Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

skkn một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo học 5 6 tuổi học tốt môn văn học tại trường MN thành vân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (827.75 KB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THẠCH THÀNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI HỌC TỐT
MÔN VĂN HỌC TẠI TRƯỜNG MÂM NON THÀNH VÂN
NĂM HỌC 2017-2018

Người thực hiện: Hoàng Thị Hồng Thuý
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Thành Vân
SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn

THANH HOÁ, NĂM 2018
1


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

1. Mở đầu

1

1.1. Lí do chọn đề tài

1

1.2. Mục đích nghiên cứu



2

1.3. Đối tượng nghiên cứu

2

1.4. Phương pháp nghiên cứu

2

2. Nội dung nghiên cứu

2

2.1. Cơ sở lí luận

2

2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu

3

2.2.1. Thực trạng của trường mầm non Thành Vân

3

2.2.2. Kết quả khảo sát trẻ học văn học của lớp MG lớn D đầu năm

5


2.3. Các giải pháp thực hiện

6

2.3.1. Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

6

2.3.2. Khơi nguồn cảm hứng, lan tỏa đam mê văn học

12

2.3.3. Xây dựng nề nếp lớp học, phát huy tính tích cực chủ động
sáng tạo

14

2.3.4. Học văn học mọi lúc mọi nơi, thông qua môn học khác

15

2.3.5. Phối kết hợp với phụ huynh

16

2.4. Kết quả nghiên cứu

18


3. Kết luận, kiến nghị

18

3.1. Kết luận

18

3.2. Kiến nghị

19

2


1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài:
Ngày nay, chúng ta được sống trong hòa bình, tự do là sự đánh đổi biết bao máu
và nước mắt của các anh hùng dân tộc trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ. Có
những người đã để lại một phần da thịt của mình, nhưng có những người đã vĩnh viễn
nằm lại trong lòng đất mẹ. Để hôm nay, chúng ta là những chiến sĩ của thời bình viết
tiếp trang sử hào hùng của dân tộc, hát mãi bản hùng ca tráng lệ trên một phương diện
mới. Đó là, đưa đất nước tiến lên Chủ Nghĩa xã hội, dần hòa nhập vào nền kinh tế
toàn cầu, sánh vai với các cường quốc năm châu theo mong mòi của Bác.
Để làm được điều đó, Đảng và nhà nước ta xác định: trước hết phải mở mang
dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Cần có
những người thầy giáo, cô giáo tài đức vẹn toàn để đào tạo ra thế hệ học trò vừa hồng
vừa chuyên, đáp ứng được yêu cầu đổi mới của đất nước trong thời đại mới. Các thầy
giáo, cô giáo phải thực sự gương mẫu, nhất là đối với trẻ nhỏ. Vì vậy, Đảng và Nhà
nước nhận định giáo dục là Quốc sách hàng đầu, phải được ưu tiên phát triển. Và trên

thực tế nền giáo dục nước nhà rất được chú trọng quan tâm, đặc biệt là bậc học mầm
non, bởi đây là bậc học vô cùng quan trọng đặt nền móng đầu tiên trong việc hình
thành và phát triển nhân cách con người. Là bậc học mà các cô giáo không chỉ đơn
thuần là truyền đạt kiến thức cho trẻ mà phải thực sự yêu thương trẻ, coi trẻ như con
để uốn nắn, dỗ giành, bởi các em là những tờ giấy trắng chờ khoác lên mình những
tác phẩm nghệ thuật chân chính. Thiện, ác đều do bàn tay nhào nặn của những nghệ
nhân tâm huyết đại diện cho một nền giáo dục tiên tiến.
Nhận định được tầm quan trọng của người thầy đối với sự nghiệp giáo dục như
vậy nên bản thân tôi luôn ý thức nỗ lực phấn đấu học tập, rèn luyện nhằm trang bị cho
mình vốn hiểu biết nhất định, để làm sao truyền thụ kiến thức đến trẻ một cách có
hiệu quả cao nhất. Làm sao để trẻ tiếp thu vốn kinh nghiệm sống một cách thoải mái
không bị gò ép mà hoàn toàn dựa trên khả năng và thế mạnh của từng trẻ. Trẻ được
sống trong thế giới của riêng mình bằng trí tưởng tượng phong phú, trong sáng. Trẻ có
tâm hồn hướng thiện, trân trọng tình cảm gia đình, đồng cảm với những số phận kém
may mắn, những mảnh đời bất hạnh.
Điều đó chỉ có thể tìm thấy trong những tác phẩm văn học những câu truyện cổ tích,
bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ. Thông qua những câu truyện cổ tích với những cái
kết có hậu (người hiền lành, thật thà chăm chỉ sẽ được sống hạnh phúc, kẻ độc ác sẽ bị
trừng trị) giúp trẻ có cái nhìn lương thiện, trẻ ngây thơ nghĩ rằng; nếu mình ngoan
ngoãn sẽ được gặp bà tiên, ông bụt. Mặt khác vốn từ của trẻ được mở rộng thông qua

3


việc đọc thơ, ca dao, đồng dao, trẻ được làm quen với văn học nhưng không có cảm
giác mình đang phải học.
Vì vậy, “Làm quen với văn học” là một trong những môn học không thể thiếu
trong chương trình học của trẻ mầm non, bởi giá trị nhân văn mà nó mang lại, tác
động lên tâm hồn của một đứa trẻ, góp phần hình thành và hoàn thiện nhân cách của
trẻ. Những cánh cò, những phép màu thần tiên sẽ hòa quện trong tâm hồn trẻ thơ và

cùng trẻ lớn dậy hướng tới một tương lại tươi sáng, cái thiện sẽ thắng cái ác. Nhưng
làm thế nào để đưa trẻ đến với văn học một cách thoải mái, hiệu quả, giúp tâm hồn trẻ
bay bổng, rung động trước những bài thơ, những áng văn hay, khai thác tối đa những
vẻ đẹp về con người và thiên nhiên trong các tác phẩm văn học, đó luôn là điều tôi
trăn trở và thôi thúc tôi mạnh dạn chọn đề tài “ Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi học tốt môn văn học tại trường mầm non Thành Vân”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
“ Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi học tốt môn văn học tại trường
mầm non Thành Vân” là đề tài mà tôi đã chọn để viết sáng kiến nhằm mục đích phát
triển ngôn ngữ, vốn từ cho trẻ , giúp trẻ bước đầu tiếp cận với kho tàng văn hóa, nuôi
dưỡng tâm hồn trẻ, giúp trẻ có cái nhìn tích cực về cuộc sống.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu mà tôi đã chọn giúp đáp ứng nhu cầu học tốt môn văn học
cho trẻ 5 – 6 tuổi của trường mầm non Thành Vân.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong đề tài, tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Bản thân tôi phải tìm hiểu, nghiên cứu một số tài
liệu có liên quan đến đề tài để đưa ra những luận điểm chính xác, hợp lí.
- Phương pháp kiểm tra thực tiễn: Sau khi nghiên cứu tài liệu, tôi phải kiểm tra xem
những luận điểm mà mình đưa ra có phù hợp với điều kiện thực tế của trường, của địa
phương hay không? Phù hợp với lứa tuổi của trẻ không để áp dụng có hiệu quả.
- Phương pháp nghiên cứa thực tế: Đối với lớp MG lớn D do tôi phụ trách, mức độ
tiếp thu của mỗi trẻ khác nhau, nên tôi phải nghiên cứu tâm lí từng trẻ để áp dụng
cách truyền đạt khác nhau với mỗi trẻ.
- Phương pháp điều tra, phân tích, tổng hợp: Sau khi nghiên cứu, phân tích, tôi tổng
hợp theo số liệu cụ thể để theo dõi và tiến hành hoàn thiện đề tài nghiên cứu.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Cơ sở lí luận:
4



Trong cuộc sống của chúng ta, nếu như âm nhạc là món ăn tinh thần không thể
thiếu thì văn học được coi là một kho báu về văn hóa, tri thức vô cùng quý báu và
quan trọng trong đời sống tinh thần của con người. Văn học tái hiện cuộc sống bình
dị, đúc kết kinh nghiệm sống, những bài học quý giá, lưu lại bảng vàng các anh hùng
dân tộc, các vĩ nhân thế giới. Ghi lại những tinh hoa của đất nước bốn nghìn năm văn
hiến, nhắc nhở ngàn đời con cháu tự hào về đất nước Việt Nam nhỏ bé nhưng anh
dũng, kiên cường, sẵn sàng chiến đấu chống lại các nước đế quốc hùng mạnh, các thế
lực thù địch để bảo vệ chủ quyền đất nước.
Đối với trẻ nhỏ, văn học là thế giới cổ tích mà ở đó có bà Tiên, cô Tấm, dì ghẻ,
có chú cuội, chị Hằng...những nhân vật rất gần gũi với trẻ đại diện cho người tốt, kẻ
xấu. Trong con mắt ngây thơ, thánh thiện của trẻ thì người hiền lành tốt bụng sẽ gặp
may mắn, được mọi người yêu mến còn kể độc ác xấu xa sẽ bị trừng trị. Từ đó, trẻ sẽ
học tập được nhiều đức tính tốt, giúp cho tâm hồn trẻ trong sáng bay bổng, thỏa sức
mơ ước được bay vào thế giới thần tiên trên đôi cánh thiên thần trắng muốt, hay được
cầm trên tay đôi đũa thần để thỏa sức phù phép mang lại hạnh phúc cho muôn người.
Nhờ đó trí tưởng tượng của trẻ phong phú, đa dạng, phù hợp với nghiên cứu của các
nhà khoa học nghiên cứu về tâm sinh lí trẻ em(1), đó là: trẻ em phải phát triển cảm
giác trước đến âm thanh và cuối cùng là hình ảnh. Điều đó có nghĩa là: khi trẻ được
sinh ra, điều đầu tiên trẻ cảm nhận được là hơi ấm của người mẹ, những cái ôm, nụ
hôn âu yếm, cái nắm tay nhè nhẹ sẽ làm cho trẻ có cảm giác ấm áp, gần gũi và an
toàn, trẻ cảm nhận được tình yêu thương gia đình. Tiếp đến trẻ được nghe những câu
hát ru ngọt ngào bên nôi nuôi dưỡng tâm hồn và cùng trẻ lớn dậy. Để rồi khi bập bẹ
những câu nói đầu tiên và được quan sát những hình ảnh sinh động về các nhân vật
trong truyện cổ tích, trẻ như cảm nhận được sự thân quen, gần gũi như đã gặp từ rất
lâu.
Do vậy, văn học đến với trẻ một cách tự nhiên mà sâu sắc, không bị gò ép. Từ đó,
việc đưa văn học vào chương trình giáo dục mầm non là vô cùng quan trọng và phù
hợp, giúp nuôi dưỡng tâm hồn trẻ, giúp trẻ có những hiểu biết ban đầu về cuộc sống,
phát triển vốn từ cho trẻ, phát huy khả năng sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú. Góp

phần hình thành và hoàn thiện nhân cách cho trẻ. Trẻ biết yêu cái đẹp, yêu quý gia
đình, người thân, yêu quê hương đất nước, tự tin bước vào đời với hành trang mang
theo là cánh cò trong câu ca dao chở nặng tình yêu thương của bà, của mẹ và cả gia
đình.
2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
2.2.1. Thực trạng của trường mầm non Thành Vân

5


Năm học 2017 - 2018, theo sự phân công của Ban Giám Hiệu nhà trường, tôi
được phân công làm công tác chủ nhiệm lớp Mẫu giáo Lớn D. Trong quá trình thực
hiện nhiệm vụ, tôi thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:
* Thuận lợi:
- Phòng Giáo dục và Đào tạo Thạch Thành, Đảng uỷ, UBND xã Thành Vân và các
ban ngành đoàn thể trong xã rất quan tâm chăm lo phát triển giáo dục Mầm non. Đầu
tư sửa chữa CSVC phục vụ cho công tác dạy và học, kịp thời đôn đốc, chỉ đạo.
- Trường mầm non Thành Vân nằm ở trung tâm của xã với đường bê tông hoá liên
thôn thuận lợi cho việc đưa, đón trả trẻ và công tác giảng dạy của giáo viên.
- Nhà trường đầu tư xây dựng vườn cổ tích, vẽ trang trí tường với nhưng hình ảnh ngộ
nghĩnh đẹp mắt rất hấp dẫn trẻ, giúp trẻ thích đi học, yêu thích văn học, tạo không
gian hoạt động sáng tạo cho trẻ, làm tiền đề để trẻ học tốt môn văn học và các hoạt
động khác.
- Đội ngũ CBGV, NV của nhà trường có trình độ chuyên môn vững vàng, nhiệt tình,
sáng tạo trong tổ chức các hoạt động và có nhiều kinh nghiệm trong chăm sóc, giáo
dục trẻ, có tâm huyết với nghề, sẵn sàng vượt mọi khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ
được giao.
- Giáo viên được tiếp thu đầy đủ các chuyên đề của Huyện mở.
- Trường thực hiện mô hình bán trú có khu trung tâm với các nhóm lớp phân theo độ
tuổi nên thuận tiện cho việc giảng dạy và chăm sóc.

- Số trẻ ăn bán trú tại trường là 100%.
- Đồ dùng giảng dạy và học tập khá đầy đủ: sách, vở, bút chì, tranh chủ đề, bộ tranh
hướng dẫn, bộ tranh minh họa thơ, truyện, sân khấu….
- Các bậc phụ huynh rất quan tâm đến con mình nên đã đóng góp mua thêm nhiều đồ
dùng, đồ chơi, ủng hộ nhà trường trong hội thi “ Xây dựng môi trường giáo dục lấy
trẻ làm trung tâm”.
- Ban giám hiệu nhiệt tình năng động luôn chú ý đến phần chất lượng, chỉ đạo giáo
viên thực hiện đầy đủ và đúng theo chương trình.
- Bản thân tôi đã đứng lớp 13 năm, cũng đã tích lũy được phần nào kinh nghiệm giảng
dạy, nhiệt tình, yêu trẻ.
- Đối với lớp tôi phụ trách 100% các cháu đã học ở lớp mẫu giáo bé và nhỡ.
- Đa số trẻ tiếp thu bài nhanh, tích cực tham gia vào các hoạt động trong ngày cùng cô
giáo. Trẻ đến lớp ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, có thói quen nề nếp tốt và biết ứng xử văn
minh nơi công cộng.
* Khó khăn:
6


Bên cạnh những thuận lợi, trường cũng còn tồn tại không ít những khó khăn sau:
- Giáo viên còn thiếu so với định biên, nhiều giáo viên phải đứng lớp một mình gây
nhiều bất cập trong việc giảng dạy.
- Đồ dùng phục vụ các môn học chưa thật đầy đủ về chủng loại. Đối với hoạt động
cho trẻ làm quen với văn học còn thiếu các con rối tay, sa bàn, quần áo hóa trang nhân
vật.
- Tuy cùng độ tuổi nhưng nhận thức của trẻ có sự chênh lệch rõ rệt về nhận thức, một
số trẻ quá hiếu động còn một số trẻ lại quá nhút nhát, chưa chủ động mạnh dạn, tự tin
trong học tập.
- Trình độ dân trí tuy cao nhưng chưa đồng đều, nhiều gia đình vẫn chưa thực sự quan
tâm đến con em mình, nhiều bậc phụ huynh chưa thấy được tầm quan trọng của bậc
học này. Do vậy, việc phối hợp chăm sóc giáo dục giữa gia đình và nhà trường còn

hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra về chất lượng học tập, sức khoẻ.
2.2.2. Sau khi tiến hành điều tra khảo sát trẻ học môn văn học lớp mẫu giáo lớn
D (5-6 tuổi) đầu năm học, tôi thu được kết quả như sau:
Số trẻ
được KS

Kỹ năng nghe, kể chuyện,
đọc thơ diễn cảm

Kỹ năng đàm thoại, đóng
kịch

- Trẻ có kỹ năng
- Trẻ có kỹ năng
nghe, đọc tốt
24=75% đàm thoại, đóng
kịch
32

- Trẻ đọc thơ,
kể chuyện chưa
tốt, chưa diễm
cảm

8=25%

Sự hứng thú

20=63%


- Trẻ chưa mạnh
dạn tham gia đàm 12=37%
thoại, đóng kịch

70%

Qua khảo sát, kết quả hoạt động chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của môn
học, của chương trình đề ra. Là một giáo viên chủ nhiệm lớp, kết quả trên luôn làm tôi
trăn trở mong muốn tìm ra một số biện pháp, phương pháp tốt nhất phù hợp tâm sinh
lí của lứa tuổi mầm Non và đạt được kết quả như mong đợi ở lứa tuổi trẻ. Giúp trẻ
hứng thú, tích cực khám phá và yêu thích môn văn học đáp ứng được yêu cầu của
chương trình chăm sóc giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay. Làm sao để trẻ
bước vào giờ học một cách thoải mái, nhẹ nhàng đáp ứng phương trâm: lấy trẻ làm
trung tâm, giúp trẻ “Chơi mà học”, “Học bằng chơi” đạt kết quả cao hơn. Do đó, bản
thân tôi đã tìm tòi, nghiên cứu tài liệu về tâm sinh lí của trẻ và một số tài liệu khác có
7


liên quan để mạnh dạn đưa ra các giải pháp giúp trẻ học tốt môn văn học tại lớp mình
phụ trách có hiệu quả nhất.
2.3. Các giải pháp thực hiện:
Đối với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, các biểu tượng về cuộc sống xung quanh được
hình thành khá đầy đủ, vốn kinh nghiệm phong phú, tư duy của trẻ phát triển mạnh.
Trẻ ghi nhớ bằng hình ảnh. Nên việc tìm ra các biện pháp thực hiện giúp trẻ tiếp thu
nhanh, đạt kết quả mong đợi đòi hỏi giáo viên phải có chuyên môn, yêu thơ ca và hiểu
rõ đặc điểm tâm sinh lí của trẻ để đưa văn học đến với trẻ một cách có hiệu quả nhất.
Với tôi, sau khi khảo sát trẻ và nghiên cứu, tìm hiểu tài liệu, tôi đã mạnh dạn lựa chọn
các biện pháp thực hiện như sau:
2.3.1. Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
Sau khi học tập chuyên đề “Xây dựng môi trường giáo duc lấy trẻ làm trung tâm”

do huyện mở, bản thân tôi thấy đây là một chuyên đề rất bổ ích với những nét mới
mang lại nhiều lợi ích cho người học. Nó giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu vui chơi và học
tập, phát huy tối đa khả năng, thế mạnh và nhu cầu của từng trẻ. Giáo viên không phải
quá ôm đồm về kiến thức mà chủ yếu sáng tạo xây dựng một môi trường sư phạm
thân thiện, gần gũi trẻ, làm sao để trẻ được và phát huy hết khả năng vốn có. Trên
thực tế, có nhiều cách phân loại môi trường giáo dục, nhưng đúc kết lại thì môi trường
giáo dục trong trường mầm non được phân chia thành hai môi trường chính: môi
trường vật chất và môi trường xã hội(2). Môi trường vật chất tạo những cơ hội tốt để
trẻ hoạt động và phát triển toàn diện về mặt thể chất, trí tuệ, thẩm mĩ, đạo đức, xã hội.
Còn môi trường xã hội nhằm giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu giao tiếp, tìm hiểu các mối
quan hệ, cách xưng hô với những người xung quanh, tạo tâm lí thoải mái, tình cảm
cho trẻ khi tiếp nhận việc học.
Hai môi trường này luôn phát triển song song và hỗ trợ cho nhau, cung ứng điều
kiện cần thiết để kích thích và phục vụ trẻ hoạt động một cách tích cực, chăm sóc trẻ
tốt. Thông qua đó, nhân cách của trẻ sẽ được phát triển tốt và thuận lợi. Với việc xây
dựng môi trường giáo dục giúp trẻ học tốt môn văn học, tôi đã tiến hành như sau:
* Môi trường vật chất:
Theo quan điểm của các nhà giáo dục thì việc xây dựng một môi trường sạch sẽ,
an toàn, có sự bố trí khu vực chơi và học trong lớp, ngoài trời phù hợp có ý nghĩa to
lớn không chỉ đối với sự phát triển thể chất của trẻ mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận
thức, mở rộng vốn hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo. Môi
trường giáo dục phù hợp là phương tiện, là điều kiện giúp giáo viên hoàn thiện sự
phát triển của từng trẻ theo từng giai đoạn, từng độ tuổi. Từ đó, giúp các bậc phụ
huynh có cái nhìn tích cực, thân thiện hơn và có niềm tin vào một môi trường giáo
8


dục lành mạnh, đặt niềm tin vào sự nghiệp trồng người, cùng chung tay từng bước
hoàn thiện và phát triển nhân cách cho trẻ theo phương châm “ Học bằng chơi, chơi
mà học”(3)

Trẻ đến trường phải được hoạt động, học tập và vui chơi phát huy tối đa tính chủ
động sáng tạo của trẻ. Vì vậy, phía bên trái ngoài lớp học, tôi đã tham mưa với Ban
Giám Hiệu nhà trường khi sắp đặt, bố trí đồ chơi, sân chơi cho trẻ. Các đồ chơi ngoài
trời được đặt gần lớp học thuận tiện cho việc đi lại, đảm bảo tính khoa học và an toàn
đối với trẻ. Các đồ chơi có tính liên hoàn, liên kết giữa các vận động bò, chui, trèo,
giúp trẻ phát triển cơ bàn tay, bàn chân, cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Phía
dưới trồng cỏ xanh tạo không gian sạch sẽ, thoáng mát, trẻ dễ hoạt động, cô dễ quan
sát, an toàn đối với trẻ.
Phía bên trái là vườn cổ tích với nhiều loại hoa được trồng đan xen và nổi bật là
hình ảnh nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn, các nhân vật cổ tích ngộ nghĩnh đáng yêu
đưa trẻ đến gần với thế giới cổ tích đầy màu sắc, trẻ yêu thích các nhân vật trong
chuyện. Trẻ cảm nhận được thế giới cổ tích rất gần gũi, các nhân vật như có thật, từ
đó giúp trẻ mở rộng vốn hiểu biết, kích thích trẻ khám phá, yêu văn học. Hay với hình
ảnh dân giã, mộc mạc của ngôi nhà nhỏ xinh xắn, nơi có cô Tấm hiền dịu, nết na đang
cầm trên tay bát cơm với lời gọi ngọt ngào, trìu mến: “Bống bống bang bang, lên ăn
cơm vàng, cơm bạc nhà ta, chớ ăn cơm hẩm, cháo hoa nhà người”(4). Có thể những
câu truyện cổ tích mà cô đã kể trẻ chưa nhớ hết nội dung, nhưng khi đến với vườn cổ
tích, đến với thế giới của riêng mình, trẻ sẽ phần nào sâu chuỗi được nội dung câu
truyện và nhớ lại các tình tiết trong truyện một cách sâu sắc, lô gic, tư duy của trẻ
được bồi đắp phong phú hơn. Do đó, tôi luôn cố gắng tận dụng và khai thác triệt để
khuôn viên của vườn cổ tích, tạo cho trẻ không gian học thông qua chơi một cách
thoải mái, tự do trong khuôn khổ nhất định theo kế hoạch của cô.
Ví dụ: Trong giờ hoạt động ngoài trời, tôi có thể tập trung trẻ lại nhà cô Tấm, cho
trẻ chơi và hỏi trẻ những câu hỏi đơn giản như: Các con có biết đây là hình ảnh của ai
không? Có trong câu truyện gì? Tay cô Tấm đang cầm cái gì? Để làm gì? Nói đến cô
Tấm là các con nghĩ đến người như thế nào? Sau đó, tôi cùng trẻ đọc lại lời của cô
Tấm gọi cá bống giúp trẻ phát triển vốn từ, cũng là tạo cho nội dung câu truyện. Tiếp
đến, tôi hoàn thiện các câu trả lời của trẻ, hướng trẻ vào hình ảnh một con người
lương thiện được mọi người yêu mến. Từ đó, giúp trẻ hiểu hơn về câu truyện “Tấm
Cám”, yêu nhân vật, bước đầu hình thành cho trẻ biểu tượng về người tốt. Trẻ mong

muốn được mọi người yêu mến như cô Tấm, cố gắng làm nhiều việc tốt, trở thành
một đứa trẻ ngoan. Nhờ đó, trẻ sẽ có những việc làm phù hợp với suy nghĩ của trẻ
đồng thời cho chúng ta thấy được giá trị nhân văn to lớn mà văn học mang lại cho trẻ.
9


Hình ảnh minh họa thăm quan nhà cô Tấm
Ví dụ: Với hình ảnh nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn, thay vì đặt các câu hỏi với
trẻ thì tôi lại cho trẻ chọn nhân vật mà trẻ thích, cùng tạo dáng với các chú lùn. Trẻ sẽ
lựa chọn xem mình hợp với tính cách của chú lùn nào như: hắt xì, cau có, điềm đạm,
xấu hổ, hậu đậu, thông minh, mọt sách....Tạo cho trẻ cảm giác vui tươi, gần gũi với
các nhân vật cổ tích, thông qua đó giáo dục trẻ biết quý trọng tình bạn. Bởi tình bạn là
thứ quý giá nhất và nhờ có tình bạn của bảy chú lùn đã giúp Bạch Tuyết vượt qua
những thời điểm khó khăn nhất đóng vai trò rất lớn trong việc cứu sống Bạch tuyết.

Hình ảnh trẻ cùng vui chơi với nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn.
Thông qua tình bạn của nàng Bạch tuyết và bảy chú lùn, cô giáo dục trẻ biết trân
trọng, yêu quý bạn bè mà mình đang có, biết đoàn kết, giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn.
Hay rộng hơn là lòng dũng cảm, sự bình tĩnh sử lí mọi rắc rối, không nản lòng và luôn
hi vọng vào cuộc sống tươi đẹp. Đặc biệt là trong tình hình hiện nay, trẻ em đang là
10


đối tượng nhắm đến của bọn buôn người vô nhân tính, thì việc giáo dục trẻ không ăn
đồ ăn của người lạ, không nghe lời dụ dỗ của người lạ và kiểm tra kỹ đồ ăn trước khi
an là điều vô cùng cần thiết. Nó không chỉ giúp trẻ tránh được những mối nguy hiểm
mà còn trang bị cho trẻ kỹ năng sử lí tình huống khi gặp nạn. Điều mà bậc cha mẹ nào
cũng lo lắng dạy trẻ, nhưng nó lại được trẻ ghi nhớ rất nhanh chỉ bằng một hình ảnh
trong câu truyện qua sự dẫn dắt của cô giáo: (nàng Bạch Tuyết thật thà đã ăn quả táo
độc của mụ gì ghẻ khi đóng giả là một bà lão mà không một chút nghi ngờ). Từ đó,

cho chúng ta thấy văn học có sức ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tinh thần của trẻ. Và
để thế giới cổ tích đến với trẻ một cách nhẹ nhàng đầy phấn khích, trẻ học mà như
chơi, thoải mái lĩnh hội kiến thức thì bên cạnh việc cô giáo phải biết chọn nội dung
đảm bảo tính mục đích và phù hợp với độ tuổi, đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu làm
đồ dùng, đồ chơi, tạo không gian thoáng đãng, sạch sẽ, thích hợp với nội dung bài
dạy. Cô giáo phải thường xuyên chăm sóc vườn cổ tích, cắt tỉa cây hoa, tạo không
gian xanh, giúp trẻ được vui chơi và hít thở bầu không khí trong lành. Để từ đây, thế
giới cổ tích luôn đồng hành cùng trẻ và là hành trang theo trẻ đi suốt cuộc đời.
Ngoài việc tận dụng vườn cổ tích để giúp trẻ học tốt văn học thì tôi còn thực hiện
theo sự chỉ đạo của Ban giám hiệu, cùng đồng nghiệp xây dựng góc thư viện. Tại đây,
tôi trang trí các hình ảnh đẹp mắt, sắp xếp khoa học các đồ dùng, học liệu của trẻ, tạo
bầu không khí thoải mái, mát mẻ, đủ ánh sáng. Bước đầu cho trẻ làm quen với việc
xem sách, giở sách: giở từ trang đầu, giở nhẹ nhàng từng trang không làm quăn mép
sách. Đối với trẻ mầm non, trẻ chưa biết đọc nhưng việc xem sách và quan sát các
hình ảnh nghộ nghĩnh, các nhân vật sinh động sẽ giúp trẻ có những ghi nhớ sâu hơn
và cách hình dung nội dung câu truyện khác nhau theo trí tưởng tượng của trẻ, giúp
trẻ kể truyện theo tranh, trẻ thuộc truyện. Có những trẻ nhìn ảnh mà đọc được cả một
câu truyện như đã biết chữ. Nhờ đó, trẻ ghi nhớ câu truyện một cách tự nhiên, logic,
giúp trẻ phát triển tư duy, trí tưởng tượng và sự sáng tạo, cũng từ đó cô có thể phát
hiện những trẻ có biểu hiện vượt trội để bồi dưỡng, đồng thời có cách động viên, giúp
đỡ kịp thời những trẻ yếu kém. Thông qua góc sách này, cô còn rèn cho trẻ tính cẩn
thận, biết giữ gìn đồ dùng học tập, biết ngồi xem sách đúng tư thế tránh các dị tật
đáng tiếc cho trẻ như: cận thị, vẹo cột sống. Bước đầu hình thành cho trẻ một số thói
quen, nề nếp tốt của học sinh tiểu học, giúp trẻ tự tin khi bước vào ngưỡng cửa của
bậc học mới.

11


Hình ảnh minh họa trẻ xem sách

Bên cạnh việc xây dựng môi trường ngoài trời giúp trẻ học tốt môn văn học thì ở
trong lớp, tôi chia diện tích và sắp xếp các góc hoạt động hợp lí, thuận tiện cho việc đi
lại, hoạt động của trẻ, góc tĩnh xa góc động, trang trí các họa tiết màu sắc tươi sáng,
hài hòa và phù hợp với chủ đề, tạo không gian mở, đáp ứng mục tiêu giáo dục, giúp
trẻ được thực hành nhiều trong khi học, trẻ chủ động sáng tạo. Đáp ứng mục tiêu giáo
dục lấy trẻ làm trung tâm, trẻ có thể tháo ra gắn vào tạo không gian mở chứ không
gắn chết vào tường để mỗi chủ đề trẻ có thể tự gắn hình ảnh và hiểu hơn về chủ đề
mình đang học. Bản thân tôi luôn nghiên cứu tự làm đồ dùng đồ chơi từ các nguyên
vật liệu mở, sẵn có ở địa phương nhằm phục vụ trẻ học môn văn học như; sa bàn,
tranh nhân vật, rổ, rá, chõng tre bán hàng, cây hoa, thảm cỏ, các loại quả, rối, sân
khấu.... Các đồ chơi đảm bảo tính khoa học, không độc hại và hợp vệ sinh, màu sắc
tươi sáng phù hợp với lứa tuổi trẻ mầm non.
Ngoài các góc hoạt động chính, tôi còn xây dựng thêm góc văn học “Bé thích
nhân vật nào” nhằm giúp trẻ khái quát lại nội dung câu truyện. Ở góc văn học này, trẻ
được cụ thể hóa hình tượng nhân vật. Trẻ có thể tóm tắt nội dung câu truyện, bài thơ
bằng những hình ảnh cụ thể.
Ví dụ: Với bài thơ “Em yêu nhà em” trẻ được học thì tôi chuẩn bị các hình ảnh
nổi bật như; ngôi nhà có chim sẻ đậu trên mái, cô Tấm cho cá ăn, cây chuối đang có
buồng với cô gà mái mơ, ao rau muống có cá cờ đang bơi. Với những hình ảnh này thì
tôi gắn số từ 1- 4 và cho trẻ gắn lên góc văn học theo trình tự bài thơ.
Hoặc: Với câu truyện “Quả bầu tiên” thì tôi có các bức tranh với các hình ảnh
minh họa câu truyện theo diễn biến từ đầu đến kết thúc. Tôi sẽ cho trẻ chọn tranh và
gắn lên góc văn học, đồng thời kể tóm tắt câu truyện theo tranh. Thông qua việc làm
này, giúp trẻ nhớ trình tự câu truyện và kể lại theo trí tưởng tượng của trẻ một cách dễ
12


dàng hơn bởi ghi nhớ của trẻ là nghi nhớ trực quan hình tượng. Tất cả các bức tranh
đều có dán miếng dính phía sau để trẻ dễ dàng gắn, lấy ra và sáng tạo câu truyện.


Hình ảnh minh họa trẻ đang gắn tranh theo
nội dung câu truyện.
* Môi trường xã hội.
Sau khi đã xây dựng được môi trường vật chất đảm bảo tính khoa học, tính mục
đích giúp trẻ phát triển toàn diện thì việc tạo cho trẻ cảm giác an toàn về mặt tâm lí
bằng những lời nói yêu thương, cử chỉ nhẹ nhàng và sự tôn trọng cần thiết là việc làm
vô cùng quan trọng, có ý nghĩa rất lớn trong việc khuyến khích trẻ mạnh dạn, tự tin,
tích cực hoạt động.
Đối với trẻ mầm non ở mọi độ tuổi, trẻ rất thích gần gũi cô giáo, thích được cô giáo
khen ngợi và bắt chước mọi hành vi của cô giáo. Vì vậy, bản thân tôi luôn cố gắng
nghiên cứu tâm lí trẻ, tìm hiểu hoàn cảnh của từng trẻ, thường xuyên trò chuyện giúp
trẻ mạnh dạn hơn, có cảm giác an toàn, thân thiết như ở nhà. Đứng trước trẻ, tôi luôn
lựa chọn từ ngữ đơn giản, đúng chừng mực khi nói với trẻ và ăn mặc gọn gàng, đứng
đắn, thể hiện sự gương mẫu, công bằng với tất cả trẻ. Tạo cảm giác gần gũi, thoải mái
nhưng không quá trớn mà phải có sự tôn trọng nhất định giữa cô và trẻ. Cô giáo luôn
là hình mẫu, là tấm gương cho trẻ noi theo giúp hình thành ở trẻ nề nếp, lễ phép với
người lớn và cao hơn nữa là tính kỷ luật, phép lịch sự cùng cách ứng xử văn minh
trong cuộc sống. Tôi luôn là người tạo môi trường thân thiện, vui vẻ trong lớp học,
giáo dục trẻ biết yêu thương giúp đỡ bạn bè. Biết nhường nhịn, đoàn kết với bạn trong
khi chơi và phải xưng hô: “tôi – bạn”.
Ví dụ: Để giáo dục trẻ biết yêu quý bạn bè thì tôi kể cho trẻ nghe câu truyện:
“Cây táo thần”, “Con kiến và người thợ săn”, “Dế mèn phiêu lưu ký”... Hoặc đọc các
bài thơ: “Tình bạn”, “Gấu qua cầu”, ‘Cảm ơn”...Mỗi bài thơ, câu truyện là một bài
13


học quý giá về cuộc sống mà tôi muốn truyền tải đến trẻ, mở rộng vốn hiểu biết về thế
giới xung quanh cho trẻ từ những điều tưởng chừng như đơn giản nhất. Giúp trẻ hình
thành những chuẩn mực xã hội và đạo đức, biết tiết chế cảm xúc của bản thân, biết
phân biệt đúng, sai. Trong lớp học, cô luôn tạo cơ hội cho trẻ được bày tỏ mong

muốn, nguyện vọng của bản thân. Tạo cho trẻ cảm giác thật sự thoải mái, hứng thú
với giờ học để mang lại kết quả cao, tránh ép buộc.
Ví dụ: Trong giờ đọc thơ, có những trẻ không chịu đọc, tôi phải tìm hiểu nguyên
nhân vì sao trẻ không đọc: nếu trẻ mệt tôi sẽ cho trẻ nghỉ ngơi, còn nếu trẻ ngại đọc
thì tôi động viên khuyến khích trẻ. Có thể bằng nhiều hình thức; tặng mặt cười, hay
cắm cờ.
Hoặc: Trong giờ kể truyện “Quả bầu tiên”, sau khi cô kể truyện cho trẻ nghe, cô
muốn trẻ tập kể lại truyện nhưng trẻ không chịu kể. Lúc này, tôi đóng vai trò là người
dẫn truyện tạo cử chỉ, điệu bộ minh họa nhằm thu hút trẻ, cuốn trẻ vào câu truyện
bằng cách kể và dừng hỏi trẻ nội dung tiếp theo, tạo một số tình huống nhờ trẻ giải
quyết như: nếu chim Én cho con một hạt bầu thì con sẽ làm gì? Hay, nếu có quả bầu
chứa nhiều vàng bạc châu báu như cậu bé trong truyện thì con sẽ làm gì? Từ đó, trẻ sẽ
vô tình làm theo yêu cầu của cô mà không có cảm giác mình đang phải kể truyện mà
say sưa tham gia vào hoạt động cùng cô và các bạn. Thông qua đó, cô giáo dục trẻ
biết ý nghĩa của việc lao động, biết trân trọng sản phẩm làm ra và biết chia sẻ, giúp đỡ
mọi người, sống lương thiện.
Bằng kinh nghiệm của bản thân và khả năng sư phạm, tôi luôn muốn đưa văn học
đến với trẻ một cách hiệu quả, góp phần hình thành và hoàn thiện nhân cách trẻ.
Nhưng không vì thế mà tôi nóng vội, bỏ qua những chi tiết dù nhỏ nhất, những khiếm
khuyết của trẻ.
Ví dụ: Với những trẻ phát âm còn ngọng: “chân” đọc là “châng”, “nhanh” đọc là
“nhăn”, hay những trẻ còn nói tiếng địa phương: “bảo” thành “bão”, “đuổi” thành
“đủi”, “đâu” thành “mô”, thì tôi không cho lớp cười bạn mà chỉ sửa cho trẻ, khuyến
khích trẻ đọc nhiều lần giúp trẻ phát âm chuẩn hơn.
Tóm lại, cô giáo là người dẫn dụ, linh hoạt trong mọi tình huống để tạo cảm giác
vui tươi, phấn khởi cho trẻ trong việc tiếp thu kiến thức, giúp trẻ mở rộng vốn từ và
kỹ năng sống. Thông qua mỗi bài thơ, mỗi câu truyện là một bài học quý giá, giúp trẻ
tích lũy vốn sống, mở rộng vốn hiểu biết về thế giới xung quanh, giúp trẻ hoàn thiện
nhân cách hướng tới “Chân, Thiện, Mỹ”.
2.3.2. Khơi nguồn cảm hứng, lan tỏa đam mê văn học.

Như chúng ta đã biết, trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ mà mỗi trẻ là một cá
thể riêng biệt với khả năng, nhu cầu và thế mạnh khác nhau. Mỗi trẻ có một môi
14


trường sống xã hội khác nhau về văn hóa, nề nếp và cách giáo dục khác nhau từ gia
đình. Vì thế, mỗi trẻ có một cách cảm thụ văn học khác nhau.
Tâm hồn của trẻ sẽ không được bay bổng, hồn nhiên, nếu trẻ được sinh ra trong
một gia đình không trọn vẹn hạnh phúc với những đòn roi và lời nói cay độc. Khi ấy,
trong tâm trí của trẻ chỉ có sự thù hận và lì lợm, trẻ ngại giao tiếp, sống thu mình,
khép kín, không có chỗ cho những rung động đơn giản nhất về nghệ thuật. Ngược lại,
nếu trẻ được sinh ra trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật thì ít nhiều trẻ
cũng ảnh hưởng và có những đam mê nghệ thuật. Vậy, làm thế nào để trẻ có cái nhìn
đồng nhất, yêu thích văn học đòi hỏi người giáo viên phải tâm huyết, tận tụy truyền
cảm hứng tới học trò của mình. Bởi trẻ ở lứa tuổi này trẻ rất tò mò, thích khám phá và
thích làm người lớn. Trẻ vẫn làm theo yêu cầu của người lớn nhưng vẫn có chủ nghĩa
cá nhân riêng.
Ví dụ: Trong giờ văn học, cô yêu cầu trẻ đóng vai nhân vật trong truyện nhưng trẻ
chỉ thích đóng các vai về những nhân vật tốt bụng như nàng Bạch Tuyết, cô Tấm, Thỏ
con mà không muốn đóng vai ác: cáo, chó sói, dì ghẻ...vì trong suy nghĩ của trẻ chỉ là
thích hoặc không chứ chưa có cái nhìn sâu sắc về cách nhập vai nhân vật. Trẻ sợ rằng
đóng vai kẻ ác thì mình sẽ bị ghét còn đóng vai người hiền sẽ được mọi người yêu
thương. Lúc đó cô không ép buộc trẻ mà dẫn dụ trẻ bằng cách cô sẽ đóng vai phản
diện để chơi cùng trẻ, cố gắng diễn đạt tính cách của nhân vật cho trẻ thấy được việc
nhập vai là như thế nào chứ không phải đóng vai ác sẽ thành người ác. Sau đó cô mời
một bạn lên diễn hay giống cô. Nhờ đó, trẻ sẽ dễ dàng nhập vai cuốn theo yêu cầu của
cô một cách tự nhiên, thoải mái.

Hình ảnh minh họa cô đóng kịch cùng trẻ, cô đóng vai cáo.
Cô giáo luôn là người dẫn dắt trẻ không chỉ bằng kỹ năng sư phạm mà còn bằng

năng khiếu của bản thân như: tận dụng giọng đọc hay kể truyện đến trẻ một cách
15


truyền cảm, diễn đạt bằng động tác điệu bộ mỗi khi kể truyện, đọc thơ, tạo cho trẻ
niềm đam mê, yêu thích văn học.
Với biện pháp này đòi hỏi người thầy, người cô phải có một trình độ sư phạm nhất
định cùng lòng nhiệt huyết, yêu nghề mến trẻ thì mới truyền đạt đến trẻ tình yêu văn
học. Giúp trẻ yêu bộ môn văn học và yêu cuộc sống xung quanh, yêu gia đình, người
thân và lớn hơn là yêu quê hương đất nước.
2.3.3. Xây dựng nề nếp lớp học, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo.
Xây dựng nề nếp lớp học, rèn luyện khả năng chú ý cho trẻ là một việc làm rất
quan trọng để giờ học đạt kết quả cao.
Đúng vậy, khi trẻ đã có niềm đam mê, tình yêu đối với văn học thì việc xây dựng
nề nếp lớp học sẽ giúp trẻ say mê với giờ học ngay từ ban đầu. Bên cạnh sự hướng
dẫn khoa học của cô giáo sẽ giúp trẻ nắm bắt bài nhanh, thể hiện cảm xúc, trí tưởng
tượng của mình. Xây dựng nề nếp không có nghĩa là bắt trẻ vào một khuôn khổ cứng
nhắc, áp đặt mà phải luôn tạo điều kiện thuận lợi để trẻ phát huy tính tích cực, khả
năng sáng tạo của trẻ. Không tạo áp lực căng thẳng cho trẻ nhưng cũng không quá tự
do.
Ví dụ: Trong giờ học không được nói leo, không được nói chuyện riêng, khi có ý
kiến thì phải giơ tay, cô cho phép mới được nói. Chú ý lắng nghe cô giáo và các bạn,
ngồi ngay ngắn, nói rõ ràng câu từ, nói đủ câu, không nói câu cụt, nói trống không.
Hoặc: tôi chia tổ, bầu tổ trưởng để quản tổ của mình, cho trẻ ngồi xen kẽ trẻ yếu và
trẻ vượt trội, trẻ mạnh dạn và trẻ nhút nhát. Động viên trẻ giúp đỡ bạn, tạo cho trẻ tính
tập thể, đoàn kết với bạn bè. Từ đó, trẻ sẽ có thói quen tốt trong học tập, giờ học đã
thành công bước đầu.
Ví dụ: Khi điểm danh cô có thể hỏi tổ trưởng hôm nay tổ mình vắng bạn nào
không, giúp trẻ biết quan sát, quan tâm đến bạn. Cho thi đua bé ngoan giữa các tổ,
cắm cờ, trong giờ học lấy đồ dùng giúp bạn, rủ bạn cùng chơi.

Cô phải luôn tôn trọng trẻ, lắng nghe ý kiến của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ được diễn
đạt cảm xúc. Bên cạnh việc xây dựng nề nếp lớp học, để phát huy hết khả năng sáng
tạo của trẻ trong các giờ học, cô cần tạo cho trẻ những tình huống phù hợp để trẻ có
thể tự giải quyết và phát huy tính chủ động sáng tạo.
Ví dụ: Trong giờ văn học, với phần đàm thoại, cô không đưa ra những câu hỏi trực
tiếp cho trẻ mà gây hứng thú cho trẻ bằng cách chơi trò chơi “ Chiếc nón kì diệu” với
các gói câu hỏi cô đã chuẩn bị sẵn. Trẻ được quay chiếc nón để chọn câu hỏi sau đó
bàn bạc theo nhóm và ra tín hiệu trả lời. Với hình thức này, trẻ trả lời câu hỏi một
cách hứng thú, thoải mái và trẻ rất hào hứng giờ học đạt kết quả cao. Qua đó, tôi cũng
16


lồng ghép tích hợp các môn học khác (toán, chữ cái) một cách hợp lí như: khi trẻ quay
vào ô số thì cô hỏi trẻ số mấy, hay chữ cái gì?
Với cách làm này, tôi nhận thấy trẻ rất hứng thú trong giờ học, chủ động sáng tạo
không thụ động. Bởi trẻ được thể hiện mình, có cơ hội giúp đỡ đỡ bạn bè để cùng
nhau tiến bộ. Trẻ được cô khen và càng tích cực hơn, trẻ học vớ sự phấn khích, thoải
mái, có nề nếp và tiếp thu kiến thức có hiệu quả, cô giáo truyền tải đến trẻ một lượng
kiến thức phù hợp không quá ôm đồm, rườm rà.

Hình ảnh minh họa chiếc nón kỳ diệu
2.3.4. Học văn học mọi lúc mọi nơi, thông qua các môn học khác.
Văn học là một môn học không đơn giản, nó đòi hỏi trẻ phải có năng khiếu, trí
tưởng tượng, óc sáng tạo và sự tự tin mạnh dạn. Nhưng ngược lại nó sẽ rất đơn giản
nếu chúng ta biết tận dụng môi trường, giáo dục trẻ mọi lúc mọi nơi.
Ví dụ: Trong giờ đón trẻ tôi cho trẻ chơi nhẹ nhàng, bắt chước các giọng của nhân vật
mà trẻ đã học như: trong câu truyện “Quả bầu tiên” thuộc chủ đề “Thế giới thực vật”,
giọng của lão địa chủ thì khàn khàn, gằn lên quát to thể hiện sự độc ác. Còn giọng cậu
bé thì nhẹ nhàng ấm áp vỗ về én nhỏ.
Hoặc: Trong giờ văn học cô dạy trẻ đọc thơ diễn cảm, ngắt nghỉ đúng nhịp điệu, thể

hiện được tình cảm trạng thái của người đọc.
Ví dụ: Dạy trẻ đọc bài thơ “Ảnh Bác”, với các câu trong bài thơ lục bát:
Nhà em treo ảnh Bác Hồ.
Bên trên là một lá cờ đỏ tươi
Ngày ngày Bác vẫn mỉm cười
Bác nhìn các cháu vui chơi trong nhà (5)..
17


Cô dạy trẻ đọc giọng trầm bổng tránh đều đều, ngắt nghỉ đúng ý trong câu thơ thể
hiện được tình cảm gần gũi, trìu mến của Bác giành cho các cháu thiếu niên, cũng như
sự kính trọng của các cháu giành cho Bác.
Vào các buổi chiều, cô có thể mở rộng vốn hiểu biết về thế giới loài vật gần gũi thông
qua các bài thơ như: “Chú bò tìm bạn” của tác giả Phạm Hổ. Với bài thơ này, cô đưa
trẻ đến với một chú bò hiền lành, dễ mến, thật thà đến ngốc nghếch khi cứ ngỡ bóng
mình là bạn. Để rồi khi cái bóng tan biến, bò lại tưởng bạn đi đâu và cất tiếng gọi tha
thiết, vang vọng trong không gian, hòa vào mây trời, sóng nước. Đọng lại trong suy
nghĩ của trẻ sự thương cảm, tiếc nuối một tình bạn chân thành góp phần tích cực mở
rộng trí tưởng tượng và sự hiểu biết của trẻ về thế giới loài vật đã được nhân cách
hóa. Chúng có tình cảm gia đình, có tình bạn và ham học hỏi, tất cả các sinh vật dù
nhỏ bé đều có cuộc sống, hơi thở ấm áp. Từ đó, giáo dục trẻ biết yêu quý vạn vật
xung quanh mình, trẻ biết nâng niu, trân trọng từng ngọn cây, cọng cỏ và những gì mà
mẹ thiên nhiên ban tặng. Ngoài đọc thơ, cô kể diễn cảm cho trẻ nghe những câu
truyện và cho trẻ quan sát những hình ảnh sinh động minh họa truyện gây hứng thú
cho trẻ, cho trẻ tập kể truyện, đóng kịch.
Ví dụ: Trong giờ hoạt động ngoài trời, cô cho trẻ đọc các bài đồng dao, ca dao giúp
trẻ biết về kho tàng ca dao, tục ngữ phong phú của văn học Việt Nam, đồng thời thông
qua đó phát triển vốn từ, mở rộng vốn hiểu biết cho trẻ như: Lộn cầu vồng, giềnh
giềnh giàng giàng, luồn luồn cẳng dế, rồng rắn lên mây...
Ví dụ: Trong giờ làm quen chữ cái, trẻ làm quen với chữ “y” thì trẻ được đọc bài đồng

dao có chứa chữ “y”:
“Lạy trời mưa xuống
Lấy nước tôi uống
Lấy ruộng tôi cày
Lấy bát cơm đầy
Lấy khúc cá to....”
( Trích trong tranh hướng dẫn trẻ làm quen chữ cái)
Qua bài đồng dao ngoài việc trẻ tìm chữ cái “y”, cô còn phân tích giúp trẻ hiểu được
sự vất vả của người nông dân khi làm ra hạt lúa, để rồi khi chúng ta ăn bát cơm thì
luôn nhớ đến công ơn của người lao động.
Có rất nhiều cách để trẻ tiếp cận với văn học một cách thoải mái mang lại hiệu quả
cao và dù cách nào thì đòi hỏi giáo viên phải nhiệt huyết và luôn tìm tòi, sáng tạo lồng
ghép một cách khoa học, chính xác, từ ngữ gần gũi, dễ hiểu tránh ôm đồm, rườm rà.
Chú ý động viên, khích lệ những trẻ còn yếu trong giọng đọc, giọng kể, chưa mạnh
18


dạn khi tham gia hoạt động. Bên cạnh đó tiếp tục bồi dưỡng những trẻ vượt trội có
khả năng diễn đạt tốt.
2.3.5. Phối kết hợp với phụ huynh.
Môn văn học thuộc lĩnh vực phát triển ngôn ngữ, thông qua hoạt động này giúp trẻ
phát triển khả năng nghe, nói, mở rộng vốn từ, biết nhìn nhận cái đẹp. Từ đó phát
triển tư duy, trí tưởng tượng cho trẻ tạo tiền đề cho việc hoàn thiện và phát triển nhân
cách sau này. Nhưng rất ít phụ huynh nhận thức được tầm quan trọng đó. Vì vậy, ngay
từ đầu năm học, qua buổi họp phụ huynh tôi đã làm công tác tuyên truyền, thông báo
với phụ huynh về chương trình học của trẻ, các lĩnh vực phát triển, giúp phụ huynh
hiểu sâu sắc hơn về môn văn học.
Ví dụ: Ngoài việc thông báo đến phụ huynh tình hình, nội quy của trường, lớp thì
tôi phân tích cho phụ huynh hiểu 5 lĩnh vực phát triển của trẻ gồm: thể chất, nhận
thức, ngôn ngữ, thẩm mĩ, tình cảm và kỹ năng xã hội. Đặc biệt là môn văn học thuộc

lĩnh vực phát triển ngôn ngữ, là môn học mà hầu hết trẻ rất yêu thích và có ảnh hưởng
rất lớn đến sự phát triển tư duy của trẻ. Trẻ học hỏi được rất nhiều đức tính tốt của các
nhân vật trong truyện cổ tích. Vì vậy, phụ huynh cần đọc cho trẻ nghe những câu
truyện mang tính giáo giục cao như: Tấm Cám, Tích Chu, Sơn Tinh Thủy Tinh, Cha
rồng mẹ tiên, Cô bé quàng khăn đỏ...
Hơn nữa, để có sự đồng bộ giữa gia đình và nhà trường thì việc phối kết hợp với
phụ huynh là rất quan trọng và cần thiết. Bởi vì thông qua việc làm này cô giáo sẽ
nắm rõ hơn tính cách của trẻ để có biện pháp giáo dục tốt nhất và ngược lại phụ
huynh sẽ biết được tình hình học tập của con mình để cùng cô giáo, nhà trường cùng
quan tâm chăm sóc, giáo dục.
Bên cạnh đó, việc tuyên truyền đến phụ huynh về cách hạn chế cho trẻ sử dụng
điện thoại di động là một việc làm cũng rất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện
và đối với não của trẻ. Vì chúng ta đều biết trong thời đại thông tin như hiện nay cha
mẹ nào cũng tất bật với công việc mưu sinh, và việc cho trẻ chơi điện thoại như một
vị cứu tinh giải quyết vấn đề trông trẻ. Nhưng việc làm này vô tình đã gây tổn thương
đến não trẻ rất nghiêm trọng, trẻ có thể chậm nói, trầm cảm, tự kỷ...Nguy hiểm hơn
nữa là trẻ có thể vô tình vào những trang mạng không lành mạnh gây cho trẻ sự tò
mò, trẻ có thể trở thành nạn nhân của nạn ấu dâm, bị xâm hại. Vì vậy, việc tuyên
truyền đến cha mẹ hãy giành nhiều thời gian cho con, hạn chế cho con xem điện thoại
bằng cách gần gũi và kể nhiều truyện cổ tích cho trẻ nghe, đưa trẻ về với tuổi thơ vốn
có là việc làm vô cùng cần thiết giúp trẻ có cái nhìn trong sáng, thánh thiện về cuộc
sống.

19


Ví dụ: Hôm nay ở lớp học bài “Bác sĩ chim”, cô có thể cho phụ huynh biết vào lúc
đón trẻ, trẻ còn gặp khó khăn ở cách bắt chước động tác khám bệnh của bác sĩ để phụ
huynh nắm bắt được và phối hợp cùng cô dạy trẻ các kỹ năng được tốt hơn.
Ngoài ra, tôi còn mời phụ huynh tham ra xem một tiết văn học, thơ “Em yêu nhà

em” thuộc chủ đề gia đình của lớp vào đầu tháng 10. Thông qua tiết dạy, tôi tuyên
truyền đến phụ huynh cách dạy trẻ đọc thơ như thế nào là phù hợp, và để một tiết dạy
đạt kết quả cao thì cần rất nhiều thiết bị hiện đại hỗ trợ như ti vi, máy tính, bút điều
khiển … Từ đó, giúp phụ huynh có cái nhìn tích cực về việc học của trẻ và có niềm
tin vào đội ngũ giáo viên có năng lực, trình độ, nhiệt tình ủng hộ nhà trường để trẻ có
được môi trường học tốt nhất.
2. 4 . Kết quả nghiên cứu
* Đối với trẻ: Sau gần một năm thực hiện các giải pháp trên, kết quả cho thấy
các cháu có chuyển biến rõ rệt. Cụ thể được theo dõi qua bảng đánh giá sau:
Số trẻ
được
KS

Kỹ năng nghe, kể chuyện,
đọc thơ diễn cảm
- Trẻ có kỹ năng
nghe, đọc tốt

32
- Trẻ đọc thơ, kể
chuyện chưa tốt,
chưa diễm cảm

Kỹ năng đàm thoại, đóng kịch

- Trẻ có kỹ năng
30=94% đàm thoại, đóng
kịch
2=6%


Sự hứng
thú

27=84%

- Trẻ chưa mạnh dạn
tham gia đàm thoại, 5=16%
đóng kịch

93%

* Đối với cô: Sau khi hoàn thành đề tài nghiên cứu, bản thân tôi đã đúc rút được
rất nhiều kinh nghiệm cho mình. Dạy trẻ không phải những lí thuyết sáo rỗng mà phải
thực tế, gần gũi, phù hợp với điều kiện của địa phương, của nhà trường và nhận thức
của từng trẻ.
- Đề tài trên có thể áp dụng cho tất cả trẻ trong trường mầm non giúp hình thành và
phát triển nhân cách cho trẻ. Tạo nét mới cho việc đưa văn học đến với trẻ một cách
thoải mái, hiệu quả, giúp đồng nghiệp biết tận dụng không gian sẵn của nhà trường để
có có cảm giác nhẹ nhàng hơn sau mỗi buổi lên lớp, thời gian chuẩn bị nhanh hơn,
truyền thụ tới trẻ dễ dàng hơn. Hầu hết số trẻ trong lớp đã nắm được kỹ năng cơ bản
về cách diễn đạt, biểu cảm trong văn học.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận:
20


Qua một thời gian trực tiếp giảng dạy nghiên cứu tìm hiểu chuyên sâu vào môn
văn học tôi rút ra được bài học kinh nghiệm cho bản thân như sau:
- Để giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi học tốt môn văn học thì trước hết người giáo viên phải
có kiến thức về nội dung chăm sóc giáo dục trẻ, phải nắm bắt được đặc điểm tâm sinh

lí của trẻ trong độ tuổi, của từng trẻ trong lớp. Từ đó đưa nội dung giáo dục phù hợp
với khả năng của trẻ.
- Giáo viên phải làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh để trẻ có không gian sống
lành mạnh, tiếp xúc với cái đẹp, tâm lí tốt
- Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, biết vận dụng sáng tạo linh
hoạt các hình thức phương pháp, tích hợp các môn học để cung cấp lượng kiến thức
cơ bản, cần thiết giúp trẻ tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng, hứng thú.
- Nên cho trẻ hoạt động nhiều với môi trường ngoài lớp học, tạo tâm lí vui tươi phấn
khởi giúp trẻ thoải mái bước vào giờ học. Tận dụng mọi không gian sẵn có liên quan
đến bộ môn để dạy trẻ thường xuyên, mọi lúc, mọi nơi.
3.2. Kiến nghị:
Để phát huy hiệu qủa của các biện pháp trong quá trình hướng dẫn trẻ thực
hiện tốt hoạt động văn học nói riêng và các môn học khác nói chung, bản thân tôi có
một số ý kiến đề suất sau:
- Các cấp Ủy đảng và chính quyền cần quan tâm hơn nữa đến bậc mầm non ở địa
phương. Tham mưu với cấp trên đầu tư cơ sở vật chất để nhà trường làm tốt công tác
chăm sóc giáo dục trẻ. Đầu tư trang thiết bị để giáo viên thực hiện giảng dạy có hiệu
quả hơn
- Phòng giáo dục cung cấp thêm các tài liệu chăm sóc giáo dục trẻ ở các độ . Thường
xuyên tổ chức các buổi học chuyên đề bồi dưỡng cho giáo viên.
- Ban Giám Hiệu nhà trường quan tâm tạo điều kiện hơn nữa để có nhiều đồ dùng hấp
dẫn, tranh minh họa thơ, truyện, các hình ảnh vẽ ngộ nghĩnh, màu sắc tươi sáng, đẹp
mắt giúp trẻ làm quen với văn học đạt kết quả cao hơn.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi để nâng cao chất lượng của hoạt
động văn học một cách tích cực có hiệu quả. Kính mong hội đồng khoa học các cấp
bổ sung góp ý để sáng kiến kinh nghiệm của tôi hoàn thiện và tốt hơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ
Thành Vân, ngày 10 tháng 04 năm 2018
TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của bản

thân, không sao chép nội dung của người khác.
Người viết sáng kiến
Hoàng Thị Hồng Thuý
21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách “Tâm lí trẻ em”-NXBGD, năm 1998
2. Hướng dẫn thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong
trường mầm non.
3. Hướng dẫn thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong
trường mầm non.
4. Lời của Tấm gọi cá bống trong truyên cổ tích “Tấm Cám”.
5. Trích trong bài thơ “Ảnh Bác” của tác giả Trần Đăng Khoa.

22


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP
CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Hoàng Thị HồngThúy
Chức vụ và đơn vị công tác: Trường mầm non thành Vân

TT

1.

Tên đề tài SKKN


Cấp huyện

B

2005-2006

Cấp huyện

B

2006-2007

Cấp huyện

B

2012-2013

Cấp tỉnh

C

2014-2015

truyện ở độ tuổi 4-5 tuổi.
Một số biện pháp đổi mới giờ
dạy nhận biết tập nói cho trẻ

4.


Năm học
đánh giá
xếp loại

cho trẻ 5-6 tuổi
Một số phương pháp đổi mới
trong giảng dạy với môn kể

3.

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B,
hoặc C)

Một số biện pháp cải tiến trong
hướng dẫn trẻ vẽ theo đề tài

2.

Cấp đánh
giá xếp loại
(Ngành GD
cấp
huyện/tỉnh;
Tỉnh...)

24-36 tháng.

Một số biện pháp giúp trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi học tốt môn tạo
hình tại trường mầm non thành
Vân.

23



×