Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

skkn kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt việc lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3 6 tuổi tại trường mầm non nga hải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 23 trang )

MỤC LỤC
Nội dung
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận của vấn đề
2. Thực trạng của vấn đề
3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện
3.1. Cô giáo cần phối kết hợp với cha mẹ, người chăm sóc trẻ để dạy
trẻ cách sống tự lập.
3.2. Dạy trẻ kỹ năng sống thân thiện với môi trường.
3.3. Qua hoạt động vui chơi, cô giáo cần hình thành cho trẻ 1 số
kiến thức kỹ năng cũng như thói quen tốt trong sinh hoạt hàng ngày.
3.4. Thông qua những câu chuyện, bài thơ, ca dao tục ngữ bồi
dưỡng kinh nghiệm, hình thành nhân cách sống cho trẻ.
3.5. Sử dụng tình huống có vấn đề và cách giải quyết chúng để dạy
trẻ Kỹ năng phòng tránh khi cơ thể bị gặp nguy hiểm .
3.6. Sưu tầm 1 bài thơ, đồng dao, ca dao có tác dụng cung cấp 1 số kỹ
năng, kinh nghiệm sống quí báu mà ông cha ta để lại.
3.7. Tuyên truyền, phối kết hợp với cha mẹ trẻ về nội dung và cách
rèn kỹ năng sống cho trẻ.
3.8. Quan tâm, khuyến khích giáo viên đưa Nội dung giáo dục kỹ
năng sống thường xuyên vào các hoạt động trong ngày.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Kiến nghị



Trang
1
1
2
2
2
3
3
4
7
7
9
12
13
14
15
16
17
18
19
19
20

0


A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết sự phát triển nhanh của lĩnh vực kinh tế - xã hội và

hội nhập quốc tế đã mang đến cho cuộc sống con người nhiều tiện ích, nhưng
đồng thời với nó cũng là những tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm trong đó có sự
hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ. Trong gia đoạn hiện nay, sự
thiếu hụt trong nhận thức về đạo đức của 1 bộ phận không nhỏ học sinh phổ
thông và 1 số Thanh thiếu niên Việt Nam nói riêng và Thế giưới nói chung, đặt
ra cho nghành giáo dục của những nhiệm vụ và thách thức lớn mà nghành giáo
dục phải giải quyết ngay từ lứa tuổi ban đầu, trong đó đặc biệt là đối với trẻ
mầm non.
Trẻ mầm non là lứa tuổi còn rất non nớt chưa có kiến thức và kỹ năng cần
thiết ứng phó phù hợp với các sự việc đến từ các yếu tố ngoại cảnh cũng như
yếu tố nguy cơ do chính sự thiếu kỹ năng sống của các cháu tạo nên, điều này
đòi hỏi mỗi trẻ đều phải có những kỹ năng sống cơ bản ban đầu để xử lý tình
huống cũng như bảo vệ chính bản thân mình.
Ngay từ khi trẻ sinh ra, bố mẹ đã cố gắng tạo ra môi trường an toàn cho trẻ.
Giai đoạn trẻ bước đi thành thạo và làm chủ được những hoạt động của mình:
Chạy, nhảy….việc hướng cho trẻ những việc an toàn bắt đầu hình thành và rất
cần thiết từ đây. Theo thời gian, những kỹ năng ấy ngày càng nhiều thêm bởi
tính tò mò và khả năng làm chủ hành động của trẻ. Bất cứ 1 sự vật nào hiện ra
đều trở thành 1 đề tài thu hút đối với trẻ. Đó được coi là cơ hội để mở rộng kiến
thức nhưng đồng thời cũng có thể là mối nguy hại khôn lường đối với trẻ. Việc
trang bị cho trẻ những kỹ năng bảo vệ bản thân an toàn và tự tin hơn để khám
phá cuộc sống muôn màu.
Hay nói cách khác kỹ năng sống như 1 nhịp cầu giúp con người biến kiến
thức thành thái độ, giá trị, hành vi và thói quen lành mạnh. Vì vậy cần dạy kỹ
năng sống cho trẻ ngay từ lứa tuổi còn thơ nhằm giúp trẻ tự biết chăm sóc và
bảo vệ bản thân tránh khỏi những nguy hiểm có thể xảy ra, trẻ có thể hòa nhập
nhanh với cuộc sống xung quanh, biết cách phát triển các mối quan hệ với mọi
người, với thiên nhiên từ đó học hỏi và làm giàu thêm vốn kiến thức, kinh
nghiệm cũng như các kỹ năng của bản thân. Nếu thiếu các kỹ năng sống cần
thiết trẻ sẽ khó tránh khỏi những lúng túng, sai phạm thậm chí gặp nguy hiểm

khi giải quyết các tình huống xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Việc trang bị
những phương pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non phù hợp sẽ giúp trẻ có
cơ hội phát triển nhân cách đầy đủ và đúng hướng sống an toàn, lành mạnh và
có chất lượng hơn trong xã hội hiện đại với nền văn hóa đa dạng và kinh tế phát
triển như hiện nay.
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ được tiến hành trong toàn bộ các hoạt động
hàng ngày như vui chơi, học tập, lao động…Mỗi hoạt động đều có ưu điểm
riêng, để có được những kỹ năng sống trẻ cần phải có thời gian trải nghiệm
thường xuyên với sự hỗ trợ của cô giáo, người lớn và bạn bè. Đặc biệt ở trường
giáo viên là người mẹ thứ hai giàu tình cảm, biết yêu thương tôn trọng, công
1


bằng với trẻ. Cô giáo phải biết dạy cho trẻ những điều hay lẽ phải có một hành
trang bước vào đời.
Như chúng ta đã biết trong những năm qua, ngành giáo dục đào tạo đã
không ngừng phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu, hoàn thành nhiệm vụ của mình
một cách xuất sắc. Trong đó ngành học Mầm non đã có nhiều đóng góp to lớn,
thực sự có trách nhiệm gieo những hạt giống tốt, mầm non tốt tạo tiền đề vững
chắc cho nhiệm vụ giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ mai sau.
Giáo dục mầm non giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong hệ thống giáo
dục quốc dân, là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Vì vậy, việc giáo dục trẻ là
trách nhiệm không phải của riêng ai mà là của toàn xã hội, trong đó gia đình và
nhà trường là hai nhân tố quan trọng nhất.Bởi lẽ trẻ mầm non rất nhạy cảm với
những tác động xấu của môi trường xung quanh. Cho nên môi trường sống của
trẻ hôm nay phụ thuộc nhiều vào người lớn, gia đình, trường lớp và cộng đồng
xã hội, môi trường sống của trẻ ngày mai lại phụ thuộc vào chính những hành
động của trẻ ngày hôm nay. Vì vậy việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non
đang trở thành 1 nhiệm vụ quan trọng đối với giáo dục cả nước.
Từ năm học 2008 - 2009, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã phát động phong trào "

Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực" với yêu cầu tăng cường sự
tham gia một cách hứng thú, tích cực của học sinh vào các hoạt động giáo dục
trong nhà trường và tại cộng đồng với thái độ tự giác, chủ động và có ý thức
sáng tạo, một trong những nội dung thực hiện đó có chuyên đề: “Lấy trẻ làm
trung tâm” ở đó trẻ phải được tìm tòi khám phá thế giới bằng chính nhu cầu và
năng lực của bản thân.
Nhận thức vai trò, tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là
con đường, là tiền đề cơ bản hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ Mẫu
giáo, tạo tiền đề cho sự phát triển nhân cách của trẻ ở các bậc học tiếp theo. Với
cương vị là Phó hiệu trưởng phụ trách bên chuyên môn tôi đã mạnh dạn lựa
chọn đề tài “Kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt việc lồng ghép Giáo
dục kỹ năng sống cho trẻ 3-6 tuổi tại trường mầm non Nga Hải” để nghiên
cứu, nhằm phần nào đóng góp vào việc nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động
góc nói riêng và chất giáo dục toàn diện nói chung của trường Mầm non Nga
Hải.
2. Mục đích nghiên cứu
- Mục đích của đề tài này là muốn nâng cao hiệu quả Giáo dục kỹ năng
sống, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ 3-6 tuổi tại
trường mầm non Nga Hải.
- Đổi mới phương pháp dạy học 1 cách hiệu quả, kích thích được sự hứng
thú của trẻ qua đó phát triển được kỹ năng sống cho trẻ giúp trẻ ứng phó được
mọi hoạt động, mọi tình huống trong cuộc sống.
3. Đối tượng nghiên cứu
Trẻ 3- 6 tuổi tại trường mầm non Nga Hải
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp sử dụng tình huống có vấn đề.
2


- Phương pháp quan sát, đàm thoại

- Phương pháp trò chơi.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liêu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc các tài liệu, giáo trình có liên quan
đến vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-6 tuổi.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, trao đổi, phỏng vấn, dự giờ,
khảo sát, trao đổi với đồng nghiệp, với các cháu..
- Phương pháp thực hành trải nghiệm:
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận
Hiện nay có rất nhiều khái niệm và quan điểm khác nhau về kỹ năng
sống tùy thuộc vào từng thời gian, từng đất nước từng môi trường, từng thực
trạng.
Theo tổ chức y tế thế giới WHO (1993) thì kỹ năng sống là “Năng lực
tâm lý xã hội là khả năng ứng phó 1 cách có hiệu quả với những yêu cầu và
thách thức của cuộc sống. Đó cũng là khả năng của 1 cá nhân để duy trì 1
trạng thái khỏe mạnh về mặt tinh thần, biểu hiện qua hành vi phù hợp và tích
cực khi tương tác với người khác, với nền văn hóa và môi trường xung
quanh…”
Theo quĩ nhi đồng liên hợp quốc UNICEF, kỹ năng sống là cách tiếp cận
giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới…. ngắn gọn nhất là khả năng
chuyển đổi kiến thức (phải làm gì?), và thành hành động (làm gì và làm như
thế nào?)”
Hiểu 1 cách đơn giản thì kỹ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của
mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội,
khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.nhằm giúp trẻ
chuyển đổi những gì trẻ biết, những gì trẻ cảm nhận và những gì trẻ quan tâm
thành những năng lực thực thụ giúp trẻ biết mình phải làm gì? Và làm như thế
nào? Để giải quyết các tình huống khác nhau trong cuộc sống.
Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổ chức y tế thế giới (WHO) và quĩ

nhi đồng liên hợp quốc (UNICEF)( năm 2015), hơn 2.000 trẻ em tử vong mỗi
ngày do thương tích không chú ý và mỗi năm có thêm hàng chục triệu trẻ em
trên toàn cầu phải tới bệnh viện do thương tích và hậu quả gây ra cho các em
thường là các thương tật lâu dài. Báo cáo toàn cầu về Phòng chống Thương
tích trẻ em là 1 đánh giá tổng thể đầu tiên trên toàn thế giới về thương tích
không chú ý ở trẻ em và đưa ra các biện pháp phòng chống. Báo cáo kết luận
rằng nếu các biện pháp phòng chống đã qua kiểm chứng được thực hiện ở mọi
nơi thì có ít nhất 1.000/ 2000 trẻ tử vong mỗi ngày, đây là 1 con số không hề
nhỏ.
Riêng ở Việt nam tai nạn thương tích rất cao so với các nước Đông Nam
Á, gấp 8 lần so với các nước đang phát triển. Theo thống kê giao đoạn 20102014 của Bộ y tế trung bình mỗi ngày nước ta có khoảng 580 trẻ em bị tai nạn
3


thương tích các loại, mỗi ngày có hàng chục gia đình chịu mất mát đau
thương vì sự ra đi của các em do tai nạ thương tích. Tai nại thương tích cũng
là nguyên nhân hàng đầu gây nên khuyết tật cho trẻ em và có thể kéo dài đến
hét cuộc đời. Bản báo cáo cũng chỉ ra 5 nguyên nhân dẫn đến thương tích
hàng đầu do tử vong là: Tai nạn giao thông đường bộ, đuối nước, Bỏng, Ngã,
Ngộ độc.
Bản thân tôi tự nhận thấy phải chăng mà các em được trang bị 1 số kiến
thức kỹ năng sống ngay từ thuở ban đầu thì chắc chắn số trẻ bị thương vong
và tàn tật không nhiều đến vậy, hơn ai hết và hơn lúc nào hết nghành giáo dục
nói riêng và toàn xã hội nói chúng chúng ta phải cung cấp cho trẻ những kiến
thức, những kỹ năng sống cơ bản cho trẻ càng sớm càng tốt.
Xuất phát từ những trăn trở ấy tôi đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo giáo
viên lồng ghép Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-6 tuổi tại trường mầm non
Nga Hải nhằm mang đến những hiệu quả giáo dục rất cao và tôi đã lựa chọn
đề tài :“Kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt việc lồng ghép Giáo
dục kỹ năng sống cho trẻ 3-6 tuổi tại trường mầm non Nga Hải”

2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
* Thuận lợi
1.1. Cơ sở vật chất, nhà trường:
- Trường mầm non Nga Hải là một trường chuẩn quốc gia mức độ I. Khuôn
viên nhà trường nhiều cây xanh bóng mát, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị
tương đối đảm bảo cho công tác giảng dạy của giáo viên, môi trường trong và
ngoài lớp tương đối sạch sẽ đáp ứng yêu cầu giáo dục trẻ.
- Đảng ủy- Ủy ban nhân dân xã, Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm
tới việc tham mưu phối hợp đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các lớp.
Ngoài ra đội ngũ lãnh đạo nhà trường luôn sát sao quan tâm giúp đỡ giáo viên
trong trường, tạo được mối đoàn kết thống nhất giúp đỡ nhau hoàn thành tốt
công việc được giao.
1.2. Về phía phụ huynh:
- Đa phần các bậc phụ huynh đều quan tam đén việc chăm sóc nuôi dạy con
em, ủng hộ nhà trường các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.
- Đa số phụ huynh phối hợp với cô để nhiệt tình ủng hộ nguyên vật liệu sẵn
có tạo điều kiện cho giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi đáp ứng nhu cầu giảng dạy.
- Hội cha mẹ, phụ huynh của nhà trường luôn quan tâm theo dõi, phối kết
hợp với nhà trường, thường xuyên chăm lo đến việc chăm sóc nuôi dưỡng và
giáo dục trẻ để trẻ được phát triển toàn diện, tích cực ủng hộ các hoạt động do
nhà trường tổ chức.
1.3. Đối với giáo viên.
- Năm học 2017- 2018, nhà trường có tổng số 25 CB,GV,NV. Trong
đó, Ban giám hiệu có 02 đồng chí, giáo viên 16 đồng chí, nhân viên 07 đồng chí.
Có 9 nhóm lớp với 305 trẻ. Trong đó: Nhà trẻ có 61 cháu với 3 nhóm, mẫu giáo
6 lớp với 244 cháu. Nhà trường có đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn đạt

4



chuẩn và trên chuẩn, đội ngũ giáo viên đa số trẻ, nhiệt tình chịu khó, yêu nghề
mến trẻ.
- 100 % CBGV đạt trình độ chuẩn trở lên, yêu nghề, mến trẻ, đoàn kết giúp
đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ.
- Một số giáo viên có bề dày kinh nghiệm trong công tác CSGD trẻ đây là
điều kiện thuận lợi để tôi học tập kinh nghiệm trao dồi kiến thức cho bản thân
-Tập thể nhà trường luôn đoàn kết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau trong công
tác cũng như trong cuộc sống.
1.4. Đối với học sinh:
- Đa số trẻ rất ngoan ngoãn và sạch sẽ, đi học chuyên cần..
- Các cháu rất mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp.
- 100% trẻ ăn bán trú tại lớp.
Tất cả những yếu tố trên tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc Chăm sócGiáo dục trẻ hàng ngày của giáo viên.
* Khó khăn:
2.1. Cơ sở vật chất, nhà trường:
- Tuy đã được ĐU-UBND, BGH nhà trường quan tâm đầu tư phối hợp mua
sắm trang thiết bị mới nhưng1 số trang thiết bị cũ lại có dấu hiệu xuống cấp, 1
số trang thiết bị cũ chưa đáp ứng được nhu cầu giáo dục mầm non mới.
- Đồ dùng, đồ chơi tự tạo trong các góc chưa phong phú về chủng loại,
chưa nhiều về số lượng, việc tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có để phục vụ
hoạt động góc chưa nhiều, các giá góc trong lớp còn to chiếm diện tích chơi của
trẻ.
2.2- Về phía phụ huynh:
- Một số bộ phận phụ huynh quá chú trọng đến việc phát triển kinh tế, ít
quan tâm đến việc học hành của con cái, chưa thực sự coi trọng giáo dục mầm
non, có phụ huynh chỉ nghĩ trẻ mầm non vài việc hát hò là xong còn các môn
học khác của trẻ chưa quan tâm đến.
- Nhận thức phụ huynh chưa đồng đều về kiến thức giáo dục kỹ năng sống
cho trẻ, 1 số còn nặng giáo dục con theo quan điểm truyền thống.
2.3 - Đối với giáo viên.

- Đây không phải là 1 hoạt động học nên việc lồng ghép giáo dục Kỹ năng
sống không phải là hoạt động thường xuyên như các hoạt động khác, chưa được
giáo viên đầu tư thỏa đáng để làm đồ dùng phục vụ hoạt động này.
- Một số giáo viên cao tuổi tiếp cận công nghệ thông tin, chương trình mầm
non mới còn hạn chế.
- Một số giáo viên chưa thật sự gương mẫu trong cách ăn nói giao tiếp gây
ảnh hưởng đến nét đẹp trong văn hóa giao tiếp, ứng xử.
- Một số ít giáo viên cũng chưa thực sự tự giác, còn mang tính đối phó,
chưa trú trọng đến việc tổ chức giáo dục kỹ năng sống thường xuyên cho trẻ,
nên hiệu quả giáo dục chưa cao. Giáo viên chưa biết cách bố trí các góc cho phù
hợp và đúng nguyên tắc. Trong tổ chức hoạt động giáo dục đa số là dạy chay
không có dụng cụ minh họa cho trẻ, đôi lúc giáo viên còn mang tính áp đặt trẻ
5


khi giáo dục kỹ năng sống Ví dụ: các con về nhà phải thế này, hay ở lớp phải
thế kia…, dẫn đến chưa phát huy được tính độc lập, chủ động và sáng tạo của trẻ
một cách tối ưu nhất.
2.4- Đối với học sinh:
- Một số cháu vốn kỹ năng tự phục vụ và 1 số kỹ năng khác còn nhiều hạn
chế vì vậy các cháu chưa thật sự tự tin để hòa nhập cùng bạn bè.
- Một số cháu chưa có thói quen tốt trong hoạt động vui chơi,ý thức chăm sóc
và bảo vệ cây xanh còn kém, còn có các cháu vẫn còn tình trạng ngắt lá, bẻ cành,
vứt rác bừa bãi hoặc có thái độ thờ ơ, vô cảm trước trước môi trường chưa tốt.
- Một Số cháu kiến thức về môi trường còn hạn chế nên chưa có hành vi
đúng với bảo vệ môi trường.
2.5. Kết quả của thực trạng
Qua khảo sát thực trạng trên cô và trên trẻ đầu năm về việc thực hiện hoạt
động góc cho thấy kết quả như sau:
Bảng 1: Khảo sát thực trạng ban đầu đối với giáo viên về việc tổ chức

hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3 - 6 tuổi tại các nhóm, lớp ( Tổng số
giáo viên mẫu giáo: 12 giáo viên)
Tỉ lệ
%

Số
GV
chưa
đạt

Tỉ lệ
%

Số
TT

Nội dung tiêu chí khảo sát

Số
GV
đạt

1

Việc tổ chức hoạt động lồng ghép Giáo
dục kỹ năng sống thường xuyên theo
đúng kế hoạch đã xây dựng.

6


50

6

50

2

Nhận thức đúng vai trò, ý nghĩa và sự
quan trọng của việc tổ chức hoạt động
giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.

8

67

4

33

3

Thực hiện đúng phương pháp và có khả
năng sáng tạo và kinh nghiệm trong việc
tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng
sống.

8

67


4

33

4

Giáo viên chú trọng việc sưu tầm
nguyên vật liệu sẵn có và vật thật để
phục vụ hoạt động giáo dục kỹ năng
sống.

7

58

5

42

5

Công tác tuyên truyền, phối kết hợp với
phụ huynh để giáo dục kỹ năng sống
cho trẻ đạt hiệu quả.

7

58


5

42

6


Bảng 2: Khảo sát ban đầu về thực trạng chất lượng hoạt động giáo dục
kỹ năng sống của trẻ mẫu giáo 3-6 tuổi (Tổng số trẻ mẫu giáo: 244 cháu)
Tỉ lệ
%

Số
trẻ
chưa
đạt

Tỉ lệ
%

140

57

104

43

Số
trẻ

đạt

Số
TT

Nội dung tiêu chí khảo sát

1

Sự hứng thú của trẻ khi tham gia hoạt động
giáo dục kỹ năng sống.

2

Trẻ có 1 số kỹ năng sống ban đầu phù hợp
với độ tuổi để tự tin trong các hoạt động ví
dụ: Kỹ năng mặc quần áo, kỹ năng cài áo
phao an toàn, kỹ năng đội mũ bảo hiểm….

130

53

114

47

3

Kỹ năng tự giao tiếp trong khi hoạt động.


145

59

99

41

4

Khả năng sáng tạo, linh hoạt và tính chủ
động khi chơi.

143

58

101

42

5

Sự hiểu biết của trẻ và hành vi về ý thức
bảo vệ môi trường.

135

55


109

45

6

Ý thức giữ gìn đồ dùng, đồ chơi và thực
hiện nội quy của lớp.

150

61

94

39

Từ thực trạng trên, tôi luôn suy nghĩ và trăn trở xem mình phải làm gì và
làm như thế nào để nâng cao kết quả chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3
- 6 tuổi tại các nhóm lớp của trường mầm non Nga Hải đạt hiệu quả cao. Chính
vì vậy, tôi đã tìm và nghiên cứu tài liệu về đặc điểm tâm sinh lý trẻ và những kỹ
năng sống cần thiết dành cho trẻ Mẫu giáo để nghiên cứu và tìm ra các biên
pháp sau:
3. Các giải pháp thực hiện
3.1. Chỉ đạo giáo viên cần phối kết hợp với cha mẹ, người chăm sóc
trẻ để dạy trẻ cách sống tự lập.
- Bước 1: Dạy trẻ những kỹ năng rèn luyện cần thiết.
Trước hết , cha mẹ phải dạy con tự lập sống dựa vào chính đôi tay của
mình ngay từ khi còn nhỏ.Trẻ em từ 3 tuổi trở đi đã dần nhận thức được mọi

thứ xung quanh và đây cũng là giai đoạn quan trọng để cô giáo và gia đình áp
dụng những phương pháp dạy trẻ từ 3 tuổi hiệu quả nhất như:
+ Kỹ năng chăm sóc bản thân: Bé nên biết tự dọn dẹp đồ chơi, tự thay
quần áo, tự đánh răng, tự đi, tự xúc ăn…
+ Kỹ năng giữ gìn vệ sinh: Bé nên biết đi vệ sinh đúng nơi, xả nước sau
khi đi vệ sinh, rửa tay chân khi tay bẩn và trước khi ăn…
7


+ Kỹ năng giúp đỡ người khác: là 1 trong những cách nuôi dạy trẻ 3
tuổi trở đi cha mẹ nên cho trẻ biết giúp đỡ người khác là 1 việc làm tốt nên
được thực hiện thường xuyên. Những công việc nhẹ nhàng tùy theo sở thích
và độ tuổi của trẻ mà cô giáo và cha mẹ cần khuyến khích trẻ giúp đỡ người
khác những công việc phù hợp với nhận thức và khả năng của trẻ.
- Bước 2: Khuyến khích Cô giáo và cha mẹ, người chăm sóc trẻ phải
kiên trì khi con mình đang cố gắng tập.
Khi Khi học sinh đang cố gắng làm 1 điều gì đó vì tính tò mò hoặc
cũng có thể là bắt chiếc người khác thì cô giáo phải kiên nhẫn chờ đợi xem
các bạn có làm được không. Ví dụ Cháu 3 tuổi đang cố gắng cài cúc áo cô
nên hướng dẫn cách trẻ làm từng bước không nên thấy trẻ làm lâu hoặc làm
chưa được mà nóng vội làm hộ trẻ.
- Bước 3: Xây dựng tính tổ chức kỷ luật ngay khi trẻ vừa mới đến
lớp:
Mỗi hành động, cử chỉ của cô sẽ được bé ghi nhận lại và bắt chước làm
theo. Khi đó cô giáo phải biết lắng nghe những câu hỏi của trẻ từ đó tìm ra
cách dạy trẻ hợp lý nhất.
Ví dụ: Khi bạn dạy trẻ ăn hoa quả phải rửa sạch và gọt vỏ, nếu cháu có
hỏi lại cô vì sao phải gọt vỏ thưa cô, bạn phải giải thích được vì sao phải gọt
vỏ? hoặc tại sao lại phải bỏ vỏ vào thùng rác từ đó hình thành cho bé cách suy
nghĩ và hành động đúng đắn về các công việc phụ giúp gia đình và cô giáo.

- Bước 4: Cô phân công công việc cho bé theo lịch khuyến khích trẻ
yêu thích lao động.
Mỗi độ tuổi đều có thể làm những công việc riêng của mình tùy theo khả
năng và sở thích của bé hôm đó để cô khuyến khích trẻ làm. Ví dụ ở độ tuổi 3
tuổi thì trẻ đến lớp tự cất và lấy đồ dùng của mình, ở độ 4 tuổi trẻ có thể giúp
cô cùng thu dọn đồ chơi để vào nơi qui định, 5 tuổi cháu có thể cùng cô kê
bàn ăn, kê sạp ngủ…

Hình ảnh cô và trẻ đang quan sát lịch vệ sinh hàng ngày của bé lớp B1
3 .2. Dạy trẻ kỹ năng sống thân thiện với môi trường.
8


3.2.1. Chỉ đạo giáo viên hướng dẫn trẻ cách phân loại rác thải và bỏ rác
đúng nơi qui định:
Sống thân thiện với môi trường là cách sống tạo nên sự gần gũi, hài hòa
giữa con người với môi trường. Đây là xu hướng sống nhân văn cần được cổ vũ
và nhân rộng bởi môi trường có liên quan đến sự sống còn của tất cả chúng ta,
nên chúng thuộc trách nhiệm chung của tất cả mọi người.
*Mục đích:
- Bảo vệ môi trường và giữ gìn vệ sinh nơi công cộng là 1 trong những yêu
cầu giúp trẻ thích ứng hòa nhập, sống có trách nhiệm hơn với xã hội với cuộc
sống của cộng đồng.
- Trẻ biết sử dụng tiết kiệm, hợp lý và hiệu quả vật liệu, phân laoij và tái tạo
sử dụng vật liệu tiết kiệm điện nước…
- Giúp trẻ nhận ra và biết phân loại rác thải thành 2 loại đơn giản( Một loại
rác phân hủy được, 1 loại rác không phân hủy được trong môi trường tự nhiên)
* Chuẩn bị:
- Một thùng đựng rác màu xanh ký hiệu ảnh của 1 vài loại rác phân hủy
được không đánh dấu hoa chanh.

- Một thùng đựng rác thải màu vàng ký hiệu 1 vài loại rác không phân hủy
được như chai nhựa, túi ni lông….có gạch chéo.
* Tiến hành:
- Xem và nhận xét về hình ảnh 1 số đồ chơi được làm từ lon, hộp, chai
nhựa, túi ni lon...( cho trẻ kể tên đồ chơi và vật dụng làm ra)
" Đây là những đồ dùng như chai nước suối, nước rửa chén, hộp sữa....đã
được dùng hết và vứt bỏ đi. Nhưng chúng ta có thể làm gì? ( Làm đồ chơi)
- Chơi phân loại rác
+ Khuyến khích giáo viên hướng dẫn trẻ nhóm phân loại rác: 1 thùng rác
phân hủy được đựơc như: Lá cây rụng, vỏ chuối, giay lộn…. 1 loại rác không
phân hủy được như: Túi bóng, chai nhựa, cao su, …..
+ Giới thiệu 1 số đồ dùng cần thiết khi thực hiện phân loại rác: bao tay,
khẩu trang, gấp rác, sọt túi rác, tấm bạt đổ rác ra phân lọa...
+ Trẻ tiến hành thực hiện ( cô quan sát và kịp thời giúp đỡ trẻ)
- Nhận xét sản phẩm của trẻ sau khi phân loại. Giao nhiệm vụ ngày mai cô
và các bé sẽ sử dụng những đồ dùng thải bỏ tại lớp để làm đồ chơi đồ dùng cho
lớp
- Cô giáo hướng dẫn trẻ nhận biết loại rác thải phân hủy được như: Lá cây
rụng, vỏ chuối, giấy lộn….
- Cô giáo hướng dẫn trẻ nhận biết loại rác không phân hủy được như: Túi
bóng, vỏ chai nhựa, cao su, …..
*( chú ý không cho trẻ thực hành với những phế thải sắc nhọn, nguy
hiểm…)
- Cô cùng trẻ thống nhất qui định phế thải bỏ vào 2 thùng: Màu xanh bỏ rác
thải phân hủy được, màu vàng bỏ rác thải không phân hủy được.

9


- Sau đó cô cùng tổ chức cho 2 đội chơi mỗi đội nhặt 1 loại rác thải bỏ vào

thùng đúg nơi qui định.
- Thời gian trẻ thực hành phân loại 1 số rác thải cô có thể mở 1 số bài hát:
“Em yêu cây xanh, Hoa trường em..” cuối buổi cô và cả lớp đi kiểm tra xem đội
nào bỏ đúng thùng qui định, đội nào không bỏ đúng nơi qui định.
* Kết quả: Qua hoạt động phân loại rác thải và bỏ rác đúng nơi qui định tôi
chỉ đạo các lớp dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên đặc biệt học sinh từ 46 tuổi đã biết phân biệt rất tốt 2 loại rác thải (loại phân hủy được và loại không
phân hủy được) từ đó hàng ngày sau giờ tập thể dục sáng, hoặc sau giờ hoạt
động ngoài trời các nhóm lớp thường dành khoảng 3-5 phút cho hoạt động nhặt
các phế thải xung quanh sân trường hoặc lớp bỏ vào 2 thùng rác ở trước sân
trường theo qui định, các cháu rất sôi nổi và hào hứng với hoạt động này.

H.a cô và cháu lớp A1 đang nhặt rác thải và phân loại rác thải tai sân trường
3.2.2 Chỉ đạo và cung cấp cho giáo viên kinh nghiệm giáo viên dạy
trẻ biết tầm quan trọng của điện năng và vì sao phải tiết kiệm điện năng.
Ví dụ 1: Cô cho trẻ quan sát hiện tượng thời tiết :“gió”, “nắng”, “mưa”
và giải thích cho trẻ gió có thể thay thế được điện năng ở 1 số trường hợp.
- Mục đích:
+ Giúp trẻ quan sát hiện tượng tự nhiên, để trẻ hiểu được 1số khái niệm sơ
đẳng về gió, mưa, nắng…
+ Vì sao không cần điện năng mà chông chóng vẫn quay.
+ Từ đó giúp trẻ hiểu trời nhiều gió thì chỉ cần mở nhiều cửa sổ không cần
dùng quạt.
- Thực hiện:
+ Cho trẻ quan sát về thời tiết.
+ Hỏi trẻ thời tiết hôm nay thế nào?
+ Có gió hay không ?
+ Gió trời tự nhiên cho bạn cảm giác gì? (Dễ chịu)

10



+ Ai biết về tác dụng của gió( thả diều, chong chóng, quạt gió, thuyền buồm
đi đánh cá…)
+ Cho trẻ quan sát chong chóng đang quay.
+ Hỏi trẻ vì sao chong chóng quay được? (nhờ gió)
- Kết quả: Sau lần làm các thí nghiệm này học sinh các nhóm lớp 4-5 tuổi,
5-6 tuổi đã có 1 số kiến thức về tác dụng của 1 số hiện tượng tự nhiên: Gió,
năng, mưa với sự sống của con người và tự nhiên.

Cô và trẻ lớp C2 đang làm thí nghiệm tác dụng của gió với chong chóng
Ví dụ 2: Cung cấp 1 số kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên làm thí nghiệm
về nước sạch, nước bẩn :
- Mục đích:
+ Giúp trẻ nhận biết được lợi ích của nước sạch và có ý thức và có ý thức,
hành vi bảo vệ môi trường nước.
- Chuẩn bị:
+ Một chậu nước mưa sạch. Một chậu nước bẩn,
+ Hai con cá đang sống được và bơi trong chậu nước
- Tổ chức hoạt động:
+ Cô cùng trẻ thả 2 con cá, một con vào chậu nước sạch, 1 con vào chậu
nước bẩn bị ô nhiễm.
+ Sau 1 thời gian khoảng 30 phút mang 2 chậu cá ra quan sát cho trẻ nhận
xét hiện tượng gì xảy ra với 2 con cá.(Chậu nước bẩn cá bị chết, chậu nước sạch
cá vẫn sống)
+ Nếu không có nước sạch thì con người sẽ như thế nào? Cây trồng, vật
nuôi sẽ ra sao?
* Kết quả:
Qua các thí nghiệm này các nhóm lớp thu được 1 số kết quả sau: đa số trẻ
các nhóm lớp từ 3- 6 tuổi đã biết được tầm quan trọng của nước sạch đối với
môi trường sống của con người và sự vật sống quanh trẻ, từ đó có các hành vi

đúng hơn với môi trường nước, không vứt rác bừa bãi xuống ao, hồ.
11


3.3. Chỉ đạo giáo viên qua hoạt động vui chơi, cô giáo cần hình thành
cho trẻ 1 số kiến thức kỹ năng cũng như thói quen tốt trong sinh hoạt hàng
ngày.
Hoạt động vui chơi là hoạt động được trẻ đón nhận 1cách hứng thú và tích
cực nhất, nó đáp ứng được nhu cầu của trẻ, trong thế giới đồ vật trẻ được tha hồ
vui chơi và sáng tạo. Việc tổ chức tốt hoạt động vui chơi không chỉ giúp trẻ
hình thành khả năng tư duy mà còn đặt nền tảng khá vững chắc để phát triển
những kỹ năng sống cho trẻ.
Ví dụ1: Trong chủ đề giao thông ở góc phân vai khi trẻ chơi trò chơi “ Bố
mẹ chở con đi học” và trước khi bố chở con đi học thì con phải đội mũ bảo
hiểm khi tham gia giao thông, ban đầu cô có thể đóng vai bố hoặc mẹ dạy trẻ
cách đội mũ bảo hiểm đúng và an toàn khi trẻ biết cách chơi và tự cài mũ được
thì cô để trẻ tự chơi: Cô yêu cầu trẻ đội mũ và cài dây phía dưới cằm trước khi
ngồi lên xe. Cứ như vậy cho trẻ lập đi lập lại 2-3 lần để trẻ nhớ các thao tác, từ
đó hình thành kỹ năng đội mũ bảo hiểm cho trẻ 1 cách tự nhiên.
Hay cũng ở trò chơi gia đình trong góc phân vai cô có thể đóng vai người
mẹ để dạy trẻ gấp quần áo gọn gàng, chải tóc cho em búp bê, mặc quần áo cho
em, rửa mặt cho em hoặc ở trò chơi Bác sỹ cô đóng vai bác sỹ dạy trẻ đánh
răng, rửa tay…Ngoài ra, cần tận dụng những tình huống xảy ra trong quá trình
chơi để dạy trẻ kỹ năng biết hợp tác, chia sẻ cùng bạn bè.

H.a Cô và trẻ lớp A1 đang tập mặc áo phao và cài mũ bảo hiểm
Ví dụ 2: Qua hoạt động vui chơi ở góc phân vai “Gia đình” cô có thể dạy
trẻ 1 số kỹ năng làm bánh răng bừa( bánh lá), bánh chưng… để trẻ hiểu được
1 số nét đẹp truyền thống của 1 số vùng quê Việt Nam.
Trong giờ hoạt động vui chơi nếu quan sát kỹ chúng ta thấy có vô vàn

những tình huống xảy ra. Điều quan trọng là cô biết tìm ra những biện pháp
kịp thời xử lý tình huống, điều chỉnh hành vi cho trẻ, giúp trẻ có thói quen tốt,
biết được cái nào nên làm cái nào không nên làm, lâu dần những hành vi, thói
quen ấy sẽ được tích lũy trở thành kỹ năng sống đối với trẻ.

12


H.a Cô và trẻ lớp B2 đang học
kỹ năng gấp quần áo

H.a Cô và trẻ lớp A1
đang học làm bánh chưng

Ví dụ 3: Trò chơi ai nhanh hơn:
+ Cô chia thành 2 đội chơi : Đội 1 mang tên là đội thân thiện: trẻ bật qua
vòng lên chọn những vật dụng an toàn mà trẻ được chơi, được sử dụng được.
Đội 2 mang tên đội Nguy hiểm trẻ lên chọn những vật sắc nhọn… mà mình
cần tránh xa.
+ Mỗi lần 2 đội chơi thời gian là 1 bản nhạc, nếu kết thúc 1 bản nhạc đội
nào lấy được nhiều và đúng yêu cầu thì đội đó thắng.
+ Sau đó cô đổi vai chơi nhiều lần để trẻ được tiếp xúc với nhiều đồ vật.
Qua trò chơi hình thành cho trẻ kỹ năng hiểu được xung quanh bé có vô
vàn những con vật đồ vật đáng yêu thân thiện trẻ có thể đến gần tiếp xúc
nhưng ngược lại có những đồ vật con vật rất nguy hiểm mà trẻ phải tránh xa.
Kết quả: giáo viên trường tôi hầu hết các nhóm lớp đã chủ động tổ chức
lồng ghép trò chơi có nội dung Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ hầu hết các
hoạt động học. nên trẻ đã tự tin hơn trong cuộc sống biết nhắc nhở nhau
không được chơi những đồ dùng sắc nhọn, đồ dùng nguy hại, hoặc đã có 1 số
kiến thức cơ bản ban đầu để phòng tránh khi điện chập cháy đầu tiên phải

chạy ra khỏi nơi không an toàn và gọi người lớn…
3.4. Chỉ đạo giáo viên lựa chọn 1 số câu chuyện, bài thơ, ca dao tục
ngữ có giá trị giáo dục lòng nhân ái để đưa vào kế hoạch giáo dục của
lớp mình, qua đó hình thành nhân cách sống cho trẻ.
Được nghe kể chuyện với trẻ là 1 điều vô cùng thích thú nhất là lại được
nghe qua băng đài, baboy…những hình ảnh sống động, những câu chuyện
hấp dẫn có ý nghĩa chuyển tải những thông điệp có giá trị, giúp trẻ có được
những kỹ năng sống quí báu. Vì vậy chỉ đạo giáo viên cần chọn lọc các tác
phẩm có giá trị phù hợp với nhận thức của trẻ, phù hợp với nội dung mình cần
giáo dục để kể cho trẻ nghe.
Ví dụ: Truyện “Hoa cúc trắng” giúp trẻ có 1 kỹ năng sống đó là làm việc
gì giúp đỡ người khác không phải là để được khen mà phải xuất phát từ tấm
lòng của người muốn giúp.Hay câu chuyện Thỏ và rùa giúp trẻ có 1 kỹ năng
tự tin: tuy chậm chạp nhưng tự tin đã giúp rùa thắng thỏ nhanh nhẹn và cái
13


quan trọng hơn nữa là cuối cùng cả rùa và thỏ đều không hề đầu hàng hay nản
chí khi thất bại hoặc không tự kiêu khi chiến thắng.Thỏ quyết tâm làm việc
hăng hơn và cố gắng nhiều hơn sau khi thất bại. câu chuyện khuyên các bạn
nhỏ luôn cố gắng hoàn thành công việc dù công việc đó có khó khăn đến đâu,
chuyện còn giúp trẻ kỹ năng biết hợp tác, chia sẻ, đoàn kết thể hiện sự thân
thiện để hoàn thành công việc nhanh hơn thể hiện ở lần thi đấu thứ 3 của Thỏ
và Rùa.
Hay câu chuyện “ Một chuyến thăm quan” khuyên trẻ biết nhường nhin
nhau chỗ ngồi, chào hỏi lễ phép với mọi người, bài thơ “ làm anh”, “ Giũa
vòng gió thơm”, “ Hai anh em”giúp trẻ có kỹ năng ứng xử phù hợp với những
người xung quanh, biết nhường nhịn em nhỏ, quan tâm đến người thân, yêu
thương ông bà, cha mẹ, bài thơ “ buổi đi chơi của bé” giúp trẻ hiểu được 1 số
qui tắc khi đến nơi công cộng.

Các bài ca dao, đồng dao hay tục ngữ cũng là những kho tàng giá trị sâu
sắc cho trẻ noi theo về công cha nghĩa mẹ, đạo làm con hay tình anh em máu
mủ… thông qua nội dung trẻ thường xuyên được nghe, được đọc cùng với sự
giảng giải của cô, trẻ sẽ thấm dần ý nghĩa về tình cảm gia đình tình yêu
thương con người , lòng yêu quê hương đất nước từ đó tích lũy cho trẻ những
bài học kinh nghiệm trong cuộc sống.
Kết quả: Qua việc giáo dục lòng nhân ái cho trẻ thông qua những câu
chuyện, bài thơ, ca dao tục ngữ đa số trẻ 3-6 tuổi ở trường tôi ngoan ngoãn
hơn, khi chơi biết nhường nhịn không tranh giành đồ chơi của nhau, biết quan
tâm đến đến những người thân trong gia đình và những người xung quanh
mình, trẻ sống thân thiện, cởi mở, tình cảm hơn rất nhiều.
3.5. Hướng dẫn cho giáo viên biết sử dụng tình huống có vấn đề và
cách giải quyết chúng để dạy trẻ Kỹ năng phòng tránh khi cơ thể có nguy
cơ bị gặp nguy hiểm .
- Cô đưa ra 1 số tình huống có vấn đề cho trẻ giải quyết sau đó cô kết
luận cách giải quyết tốt nhất trong tình huống đó.
+ Ví dụ tình huống 1: cô kể cho trẻ nghe tình huống bạn Hải An đang
chờ mẹ đến đón, lại tự ý trốn cô giáo ra cổng, có 1 người lạ đến gần đưa cho
Hải An 1 cái bánh ngọt và bảo Hải An lên xe Cô đưa về với mẹ, cô dừng lại
hỏi theo các con ban Hải An có lên xe không? Vì sao? Nếu là con con sẽ làm
gì? Cô gọi 1 số trẻ trả lời câu hỏi con sẽ làm gì khi gặp tình huống đó? Và sau
đó cô đưa ra 1 số kết luận mà cô và các bạn cho là đúng nhất như Hải An sẽ
không đi lên xe và trả lời thật to không cháu không quen cô cháu không lên
xe được rồi chạy vào lớp nếu Cô cố tình lôi kéo hay hù dọa thì phải kêu to lên
“ cứu con với, có người muốn bắt con”,
+ Ví dụ tình huống 2: Ở tiết khám phá “bé làm gì khi bị lạc đường? cô
tạo tình huống để biết cách ứng xử: Bé phải làm gì?Phải tìm sự giúp đỡ từ ai?

14



Phải cung cấp cho họ những thông tin gì? Sau đó đưa ra các giải pháp để thảo
luận và chọn phương án cho mình :
- Nếu bị lạc đường, trẻ cần bình tĩnh không kêu khóc, mà đứng im tại chỗ
để chờ mẹ quay lại tìm.
- Nếu chờ 1 lúc mà không thấy bố mẹ tìm trẻ có thể tìm đến chú bảo vệ
hoặc công an nơi gần nhất.
- Ngoài ra cô còn phải đưa ra nhiều tình huống có vấn đề trong cuộc sống
xung quanh trẻ như Cháy nhà, Bị chó cắn…để cùng trẻ giải quyết 1 số tình
huống đó, qua đó hình thành cho trẻ sự tự tin tự mình có thể giải quyết bước
đầu nếu không có người lớn giúp đỡ.
- Cô có thể cùng trẻ thể hiện lại những ánh mắt nét mặt của nhiều thái độ
khác nhau như khi người khác giận giữ thì cau mày, mắt trợn lên. Khi người
khác vui vẻ thì nét mặt cười tươi, ánh mắt thân thiện. Khi người ta khóc thì
nét mặt buồn kèm theo nước mắt rơi….cô có thể cho trẻ thể hiện lại từng nét
mặt theo yêu cầu của cô để trẻ phân biệt được hành vi người tốt người xấu khi
tiếp xúc.
Kết quả: Sau 1 thời gian tận dụng mọi lúc mọi nơi trong ngày hoạt động
của trẻ giáo viên trường tôi hầu hết đã tổ chức cho trẻ chơi hoặc lồng ghép Sử
dụng tình huống có vấn đề này để trẻ trả lời hoặc trẻ đóng kịch từ đó cung cấp
cho trẻ những vốn kinh nghiệm để bảo vệ mình trong cuộc sống và tự tin hơn
khi giao tiếp với mọi người
3.6 Khuyến khích giáo viên Sưu tầm 1 số bài thơ, đồng dao, ca dao
có tác dụng cung cấp 1 số kỹ năng, kinh nghiệm sống quí báu mà ông
cha ta để lại, từ đó giúp các cháu cũng có 1 số kỹ năng hiểu biết đơn giản
về sự việc xảy ra xung quanh mình.
- Ví dụ: sưu tầm câu đố cho trẻ 1 số vốn hiểu biết về 1 số côn trùng trong
cuộc sống quanh trẻ từ đó giáo dục trẻ con côn trùng nào nào có lợi để nuôi,
côn trùng có hại để tránh.
Ngủ phải tránh nó

Kẻo bị đốt đau
Người người bảo
nhau
Nằm màn để tránh
Là con gì?
(Con muỗi)

Ăn lá dâu
Nhả tơ vàng
Giúp người dệt lụa
Làm hàng gấm hoa
(Con tằm)

Con gì bé nhỏ tí ti
Đêm về đốm lửa lập lòe
sáng ghê
Trẻ nhỏ ai cũng thích mê
Thích bắt mang về, bỏ lọ
mà chơi?
(Con đom đóm)

- Ví dụ khác tôi thường khuyến khích giáo viên các nhóm lớp sưu tầm
các bài đồng dao, ca dao đã được ông cha ta đúc kết kinh nghiệm để lại đọc
xong những bài đồng dao, ca dao trên tôi thường nhắc nhở giáo viên giải thích
để trẻ hiểu được 1 số hiện tượng tự nhiên đơn giản và ý nghĩa của nó.

15


Đêm tháng năm chưa

nằm đã sáng
Ngày thắng mười
chưa cười đã tối

Lúa chiêm lấp ló
đầu bờ
Hãy nghe tiếng
sấm phất cờ mà lên

Sổ vòng thì lụt
Sổ cụt thì mưa
Sổ bừa thì nắng…

Kết quả: Ban đầu học sinh các nhóm lớp 3- 6 tuổi chưa hiểu gì về hiện
tượng thiên nhiên đơn giản như: mưa, gió, nắng…nhưng từ khi tôi áp dụng
phương pháp trên lớp tôi cứ nhìn lên trời mà thấy gió to mà có 1 vòng tròn xuất
hiện thì đã kêu lên cô ơi sắp lụt rồi, hoặc gió to trời âm u mà xuất hiện 1 đoạn 7
sắc cầu vòng thẳng thì cô ơi chuẩn bị mưa…Hoặc đã biết tên và nhận dạng
được rất nhiều đồ dùng trong gia đình, tên các loại con vật có lợi, có hại….
3.7. Tuyên truyền, phối kết hợp với cha mẹ trẻ về nội dung và cách rèn
kỹ năng sống cho trẻ.
3.7.1.Để tạo sự tin tưởng và thu hút sự tham gia của phụ huynh vào các
hoạt động giáo dục hình thành kỹ năng sống cho trẻ, giáo viên cần biết lắng
nghe ý kiến của cha mẹ trẻ, chủ động xây dựng mối quan hệ tốt với phụ huynh,
tư vấn tuyên truyền các kiến thức về hình thành kỹ năng sống cho trẻ và đồng
thời tranh thủ học tập kinh nghiệm ngược lại từ cha mẹ trẻ.
3.7.2. Ngay từ đầu cô giáo phối hợp với ban lãnh đạo nhà trường xây dựng
kế hoạch đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống vào chuyên đề trọng tâm, vào sổ
kế hoạch của lớp.
3.7.3. Phối hợp với Ban lãnh đạo nhà trường và cha mẹ trẻ thường xuyên

tổ chức cho trẻ tham quan danh lam thắng cảnh của địa phương và dã ngoại…
qua đó khuyến khích trẻ cùng cô chuẩn bị 1 số điều kiện vất chất để tham gia…
3.8.3. công khai kế hoạch giáo dục kỹ năng cho trẻ ở từng chủ đề để phụ
huynh biết và phối hợp với cô về cơ sở vật chất cũng như phương pháp chăm
sóc- giáo dục trẻ.
3.8.4. Vận động cha mẹ học sinh, người chăm sóc trẻ xã hội hóa giáo dục
đóng góp đồ dùng, đồ chơi nguyên vật liệu phế thải có giá trị sử dụng để làm
đồ dùng đồ chơi phục vụ môn học.
3.8.5. Bản thân tôi là Phó hiệu trưởng tôi cũng tham mưu cho Hiệu trưởng
tuyên truyền vận động, có bài tuyên truyền về nội dung giáo dục kỹ năng sống
cho trẻ ngay trên đài truyền thanh của xã vào các dịp mùng 8/3 hoặc Quốc tế
thiếu nhi 01/6.để cung cấp thêm cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ 1 số kinh
nghiệm quí báu để phụ huynh biết và chăm sóc con em mình.
Kết quả: Sau 1 thời gian chỉ đạo các nhóm, lớp lập kế hoạch và treo
lịch giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở góc tuyên truyền , đã được các bậc phụ
huynh các nhóm lớp chú ý quan tâm và chủ động phối hợp với cô giáo trong
vấn đề hỗ trợ đồ dùng dạy học mà phụ huynh có cũng như nhiều phụ huynh đã
trao đổi với cô giáo về kinh nghiệm dạy trẻ trong nội dung giáo dục kỹ năng
sống.

16


3.8. Quan tâm, khuyến khích giáo viên đưa Nội dung giáo dục kỹ năng
sống thường xuyên vào các hoạt động trong ngày.
Là 1 người quản lý muốn nâng cao công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
tại trường mầm non tôi không thể trực tiếp truyền đạt cho trẻ những kiến thức
và kinh nghiệm của mình mà phải nhờ đến các giáo viên của các nhóm lớp,
nhưng để tâm huyết của mình không bị sao nhãng tôi thường xuyên đi dự giờ và
khuyến khích điểm nếu giáo viên nào chú ý đưa nội dung chuyên đề giáo dục

kỹ năng sống cho trẻ vào các hoạt động trong ngày mà tôi đi dự. vì có thể nói
Kỹ năng sống của trẻ rất cần đối với trẻ có thể xuyên suốt trong quá trình từ
khâu đón trẻ đến khâu trả trẻ đều có thể cần đến kỹ năng sống cho trẻ trải
nghiệm.
Biết được tâm tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống cho trẻ và sự
quan tâm của Ban lãnh đạo với nội dung này như vậy giáo viên trường tôi rất
chú trọng đến giáo dục nề nếp và kỹ năng phục vụ, kỹ năng sinh hoạt của trẻ.
Kết quả: So với đầu năm thì cuối năm mọi độ tuổi trong trường của mỗi
nhóm lớp đều phát triển vượt bậc về nề nếp, thói quen của trẻ, ddeens khâu giao
tiếp tự tin, đến vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, ý thức bảo vệ đồ dùng đồ
chơi của trẻ được nâng lên rõ rệt, được phụ huynh tin tưởng và phối hợp ngày
càng cao.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
* Đối với hoạt động giáo dục sau khi áp dụng “Kinh nghiệm chỉ đạo giáo
viên thực hiện tốt việc lồng ghép Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-6 tuổi tại
trường mầm non Nga Hải” tôi thu được 1 kết quả khá khả quan so với kết quả
khảo sát ban đầu tôi khảo sát:
Bảng 1: Kết quả khảo sát cho giáo viên sau khi các nhóm lớp áp dụng
1 số kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống (Tổng số trẻ mẫu giáo: 244 cháu)
Số GV Tỉ lệ
đạt
%

Số GV
Tỉ lệ
chưa
%
đạt


Số
TT

Nội dung tiêu chí khảo sát

1

Việc tổ chức hoạt động lồng ghép Giáo dục
kỹ năng sống thường xuyên theo đúng kế
hoạch đã xây dựng.

12

100

0

0

2

Nhận thức đúng vai trò, ý nghĩa và sự quan
trọng của việc tổ chức hoạt động giáo dục
kỹ năng sống cho trẻ.

12

12

0


0

3

Thực hiện đúng phương pháp và có khả
năng sáng tạo và kinh nghiệm trong việc tổ
chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống.

10

83

2

17

17


4

Giáo viên chú trọng việc sưu tầm nguyên
vật liệu sẵn có và vật thật để phục vụ hoạt
động giáo dục kỹ năng sống.

12

100


0

0

5

Công tác tuyên truyền, phối kết hợp với
phụ huynh để giáo dục kỹ năng sống cho
trẻ đạt hiệu quả.

11

91

1

9

Bảng 2: Kết quả khảo sát cho trẻ sau khi các nhóm lớp áp dụng 1 số kinh
nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ( Tổng số trẻ mẫu giáo: 244 cháu)
Số TT

Nội dung tiêu chí khảo sát

1

Sự hứng thú của trẻ khi tham gia hoạt động
giáo dục kỹ năng sống.

2


Trẻ có 1 số kỹ năng sống ban đầu phù hợp
với độ tuổi để tự tin trong các hoạt động ví
dụ: Kỹ năng mặc quần áo, kỹ năng cài áo
phao an toàn, kỹ năng đội mũ bảo hiểm….

3
4
5
6

Kỹ năng giao tiếp trong khi hoạt động.
Khả năng sáng tạo, linh hoạt và tính chủ
động khi chơi.
Sự hiểu biết của trẻ và hành vi về ý thức
bảo vệ môi trường.
Ý thức giữ gìn đồ dùng, đồ chơi và thực
hiện nội quy của lớp.

Số trẻ Tỉ lệ
đạt
%

Số trẻ Tỉ lệ
chưa
%
đạt

225


92

19

8

230

94

14

6

235

96

9

4

228

93

16

7


225

92

19

8

230

94

14

6

* Đối với bản thân: Tôi đã mạnh dạn và tự tin trao đổi và chỉ đạo giáo
viên phát huy hết khả năng của mình sau khi trải nghiệm, đặc biệt có 1 vốn kiến
thức và kinh nghiệm để giáo viên tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho trẻ đạt
hiệu quả. Như trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ đòi hỏi người cán bộ
quản lý phải quan tâm rất nhiều đến công tác chỉ đạo giáo viên giáo dục kỹ
năng sống cho trẻ, giúp trẻ tiếp thu những kiến thức, kỹ năng thông qua con
đường hoạt động giáo dục, đây là kinh nghiệm rút ra cho bản thân.
* Đối với giáo viên :
- Đã mạnh dạn dùng phương pháp lấy trẻ làm trung tâm để trẻ tự tìm tòi và
trải nghiệm 1 số kỹ năng trong cuộc sông quanh trẻ.
- Tạo được môi trường phong phú với nội dung giáo dục kỹ năng cho trẻ ở
từng chủ đề, chủ điểm.
- Có kỹ năng, kinh nghiệm tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống, giúp
trẻ mạnh dạn, tự tin, chủ động.


18


C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận.
Như vậy qua nghiên cứu cho thấy Giáo dục Kỹ năng sống cho trẻ 3-6 tuổi
nói riêng và lứa tuổi mầm non nói chung là 1 việc làm rất cần thiết và cấp bách
mà giáo viên là người đóng vai trò rất quan trọng trong việc lập kế hoạch và tổ
chức các hoạt động cho trẻ, giúp trẻ có những vốn kiến thức, kinh nghiệm sống
ban đầu để trẻ tự tin hòa nhập cộng đồng và hạn chế được 1 số tai nạn thương
tích có thể xảy ra ở đâu và bất cứ nơi nào với trẻ, vì vậy.
- Đối với giáo viên Cô giáo và cha mẹ trẻ luôn là những tấm gương của trẻ
bằng những việc làm rất giản dị hàng ngày để trẻ em nhìn thấy, đặc biệt khi dạy
trẻ những kỹ năng mới giáo viên cần diễn đạt những kiến thức khoa học 1 cách
chính xác, đơn giản và tự nhiên.Cô phải kiên trì, bền bỉ không thúc giục gò ép
hoặc làm hộ trẻ.
- Sưu tầm tranh ảnh, tận dụng những nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương
làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ hứng thú tham gia hoạt động.
- Tận dụng dạy kỹ năng cho trẻ mọi lúc mọi nơi, khi nào trẻ tò mò học hỏi
cô phải kịp thời giải đáp ngay.
- Để làm tốt được việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ cô giáo cũng phải là
người thật sự tâm huyết với nghề yêu nghề, mến trẻ phải hiểu được đặc điểm
tâm sinh lý của trẻ có như vậy thì việc giáo dục trẻ mới trở nên nhẹ nhàng và
hứng thú.
2. Kiến nghị
Để giáo viên trong nhà trường hoạt động có hiệu quả đạt hiệu quả nội dung
giáo dục kỹ năng sống cho trẻ để trẻ hứng thú hơn rất mong muốn lãnh đạo nhà
trường quan tâm nhiều hơn nữa trong công việc bổ sung thêm thiết bị đồ dùng
cho môn môi trường xung quanh nói riêng để trẻ có thêm nhiều đồ dùng để

phục vụ tốt cho tiết day. Bản thân giáo viên chúng tôi sẽ luôn có gắng hơn nữa
để chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi tạo mọi điều kiện để trẻ tiếp thu bài
học tốt hơn.
1. Đối với địa phương:
Cần quan tâm sâu sắc đến ngành học mầm non, Đầu tư xây dựng cơ sở vật
chất, các trang thiết bị đồ dùng đồ chơi, tạo môi trường cho trẻ được hoạt động
học tập và vui chơi.
2. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo:
Mở các lớp chuyên đề, tập huấn cho giáo viên rèn luyện thêm các kỹ năng
tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống. Mở các buổi hội thảo học tập sáng
kiến kinh nghiệm hay trong việc tổ chức hoạt động kỹ năng sống, để tất cả chị
em GV đều được tham gia trực tiếp.

19


Trên đây là những kinh nghiệm của tôi trong quá trình chỉ đạo giáo viên,
nhà trường thực hiện tốt việc tổ chức hoạt động góc đã có kết quả và thành công.
Trong quá trình thực hiện cũng còn có những thiếu xót nên rất mong được sự
đóng góp ý kiến của hội đồng khoa học, các bạn bè đồng nghiệp để đề tài của tôi
hoàn thiện và đạt kết quả cao hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Nga Sơn, ngày 10 tháng 4 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Người viết

Nguyễn Thị Huệ

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non - Nhà xuất bản
Giáo dục Việt Nam, năm 2009.
2. Tài liệu bồi dưỡng hè cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non, năm học
2015 – 2016, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
3. Tạp chí Giáo dục mầm non số 3 năm 2013 về giáo dục đẩy mạnh công tác
phổ cập, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
4. Thực hiện theo tài liệu hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục
Mầm non dành cho trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi ) của Nhà xuất bản Giáo dục
Việt Nam do TS.Trần Thị Ngọc Trâm và TS.Lê Thu Hương; PGS. TS.Lê Thị
Ánh Tuyết (đồng chủ biên).
5. Tuyển tập các bài đồng dao và trò chơi dân gian cho trẻ mầm non của nhà
xuất bản giáo dục việt nam do Hoàng Công Dụng sưu tầm và biên soạn. Tháng
năm 2011 số 15-2011/CXB/57-2074/GD
6. Tạp chí giáo dục mầm non số 1/2012 của Bộ giáo dục và đào tạo

21


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNH KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD & ĐT, CẤP SỞ GD & ĐT VÀ
CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Huệ
Chức vụ và đơn vị công tác: Phó HT Trường MN Nga Hải


TT

1

2

3

Tên đề tài SKKN
Một số kinh nghiệm
rèn luyện nề nếp thói
quen vệ sinh hàng
ngày cho trẻ mầm
non Ba Đình
Một số thí nghiệm
khoa học giúp trẻ
mẫu giáo lớn Trường
Mầm non Ba Đình
khám phá thế giới
xung quanh
Kinh nghiệm tổ chức
các hoạt động Giáo
dục bảo vệ môi
trường cho trẻ 5 - 6
tuổi trong trường
mầm non

Cấp đánh giá
xếp loại

(Phòng, Sở,
Tỉnh…)

Kết quả đánh
Năm học đánh
giá xếp loại
giá xếp loại
( A,B hoặc C)

PGD & ĐT

B

2009 - 2010

PGD & ĐT

B

2010 - 2011

Sở GD& ĐT
B

2014 - 2015

22




×