Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Công tác tổ chức dự trữ hàng hóa tại kho mỹ đình công ty cổ phần pico

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.25 KB, 45 trang )

LỜI CẢM ƠN
Nhận thức được tầm quan trọng của quản trị dự trữ hàng hóa trong doanh
nghiệp thương mại nói chung và công tác tổ chức dự trữ hàng hóa trong các siêu thị
nói riêng, trên cơ sở những hoạt động thực tế trong thời gian thực tập tại công ty Cổ
phần Pico, cùng với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo : Nguyễn Thị Thanh Tâm ,
cùng các cô, các chú, các anh chị cán bộ công nhân viên ở công ty, tôi đã hoàn
thành đợt thực tập thực tế của mình tại công ty và chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác
tổ chức dự trữ hàng hóa tại kho Mỹ Đình – Công ty Cổ phần Pico” làm chuyên đề
tốt nghiệp của mình. Em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới cô giáo cùng toàn bộ
anh chị trong công ty đã giúp em trong thời gian thực tập của mình. Tuy nhiên do
thời gian thực tập không dài và chưa có kinh nghiệm thực tế nên bài chuyên đề của
em còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự nhận xét, đóng góp ý kiến của thầy
cô để bài chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

1


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
DANH MỤC VIẾT TẮT
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI : HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
TỔ CHỨC DỰ TRỮ HÀNG HÓA TẠI KHO MỸ ĐÌNH - CÔNG TY CỔ PHẦN
PICO.......................................................................................................................... 1
1.1.Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài.............................................................1
1.2. Các mục tiêu nghiên cứu....................................................................................1
1.3. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................2


1.4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu..........................................................................2
1.4.1.1. Phương pháp thu thập dự liệu sơ cấp............................................................2
1.4.1.2. Phương pháp thu thập dự liệu thứ cấp..........................................................3
1.4.2. Phương pháp phân tích dữ liệu........................................................................3
1.5. Các khái niệm và nội dung của công tác tổ chức dự trữ hàng hóa trong DNTM
................................................................................................................................... 3
1.5.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan tới tổ chức dự trữ hàng hóa trong DNTM 3
1.5.2. Phân định nội dung nghiên cứu về công tác tổ chức dự trữ.......................5
1.5.2.1. Tổ chức hệ thống kho bãi dự trữ...............................................................5
1.5.2.2. Theo dõi và quản lý hàng hóa dự trữ về mặt hiện vật...................................6
1.5.2.3. Theo dõi và quản lý hàng hóa dự trữ về mặt giá trị......................................8
1.5.2.4. Ứng dụng tin học trong quản trị dự trữ.........................................................9
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ
CHỨC DỰ TRỮ HÀNG HÓA KHO MỸ ĐÌNH - CÔNG TY CỔ PHẦN PICO
................................................................................................................................. 10
2.1. Khái quát về công ty cổ phần PiCo..................................................................10
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần Pico............................10
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty cổ phần Pico.........................................11
2.1.2.1. Chức năng của công ty................................................................................11
2.1.2.2. Nhiệm vụ của công ty.................................................................................11

2


2.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần PiCo..................................................12
2.1.4. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Pico............................13
2.1.4.1. Các mặt hàng kinh doanh...........................................................................13
2.1.4.2. Đặc điểm thị trường tiêu thụ.......................................................................14
2.1.4.3. Nguồn nhân lực của công ty Pico...............................................................14
2.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của Công ty..................16

cổ phần Pico............................................................................................................16
2.1.6.1. Môi trường bên ngoài.................................................................................16
2.1.6.2. Môi trường bên trong..................................................................................17
2.2. Phân tích đánh giá thực trạng công tác tổ chức dự trữ hàng hóa tại kho Mỹ
Đình-công ty cổ phần PiCo.....................................................................................18
2.2.1. Kết quả sử lý dự liệu sơ cấp về công tác tổ chức dự trữ hàng hóa kho Mỹ
Đình- công ty cổ phần PiCo....................................................................................18
2.2.2. Kết quả sử lý dự liệu thứ cấp về công tác tổ chức dự trữ hàng hóa kho Mỹ
Đình- công ty cổ phần PiCo....................................................................................21
2.2.2.1. Thực trạng công tác tổ chức hệ thống kho Mỹ Đình...................................21
2.2.2.2. Thực trạng công tác theo dõi và quản lý hàng hóa dự trữ về mặt hiện vật tại
kho Mỹ Đình...........................................................................................................21
2.2.2.3. Thực trạng công tác theo dõi và quản lý hàng hóa dự trữ về mặt giá trị tại
kho Mỹ Đình...........................................................................................................24
2.2.2.4. Thực trạng ứng dụng tin học trong quản tri dự trữ hàng hóa tại kho
Mỹ Đình..................................................................................................................24
2.3. Các kết luận thực trạng công tác tổ chức dự trữ hàng hóa kho Mỹ Đình-công ty
cổ phần PiCo...........................................................................................................26
2.3.1. Những thành công đã được về công tác tổ chức dự trữ tại kho hàng Mỹ Đình
................................................................................................................................. 26
2.3.2. Những mặt hạn chế........................................................................................28
CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC TỔ CHỨC DỰ TRỮ HÀNG HÓA KHO MỸ ĐÌNH – CÔNG TY CỔ
PHẦN PICO............................................................................................................30
3.1. Phương hướng hoạt động của công ty cổ phần PiCo trong thời gian tới...........30
3.2. Các đề xuất, kiến nghị về công tác tổ chức dự trữ tại kho Mỹ Đình – Công ty cổ
phần PiCo................................................................................................................ 31
3.2.1. Giải pháp 1: Hoàn thiện cơ sở vật chất của kho hàng Mỹ Đình.....................31

3



3.2.2. Giải pháp 2: Nâng cao tinh thần trách nhiệm, năng lực chuyên môn của cán
bộ quản lý kho và trợ lý của kho hàng nhằm khắc phục và hạn chế tối đa tình trạng
nhầm lẫn, thất thoát hàng hóa..................................................................................32
3.2.3. Giải pháp 3: Khắc phục và hạn chế tối đa hàng hóa móp méo, hư hỏng trong
kho hàng..................................................................................................................34
3.2.4. Giải pháp 4: Nâng cấp, hoàn thiện phần mềm quản lý kho phân hệ của phần
mềm quản lý doanh nghiệp ERP nhằm quản lý hiệu quả hơn hàng hóa về mặt giá trị
tại kho hàng Mỹ Đình..............................................................................................35
3.2.5. Giải pháp 5: Nâng cao tinh thần làm việc, ý thức trách nhiệm và kỹ năng của
nhân viên kho hàng Mỹ Đình - công ty cổ phần PiCo thông qua kế hoạch đào tạo,
tuyển dụng và chính sách đãi ngộ hợp lý.................................................................36
3.2.6. Giải pháp 6: Tăng cường sự phối hợp giữa phòng kinh doanh với bộ phận kho
Mỹ Đình..................................................................................................................37

4


Danh mục bảng biểu
Bảng 2.1. Danh sách cổ đông của công ty PiCo...............................................14
Bảng 2.3. Số lượng lao động của công ty các năm 2009 -2010- 2011......................21
Bảng 2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần PiCo trong ba
năm 2009 – 2010- 2011.............................................................................................24
Bảng 3.1 : Doanh thu số khoán 2012........................................................................39
Danh mục sơ đồ, hình vẽ
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần PiCo………………………..16

Danh mục từ viết tắt
DN : Doanh Nghiệp

DNTM : Doanh Nghiệp thương mại
ERP : Enterprise Resource Planning- Phần Mềm quản lý tổng thể doanh
nghiệp
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI : HOÀN THIỆN CÔNG
TÁC TỔ CHỨC DỰ TRỮ HÀNG HÓA TẠI KHO MỸ ĐÌNH - CÔNG TY
CỔ PHẦN PICO
1.1.Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Kể từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO, do quá trình
hội nhập, đổi mới, nền kinh tế xã hội thủ đô đã có những chuyển biến tích cực, kinh
tế liên tục phát triển và đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất ở tất cả các ngành nghề, các
khu vực cũng như các thành phần kinh tế.Kể từ khi có chủ trương phát triển nền
kinh tế nhiều thành phần, kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh phát triển nhanh
chóng.Tốc độ kinh tế tăng bình quân hàng năm là từ 12 đến 18%.Chính nhờ nền
kinh tế thủ đô tăng trưởng mạnh mẽ như vậy nên đời sống của nhân dân ngày càng
được cải thiện, nâng cao, thu nhập đầu người cũng tăng.Đây là một cơ hội tốt để mở
rộng thị trường kinh doanh và kinh doanh hứa hẹn mang lại những hiệu quả cao
hơn.Khi người dân có thu nhập người ta sẽ lựa chọn cho mình những sản phẩm dịch
vụ tốt nhất do khoa học công nghệ mang lại.Hàng điện máy là một trong những mặt
hàng như vậy.Điều đó đặt ra câu hỏi cho các doanh nghiệp, các siêu thị cần phải làm
gì để phục vụ tốt hơn các nhu cầu của khách hàng.
Quản trị logistics là hoạt động không thể thiếu trong các siêu thị, đặc biệt là

5


các siêu thị điện máy, nó đảm bảo được quá trình lưu chuyển, dự trữ hàng hóa việc
tiêu dùng cuối cùng, nó góp phần giảm chi phí quản lý siêu thị nói chung, giảm giá
thành sản phẩm, kích cầu tiêu dùng và quản trị dự trữ là một trong những nội dung
quan trọng của quản trị logistics. Dự trữ là tích lũy sản phẩm, hàng hóa để đảm bảo
đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt nhất, nó giúp cho các doanh nghiệp nói chung

và các siêu thị nói riêng tránh được các tác động tiêu cực của kinh tế thị
trường.Quản trị dự trữ là một trong những hoạt động cơ bản và quan trọng của mỗi
doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh, đặc biệt khi các doanh nghiệp đó
hoạt động trong nền kinh tế thị trường, nó đóng vai trò rất quan trọng trong quá
trình kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì nhận thấy tầm quan trọng của quản trị
dự trữ trong doanh nghiệp thương mại nên em đã chon đề tài : Hoàn thiện công tác
tổ chức dự trữ hàng hóa tại kho Mỹ Đình - Công ty cổ phần PiCo làm chuyên đề tốt
nghiệp.
1.2. Các mục tiêu nghiên cứu
- Làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về công tác tổ chức dự trữ hàng hóa trong
doanh nghiệp thương mại.
- Qua đó thấy được thực trạng về công tác tổ chức dự trữ hàng hóa tại kho Mỹ
Đình-công ty cổ phần PiCo để làm rõ những thành công và tồn tại trong công tác tổ
chức dự trự tại kho hàng Mỹ Đình – công ty cổ phần PiCo.
- Rút ra một số kết luận và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức
dự trữ hàng hóa tại kho Mỹ Đình-công ty cổ phần PiCo.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Kho Mỹ Đình, Khu liên hợp thể thao quốc gia-Mỹ Đình-Từ
-Liêm-Hà Nội.
- Thời gian : trong 3 năm 2009-2010-2011.
- Mặt hàng : hàng điện máy của siêu thị PiCo.
- Thị trường: Hà Nội.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
1.4.1.1. Phương pháp thu thập dự liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu chưa qua xử lý, được thu thập lần đầu, thu thập
trực tiếp.Có nhiều phương pháp để thu thập dự liệu sơ cấp, trong thời gian thực tập
tại công ty cổ phần PiCo em chọn hai phương pháp.Đó là: phương pháp điều tra
khảo sát và phương pháp phỏng vấn.
A. Phương pháp điều tra khảo sát: sử dụng bảng hỏi

Bảng câu hỏi là một công cụ dùng để thu thập dữ liệu. Bảng câu hỏi bao gồm

6


một tập hợp các câu hỏi và các câu trả lời được sắp xếp theo logic nhất định. Bảng
câu hỏi là phương tiện dùng để giao tiếp giữa người nghiên cứu và người trả lời
trong tất cả các phương pháp phỏng vấn.
Trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần PiCo, em tiến hành hệ thống các
câu hỏi được sắp xếp trên cơ sở nguyên tắc: tâm lý, logic và theo nội dung của
chuyên đề tốt nghiệp nhằm tạo điều kiện cho người được hỏi thể hiện được quan
điểm của mình, để thu thập các thông tin từ các cá nhân trong kho hàng, trong
doanh nghiệp, tạo điều kiện cho việc viết chuyên đề tốt nghiệp của mình.Bảng câu
hỏi gồm 13 câu hỏi, gồm câu hỏi đóng và câu hỏi mở.Nội dung của các câu hỏi tập
trung vào vấn đề hàng hóa dự trữ của doanh nghiệp tại kho hàng Mỹ Đình như cơ
sở vật chất của kho hàng, trang thiết bị trong kho hàng, cách sắp xếp hàng hóa, việc
nhập xuất hàng hóa, việc ứng dụng tin học của kho hàng…Đối tượng điều tra là
cán bộ quản lý và nhân viên trong kho hàng Mỹ Đình.Với mỗi chức vụ trong kho
hàng thì em sử dụng những câu hỏi với nội dung phù hợp để thu được những thông
tin sát thực với nội dung câu hỏi của mình.Từ đó có những thông tin chính xác, sát
thực trong kho hàng để phục vụ cho việc viết chuyên đề tốt nghiệp của mình.
B. Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn trực tiếp cán bộ và nhân viên trong kho hàng Mỹ Đình- công ty cổ
phần PiCo.Phiếu phỏng vấn gồm 11 câu hỏi trực tiếp để hỏi cán bộ thủ kho, trợ lý
kho và nhân viên trong kho hàng.Nội dung của các câu hỏi này tập trung vào cơ sở
vật chất của kho hàng và xoay quanh vấn đề công tác tổ chức dự trữ hàng hóa trong
kho hàng Mỹ Đình như: việc nhập, bảo quản, xuất hàng hóa, trang thiết bị kho
hàng, ứng dụng tin học vào kho hàng… câu hỏi cuối cùng là ý kiến đóng góp của
thủ kho hàng Mỹ Đình liên quan đến chuyên đề tốt nghiệp.Thông qua việc sử dụng
những câu hỏi trực tiếp cán bộ, nhân viên kho hàng để thu được những thông tin

thiết thực, sát thực để phục vụ tốt cho việc hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp của
mình.
1.4.1.2. Phương pháp thu thập dự liệu thứ cấp
Trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần PiCo, được sự giúp đỡ, tạo điều
kiện của phòng kế toán, phòng kinh doanh, phòng hành chính để em thu thập được
những thông tin, số liệu chính xác, sát thực về kết quả hoạt động kinh doanh , về
nguồn nhân lực cũng như số liệu hàng hóa tại kho Mỹ Đình trong ba năm 20092010- 2011 để có số liệu phục vụ trong viết viết chuyên đề tốt nghiệp của mình.
1.4.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
- Phương pháp thống kê: tập hợp số liệu, sắp xếp phân loại các số liệu, các thông
tin phù hợp như số lượng hàng hóa nhập và xuất kho, hàng tồn kho.Từ đó thông qua

7


các số liệu để đánh giá.
- Phương pháp so sánh: Thực hiện việc so sánh các số liệu trên qua các năm, quý
để thấy được sự tăng, giảm của số liệu trong kho hàng.
- Phương pháp tổng hợp: tổng hợp các vấn đề, kết quả sau thống kê so sánh để
có những đánh giá về vấn đề từ đó đưa ra những phương án để giải quyết vấn đề.
1.5. Các khái niệm và nội dung của công tác tổ chức dự trữ hàng hóa trong
DNTM
1.5.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan tới tổ chức dự trữ hàng hóa trong
DNTM
- Dự trữ hàng hóa: Sản phẩm hàng hoá luôn luôn phải tuân theo một quá trình vận
động từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Đó chính là quá trình trao đổi hàng hoá, lưu
thông hàng hoá. Sản xuất ra hàng hoá là để tiêu dùng, chỉ khi bước vào tiêu dùng
sản phẩm trở lại thành sản phẩm đích thực. Dự trữ hàng hoá chính là sự tồn tại của
sản phẩm dưới dạng hàng hoá, là sự ngưng đọng của sản phẩm hàng hoá, đó là trạng
thái sản phẩm hàng hoá đang trong quá trình vận động từ lĩnh vực sản xuất đến lĩnh
vực tiêu dùng sản xuất hoặc tiêu dùng cá nhân.(Nguồn:PGS.TS.Lê Quân,

PGS.TS.Hoàng Văn Hải Giáo, Quản trị tác nghiệp doanh nghiệp thương mại - Nhà
xuất bản thống kê Hà Nội, 2010).
- Hàng hóa dự trữ:
Hàng hoá là một sản phẩm được sản xuất ra, trước hết nó phải có công dụng thoả
mãn một nhu cầu nào đó của xã hội ( sản xuất hoặc tiêu dùng ) và nó phải được bán
ra cho người khác chứ không phải tự tiêu dùng.Hàng hoá dự trữ trong doanh nghiệp
có thể là vật tư đầu vào phục vụ cho sản xuất , và có thể là sản phẩm hàng hoá từ
khi sản xuất đến khi được đem tiêu dùng ( sử dụng ).
- Quản trị dự trữ: : là tổng hợp các hoạt động xác định nhu cầu dự trữ,tổ chức dự trữ
và đánh giá công tác dự trữ nhằm đảm bảo thực hiện được các mục tiêu của doanh
nghiệp. (Nguồn: PGS.TS.Lê Quân, PGS.TS.Hoàng Văn Hải Giáo, Quản trị tác
nghiệp doanh nghiệp thương mại - Nhà xuất bản thống kê Hà Nội, 2010 ).
- Định mức dự trữ hàng hóa : là mức dự trữ phải có theo kế hoạch của doanh nghiệp
để đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành bình thường,
liên tục .
- Dự trữ thấp nhất : là mức dự trữ tối thiểu doanh nghiệp phải có để đảm bảo hoạt
động bán hàng đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường cả về số lượng và chất lượng.
Mức dự trữ thấp nhất ( Dtn) được hình thành từ các yếu tố sau:
+ Lượng hàng bán ra bình quân một ngày theo kế hoạch
+ Lượng hàng cần thiết cho khâu chuẩn bị ( ba gói, chia nhỏ…)

8


+ Lượng hàng trưng bày quảng cáo tại quầy
+ Lượng hàng bảo hiểm ( đề phòng hàng về chậm hoặc mức bán ra tăng đột biến)
+ Chính sách mua hàng của doanh nghiệp
- Dự trữ cao nhất: được tính bằng cách lấy lượng dự trữ thấp nhất cộng với lượng
hàng nhập mỗi lần.Để tính dự trữ cao nhất theo ngày ( Dcn(sn) ) có thể lấy lượng dự
trữ cao nhất chia cho lượng hàng bán ra bình quân một ngày theo kế hoạch.Có thể

tính dự trữ cao nhất theo số ngày như sau:
Dcn(sn) = Dtn(sn) + KC
Trong đó, KC là số ngày giữa hai lần nhập hàng.
- Dự trữ bình quân: Chỉ tiêu dự trữ bình quân (Dbq) thể hiện mức dự trữ hợp lí
của doanh nghiệp. Nó được tính bằng cách lấy trung bình cộng của dự trữ thấp nhất
(Dtn) và dự trữ cao nhất (Dcn). Xong khi xác định được dự trữ thấp nhất, dữ trữ cao
nhất tính theo số ngày ta có thể xác định được dự trữ bình quân tính theo số ngày:
Dbq(sn)=1/2(Dtn(sn)+ Dcn(sn)
Hoặc Dbq(sn)=Dtn(sn)+1/2KC
Xác định mức dự trữ bình quân cho phép doanh nghiệp xác định nhu cầu về vốn
lưu động bình quân và tính toán chi phí lãi vay. Sau khi đã xác định được số ngày,
có thể áp dụng các công thức sau đây để tính vốn dự trữ hàng hóa:
Dtn ( tiền) = Dtn(sn) × B (1)
Dcn ( tiền) = Dcn(sn) × B (2)
Dbq ( tiền) = Dbq(sn) × B (3)
Trong đó B là lượng hàng hóa bán ra bình quân một ngày theo kế hoạch.
- Dự trữ bảo hiểm: là mức dự trữ bảo đảm đáp ứng nhu cầu của khách hàng khi
có những biến động ngoài dự kiến như hàng hóa không được cung ứng theo kế
hoạch, gián đoạn vận chuyển… doanh nghiệp thương mại được tiến hành dự trữ bảo
hiểm nhằm phòng tránh các trường hợp không có hàng để triển khai hợp đồng bán
ra, từ đó mất uy tín với khách hàng và chịu phí tồn do phạt hợp đồng.

1.5.2. Phân định nội dung nghiên cứu về công tác tổ chức dự trữ
1.5.2.1. Tổ chức hệ thống kho bãi dự trữ
- Xác định nhu cầu kho bãi dự trữ
Kho bãi là những điều kện cơ sở vật chất để dự trữ hàng hóa phục vụ cho hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp.Tổ chức hệ thống kho bãi bao gồm tổ chức hệ
thống nhà kho, sân bãi, các trang thiết bị để chứa đựng và bảo quản sản phẩm.
Tổ chức quản lý kho bãi bao gồm các công việc chính sau: xác định nhu cầu kho
bãi, quy hoạch mạng lưới kho bãi, đầu tư cơ sở hạ tầng và mua sắm trang thiết bị

kho.

9


Để xác định nhu cầu kho bãi, doanh nghiệp cần căn cứ vào định mức dự trữ hàng
hóa của mình.Diện tích cần có thường bao gồm:
+ Diện tích nghiệp vụ chính của kho: dùng để tiếp nhận và xuất hàng hóa,bảo
quản hàng hóa,xử lý hàng hóa (đóng gói lại,đánh mã vạch và các sử lý khác nếu
cần)
+ Diện tích khác: bao gồm diện tích văn phòng trong kho, diện tích cho bộ phận
bảo vệ, diện tích dừng đỗ xe,diện tích cho lắp đặt vận hành các trang thiết bị khác.
Để xác định nhu cầu kho bãi, doanh nghiệp có thể sử dụng kết hợp nhiều phương
pháp khác nhau:
+ Phương pháp kinh nghiệm: Doanh nghiệp căn cứ trên định mức dự trữ của
mình bao gồm định mức dự trữ tối đa, định mức dự trữ bình quân để xác định nhu
cầu kho bãi.Để thuận tiện doanh nghiệp sẽ xác định từng loại diện tích dự trữ cho
từng nhóm hàng ngành hàng, diện tích nghiệp vụ chính, diện tích hành chính.
+ Phương pháp tính theo tải trọng: diện tích tính theo tải trọng áp dụng trong
trường hợp kho bãi có sức chứa theo tải trọng.Phương pháp này áp dụng cho những
hàng hóa sắp xếp trên giá, kệ, chất đống…
S = D/s
Trong đó : S là diện tích kho bãi, D là định mức dự trữ theo ngày, s là tải trọng trên m2
+ Phương pháp tính theo thể tích: phương pháp này áp dụng cho những hàng hóa
chứa đựng và bảo quản theo m3.
V = D /v
Trong đó : V là thể tích cần có, v hệ số chứa đựng cần có cho một đơn vị sản
phẩm, D là định mức dự trữ theo ngày.
- Thiết lập hệ thống kho bãi dự trữ: Bao gồm các công việc chủ yếu : xác định
địa điểm đặt kho bãi, quyết định đầu tư hay đi thuê kho bãi, lên danh mục và triển

khai đầu tư tài sản và trang thiết bị dự trữ.
+ Quyết định địa điểm đặt kho bãi: địa điểm đặt kho bãi phải đáp ứng những yêu
cầu:
Đáp ứng được nhu cầu về kho bãi của doanh nghiệp.Doanh nghiệp có đủ diện
tích kho bãi theo đúng yêu cầu của mình.
Chi phí về kho bãi thấp nhất: chi phí kho bãi bao gồm hai loại chính: chi phí đi
thuê kho và chi phí vận chuyển.
Thời gian vận chuyển nhanh nhất, đảm bảo không ảnh hưởng đến tiến độ giao
hàng.
Đảm bảo an ninh trật tự, không ảnh hưởng tới môi trường.
+ Quyết định đầu tư hay đi thuê kho bãi : nếu đi thuê có thể làm chi phí cố định

10


giảm đi và bài toán chi phí tổng thể sẽ thấp hơn tự đầu tư.Doanh nghiệp sẽ cân nhắc
phương án có lợi để triển khai đáp ứng nhu cầu kho bãi của mình.
- Lên danh mục và triển khai đầu tư trang thiết bị kho bãi: Hệ thống trang thiết
bị tài sản dự trữ bao gồm các tài sản thuộc về các nhóm chủ yếu sau:
+ Các bục, kệ, giá, tủ…dùng để chứa đựng hàng hóa dự trữ.
+ Trang thiết bị bảo quản chuyên dụng
+ Hệ thống chiếu sáng.
+ Hệ thống điều hòa hút ẩm
+ Trang thiết bị nâng hạ đóng gói.
+ Trang thiết bị phòng cháy chữa cháy.
1.5.2.2. Theo dõi và quản lý hàng hóa dự trữ về mặt hiện vật
Quản trị dự trữ về mặt hiện vật : nhằm mục đích giữ gìn hàng hóa về giá trị và
giá trị sử dụng, tránh làm thất thoát, hư hỏng hàng hóa cho kho.Quản trị dự trữ về
mặt hiện vật bao gồm các hoạt động được chia thành bốn nhóm công việc chính :
* Tổ chức giao nhận hàng hóa vào kho

* Tổ chức theo dõi và bảo quản hàng hóa
* Tổ chức giao xuất hàng hóa
* Tổ chức kiểm kê hàng hóa
- Tổ chức giao nhận hàng hóa vào kho phải đảm bảo các yêu cầu:
+ Nhận đủ số lượng, chất lượng hàng hóa theo hợp đồng, phiếu giao hàng, hóa
đơn hoặc vận đơn.
+ Chuyển nhanh hàng hóa từ nơi nhận về nơi bảo quản hoặc chế biến.
+ Cần có kế hoạch phối hợp hoạt động giữa các khâu nhận hàng, bốc xếp, vận
chuyển, bảo quản và chế biến của kho.
Trước khi nhận hàng cần tiến hành chuẩn bị nhận hàng như chuẩn bị kho chứa
hàng khi hàng về, chuẩn bị các phương tiện bốc dỡ, vận chuyển hàng hóa, chuẩn bị
nhân lưc tiếp nhận hàng hóa, chuẩn bị các chứng từ cần thiết có liên quan đến giao
nhận hàng.
Khi thực hiện nhận hàng cần cân,đong,đo,đếm và đối chiếu với số lượng hàng có
trên hóa đơn.Qúa trình này cần có sự tham gia của bên giao hàng.Đối với hàng hóa
được nhận từ đơn vị vận tải mà không có chủ hàng áp tải thì người nhận hàng cùng
với đại diện của chủ phương tiện tiến hành kiểm tra ngay khi hàng còn trên phương
tiện bằng việc xác định tình trạng bao bì, niêm phong, kẹp chì…sau đó tiến hành
nhận hàng theo phương pháp cân, đong, đo đếm.
- Tổ chức theo dõi và bảo quản hàng hóa là việc xây dựng, tổ chức các hoạt động
của con người nhằm đảm bảo nguyên vẹn giá trị sử dụng của hàng hóa.Các hoạt

11


động này bao gồm:
+ Lựa chọn bố trí vị trí và sơ đồ sắp xếp hàng hóa.Đối với mỗi đơn vị hàng hóa,
chủng loại cụ thể được sắp xếp vào một vị trí cụ thể theo: gian kho, ngăn, ô hoặc
thiết bị chứa đựng trong kho.
+ Kê lót hàng hóa trong kho.Đây là biện pháp cần thiết, là điều kiện để giữ gìn

phẩm chất hàng hóa bảo quản,để chống lại tác hại của môi trường.
+ Chất xếp hàng trong kho là việc sắp xếp hàng hóa vào những nơi theo quy
định theo từng loại cụ thể để đảm bảo tính kỹ thuật và tính kinh tế.
+ Điều hòa nhiệt độ và độ ẩm trong kho.Nhiệt độ và độ ẩm của kho ảnh hưởng
rất lớn đến chất lượng công tác bảo quản.
+ Kiểm tra chăm sóc hàng hóa và vệ sinh kho hàng.Mục đích của công việc này
là nhằm kịp thời phát hiện thiếu xót và tìm nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng
hàng hóa bảo quản.
+ Chống côn trùng và vật gặm nhấm cần phải vệ sinh kho hàng, thiết bị của kho
hàng thường xuyên,có những phương tiện dụng cụ hóa chất cần thiết để ngăn ngừa
côn trùng và vật gặm nhấm.
- Tổ chức giao xuất hàng hoá
Giao hàng là một công việc quan trọng quyết định việc hoàn thành kế hoạch hoạt
đông kinh doanh cuả kho.Giao hàng tốt vừa ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của
kho, vừa ảnh hưởng tốt đến các khách hàng của doanh nghiệp nói chung và của kho
hàng nói riêng.
Trước khi giao hàng cán bộ giao nhận, thủ kho phải làm tốt công tác:
+ Chuẩn bị hàng hóa theo đúng với số lượng, chất lượng chủng loại ghi trong
phiếu xuất kho.
+ Căn cứ vào phiếu xuất kho cán bộ giao nhận, thủ kho cùng với người nhận
hàng kiểm tra số lượng chất lượng hàng hóa giao nhận và giải quyết các trường hợp
phát sinh phù hợp với các quy định chung.
- Tổ chức kiểm kê hàng hóa là quá trình kiểm đếm và ghi chép toàn bộ dự liệu
hàng hóa vào danh mục kiểm kê.Kiểm kê hàng hóa cho phép đếm số lượng hàng dự
trữ, so sánh với số lượng ghi trên sổ sách, chứng từ tìm ra nguyên nhân thiếu hụt để
khắc phục và cải tiến.
+ Có một số loại kiểm kê chính sau: kiểm kê thường xuyên, kiểm kê đột xuất,
kiểm kê định kì.
1.5.2.3. Theo dõi và quản lý hàng hóa dự trữ về mặt giá trị
- Quản trị dữ trữ về mặt giá trị là việc tính toán giá trị của hàng hóa dự trữ.Có

bốn phương pháp hạch toán hàng tồn kho:

12


+ Phương pháp tính theo giá mua thực tế.Phương pháp này cho phép tính chính
xác số vốn hàng hóa còn đọng trong kho nhưng rất khó thực hiện trên thực tế bởi vì
không phải lúc nào cũng có thể phân định chính xác hàng hóa dự trữ nào được mua
với giá nào.
+ Phương pháp tính theo giá mua bình quân gia quyền là phương pháp tương đối
dễ thực hiện nên thường xuyên được áp dụng trên thực tế, bởi vì dựa vào sổ sách
nhập kho người ta dễ dàng tính được giá mua bình quân gia quyền và giá trị hàng
hóa dự trữ sẽ bằng lượng hàng hóa dự trữ nhân với giá bình quân gia quyền (vì vậy
đại lượng giá trị này chỉ là số gần đúng)
+ Phương pháp nhập trước xuất sau-FIFO
Theo phương pháp này người ta giả định các lô hàng được bán (xuất) theo trình
tự lô nào nhập vào trước sẽ được bán (xuất) trước,hết lô nọ sẽ đến lô tiếp theo.Như
vậy hàng hóa dự trữ sẽ thuộc (những) lô nhập sau cùng và được tính theo giá mua
vào của (những) lô đó.
+ Phương pháp nhập sau xuất trước - LIFO
Ngược lại với phương pháp FIFO, theo phương pháp LIFO, hàng bán ra theo
trình tự bán từ lô nhập vào sau cùng dần cho đến lô nhập vào đầu tiên.Như vậy hàng
hóa dự trữ thuộc (những) lô nhập đầu tiên và phải được hạch toán theo giá của
(những) lô đó.
1.5.2.4. Ứng dụng tin học trong quản trị dự trữ
- Thẻ kho là công cụ để ghi lại toàn bộ dự liệu dự trữ.
Thẻ kho bao gồm các thành phần:
+ Ghi tên mô tả từng loại hàng hóa và nguyên liệu,đơn giá mua hàng.
+ Điểm đặt hàng bổ sung,lượng hàng dự trữ ban đầu,thời điểm cần đặt mua thêm.
+ Toàn bộ số hàng bị hư hỏng.

+ Ghi toàn bộ số hàng mua thêm.
+ Toàn bộ số hàng đã được bán.
- Mã vạch và mã số thể hiện thông tin trong các dạng nhìn thấy trên bề mặt mà
máy móc có thể đọc được.Mã số và mã vạch có thể đọc được bởi các thiết bị quét
quang học gọi là máy đọc mã vạch hay được quét hình ảnh bằng các phần mềm
chuyên biệt.Mã số mã vạch của hàng hóa bao gồm hai phần: mã số của hàng hóa và
mã vạch là phần thể hiện mã số bằng vạch để cho máy đọc.
- Phần mềm quản trị dự trữ hàng hóa được xây dựng giúp doanh nghiệp giảm bớt
các công tác hành chính.Phần mềm quản trị dự trữ cho phép lập và tổng hợp nhanh
chóng các loai báo cáo chủ yếu sau: Báo cáo chi tiết và tổng hợp hàng nhập,báo cáo
chi tiết và tổng hợp hàng xuất, báo cáo chi tiết và tổng hợp hàng tồn kho,báo cáo giá

13


trị hàng tồn kho,thẻ kho.

14


CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC
TỔ CHỨC DỰ TRỮ HÀNG HÓA KHO MỸ ĐÌNH - CÔNG TY CỔ
PHẦN PICO
2.1. Khái quát về công ty cổ phần PiCo
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần Pico
+ Tiền thân của công ty cổ phần PiCo chính là công ty cổ phần các đại lý sản
phẩm điển tử được thành lập vào ngày 01 tháng 11 năm 2004, trụ sở chính được đặt
tại số 229 phố Tây Sơn, phường Ngã Tư Sở, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Số
vốn điều lệ của công ty là 6.750.000.000 đồng (Sáu tỷ bảy trăm năm mươi triệu
đồng VN). Các cổ đông đã sáng lập ra công ty là: ông Phạm Hoài Sơn (16.875 cổ

phần); ông Hoàng Ngọc Hải (27.000 cổ phần); công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất
khẩu đại diện ông Hồ Viết Tâm (23.625 cổ phần)
+ Công ty cổ phần PiCo được thành lập vào ngày 25 tháng 08 năm 2006, trụ sở
chính được đặt tại số 229 phố Tây Sơn, phường Ngã Tư Sở, quận Đống Đa, thành
phố Hà Nội. Số vốn điều lệ của công ty là 10.000.000.000 đồng (Mười tỷ đồng
VN).
Danh sách cổ đông của công ty cổ phần Pico

Bảng 2.1. Danh sách cổ đông của công ty PiCo
Stt

Tên cổ đông

Loại cổ phần

1
2
3
4
5

Số cổ phần

Giá trị cổ phần

Hoàng Học Hải Cổ phần phổ thông
15.935
15.935.000.000
Phạm Hoài Sơn Cổ phần phổ thông
15.940

15.940.000.000
Ngô Thiết Hùng Cổ phần phổ thông
10.625
10.625.000.000
Trần Việt Hải
Cổ phần phổ thông
2.500
2.500.000.000
Trần Trung Chính
Cổ phần phổ thông
5.000
5.000.000.000
(Nguồn: Bản đăng kí kinh doanh của công ty cổ phần Pico)
+ Các ngành nghề kinh doanh hiện tại của công ty
- Sản xuất, buôn bán, lắp đặt, sửa chữa máy móc, linh kiện, thiết bị phục vụ
ngành điện, điện tử, điện lạnh, máy tính, viễn thông, văn phòng và ngành hàng gia
dụng.
- Kinh doanh các sản phẩm điện tử, viễn thông, tin học, máy tính và văn phòng.
- Sản xuất, buôn bán vật liệu xây dựng, sắt thép phục vụ ngành xây dựng, đồ
dùng và nội thất.
- Đại lí mua, đại lí bán và kí gửi hàng hóa, dịch vụ cho thuê văn phòng.
- Xây dựng sửa chữa và thi công các công trình dân dụng, giao thông, thủy lợi và
hạ tầng cơ sở.
- Lắp đặt, trang trí nội thất và ngoại thất, quảng cáo thương mại và các dịch vụ

15


liên quan đến quảng cáo
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty cổ phần Pico

2.1.2.1. Chức năng của công ty
Công ty cổ phần Pico hoạt động trong lĩnh vực thương mại, tiến hành kinh doanh
các sản phẩm dịch vụ được nhà nước cho phép. Quá trình thu mua của công ty chủ
yếu là mua đứt bán đoạn, ngoài ra còn một số ít sản phẩm còn được nhập vào dưới
dạng nhận làm đại lí, hàng kí gửi, hàng mẫu…. Công ty tiến hành mua hàng từ các
nhà sản xuất hoặc là từ các nhà phân phối rồi bán lại cho người tiêu dùng. Công ty
đã thực hiện chức năng lưu thông hàng hóa từ nơi sản xuất tới nơi tiêu dùng.
Thông qua hoạt động kinh doanh của mình sẽ mang lại lợi nhuận cho công ty góp
phần giúp công ty ngày càng lớn mạnh và cũng góp phần giúp nền kinh tế nước nhà
ngày càng phát triển, tạo công ăn việc làm cho người lao động.
2.1.2.2. Nhiệm vụ của công ty
Công ty làm nhiệm vụ phân phối các sản phẩm điện máy tới tay người tiêu dùng,
đáp ứng tốt nhu cầu của người dân và góp phần ổn định giá cả trên thị trường.
Khai thác sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả, góp phần phát triển nguồn
vốn, mở rộng sản xuất kinh doanh, và cũng góp phần tăng khả năng cạnh tranh
cho các doanh nghiệp Việt Nam. Công ty cũng cần làm tròn nghĩa vụ với nhà
nước, tuân thủ thực hiên đúng các chính sách nhà nước đã ban hành và thực hiện
đúng những gì mình đã cam kết trong các hợp đồng kinh doanh của mình.

16


2.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần PiCo
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần PiCo

Chủ tịch hội đồng
Quản trị
Ban giám đốc

Phòng

kinh
doan
h

Phòn
g
kế
toán

Phòng
Marke
ting

Phòn
g hành
chính
nhân
sự

Phòn
g IT

Phòn
g
chính
sách

Phòn
g
dịch

vụ
khách
hàng

Bộ
phận
điều
hàng

(Nguồn: Phòng hành chính)
Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, bộ phận
a. Hội đồng quản trị: Quản trị công ty theo điều lệ công ty và tuân thủ đúng pháp
luật,quyết định chiến lược phát triển Công ty,quyết định các phương án đầu tư bổ
nhiệm miễn nhiệm đối với các thành viên trong ban giám đốc. Quyết định mức
lương và các lợi ích khác cho các thành viên ở trên.
b. Ban giám đốc
Điều hành và chịu trách nhiệm về mọi mặt trong hoạt động kinh doanh của công
ty,xây dựng và trình trước Chủ tịch Hội đồng quản trị các kế hoạch dài hạn và kế
hoạch cho từng năm, quý, tháng,kiến nghị HĐQT về tổ chức bộ máy quản lý, điều
hành công ty, kế hoạch tuyển dụng, bố trí lao động trong công ty.
c. Phòng kinh doanh: thực hiện các nhiệm vụ xây dựng công tác kế hoạch và
công tác kinh doanh
d. Phòng marketing
Xây dựng kế hoạch quảng cáo, tiếp thị… nhằm thu hút khách hàng, quảng bá
hình ảnh của công ty, các sản phẩm dịch vụ mà công ty cung cấp tới người tiêu
dùng, nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty.

17

Bộ

phận
khác


e. Phòng kế toán
Tham mưu cho lãnh đạo công ty trong lĩnh vực quản lý các hoạt động tài chính kế toán, trong đánh giá sử dụng tài sản, tiền vốn.Tổ chức quản lý kế toán. Kiểm tra
việc hạch toán kế toán đúng theo chế độ kế toán Nhà nước ban hành.Định kỳ tập
hợp phản ánh cung cấp các thông tin cho cho lãnh đạo công ty về tình hình biến
động của các nguồn vốn, vốn, hiệu quả sử dụng tài sản vật tư, tiền vốn của công ty.
f. Phòng hành chính nhân sự
Lên kế hoạch và thực hiện công tác tuyển dụng nhân sự đảm bảo về mặt chất
lượng và số lượng theo yêu cầu, chiến lược của công ty.Thực hiện quản lí, đào tạo
và tái đào tạo nhân sự cảu công ty.Xây dựng quy chế lương thưởng, các biện pháp
khuyến khích – kích thích người lao động làm việc, thực hiện các chế độ cho người
lao động.
g. Phòng IT
Phối hợp với các phòng ban khác nhằm xây dựng, hoàn thiện hệ thống mạng của
công ty.
h. Phòng dịch vụ khách hàng
Hướng dẫn, giải đáp các thắc mắc, giúp khách hàng khi tới mua hàng tại công ty.
Sửa chữa, bảo hành, bảo dưỡng các sản phẩm mà khách hàng mua tại công ty.
i. Phòng chính sách
Đưa ra các chính sách về giá, các chiến lược về sản phẩm.
Nghiện cứu dự đoán sự biến động của giá trên thị trường nhằm đưa ra các chính
sách về giá, các chiến lược về sản phẩm hợp lí.
j. Bộ phận điều hàng
Tiếp nhận hàng vào kho, sắp xếp hàng vào kho một cách hớp lí,quản lí, bảo quản
hàng hóa tránh hiện tượng mất cắp, hư hỏng. Theo dõi thường xuyên nhằm nắm băt
được mặt hàng, số lượng, chất lượng hàng hóa trông kho.
2.1.4. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Pico

2.1.4.1. Các mặt hàng kinh doanh
Các mặt hàng kinh doanh bao gồm 6 ngành hàng :
- Ngành hàng điện tử bao gồm: LCD, Tivi, Dàn âm thanh, Đầu DVD, Loa…của
các hãng như Sony, Panasocic, Samsung, LG, JVC v.v.
- Ngành hàng điện lạnh bao gồm: Tủ lạnh, Máy điều hòa, Quạt đá…cả các hãng
như Samsung, Panasonic, Sanyo, LG v.v.
- Ngành hàng đồ gia dụng bao gồm: Máy hút bụi, máy sấy tóc, nồi cơm điện, bếp
từ…của các hãng như Sanyo, Panasonic v.v.
- Ngành hàng viễn thông bao gồm: Điên thoại di động, điện thoại bàn, máy fax…

18


của các hãng như Nokia, Samsung, LG, Sony v.v.
- Ngành hàng IT bao gồm: Máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy in, các linh
kiện máy tính…của các hãng như Sony, Acre, Lenovo, Dell v.v.
- Ngành hàng kĩ thuật số bao gồm: máy ảnh, máy quay phim, máy nghe nhạc…
của các hãng như Sony, Canon, Panasonic, Samsung v.v.
2.1.4.2. Đặc điểm thị trường tiêu thụ
Hiện tại công ty đang kinh doanh trên thị trường miền Bắc và công ty đang
không ngừng cố gắng chiếm lĩnh thị trường này một cách tốt hơn, mở rộng thêm hệ
thống siêu thị ở miền bắc.
2.1.4.3. Nguồn nhân lực của công ty Pico
Để đáp ứng cho sự lớn mạnh không ngừng về quy mô và sự tăng trưởng nhanh
chóng trong hoạt động kinh doanh của mình, nguồn nhân lực của Pico đã không
ngừng tăng nhanh về số lượng và chất lượng qua các năm. Và ta có thể nhận thấy
điều đó qua bẳng số liệu sau:

Bảng 2.3. Số lượng lao động của công ty các năm 2009 -2010- 2011
Chỉ tiêu


Năm
2009

Năm
2010

Năm 2011

Tổng số lao động
(người)

856

1126

2890

(Nguồn : Phòng hành chính)
Thu hút người lao động chất lượng cao bằng các chính sách đãi ngộ hấp
dẫn hoặc mạnh dạn thay đổi cơ cấu để trở thành môi trường thu hút người có tâm,
có tài đã trở thành chiến thuật cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp VN.
2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Pico
Bảng 2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần PiCo trong ba
năm 2009 – 2010- 2011
Đơn vị: Tỷ Đồng
stt

Chỉ tiêu


1

Doanh thu bán
hàng và cung
cấp
dịch vụ

2

Các khoản
giảm trừ

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

2010/2009
Chênh lệch Tỷ lệ

87.556.478 221.153.272 797.015.881 133.596.794

4.154

9.758

545.269

19


5.604

2011/2010
Chênh lệch Tỷ lệ

2,526

575.862.609

3,604

2,349

535.511

55,879


3

Doanh thu
thuần về bán
hàng và cung
cấp dịch vụ

87.556.478 221.143.514 791.170.612 133.587.036

2,526


570.027.098

3,577

4

Giá vốn hàng
bán

84.526.872 196.282.457 756.869.257

111.755.585

2,322

560.586.800

3,856

5

LN gộp về bán
hàng và cung
cấp dịch vụ

3.029.606

24.861.057

34.301.355


21.831.451

8,206

9.440.298

1,38

6

Doanh thu hoạt
động tài chính

6.230

7.384

70.040

1.154

1,185

62.656

9,485

Chi phí tài
chính


413.420

441.025

5.451.450

27.605

1,066

5.000.425

12,16

- Trong đó chi
phí lãi vay

423.420

441.025

5.451.450

17.605

1,042

5.010.425


12,36

8

Chi phí bán
hàng

281.577

5.962.505

14.452.664

5.680.928

21,175

8.490.159

2,423

9

Chi phí quản lý
doannh nghiệp

2.158.440

13.843.224


23.753.356

11.684.784

6,413

9.910.132

1,715

10

LN thuần từ
hoạt động kinh
doanh

172.399

4.621.686

9.286.075

4.449.287

26,808

4.664.389

2,01


11

Thu nhập khác

515.454

2.287.738

12.973.358

1.772.284

4,438

10.685.620

5,671

12

Chi phí khác

89.120

371.498

6.000

282.378


4,168

-365.498

0,016

13

Lợi nhuận khác

325.545

1.916.240

12.967.358

1.590.695

5,886

11.051.118

6,767

14

Tổng LN trước
thuế TN DN

172.399


6.537.936

22.253.433

6.365.537

37,923

15.715.497

3,403

48.272

1.830.619

6.230.961

1.782.347

37,923

4.400.342

3,403

124.127

4.707.317


16.022.472

4.583.190

37,923

11.315.155

3,403

7

15

16

Chi phí thuế
TNDN hiện
hành
LN sau thuế
TNDN

( Nguồn : Phòng kế toán)
Dựa vào bảng phân tích số liệu trên ta thấy rằng tình hình hoạt động sản xuất

20


kinh doanh của công ty đã có những bước tiến triển khả quan, hứa hẹn tương lai

phát triển khá bền vững. Cụ thể là:
Về doanh thu: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2010 so với năm
2009 là 133,596794 tỉ đồng tương ứng với 2,526%, đến năm 2011 doanh thu tăng
lên 575,862609 tỉ đồng so với năm 2010 tương ứng 3,604 %, khá lớn.
Về giá vốn hàng bán: Năm 2010 tăng so với năm 2009 là 111,755585 tỉ đồng,
tương ứng 2,322 %. Đến năm 2011, tỷ lệ tăng còn cao hơn so với 2010 đến 3,856 %
tương ứng 560,586800 tỉ đồng
Về lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ: tương ứng với giá vốn bán
hàng có những thay đổi theo chiều hướng tăng lên. Trong năm 2010 tăng 21,831451
tỉ đồng tương ứng 8,206 % so với năm 2009, năm 2011 tăng so với năm 2010 là
9,440298 tỉ đồng tương ứng 1,380 %, có giảm đi so với lượng tăng năm 2010 so với
2009.
Về chi phí bán hàng: Có thể thấy rằng doanh nghiệp đã tăng lượng đầu tư cho
khâu bán hàng của mình để nhằm hoàn thiện hơn khâu bán hàng, khiến nó ngày
càng chuyên nghiệp hơn. Cụ thể là tăng 5,680928 tỉ đồng, tương ứng 21,175 % của
năm 2010 so với 2009, thì đến năm 2011 đã tăng lên 8,490159 tỉ đồng, do lượng
hàng hóa đầu vào tăng lên đột biến do công ty mở rộng thị trường
Về các chi phí khác, mà chủ yếu là chi phí quản lý cũng có sự tăng lên tương ứng
so với giá vốn và chi phí bán hàng
Về lợi nhuận doanh nghiệp thu được trong 3 năm: qua số liệu ta có thể đánh giá
được rằng lợi nhuận có phần giảm đi nhưng sự giảm đi này do nhiều yếu tố tác động
vào về kinh tế lạm phát cũng như sự mởi rộng thị trường của doanh nghiệp khiến
chi phí tăng cao.
2.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của Công ty
cổ phần Pico
2.1.6.1. Môi trường bên ngoài
- Nhân tố chính trị pháp luật :Việt Nam có sự ổn định chính trị xã hội cao,do đó
tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể hoạch định chiến lược trong kinh doanh dài
hạn.
- Nhân tố kinh tế: Trong thời gian qua sự khủng hoảng về kinh tế cũng ảnh

huởng đến hoạt động kinh doanh của công ty.
- Nhân tố công nghệ: Nhờ có sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin,công
ty cổ phần PICO đã áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp:tháng 3 năm 2009 kênh bán hàng trực tuyến của doanh nghiệp đã đi
vào hoạt động:w.w.w.PICO.vn và PICOPLAZA.com.vn.

21


- Nhân tố văn hóa xã hội: Việt Nam là một đất nước đông dân.Kinh tế phát triển
mạnh mẽ làm cho thu nhập của người lao đồng tăng dẫn đến việc nhiều điều kiện để
tiếp cận,sử dụng các sản phẩm công nghệ,đặc biệt là các sản phẩm điện tử.
- Đe dọa mới gia nhập: Với mức tăng trưởng và sức hấp dẫn của ngành bán lẻ
điện máy sẽ là phần thị trường mà nhiều doanh nghiệp quan tâm.
- Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành: Trên thị trường điện máy hiện
nay,có rất nhiều doanh nghiệp lớn đã chiếm lĩnh được thị trường như:Nguyễn
Kim.TopCare,HC,Việt Long,Trần Anh…Các doanh nghiệp này không ngừng mở
rộng quy mô kinh doanh để có thể chiếm lĩnh được thị trường nhiều hơn.
2.1.6.2. Môi trường bên trong
- Sản phẩm của doanh nghiệp
Hàng hóa trong doanh nghiệp PiCo là những sản phẩm chính hãng từ :
Toshiba, LG, Samsung, Hitachi, Electrolux.…mới 100%, nguyên đai, nguyên kiện
không xước móp, còn thời hạn bảo hành.
- Hoạt động cơ bản
+ Hậu cần nhập PiCo chỉ nhập những sản phăm chính hãng, có nguồn gốc
xuất sứ rõ ràng, đảm bảo về chất lượng.
+ Hậu cần xuất PiCo sử dụng hệ thống quản trị tài nguyên doanh nghiệp
(ERP). Đây là hệ thống quản trị hiện đại và hiệu quả nhất tại thời điểm hiện tại.
+ Dịch vụ bao gồm các dịch vụ giao nhận, vận chuyển, lắp đặt, bảo hành, bảo
dưỡng và các hoạt đông chăm sóc khách hàng, hỗ trợ trực tuyến.

- Các hoạt động bổ trợ
+ Công nghệ : luôn áp dụng khoa học kỹ thuật vào hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp:ứng dụng công nghệ thông tin vào kinh doanh.
+ Nguồn nhân lực : PiCo rất chú trọng đến việc tuyển dụng và đào tạo nguồn
nhân lực trong hệ thống kinh doanh của mình.
- Các năng lực cạnh tranh của PiCo
+ Nguồn nhân lực chất lượng cao : Với đội ngũ nhân viên trẻ, năng động và
nhiệt huyết.Công ty còn có những lớp đào tạo các kỹ năng thường xuyên để nhân
viên nâng cao kỹ năng trong công việc
+ Giá của sản phẩm : Pico mang đến cho khách hàng những sản phẩm chính
hang, giá cả luôn hấp dẫn do doanh nghiệp có sự hỗ trợ từ các nhà cung cấp hàng
đầu như: Hitachi, Electrolux, Toshiba, LG, Samsung v.v
+ Chất lượng và dịch vụ tốt nhất : Hàng chính hãng, nguyên đai, nguyên
kiện.Dịch vụ hậu bán hàng, chăm sóc chu đáo với các khách hàng mua hàng của
doanh nghiệp như: lắp đặt, bảo hành, khuyến mại v.v.

22


2.2. Phân tích đánh giá thực trạng công tác tổ chức dự trữ hàng hóa tại kho
Mỹ Đình-công ty cổ phần PiCo
2.2.1. Kết quả sử lý dự liệu sơ cấp về công tác tổ chức dự trữ hàng hóa kho Mỹ
Đình- công ty cổ phần PiCo
* Kết quả tổng hợp từ phiếu điều tra, khảo sát.
Để tìm hiểu về công tác tổ chức dự trữ hàng hóa tại kho hàng Mỹ Đình em phát ra
10 phiếu điều tra và thu về 10 phiếu hợp lệ để sử dụng cho việc tổng hợp đánh
giá.Với 10 phiếu hợp lệ thu được kết quả như sau:
Câu1. Công ty cổ phần PiCo có những kho hàng nào?
A,Kho Mỹ Đình
B,Kho cơ khí

C,Kho Nguyễn Trãi
D,Bao gồm A,B,C.
- Về số lượng kho hàng của công ty: Có 60% số người chọn phương án A, 20%
chọn phương án C và 20% số người lựa chọn phương án D.
Câu 2. Kho hàng Mỹ Đình được xây dựng trên đất của doanh nghiệp hay đi thuê, đi
mượn?
A, Đi thuê
B, Đất của doanh nghiệp
C,đi mượn
- Về quyền sử dụng đất của công ty tại kho Mỹ Đình: Có 40% số người chọn
phương án A và có tới 60% số người lựa chọn phương án B.
Câu 3. Diện tích kho hàng trong công ty các anh là 5000m 2 đã đáp ứng được nhu
cầu dự trữ của doanh nghiệp chưa?
A,đáp ứng đủ
B,chưa đáp ứng nhu cầu dự trữ
C,không đủ lượng hàng sắp xếp
D,còn tùy vào thời điểm dự trữ hàng hóa
- Về diện tích kho hàng phục vụ cho công tác tổ chức dự trữ: Có 30% số người chọn
phương án A, có 20% chọn phương án B, có 20% chọn phương án C và có 30% số
người chọn phương án D.
Câu 4. Với hệ thống Camera được trang bị trong và ngoài kho hàng đầy đủ thì có
xẩy ra tình trạng mất mát hay thất thoát hàng hóa hay không?
A,không xẩy ra
B,có xẩy ra
C,hạn chế tối đa mất mát
D,có thể tìm ra được nguyên nhân thất thoát
-Về lợi ích của Camera khi xảy ra sự cố thất thoát hàng hóa: Có 40% số người lựa
chọn phương án B và 60% số người lựa chọn phương án C.
Câu 5. Hàng hóa trong kho hàng được các anh kiểm tra số lượng theo định kì nào
sau đây:

A,một tuần/1 lần
B,hàng ngày
C,sáu tháng /1 lần
D,một năm/lần

23


-Về công tác kiểm kê hàng hóa trong kho: Có 100% số người lựa chọn phương án
B.
Câu 6. Kho hàng Mỹ Đình được thiết kế theo khung thép công nghiệp hiện đại,vậy
trong quá trình sử dụng vào mùa mưa lũ có bị lụt hay dột hay không?
A,không bị lụt,dột
B,có bị lụt và dột
C,không bị lụt nhưng có dột
-Về hiện tượng dột ướt trong kho hàng: Có 20% số người chọn phương án A, có
20% số người chọn phương án B và có 60% số người chọn phương án C.
Câu 7. Hàng hóa khi nhập vào kho là hàng nhập khẩu hay được sản xuất trong
nước?
A,nhập khẩu
B,hàng hóa sản xuất trong nước
C.cả hàng nhập khẩu và hàng nội địa. D,bao gồm A,B,C
-Về xuất sứ của hàng hóa: Có 40% số người chọn phương án A, có 20% số người
chọn phương án B, có 40% số người lựa chọn phương án C.
Câu 8. Số lượng hàng hóa thực tế khi nhập vào kho hàng so với số lượng hàng hóa
trên phiếu giao của nhà cung cấp hay hãng sản xuất có sự chênh lệch nào không?
A,không
B, thừa
C,thiếu
D,có

-Về số lượng hàng hóa khi nhập vào kho của nhà cung cấp: Có 20% số người chọn
phương án A và có 80% số người chọn phương án D.
Câu 9. Hàng hóa khi nhập vào kho có phải là hàng chính hãng,nguyên đai,nguyên
kiện ?
A, Có
B, Không
C, Tùy loại hàng, ngành hàng
D, Tùy hãng sản xuất
-Về chất lượng của hàng hóa khi nhập vào kho: Có 100% số người lựa chọn
phương án A.
Câu 10. Về cách sắp xếp bố trí hàng hóa trong kho được sắp xếp theo cách nào
trong những cách sau:
A,Theo hãng sản xuất
B,Theo loại hàng,ngành hàng
C, Chỗ nào rộng thì xếp
D,Theo khu vực để tiện cho việc kiểm và lấy hàng
-Về việc sắp xếp hàng hóa trong kho: Có 20% số người chọn phương án A, 40%
chọn phương án B và có 40% số người lựa chọn phương án C.
Câu 11. Kho hàng được vệ sinh theo định kì :
A, 1 tuần/ 1lần
B,1 tháng/ 1 lần
C, 6 tháng/ 1 lần
D,Hàng ngày

24


- Về việc vệ sinh trong kho hàng: Có 50% số người chọn phương án A, có 40%
chọn phương án D và có 10% số người lựa chọn phương án B.
Câu 12. Khi giao hàng cho khách hàng nếu xảy ra sự cố giao nhầm hàng hóa cho

khách thì kho hàng có liên hệ thỏa thuận để đổi lại hàng hóa ?
A, Không
B, Có
C, Tùy theo giá trị chênh lệch của hàng hóa nhầm lẫn
-Về việc đổi hàng hóa khi nhầm lẫn: Có 20% số người chọn phương án A,có 30%
số người chọn phương án C và có 50% số người chọn phương án B.
Câu 13. Từ khi triển khai phần mềm quản lý kho là một phân hệ trong phần mềm
quản lý doanh nghiệp ERP tại kho hàng Mỹ Đình cuối năm 2011 thì phần mềm này
đã hoàn thiện hay chưa?
A,Hoàn thiện
B,Chưa hoàn thiện,
C, Còn có tình trạng lỗi hệ thống
D, Bao gồm b và c
-Về việc ứng dụng phần mềm quản lý trong kho hàng: Có 20% số người chọn
phương án A, có 20% số người chọn phương án B, 20% số người chọn phương án C
và có 40% số người chọn phương án D.
* Kết quả tổng hợp phỏng vấn
Trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần PiCo, quá trình tìm hiểu tại kho
hàng Mỹ Đình của công ty, thông qua phiếu điều tra khảo sát, phỏng vấn đối với
cán bộ thủ kho, trợ lý kho và nhân viên trong kho hàng Mỹ Đình em thấy rằng công
tác tổ chức dự trữ hàng hóa tại kho Mỹ Đình đạt được những thành công nhất
định.Kho hàng Mỹ Đình được trang bị cơ sở hạ tầng hiện đại đáp ứng được việc
tiếp nhận hàng hóa, việc dự trữ và đáp ứng tốt nhu cầu bán ra trong doanh
nghiệp.Cơ sở vật chất kho hiện đại kết hợp với việc bảo quản hàng hóa trong điều
kiện tốt nên hàng hóa luôn đảm bảo được chất lượng.Sản phẩm hàng hóa tại công ty
PiCo là sản phẩm chính hãng , nguyên đai, nguyên kiện.Qúa trình nhập và xuất
hàng hóa diễn ra hài hòa.Tuy nhiên việc nhập và xuất hàng còn xảy ra tình trạng
nhầm lẫn về model sản phẩm, tình trạng thiếu hàng hóa, trong kho hàng tình trạng
nhầm lẫn, thiếu hàng hóa là hi hữu, không xảy ra thường xuyên, liên tục.Khi xảy ra
tình trạng trên, cán bộ kho hàng đã có những biện ,pháp khắc phục kịp thời để hạn

chế tối đa thất thoát, thiệt hại không mong muốn đó.Khi hàng hóa được bảo quản
trong kho thì tại kho hàng Mỹ Đình đã thực hiện tốt được việc theo dõi kiểm kê
hàng ngày và trong năm có quá trình kiểm kê định kì theo quý.Việc kiểm kê hàng
ngày được thự hiện bởi nhân viên tronbg kho hàng.Còn việc kiểm tra số lượng và
chất lượng theo quý là do kế toán trưởng trong công ty thực hiện nên có sự khách
quan, độ tin cậy cao hơn.Qua đó thấy được rằng công tác tổ chức dự trữ hàng hóa

25


×