Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần gốm sứ và xây dựng cosevco quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (662.44 KB, 89 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
KHOA KINH TẾ VÀ KẾ TOÁN
------------

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
CƠ SỞ THỰC TẬP:

CÔNG TY CỔ PHẦN GỐM SỨ VÀ XÂY DỰNG
COSEVCO QUẢNG BÌNH

Sinh viên thực hiện

:

Lê Chiêu Lộc

Lớp

:

Kế toán G - K33

Giáo viên hướng dẫn :

ThS. Lê Văn Tân

Quy Nhơn, tháng 07 năm 2013


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên: Lê Chiêu Lộc


Lớp: Kế toán 33G
Đơn vị thực tập: Công ty Cổ phần Gốm sứ và Xây dựng Cosevco Quảng Bình
I. Nội dung nhận xét:
1. Tiến trình thực hiện:................................................................................................
2. Nội dung của báo cáo:
- Cơ sở lý thuyết:........................................................................................................
- Các số liệu, tài liệu thực tế:......................................................................................
- Phương pháp và mức độ giải quyết các vấn đề:.......................................................
3. Hình thức của báo cáo:
- Hình thức trình bày:.................................................................................................
- Kết cấu của báo cáo:................................................................................................
4. Những nhận xét khác:.............................................................................................
II. Đánh giá và cho điểm:
- Tiến trình làm báo cáo:............................................................................................
- Nội dung của báo cáo:..............................................................................................
- Hình thức của báo cáo:............................................................................................
Tổng cộng điểm của báo cáo:......................................................................................
Quy Nhơn, ngày 30 tháng 07 năm 2013
Giáo viên hướng dẫn

Lê Văn Tân


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
Họ và tên sinh viên: Lê Chiêu Lộc
Lớp: Kế toán 33G
Đơn vị thực tập: Công ty Cổ phần Gốm sứ và Xây dựng Cosevco Quảng Bình
I. Nội dung nhận xét:
1. Tiến trình thực hiện:................................................................................................
2. Nội dung của báo cáo:

- Cơ sở lý thuyết:........................................................................................................
- Các số liệu, tài liệu thực tế:......................................................................................
- Phương pháp và mức độ giải quyết các vấn đề:.......................................................
3. Hình thức của báo cáo:
- Hình thức trình bày:.................................................................................................
- Kết cấu của báo cáo:................................................................................................
4. Những nhận xét khác:.............................................................................................
II. Đánh giá và cho điểm:
- Tiến trình làm báo cáo:............................................................................................
- Nội dung của báo cáo:..............................................................................................
- Hình thức của báo cáo:............................................................................................
Tổng cộng điểm của báo cáo:......................................................................................
Quy Nhơn, ngày 30 tháng 07 năm 2013
Giáo viên phản biện


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GỐM SỨ
VÀ XÂY DỰNG COSEVCO QUẢNG BÌNH................................................1
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.....................................1
1.1.1. Quá trình hình thành................................................................................1
1.1.2. Quá trình phát triển..................................................................................2
1.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm..........................4
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty........................................................5
1.2.1. Chức năng ...............................................................................................5
1.2.2. Nhiệm vụ.................................................................................................6
1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty...........................6

1.3.1. Loại hình kinh doanh và các loại sản phẩm sản xuất................................6
1.3.1.1. Sản xuất gạch men Ceramic.............................................................6
1.3.1.2. Sản xuất cao lanh tinh......................................................................6
1.3.2. Thị trường đầu vào và đầu ra của công ty................................................6
1.3.3. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp...........................................................6
1.3.4. Đặc điểm về nguồn lực chủ yếu của công ty............................................7
1.3.4.1. Đặc điểm về TSCĐ..........................................................................7
1.3.4.2. Đặc điểm nguồn nhân công.............................................................7
1.4. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý tại công ty. 7
1.4.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh.....................................................7
1.4.2. Đặc điểm tổ chức quản lý.......................................................................11
1.4.2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty.....................................11
1.4.2.2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận..........................................11
1.4.3. Sơ đồ tổ chức sản xuất...........................................................................13
1.5. Tổ chức công tác kế toán tại công ty......................................................13


1.5.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty........................................................13
1.5.2. Tổ chức công tác kế toán tại công ty......................................................15
1.5.3. Chính sách kế toán khác áp dụng tại công ty.........................................16
CHƯƠNG 2: THỰC HÀNH VỀ GHI SỔ KẾ TOÁN.................................18
2.1. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty........18
2.1.1. Đối tượng, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất..................................18
2.1.2. Đối tượng, phương pháp tính giá thành..................................................18
2.1.3. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp................................................18
2.1.3.1. Nội dung........................................................................................18
2.1.3.2 Chứng từ và tài khoản sử dụng.......................................................19
2.1.3.3. Phương pháp kế toán.....................................................................20
2.1.4. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp.......................................................31
2.1.4.1. Chứng từ và tài khoản kế toán sử dụng..........................................33

2.1.4.2. Phương pháp kế toán.....................................................................34
2.1.5. Kế toán chi phí sản xuất chung..............................................................40
2.1.5.1. Chứng từ và tài khoản kế toán sử dụng..........................................40
2.1.5.2. Phương pháp kế toán.....................................................................41
2.1.6. Tổng hợp chi phí sản xuất, đánh giá sản phẩm dở dang cuối tháng........50
2.1.6.1 Tài khoản và chứng từ sử dụng.......................................................50
2.1.6.2. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì...............................................51
2.1.7. Tính giá thành sản phẩm........................................................................54
2.2. Vận dụng ghi sổ kế toán theo các hình thức khác.................................61
2.2.1. Hình thức "Nhật ký chung"...............................................................61
2.2.2. Hình thức "Nhật ký- Sổ cái".............................................................68
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ HÌNH THỨC KẾ TOÁN ÁP DỤNG
TẠI CÔNG TY VÀ CÁC HÌNH THỨC KẾ TOÁN CÒN LẠI..................72
3.1. Nhận xét khái quát về công tác kế toán tại Công ty ............................72
3.1.1. Ưu điểm.................................................................................................72
3.1.2. Nhược điểm............................................................................................73
3.2. Nhận xét về hình thức kế toán áp dụng tại công ty..............................73


3.2.1. Ưu điểm.................................................................................................73
3.2.2. Nhược điểm............................................................................................74
3.3. Nhận xét về các hình thức kế toán còn lại.............................................74
3.3.1. Hình thức “Nhật ký chung”...................................................................74
3.3.1.1. Ưu điểm.........................................................................................74
3.3.1.2. Nhược điểm...................................................................................74
3.3.2. Hình thức “Nhật ký –Sổ cái"..................................................................75
3.3.2.1. Ưu điểm.........................................................................................75
3.3.2.2. Nhược điểm...................................................................................75
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19

Chữ viết tắt
BHYT
BHTN
BHXH
CNV
CPSX

CCDC
KTTL
KPCĐ
K/c
NCTT
NVL
NVL TT
PC
PXK
PNK
SXKD
SPDD
SXC
TSCĐ

Chữ viết đầy đủ
Bảo hiểm y tế
Bảo hiểm thất nghiệp
Bảo hiểm xã hội
Công nhân viên
Chi phí sản xuất
Công cụ dụng cụ
Khoản trích theo lương
Kinh phí công đoàn
Kết chuyển
Nhân công trực tiếp
Nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu trực tiếp
Phiếu chi
Phiếu xuất kho

Phiếu nhập kho
Sản xuất kinh doanh
Sản phẩm dở dang
Sản xuất chung
Tài sản cố định

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Danh mục sơ đồ

Trang

Sơ đồ 1.1: Quy trình sản xuất gạch men Ceramic.................................................8
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty........................................11
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ tổ chức sản xuất.......................................................................13


Sơ đồ 1.4: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty..........................................14
Sơ đồ 1.5 : Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức "Chứng từ ghi sổ".................16
Sơ đồ 2.1: Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán tập hợp CPNVLTT...............20
Sơ đồ 2.2: Trình tự luân chuyển chứng từ tập hợp chi phí nhân công trực tiếp...34
Sơ đồ 2.3: Trình tự luân chuyển chứng từ tập hợp chi phí sản xuất chung.........41
Sơ đồ 2.4: Trình tự ghi sổ theo hình thức "Nhật ký chung"................................62
Sơ đồ 2.5: Trình tự ghi sổ theo hình thức "Nhật ký - Sổ cái"..............................69
Danh mục bảng biểu

Trang

Bảng 1.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.................................................4
Bảng 1.2: Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn..........................................7
Bảng 2.1: Đơn giá tiền lương theo từng loại sản phẩm:.....................................31

Bảng 2.2: Hệ số lương cán bộ công nhân viên....................................................31
Bảng 2.3: Bảng tổng hợp phân bổ chi phí sản xuất chung.................................47
Bảng 2.4: Đơn giá hạch toán kiểm kê dở dang cuối kì........................................51
Bảng 2.5: Sản phẩm dở dang cuối tháng 4..........................................................52
Bảng 2.6: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất dở dang cuối kì.................................53

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh của nền kinh tế đất nước đang trên đường đổi mới, từng bước
thực hiện công cuộc Công nghiệp hóa - hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế nhiều
thành phần theo định hướng XHCN, các doanh nghiệp nói chung đã và đang có
những chuyển biến, phát triển về hình thức lẫn quy mô hoạt động, doanh nghiệp chủ


động hơn trong các phương án sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, chịu trách nhiệm với
kết quả hoạt động của riêng mình.
AFTA rồi đến WTO, biên giới thị trường không ngừng mở rộng, cơ hội thì rất
nhiều nhưng thách thức cũng không nhỏ. Môi trường kinh doanh thay đổi đòi hỏi
doanh nghiệp phải quan tâm hơn đến tất cả các khâu của quá trình sản xuất: từ khi
bỏ vốn ra, tiến hành sản xuất đến khi thu hồi vốn về, đảm bảo đời sống cho người
lao động, hoàn chỉnh nghĩa vụ với nhà nước, tích lũy để tái sản xuất mở rộng.
Để thực hiện quá trình đó, doanh nghiệp phải thực hiện nhiều biện pháp, đẫy
mạnh công tác quản lý mà một trong những công cụ quản lý kinh tế hữu hiệu và
quan trọng là: hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Giá thành với chức năng vốn có là thước đo đánh giá hiệu quả chất lượng, là
tấm gương phản chiếu toàn bộ những biện pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp
đang thực hiện trong quá trình sản xuất kinh doanh. Hạch toán chi phí khoa học se
cung cấp những điều kiện cần thiết để huy động mọi khả năng nguồn lực của doanh
nghiệp đạt được mục tiêu đã đề ra.
Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng là ngành sản xuất vật chất góp phần

vào sự phát triển cơ sở hạ tầng cho đất nước. Trong những năm qua, ngành vật liệu
xây dựng nói chung và lĩnh vực công nghiệp ốp lát nói riêng đã có những bước phát
triển vượt bậc. Tuy nhiên, đối với lĩnh vực ốp lát còn có nhiều vướng mắc mà một
trong những nguyên nhân chủ yếu giá thành sản phẩm tăng cao không thể kích cầu,
tăng khả năng cạnh tranh khi thị trường trong nước đang có xu hướng bão hòa. Việc
quản lý về mặt chi phí đối với loại hình doanh nghiệp này được đặt ra một cách bức
thiết đòi hởi nhiều nỗ lực.
Là một sinh viên chuyên ngành kế toán, kế toán chi phí - một trong những nội
dung đào tạo trọng tâm trong nhà trường đã trang bị cho tôi những kiến thức về mặt
lý luận. Đợt thực kiến tập này là một cơ hội cho tôi có thể kiểm chứng giữa lý luận
và thực tiễn để có một cái nhìn sâu hơn những gì đã được học.
Xuất phát từ nhận thức trên, tôi đã chọn phần hành:


" Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần
Gốm sứ và Xây dựng Cosevco Quảng Bình" để nghiên cứu viết báo cáo thực tập
tổng hợp.
2. Mục đích nghiên cứu
Tiến hành đề tài này, tôi hướng đến những mục đích nghiên cứu sau:
- Tìm hiểu cách thức tổ chức hoạt động của công ty.
- Vận dụng hệ thống lý thuyết đã được học để đi sâu nghiên cứu vào thực
trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty.
- Rèn luyện những kỹ năng cho bản thân, đúc rút một số kinh nghiệm thực tế
cần thiết cho ngành nghề trong tương lai.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp kế toán
.....

4. Nội dung và phạm vi nghiên cứu
Báo cáo nghiên cứu này chỉ tiến hành trong phạm vi nội dung: kế toán chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Địa điểm nghiên cứu: tại công ty cổ phần gốm sứ và xây dựng Cosevco Quảng
Bình.
Về mặt thời gian: số liệu được sử dụng trong báo cáo là số liệu qua các năm
2011, 2012, 2013.

5. Kết cấu báo cáo
Ngoài phần Lời mở đầu và Kết luận, báo cáo gồm 3 chương:
- Chương 1: Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Gốm sứ và Xây dựng
Cosevco Quảng Bình
- Chương 2: Thực hành về ghi sổ kế toán


- Chương 3: Một số nhận xét về hình thức kế toán áp dụng tại công ty và các
hình thức còn lại.


1
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GỐM SỨ VÀ XÂY
DỰNG COSEVCO QUẢNG BÌNH
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
1.1.1. Quá trình hình thành
Tỉnh Quảng Bình có nhiều loại khoáng sản trong đó có nhóm VLXD hết sức
phong phú và đa dạng như: Đá vôi, cao lanh, cát sạn, fenspát ... đặc biệt mỏ cao
lanh Đồng Hới gần 30 triệu tấn được phân bố trong khu vực hết sức thuận lợi cho
việc khai thác, chế biến và đi lại.
Sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, để khôi phục và phát

triển Tỉnh nhà sau chiến tranh, ngành Công nghiệp Quảng Bình coi việc sản xuất
gốm sứ dân dụng là mục tiêu hàng đầu của ngành để khai thác tiềm năng, thế mạnh
tại địa phương phục vụ cho việc phát triển kinh tế dân sinh.
Ngày 26/ 01/1976 UBND Tỉnh Quảng Bình ra Quyết định số 19/QĐ-UB về
việc thành lập Xí nghiệp sứ Quảng Bình trực thuộc Sở Công nghiệp. Nhiệm vụ chủ
yếu của Công ty lúc bấy giờ là quản lý, khai thác mỏ cao lanh để sản xuất, kinh
doanh các loại sứ dân dụng, sứ công nghiệp phục vụ cho nhu cầu của nhân dân
trong và ngoài tỉnh.
Năm 1979 sau khi xây dựng cơ bản hoàn thành, Xí nghiệp bước vào sản xuất.
Từ năm 1980 đến năm 1989 sản phẩm của Xí nghiệp chủ yếu là sản xuất các mặt
hàng sứ dân dụng. Trong thời kỳ đầu này, Xí nghiệp đang nằm trong tình trạng bao
cấp của Nhà nước. Năm 1989 Nhà nước xoá bỏ bao cấp và Công ty làm ăn có hiệu
quả nhưng sản xuất vẫn còn đơn chiếc.
Ngày 20/03/1993 UBND tỉnh Quảng Bình ra Quyết định số 62/QĐ-UB thành
lập DNNN với tên gọi là Xí nghiệp sứ Quảng Bình đóng tại phường Bắc Lý - Đồng
Hới - Quảng Bình. Xí nghiệp sứ Quảng Bình là tiền thân của Công ty cổ phần Gốm
sứ và Xây dựng COSEVCO là một doanh nghiệp nhà nước, có trụ sở tại Bắc LýĐồng Hới-Quảng Bình, với công nghệ lạc hậu, mặt hàng sản xuất đơn giản, chủ yếu
là bát cao su hứng mủ. Do vậy, sản phẩm sản xuất đưa ra thị trường gặp nhiều khó
khăn trong vấn đề cạnh tranh.


2
Ngày 30/9/1997 UBND Tỉnh Quảng Bình ra quyết định số 105/QĐ-UB về
việc thành lập Công ty Gốm sứ Quảng Bình trực thuộc sở công nghiệp, là một trong
những thành viên của Hiệp hội gốm sứ-vật liệu xây dựng Việt Nam đồng thời triển
khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà máy gạch CERAMIC với dây chuyền
thiết bị công nghệ hiện đại do hãng SITI-ITALIA cung cấp. Dự án nhà máy gạch
CERAMIC có trụ sở đóng tại Lộc Ninh-Đồng Hới-Quảng Bình đã được Bộ Xây
dựng thông qua tại công văn số 25/BXD/KH-DA ngày 06/01/1996 được Bộ Kế
hoạch và đầu tư thẩm định tại công văn số 1858/BKH/VP-TIÊU DÙNG ngày

29/4/1996.
1.1.2. Quá trình phát triển
Ngày 28/7/1999 nhà máy gạch CERAMIC cắt băng khánh thành và đi vào
hoạt động với công suất 1.000.000m3/năm. Đây là công trình đâu tư hoàn toàn bằng
vốn vay (ước khoảng 70 tỷ đồng), sản phẩm sản xuất là gạch lát nền, ốp tường có
chất lượng cao tương đương với hàng ngoại nhập, kích thước các loại gạch 15x20,
20x20, 40x40 có độ cứng và độ bóng cao, đạt tiêu chuẩn Châu Âu.
Thực hiện nghị quyết của Trung ương và chỉ thị của Thủ tướng Chính Phủ về
sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp, ngày 11/3/2002 Bộ Xây Dựng đã có quyết định
28/QĐ-BXD sát nhập công ty Gốm sứ Quảng Bình vào Tổng công ty Xây dựng
Miền Trung và được đổi tên thành Công ty cổ phần Gốm sứ và Xây dựng Cosevco
11. Tên giao dịch: Cosevco 11.
Cùng với sự phát triển của ngành vật liệu xây dựng trong điều kiện chung của
thị trường gạch men hiện nay, việc cạnh tranh gay gắt đòi hỏi công ty phải tìm ra
nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm và đa dạng hóa mẫu
mã. Để làm được điều đó công ty đã đưa hoạt động sản xuất kinh doanh vào nề nếp
vận hành theo hệ thống quản lí nghiêm ngặt, mạnh dạn đổi mới đội ngũ quản lý, tổ
chức sắp xếp lại sản xuất, bồi đưỡng công nhân lành nghề, mở rộng quan hệ với nhà
cung cấp vật tư, nguyên liệu có uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế, thiết
lập các mối quan hệ chặt che với các bạn hàng trên nguyên tắc bình đẵng cùng có
lợi. Xuất phát từ những giải pháp trên, tháng 10/2002 Công ty Gốm sứ Cosevco đã


3
được QUACERT và AJA (Anh quốc) đánh giá và chứng nhân hệ thống quản lý chất
lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO9001.
Ngày 19/11/2003, Bộ Xây dựng có quyết định số 1577/QĐ-BXD chuyển Công
ty Gốm sứ Cosevco 11 thành Công ty Cổ phần do tổng công ty Miền trung giữ cổ
phần chi phối, với tên gọi Công ty Cổ phần Gốm sứ và Xây dựng Cosevco. Tên
giao dịch Cosevco-C.P.C. Công ty chính thức đi vào hoạt động ngày 5/12/2003.

Công ty được thành lập để huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả trong
việc phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực khác nhằm mục tiêu
tối đa hóa lợi nhuận, tăng lợi tức cho các cổ đông, đóng góp cho ngân sách Nhà
nước và phát triển Công ty ngày càng lớn mạnh.
- Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Gốm sứ và Xây dựng Cosevco Quảng
Bình
- Thành lập theo quyết định số 62QĐ/UB ngày 20/3/1999 của Ủy ban Nhân
dân Tỉnh Quảng Bình.
- Ngành nghề kinh doanh: sản xuất gạch lát nền gạch ốp tường CERAMIC,
kinh doanh và khai thác các nguyên vật liệu ngành gốm sứ, phục vụ đối tượng xây
dựng là chủ yếu.
- Trụ sở đặt tại: Lộc Ninh-Đồng Hới-Quảng Bình.
- Điện thoại: 052.825063

- Fax: 052.824433

- Số hiệu tài khoản: 10211097 tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đồng Hới.


4
1.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm
Bảng 1.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Đvt: Đồng
Chỉ tiêu


số

Tỷ lệ
Năm 2011


Năm 2012

Giá trị tăng

tăng

Doanh thu bán hàng

01

48.171.180.367

49.656.688.522

1.485.508.155

(%)
3,08

Các khoản giảm trừ

03

3.438.106.832

3.591.477.748

153.370.916


4,46

- Chiết khấu thương mại

04

2.396.299.705

2.546.200.135

149.900.430

6,26

- Giảm giá hàng bán

05

95.200.297

96.555.233

1.554.936

1,64

- Hàng bán bị trả lại

06


946.806.830

948.722.380

1.915.550

0,20

10

44.733.073.535

46.065.210.774

1.332.137.239

2,98

2.Giá vốn hàng bán

11

33.382.032.826

34.255.631.222

873.598.396

2,62


3.Lợi nhuận gộp

20

11.351.040.709

11.809.579.552

458.538.843

4,04

21

16.551.904

20.334.056

3.782.152

22,85

22
23

4.180.688.453
4.176.799.353

4.298.660.322
4.375.796.453


117.971.869
198.997.100

2,82
4,76

6. Chi phí bán hàng
7. Chi phí QLDN
8. LN từ hoạt động KD

24
25
30

4.191.888.036
2.646.476.920
348.539.204

4.204.823.654
2.420.113.000
906.316.632

12.935.618
(226.363.920)
557.777.428

0,31
-8,55
160,03


9. Thu nhập khác

31

9.499.349

10.500.244

1.000.895

10,54

10. Chi phí khác

32

11. Lợi nhuận khác

40

9.499.349

10.500.244

1.000.895

10,54

12. Tổng LN trước thuế


50

358.038.553

916.816.876

558.778.323

156,07

13. Thuế TNDN

51

14. LN sau thuế

60

358.038.553

916.816.876

558.778.323

156,07

- Thuế TTĐB, Thuế
XNK phải nộp
1. Doanh thu thuần(10=

01 - 03)

4. Doanh thu từ hoạt
động tài chính
5. Chi phí tài chính
- Lãi vay phải trả

07

(Nguồn: Phòng kế toán)
Từ khi cổ phần hóa tuy còn gặp khó khăn trong việc duy trì và mở rộng thị
trường tiêu thụ do sự tràn ngập của thị trường gạch ngoại nhập nhưng công ty cũng
đạt được 1 số kết quả khả quan: Doanh thu tiêu thụ hàng năm đều tăng, cụ thể năm


5
2012 tăng 3,08% so với năm 2011 ứng với 1.485.508.155 đồng..1 số chỉ tiêu khác
cũng cho thấy tình hình phát triển thuận lợi của công ty như tốc độ tăng doanh thu
và tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế.
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
1.2.1. Chức năng
Công ty Cổ phần Gốm sứ và Xây dựng Cosevco 11 là 1 đơn vị kinh doanh độc
lập thực hiện chức năng kinh doanh, trực tiếp giao dịch, ký kết, thực hiện các hợp
đồng kinh tế như:
- Sản xuất gạch Ceramic chất lượng cao, tương ứng với hàng ngoại nhập.
- Chế biến cao lanh tinh để phục vụ cho nhà máy Ceramic, Xí nghiệp sứ và
tiêu thụ..
- Thi công các công trình dân dụng, Công nghiệp, Giao thông - Thủy lợi,
đường dây, trạm biến áp, các công trình cơ sở hạ tầng
- Hợp đồng mua bán thành phẩm, liên doanh gia công xay đá với doanh

nghiệp, công ty trên địa bàn tỉnh và cả nước.
- Hợp đồng mua bán khu vực với các công trình lớn trong và ngoài tỉnh.
- Hợp đồng bán lẻ với các đại lý, hộ kinh doanh cá thể và các cá nhân chạy xe
cho các công trình.
- Được chủ động tính toán linh động giá bán ra các loại gạch ốp, lát nền để tạo
ra những chiến lược kinh doanh chiếm lĩnh thị trường trong tỉnh.
Mục đích kinh doanh của công ty là thông qua hợp đồng mua bán trong và
ngoài nước se khai thác, sản xuất sản phẩm đạt chất lượng cao để đưa sản phẩm
công ty đi vào thị trường có hiệu quả và tạo thế mạnh, các mặt hàng sản xuất kinh
doanh luôn đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước và thỏa mãn nhu cầu của người
tiêu dùng.

1.2.2. Nhiệm vụ


6
Hiện nay công ty có 4 Xí nghiệp, nhà máy trực thuộc; Nhà máy gạch men
Cosevco, Xí nghiệp sứ Cosevco, Xí nghiệp khai thác và chế biến nguyên liệu, Xí
nghiệp thương mại và dịch vụ Cosevco..có các nhiệm vụ khác nhau như:
- Sản xuất gạch CERAMIC có chất lượng cao, tương đương hàng ngoại nhập,
đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng.
- Chế biến cao lanh tinh để phục vụ cho nhà máy CERAMIC và xí nghiệp Sứ
- Nhập khẩu một số men màu, con lăn...phục vụ cho sản xuất
- Khai thác chế biến các khoáng sản phục vụ cho xây dựng và sản xuất vật liệu
xây dựng, sản xuất kinh doanh vật tư thiết bị, vật liệu xây dựng, vật liệu hàng hóa
phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
1.3.1. Loại hình kinh doanh và các loại sản phẩm sản xuất
1.3.1.1. Sản xuất gạch men Ceramic
Đây là loại gạch men cao cấp được sản xuất với dây chuyền công nghệ hiện

đại do hãng SITI- ITALIA cung cấp, tự động hóa cao. Công suất nhà máy đạt
1.000.000 m 3 /năm. Sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng châu Âu.
1.3.1.2. Sản xuất cao lanh tinh
Mục đích sản xuất sản phẩm này là phục vụ cho Nhà máy gạch Ceramic, sản
phẩm có chất lượng tốt..
1.3.2. Thị trường đầu vào và đầu ra của công ty
Thị trường đầu vào như nguyên liệu chủ yếu được lấy từ các tỉnh thành Huế,
Hà Tĩnh, ...các vùng trong và ngoài tỉnh. Sản phẩm làm ra chủ yếu tiêu thụ ở các
công trình trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài..
1.3.3. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Doanh nghiệp sử dụng vốn tự có và vốn vay.Trong đó vốn chủ sở hữu là
16.143.922.559 đồng ( chiếm 28,51 % ), còn nợ phải trả là 40.489.054.974 đồng
( chiếm 71,49 % ). Như vậy nguồn vốn của công ty là nguồn huy động từ bên ngoài.

1.3.4. Đặc điểm về nguồn lực chủ yếu của công ty


7
1.3.4.1. Đặc điểm về TSCĐ
Hiện nay công ty có 4 Xí nghiệp, nhà máy trực thuộc; Nhà máy gạch men
Cosevco, Xí nghiệp sứ Cosevco, Xí nghiệp khai thác và chế biến nguyên liệu, Xí
nghiệp thương mại và dịch vụ Cosevco..Các loại xe vận tải, xe bốc dỡ hàng hóa, hệ
thống máy móc công nghệ cao.....
1.3.4.2. Đặc điểm nguồn lao động
Bảng 1.2: Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn

(Nguồn: Phòng tổ chức)
1.4. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý tại công ty
1.4.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất


NVL làm gạch


8

Cân NVL
Nạp liệu
Nghiền, xả liệu
Ủ, khuấy
Sấy, phun
Ủ bột
Ép
Sấy đứng
Tráng men, tạo màu
Chuẩn bị tráng
men
Nghiền, xả tank

Tráng men, lót egg xương

Khung, lưới
hóa chất

Nạp gạch, dỡ gạch

Nạp NVL

Lò nung

Cân NVL


Phân loại

Men, màu

Đóng gói

Sơ đồ 1.1: Quy trình sản xuất gạch men Ceramic

1) Các nguyên liệu làm xương gạch.


9
Nguyên liệu chủ yếu làm xương gạch gồm đất sét, cao lanh, trường thạch, cát
sạn và chất điện giải.
2) Cân liệu.
Mục đích cân liệu với số lượng lớn đúng theo tỷ lệ phối liệu đã phối liệu từ
phòng thí nghiệm.
3) Nạp liệu.
Công nghệ nghiền nguyên liệu sản xuất gạch Ceramic là công nghệ nghiền ướt,
tác nhân nghiền là bi cuội quay ly tâm trong hũ nghiền dạng tròn và nạp nguyên liệu
phải nạp toàn bộ các nguyên liệu trên cân, nước và chất điện giải theo đơn phối liệu
đề ra.
4) Nghiền, xả liệu.
Nguyên liệu được nghiền đúng thời gian quy định, mục đích để quy trình nghiền
nguyên liệu làm từ cở hạt thô đến cở hạt mịn, chỉ tiêu đánh giá là độ sót sàng. Cụ
thể sót sàng trên sàng 0,063 mm từ 6 -7% .
5) Ủ, khuấy.
Nguyên liệu sau khi nghiền đạt cở hạt được xả xuống tank khuấy đều trên 8 giờ.
Sau đó bơm lọc qua sàng 0,25mm và hệ thống nam châm lọc từ sấy đến phun.

6) Sấy phun.
Hồ được bơm sấy phun giảm độ ẩm từ 32 - 6%, cở hạt sây phun được khống chế,
thao tác sàng đó quy định.
7) Ủ bột.
Bột sau khi sấy phun độ ẩm chưa đồng nhất được đưa vào các xilô chứa trên 21
giờ trước khi đưa vào ép.
8) Ép.
Công nghệ ép bán khô độ ẩm bột 6% tuỳ theo kích thước từng loại gạch để ép
với khuôn cho thích hợp.
9) Sấy đứng .
Gạch sau khi ép có độ ẩm 6% độ bền mộc thấp được đưa vào máy sấy đứng để
giảm độ ẩm xuống dưới 1% và răng độ bền mộc trước khi ra dây chuyền tráng men.
10)Tráng men, tạo mẫu.


10
Là giai đoạn quyết định thành phẩm cuối cùng. Gạch qua khuôn sấy đứng qua
hệ thống phun ẩm vào tráng lớp men lót rồi đến tráng men bề mặt. Sau khi lớp men
bề mặt khô, gạch được phun keo định vị và vào các máy in lưới tuỳ theo từng loại
mẫu mã.
11) Tráng men lót EG xương.
Gạch được đưa vào tráng lớp chống dính con lăn phía dưới xương vào xe
goòng đưa về trong lò chuẩn bị nung.
12) Nạp và dỡ xe goòng.
Để dây chuyền đồng bộ, liên tục phải dùng xe goòng để chuyển gạch đến lò
nung.
13) Lò nung.
Lò nung con lăn chế độ nhiệt theo đường công nung đã chỉ dịnh nhằm mục đích
chuyển hoá xương mộc bằng các phản ứng lý hoá để đạt được các kết quả cuối cùng
theo tiêu chuẩn đã quy định.

14) Phân loại.
Nhằm mục đích phân loại gạch theo đúng tiêu chuẩn đã công bố và tiêu chuẩn
nội bộ Công ty đã quy định như sau: Sai số kích thước, độ công vênh, chất lượng bề
mặt.
15) Bao bì, nhãn hiệu, đóng gói.
Là bước cuối cùng trong công nghệ sản xuất gạch Ceramic, gạch được đóng gói
trong thùng cacton có ghi rỏ chủng loại, ngày sản xuất và chất lượng.
16) Men màu các loại hoá chất liên quan chuẩn bị phối liệu cho từng mẫu.
Tùy theo loại mẫu của phòng thí nghiệm tiến hành thử nghiệm, ra đơn phối liệu
cho các nguyên liệu thích hợp bao gồm men, màu và các chất liên quan.
17) Cân nguyên liệu, nạp nguyên liệu, nghiền xã tank, nguyên liệu chuẩn bị
tráng men, in lưới cơ bản tương tự công nghệ nghiền nguyên liệu xương.
18) Khung, lưới, các hoá chất liên quan.
Công nghệ tương tác hoa văn, mẫu mã bằng cách in trên lưới lụa. Thông
thường mẫu in được thiết kế trên máy tính hoặc chụp Scan các đường nét hoa văn


11
trong tự nhiên làm thành phim. Sau đó lưới lụa được mở, đóng như phim, màu in
được in qua lưới lụa bám vào mặt men.
1.4.2. Đặc điểm tổ chức quản lý
1.4.2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Hội đồng quản trị

Ban kiểm soát

Giám đốc

Phó giám đốc

sản xuất

Nhà máy
gạch
Ceramic

Nhà
máy
chế
biến
cao
lanh

Phó giám đốc
kinh doanh

P. kỹ
thuật

điện

P.
CN
chất
lượng

P.
kinh
doanh


P. tổ
chức
hành
chính

P.tài
chính
kế
toán

P.kế
hoạch
vật tư

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty
1.4.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
- Hội đồng quản trị gồm 5 người.
Là cơ quan quản lý toàn quyền nhân danh công ty để giải quyết mọi vấn đề
liên quan đến quản lý và hoạt động của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền
giải quyết của Đại hội Cổ đông.
Hội đồng quản trị có nhiệm vụ bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc điều hành
hoặc bất cứ cán bộ nào của công ty, nếu Hội đồng quản trị cho rằng đó là vì lợi ích


12
tối cao của công ty. Việc cách chức đó không được trái với quyền theo hợp đồng của
những người miễn nhiệm(nếu có).
- Ban kiểm soát gồm 5 người
Kiểm soát, kiểm tra soát báo cáo tài chính, các báo cáo quyết toán năm của
công ty và kiến nghị và khắc phục những sai phạm (nếu có).

- Giám đốc công ty: là người do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, được quyền điều
hành mọi hoạt động của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về
việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao cụ thể cho Giám đốc Công ty.
- Phó giám đốc sản xuất: là người trợ giúp cho Giám đốc công ty điều hành
trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm, chịu trách nhiệm trước giám đốc mọi vấn đề liên
quan đến lĩnh vực sản xuất.
- Phó giám đốc kinh doanh: là người điều hành, tham mưu cho giám đốc về
lĩnh vực thị trường tổ chức mạng lưới kinh doanh, chiến lược kinh doanh và dịch cụ
hỗ trợ khách hàng.
- Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu cho Giám đốc về mặt nhân sự, phù
hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh, kiểm tra tình hình lao động trong toàn Công
ty, thực hiện các chính sách như: BHXH, BHYT và các chính sách khác cho cán bộ
nhân viên trong Công ty theo đúng quy định.
- Phòng tài chính kế toán: chịu trách nhiệm và tham mưu cho Giám đốc về
công tác tài chính, tăng cường công tác quản lý sử dụng vốn có hiệu quả, thực hiện
bảo toàn vốn.
- Phòng kế hoạch vật tư: có nhiệm vụ cung ứng vật tư, tìm hiểu thị trường các
yếu tố đầu vào cho Công ty.
- Phòng công nghệ chất lượng: tham mưu cho Giám đốc trong lĩnh vực công
nghệ khoa học kĩ thuật và chất lượng sản phẩm.
- Phòng kỹ thuật cơ điện: trực tiếp theo tình hình hoạt động quản lý toàn bộ
máy móc thiết bị, khắc phục sửa chữa kịp thời các sự cố về kĩ thuật đảm bảo phát
huy hết công suất của máy.
- Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc, Phó giám đốc lập
kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, tháng, quý thực hiện điầu hành công tác
tiêu thụ sản phẩm của công ty.


13
- Nhà máy gạch CERAMIC: có nhiệm vụ sản xuất gạch lát nền Ceramic theo

kế hoạch sản xuất của Công ty
1.4.3. Sơ đồ tổ chức sản xuất
Quản đốc

P.quản đốc

Bộ phận SX
phụ trợ

PX

điện

Bộ phận
SX chính

Tổ
nguyên
liệu

Tổ lò
nung

Tổ men
màu

Bộ phận
phục vụ
SX


Tổ phân
loại đóng
gói

Đội xe
vận
tải

Sơ đồ 1.3: Sơ đồ tổ chức sản xuất
Nhà máy gạch Ceramic được tổ chức như sơ đồ 1.2 với ba bộ phận chủ yếu:
bộ phận sản xuất chính, bộ phận sản xuất phụ trợ, bộ phận phục vụ sản xuất dưới sự
điều hành của quản đốc, phó quản đốc.
- Quản đốc: điều hành mọi hoạt động của nhà máy nhằm thực hiện tốt kế
hoạch sản xuất của công ty đạt yêu cầu về sản lượng cũng như chất lượng. Bố trí
điều động công nhân, phân phối tiền lương cho công nhân.
- Phó quản đốc: tham mưu cho quản đốc nhà máy trong việc điều hành mọi
hoạt động sản xuất của nhà máy.
- Các tổ trưởng: chịu trách nhiệm quản lý, điều hành mọi hoạt động của tổ,
chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ phần hành của tổ được giao.
1.5. Tổ chức công tác kế toán tại công ty
1.5.1. Tổ chức bộ máy kế toán


14
Công ty cổ phần Gốm sứ và xây dựng Cosevco tổ chức bộ máy kế toán theo
mô hình tập trung được thể hiện qua sơ đồ sau:
Kế toán trưởng (kiêm kế toán
CPSX & tính GTSP)

Kế toán

thanh toán

Thủ quỹ

Kế toán
công nợ

Kế toán TL và
các khoản TTL

Kế toán
NVL, TSCĐ

Kế toán các bộ
phận trực thuộc

Sơ đồ 1.4: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
Ghi chú:

Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng

* Chức năng nhiệm vụ của từng kế toán:
- Kế toán trưởng (kiêm kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm): Chỉ
đạo trực tiếp bộ máy kế toán, là trợ lý đắc lực cho Giám đốc và chịu trách nhiệm
trước toàn công ty về tình hình tài chính của công ty. Đồng thời kế toán này phụ
trách phần tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành và kế toán tổng hợp.
- Kế toán thanh toán: theo dõi nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tiền mặt, tiền gửi
ngân hàng.
- Kế toán công nợ: theo dõi tình hình công nợ giữa công ty và khách hàng, tình

hình tạm ứng, thanh toán tạm ứng của cán bộ nhân viên.
- Kế toán NVL, TSCĐ: theo dõi tình hình xuất nhập nguyên vật liệu đồng thời theo
dõi tình hình tài sản cố định, lập báo cáo khấu hao tài sản cố định hàng năm.
- Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: kế toán này theo dõi tình hình
tiền lương, hàng tháng, tập hợp và phân bổ tiền lương và thực hiện trích các khoản
theo lương phù hợp với quy định của chế độ kế toán.
- Thủ quỹ: quản lý, theo dõi, thực hiện các lệnh thu chi tiền mặt.


×