biện pháp giúp trẻ 4 5 tuổi mạnh dạn tự tin trong giao tiếp bằng tiếng phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 27 trang )

MỤC LỤC

NỘI DUNG

TRANG

I- MỞ ĐẦU

1

1.Lý do chọn đề tài

1

2.Mục đích nghiên cứu

2

3.Đối tượng nghiên cứu

2

4. Phương pháp nghiên cứu

2

II- NỘI DUNG

3

1.Cơ sở lý luận của sáng kiến



3

2. Thực trạng vấn đề

4

3. Các giải pháp giải quyết vấn đề

6

4 .Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

14

III- KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

17

1. Kết luận

17

2. Kiến nghị

17


I- MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Như chúng ta đã biết giao tiếp có vai trò rất quan trọng đối với đời sống
con người, giao tiếp giữa người với người giữa trẻ với trẻ là vô cùng quan trọng
Vì vậy kỹ năng giao tiếp là một kỹ năng được xem là rất cần thiết và quan
trọng là cái nôi là hành trang vững bước để trẻ mở rộng quan hệ từ gia đình ra
ngoài xã hội.
Như vậy để thực hiện tốt mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục thì việc đầu tiên
phải hình thành ở trẻ các kỹ năng giao tiếp ngay từ lứa tuổi Mầm Non.
Con người từ khi cất tiếng khóc chào đời đến khi lớn lên và trưởng thành
thì cái tuổi thơ ấu một tờ giấy trắng được sống trong vòng tay che trở bao bọc
của những bàn tay ông bà, bố, mẹ tràn đầy hạnh phúc nên sự giao tiếp với trẻ lúc
này là sự gần gũi thân thương nên trẻ rất mạnh dạn tự tin.
Nhưng khi đến tuổi đến với ngôi nhà thứ hai của mình trẻ cũng được một
bàn tay chăm sóc lo cho ăn lo cho từng giấc ngủ, trẻ được vui chơi được học tập
được làm quen tiếp xúc với bao điều mới lạ, lúc này môi trường giao tiếp của trẻ
không còn là cái nôi trong sự bao bọc yêu thương của những người thân yêu nữa
mà trẻ đã được mở rộng sự giao tiếp giưa cô giáo và các bạn cùng trang lứa, đặc
biệt trong ngôi nhà thứ hai này trẻ được người mẹ thứ hai chăm sóc giáo dục qua
các hoạt động hằng ngày của trẻ, từ đó hình thành cho trẻ kỹ năng giao tiếp với
mọi người xung quanh.
Giao tiếp cũng góp phần không nhỏ trong sự thành công của mỗi con
người, với trẻ mầm non sự giao tiếp cũng rất quan trọng trong sự phát triển của
trẻ là cái nôi là hành trang vững bước trên con đường sau này, có những đứa trẻ
thì nó hiếu động nó mạnh dạn đã được tiếp xúc với nhiều người xung quanh thì
nó mạnh dạn tự tin trong giao tiếp nhưng ngược lại có những đứa trẻ ít giao tiếp
với mọi người xung quanh thì nó lại rụt rè nhút nhát kém tự tin khi giao tiếp với
mọi người xung quanh.
Cẩm Châu là một xã vùng cao 95% là con em dân tộc thiểu số gồm dân tộc
Dao và dân tộc Mường nên việc sử dụng tiếng phổ thông của trẻ đang còn nhiều
hạn chế như một số hiểu được tiếng phổ thông nhưng nói chưa rõ ràng chưa đủ
câu, một số thì chưa hiểu hết tiếng phổ thông, nên khi đến lớp phải nói tiếng phổ

thông, trong các hoạt động ở lớp khi cô hỏi trẻ, trẻ thường không muốn nói, trẻ
thể hiện nhút nhát ngại trả lời giao tiếp bằng tiếng phổ thông, trẻ trong lớp
thường chơi theo nhóm cùng dân tộc, những trẻ dân tộc Mường thích giao tiếp
với bạn là dân tộc Mường để nói tiếng Mường, những trẻ dân tộc Dao thích chơi
với các bạn là dân tộc Dao, chơi cùng nhau để nói tiếng Dao.
Trong năm học 2017-2018 chuyên đề tăng cường tiếng Việt cho trẻ vùng
dân tộc thiểu số là chuyên đề trọng tâm của năm học. Việc tăng cường các biện
2


pháp chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số là nhiệm vụ trọng tâm của
trường Mầm Non có học sinh là người dân tộc thiểu số. Chính vì vậy trong
những năm học gần đây, chuyên đề "Giáo dục dạy tiếng Việt cho trẻ vùng dân
tộc thiểu số" được xác định là chuyên đề trọng tâm trong các trường Mầm Non
vùng dân tộc thiểu số, với mong muốn để thực hiện có hiệu quả ngày một nâng
cao chất lượng sử dụng tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số giúp trẻ
mạnh dạn tự tin giao tiếp với nhau bằng tiếng Việt.
Từ tình hình đó tôi một người giáo viên từ nơi khác đến công tác tại địa bàn
xã Cẩm Châu, lúc đầu cũng có nhiều bỡ ngỡ và khó khăn nhưng vượt qua mọi
khó khăn với sự nhiệt huyết của tuổi trẻ với cái tâm của một nhà giáo tôi luôn
băn khoăn trăn trở và suy nghĩ làm gì, làm thế nào để giúp trẻ trong lớp thường
xuyên giao tiếp với nhau bằng tiếng phổ thông và tìm những biện pháp tốt nhất,
thiết thực nhất để giúp trẻ là người dân tộc thiểu số mạnh dạn tự tin trong giao
tiếp bằng tiếng Việt, từ những băn khoăn suy nghĩ đó nên tôi chọn đề tài "Một số
biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi mạnh dạn tự tin trong giao tiếp bằng tiếng Việt". Với
mong muốn trước hết là cung cấp vốn từ tiếng Việt cho trẻ là người dân tộc
thiểu số, tạo điều kiện cho trẻ các dân tộc thiểu số khác nhau trong lớp tự tin
giao tiếp với nhau bằng tiếng Việt .
2. Mục đích nghiên cứu:
Tìm ra một số biện pháp nhằm rèn luyện tính mạnh dạn tự tin trong giao

tiếp bằng tiếng việt cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi là người dân tộc thiểu số
Nâng cao chất lượng sử dụng ngôn ngữ tiếng việt cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi
là người dân tộc thiểu số để giao tiếp tự tin đối với trẻ dân tộc thiểu số.
3. Đối tượng nghiên cứu
Tổng hợp một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi mạnh dạn tự tin trong giao
tiếp bằng Tiếng Việt.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tài liệu chuyên đề liên quan đến dạy tiếng Việt cho trẻ người
dân tộc thiểu số, nghiên cứu tài liệu cho trẻ mầm non làm quen với tác phẩm văn
học, môi trường xung quanh và các tài liệu liên quan đến công tác chăm sóc giáo
dục trẻ trong trường mầm non.
Phương pháp quan sát trực tiếp
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế của lớp.
Vận dụng các phương pháp qua nghiên cứu tài liệu sát với tình hình thực
tế của trẻ trong lớp.
Khảo sát thống kê chất lượng của trẻ trước - trong và sau một thời gian
thực hiện, để so sánh kết quả.

3


II – NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
Tiếng Phổ thông còn gọi là tiếng Việt đây là ngôn ngữ chính tại Việt
Nam, là ngôn ngữ chính trong sinh hoạt giao tiếp hàng ngày của hơn 85 %
dân số cả nước
Tiếng Việt là ngôn ngữ phổ thông đối với các dân tộc thiểu số đang sinh
sống trên đất nước Việt Nam. Đây là ngôn ngữ chính giúp học sinh tiếp nhận
lĩnh hội các kiến thức lĩnh vực văn hóa xã hội, khoa học kỹ thuật ….trong
nhà trường tiếng Việt là ngôn ngữ quan trọng ngoài việc giúp trẻ tiếp thu kiến

thức còn là ngôn ngữ để trẻ giao tiếp với nhau giữa hai trẻ không cùng một
dân tộc, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.
Giao tiếp là một nhu cầu đặc trưng xuất hiện sớm nhất ở con người, qua
giao tiếp con người có thể trao đổi với nhau giữa người với người trao đổi với
nhau những cảm xúc vui buồn những ý tưởng những thông tin để duy trì và vận
hành các mối quan hệ trong xã hội giữa người với người với những mục đích
khác nhau.
Con người muốn tồn tại và phát triển được điều quan trọng phải có giao
tiếp, đối với trẻ cũng vậy để trẻ trở thành người bình thường phát triển tốt được
thì phải có giao tiếp. Qua giao tiếp trẻ lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội loài
người, hình thành và phát triển đời sống tâm lý, góp phần vào sự phát triển văn
hóa, xã hội chung đồng thời trẻ học cách đánh giá hành vi, thái độ, lĩnh hội các
chuẩn mực đạo đức xã hội, từ đó trẻ kiểm tra và vận dụng các tiêu chuẩn đó vào
trong cuộc sống, qua giao tiếp trẻ không chỉ nhận thức được người khác mà trẻ
còn nhận thức chính bản thân mình, trẻ biết được cái đúng cái sai từ đó hình
thành được chuẩn mực đạo đức ở trẻ.
Khi mới cất tiếng khóc chào đời trẻ đã có nhu cầu giao tiếp để thỏa mãn
những nhu cầu của bản thân, ở đâu có con người thì ở đó có giao tiếp, giao tiếp
giữa người với người. Vì vậy giao tiếp là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển con
người, là con người sinh ra trong xã hội nhất định đều phải thực hiện giao tiếp,
giao tiếp giữa ông bà, bố mẹ với cô giáo, bạn bè giao tiếp với mọi người xung
quanh.
Giao tiếp giúp con người cung cấp những thông tin cần thiết để hình thành
các phẩm chất tâm lý cá nhân và trẻ em cũng không ngoại lệ, trẻ cũng cần được
giao tiếp được trải nghiệm với mọi người xung quanh.
Trẻ em thời nay rất thông minh nhanh nhẹn không chỉ đối với những trẻ em
là người dân tộc kinh mà cả những trẻ em là người dân tộc cũng vây. Tuy nhiên
khi ta so sánh giữa trẻ giữa trẻ dân tộc kinh và dân tộc thiểu số sẽ có sự chênh
lệch về sự mạnh dạn tự tin trong giao tiếp trẻ dân tộc thường nhút nhát sợ sệt
mỗi khi phải đứng lên đọc bài hoặc khi có người lạ đến lớp ánh mắt cử chỉ của

trẻ thường khác bình thường khi đứng trước đám đông có trẻ sợ không dám
đứng và khóc đòi về khi cô dỗ tiếng phổ thông thì trẻ không nín và khi cô nói
tiếng dân tộc trẻ mới nín.Vì vậy viêc hình thành kỹ năng mạnh dạn tự tin trong
4


giao tiếp bằng tiếng Việt là rất quan trọng để trẻ có một hành trang vững bước
để bước vào đời.
Qua sự giao tiếp giữa trẻ với trẻ giữa trẻ với người lớn mà trẻ dần dần hiểu
được những quy định chung của lớp của xã hội mà mọi thành viên trong lớp
phải thực hiện, mặt khác qua giao tiếp trẻ bày tỏ những nhu cầu mong muốn của
mình với các thành viên trong lớp từ đó giúp trẻ hoà nhập với mọi người.
Với tình hình đó bản thân tôi thấy việc giúp trẻ mạnh dạn tự tin trong giao
tiếp bằng tiếng Việt là một vấn đề hết sức cấp bách và quan trọng đối với trường
chúng tôi.
Không chỉ là nhiệm vụ của một người giáo viên Mầm Non mà là lòng yêu
nghề mến trẻ cái tâm với nghề để đáp ứng được nhu cầu cần được giao tiếp một
cách tự tin và mạnh dạn để diễn đạt được nhu cầu, khả năng của trẻ. Tôi đã đưa
ra"Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp bằng
tiếng Việt”.
2. Thực trạng vấn đề
* Đặc điểm tình hình của lớp
Năm học 2017-2018 tôi được phân công chủ nhiệm lớp mẫu giáo 4-5 tuổi
có tổng số 25 cháu trong đó người dân tộc Mường 14 cháu chiếm 56%, dân tộc
Dao 10 chiếm 40% cháu và chỉ có 1 cháu chiếm 4% là dân tộc kinh. Nên vấn đề
nói tiếng phổ thông của trẻ là hết sức khó khăn, mặt khác địa bàn xã Cẩm Châu
thuộc một xã vùng cao của Huyện Cẩm Thủy, là xã có nhiều đồng bào là dân tộc
thiểu số chiếm 95% nên trình độ dân trí còn thấp bố mẹ các cháu thường kết hôn
sớm nên kinh nghiệm nuôi dạy con chưa có vì điều kiện kinh tế đang còn khó
khăn nên phần lớn các gia đình để con ở nhà với ông với bà đi làm ăn xa và

trong giao tiếp hằng ngày ở gia đình thì ông bà thường nói tiếng dân tộc với các
cháu và không nói tiếng phổ thông với các cháu nên nhiều cháu nói tiếng phổ
thông chưa thạo. Do vậy trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ còn gặp không ít
thuận lợi và khó khăn.
2.1. Thuận lợi
Được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, động viên,
tạo điều kiện cho giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tạo điều
kiện cho giáo viên làm việc, chỉ đạo chuyên môn thường sát sao tạo điều kiện
cho các giáo viên được rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn bản thân.
100% trẻ có cùng một độ tuổi 4-5 tuổi và ăn bán trú tại trường.
Trường đã làm tốt công tác xã hội hóa để mua bàn ghế, ti vi, lát sân trường,
trang trí cảnh quan môi trường tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ tập luyện.
Bản thân tôi luôn yêu nghề mến trẻ, là một giáo viên trẻ luôn nhiệt tình
trong công việc tâm huyết với nghề, luôn tìm tòi, học hỏi chị em đồng nghiệp để
trau dồi kiến thức, có khả năng sáng tạo về đổi mới phương pháp và làm đồ
dùng, đồ chơi phục vụ môn học thêm phong phú hơn, sinh động hơn và hấp dẫn
với trẻ phục vụ chương trình mầm non mới.
5


Tạo điều kiện để tổ chuyên môn triển khai các đợt tập huấn chuyên đề và tổ
chức các tiết dạy thực hành để chị em dự giờ và học tập kinh nghiệm
Luôn được sự quan tâm của phụ huynh về việc học tập của con em mình.
2.2. Khó khăn:
Trong lớp do tôi chủ nhiệm có đa số các cháu là người dân tộc thiểu số sống
chủ yếu ở trong các thôn bản hẻo lánh, xa đường, xa chợ, trẻ ít được tiếp xúc nơi
nhiều người, nên đến tuổi đi học khi được gặp gỡ, tiếp xúc với nơi đông người
trẻ rụt rè và ngại giao tiếp, đặc biệt khi ở nhà những người trong gia đình thường
chỉ sử dụng tiếng mẹ đẻ ( Ngôn ngữ của dân tộc mình) để giao tiếp với nhau,
hầu như khi ở gia đình, những người trong gia đình trẻ không nói chuyện giao

tiếp với nhau bằng tiếng Việt, nên vốn từ tiếng Việt của trẻ rất ít, khi trẻ đến lớp
khả năng hiểu biết và nói tiếng Việt khi giao tiếp còn nhiều hạn chế. Trẻ chỉ giao
tiếp với các bạn cùng dân tộc mình trẻ hai dân tộc khác nhau thường không hay
giao tiếp với nhau vì khi giao tiếp phải sử dụng tiếng Việt trẻ còn mắc các lỗi
như nói tiếng Việt chưa rõ, hiểu nghĩa của từ chưa đầy đủ, do vậy quá trình tham
gia vào các hoạt động cùng các bạn trong lớp trẻ chưa mạnh dạn, tự tin.
Trong lớp còn một số trẻ rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin và không muốn tham
gia vào hoạt động.
Phần lớn là người dân tộc thiểu số nên trình độ của người dân đang con hạn
chế không quan tâm đến vấn đề sức khỏe cũng như tình hình học tập của con em
mình. Cụ thể như: Một số phụ huynh trời mưa bố mẹ quàng áo mưa con ngồi
sau không quàng áo mưa đến lớp ướt lũn người, trời lạnh không đi tất mặc quần
áo ấm cho con, điều kiện kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn nên vẫn còn một
số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình, còn phó
mặc việc học tập của con em mình cho giáo viên chủ nhiệm và cho nhà trường,
phương tiện đi lại còn hạn chế chủ yếu đưa con đến lớp bằng phương tiện là xe
đạp và đi bộ, nên ít có điều kiện cho con được đi chơi xa, được đi thăm quan du
lịch để mở mang vốn hiểu biết của trẻ, nên ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình giao
tiếp của trẻ.
Vẫn còn một số phụ huynh chưa có nhận thức đúng về công tác chăm sóc
và nuôi dạy trẻ ở trường Mầm Non đang có suy nghĩ là trẻ con thì học cái gì hát
vài bài hết buổi về, chưa cho trẻ đến lớp đúng độ tuổi vẫn còn tình trạng để trẻ ở
nhà cho ông bà chăm sóc nên trẻ không có cơ hội được giao lưu với thế giới bên
ngoài khi đến lớp trẻ sợ sệt không dám nói truyện, nhút nhát kém tự tin.
Từ những thuận lợi và khó khăn thực tế trên tôi đã tiến hành khảo sát thực
trạng về giao tiếp của trẻ tại lớp tôi như sau:
2.3. Kết quả thực trạng khảo sát.
6



TT

Nội dung khảo sát

1

Trẻ thích trò truyện
giao tiếp với cô bàng
tiếng Việt khi đến lớp.

2

Trẻ mạnh dạn tự tin
giao tiếp với bạn bằng
tiếng Việt

3

Trẻ tự tin kể về việc trẻ
thấy cho mọi người.

Đạt

Tổng

Chưa đạt

Số trẻ T Tỉ lệ K Tỉ lệTB
%
%


25

Tỉ lệ
%

Y

Tỉ lệ
%

2

8

5

20

8

32

10

40

3

12


4

16

7

16

11

44

3

12

3

12

9

36

10

40

Từ kết quả khảo sát thực tiễn cho ta thấy khi chưa sử dụng phương pháp tỉ

lệ trẻ trẻ thích trò truyện giao tiếp với cô bằng tiếng Việt, trẻ mạnh dạn tự tin
giao tiếp với bạn, trẻ tự tin kể về việc trẻ thấy cho mọi người khi đến lớp còn
thấp.
Từ những kết quả khảo sát trên nên tôi đã đưa ra:" Một số biện pháp giúp
trẻ 4-5 tuổi mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp bằng tiếng Việt”. Nhằm mục đích
giúp trẻ mạnh dạn tự tin hơn khi tham giao tiếp với bạn bè và mọi người xung
quanh bằng tiếng Việt tạo cho trẻ có cảm giác thoải mái, tích cực giao tiếp và có
nhiều sáng tạo trong quá trình học và chơi của trẻ.
3. Các biện pháp giải quyết vấn đề
Biện pháp 1: Tạo ở trẻ sự muốn được trò truyện giao tiếp với cô mỗi
khi đến lớp.
Trẻ Mầm Non, cái tuổi ăn, tuổi chơi, luôn luôn được nuông chiều muốn gì
được nấy luôn nũng nịu trong vòng tay của bà của mẹ, không tuân thủ theo một
quy tắc thời gian nào, nhưng khi trên đôi vai nhỏ bé đeo chiếc ba lô không phải
là những trang giấy những quyển vở mà là những bộ quần áo những lọ sữa để
chuẩn bị đến với ngôi nhà thứ hai thì trẻ phải tiếp xúc với một môi trường mới
hết sức lạ lẫm với trẻ, trẻ phải ăn, học chơi đều thực hiện theo thời gian biểu
theo sinh hoạt hàng ngày, ở trường theo giờ giấc trẻ không được tự do bay nhảy
như ở nhà muốn gì được nấy nữa. Như vậy đối với trẻ dân tộc ở khu trung tâm
còn dễ chứ những trẻ ở xa khu trung tâm ít được giao lưu được trò truyện với
nhiều người xung quanh, trẻ khóc lóc vật vã không dám đến gần ai thì đây quả
là một vấn đề hết sức khó khăn với trẻ.
Như vậy nắm bắt được tình hình của địa phương cũng như tâm sinh lý của
trẻ trong giờ đón trẻ tôi ân cần bế trẻ với một cái nhìn đầy gần gũi nụ cười tươi
để tạo cho trẻ sự gần gũi, ôm trẻ vào lòng ban đầu trò truyện với trẻ bằng tiếng
dân tộc để tạo cho trẻ sự yên tâm. Như hỏi trẻ: "Ông ai tưa con ty hoặc?" hay
"Con có ào oai xí" ? "Ông ngay mua xí" ?. Tôi cho trẻ vào góc chơi trẻ dần quên
đi khi trẻ đã ổn định trở lại tôi sẽ trò truyện với trẻ bằng tiếng phổ thông như:
7



"Thế ai đưa con đi học?, Con có áo mới đẹp thế ?, Ai mua cho con?". Rồi cho
trẻ trả lời bằng tiếng Việt từ những cử chỉ hành động trên trẻ sẽ cảm thấy yên
tâm khi đến lớp và sẽ mạnh dạn tự tin hơn trong giao tiếp bằng tiếng Việt.

Hình ảnh: Cô ân cần đón trẻ tạo tâm lý gần gũi với trẻ:

Từ những cử chỉ hành động gần gũi đó sẽ tạo cho trẻ cảm giác an toàn, gần
gũi trẻ xem trường học là ngôi nhà thứ hai của mình vậy, và lần sau trẻ sẽ tự
mình đi vào lớp chào cô chào bố mẹ bằng tiếng Việt để vào lớp, sắp đến giờ trả
trẻ bằng những câu hỏi gần gũi như: Hôm nay cô dạy các con đọc bài thơ gì ?
trẻ trả lời:"Trằng lời cô giào" cô sửa lại "Nghe lời cô giáo" nào cả lớp đọc lại
cho cô nào ? Hôm nay con ăn được mấy bát ? trẻ trả lời"Han tói" cô sửa lại
"Hai bát"Con thích chơi với bạn nào ở lớp ?. Trẻ trả lời"Lấu Thành "cô sửa lại
"Bạn Thành". Khi về các con phải làm gì ?"Chào mú, mế mơm pác" cô sửa lại
"Chào bà, chào mẹ, chào bố"
Từ những câu hỏi hết sức gần gũi đó đã giúp trẻ mạnh dạn tự tin hơn khi
giao tiếp bằng tiếng Việt qua đó cũng phát triển khả năng ghi nhớ cho trẻ.
Biện pháp 2: Xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt cho trẻ cung
cấp thêm từ mới hiểu đúng nghĩa của từ.
Để tăng cường tiếng Việt cho trẻ cung cấp thêm các từ mới và giúp trẻ hiểu
đúng nghĩa của từ tôi thực hiện trước hết xây dựng một góc học tiếng Việt với
8


biện pháp mỗi chủ đề tìm các từ thường sử dụng trong giao tiếp gắn với hình
ảnh mỗi ngày cho trẻ vào góc học tiếng Việt 5-7 phút cho trẻ xem tranh đọc từ
sau đó trẻ có thể tự mình vào góc đọc lại từ cô đã cung cấp cho trẻ.
Ví dụ 1: Ở chủ điểm "Gia đình" cô cho trẻ vào góc làm quen tiếng Việt để
trò truyện một số đồ dùng trong gia đình có kèm hình ảnh kèm theo từ cần cung

cấp: Như hình ảnh "Cái bát con" có từ, hình ảnh "Cái màn" có từ, hình ảnh "Cái
nón "có từ ….Và một số hình ảnh về đồ dùng kèm theo từ cô hỏi trẻ chỉ vào
hình ảnh cái bát "Cái gì đây ?. Trẻ dân tộc Mường trả lời "Cày toáy" Cô yêu cầu
trẻ nhắc lại bằng tiếng Việt là "Cái bát" 2-3 lần "Thế cái bát dùng làm gì?"trẻ trả
lời"Tứng cơm" cô sửa lại "Đựng cơm". Tương tự cô chỉ đến hình ảnh " Cái màn"
trẻ trả lời là "Cày pởi" Cô yêu trẻ nhắc lại bằng tiếng Việt là "Cái màn" 2-3 lần.
Cô hỏi trẻ "Cái màn dùng làm gì?"trẻ trả lời "Tảy khỏi ma cở cắn"cô sửa lại "Để
không bị muỗi cắn". Đến hình ảnh cái nón cô chỉ vào cái nón và hỏi trẻ, trẻ trả
lời "Cày mô" Cô phải sửa lại cho trẻ đọc bằng tiếng Việt luôn "Cái nón"…..và
một số hình ảnh khác có từ cô đều phải thực hiện như vậy mỗi từ mới cô cho trẻ
phát âm bằng tiếng Việt 2-3 lần.Tương tự các chủ điểm khác cô cũng kèm hình
ảnh để hỏi trẻ và cho trẻ phát âm lại bằng tiếng Việt.

Hình ảnh cô đang hướng dẫn trẻ đọc và phát âm bằng tiếng Việt
Khi đã được cô hướng dẫn và cung cấp các từ mới như ở trên thì cô cho hai
trẻ khác dân tộc nhau vào góc để chơi trò chơi đố nhau chỉ vào các hình ảnh để
nói bằng tiếngViệt.

9


Hình ảnh trẻ đang hướng dẫn nhau nói tiếng Việt

Mỗi chủ điểm cô đều tìm hiểu những đồ dùng sự vật trẻ thường phát âm
bằng tiếng dân tộc để tìm hình ảnh gắn với từ tiếng Việt đưa vào góc tiếng Việt
nhằm cung cấp từ mới và giúp trẻ phát âm bằng tiếng Việt.
Biện pháp 3: Hình thành kỹ năng giao tiếp mạnh dạn tự tin cho trẻ
bằng tiếng Việt thông qua hoạt động học.
Như chúng ta đã biết trong giai đoạn hiện nay bậc học mầm non đang thực
hiện chương trình giáo dục mầm non mới với mục tiêu giáo dục lấy trẻ làm

trung tâm, trẻ là chủ thể trong mọi hoạt động và giáo viên chỉ là người hướng
dẫn và gợi mở cho trẻ để trẻ tham gia hoạt động một cách sáng tạo.
Phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm là một trong những phương
pháp giúp giáo viên thực hiện một cách có hiệu quả việc rèn kỹ năng giao tiếp
mạnh dạn tự tin trong giao tiếp bằng tiếng Việt cho trẻ, trẻ được hoạt động được
thực hiện. Hiểu được điều này trong các giờ hoạt động học tôi luôn tạo cơ hội
cho mọi trẻ được hoạt động đồng thời quan tâm đến từng cá nhân trẻ nhất là đối
với những trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn trong giao tiếp,nói tiếng phổ thông
chưa thạo tôi thường xuyên cho trẻ được đứng lên để trả lời và đặt ra nhiều câu
hỏi tạo nhiều tình huống cho trẻ được giao tiếp.
Bởi trong một hoạt động dưới sự hướng dẫn, gợi mở của cô về những điều
kỳ diệu gần gũi với trẻ sẽ kích thích ở trẻ khả năng tư duy, sáng tạo độc đáo để
xử lý các tình huống diễn ra trong các hoạt động từ đó giúp trẻ trở nên mạnh dạn
hơn và tự tin hơn khi giao tiếp với bạn bè và mọi người xung quanh.
Ví dụ 1: Ở chủ điểm"Thế giới động vật” trong giờ học MTXQ với đề
tài"Trò truyện về các con vật nuôi trong gia đình" để trẻ trở nên mạnh dạn và tự
tin hơn trong giao tiếp bằng tiếng Việt trong giờ tổ chức cho trẻ hoạt động tôi
10


đặt ra các câu hỏi kích thích khả năng ghi nhớ, tư duy cho trẻ như các câu hỏi:
Thế gia đình bạn Ánh nuôi những con gì ? trẻ trả lời:"Con cùn " cô sửa lại là
"Con lợn" "Con khiêm" cô sửa "Con vịt", "Con kha" cô sửa lại "Con gà". Thế
con lợn kêu thế nào? Con gà trống gáy làm sao? Trẻ trả lời : "Con cùn lé kêu ụt
ịt, ụt ịt, Con kha lé cắn ò ó o o…". Cô sửa sai và cho trẻ phát âm lại bằng tiếng
việt là "Con gà trống gáy ò ó o o". Ngoài những con vật bạn Ánh mới kể các
con con biết những con gì nuôi trong gia đình? Để tạo sự mạnh dạn tự tin cho
trẻ trước đám đông cô đưa ra câu hỏi như: Bạn nào lên gắn tranh những con vật
nuôi trong gia đình cho cô nào?


Hình ảnh trẻ trình bày hoạt động đang gắn tranh TGĐV

Từ việc trẻ được lên gắn tranh như vậy trẻ sẽ mạnh dạn tự tin hơn trong
giao tiếp trước đám đông, khi lên trả lời câu hỏi của cô trẻ sẽ được nói tiếng Việt
qua đó sẽ phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Ví dụ 2: Trong giờ văn học đề tài thơ "Cô dạy con "cho trẻ lên khám phá
món quà của cô về các phương tiện giao thông để phát triển sự tự tin trong giao
tiếp cho trẻ trước đám đông cô cho trẻ lên khám phá món quà cô hỏi trẻ : Cô có
món quà gì ? trẻ trả lời "Xe tạp" Cô sửa sai cho trẻ "Xe đạp" Trẻ trả lời "Mày
băn" cô sửa sai cho trẻ "Máy bay", "Xe mảy"cô sửa lại "xe máy". Cô hỏi trẻ về
luật lệ giao thông khi đi qua đường : Khi đi đường phải đi như thế nào? Trẻ trả
lời "Ti tằng khá""ti ở say chăm chăng ti say chiêu"cô sửa lại "Đi ngoài đường,
đi phía tay phải không đi phía tay trái". Và cho trẻ trả lời và phát âm lại,ô hỏi
trẻ : Thế đi đến ngã tư có những tín hiệu gì ?Và các con phải làm gì? Trẻ trả
lời : Cò pa cài tèn, tèn tỏ tửng lái, tèn seng àn ti còn tèn vàng ti từ. Sau đấy cô
sửa sai và cho trẻ trả lời lại: Có ba cái đèn, đèn vàng đi chậm, đèn đỏ phải dừng
khi đèn xanh sáng được đi.
11


Cho trẻ đọc thơ qua mô hình và cho trẻ vừa chỉ vừa đọc thơ qua mô hình.

Hình ảnh trẻ đọc thơ qua mô hình.

Qua các hoạt động trên giáo viên đã giúp trẻ khả năng chú ý quan sát và
đặc biệt hơn giúp trẻ nói thành thạo bằng tiếng Việt và trẻ mạn dạn tự tin hơn
trong giao tiếp trước đám đông.
Biện pháp 4: Phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ qua hoạt động vui chơi
Như chúng ta đã biết “Hoạt động vui chơi” là một hoạt động chủ đạo đối
với trẻ mầm non, vì ở cái tuổi này cái tuổi thích thì làm không thích thì thôi

nhanh nhớ chóng quên .Vì vậy thông qua hoạt động vui chơi có thể giúp trẻ học
tập được nhiều các kỹ năng cần thiết cho sự phát triển của trẻ, đồng thời qua vui
chơi trẻ sẽ có nhiều cơ hội được trải nghiệm, nhiều cơ hội được thực hiện sự
giao tiếp giữa trẻ với trẻ giữa trong cùng nhóm chơi hoặc có thể giao tiếp với
nhiều nhóm chơi khác trong lớp học của trẻ.
Chính vì điều đó mà tôi đã tận dụng một cách triệt để việc rèn kỹ năng giao
tiếp cho trẻ bằng tiếng Việt thông qua tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ
ngay tại lớp học.
Ví dụ 1: Ở chủ điểm “Thế giới thực vật - tết và mùa xuân” khi tổ chức một
giờ hoạt động góc tôi cho trẻ chơi ở góc chơi phân vai chơi đóng vai trẻ đang
gói bánh trưng, khi được cô giới thiệu vào các góc chơi trẻ sẽ nhận vai chơi và
rất hứng thú nhập vai chơi trẻ sẽ được đóng vai người lớn đang gói bánh trưng
trẻ sẽ hòa mình vào buổi chơi một cách hào hứng, trẻ sẽ được đóng vai người
lớn đang gói bánh trưng qua đó trẻ sẽ biết được ngày tết cổ truyền của dân tộc.
Khi nhập vai chơi trẻ được trải nghiệm, được thực hànhtrẻ biết được bánh
trưng là loại bánh cổ truyền không thể thiếu trong ngày tết biết được các nguyên
vật liệu để làm ra chiếc bánh trưng qua đó trẻ được làm người lớn và được thể
12


hiện những hành vi giao tiếp giống như người lớn với khi trẻ chơi cô chú ý lắng
nghe khi trẻ chơi và khi trẻ trao đổi vai chơi .Ví dụ trẻ nói chuyện với nhau: "Là
ní là là tong, cào nì là cào rếp, có nhân là xịt cùn, mế ho ốt ho ăn". Cô sửa lại
"Lá rong, gạo nếp, thịt lợn, mẹ tôi gói tôi ăn". Hay trẻ nói : Râu ốt àn mầy cài
rối, ho àn han cài, ốt song cha pao song lọc". Cô sửa lại "Thế bác gói được mấy
cái rồi, tôi được hai cái, gói xong cho vào nồi luộc" hay trẻ nói "Dâu ốt ty, ho
chăng ốt nửa" Cô sửa lại "Bác gói đi, tôi không gói nữa" hay trẻ nói: Cha pao
nồi ni cho ho lóc" Cô sửa lại" Bỏ vào nồi này cho tôi luộc" ....Qua đó sẽ tạo sự
gần gũi giữa cô và trẻ sẽ giúp trẻ mạnh dạn tự tin hơn khi giao tiếp trước đám
đông bằng tiếng Việt.


Hình ảnh trẻ trò chuyện cùng nhau khi đang gói bánh trưng
*Rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ bằng tiếng Việt ở mọi lúc, mọi nơi
Như chúng ta đã biết giao tiếp không chỉ để được thực hiện ở trong gia đình
hay trong lớp học mà còn để thực hiện ở ngoài xã hôi, ở mọi lúc mọi nơi. Như
vậy không thể chỉ rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ bằng tiếng Việt qua hoạt động
học hoạt động vui chơi mà còn thông qua tất cả các hoạt động trong ngày của trẻ
ở mọi lúc mọi nơi .
Vì vậy để rèn kỹ năng giao tiếp tốt cho trẻ bằng tiếng Việt giáo viên không
thể chỉ rèn luyện kỹ năng cho trẻ trong một hoạt động học hay một giờ hoạt
động góc hoặc không chỉ trong giờ đón trẻ mà giáo viên còn phải rèn kỹ năng
giao tiếp bằng tiếng Việt cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi vào mọi thời điểm có thể
diễn ra những hoạt động giao tiếp.
Ví dụ 1: Trong giờ tổ chức cho trẻ ăn giáo viên cũng có thể giáo dục và rèn
kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Việt cho trẻ ví dụ như trẻ nói : Ho cài thía, cài tói,
13


cài đỉa"Cô sửa lại "Cái thìa, cái bát, cái đĩa" hoặc khi muốn ăn thêm cơm trẻ
nói “Cườn tói cơm, cườn tói keng, xôn chằng ăn nửa". Cô sửa lại "Xin bát cơm,
xin bát canh, con không ăn nữa" hoặc khi làm đổ cơm thì trẻ nói " Tổ rối cườn
lổi nớ" cô sửa lại "Con đổ rồi, con xin lỗi cô " khi trẻ làm đổ cơm của bạn thì trẻ
nói "Tái râu ho chăng hay" thì cô phải bắt trẻ xin lỗi bạn như "Tôi xin lỗi
bạn"…..Giáo viên phải luôn luôn uốn nắn và giáo dục trẻ để trẻ có thái độ hành
vi ứng sử một cách chuẩn mực đạo đức. Khi đến trường được học trong một
môi trường giáo dục nếu cô không uốn nắn rèn rũa trẻ thói quen nề nếp trước khi
ăn phải rửa tay và phải mời cô mời bạn thì trẻ sẽ tự ngồi vào bàn ăn không mời
ai khi cơm rơi không biết nhặt vào đĩa. Vì thế khi tổ chức cho trẻ ăn việc rèn kỹ
năng giao tiếp, ứng sử trong khi ăn cũng hết sức quan trọng đối với việc rèn kỹ
năng giao tiếp cho trẻ.

Ví dụ 2: Không chỉ rèn cho trẻ kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Việt trong giờ
học giờ ăn mà tôi còn rèn kỹ năng này trong các hoạt động như tổ chức sing nhật
cho một trẻ trong lớp. Khi hỏi trẻ :Con lên kể ngày sinh nhật của con nào? .Trẻ
trả lời "Han han kháng sám nhăm mười răm". Cô sửa lại "Hai hai tháng tám
năm mười lăm", sinh nhật con thích gì? "Ti rống, ào oai, ti mống rống" Cô sửa
lại "Đi chơi, áo đẹp, đi bà ngoại", con tặng lớp mình bài hát gì? "Xôn ưa mú"
cô sửa lại "Cháu yêu bà". Qua hoạt động tổ chức này sẽ giúp trẻ mạnh dạn tự tin
hơn trong giao tiếp bằng tiếng Việt trước đám đông. Khi trẻ đứng dậy kể ngày
sinh nhật và hát tặng các bạn một bài, trẻ được các bạn vỗ tay chúc mừng sinh
nhât nên trẻ rất thích thú từ đó sẽ hình thành cho trẻ kỹ năng giao tiếp bằng tiếng
Việt trước đám đông .

Hình ảnh tổ chức sinh nhật cho trẻ
14


Ví dụ 3: Khi tổ chức cho trẻ tham gia chơi ngoài trời ở chủ điểm “Thế giới
động vật” tôi cho trẻ đứng một vòng xung quanh các con vật nuôi tôi tập trung
trẻ lại gần trò chuyện cùng trẻ về chủ đề trẻ đang học kích thích khả năng giao
tiếp bằng tiêng Việt cho trẻ bằng cách đặt nhiều câu hỏi để trẻ trả lời. “ Ở sân
trường mình có những con gì? trẻ trả lời " Kha mái, kha khồng". Cô sửa lại "Gà
mái, gà trống", Gà mái nuôi làm gì ?. Trẻ trả lời : "Tẻ tứng, náng xịt" cô sửa lại
"Đẻ trứng, làm thịt". Thế gà trống nuôi làm gì? "Cắn khớm dao" cô sửa lại và
cho trẻ phát âm lại là "Gáy sáng mai". Bằng quan sát vật thật với những câu hỏi
gợi mở của cô trẻ sẽ rất tích cực và hứng thú trả lời những câu hỏi mà cô đưa
ra.

Hình ảnh: Cô giúp trẻ trò chuyện khi quan sát chơi ngoài trời

Như vậy có thể thấy rằng việc rèn kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Việt cho trẻ

là hai quá trình diễn ra song song giũa nghe và nói sẽ giúp trẻ rèn kỹ năng phát
triển giao tiếp bằng tiếng Việt nhanh và hiệu quả.
Như vậy thông qua các hoạt động hàng ngày của trẻ giáo viên thường
xuyên trò chuyện, gần gũi với trẻ, đặt ra những câu hỏi mang tính gợi mở nhưng
gần gũi đối với trẻ sẽ giúp cho trẻ có cảm giác được quan tâm, được yêu thương
và trẻ sẽ trở nên mạnh dạn tự tin hơn khi giao tiếp bằng tiếng Việt với mọi người
xung quanh.
15


Biện pháp 6: Rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ phù hợp với đặc điểm
cá nhân của từng trẻ.
Kỹ năng giao tiếp không phải là một yếu tố bẩm sinh hay di truyền mà nó
được hình thành và phát triển trong quá trình sống, sinh hoạt, qua hoạt động, trải
nghiệm, luyện tập, rèn luyện... và không phải đứa trẻ nào khi sinh ra cũng có thể
có khả năng giao tiếp tốt, có trẻ rất mạnh dạn nhưng lại cũng có những trẻ rất
nhút nhát và sợ khi phải gặp gỡ người lạ.
Vì vậy việc dạy cho trẻ biết cách giao tiếp với mọi người xung quanh, biết
biết bày tỏ thái độ của mình bằng lời nói, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, biết cách giải
quyết những tình huống trong cuộc sống hằng ngày, biểu đạt những mong muốn,
cảm xúc, suy nghĩ, làm những việc nên làm, đồng thời biết lắng nghe và hiểu
người khác. Đây là một nội dung vô cùng quan trọng và hết sức cần thiết trong
chăm sóc, giáo dục và rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ em độ tuổi mầm non.
Đối với những cháu là người dân tộc sống ở trung tâm còn dễ chứ các cháu
là người dân tộc các cháu thường chưa nói thành thạo tiếng phổ thông và rất
nhút nhát, ngại giao tiếp với bạn bè và mọi người xung quanh, thậm chí là không
giám nói không dám nhìn bất cứ ai cứ cúi mặt cắn tay.
Vì vậy tôi phải gần gũi với trẻ trò chuyện với trẻ ban đầu bằng tiếng địa
phương từ những câu nói đơn giản để tạo cho trẻ có cảm giác an toàn thân thiện,
gần gũi và từ đó trẻ có thể mạnh dạn và tự tin hơn khi nói chuyện với cô giáo và

dần dần trẻ sẽ tự tin hơn khi giao tiếp với bạn bè và mọi người xung quah, và
luôn luôn cổ vù động viên khuyến khích để trẻ nói những việc mà trẻ muốn và
sử dụng trong nhiều tình huống để khuyến khích trẻ tham gia giao tiếp bằng
tiếng Việt.
Ví dụ: Trong tiết âm nhạc cho trẻ đứng dậy làm en xi dẫn chương trình trẻ
nói "Chào bay nớ, ho sên sư, ho mừng àn dản chương trình ní". Cô sửa lại "Xin
chào các bạn tôi tên là thư rất vui được dẫn chương trình này". Hay khi trẻ giới
thiệu bạn lên hát trẻ nói " Mời râu, hạt ti, bài chi, cầm lế mích " Cô sửa lại "Mời
bạn, hát đi, bài gì, cầm lấy mích".... Khi trẻ lên hát trẻ lại nói "ho rưởỉ, ho hạt
bài một con khiê, vổ xay ho nớ" Cô sửa lại "tôi sợ, tôi hát bài một con vịt, vỗ
tay tôi nhé". Với việc cho trẻ đóng làm en xi dẫn chương trình như vậy sẽ giúp
trẻ mạnh dạn tự tin hơn trước đám đông qua những lời giới thiệu về chương
trình về bản thân sẽ giúp trẻ mở rộng vốn từ giúp trẻ có khả năng mạnh dạn tự
tin trong giao tiếp bằng tiếng Việt trước đám đông được tốt hơn.
Biện pháp 7: Phối hợp với phụ huynh giúp trẻ phát triển kỹ năng giao
tiếp bằng tiếng Việt.
Đối với bậc học mầm non công tác giáo dục và rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ
là mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu và tách rời với chương trình
giáo dục Mầm Non..
16


Chính vì vậy để công tác tuyên truyền nâng cao chất lượng nuôi dưỡng,
chăm sóc, giáo dục và rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ ở trường Mầm Non
đạt kết quả cao điều không thể thiếu đó là sự phối hợp giữa gia đình và nhà
trường.
Công tác chăm sóc, giáo dục trẻ là một nhiệm vụ quan trọng của trường
mầm non, nhưng dù có thực hiện phương pháp chăm sóc, giáo dục nào tốt đi
nữa mà không có sự phối hợp giữa nhà trường và các bậc phụ huynh về cách
chăm sóc giáo dục trẻ thì sẽ không bao giờ đạt được kết quả cao trong học tập.

Vì thế việc phối hợp giữa phụ huynh và nhà trường là nhiệm vụ giáo dục
quan trọng và có hiệu quả tốt nhất, đây là biện pháp để giáo viên và phụ huynh
có thể chia sẻ kinh nghiệm hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ
nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất, tinh thần.
Đồng thời khi trao đổi với phụ huynh giáo viên sẽ có nhiều hiểu biết về
tâm, sinh lí của trẻ để trò chuyện với trẻ, để từ đó có những biện pháp giáo dục
trẻ và giúp những trẻ còn nhút nhát sẽ trở nên mạnh dạn hơn trong giao tiếp.
Đối với xã Cẩm Châu là một xã vùng cao 95% là người dân tộc, trình độ
dân trí và sự hiểu biết còn chưa cao. Nên vấn đề trao đổi giữa cô giáo và phụ
huynh cũng đang còn nhiều khó khăn, nhưng để làm được điều đó tôi tạo sự thân
thiện với phụ huynh để phụ huynh tránh hiểu nhầm là không tôn trọng tiếng mẹ
đẻ của họ mà phải giúp phụ huynh hiểu rằng "Tiếng mẹ đẻ " không thể mất đi
mà sẽ được gìn giữ, nhưng dạy trẻ hiểu và nói tiếng phổ thông sẽ giúp trẻ rất
nhiều trong việc tiếp thu kiến thức cũng như giúp trẻ nhanh nhạy thích nghi với
mọi môi trường nên khi đón trẻ tôi ân cần niềm nở chào hỏi với phụ huynh bằng
tiếng địa phương với cử chỉ nét mặt tươi vui với những câu hỏi gần giũi như :
Nhà mú có mấy món? Xí pác xôn mần ở nó? Pác mế lé có hay vền chăng? Lấu
ùn mấy xuổi rồi mú? Pao lớp ty con, mú vền nớ. Sau đó tôi thường xuyên trò
truyện trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ ở trường để phụ huynh nắm
bắt được khả năng giao tiếp của trẻ để phối kết hợp cùng giáo viên rèn luyện kỹ
năng giao tiếp đối với những trẻ khả năng giao tiếp còn hạn chế.
Còn với những trẻ mạnh dạn, tự tin khi giao tiếp giáo viên sẽ tiếp tục trao
đổi với phụ huynh cùng với giáo viên giúp trẻ ngày càng giao tiếp tốt hơn.
Ngoài ra để việc rèn luyện các kỹ năng giao tiếp của trẻ được xuyên xuốt
không chỉ ở trường, lớp mà còn được rèn luyện ở cả trong môi trường sinh hoạt
gia đình, để làm được điều này tôi trao đổi với phụ huynh, động viên khuyến
khích và tác động đến cha mẹ để họ thường xuyên cùng tham gia trực tiếp hoăc
gián tiếp vào việc rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ.
Cụ thể như: Khi về nhà bác hãy thường xuyên nói truyện với các cháu bằng
tiếng phổ thông với những câu hỏi như “Hôm nay ở lớp cô giáo dạy bài gì? Con

17


đọc thơ cho mẹ nghe với nào? Con ăn được mấy bát cơm? Con ngủ gần bạn
nào? Qua những câu hỏi đó không những giúp trẻ được giao tiếp mà còn giúp
phát triển khả năng tư duy nghi nhớ cho trẻ
Để từ đó việc rèn luyện các kỹ năng mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp với
mọi người xung quanh của trẻ đạt hiệu quả cao hơn.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
a. Kết quả khảo sát.
Qua quá trình sử dụng một số biện pháp giúp trẻ mạnh dạn tự tin trong giao
tiếp bằng tiếng Việt tôi đã thu được những kết quả cụ thể như sau:
TT

Nội dung khảo sát

1

Trẻ thích trò truyện
giao tiếp với cô bàng
tiếng Việt khi đến lớp.

2

Trẻ mạnh dạn tự tin
giao tiếp với bạn

3


Trẻ tự tin kể về việc trẻ
thấy cho mọi người.

Đạt

Tổng
Số trẻ

25

T

Tỉ lệ
%

K

11

44

10

40

10

40

11


10

40

9

Chưa đạt

Tỉ lệ
TB
%

Tỉ lệ
%

Y

Tỉ lệ
%

4

16

0

0

44


4

16

0

0

36

5

20

1

4

Qua kết quả khảo trên cho thấy ngay từ đầu năm học khi tôi tiến hành khảo
sát chất lượng trên trẻ khi chưa sử dụng các biện pháp rèn luyện kỹ năng giao
tiếp cho trẻ vào các hoạt động hằng ngày của trẻ khả năng giao tiếp mạnh dạn
của trẻ còn nhiều trẻ ở tỉ lệ trung bình và yếu.
Nhưng sau khi tôi thực hiện: “ Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi mạnh
dạn, tự tin trong giao tiếp bằng tiếng Việt”. Cho trẻ ở các hoạt động trong ngày
thì đã có sự thay đổi một cách rõ rệt điều đó thể hiện là : Trẻ rất hứng thú và
thích tìm tòi, khám phá sự vật hiện tượng xung quanh trẻ và trẻ mạnh dạn tự tin
hơn trong giao tiêp bằng tiếng Việt
*Đối với trẻ:
Sau thời gian thực hiện các biện pháp trên tôi thấy trẻ không chỉ tiến bộ về

mặt kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Việt mà còn phát triển cả kỹ năng ngôn ngữ,
tình cảm xã hội cũng như tư duy, trẻ còn mạnh dạn tự tin trong mọi hoạt động,
biết hoà đồng cùng các bạn trong lớp, ngoan, lễ phép với mọi người, đoàn kết

18


giúp đỡ bạn bè, tự tin thích thú khi tham gia hoạt động và giao tiếp với mọi
người xung quanh
*Đối với giáo viên:
Hiểu sâu về đặc điểm tâm, sinh lý của trẻ, về các kỹ năng của trẻ và gần
gũi trẻ nhiều hơn, hiểu được tâm tư và những mong muốn của trẻ trong quá trình
chăm sóc và giáo dục trẻ hằng ngày
Gần gũi với phụ huynh nhiều hơn và phối hợp chặt chẽ với phụ huynh
trong quá trình giáo dục trẻ.
*Đối với phụ huynh:
Phụ huynh sẽ gần gũi thân thiện với giáo viên hơn, coi trọng và hiểu sâu
sắc hơn đối với bậc học Mầm Non hơn.
Phụ huynh đã cùng với giáo viên làm đồ dùng đồ chơi để phục vụ cho
việc học tập của trẻ như: Đóng góp những lọ sữa, trai cô ca... để làm những con
vật cho trẻ chơi. Hoặc khi nhà trường có các hội thi thì nhiều phụ huynh đã đến
cùng chung tay để làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hội thi.
b. Bài học kinh nghiệm.
* Giáo dục và rèn luyện để hình thành khả năng giao tiếp mạnh dạn, tự tin
trong giao tiếp cho trẻ bằng tiếng Việt khi tham gia vào các hoạt động đã giúp
trẻ một không gian hoạt động thoải mái và phát huy ở trẻ tính tư duy, chủ động
tự tin hơn trong giao tiếp với bạn bè và mọi người xung quanh và qua các biện
pháp thực hiện và những kết quả nêu trên tôi đã rút ra cho mình những bài học
kinh nghiệm như sau:
Việc đưa ra các phương pháp giáo dục rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ

bằng tiếng Việt phải phù hợp phải thực hiện theo chương trình đổi mới lấy trẻ
làm trung tâm trẻ là chủ thể của mọi hoạt động, không được gò bó và áp đặt trẻ
tránh tình trạng trẻ làm theo một cách thụ động và không thoải mái.
Giáo viên phải nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý của từng trẻ và luôn luôn
gần gũi với trẻ, trò chuyện với trẻ, giúp đỡ động viên khuyến khích trẻ kịp thời.
Thường xuyên tạo môi trường giao tiếp và giúp cho trẻ có cảm giác thoải
mái, có nhu cầu giao tiếp bằng lời trong tất cả mọi hoạt động của trẻ.
Luôn tạo mọi cơ hội để trẻ được nói thật thoải mái ở mọi nơi, vì chỉ khi nào
trẻ sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ lưu loát thì trẻ mới có cơ hội phát triển toàn diện.
Làm tốt công tác tuyên truyền phối hợp với các bậc phụ huynh để tránh
hiểu nhầm là không tôn trọng tiếng mẹ đẻ của họ mà phải giúp phụ huynh hiểu
rằng "Tiếng mẹ đẻ " không thể mất đi mà sẽ được gìn giữ, nhưng dạy trẻ hiểu và
nói tiếng phổ thông sẽ giúp trẻ rất nhiều trong việc tiếp thu kiến thức cũng như
19


giúp trẻ nhanh nhạy thích nghi với mọi môi trường để giáo dục kỹ năng giao tiếp
cho trẻ.

20


III- KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua một thời gian nghiên cứu và thực hiện các phương pháp nêu trên tôi rút
ra những kết luận như sau:
Giao tiếp cũng là yếu tố vô cùng quan trọng đóng góp vào sự thành công
của mỗi người trong cuộc sống, đối với trẻ cũng vậy giao tiếp giúp trẻ cung cấp
những thông tin cần thiết để hình thành các phẩm chất tâm lý cá nhân của trẻ,
đồng thời giao tiếp còn giúp trẻ phát triển cả kỹ năng ngôn ngữ, tình cảm xã hội

cũng như tư duy, và mạnh dạn tự tin trong mọi hoạt động, biết hoà đồng cùng
các bạn trong lớp, ngoan, lễ phép với mọi người, đoàn kết giúp đỡ bạn bè, tự tin
thích thú khi tham gia hoạt động và giao tiếp với mọi người xung quanh.
Qua sử dụng một số biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ bằng tiếng Việt
nêu trên đã giúp cho khả năng giao tiếp của trẻ bằng tiếng Việt trở nên tốt hơn.
Mỗi khi đến lớp trẻ đã thích trò truyện giao tiếp với cô bằng tiếng Việt và trong
các hoạt động hằng ngày trẻ đã mạnh dạn tự tin giao tiếp với bạn bằng tiếng
Việt. Và đặc biệt là cô và trẻ đã gần gũi nhau hơn và phối hợp cùng hoạt động
một cách có hiệu quả.
2. Kiến nghị đề xuất
Để thực hiện tốt việc sử dụng một số biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp
trong các hoạt động trong ngày của trẻ đạt được kết quả cao hơn bản thân tôi xin
có một số kiến nghị đề xuất như sau:
Đề nghị ban giám hiệu nhà trường tham mưu với các cấp lãnh đạo xây
dựng thêm phòng học, đầu tư thêm kinh phí để mua thêm một số đồ dùng, trang
thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học cụ thể như: Ti vi, tranh ảnh, đồ dùng,
đồ chơi… phục vụ cho các hoạt động học và vui chơi của trẻ.
Thường xuyên tổ chức giao lưu giữa các lớp với nhau, tạo được môi trường
giao tiếp thường xuyên của trẻ giữa các lớp với nhau trong nhà trường, giúp trẻ
tự tin tăng cường sử dụng tiếng phổ thông ở trẻ hàng ngày
Trên đây là một số kinh nghiệm và kiến nghị đề xuất của bản thân. Vì chỉ
mới nghiên cứu và thực hiện trong một thời gian ngắn, nên bản thân không tránh
khỏi những vướng mắc thiếu sót. Kính mong ban giám hiệu, hội đồng khoa học
trong nhà trường, cũng như hội đồng khoa học nghành giáo dục và đào tạo cấp
trên góp thêm ý kiến để giúp đỡ tôi có những phương pháp tối ưu hơn khi tổ
chức các hoạt động giáo dục rèn luyện các kỹ năng giao tiếp cho trẻ nhằm góp
phần vào công tác chăm sóc giáo dục trẻ trong trường Mầm Non đạt hiệu quả cao .
Cẩm Châu, ngày 15 tháng 03 năm 2018
XÁC NHẬN


Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ viết không sao chép nội dung của người khác.
Người viết SKKN
.

Hắc Thị Thanh
21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tâm lý học lứa tuổi Mầm Non . Tác giả Nguyễn Thị Ánh Tuyết
2.Chương trình giáo dục Mầm Non
3. Nội dung, phương pháp, hình thức để phát triển kỹ năng mạnh dạn tự tin trong
giao tiếp cho trẻ Mầm Non.

22


ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
.........................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................

.........................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................
..

23


ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP HUYỆN
.........................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................

24



ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TỈNH
.........................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................

25


×