Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với chữ cái cho trẻ 5 6 tuổi tại trường mầm non trung thành, huyện nông cống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 21 trang )

I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết, ở trường Mầm non nhiệm vụ là nuôi dạy chăm sóc và
giáo dục trẻ phát triển toàn diện theo 5 lĩnh vực. Việc hướng dẫn trẻ 5 - 6 tuổi làm
quen với chữ cái là một trong những hoạt động đóng vai trò hết sức quan trọng.
Cho trẻ làm quen với chữ cái là cơ hội tốt để hình thành cho trẻ những năng
lực họat động thái độ ngôn ngữ, phát triển trí tuệ và kỹ năng làm quen chữ
cái(LQCC) để giúp trẻ biết đọc, biết tô viết chữ cái. Đây chính là một trong các lĩnh
vực chuyên biệt cần phải chuẩn bị cho trẻ trước khi bước vào lớp 1.
Theo nghiên cứu thì Vụ giáo dục Mầm non đã có những đổi mới, những
chuyển biến mới trong việc nuôi dạy trẻ. Cùng với sự đổi mới của giáo dục Mầm
Non nói chung, hoạt động làm quen chữ cái cũng có những đổi mới đáng kể. Để
dạy tốt hoạt động này theo hướng đổi mới hiện nay đòi hỏi người giáo viên Mầm
non phải tự suy nghĩ để tìm tòi ra biện pháp trong việc tổ chức hoạt động “làm quen
với chữ cái” cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi đạt kết quả tốt.
Làm quen chữ cái, chữ viết theo quan điểm tích hợp theo phương pháp giáo
dục mầm non phải được tiến hành một cách tự nhiên, bắt đầu từ những hoạt động
gần gũi và có ý nghĩa đối với trẻ. Để dạy trẻ làm quen với chữ cái, chữ viết, cần có
sự thay đổi cách tổ chức các hoạt động trong môi trường chữ cái, chữ viết và ngôn
ngữ nói một cách phong phú.
Việc nuôi dạy trẻ ở lứa tuổi Mầm non là công việc hết sức vất vả và khó
khăn, nhất là việc cho trẻ “Làm quen với chữ cái”. Đối với tôi tổ chức họat động
“Làm quen với chữ cái” cần thiết phải sử dụng những đồ chơi đẹp, màu sắc hấp
dẫn, đúng mức để đạt được nhiệm vụ dạy trẻ “nhận biết và phát âm 29 chữ cái”
tiếng Việt đúng và chuẩn. Song với đặc điểm của trẻ là nhanh nhớ nhưng lại chóng
quên, trẻ thích những hình ảnh sống động. Do đó tôi thấy cần phải tìm những hình
ảnh mới lạ, hấp dẫn trẻ để nâng cao chất lượng hoạt động “Làm quen với chữ cái”.
Bản thân tôi là một giáo viên được nhà trường phân công đứng lớp 5 – 6
tuổi. Qua những năm trực tiếp giảng dạy tôi nhận thấy rằng trẻ làm quen với chữ
cái không phải là một việc dễ làm, cần đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, chịu
khó biết vận dụng và tổ chức linh hoạt, sáng tạo trong quá trình lên lớp để trẻ lĩnh



1


hội đầy đủ kiến thức của môn học, từ đó trẻ tập trung chú ý và thực sự hứng thú
hoạt động.
Hơn nữa việc tổ chức cho trẻ hoạt động “Làm quen với chữ cái” ở trường
Mầm non giúp hoạt động trí tuệ của trẻ được phát triển, giúp trẻ hình thành những
cơ sở ban đầu của kỹ năng nghe, đọc, nói tiếng Việt thành thạo. Nhiệm vụ chính
của chúng ta là cho trẻ nhận biết và phát âm đúng 29 chữ cái. Muốn thực hiện được
nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết đó cần sử dụng phương pháp “Học mà chơi, chơi
mà học” để tổ chức hoạt động “Làm quen với chữ cái”.
Trẻ được học trên tiết học, học qua các trò chơi, học ở mọi lúc, mọi nơi như
thông qua giờ đón trả - trẻ, qua các buổi dạo chơi tham quan, qua các mô hình giúp
trẻ nhận biết phát âm được các chữ cái, trẻ nhớ và thuộc mặt chữ tạo tiền đề ban
đầu giúp trẻ thích ứng với môi trường “Học là hoạt động chủ đạo” ở trường Tiểu
học.
Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất
lượng hoạt động làm quen với chữ cái cho trẻ 5- 6 tuổi” ở trường Mầm non Trung
Thành, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa.
2. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát thực trạng cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với chữ cái đồng thời đưa ra
một số biện pháp nâng cao chất lượng về hoạt động “làm quen với chữ cái” cho trẻ
5 – 6 tuổi ở trường Mầm non Trung Thành.
3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động “Làm quen với
chữ cái” cho trẻ 5 – 6 tuổi tại Trường Mầm non Trung Thành, huyện Nông Cống,
tỉnh Thanh Hóa.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết

Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế thu thập thông tin
Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
Phương pháp phân tích, trực quan thực nghiệm

2


II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận.
Trong tiếng việt mỗi chữ cái là một đơn vị của hệ thống viết theo bảng chữ
cái, mỗi chữ cái trong ngôn ngữ viết thường đại diện cho một âm vị (âm thanh)
trong ngôn ngữ nói. Những ký hiệu viết trong các hệ thống viết khác đại diện cho
các âm tiết hoặc như trong chữ tượng hình, đại diện cho một từ.
Việc cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen với 29 chữ cái còn mang tính hoạt động biệt
lập chưa đáp ứng với yêu cầu trong phát triển của giáo dục mầm non, trong tổ chức
các hoạt động cho trẻ làm quen với việc đọc và phát âm chuẩn, nhằm chuẩn bị cho
trẻ một hành trang bước vào lớp 1 được tốt hơn. Cho trẻ làm quen với chữ cái theo
quan điểm tích hợp trong giáo dục mầm non phải được tiến hành một cách tự nhiên
nhưng phải chính xác, bắt đầu từ những hoạt động gần gũi và có ý nghĩa đối với trẻ.
Việc cho trẻ làm quen với chữ cái cần có sự thay đổi cách tổ chức các hoạt động
trong môi trường chữ cái và ngôn ngữ nói một cách phong phú.
Đối với trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi khi bước vào trường Tiểu học là bước ngoặt
và khó khăn đối với trẻ. Để chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi bước vào lớp 1 được tốt,
ngoài việc giáo dục cho trẻ phát triển toàn diện về 5 mặt thì việc chuẩn bị cho trẻ
làm quen với chữ cái rất quan trọng, hỗ trợ cho môn tiếng việt sau này. Bởi vì ở
mẫu giáo trẻ đang quen với “vui chơi là hoạt động chủ đạo” nhưng khi trẻ vào Tiểu
học thì “học lại là vai trò chủ đạo” nên việc cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi được sử
dụng các yếu tố vui chơi và các nhiệm vụ học tập sáng tạo thông qua các hoạt động
là cần thiết. Hơn nữa việc cho trẻ làm quen với chữ cái là một phần, một bộ phận
của việc phát triển ngôn ngữ đồng thời cung cấp thêm vốn từ về thế giới xung

quanh. Cho trẻ làm quen với chữ cái còn giúp trẻ hiểu được mối quan hệ giữa ngôn
ngữ nói và ngôn ngữ viết, trẻ hiểu thế nào là đọc và viết sau này ở trường phổ
thông, thông qua việc tìm kiếm các chữ cái khác nhau ở các vị trí khác nhau của từ
giúp trẻ phát triển óc quan sát, ghi nhớ có chủ định. Làm quen với chữ cái còn giáo
dục tình cảm, mở rộng hiểu biết cho trẻ, chuẩn bị tích cực cho trẻ bước vào trường
Tiểu học.
Song ở lứa tuổi này nhận thức của trẻ là nhận thức cảm tính và tư duy là tư
duy trực quan hình tượng nên tôi thấy rằng ngoài nhiệm vụ cho trẻ nhận biết luyện

3


phát âm và viết chữ cái, phải giáo dục thẩm mĩ cho trẻ, hai nhiệm vụ này cần tiến
hành song song để giúp tư duy của trẻ phát triển.
Chính vì vậy, giáo viên mầm non cần phải tìm tòi đưa ra những phương pháp
giảng dạy sao cho lượng kiến thức trẻ tiếp thu được đạt kết quả cao, trẻ học hứng
thú, sôi nổi, tích hợp được nhiều nội dung vào giảng dạy để giờ học phong phú
hơn, tạo sự lôi cuốn đối với trẻ mầm non. Do đó đối với trẻ 5 - 6 tuổi cùng với các
hoạt động học trong trường mầm non thì hoạt động “Làm quen với chữ cái” hết sức
quan trọng và cần thiết. Nó không những giúp trẻ bước đầu nhận biết, luyện phát
âm 29 chữ cái chính xác và bước đầu biết tô, viết các chữ cái theo dấu chấm mờ
đúng quy trình. Và nó còn hỗ trợ tích cực cho môn “Tiếng Việt” ở trường phổ
thông.
2. Thực trạng vấn đề.
2.1.1. Thuận lợi
2.1.1. Đối với nhà trường
Trường luôn nhận được sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, chính quyền địa
phương và nhân dân xã Trung Thành, sự quan tâm của Phòng giáo dục và đào tạo
huyện Nông Cống. Trường được xây dựng ở khu vực trung tâm của xã, có đầy đủ
trang thiết bị phục vụ công tác chăm sóc nuôi dạy trẻ, đặc biệt là hoạt động “làm

quen với chữ cái” cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường Mầm non.
BGH nhà trường đã mua sắm một số trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho hoạt
động, phòng học thoáng mát, có đủ ánh sáng cho trẻ hoạt động.
Nhà trường có BGH trẻ, khỏe, nhiệt tình, có năng lực lãnh đạo, tâm huyết
với nghề, có trình độ chuyên môn vững vàng, luôn quan tâm đến chị em đồng
nghiệp không chỉ về chuyên môn mà còn giúp đỡ chị em trong cuộc sống, thường
xuyên gần gũi, tâm sự, chia sẻ với chị em.
2.1.2. Đối với giáo viên
Có đội ngũ giáo viên trẻ, khỏe năng động, sáng tạo có trình độ đạt chuẩn và
trên chuẩn, tâm huyết với nghề, luôn đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau trong mọi công
việc, 100% giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và 80% giáo viên có trình
độ trên chuẩn.

4


Bản thân là một giáo viên có hơn hai mươi năm tâm huyết với nghề, có lòng
yêu thương trẻ, tận tình với công việc. Luôn luôn có ý thức phấn đấu vươn lên để
hoàn thành xuất sắc công việc của người giáo viên.
2.1.3. Đối với trẻ
Lớp 5 – 6 tuổi B do tôi phụ trách với tổng số 36 cháu, các cháu đều đã được
học qua các lớp trước, không có trẻ khuyết tật, nề nếp trẻ ngoan.
2.1.4. Công tác tham mưu
Giáo viên đã đề xuất tham mưu với nhà trường một số biện pháp nhằm trang
bị thêm cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các hoạt động của trẻ, đặc biệt
là hoạt động làm quen với chữ cái.
2.1.5. Đối với phụ huynh
Phần lớn phụ huynh đã quan tâm đến việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở trường
2.2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi đã nói trên, trong quá trình công tác giảng dạy

cũng gặp không ít khó khăn như là:
2.2.1. Đối với giáo viên
Giáo viên còn sử dụng tiếng địa phương; ngữ điệu lời nói của cô còn cứng
nhắc chưa hấp dẫn. Vì vậy còn gặp khó khăn trong việc dạy trẻ phát âm đúng các
chữ cái tiếng Việt.
Việc áp dụng một số phương pháp, biện pháp đổi mới về nội dung tổ chức
hoạt động “Làm quen với chữ cái” còn đơn giản, chủ yếu cung cấp kiến thức cho
trẻ mà chưa chú trọng đến kỹ năng áp dụng vào thực tế. Khi vận dụng phương pháp
hướng dẫn trẻ tham gia hoạt động “Làm quen với chữ cái” còn mang tính hình
thức, chưa linh hoạt, sáng tạo trong việc tổ chức hướng dẫn trẻ hoạt động.
2.2.2. Đối với trẻ:
Lớp học có tổng số học sinh là: 36 cháu, trong đó số cháu nam là: 22 cháu =
61%, số cháu nữ là: 14 cháu =39 %. Tỉ lệ nam và nữ chênh lệch nhau quá nhiều, sĩ
số trẻ trong lớp đông, số cháu là nam nhiều nên rất hiếu động, chưa tập trung chú ý
trong giờ học.
2.2.3. Đối với nhà trường
Cơ sở vật chất tuy đã được đầu tư nhưng cũng chưa phong phú và đa dạng
nhất là đồ dùng phục vụ hoạt động “làm quen với chữ cái”.
5


2.2.4. Công tác tham mưu:
Việc tham mưu cho ban giám hiệu còn chưa mạnh dạn, chưa thường xuyên
cho nên việc mua sắm các đồ dùng, trang thiết bị, tranh ảnh còn hạn chế.
2.2.5. Công tác phối kết hợp với phụ huynh
Vì nằm ở khu vực nông thôn nên đa số phụ huynh làm nghề nông, điều kiện
kinh tế còn nhiều khó khăn, một số phụ huynh chưa có nhiều thời gian quan tâm
đến việ học tập của trẻ. Phụ huynh còn xem nhẹ hoạt động làm quen với chữ cái
của trẻ mà chỉ tập trung dạy viết chữ trước cho trẻ, nên trẻ viết được chữ mà không
nhận biết và đọc được chữ.

2.3. Kết quả thực trạng
Từ những thuận lợi và khó khăn trên nên việc cho trẻ tham gia hoạt động
“làm quen với chữ cái” chưa thu được kết quả cao cụ thể là:
2.3.1. Đối với trẻ.
Kết quả khảo sát
Nội dung đánh giá

Tốt

Khá

TB



Số trẻ

%

Số trẻ

%

Số trẻ

%

Trẻ nhận biết chữ cái

12


33

14

39

10

28

Khả năng phát âm

13

36

15

42

8

22

Khả năng phân biệt
chữ cái

12


33

14

39

10

28

Kỹ năng tô, viết chữ
cái

12

33

14

39

10

28

Số trẻ

%

2.3.2. Đối với cô.

Việc lựa chọn nội dung cho trẻ làm quen với chữ cái chưa phù hợp với nội
dung chủ đề nên việc xây dựng kế hoạch còn nhiều lúng túng.
Kỹ năng tổ chức hoạt động làm quen với chữ cái cho trẻ vẫn còn hạn chế.
Giáo viên chỉ mới chú trọng việc cung cấp tên chữ cái cho trẻ đọc theo, trẻ chỉ
được hỏi và trả lời, ít khi cho trẻ tự khám phá. Giáo viên ít đưa ra câu hỏi mở để
kích thích sự tìm tòi, khám phá của trẻ.
6


Việc tạo môi trường mở còn lúng túng, làm đồ dùng trực quan và chuẩn bị đồ
dùng trực quan chưa sinh động, hấp dẫn.
Khả năng làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các hoạt động làm quen với cái
còn nhiều hạn chế
Phương pháp lồng nghép tích hợp chưa linh hoạt, sáng tạo nên kết quả trên
trẻ chưa cao, trẻ chưa thật sự say mê hào hứng, sử dụng đồ dùng trực quan chưa
khoa học.
Công tác tuyên truyền với các bậc phụ huynh học sinh chưa sâu sát, chưa có
tính thuyết phục.
Chưa mạnh dạn tham mưu với ban giám hiệu để bổ sung thêm tranh ảnh, đồ
dùng phục vụ cho các tiết học “Làm quen với chữ cái”.
2.3.3. Đối với cơ sở vật chất.
Việc tạo môi trường mở cho trẻ hoạt động làm quen với chữ cái còn hạn chế
như: góc học tập còn nghèo nàn, các mô hình hình, các đồ dùng đồ chơi trong góc
học tập chưa phong phú, chủ yếu là mua, ít đồ dùng tự tạo.
2.3.4. Đối với phụ huynh
Vẫn còn một số phụ huynh nhận thức chưa đúng về phương pháp chăm sóc
giáo dục trẻ nói chung và việc hướng dẫn làm quen với chữ cái nói riêng. Việc
động viên các gia đình đóng góp phế liệu, mua đồ dùng cho trẻ chưa cao.
3. Các giải pháp để giải quyết vấn đề
Xuất phát từ tầm quan trọng của việc cho trẻ “Làm quen với chữ cái” đối với

trẻ 5 - 6 tuổi ở trường Mầm non. Căn cứ vào thực trạng đã trình bày ở trên bản thân
tôi cũng như các đồng nghiệp trong nhà trường rất trăn trở làm sao từng bước tháo
gỡ khó khăn để nâng cao chất lượng cho hoạt động “Làm quen với chữ cái” cho trẻ.
Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp 5 - 6 tuổi tôi đã suy nghĩ phải làm sao tìm ra
những phương pháp, biện pháp để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ nói
chung và hướng dẫn trẻ thực hiện tốt hoạt động “Làm quen với chữ cái” cho trẻ 5 –
6 tuổi nói riêng nhằm nâng cao chất lượng cho trẻ về ngôn ngữ nói và nhận biết
phát âm được 29 chữ cái, nhớ mặt chữ cái tiếng Việt để giúp trẻ chuẩn bị bước vào
trường Tiểu học được tốt.
Chính vì vậy tôi mạnh dạn áp dụng “Một số biện pháp nâng cao chất lượng
hoạt động làm quen với chữ cái cho trẻ 5 – 6 tuổi” với các biện pháp sau:
7


Biện pháp 1: Lựa chọn nội dung để xây dựng kế hoạch phù hợp với chủ đề.
Việc lựa chọn nội dung hoạt động và lồng ghép tích hợp logic phù hợp với
chủ đề có ý nghĩa quan trọng vì trẻ ở độ tuổi này nhanh nhớ nhưng lại chóng quên
do đó khi tổ chức một hoạt động nào nếu muốn trẻ nhớ lâu thì lựa chọn nội dung
cho phù hợp với chủ đề, với khả năng nhận thức của trẻ có như vậy mới khắc sâu
vào tâm trí của trẻ. Vì lẽ đó là tổ trưởng chuyên môn tôi đã kết hợp với giáo viên và
phó hiệu trưởng bàn bạc để lựa chọn nội dung cho trẻ làm quen với chữ cái sao cho
phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ, phù hợp với chủ đề rồi tiến hành cho trẻ ở
mọi lúc mọi nơi để trẻ được trải nghệm. Qua quá trình thực hiện tôi đã lựa chọn các
nhóm chữ phù hợp với chủ đề và nâng cao được chất lượng cho trẻ làm quen với
chữ cái đó là:
Tên chủ đề
Trường
Mầm non

Trên tiết học

Trò chơi
LQCC: o, ô, ơ Tìm chữ trong từ, tìm chữ
theo yêu cầu, xếp chữ bằng
hột hạt
Bản thân
LQCC: a, ă, â Tìm chữ theo yêu cầu, xếp
chữ bằng các nét, hái hoa tìm
chữ
Gia đình
LQCC: e, ê
Tìm chữ theo yêu cầu, xếp
chữ bằng hột hạt, hái quả tìm
chữ
Nghề nghiệp LQCC: u, ư
Tìm chữ theo yêu cầu, xếp
chữ bằng các nét, tìm đúng
nhà
Động vật
LQCC: i, t, c
Tìm chữ trong từ, xếp chữ
bằng hột hạt, hái lá tìm chữ
Thực vật
LQCC: b, d, đ Tìm chữ theo yêu cầu, tìm
chữ trong từ, xếp chữ bằng
các nét, hái hoa tìm chữ.
Tết và mùa LQCC: l, m, n Tìm chữ trong từ, xếp chữ
xuân
bằng hột hạt, hái lá tìm chữ
Giao thông LQCC: h, k, Tìm chữ theo yêu cầu, xếp
p, q

chữ bằng các nét, tìm đúng
nhà

Mọi lúc, mọi nơi
Góc nghệ thuật,
góc thư viện, ngoài
trời
Góc nghệ thuật,
hoạt động ngoài
trời
Góc thư viện, góc
nghệ thuật
Góc nghệ thuật,
hoạt động ngoài
trời
Góc thư viện, hoạt
động ngoài trời
Góc nghệ thuật,
hoạt động ngoài
trời
Góc thư viện, hoạt
động ngoài trời
Góc thư viện, góc
nghệ thuật, hoạt
động ngoài trời
8


Các
hiện LQCC: g, y

Xếp chữ bằng hột hạt, tìm Góc nghệ thuật,
tượng
tự
đúng nhà, hái hoa tìm chữ
hoạt động ngoài
nhiên
trời
Quê hương- LQCC: s, x, v, Tìm chữ theo yêu cầu, xếp Góc thư viện, hoạt
Đất
nước r
chữ bằng hột hạt, hái lá tìm động ngoài trời
-Bác
Hồchữ, về đúng nhà
Trường tiểu
học
Từ việc lựa chọn nội dung phù hợp với chủ đề và khả năng nhận thức
của trẻ nên trong những năm qua việc cho trẻ làm quen với chữ cái ở lớp tôi đã thu
được nhiều kết quả tốt đẹp. Trẻ rất hứng thú và tích cực tham gia hoạt động, trẻ ghi
nhớ lâu hơn.
Biện pháp 2. Rèn kỷ năng phát âm chuẩn.
Muốn trẻ học tốt được chữ cái thì tôi nghĩ cô giáo phải là người phát âm
chuẩn, rõ ràng, chính xác âm mẫu chữ cho trẻ nghe. Bởi lúc này bộ máy phát âm
của trẻ chưa hoàn thiện hoặc bên cạnh còn có người lớn phát âm sai nên trẻ bắt
chước. Trong khi dạy tôi cho trẻ luyện đọc nhiều lần, trước tiên tôi cho trẻ đọc
đồng thanh vài lần sau đó cho cá nhân trẻ đọc. Để dễ theo dõi cách phát âm và kịp
thời sửa ngay cho trẻ, tôi đứng đối diện với trẻ. Nếu trẻ phát âm chưa đúng, tôi yêu
cầu trẻ nhìn khuông miệng và nghe tôi phát âm sau đó phát âm lại nhiều lần. Chẳng
hạn chữ N- L, trẻ rất khó nhận biết hay lẫn lộn nên phát âm thường sai nên tôi
hướng dẫn kỹ cách phát âm
+ l: Đọc cong lưỡi, đầu lưỡi uốn vào trong và đưa sát vào lợi

+ n: Đọc thẳng lưỡi, lưỡi sát với hàm dưới
Hoặc chưa nhận biết được mặt chữ cái, tôi cho trẻ xem tranh, hình ảnh, dưới
có kèm từ chứa chữ cái sẽ học.
Bên cạnh những trẻ phát âm sai, còn có một số trẻ phát âm còn nhỏ chưa rõ
ràng. Tôi đã giúp trẻ phát âm to rõ ràng bằng cách cho những trẻ phát âm tốt phát
âm mẫu cho trẻ nghe. Lúc này với tâm lý mình cũng phải bằng bạn nên trẻ đã cố
gắng phát âm to, rõ ràng giống như bạn.
Với cách làm như vậy, trẻ lớp tôi đã có những tiến bộ rõ rệt, thay vì phát âm
nhỏ chưa rõ ràng, chính xác thì đa số trẻ đã phát âm to hơn, chuẩn hơn so với đầu
năm và nhận biết mặt chữ cũng nhanh và chính xác.
9


(Hình ảnh trẻ tham gia tích cực trong giờ học)
Muốn cho trẻ học tốt hoạt động làm quen chữ cái, chữ viết theo phương pháp
mới, điều trước tiên giáo viên phải nắm vững được nội dung, phương pháp, theo
chương trình giáo dục mầm non. Do vậy, những tiết thao giảng hoạt động “làm
quen chữ cái” nhằm để giúp giáo viên nắm vững phương pháp dạy. Trao đổi kinh
nghiệm lẫn nhau. Với phương pháp lấy trẻ làm trung tâm, trẻ được trải nghiệm,
không gò ép trẻ làm cho giờ học đạt hiệu quả cao.
Biện pháp 3. Tạo môi trường chữ cái trong lớp.
Với trẻ mẫu giáo thì những gì mới lạ đẹp mắt, hấp dẫn là gây được sự chú ý
của trẻ. Vì thế, việc tạo môi trường “Làm quen chữ cái” trong lớp học rất cần thiết
để làm nổi bật bộ môn và chuyên đề. Hàng ngày vào những lúc vui chơi hay rãnh
rỗi tôi và trẻ thường cắt dán chữ cái, các loại quả hay con vật để trang trí góc theo
chủ đề. Tranh ảnh trang trí có màu sắc đẹp, hình ảnh rõ ràng, có nội dung giáo dục
tốt và theo chủ đề, dưới mỗi bức tranh đều có chữ viết kèm theo. Việc trang trí vừa
làm đẹp cho phòng học vừa tạo cho trẻ có điều kiện quan sát, nhận xét tranh ảnh,
được làm quen với chữ cái ở tranh.
Giờ chơi hoạt động góc cô tổ chức cho trẻ chơi Thông qua việc “học mà

chơi, chơi mà học”. Vì vậy, trong giờ hoạt động góc tôi cũng lồng ghép chữ cái vào
một cách nhẹ nhàng. Cho trẻ tô chữ, xếp chữ, tô tranh, nối chữ cái, tô viết chữ cái
trùng khít lên chữ in mờ...
10


(Hình ảnh trẻ tô tranh, nối chữ qua hoạt động góc)
Nói chung trong các hoạt động cô đều lồng ghép chữ cái và tạo môi trường
chữ cái trong mọi hoạt động để cho trẻ được tham gia và làm quen.
Ở góc thư viện tôi chuẩn bị nhiều truyện tranh, sách báo dành cho lứa tuổi
Mầm Non. Nhất là truyện tranh chữ to phù hợp với sự hiểu biết của trẻ. Tôi luôn
thay đổi theo chủ đề, không nên để một loạt các loại sách từ đầu đến cuối năm học
trẻ sẽ nhàm chán và không thích đọc.
Khi xem tranh truyện tôi tập cho trẻ đọc từ trái sang phải. Làm như vậy giúp
trẻ tập kể chuyện theo tranh, trẻ hiểu nội dung ý nghĩa của chữ cái, rèn luyện khả
năng quan sát, chú ý của trẻ.
Ví dụ: Chủ đề: Thế giới động vật
Tôi trưng bày sách, truyện tranh về các con vật, cùng với dòng chữ: “Thế
giới động vật” và các từ dưới tranh.
Vào các giờ hoạt động góc tôi thường tham gia “Đọc sách cùng trẻ” tôi
hướng dẫn trẻ cầm sách đúng hướng, cách mở sách, lật trang xem sách. Hướng dẫn
trẻ việc đọc của một trang sách: Đọc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.
Giờ hoạt động ngoài trời cô cho trẻ ôn bài cũ, làm quen bài mới bằng cách
cho trẻ nhận biết những biển hiệu treo trên cây có hình ảnh và kèm từ có chứa các
11


chữ cái cô chuẩn bị tranh có các từ, cô gợi hỏi để trẻ tự tìm chữ cái nào trẻ đã biết
và phát âm cho cô và các bạn cùng nghe nhằm củng cố lại kiến thức của trẻ về nhận
biết các chữ cái đã học. Qua đó đã giúp trẻ khắc sâu hơn về những chữ cái đã học.

Biện pháp 4. Cho trẻ làm quen chữ cái qua góc học tập
Tạo góc học tập mới hấp dẫn trẻ giúp trẻ hứng thú tìm tòi, khám phá, tích
cực tham gia vào hoạt động. Vì vậy ở góc học tập tôi luôn thay đổi nội dung của
góc, học xong chữ cái nào tôi viết 3 kiểu chữ (viết thường, in thường, in hoa) treo ở
góc học tập để trẻ thường xuyên được củng cố lại chữ đã hoc.
Mặt khác để cho góc thêm hấp dẫn tôi đã tranh thủ làm thêm nhiều đồ dùng,
đồ chơi để trang trí, bổ sung vào góc học tập như: ô chữ kì diệu, những chữ cái
nghộ nghĩnh, những quyển sách biết nói, bộ chữ cái rôky, các hình ảnh … tập trung
ở các góc học tập cho trẻ xem, tìm hiểu và tập ghép các chữ thành từ, các nét thành
chữ. Ngoài ra, còn có các vật liệu: đất nặn, dây mềm, giấy xốp, hột hạt…để trẻ tạo
chữ. Cho trẻ học mọi lúc mọi nơi để phát huy tính sáng tạo của trẻ.
Trên góc làm quen với chữ viết tôi cho trẻ khám phá chữ cái với những hình
ảnh kèm với từ giúp trẻ nhận biết, củng cố về các chữ cái đã học và sẽ học.

(Hình ảnh trẻ nhận biết chữ cái qua hình ảnh kèm từ)

Biện pháp 5. Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy
12


Như chúng ta đã biết, những hình ảnh ngộ nghĩnh sống động rất thu hút trẻ
tham gia, tìm tòi khám phá. Vì vậy, muốn có những hình ảnh đó cho trẻ tìm hiểu thì
chúng ta không thể tách rời những video có trong giáo án điện tử mà giáo viên đã
quay, chụp. Do đó giáo viên phải biết sử dụng máy tính để thiết kế các bài giáo án
điện tử và ứng dụng các phần mềm Kidsmart, Happykid, Nutrikid ... để thu hút trẻ
tích cực tham gia hoạt động. Chính vì vậy, bản thân tôi đã tích cực tìm tòi, vận
dụng công nghệ thông tin như quay các video, tải những hình ảnh về máy… và in
ra để phục vụ vào tiết dạy.
Ví dụ: Khi cho trẻ làm quen với nhóm chữ i, t, c trong chủ điểm thế giới
động vật thì tôi đã dùng điện thoại để quay hình ảnh những chú vịt đang tắm ở dưới

ao cùng bài hát “Một con vịt” để gây hứng thú cho trẻ khi vào bài.
Từ việc làm này tôi thấy trẻ rất hứng thú khi tham gia hoạt động “làm quen
với chữ cái” nên trẻ không bị nhàm chán, gò bó khi nhận biết các chữ cái, qua đó
nâng cao được kết quả trên trẻ.
Biện pháp 6. Cho trẻ làm quen chữ cái ở mọi lúc, mọi nơi, trong các hoạt
động hằng ngày của trẻ
Một trong những biện pháp tốt nhất để nâng cao chất lượng giáo dục nói
chung và hoạt động làm quen chữ cái nói riêng là giúp trẻ có điều kiện học tập mà
không thấy nhàm chán. Để hoạt động làm quen với chữ cái đạt hiệu quả cao thì
giáo viên phải biết tận dụng mọi lúc mọi nơi để cho trẻ làm quen, nhận biết vì trẻ
mầm non rất nhanh nhớ nhưng lại chóng quên. Do vậy mà tôi đã tận dụng mọi thời
điểm trong ngày để cho trẻ làm quen với đối tượng một cách phù hợp, cụ thể là:
Thông qua các giờ đón, trả trẻ tôi có thể cho trẻ xem một số tranh ảnh đẹp và
cho trẻ tìm chữ cái vừa học trong tranh.
Trong giờ hoạt động ngoài trời cho trẻ đọc thơ ca, hò vè luyện phát âm cho
trẻ.
Ví dụ: Luyện phát âm r, n, l tôi cho cháu đọc bài đồng dao: “Rồng rắn”. Trò
chơi “chìm nổi” Trò chơi “lên bờ xuống biển”.
Ví dụ: Con hãy tìm tên bạn có chữ cái đầu là L, H…Hay để cho trẻ có thể
biết tên mình là có chữ cái gì. Bằng cách tôi chụp hình trẻ và dán lên bảng dưới
hình của trẻ tôi viết tên trẻ để trẻ quan sát.

13


Ngoài việc dạy trẻ ở hoạt động làm quen chữ cái thông qua các hoạt động
khác như khám phá khoa học: cho trẻ đọc từ dưới tranh, gọi tên các con vật, đồ
vật…nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Hoạt động văn học: Cho cháu luyện đọc từ khó và đọc thơ theo đúng
quy trình, đặt tên cho nhân vật, điền chữ cái còn thiếu vào tên các nhân vật trong

chuyện.
Biện páp 7. Phương pháp kiểm tra đánh giá các hoạt động của trẻ.
Việc kiểm tra đánh giá các hoạt động là vô cùng quan trọng vì thông qua đó
giáo viên nắm được kết quả của từng cá nhân trẻ cũng như kết quả của hoạt động
để có biện pháp điều chỉnh kế hoạch, bồi dưỡng cho học sinh. Vì vậy, vào đầu năm
học tôi đã chủ động kiểm tra, khảo sát thống kê về hoạt động của trẻ để nắm bắt
khả năng nhận thức của từng trẻ cụ thể. Tôi thường xuyên quan sát trẻ, ghi chép
vào sổ để theo dõi, đánh giá quá trình phát triển những kĩ năng cần thiết chuẩn bị
cho việc đọc, viết của trẻ nhằm điều chỉnh các biện pháp giáo dục đối với từng cá
nhân trẻ.
Tôi chia ra từng nhóm chữ theo từng thời kỳ và kiểm tra đánh giá thời kỳ đó
trẻ đã thuộc nhóm chữ đó chưa để có biện pháp ôn luyện cho trẻ.
Ví dụ: Như nhóm chữ có nét cong tròn và nét thẳng như chữ “a, ă, â, d, đ”,
Chữ “b, q, p” chữ “u, ư, n. m...”, tôi sẽ cho đi cùng một nhóm để trẻ dễ phân biệt.
Còn những trẻ nào hay quên chữ nào nhất thì tôi lấy chữ đó làm kí hiệu cho
sách học hằng ngày của trẻ, vì sách là hầu như trẻ được tiếp xúc gần hết các buổi
trong tuần nên trẻ sẽ dễ dàng nhớ nhanh hơn.
Ví dụ: Như cháu Lan Anh, cháu hay quên chữ h thì tôi sẽ lấy chữ h dán vào
bìa sách học của cháu và khi học tôi cho cháu đi lấy sách của mình thì trẻ sẽ tìm
quyển sách nào có chữ h là cháu biết đó là sách của mình và trẻ sẽ nhanh nhớ và sẽ
in sâu chữ cái đó vào trong đầu của mình một cách dễ dàng và nhanh hơn và cô
cũng dễ kiểm tra và đánh giá trẻ tiện lợi.
Biện pháp 8. Phương pháp tổ chức trò chơi chữ cái cho trẻ.
Phương pháp tổ chức trò chơi với chữ cái là phương pháp rất quan trọng
không thể thiếu vì trò chơi chữ cái chính là công cụ để ôn luyện cho trẻ nhằm giúp
trẻ củng cố kiến thức vừa học và ghi nhớ sâu hơn kiến thức qua trò chơi, trẻ có cảm
giác thoải mái nhưng dễ hiểu. Chính vì vậy tôi luôn tìm tòi những trò chơi động 14


tĩnh xen kẽ lẫn nhau để tạo cho trẻ thoải mái chống mệt mỏi. Hoặc tổ chức cho trẻ

chơi “Tìm chữ cái trong tranh”
Ví dụ: Để chơi trò chơi “Tìm chữ cái trong tranh” thay cho hình thức cô đưa
từng tranh ra giới thiệu từ, sau đó cô cho cháu tìm chữ cái vừa học. Tôi đã để vài
tranh xung quanh lớp để cháu đi tìm và nói tranh vẽ gì? có chữ cái gì vừa học cho
bạn xem đúng hay sai.
Bằng hình thức trên tôi thấy lớp tôi rất hứng thú tham gia trò chơi và giờ học
vô cùng sôi nổi, đạt kết quả cao.
Biện pháp 9: Làm tốt công tác tham mưu
Để tổ chức thành công hoạt động chăm sóc gáo dục trẻ thì cơ sở vật chất
đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Đây là nền tảng để giáo viên có điều kiện tổ
chức tốt các hoạt động hàng ngày trong đó có hoạt động làm quen với chữ cái. Tuy
điều kiện kinh tế của nhà trường còn gặp nhiều khó khăn nhưng tôi đã mạnh dạn
tham mưu với ban giám hiệu nhà trường mua sắm bổ sung thêm một số trang thiết
bị như: bảng, tranh ảnh, sách truyện, giấy xốp màu, giấy màu…để làm sách, truyện
tranh, cắt dán các đồ vật, con vật, hình ảnh, chữ cái tạo thành từ…
Ngoài ra tôi còn tham mưu với nhà trường tổ chức các giờ dạy mẫu về tổ
chức hoạt động “làm quen với chữ cái” cho các giáo viên cùng học tập. Qua đó
giúp giáo viên có thêm kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm tổ chức hoạt động nhằm
đêm lại kết quả cao trong việc cho trẻ làm quen với chữ cái.
Biện pháp 10: Làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh
Thực tế đã chứng minh, không ai có thể hiểu rõ đứa trẻ tốt hơn gia đình trẻ.
Cha mẹ là những người có thể hổ trợ tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
Khi cha mẹ được trang bị những kiến thức, kĩ năng và cam kết áp dụng những thực
hành tích cực và hiệu quả thì cha mẹ có thể hổ trợ con mình đạt mốc phát triển tốt.
Trường mầm non muốn thực hiện mục tiêu chăm sóc và giáo dục trẻ phát triển toàn
diện nói chung và hoạt động làm quen với chữ cái nói riêng thì cần phải dựa vào
gia đình, phối hợp chặt chẽ với gia đình.
Vì vậy, trong các buổi họp phụ huynh của lớp, tôi đã giành thời gian để nhấn
mạnh tầm quan trọng của hoạt động làm quen chữ cái đối với trẻ 5 – 6 tuổi như:
Cho trẻ làm quen với chữ cái là tổ chức thực hiện các hoạt động cho trẻ làm quen

với việc đọc, phát âm chuẩn, nhằm hình thành một số kỹ năng cần thiết để chuẩn bị
15


cho trẻ vào lớp 1, không gò bó và ép trẻ phải học trước chương trình như: cho trẻ
viết trước.
Thường xuyên trao đổi các nội dung cần thiết về “làm quen chữ cái” cho phụ
huynh rõ. Giới thiệu cho phụ huynh xem các mẫu chữ và cách phát âm một số chữ
cho trẻ, những đồ dùng, đồ chơi cần thiết để phục vụ hoạt động này. Từ đó phụ
huynh sẽ thấy được tầm quan trọng của của việc cho trẻ tham gia hoạt động “làm
quen chữ cái”. Ngoài ra, để có những đồ dùng đồ chơi phục vụ việc dạy học cho trẻ
tôi đã kêu gọi phụ huynh hỗ trợ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương như vỏ hộp,
len, vải vụn, giấy bìa để cho cô và trẻ làm ra nhiều đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho
các hoạt động. Với sự thể hiện trách nhiệm của mình đối với trẻ đã làm cho phụ
huynh phấn khởi, nhiệt tình ủng hộ tôi về mọi mặt. Chính vì vậy mà chất lượng cho
trẻ làm quen với chữ cái nói riêng và chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ
nói chung của lớp tôi đã nâng lên rõ rệt.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Sau nhiều năm được phân công dạy trẻ 5 - 6 tuổi, tôi rất quan tâm đến việc
nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ nói chung và chất lượng hoạt động “làm quen
với chữ cái” nói riêng. Vì vậy tôi đã không ngừng học tập để nâng cao trình độ
chuyên môn, trau dồi kiến thức, học hỏi đồng nghiệp, tranh thủ sự chỉ đạo của Ban
giám hiệu nhà trường, nghiên cứu tài liệu, sách báo, đàì, mạng Internet…để tìm ra
những biện pháp áp dụng vào qua chương trình giáo dục trẻ ở nhà trường đạt kết
quả cao, cụ thể là:
4.1. Đối với trẻ
Sau khi áp dụng một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ khám phá khoa học
tại lớp mình phụ trách, tôi nhận thấy trẻ đã không còn nhàm chán mà rất hứng thú
và tích cực tham gia vào khám phá các đối tượng do đó số trẻ đạt khá, tốt đã được
nâng cao không cón trẻ chưa đạt, cụ thể là:

Nội dung

Trước khi áp dụng SKKN
Tốt

Khá

TB

Sau khi áp dụng SKKN



đánh giá

trẻ

%

trẻ

%

trẻ

%

Trẻ nhận biết
chữ cái


12

33

14

39

10

Khả năng phát
âm

13

36

15

42

8

trẻ

%

Tốt

Khá


TB



trẻ

%

trẻ

%

trẻ

%

28

14

39

16

44

6

17


22

1
5

4
2

1
6

4
4

5

1
4

trẻ

%

16


Khả năng phân
biệt chữ cái


12

33

14

39

10

28

1
4

3
9

1
6

4
4

6

1
7

Kỹ năng tô,

viết chữ cái

12

33

14

39

10

28

1
4

3
9

1
6

4
4

6

1
7


4.2. Đối với cô
Trước khi áp dụng SKKN
Giáo viên lựa chọn nội dung cho trẻ

Sau khi áp dụng SKKN
Giáo viên đã biết lựa chọn nội dung

làm quen với chữ cái chưa phù hợp với cho trẻ làm quen với chữ cái phù hợp
chủ đề. Việc lập kế hoạch cho trẻ hoạt với chủ đề. Việc lập kế hoạch cho trẻ
động còn nhiều lúng túng.
Kỹ năng tổ chức làm quen với chữ cái

hoạt động đã thành thạo.
Kỹ năng tổ chức hoạt động làm quen

cho trẻ vẫn còn hạn chế. Giáo viên chỉ với chữ cái đã linh hoạt, sáng tạo. Giáo
mới chú trọng cung cấp tên chữ cái cho viên đã chú trọng cho trẻ tìm hiểu kỹ về
trẻ đọc theo, trẻ ít được khám phá, trải đối tượng, trẻ đã tích cực tham gia vào
nghiệm. Giáo viên chưa đưa ra câu hỏi hoạt động để tìm chữ cái đã học. Cô đã
mở để kích thích sự tìm tòi, khám phá sử dụng câu hỏi mở để kích thích sự tìm
của trẻ.
Việc tạo môi trường mở, làm đồ dùng

tòi, khám phá của trẻ.
Việc tạo môi trường mở, làm đồ dùng

trực quan và chuẩn bị đồ dùng trực quan trực quan và chuẩn bị đồ dùng trực quan
chưa sinh động, hấp dẫn.
Khả năng làm đồ dùng đồ chơi phục


sinh động, hấp dẫn.
Khả năng làm đồ dùng đồ chơi phục

vụ cho các hoạt động nhằm cho trẻ làm vụ cho các hoạt động nhằm cho trẻ làm
quen với chữ cái còn hạn chế
Phương pháp lồng ghép tích hợp

quen với chữ cái đã có chất lượng.
Phương pháp lồng ghép tích hợp đã

chưa linh hoạt, sáng tạo. Kết quả trên trẻ linh hoạt, sáng tạo. Kết quả trên trẻ đã
chưa cao, trẻ chưa thật sự say mê hào nâng lên rõ rệt, trẻ đã say mê hào hứng
hứng tham gia hoạt động.
Công tác tuyên truyền với các bậc

tham gia hoạt động.
Công tác tuyên truyền với các bậc

phụ huynh học sinh chưa sâu sát, chưa phụ huynh học sinh đã sâu sát và có tính
có tính thuyết phục.
Chưa mạnh dạn tham mưu với BGH

thuyết phục.
Đã mạnh dạn tham mưu với BGH để
17


để bổ sung thêm tranh ảnh, đồ dùng bổ sung thêm tranh ảnh, đồ dùng phục
phục vụ cho hoạt động “LQCC” và tổ vụ cho hoạt động “LQCC” và tổ chức

chức các tiết dạy mẫu để cho giáo viên nhiều tiết dạy mẫu để cho giáo viên học
học tập
4.3. Đối với cơ sở vật chất.
Trước khi áp dụng SKKN
Việc tạo môi trường mở cho trẻ

tập
Sau khi áp dụng SKKN
Đã tạo môi trường mở cho trẻ hoạt

hoạt động ‘‘LQCC’’ còn hạn chế như: động ‘‘LQCC’’ như: góc học tập, các mô
góc học tập còn nghèo nàn, các mô hình, hình, các đồ dùng đồ chơi trong góc học
các đồ dùng đồ chơi trong góc học tập tập thì đa dạng chủng loại, màu sắc và
chưa phong phú, chủ yếu là mua, ít đồ đã bổ sung được nhiều loại đồ dùng tự
dùng tự tạo.
4.4. Đối với phụ huynh.
Trước khi áp dụng SKKN
Vẫn còn một số phụ huynh nhận

tạo sinh động, hấp dẫn
Sau khi áp dụng SKKN
Phụ huynh đã nhận thức đúng đắn về

thức chưa đúng về phương pháp chăm phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ nói
sóc giáo dục trẻ nói chung và việc chung và việc hướng dẫn trẻ LQCC nói
hướng dẫn trẻ LQCC nói riêng. Việc riêng nên việc động viên các gia đình
động viên các gia đình đóng góp phế đóng góp phế liệu, hổ trợ kinh phí mua
liệu, mua đồ dùng cho trẻ chưa cao.

đồ dùng cho trẻ đạt kết quả cao.


III. PHẦN KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ
1. Kết luận sư phạm
Qua quá trình vận dụng một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng cho
hoạt động “làm quen với chữ cái” cho trẻ 5 – 6 tuổi ở lớp mình, tôi đã rút ra được
một số kinh nghiệm cho bản than như sau:
Giáo viên phải nhận thức đúng đắn vai trò quan trọng của môn học này. Bởi
vì cho trẻ “Làm quen với chữ cái” không chỉ giúp trẻ nhận biết, phát âm chuẩn,
chính xác và viết được các chữ cái tiếng Việt mà thông qua hoạt động này còn giúp
trẻ phát triển về trí tuệ, mở rộng vốn từ, đặc biệt mở rộng hiểu biết về thế giới xung
quanh và còn hình thành nhân cách cho trẻ về các mặt: Đức – Trí –Thể - Mĩ.
18


Giáo viên phải khảo sát trên trẻ theo đúng giai đoạn cập nhật các chỉ số để
nắm được tình hình học tập của trẻ. Từ đó có biện pháp xây dựng kế hoạch giảng
dạy cho bộ môn “Làm quen với chữ cái” một cách chủ động, sáng tạo và có kế
hoạch bồi dưỡng cho những trẻ yếu kém trong lớp.
Giáo viên phải tạo môi trường mở cho trẻ được tham gia hoạt động.
Hướng dẫn trẻ ở mọi lúc, mọi nơi.
Bản thân giáo viên cần tích cực học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, nghệ
thuật lên lớp, có tác phong sư phạm, biết ứng xử tình huống sư phạm.
Lập kế hoạch cho các hoạt động “làm quen chữ cái” sát vào các chủ đề.
Làm tốt công tác tham mưu với ban giám hiệu nhà trường để xây dựng cơ sở
vật chất, mua bổ sung thêm các thiết bị và nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động
của trẻ.
Giáo viên làm tốt công tác phối kết hợp với phụ huynh để phụ huynh biết
được nội dung chăm sóc giáo dục trẻ, đặc biệt là nội hoạt động cho trẻ “Làm quen
với chữ cái”, trao đổi với phụ huynh thông qua giờ đón trả- trẻ, qua các buổi họp
phụ huynh…

Phải nghiên cứu tìm tòi, sáng tạo ra những phương pháp, biện pháp nhằm
nâng cao chất lượng cho các hoạt động của trẻ.
Giáo viên phải thật sự tâm huyết với nghề, yêu thương trẻ, từ đó là nguồ
động lực để phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
2. Kiến nghị:
2.1.Đối với nhà trường
Thường xuyên tổ chức làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các hoạt động giáo
dục, đặc biệt là hoạt động “Làm quen với chữ cái”
Tổ chức nhiều hoạt động thao giảng dự giờ giúp giáo viên học hỏi kinh
nghiệm lẫn nhau nhằm nâng cao chất lượng và năng lực cho đội ngũ giáo viên.
2.2.Đối với phòng giáo dục
Thường xuyên tổ chức các lớp chuyên đề, các tiết dạy mẫu để giáo viên tham
gia học hỏi kinh nghiệm.
Trên đây là “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen
với chữ cái cho trẻ 5 - 6 tuổi” ở trường Mầm non Trung Thành mà tôi đúc rút trong
công tác giảng dạy của mình. Song bản thân tôi năng lực còn hạn chế, thời gian
19


nghiên cứu có hạn nên trong khi viết cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất
mong nhận được sự góp ý của Hội đồng khoa học các cấp cũng như của các đồng
nghiệp để giúp sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thànhcám ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Trung Thành, ngày 22 tháng 3 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép của người khác.


Lê Thị Sáu

20


21



×