Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

skkn một số biện pháp huy động trẻ ăn bán trú và nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng cho trẻ mẫu giáo ở khu trung tâm trường mầm non thành lâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (576.47 KB, 18 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BÁ THƯỚC

TRƯỜNG MẦM NON THÀNH LÂM

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Một số biện pháp huy động trẻ ăn bán trú và nâng cao chất lượng
chăm sóc nuôi dưỡng cho trẻ mẫu giáo ở khu trung tâm
trường Mầm non Thành Lâm

Người thực hiện: Cao Thị Nguyệt
Chức vụ: Phó hiệu trưởng
Đơn vị cơng tác: Trường MN Thành Lâm
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý

BÁ THƯỚC, NĂM 2018


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

1. MỞ ĐẦU

2

1.1. Lý do chọn đề tài

2


1.2. Mục đích nghiên cứu

3

1.3. Đối tượng nghiên cứu

3

1.4. Phương pháp nghiên cứu

3

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

3

2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.

3

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.

4

2.3. Các biện pháp đã sử dụng để huy động trẻ ăn bán trú và nâng cao
chất lượng chăm sóc ni dưỡng cho trẻ mẫu giáo ở khu trung tâm
trường mầm non Thành Lâm.

5


2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục
của nhà trường

13

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

15

3.1. Kết luận

15

3.2. Kiến nghị

16

* Tài liệu tham khảo

16

*Danh mục các đề tài SKKN đã được Hội đồng SKKN Ngành GD
huyện đánh giá đạt loại C trở lên.

17

2


1. M U

1.1. Lý do chọn đề tài.
Giỏo dc mm non là một bộ phận của giáo dục quốc dân, mục tiêu của giáo
dục mầm non nhằm giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẫm mỹ,
hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1[3].
Như Bác Hồ kính yêu đã nói “Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho nền tảng
giáo dục tốt". Yếu tố giúp trẻ phát triển tồn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ,
thẫm mỹ hồn tồn phụ thuộc vào chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Trong
những năm gần đây hoạt động chăm sóc giáo dục dinh dưỡng và bảo vệ sức
khỏe cho trẻ trong trường mầm non không ngừng phát triển. Để đảm bảo cơng
tác chăm sóc ni dưỡng trẻ được phát huy theo chiều hướng tích cực. Cơng tác
chăm sóc ni dưỡng trẻ đang là mối quan tâm của toàn xã hội trong giai đoạn
hiện nay.
Từ nhận thức sức khỏe hôm nay là sự phồn vinh của đất nước ngày mai.
Sức khỏe ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực, trí tuệ là yếu tố quyết định đến sự
phát triển của trẻ sau này. Để trẻ được khỏe mạnh, thông minh sáng tạo đáp ứng
được yêu cầu đổi mới của đất nước trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
thì việc chăm sóc ni dưỡng trẻ là u cầu rất lớn.
Muốn thực hiện tốt cơng tác chăm sóc ni dưỡng trẻ thì chúng ta cần phải
kết hợp hài hịa giữa gia đình và xã hội để chăm sóc, u thương, nuôi dưỡng và
giáo dục trẻ. Không phải bất cứ trẻ em nào sinh ra đều được chăm sóc ni
dưỡng, đối xử tốt như nhau, điều quan trọng phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của
mỗi gia đình và xã hội.
Trường MN Thành Lâm là một trường nằm ở vùng đặc biệt khó khăn. Việc
tổ chức cho trẻ ăn trưa tại trường có vai trị hết sức quan trọng. Tỉ lệ huy động
trẻ đi học chuyên cần ngày một nâng cao rõ rệt, chất lượng bữa ăn đảm bảo góp
phần giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng, việc trẻ ăn ngủ cùng cơ tại trường nhằm gắn
kết tình cảm giữa cơ và trẻ, giáo viên có nhiều thời gian giao lưu trị chuyện với
trẻ bằng tiếng phổ thơng từ đó chất lượng chăm sóc, giáo dục được nâng lên.
Việc tổ chức cho trẻ ăn bán trú tại trường góp phần khơng nhỏ vào sự phát triển
kinh tế của địa phương, thay vào hàng ngày người dân phải chuẩn bị bữa ăn cho

trẻ tại nhà, nay người dân đã hoàn toàn yên tâm cho con em mình ăn ngủ tại
trường từ sáng đến chiều để yên tâm lao động, sản xuất, góp phần xóa đói, giảm
nghèo.
Là cán bộ quản lý trường Mầm non ở vùng đặc biệt khó khăn có số lượng trẻ
ăn bán trú tại trường cịn thấp, tơi ln trăn trở làm thế nào để làm tốt công tác
huy động trẻ bán trú tại trường đạt tỷ lệ cao, tổ chức ăn bán trú thế nào đảm bảo
chất lượng bữa ăn, đảm bảo ATVSTP trong khi cơ sở vật chất nhà trường cịn
nhiều khó khăn thiếu thốn. Chính vì vậy mà tôi đã chọn đề tài: “Một số biện
pháp huy động trẻ ăn bán trú và nâng cao chất lượng chăm sóc ni dưỡng
cho trẻ mẫu giáo ở khu trung tâm trường Mầm non Thành Lâm”.
3


1.2. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu để huy động trẻ trong độ tuổi mẫu giáo học tại khu trung tâm ở
lại trường ăn bán trú và nâng cao chất lượng chăm sóc ni dưỡng bữa ăn cho
trẻ.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Một số biện pháp huy động trẻ ăn bán trú và nâng cao chất lượng chăm sóc
ni dưỡng cho trẻ mẫu giáo ở khu trung tâm, đáp ứng được mục tiêu của giáo
dục hiện nay.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Tham khảo, nghiên
cứu tài liệu về cơng tác chăm sóc ni dưỡng trẻ.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Trao đổi , tuyên
truyền với các bậc phụ huynh, ban giám hiệu và các đoàn thể trong nhà trường.
- Phương pháp phân tích: So sánh số lượng trẻ ăn bán trú, chất lượng chăm
sóc ni dưỡng trẻ khi chưa áp dụng SKKN với khi đã áp dụng SKKN.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.

Dinh dưỡng là nhu cầu sống hàng ngày của con người, trẻ em cần dinh
dưỡng để phát triển thể lực và trí lực. Với mục tiêu “Tăng cường khả năng sẵn
sàng đi học cho trẻ mầm non”, “ Sức khoẻ của trẻ được đặt lên hàng đầu”, "Giáo
dục lấy trẻ làm trung tâm” , Tình trạng dinh dưỡng của trẻ trước tuổi đến trường,
đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi là chỉ số nhạy cảm nhất về mức sống và sự phát triển
của trẻ em. Ở các nước đang phát triển trong đó có nước ta, suy dinh dưỡng
đang còn chiếm tỷ lệ cao và mang tính chất xã hội. Tỷ lệ suy dinh dưỡng cao
của trẻ trước tuổi đến trường đe doạ sự phát triển đầy đủ nguồn nhân lực của đất
nước trong tương lai.
Luật bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em Việt Nam, điều 12 đã ghi rõ: “Trẻ
em có quyền được chăm sóc ni dưỡng để phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần
và đạo đức” [1]. Thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục thói quen
vệ sinh cá nhân cho trẻ chính là chúng ta đã tham gia vào bảo vệ Quyền trẻ em.
Muốn trẻ phát triển tốt là phải đảm bảo cho cơ thể trẻ có đủ chất dinh
dưỡng, mà cách tốt nhất là đảm bảo bữa ăn hợp lý, đủ lượng, đủ chất. Trẻ khoẻ
mạnh mới tham gia chơi đùa cùng bạn bè và học tập mới được tốt .Vì thế việc
chăm sóc ni dưỡng để trẻ phát triển và lớn lên trong một mơi trường giáo dục
tốt thì nhiệm vụ của mỗi chúng ta phải chăm sóc ni dưỡng trẻ mầm non ngay
từ khi cịn nhỏ. Việc chăm sóc ni dưỡng trẻ mầm non không chu đáo sẽ ảnh
hưởng không nhỏ đến sự phát triển thể chất của trẻ. Xác định được tầm quan
trọng của dinh dưỡng đối với trẻ em tôi thấy nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ
là một việc làm hết sức cần thiết và cũng rất cấp thiết. Bởi trẻ ở lại bán trú sẽ
4


được hưởng chế độ chăm sóc ni dưỡng chu đáo theo khoa học. Đây là yếu tố
cần thiết cho sự phát triển toàn diện ở trẻ tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng
cao chất lượng chăm sóc trẻ ở trường mầm non.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm hỗ trợ của phòng Giáo dục và

đào tạo huyện Bá Thước.
UBND xã luôn quan tâm ủng hộ nhà trường về tinh thần lẫn vật chất.
Hội cha mẹ học sinh ngày một hiểu biết quan tâm đến giáo dục mầm non,
việc xem nhẹ cho con đến trường còn rất ít.
Tập thể cán bộ giáo viên một lịng đồn kết, bắt tay vào nhiệm vụ trọng
tâm của năm học, đưa việc chăm sóc ni dưỡng lên mục tiêu hàng đầu của nhà
trường, u nghề mến trẻ, tận tình chăm sóc như người mẹ thứ 2, giúp trẻ đến
trường thật sự yên tâm.
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên nhà trường vẫn cịn gặp khơng ít những
khó khăn. Nhà trường cơ sở vật chất cịn thiếu thốn chưa có các phịng chức
năng, khu lẻ phòng học còn thiếu.
Trường nằm trên địa bàn xa khu trung tâm việc mua bán thực phẩm khó
khăn, tiền đóng góp để ăn của trẻ ít, ảnh hưởng đến việc khẩu phần ăn của trẻ.
Là xã thuần nông thu nhập chủ yếu là làm nông nghiệp, đời sống của nhân
dân cịn gặp nhiều khó khăn, một số gia đình đi làm ăn xa để con cho ơng bà
trơng, một số phụ huynh có con ở độ tuổi đi học chưa thực sự quan tâm đến trẻ,
một số gia đình có hồn cảnh đặc biệt khó khăn phải đi làm kiếm ăn từng bữa,
khơng có đủ tiền để cho con ở lại ăn bán trú tại trường.
Từ những tồn tại khó khăn và những nguyên nhân đã xác định, tôi tiến
hành khảo sát cụ thể nội dung các vấn đề cần giải quyết có thêm cơ sở thực tế để
xây dựng các giải pháp, các nội dung và kết quả khảo sát như sau:
Bảng 1: Khảo sát đầu tháng 9/2017.
Cân nặng
Lớp
khảo sát
Mẫu giáo
3 tuổi TT
Mẫu giáo
4 tuổi TT
Mẫu giáo

5 tuổi TT
Tổng
cộng

Số
trẻ
khảo
sát

Bình
thường

Suy DD

Chiều cao
Cao hơn
so với
tuổi
Số Tỉ
trẻ lệ
1
2,8

Cao
hơn so
với tuổi
Số Tỉ Số Tỉ Số Tỉ
trẻ lệ trẻ lệ trẻ lệ
28 77,8 8
22,2 0

Bình
thường

Suy dinh
dưỡng

36

Số Tỉ Số Tỉ
trẻ lệ trẻ lệ
32 88,9 3
8,3

35

29

82,9 5

14,3 1

2,8

29

82,8 6

17,2 0

31


25

80,6 6

19,4 0

0

23

74

26

102

86

84,4 14

13,7 2

1,9

80

78,5 22

8


0

21,5 0

5


Thực tế ở bảng trên chúng ta thấy: tỷ lệ các cháu đầu năm học bị suy dinh
dưỡng vẫn còn nhiều, một số cháu cân nặng thì đủ nhưng lại thiếu chiều cao. Là
phó hiệu trưởng được phân cơng phụ trách nuôi dưỡng, bán trú tôi đã rất lo lắng
phải làm gì và làm như thế nào để huy động được số lượng trẻ ở lại ăn bán trú
tại trường ngày càng tăng lên, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở thể thấp còi, nhẹ cân giảm.
Để thực hiện được mục tiêu trên tôi mạnh dạn áp dụng một số các giải pháp và
biện pháp để đạt được mục tiêu đề ra.
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để huy động trẻ ăn bán trú và nâng cao
chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng cho trẻ mẫu giáo ở khu trung tâm trường
Mầm non Thành Lâm.
2.3.1. Tìm hiểu tình hình kinh tế chính trị của địa phương.
Ngay từ đầu năm học để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao bản thân đã xác
định tìm hiểu kĩ đặc điểm tình hình, văn hóa, kinh tế xã hội của xã Thành Lâm.
Bằng cách trực tiếp cùng giáo viên đi đến các thơn khó khăn, các hộ gia đình
trong thơn, tham gia mọi phong trào văn hóa văn nghệ do xã, các thơn bản tổ
chức để giữ mối quan hệ gần gũi với nhân dân. Tuy là một người mới lên làm
quản lý, là người địa phương khác đến nhưng tơi đã hịa nhập nhanh để nắm bắt
tình hình địa phương nơi mình cơng tác.
Thành Lâm là một xã đặc biệt khó khăn của huyện Bá Thước, trung tâm xã
cách huyện lỵ 12 km về phía Bắc Tây Bắc, xã gồm có 8 thơn bản. Chủ yếu là
dân tộc Thái, mường, Kinh cùng sinh sống, trong đó dân tộc Thái chiếm 98%
dân số. Là một xã thuần nông đời sống của người dân chủ yếu dựa vào cây lúa,

cuộc sống cịn nhiều khó khăn. Trường mầm non Thành Lâm tuy đã có phịng
học kiên cố hóa nhưng vẫn chưa có các phịng chức năng, phịng hiệu bộ.
2.3.2. Làm tốt cơng tác tham mưu.
Là phó hiệu trưởng phụ trách nuôi dưỡng tôi đã mạnh dạn xin ý kiến chỉ
đạo của đồng chí hiệu trưởng về việc đi học tập tham quan một số trường bạn
trong huyện.
Xuất phát từ những khó khăn chung của nhà trường ngay từ đầu năm học
2017- 2018 ban giám hiệu đã họp bàn thống nhất những việc cần làm để đưa
chất lượng chăm sóc ni dưỡng được tốt hơn.
Làm tốt cơng tác tuyên truyền để đạt được chỉ tiêu huy động trẻ ra lớp, trẻ
đến trường được ăn bán trú và việc nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ được tốt.
Tham mưu về các hình thức đóng góp, chế độ ăn cho trẻ.
Làm tốt cơng tác xã hội hóa giáo dục để tiếp tục hoàn thiện CSVC nhà
trường.
Muốn làm tốt được những mục tiêu trên bản thân phải nghiên cứu kĩ
nhiệm vụ trọng tâm cần làm là như thế nào. Tôi đã tìm các văn bản thực hiện
nhiệm vụ năm học của ngành để làm minh chứng cụ thể.
6


Mới ban đầu thật sự khó khăn đó là nguồn ngân sách địa phương cịn ít ỏi
khơng những 1 trường mà đang tập trung cho 3 trường học, đầu tư cho xây dựng
nơng thơn mới, bằng sự kiên trì thuyết phục trong q trình thực hiện chúng tơi
đã nhận được sự quan tâm sâu sắc của Ủy ban nhân dân huyện, phòng giáo dục,
địa phương xã, sự ủng hộ của phụ huynh học sinh.
Kết quả:
Nhà trường đã được Ủy ban nhân dân huyện quan tâm hỗ trợ xây dựng
được bếp ăn theo qui chuẩn một chiều cho trường mầm non Thành Lâm với tổng
diện tích 61m2 trị giá: 435.000.000đ
Hội cha mẹ học sinh đã hỗ trợ đồ dùng bán phục vụ bán trú như: Bếp ga

công nghiệp, nồi cơm điện, máy xay thịt cho nhà trường trị giá: 7.800.000đ.
2.3.3. Làm tốt công tác tuyên truyền vận động phụ huynh huy động
trẻ ăn bán trú đạt hiệu quả.
Qúa trình chăm sóc, giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non mang đặc tính xã hội
hóa cao, để thực hiện có hiệu quả quyền được chăm sóc, giáo dục trẻ em ở lứa
tuổi này cần thiết có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và đặc biệt là
cộng đồng xã hội [5].
Để tất cả các cháu trong độ tuổi đi học được đến trường đầy đủ, được ăn ở
lại bán trú như những các bạn cùng trang lứa, để phụ huynh tin tưởng, khâu đưa
đón con đỡ vất vả, yên tâm lao động sản xuất cho gia đình. Ban giám hiệu chúng
tôi đã họp và bắt tay ngay vào việc làm đầu tiên.
* Tổ chức việc họp thông qua hội đồng nhà trường.
Nắm rõ mục tiêu kế hoạch trọng tâm của năm học để triển khai tới toàn
thể chị em trong hội đồng nhà trường, trong cuộc họp đồng chí Hiệu trưởng nêu
rõ tình hình thực trạng của trường của địa phương, yêu cầu nhiệm vụ trọng tâm
của năm học 2017 – 2018 bản thân tôi chịu trách nhiệm đưa ra những giải pháp
làm tốt công tác chuyên môn để giúp chị em giáo viên hiểu và cùng chia sẻ khó
khăn sẵn sàng bắt tay vào công việc.
- Tuyên truyền sâu rộng tới nhân dân trên địa bàn xã qua các hội nghị do
UBND xã tổ chức, qua đài truyền thanh nội dung huy động trẻ ra trường lớp và
ăn bán trú tại trường.
- Trong giờ đưa đón trẻ đến trường cũng là cơ hội tốt để cho giáo viên
động viên, tuyên truyền.
* Chuẩn bị nội dung họp phụ huynh trên văn bản có đầy đủ nội dung
cần triển khai thật tốt, kĩ càng.
- Đồng chí hiệu trưởng chuẩn bị các nội dung cần thiết trong văn bản.
- Tôi chuẩn bị nội dung tuyên truyền về việc đưa trẻ mẫu giáo ra lớp ăn
bán trú.
7



- Thành phần tham dự: Mời lãnh đạo địa phương, chủ tịch UBMTTQ xã,
CT hội phụ nữ.
- Khi tiến hành họp phụ huynh bản thân chúng tơi phải phịng các tình
huống xảy ra: như có một số phụ huynh khơng đồng tình với mức đóng góp các
khoản phục vụ cho công tác bán trú.
* Tiến hành cuộc họp phụ huynh mở rộng:
- Đồng chí hiệu trưởng báo cáo đánh giá tình hình phương hướng, nhiệm
vụ năm học 2017 – 2018.
- Thông qua kế hoạch nhà trường, nhấn mạnh công tác huy động trẻ bán
trú, nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ mầm non.
- Qua việc đóng góp tiền ăn theo mặt bằng chung của xã:12.000đ/ngày/trẻ
với 2 mức để phụ huynh bàn bạc lựa chọn hình thức cho trẻ bán trú phù hợp với
điều kiện gia đình:
Mức 1: Học hai buổi trên ngày không ở lại ăn bán trú.
Mức 2: Nạp tiền 12.000đ/cháu/ngày.
* Bước xin ý kiến của phụ huynh:
- Trước hết mời những phụ huynh nhiệt tình có khả năng nói giữa đám
đơng phát biểu trước để tìm cách giải quyết tốt nhất.
- Trong khi họp tôi vẫn nghe một số phụ huynh có bàn bạc nói chuyện với
nhau bằng tiếng dân tộc là mỗi một ngày đóng ăn 12.000đ tiền ăn cho con, thơi
cho nó ở nhà tiền đó có thể mua được thức ăn như trứng, cá khơ ăn cả nhà ấy
chứ...
Nắm bắt được thông tin trên, tôi đã mạnh dạn xin được ý kiến của hiệu
trưởng để giải thích cho số phụ huynh đang có ý kiến trái chiều, việc cho con em
mình đến trường khơng những các cháu được va chạm với thế giới bên ngoài,
tự tin hơn, mạnh dạn hơn, phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần, trí tuệ mà
cịn giúp phụ huynh chúng ta có nhiều thời gian đi làm để phát triển kinh tế gia
đình. Trường mầm non Thành Lâm nằm trên địa bàn xã đặc biệt khó khăn các
cháu trong độ tuổi đi học từ 3,4,5 tuổi sẽ được hỗ trợ ăn trưa, đặc biệt nếu phụ

huynh có diện hộ nghèo sẽ được miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập.
Sau thời gian thảo luận, phụ huynh rất phấn khởi đa số đã tán thành cuộc
họp đã thành cơng (mặc dù vẫn cịn một số phụ huynh chưa đồng tình). Kết quả
là đa số phụ huynh nhất trí cho các cháu đi học ở lại bán trú tại trường (vẫn cịn
một số phụ huynh vì điều kiện kinh tế gia đình khơng có tiền cho con ăn bán trú
tại trường).
* Công tác vận động, tuyên truyền:
- Khi đã thống nhất phương án trên, nhưng bản thân chúng tôi cũng rất lo
lắng liệu trẻ có đến trường ăn bán trú đạt chỉ tiêu khơng, vì như lớp mẫu giáo bé
8


là năm đầu tiên phụ huynh mới làm quen với việc cho con mình ở lại cả ngày,
rồi tiền ăn hằng ngày cho trẻ nữa. Chúng tôi phân công nhiệm vụ cho giáo viên
chủ nhiệm tuyên truyền cách chăm sóc, ni dưỡng lợi ích khi đưa con đến
trường.

Hình ảnh họp phụ huynh ở khu trung tâm.

Qua một tháng thực hiện có khó khăn, vướng mắc nhưng với sự quyết tâm
một lịng của tập thể nhà trường, chúng tơi thu được kết qủa: Có 78/102 cháu
mẫu giáo khu trung tâm ở lại trường ăn bán trú, tỷ lệ 76%, so với năm học trước
tăng 18 cháu ăn bán trú.
Khi đã có trong tay số lượng trẻ thì chúng tơi lại nghĩ đến việc làm tiếp
theo là làm sao để đảm bảo duy trì số lượng bán trú thường xuyên và đẩy mạnh
việc nâng cao chất lượng chăm sóc, ni dưỡng trẻ, tạo niềm tin cho các bậc phụ
huynh và nhân dân trong toàn xã.
2.3.4. Xây dựng thực đơn khoa học và nâng cao chất lượng bữa ăn.
- Trước hết cần hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý trẻ để có biện pháp giúp
trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất:

- Vì trẻ mới được ăn ở lại bán trú, cách chế biến nấu nướng khác hồn
tồn so với ở gia đình, chính vì vậy tơi cần nắm rõ đặc điểm của trẻ, để tạo ra
những sự hấp dẫn được chế biến từ các món ăn đơn giản nhất.
- Ln chú ý cách chế biến các loại thực phẩm hợp khẩu vị, tạo món ăn đa
dạng về màu sắc, mùi vị.
+ Ví dụ: món “ Thịt kho” thịt tươi ngon thái mỏng ướp gia vị, nấu kho kĩ
mềm để đảm bảo không bị mất chất dinh dưỡng của thực phẩm.
- Trình bày bàn ăn thật đẹp mắt, tạo không gian tốt, tạo không khí vui vẻ.
9


“Hình ảnh cơ giáo và trẻ trong giờ ăn của trường mầm non Thành Lâm”

Trước khi cho trẻ ăn chúng tơi cùng cơ giáo giới thiệu các món ăn, thành
phần dinh dưỡng của các món ăn, tác dụng của các món ăn bằng nhiều hình thức
như: kể chuyện, thơ vè, kịch…đơn giản, ngắn gọn, hài hước để kích thích trẻ ăn
ngon miệng, ăn hết suất.
- Xây dựng khẩu phần ăn và các chế độ ăn hợp lý.
Đặc thù phụ huynh ở đây toàn làm nghề trồng trọt, điều kiện kinh tế kém
phát triển, khả năng hiểu rõ cách chăm sóc, ni dưỡng trẻ như thế nào cho đúng
cịn mơ hồ, thiếu kinh nghiệm, nên ngay từ ban đầu tôi đã mạnh dạn tính đến
việc xây dựng một khẩu phần ăn hợp lý cho trẻ làm thế nào mà trong số tiền ăn
12.000đ của trẻ đấy khẩu phần ăn vẫn cung cấp đầy đủ nhu cầu về năng lượng
và các chất dinh dưỡng cho trẻ.
Ví dụ:
+ Trẻ mẫu giáo nhu cầu khuyến nghị năng lượng của một trẻ trong một
ngày là: 1230 – 1320 Kcal. Nhu cầu khuyến nghị năng lượng tại trường của một
trẻ trong một ngày chiếm 50 – 55% nhu cầu cả ngày: 615 – 726 Kcal.
Khi xây dựng khẩu phần luôn đảm bảo tỷ lệ các chất cung cấp năng lượng theo
cơ cấu:

+ Chất đạm (Protit) cung cấp khoảng 13 – 20% năng lượng khẩu phần.
+ Chất béo (Lipit) cung cấp khoảng 25 – 35% năng lượng khẩu phần.
10


+ Chất bột (Gluxit) cung cấp khoảng 52 – 60% năng lượng khẩu phần.
Mỗi ngày trẻ ăn ở trường 1 bữa chính, 1 bữa phụ, đạt 50-55% nhu cầu
năng lượng trong 1 ngày, trong đó bữa chính đảm bảo từ 30-35%, bữa phụ đảm
bảo từ 15-25% năng lượng cả ngày [2].
Tơi ln tìm tịi nghiên cứu học hỏi để làm sao bảo đảm chế độ ăn cho trẻ
đạt yêu cầu về năng lượng và cân đối các chất theo quy định chuẩn của từng độ
tuổi. Chỉ đạo xây dựng thực đơn theo mùa, theo tháng, theo tuần.
- Thường xuyên thay đổi thực đơn theo mùa, theo tuần, tháng và hàng
ngày thực hiện nghiêm túc theo thực đơn đã được xây dựng.
Mỗi chất dinh dưỡng đều có những vai trị quan trọng trong sự phát triển
của trẻ và mỗi loại thực phẩm chỉ cung cấp mốt số chất nhất định vì vậy khi sử
dụng nhiều loại thực phẩm cho các bữa ăn của trẻ sẽ giúp cho cơ thể trẻ được
cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng - giúp trẻ phát triển tốt [4].
Trong thực tế mọi gia đình thường chú trọng ăn thế nào cho ngon miệng,
thích gì ăn nấy, chứ ít ai để ý ăn gì cho cân đối về dinh dưỡng, đảm bảo về
Kcalo. Mà chúng ta biết rằng nếu ăn nhiều nhưng mất cân đối về dinh dưỡng sẽ
dẫn đến suy dinh dưỡng, còn nếu ăn thừa sẽ dẫn đến béo phì cả hai hướng đều
khơng tốt cho sức khoẻ của con người nói chung và của trẻ nói riêng. Vì thế xây
dựng thực đơn hợp lý là khâu quan trọng hàng đầu trong quá trình chăm sóc
ni dưỡng trẻ.
Năm học này BGH dự giờ ăn của trẻ thấy có một số cháu khơng ăn hết xuất
nên không đảm bảo lượng Kcalo cần thiết cho cơ thể đây là nguyên nhân dẫn
đến trẻ suy dinh dưỡng. Là do một số nguyên nhân sau:
- Trước khi đến trường trẻ thường được cha mẹ cho ăn nhiều đồ khô, đồ
ngọt...

- Một số trẻ do ngủ dậy muộn, ăn sáng muộn vì vậy đến bữa trưa cịn no nên
khơng muốn ăn.
Từ thực tế trên, bản thân phụ trách nuôi dưỡng đã phối hợp trong ban giám
hiệu, thống nhất xây dựng thực đơn phù hợp với từng lứa tuổi của trẻ, cân đối
các chất dinh dưỡng, kết hợp nhiều loại thực phẩm để nâng cao giá trị dinh
dưỡng của thức ăn:
Ví dụ: + Tẩm ướp thức ăn từ 10-15 phút trước khi phi hành thơm đem
xào nấu để tăng cường chất sắt phòng chống thiếu máu cho trẻ.
+ Khi chế biến thức ăn giảm lượng muối tăng cường lượng nước mắm
(nước mắm có bổ sung chất sắt) phối hợp thêm một số loại rau có chứa nhiều
vitamin như rau đay, mồng tơi, cải bắp, cà chua, bí ngơ…để có tác dụng cho
việc hấp thu sắt, phòng chống được các bệnh khi chuyển mùa.

11


Sau một thời gian thực hiện theo thực đơn chúng tôi thấy rằng trẻ ăn rất
ngon miệng, ăn hết xuất một cách tự giác, trẻ tự xúc ăn mà các cơ khơng cịn
phải nhắc nhở hay ép ăn nhiều nữa.
Kết quả đạt được: Bản thân thấy tự tin hơn rất nhiều trong cơng việc chỉ
đạo chăm sóc ni dưỡng, tính khẩu phần ăn của trẻ trên phần mềm dinh dưỡng
kết hợp xây dựng thực đơn theo mùa cho trẻ, thực phẩm có sẵn ở địa phương.
2.3.5. Biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là mối quan tâm lớn của tồn xã
hội mục đích của đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non là
giúp trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn... Vì thế cần phải tạo ra mơi trường phịng
chống suy dinh dưỡng và vệ sinh an tồn thực phẩm thật tốt, muốn vậy môi
trường xung quanh trẻ và môi trường xung quanh khu vực chế biến thức ăn phải
sạch, từ sân vườn, bếp ăn đến lớp học, đồ dùng đồ chơi, đồ dùng cá nhân, đồ
dùng để ăn, uống của trẻ đều phải sạch. Nếu trẻ được sống trong môi trường

sạnh trẻ sẽ không bị nhiễm các loại bệnh tật.
Ngay đầu năm học nhà trường chúng tôi đã thành lập ban chỉ đạo, tổ chức
cho cán bộ giáo viên khám sức khỏe định kỳ hàng năm để đảm bảo cơng tác
chăm sóc ni dưỡng trẻ trong nhà trường đạt kết tốt. Để có nguồn thực phẩm
an tồn cho trẻ hàng năm nhà trường đều có kế hoạch ký kết nguồn cung cấp
thực phẩm an toàn, phù hợp với giá cả thị trường, nhưng chúng tôi vẫn phải
thường xuyên kiểm tra thực phẩm khi nhà cung cấp thực phẩm mang đến như:
- Thịt tươi: màng ngồi khơ, sắc màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, màu bình
thường, sáng khơ độ đàn hồi cao, lấy ngón tay ấn vào thịt không để lại lõm khi
bỏ tay ra và không bị dính trở lại...
- Rau quả tươi: Rau xanh cịn ngun vẹn, lành lặn, không dập nát trầy
sước, không úa héo màu sắc tươi ngon.
Cô nuôi dưỡng thực hiện đúng chế độ lưu mẫu thức ăn hàng ngày, song việc
chế biến thực phẩm cũng luôn phải tuân thủ nghiêm chỉnh các quy trình chế
biến từ khâu sơ chế đến khâu thành phẩm, đảm bảo đúng “10 nguyên tắc vàng”.
Mặc dù thực phẩm đã có nguồn gốc rõ ràng nhưng trước khi chế biến các loại
rau củ chúng tôi đều gọt vỏ hay rửa sạch sau đó ngâm nước vo gạo đặc hoặc
nước muối khoảng 30 phút sau đó mới đem vào chế biến, bếp ăn phải đảm bảo
đúng theo quy trình một chiều, dụng cụ chế biến thực phẩm sống riêng, thực
phẩm chín riêng. Làm tốt vệ sinh đồ dùng cá nhân hàng ngày cho trẻ như bát,
thìa, cốc, khăn mặt nhúng bằng nước sôi.
Nước là một loại nguyên liệu không thể thiếu và được sử dụng nhiều
trong các công đoạn chế biến thực phẩm và vệ sinh trong mọi sinh hoạt đối với
trẻ vì thế nhà trường ln sử dụng nguồn nước sạch hàng ngày: Sử dụng nguồn
nước khoan. Sử dụng hệ thống nước lọc tinh khiết. Nước uống luôn được đun
sơi đựng vào bình có nắp đậy đủ độ ấm cho trẻ uống.
12


Các loại rác thải là nơi tập trung và phát triển của các loại côn trùng chúng

bay đến đậu nơi thức ăn cũng sẽ gây nên các mầm bệnh, ngộ độc thức ăn ở
trường vì vậy chúng tơi ln có biện pháp xử lý tốt đảm bảo không làm ô nhiễm
môi trường như các chất thải phải cho vào thùng rác và có nắp đậy, nhà trường
cũng đã xây một nhà đốt rác để xử lý rác thải.
Nhờ làm tốt khâu vệ sinh an toàn thực phẩm nên trong năm học vừa qua
nhà trường khơng xảy ra mất an tồn về vệ sinh thực phẩm.
2.3.6. Liên hệ thường xuyên với giáo viên chủ nhiệm các lớp, huy động
sự tham gia của các bậc phụ huynh về phòng chống suy dinh dưỡng.
Chúng tơi nhận thức rằng: Việc chỉ chăm sóc ni dưỡng trẻ sẽ không đạt
hiệu quả cao nếu thực hiện từ một phía nhà trường mà khơng có sự phối kết hợp
với phụ huynh để huy động họ tham gia trong việc phịng chống suy dinh
dưỡng, thừa cân béo phì cho trẻ vì vậy ngay từ đầu năm học tơi đã tham mưu
với hiệu trưởng nhà trường lên kế hoạch phối hợp giữa nhà trường với trạm y tế
xã để khám sức khỏe cho trẻ 2 lần/năm học . Phối hợp với các bậc phụ huynh về
việc xây dựng các nội dung tuyên truyền để họ tham gia phòng chống suy dinh
dưỡng, thừa cân béo phì cho trẻ thơng qua tháp dinh dưỡng.
- Tổ chức khám sức khỏe định kỳ, theo dõi sự phát triển của trẻ bằng biểu đồ
tăng trưởng, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng (tăng, giảm).
Thông qua góc tun truyền ở các lớp, thơng qua hội nghị phụ huynh học
sinh, làm công tác tuyên truyền để phụ huynh có thêm thơng tin về cách chăm
sóc trẻ khoa học, hợp lý, biết sử dụng các loại thực phẩm bổ sung chất lượng
phối hợp với nhiều loại thực phẩm giúp trẻ phát triển cân nặng, chiều cao.

“Hình ảnh tháp dinh dưỡng ở góc tuyên truyền của nhà trường”
13


*Kết quả đạt được: Sau khi thực hiện việc kết hợp với giáo viên, phụ
huynh cho trẻ tôi thấy hiệu quả thay đổi đáng kể, giáo viên có trách nhiệm hơn
trong việc theo dõi, báo cáo tình hình sức khỏe của trẻ, phần đa phụ huynh phấn

khởi, có ý thức tham gia nhiệt tình với các hoạt động của nhà trường.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
2.4.1. Đối với hoạt động giáo dục:
Qua năm học 2017-2018 áp dụng SKKN tôi nhận thấy việc thu hút trẻ ăn
bán trú và nâng cao chất lượng chăm sóc ni dưỡng đã đạt được hiệu quả cao.
Sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã áp dụng trong thời gian qua và chất lượng
chăm sóc giáo dục trẻ đã được cải thiện rõ rệt:
Kết quả cụ thể như sau:
- Trước khi áp dụng SKKN:
Bảng 1: Khảo sát đầu tháng 9/2017.

Lớp
khảo sát

Mẫu giáo
3 tuổi TT
Mẫu giáo
4 tuổi TT
Mẫu giáo
5 tuổi TT
Tổng
cộng

Cân nặng
Suy dinh
Số
Cao hơn
Bình
dưỡng

trẻ
so với
thường
thể nhẹ
khảo
tuổi
cân
sát
Số Tỉ Số Tỉ Số Tỉ
trẻ lệ trẻ lệ trẻ lệ
36
32 88,9 3
8,3 1
2,8

Chiều cao
Suy dinh
Cao
Bình
dưỡng
hơn so
thường
thể thấp
với tuổi
còi
Số Tỉ Số Tỉ Số Tỉ
trẻ lệ trẻ lệ trẻ lệ
28 77,8 8
22,2 0


35

29

82,9 5

14,3 1

2,8

29

82,8 6

17,2 0

31

25

80,6 6

19,4 0

0

23

74


26

102

86

84,4 14

13,7 2

1,9

80

78,5 22

8

0

21,5 0

- Sau khi áp dụng SKKN trong việc huy động trẻ ăn bán trú và nâng cao
chất lượng chăm sóc ni dưỡng năm học 2017- 2018 thì kết quả như sau:
+ Việc thu hút trẻ ăn bán trú đã có hiệu quả rõ rệt, tỷ lệ tập trung ra lớp ăn bán
trú vượt chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra (kế hoạch đầu năm của nhà trường là 70
trẻ ăn bán trú tuy nhiên số trẻ ăn bán trú năm học này là 78 trẻ).
+ Về chất lượng chăm sóc chúng tơi đã tiến hành cân đo khảo sát trẻ và đã thu
được kết quả đáng phấn khởi, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng đã giảm xuống một cách
rõ rệt, các cháu đều hồng hào, khỏe mạnh, phát triển cân đối, đối chiếu với các

chỉ số cân đo chuẩn theo từng độ tuổi thì gần như các cháu đều phát triển bình
thường. Trẻ SDD giảm rõ rệt so với đầu năm. Tỷ lệ trẻ mắc các loại bệnh thông
thường giảm hơn nhiều so với đầu năm. Các cháu mạnh dạn, tự tin hơn, thông
14


minh, nhanh nhẹn, tích cực tham gia các hoạt động. Phụ huynh rất phấn khởi tin
tưởng khi gửi con đến trường. Điều này được thể hiện bảng sau:
Bảng 2. Bảng khảo sát trẻ cuối năm:

Lớp
khảo sát

Mẫu giáo
3 tuổi TT
Mẫu giáo
4 tuổi TT
Mẫu giáo
5 tuổi TT
Tổng
cộng

Số
trẻ
khảo
sát

Bình
thường


Cân nặng
Suy dinh
Cao hơn
dưỡng
so với
thể nhẹ
tuổi
cân
Số Tỉ Số Tỉ
trẻ lệ trẻ lệ
3
8,3 1
2,7

Chiều cao
Suy dinh
Cao
Bình
dưỡng
hơn so
thường
thể thấp
với tuổi
còi
Số Tỉ Số Tỉ Số Tỉ
trẻ lệ trẻ lệ trẻ lệ
30 83,3 6
16,7 0
0


36

Số Tỉ
trẻ lệ
32 89

35

31

88,6 4

11,4

0

0

30

85,7 4

14,3 0

0

31

26


84

16

0

0

26

84

16

0

0

102

89

87,3 12

11,8

1

0,9


87

85,3 15

14,7 0

0

5

5

Nhìn vào bảng khảo sát trên tơi thấy rằng tỷ lệ trẻ phát triển bình thường
so với đầu năm học được nâng lên rõ rệt. Cụ thể như sau:
Về cân nặng trẻ phát triển bình thường đã tăng lên rõ rệt (Trẻ phát triển
bình thường từ 84,4% tăng lên 87,3%; trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân 13,7%
giảm cịn 11,8%, trẻ có cân nặng cao hơn tuổi từ 1,9% giảm còn 0,9%).
Về chiều cao trẻ phát triển bình thường đã tăng lên rõ rệt (Trẻ phát triển
bình thường từ 78,5% tăng lên 85,3%; trẻ suy dinh dưỡng thể thấp cịi 21,5%
giảm cịn 14,7%).
Điều đó chứng tỏ rằng với những cố gắng trong suốt quá trình một năm
học trong việc huy động trẻ ăn bán trú và nâng cao chất lượng chăm sóc ni
dưỡng trẻ ở trường mầm non Thành Lâm đó là bước đà vững chắc cho năm học
tiếp theo để giúp trẻ phát triển toàn diện, nhanh nhẹn, hoạt bát. Điều đáng mừng
là phụ huynh đã hiểu và yên tâm gửi con ở lại trường ăn bán trú ngày càng một
đông hơn.
2.4.2. Đối với bản thân:
Bản thân tơi là phó hiệu trưởng phụ trách ni dưỡng, tôi luôn chấp hành
mọi nội quy, quy chế của ngành. Bản thân tôi luôn tự học hỏi, tham khảo sách,
báo, mạng Internet, để nâng cao trình độ chun mơn. Vì vậy bản thân tôi đã

không ngừng phát huy những thành tích đã đạt được, trên cơ sở đó tiếp tục nâng
cao vai trị lãnh đạo của mình để cùng nhau đưa việc trẻ ra lớp ăn bán trú, chất
lượng chăm sóc giáo dục trẻ đáp ứng với xu thế của xã hội ngày càng phát triển
trong đó có Giáo dục Mầm non.
15


Là người yêu nghề, mến trẻ và hiểu được tâm sinh lý của trẻ, phải thực sự
coi mình là người mẹ hiền, người mẹ thứ hai của các cháu.
Luôn nghiên cứu thay đổi thực đơn, cải tiến cách chế biến món ăn phù
hợp với khẩu vị của trẻ để trẻ ăn hết suất, ăn ngon miệng.
2.4.3. Đối với đồng nghiệp:
Đây cũng là một cách thức huy động trẻ ăn bán trú và nâng cao chất lượng
chăm sóc đạt kết quả tốt được đồng nghiệp ủng hộ và áp dụng trong các hoạt
động giáo dục kết hợp lồng ghép nội dung giáo dục dinh dưỡng vệ sinh an toàn
thực phẩm cho trẻ qua các hoạt động như tổ chức bữa ăn, các hoạt động khác
trong ngày cho trẻ tại trường mầm non.
2.4.4. Đối với nhà trường:
Qua áp dụng sáng kiến này đã có tác động rõ nét đến hoạt động của nhà
trường . Cụ thể là các bậc cha mẹ đều khẳng định những kiến thức nuôi dạy con
theo khoa học qua tuyên truyền của nhà trường là bổ ích và đã giúp họ chủ động
phối hợp với nhà trường trong q trình chăm sóc giáo dục trẻ đã đạt được
những kết quả rõ rệt đã thu hút được sự quan tâm sâu sắc của các bậc phụ
huynh, họ tin tưởng gửi con em mình ở lại trường ăn bán trú ngày một đông
hơn, đánh dấu một bước ngoặc trong sự nghiệp giáo dục xã nhà.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.

3.1. Kết luận.
Giáo dục mầm non là một bậc học đòi hỏi phải có nghệ thuật khoa học khác
với các bậc học khác vì vậy trước hết BGH nhà trường và giáo viên trong trường

phải có sự năng động sáng tạo, có trình độ chun mơn nghiệp vụ, u nghề,
mến trẻ, đặc biệt là đội ngũ giáo viên tổ nuôi dưỡng phải ln tìm tịi học hỏi để
nâng cao trình độ kiến thức về dinh dưỡng, vệ sinh ATTP để chế biến được
những bữa ăn cho trẻ ngon, hợp khẩu vị, đảm bảo dinh dưỡng, phù hợp với trẻ.
BGH và cô nuôi dưỡng thường xuyên lên lớp dự giờ ăn của trẻ để nắm bắt
khẩu vị ăn, nhu cầu ăn của trẻ để điều chỉnh món ăn cho phù hợp.
Nắm vững chế độ khẩu phần ăn, luôn thay đổi thực đơn phù hợp theo tuần,
tháng mùa. Chế biến các món ăn cần đảm bảo các chất dinh dưỡng, dụng cụ,
phòng ăn phải sạch sẽ, gọn gàng, đảm bảo vệ sinh văn minh.
Tìm hiểu và nắm bắt kịp thời tình hình giá cả thị trường để có thể mua được
thực phẩm tươi ngon, sạch có sẵn ở địa phương cho các cháu.
Ln chú ý vệ sinh an toàn thực phẩm, thường xuyên giám sát việc thực
hiện các khâu lựa chọn, chế biến, tổ chức bữa ăn cho trẻ là biện pháp thiết thực
để đề phòng ngộ độc thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cho trẻ đạt hiệu quả tốt nhất.
Có kế hoạch thường xuyên tuyên truyền và kết hợp giữa gia đình và nhà
trường để nâng cao chất lượng chăm sóc, ni dưỡng trẻ.
16


Chúng tôi dù ở cương vị quản lý, giáo viên đứng lớp hay ở tổ nuôi dưỡng
đều là những người mẹ hiền thứ hai của trẻ, phải có cái tâm trong sáng, chỉ đạo,
chăm sóc hay khi chế biến và nấu các món ăn cho các cháu phải dồn hết tài
năng trí tuệ của mình vào đó, phải xem như là mình đang nấu bữa ăn hay đang
chăm sóc cho những đứa con thân u của mình. Có như vậy thì những món ăn
do cơ chế biến mới đủ chất và lượng, mới trở nên ngon, hấp dẫn, để mỗi bữa ăn
hay giấc ngủ của trẻ đạt được hiệu quả cao góp phần nâng cao chất lượng chăm
sóc, giáo dục của nhà trường và của ngành đề ra.
3.2. Kiến nghị.
Căn cứ vào thực tế của nhà trường, tình hình chăm sóc ni dưỡng trẻ năm
học 2017 - 2018 tơi xin kiến nghị như sau:

- Để đảm bảo chất lượng nuôi dưỡng chăm sóc trẻ được tốt hàng năm nhà
trường cần tham mưu với phịng tài chính hỗ trợ kinh phí mua sắm trang thiết bị
phục vụ cho công tác chăm sóc ni dưỡng. Tuyển nhân viên nấu ăn vào các
trường mầm non.
- Nhà trường cần tạo điều kiện về thời gian và kinh phí để tập thể CBGV
trong nhà trường được đi tham quan học hỏi kinh nghiệm của các trường bạn để
nâng cao trình độ chun mơn và kinh nghiệm thực tế hơn.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân đã đúc rút trong q trình
cơng tác và chỉ đạo thực hiện công tác thu hút trẻ ăn bán trú và nâng cao chất
lượng chăm sóc ni dưỡng trẻ trong trường mầm non Thành Lâm. Sẽ không
tránh khỏi những thiêu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của Hội đồng
khoa học các cấp để tôi có thêm nhiều kinh nghiệm đóng góp cho sự nghiệp giáo
dục mầm non huyện nhà.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Bá Thước, ngày 28 tháng 03 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.
NGƯỜI VIẾT

Hà Thị Hoàn

Cao Thị Nguyệt

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật số 25/2004/QH11 của quốc hội. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục
trẻ em.

2. Chương trình giáo dục mầm non (Dành cho cán bộ quản lý và giáo viên
mầm non). Ban hành kèm theo thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25
tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và thông tư số
28/2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số nội dung của chương trình Giáo
dục mầm non ban hành kèm theo thông tư số17/2009/TT-BGDĐT ngày
25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Luật số 38/2005/QH11– Luật giáo dục ngày 14/6/2005 của Quốc hội.
4. Tài liệu tập huấn cán bộ quản lý giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và
Đào tạo.
5. PGS.TS.Trần Ngọc Giao – Quản lý trường mầm non NXB giáo dục Việt
Nam.
DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
KINH NGHIỆM NGÀNH VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LẠO TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Cao Thị Nguyệt
Chức vụ và đơn vị cơng tác: Phó hiệu trưởng trường mầm non Thành Lâm

TT

1
2
3

Tên đề tài SKKN

Một số phương pháp hình thành
biểu tượng về kích thước vật thể
cho trẻ mẫu giáo.

Một số biện pháp giúp trẻ 25-36
tháng tuổi phát triển ngôn ngữ
thông qua môn nhận biết tập nói.
Một số biện pháp tăng cường
nguồn rau, quả sạch vào bữa ăn
bán trú cho trẻ ở trường mầm
non Thành Lâm.

Kết
quả
Cấp đánh giá
đánh
xếp loại
giá xếp
(Ngành GD
loại
cấp huyện/tỉnh)
(A,B
hoặc C)
Ngành GD cấp
C
huyện

Năm học
đánh giá xếp
loại
2008 - 2009

Ngành GD cấp
huyện


C

2013 - 2014

Ngành GD cấp
huyện

C

2015 - 2016

18



×