SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN VẬN
ĐỘNG CHO TRẺ TẠI TRƯỜNG MẦM NON NGA VĂN
Người thực hiện: Mai Thị Chính
Chức vụ: Phó hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Nga Văn
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý
THANH HÓA, NĂM 2018
MỤC LỤC
Tên đề mục
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3.Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện giáo dục phát
triển vận động một cách khoa học, chặt chẽ, làm tốt công tác bồi
dưỡng chuyên môn nghiệp vụ tới toàn bộ giáo viên.
Giải pháp 2: Xây dựng chỉ đạo điểm và tổ chức cho các lớp tham
quan học tập.
Giải pháp 3: Làm đồ dùng, đồ chơi để giáo dục vận động và tạo
môi trường vận động cho trẻ hoạt động tốt.
Giải pháp 4: Hướng dẫn giáo viên tổ chức tốt các hoạt động giáo
dục vận động cho trẻ.
Giải pháp 5: Chỉ đạo giáo viên giáo dục phát triển vận động thông
qua các hoạt động học khác và ở mọi lúc, mọi nơi.
Giải pháp 6: Làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với cha mẹ
trẻ và cộng đồng tham gia giáo dục phát triển vận động cho trẻ.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
dục, bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
2.5. Kết quả khảo sát cuối năm học.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
Trang
1
1
1
2
2
2
2
3
4
4
7
8
10
11
13
14
15
15
15
15
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật [1] với lối sống hiện đại đã khiến thói
quen đi lại, lao động chân tay, luyện tập vận động của con người gần như biến
mất. Tình trạng lười vận động đã đặt con người nói chung và trẻ em nói riêng
vào trạng thái nguy hiểm tới sức khỏe một cách trầm trọng và đang trở thành
mối đe dọa lớn trong tương lai. Nếu như cách đây 30 năm, có khoảng 80% trẻ
em từ 4- 9 tuổi sáng dậy tập thể dục vận động [2], đi bộ tới trường thì hiện nay
con số này chỉ còn chưa đầy 20%, rất ít trẻ em chịu tập thể dục, đi bộ tới trường
do bố mẹ đi làm sớm, trẻ được cha mẹ, ông bà, anh chị đưa đi học bằng các
phương tiện.
Trẻ lứa tuổi mầm non là thời kỳ quan trọng nhất để thực hiện các hoạt động
phát triển thể chất. Giáo dục phát triển vận động là một trong những nhiệm vụ
của giáo dục phát triển thể chất nhằm góp phần phát triển toàn diện cho trẻ.
Thông qua giáo dục phát triển vận động với các bài tập vừa sức sẽ giúp cơ thể
trẻ thoải mái, kích thích hoạt động của các hệ cơ quan bên trong như hệ tuần
hoàn, hệ thần kinh, hệ hô hấp, tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể [3].
Việc giáo dục phát triển vận động góp phần tích cực vào giáo dục phát triển
nhận thức như tăng cường hiểu biết[4]; làm phong phú thêm biểu tượng về bài
tập, các bộ phận trên cơ thể và tác dụng của bài tập đến chúng, yêu cầu luyện
tập. Với giáo dục phát triển thẩm mỹ, giáo dục phát triển vận động giúp trẻ nhận
thức đúng về cái đẹp trong trang phục luyện tập, các động tác vận động, có
mong ước được tạo ra cái đẹp trong luyện tập. Bên cạnh đó, giáo dục phát triển
vận động còn giúp trẻ phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội vì vận động sẽ giúp trẻ
nâng cao nhận thức của bản thân, phẩm chất đạo đức như tinh thần tập thể, lòng
muốn giúp đỡ lẫn nhau, tính thẳng thắn, tính trung thực, đoàn kết [5]…
Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của giáo dục phát triển vận động,
nhà trường cũng đã chỉ đạo thực hiện giáo dục vận động đến các nhóm lớp, giáo
viên tuy vậy trong quá trình tổ chức của các giáo viên trong nhà trường vẫn chưa
chủ động sáng tạo, đang còn thụ động, đa số trẻ còn sợ sệt, nhút nhát, chưa
mạnh dạn, tự tin trong vận động[6].
Vậy làm thế nào để phát huy tính chủ động sáng tạo của đội ngũ giáo viên,
giúp giáo viên trong nhà trường thực hiện tốt giáo dục phát triển vận động, mang
lại những kiến thức, sự mạnh dạn tự tin đến cho trẻ? Là một quản lý được phân
công nhiệm vụ phụ trách chuyên môn, trước vấn đề nêu trên đó tôi đã đi sâu vào
nghiên cứu và áp dụng: “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chuyên
đề giáo dục phát triển vận động cho trẻ tại trường mầm non Nga Văn”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
+ Tìm ra một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chuyên đề trong
giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non tại trường mầm non NgaVăn.
+ Hướng dẫn giáo viên cách xây dựng, tổ chức hoạt động, làm đồ dùng đồ
chơi… phục vụ cho việc phát triển vận động cho trẻ.
1
+ Nâng cao chất lượng vận động cho trẻ trại trường mầm non Nga Văn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng
chuyên đề giáo dục phát triển vận động trong giáo dục phát triển vận động cho
trẻ tại trường mầm non Nga Văn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tham khảo các tài liệu liên quan đến
vấn đề phát triển vận động của trẻ.
+ Phương pháp điều tra: Theo phiếu điều tra và trao đổi trực tiếp.
+ Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp kết quả điều tra.
+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Chúng ta biết rằng vận động là sự chuyển động của cơ thể con người trong
đó có sự tham gia của hệ xương, hệ cơ và sự điều khiển của hệ thần kinh[7]. Khi
trẻ vận động gân, cơ, khớp cùng phối hợp vận động và phát triển. Do đó vận
động có ý nghĩa rất to lớn đối với hệ thần kinh và sự phát triển thể lực của trẻ.
Các nhà nghiên cứu đều cho rằng: Vận động có thể giúp con người loại bỏ
trạng thái tâm lý căng thẳng, làm cho con người quên đi âu sầu, phiền não, tâm
trạng vui vẻ lên. Trẻ em vốn có đặc điểm hiếu động, thích vận động [8]. Vận
động cơ thể thích đáng có thể kích thích trung khu tình cảm của trẻ, làm cho trẻ
vui vẻ, tình cảm hưng phấn, vận động có thể chuyển dịch tâm lý, giảm thiểu việc
tạo ra các tình cảm không lành mạnh ở trẻ hoặc làm cho tình cảm không lành
mạnh của trẻ được loại bỏ.
Để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giáo dục phát
triển vận động cho trẻ nói riêng có hiệu quả, Bộ Giáo dục và đào tạo đã ra ban
hành kèm theo thông tư 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo [9], giáo dục phát triển vận động là một nội
dung thuộc lĩnh vực phát triển thể chất, có vai trò quan trọng và cần thiết trong
việc rèn luyện cho trẻ. Bên cạnh đó thực hiện quyết định số 641/QĐTTg ngày
28 tháng 4 năm 2011 của thủ tướng Chính phủ, Vụ giáo dục mầm non xây dựng
chuyên đề[10]: “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ
trong trường mầm non” và đã được Sở Giáo Dục và Đào tạo Thanh Hóa, phòng
Giáo Dục và Đào tạo Huyện Nga Sơn tổ chức triển khai thực hiện từ năm 2013
đến nay.
Để thực hiện nội dung chuyên đề thì chúng ta phải nhận thức được rằng:
Đối với trẻ ở độ tuổi mầm non thì trẻ học qua sử dụng tất cả các giác quan, trẻ
học ở mọi lúc mọi nơi, tiếp thu kiến thức qua thực hành trải nghiệm. Trẻ học sẽ
nhớ tốt, nhớ lâu hơn. Khi trẻ được giáo dục vận động thường xuyên trẻ sẽ hứng
thú và lĩnh hội tốt những nội dung, kiến thức, khắc sâu kiến thức một cách vững
chắc làm tiền đề phát triển nhân cách cho trẻ sau này.
2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng dụng sáng kiến kinh nghiệm.
* Những thuận lợi:
- Trường mầm non Nga Văn là trường chuẩn quốc gia mức độ I và đang
phấn đấu trở thành trường chuẩn quốc gia mức độ II trong năm học 2017 - 2018
Trường có đội ngũ cán bộ giáo viên nhiệt tình có nhiều kinh nghiệm trong việc
tổ chức các hoạt động trong ngày của trẻ, trường tổ chức cho trẻ ăn bán trú
100% tại trường nên có đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình chăm sóc Giáo dục.
- Trường có khuôn viên thoáng mát, sạch sẽ có hệ thống đồ chơi ngoài trời
đảm bảo theo quy định.
- Được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng – Chính quyền địa phương, các
ban ngành đoàn thể xã, hội cha mẹ học sinh rất quan tâm đầu tư cơ sở vật chất,
trang thiết bị cho nhà trường.
- Đa số cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường đều đạt trình độ
chuẩn và trên chuẩn.
- Tỷ lệ trẻ ra lớp đông, trẻ đến lớp đều ngoan, thông minh, nhanh nhẹn.
* Khó khăn:
- Bên cạnh những mặt thuận lợi vẫn còn gặp một số những khó khăn như:
- Đồ dùng trang thiết bị hiện đại phục vụ cho hoạt động, chưa phong phú.
- Một số trẻ do bố mẹ đi làm ăn xa, việc chăm sóc trẻ ở gia đình do ông bà
đảm nhiệm, do đó việc vận dụng kiến thức nuôi dạy trẻ theo khoa học còn hạn
chế. trẻ còn e dè thiếu tự tin.
- Giáo viên một số giáo viên cao tuổi, chưa nhạy bén trong tiếp cận vấn đề
đổi mới phương pháp và ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế. Một bộ
phận giáo viên trẻ mới ra trường kinh nghiệm tổ chức các hoạt động còn ít, kỹ
năng ứng xử còn vụng về.
* Kết quả của thực trạng: Từ những thực trạng trên, đầu năm học tôi tiến
hành khảo sát: Khả năng nhận thức, phương pháp giáo dục trẻ của giáo viên, và
khảo sát chất lượng các nội dung giáo dục vận động trên trẻ.
- Khảo sát cán bộ, giáo viên, nhân viên:
Tổng số 20 đồng chí. Trong đó: Giáo viên: 12 ; Cán bộ quản lý: 3; Nhân viên: 5
1. Kèm theo bảng 1 khảo sát chất lượng giáo viên đầu năm:
- Khảo sát trên trẻ:
2. Kèm theo bảng 2 Kết quả khảo sát chất lượng giáo viên cuối năm
học:
- Bảng khảo sát Trẻ: Tổng số trẻ đến trường đầu năm học: 279 cháu.
Trong đó: Mẫu giáo: 223 cháu; nhóm trẻ: 56 cháu.
* Đối với mẫu giáo:
Từ những khảo sát trên cho thấy kết quả chung trên giáo viên và trên trẻ
còn thấp; Tỷ lệ giáo viên, trẻ đạt tốt, khá: Đạt chưa cao; Tỷ lệ trung bình, Chưa
đạt: Còn cao.
3
Với thực trạng trên để nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động tôi
đã nghiên cứu tìm tòi sáng tạo và áp dụng các phương pháp mới nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục vận động đến từng giáo viên, học sinh trong toàn trường.
2. 3. Các giải pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề
Từ việc nhận thức và đánh giá về việc giáo dục phát triển vận động, về vai
trò của người quản lý, giáo viên trong trường cũng như những thuận lợi, khó
khăn tôi mạnh dạn đưa ra các giải pháp chỉ đạo thực hiện như sau:
Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện giáo dục phát triển
vận động một cách khoa học, chặt chẽ, làm tốt công tác bồi dưỡng chuyên
môn nghiệp vụ cho giáo viên.
a, Xây dựng kế hoạch thực hiện.
Vào đầu năm học, tôi đã xây dựng kế hoạch xuyên suốt cả năm học cho
nhà trường. Để giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục phát triển vận động phù
hợp với nhóm lớp mình phụ trách, tôi đã yêu cầu giáo viên các nhóm lớp khảo
sát tình hình cháu của lớp mình về đồ dùng, khả năng vận động của trẻ để nắm
được những trẻ hiếu động, có thể lực tốt, những trẻ còn yếu kém hay những trẻ
bị khuyết tật... Khi xây dựng kế hoạch phải dựa vào đặc điểm của trẻ lớp mình
để đưa ra các vận động cho phù hợp.
Ví dụ: Đối với nhà trường, tôi xây dựng kế hoạch như sau:
+ Kế hoạch năm:
Học kỳ I: Chú trọng vào chỉ đạo lớp điểm (1 lớp điểm nhà trẻ: 25- 36 tháng
do cô Mai ThÞ Hêng chủ nhiệm; 1 lớp điểm 5- 6 tuổi do cô Mai Thị Thu chủ
nhiệm) đi sâu vào từng vấn đề: Xây dựng góc tuyên truyền phụ huynh; Góc vận
động, đồ dùng, tổ chức các hoạt động.
Học kỳ II: Nhân lớp điểm ra diện rộng tiến tới thực hiện ở 100% các nhóm
lớp. Tổ chức các hội thi như hội khỏe bé mầm non, tổ chức các trò chơi dân gian
và thi đọc đồng dao, ca dao cho trẻ mẫu giáo.
+ Kế hoạch tháng: Mỗi tháng đề ra các đợt phát động khác nhau để các lớp
thi đua.
Với sự chỉ đạo của phòng giáo dục, tôi đã dự kiến thời gian thực hiện các
chủ đề trong năm từ đó giao cho các đồng chí tổ trưởng chuyên môn các khối
mẫu giáo, nhà trẻ chủ trì định hướng cho giáo viên trong khối thống nhất lên các
mục tiêu của các chủ đề dựa trên nguyên tắc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến
phức tạp. Riêng với trẻ 5 tuổi, mục tiêu các chủ đề dựa vào các chỉ số trong bộ
chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi. Sau khi tôi đã kiểm tra và góp ý bổ sung, tôi đã tổ
chức họp giáo viên để thống nhất và đưa vào thực hiện.
b, Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ tới đội ngũ giáo viên.
Để giáo viên nắm được yêu cầu và phương pháp tổ chức các hoạt động phát
triển vận động cho trẻ thì việc bồi dưỡng cho giáo viên là rất cần thiết và phải
thường xuyên liên tục. Tôi đã bồi dưỡng cho giáo viên trong nhà trường bằng
nhiều các hình thức khác nhau như:
+ Bồi dưỡng lý thuyết: Trước khi vào đầu năm học, cùng với ban giám hiệu
nhà trường tôi đã tổ chức cho giáo viên dự lớp học bồi dưỡng chuyên môn do
4
trường tổ chức theo từng độ tuổi. Bồi dưỡng cho giáo viên nắm được đặc điểm
phát triển và khả năng vận động của trẻ ở các độ tuổi, mục tiêu, nội dung, các
hoạt động, phương pháp và hình thức phát triển vận động, hướng dẫn lồng ghép
tích hợp giáo dục phát triển vận động vào các hoạt động khác cho trẻ trong
chương trình giáo dục mầm non theo thông tư 28.
Đối với độ tuổi nhà trẻ bồi dưỡng cho giáo viên nắm chắc nội dung phát
triển vận động bao gồm có các nội dung: Tập động tác phát triển các nhóm cơ và
hô hấp: Cơ tay, cơ lưng, cơ bụng…Tập các vận động cơ bản và phát triển tố chất
vận động ban đầu: Bò, đi, trườn…Phát triển vận động tinh: Vận động khéo léo
của bàn tay, các ngón tay, phối hợp vận động mắt - Tay và kỹ năng sử dụng các
đồ dùng như vòng, bóng, gậy, nơ, bút, kéo…
Đối với độ tuổi mẫu giáo, đưa ra các nội dung để cho giáo viên nắm rõ hơn
về các hoạt động giáo dục phát triển thể chất cho trẻ như: Giờ thể dục, thể dục
sáng, phút thể dục (Hay thể dục chống mệt mỏi), trò chơi vận động, dạo chơi
ngoài trời, tuần lễ sức khỏe ở trường mầm non, ngày hội thể dục thể thao ở
trường mầm non, các bài tập phát triển vận động cá nhân và các hoạt động nhằm
giáo dục phát triển cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp vận động tay, mắt và
kỹ năng sử dụng các đồ dùng, dụng cụ theo nội dung chuyên đề giáo dục phát
triển vận động cho trẻ mầm non. Cách tổ chức các hoạt động phát triển vận động
ở trong lớp, ở ngoài trời…
Ví dụ: Tôi đưa ra để giáo viên nghiên cứu, thảo luận để từ đó giúp cho
giáo viên hiểu rõ hơn về hoạt động dạo chơi ngoài trời như:
+ Vị trí, vai trò của dạo chơi trong giáo dục phát triển vận động: Dạo chơi
với mục tiêu phát triển vận động được tổ chức vào buổi sáng khoảng 1 lần/ 1
tuần trong khuôn viên nhà trường hoặc 1 lần/ tháng nếu tổ chức ngoài khuôn
viên nhà trường. Thông qua dạo chơi giúp trẻ nghỉ ngơi tích cực, củng cố kỹ
năng vận động, phát triển các tố chất vận động trong những điều kiện tự nhiên.
Ngoài ra, giáo dục ở trẻ ý thức chấp hành tổ chức tập thể, tính kỷ luật, sự tự
tin…
+ Lựa chọn nội dung giáo dục vận động: Đi bộ thể dục; Rèn luyện các kỹ
năng vận động theo hình thức cá nhân, nhóm nhỏ trong điều kiện tự nhiên; Chơi
các trò chơi vận động; Vận động tự do.
+ Cấu trúc và phương pháp hướng dẫn dạo chơi:
- Chuẩn bị: Cô giáo đề ra nhiệm vụ cần thực hiện, lựa chọn những phương
pháp sẽ sử dụng khi cho trẻ luyện tập các bài tập vận động đã định (Bài tập thể
dục, trò chơi vận động… quen thuộc đối với trẻ). Chuẩn bị địa điểm, những
dụng cụ luyện tập mang theo.
- Thực hiện dạo chơi: Cô cho trẻ xếp thành hàng dài theo cô cùng đi bộ đến
địa điểm dạo chơi. Tại địa điểm chơi, cô tổ chức cho các nhóm trẻ rèn luyện các
vận động đã học trong điều kiện tự nhiên hay các trò chơi với bóng, gậy, vòng...
Cuối buổi dạo chơi, cô giáo cho trẻ chơi vận động nhẹ nhàng (Như liệu
pháp trò chơi hồi sức khỏe cho trẻ). Hết thời gian chơi, cô nhận xét về ý thức kỷ
5
luật, mức độ tham gia luyện tập, tuyên dương trẻ. Sau đó trẻ xếp hàng đi bộ
cùng cô về lớp.
Hay như chỉ cho giáo viên nắm rõ hơn về các hoạt động giáo dục phát triển
vận động có thể tổ chức ở ngoài trời:
+ Thể dục sáng; Khi hoạt động chung
+ Trò chơi vận động: Nhóm lớn, nhóm nhỏ, cá nhân/ bài tập có đồ dùng thiết bị.
+ Vận động tự do/trò chơi mới, trò chơi dân gian;
+Thể dục sau ngủ trưa; Phút thể dục
+ Ngày hội thể dục thể thao.
Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, tôi đã tổ chức cho giáo viên ôn lại
các nội dung giáo dục vận động, trò chơi vận động, các trò chơi dân gian,
phương pháp thực hiện hoạt động phát triển vận động của các độ tuổi bằng cách
cho giáo viên nói lại lần lượt các bước thực hiện hoạt động vận động, trò chơi
đồng thời nói cách hướng dẫn vận động, trò chơi đó.
Ví dụ: Trò chơi vận động: “Đuổi bắt bóng”- Nhóm trẻ 25 - 36 tháng.
Sau đó yêu cầu giáo viên nhắc lại mục đích, chuẩn bị và cách chơi như:
+ Mục đích: Rèn luyện vận động đi và chạy.
Rèn phản xạ nhanh nhẹn khéo léo cho trẻ.
+ Chuẩn bị: Sân chơi rộng rãi, bóng thể dục.
+ Cách chơi: Giáo viên chia trẻ thành các nhóm, mỗi nhóm từ 6 - 8 trẻ và tổ
chức cho trẻ chơi theo nhóm. Giáo viên vừa gọi tên các trẻ vừa đẩy bóng lăn đi
theo các hướng khác nhau, trẻ chạy theo và nhặt bóng mang về cho cô. Giáo viên
tiếp tục đẩy bóng đi theo một hướng khác để trẻ chạy theo bóng lần thứ hai. Sau
đó cho nhóm thứ nhất tạm nghỉ, giáo viên tiếp tục trò chơi với nhóm tiếp theo.
Ví dụ: Vận động: “Đi nhắm mắt”- Độ tuổi: Mẫu giáo
TTCB: Trẻ đi dưới sàn nhà. Đứng quan sát nơi mình sẽ đi khoảng 1 phút,
sau đó nhắm lại, bước đi 5 - 6 bước rồi mở mắt ra, bước tiếp 2 - 3 bước rồi
dừng lại. Người phải giữ được thăng bằng khi đi.
+ Bồi dưỡng qua thực hành: Sau mỗi lần bồi dưỡng lý thuyết cho giáo viên,
để giáo viên hiểu rõ hơn về thực hành vận động, tôi tổ chức xây dựng các hoạt
động mẫu cho từng độ tuổi.
Ví dụ: Mẫu giáo 5 tuổi xây dựng hoạt động: Ném xa bằng một tay - Chạy
nhanh 15 m”; Mẫu giáo 4 tuổi xây dựng hoạt động tuần lễ sức khỏe; Mẫu giáo 3
tuổi xây dựng hoạt động dạo chơi ngoài trời. Nhóm trẻ xây dựng hoạt động phút
thể dục tổ chức tập qua hình thức tổ chức trò chơi: “Những chú vịt con xinh xắn:
Vịt mẹ tìm con cạp cạp cạp, Vịt con tìm mẹ cáp cáp cáp….
Trong quá trình dự giờ giáo viên tôi đã chọn và bồi dưỡng thêm cho giáo
viên những kỹ năng cơ bản, cách hướng dẫn theo khả năng của trẻ tại lớp đó.
Những hoạt động giáo viên còn lúng túng như phút thể dục, tuần lễ sức khỏe,
ngày hội thể dục thể thao tôi góp ý kỹ hơn để cho giáo viên nắm vững.
Với việc thực hiện giải pháp trên tôi thấy 100% giáo viên đã nắm vững được
cách xây dựng kế hoạch, kiến thức về giáo dục vận động được nâng lên cao.
6
Phụ lục 1: (Hình ảnh 1 kèm theo phụ lục hình ảnh: Bồi dưỡng chuyên
môn tại văn phòng nhà trường.
Giải pháp 2: Xây dựng chỉ đạo điểm và tổ chức cho các lớp tham quan
học tập.
Việc xây dựng chỉ đạo lớp điểm là nơi để giáo viên nhìn nhận đúng năng
lực chuyên môn của mình, phấn đấu học tập vươn lên để vững vàng hơn trong
tay nghề do vậy tôi đã lựa chọn lớp điểm chỉ đạo là nhóm trẻ 25 - 36 tháng và
lớp mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi, nhóm lớp đảm bảo tốt các điều kiện về cơ sở vật
chất, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi, giáo viên chủ nhiệm vững vàng về chuyên
môn nghiệp vụ, có khả năng thiết kế các hoạt động mẫu hay, sinh động, hình
thức phong phú để cho giáo viên trong trường học tập.
Cùng với việc xây dựng kế hoạch nội dung giáo dục, tôi quan tâm tới việc
bồi dưỡng thực tế ở các lớp điểm, khi chọn lớp điểm, tôi chọn các cháu phải
cùng đồng đều một độ tuổi, giáo viên nhiệt tình, năng động hơn, tác phong mẫu
mực. Sau khi chọn điểm, tôi đã cùng với giáo viên lớp điểm xây dựng kế hoạch
và lựa chọn những nội dung cho cả năm, xây dựng môi trường trong lớp (Tạo
góc vận động); Xây dựng góc tuyên tuyền, các đồ dùng đồ chơi phục vụ cho
giáo dục vận động.
Ví dụ: Xây dựng, phân phối nội dung giáo dục phát triển vận động cho cả
năm học. Đối tượng: 25- 36 tháng tuổi.
Tuần Nội dung giáo dục phát triển vận động
Bài tập chung: Tập động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp: Thực hiện hằng
ngày vào hoạt động thể dục sáng, phút thể dục, trước các hoạt động giáo dục
phát triển vận động.
Bài tập phát triển vận động riêng từng tuần
1
Đi trong đường ngoằn ngoèo
2
Đi trong đường ngoằn ngoèo có mang vật trên tay
3
Nhảy bật tại chỗ
4
Trườn đến đích
5
Chạy theo hướng đã định( 10 - 12m)
6
Đi kiễng chân
7
Lăn bóng bằng 2 tay vào đích xa( 1m - 1m20)
8
Đi có mang vật trên đầu
9
Đi kiễng chân, tay giữ vật trên đầu
10
Nhảy bật tại chỗ, trườn đến đích
11
Chạy theo hướng đã định và đổi hướng
12
Nhảy xa bằng 2 chân
Đi trong đường hẹp mang bóng trên tay và ném bóng qua dây bằng 2
13
tay (Dây cao ngang ngực trẻ)
14
Bò trong đường hẹp 35 - 40cm
15
Bò trong đường hẹp 35 - 40cm có mang vật trên lưng
16
Ném bóng vào đích nằm ngang xa 0,7 - 1m, đường kính 50cm
7
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
Đi theo nhịp
Đi theo hiệu lệnh
Bò chui qua cổng, trườn về đích
Chạy theo hiệu lệnh
Nhảy xa bằng 2 chân, ném bóng trúng đích nằm ngang
Trườn dưới vật cao 30 - 35cm
Tung bóng bằng 2 tay từ phía dưới, tung cao khoảng 30 - 35cm
Trườn chui qua cổng, tung bóng lên cao bằng 2 tay.
Đi, chạy theo hiệu lệnh
Bò cao bằng bàn tay và bàn chân
Đi đều bước
Trèo lên, xuống bậc cao 25cm
Đi đều bước, trèo lên, xuống bậc
Bò cao theo đường zích zắc
Nhảy bật tại chỗ, lăn bóng vào đích
Chạy theo hướng đã định, bò chui qua cổng
Nhảy xa, đi trong đường hẹp, đầu đội túi cát
Đi, chạy theo hiệu lệnh, lăn bóng cho bạn
Trèo lên - Xuống bục, ném bóng vào đích nằm ngang.
Trên cơ sở giáo viên được dự hoạt động mẫu của các lớp điểm, tôi tổ chức
cho giáo viên đi thăm quan các trường điểm được phòng giáo dục và đào tạo
huyện Nga Sơn chọn làm trường điểm như: Trường mầm non Thị Trấn, trường
mầm non Nga Lĩnh và trường mầm non Nga Liên để giáo viên tự học hỏi những
kinh nghiệm từ trường bạn như phương pháp của hoạt động, hình thức lên lớp,
cách lấy, cất đồ dùng, dụng cụ, cách làm đồ dùng tự tạo trong hoạt động vận
động cho trẻ.
Qua việc thực hiện chọn lớp điểm và dự các lớp điểm, trường điểm, tôi
thấy ở mỗi giáo viên có sự thi đua, học tập, chia sẻ kinh nghiệm cho nhau vì vậy
mà tính sáng tạo trong các hoạt động của giáo viên, sự nhanh nhẹn, mạnh dạn, tự
tin của các cháu tăng hơn trước rất nhiều.
Giải pháp 3: Làm đồ dùng, đồ chơi để giáo dục vận động và tạo môi
trường vận động cho trẻ hoạt động tốt.
a, Làm đồ dùng đồ chơi:
Giáo dục phát triển vận động cho trẻ không thể đạt hiệu quả cao nếu không
có đồ dùng học tập. Việc sử dụng đồ dùng, đồ chơi trong hoạt động giáo dục vận
động rất quan trọng, trẻ được dạy cách cầm, cách sử dụng các đồ dùng, đồ chơi.
Khi lựa chọn những đồ dùng, đồ chơi dạy vận động tôi hướng dẫn giáo
viên cân nhắc những điểm sau: Đồ dùng có màu sắc đẹp, hấp dẫn đồi với trẻ, dễ
phục hồi hoặc sửa chữa, dễ kiếm (hột, hạt….), dễ bảo quản hay cất giữ, an toàn
(Không độc hại, không có cạnh sắc, không nhọn..), rẻ tiền (tận dụng nguyên vật
liệu phế thải, đồ dùng mua và của địa phương).
8
Đối với trẻ mầm non, dồ dùng đồ chơi có tác dụng rất lớn đối với trẻ đặc
biệt là đồ dùng, đồ chơi, phát triển vận động. Cùng với việc thực hiện các
chuyên đề, năm học 2017 - 2018 nhà trường vẫn đi sâu vào thực hiện chuyên đề
phát triển vận động. Nhà trường đã mua bổ sung thêm đồ dùng vận động như
bóng, vòng, gậy, thú nhún, cổng chui…theo danh mục đồ dùng - Đồ chơi - Thiết
bị dạy học tối thiểu của Bộ giáo dục và đào tạo quy định. Bên cạnh những đồ
dùng đồ chơi mua, tôi còn chỉ đạo giáo viên làm các đồ dùng phát triển vận
động từ những nguyên vật liệu phế thải, sẵn có tại địa phương.
Ví dụ: Làm ống chui, bập bênh bằng lốp xe ô tô, xe máy, gỗ; Cổng chui
bằng vỏ chai C2, ống sữa; Đường zích zắc bằng đũa ăn một lần; Quả tạ bằng
bóng nhựa và ống nước…
Cách làm: Dùng các lốp xe máy đã bỏ đi sơn lại màu cho đẹp sau đó khoan
lỗ rồi nối từng cái lốp với nhau tạo ra một đoạn ống dài 1,6m. Dùng đoạn ống
dẫn nước bằng nhựa để trẻ cầm vừa tay, dùng 2 quả bóng nhựa xâu vào hai đầu
của ống tạo thành quả tạ cho trẻ cầm, dùng đũa ăn một lần dính trên bìa cát tông
và tạo thành đường zích zắc, 2 bên đường trang trí cỏ hoa cho đẹp…
Kèm theo Phụ lục 2, phụ lục 3: (Hình ảnh 2, hình 3 : Làm đồ dùng, đồ
chơi từ nguyên vật liệu của địa phương)
b, Xây dựng môi trường phát triển vận động.
+ Môi trường trong lớp: Tôi hướng dẫn giáo viên trong các nhóm lớp xây
dựng góc vận động, sắp xếp thiết bị, đồ chơi cho trẻ lớp mình phải chú ý đến các
hoạt động phát triển thể lực của trẻ theo hướng mở, được bố trí phù hợp, linh
hoạt, tạo điều kiện dễ dàng cho trẻ lựa chọn và sử dụng đồ vật, đồ chơi, tham gia
vào các góc chơi, đồng thời thuận tiện cho sự quan sát của giáo viên.
+ Với môi trường ngoài lớp, diện tích sân vườn được thiết kế phù hợp, đảm
bảo vệ sinh sạch sẽ, an toàn, khuôn viên xanh, thoáng đãng, tạo điều kiện sân bãi
tốt để trẻ chơi, luyện tập phát triển vận động. Ở khu vui chơi với thiết bị đồ chơi
liên hoàn, tôi cùng một số đồng chí giáo viên viết mũi tên, ký hiệu chỉ dẫn gợi ý
giúp trẻ biết nên chơi liên hoàn thiết bị nào trước, thiết bị nào sau…
Để giúp trẻ tham gia vận động tốt ở ngoài trời, tôi và các đồng chí trong
ban giám hiệu cùng giáo viên đã tạo được một khu vận động ở ngoài trời. Tại
khu vận động này, chúng tôi đã tạo ra các thiết bị vận động để lôi cuốn, thu hút
trẻ tham gia với những thiết bị tự tạo mới lạ.
Kèm theo Phụ lục 4: (Hình ảnh 4: Khu vận động ngoài trời của trường.
Tận dụng những màng tường trống ngoài hiên, tôi hướng dẫn cho các giáo
viên vẽ với những hình ảnh “Bé cùng vận động”. Ảnh là các trò chơi dân gian,
chơi với bóng, chơi kéo co, chơi với đồ dùng thể dục… với những hình ảnh ngộ
nghĩnh giáo viên cho trẻ ngắm những hình ảnh để cho trẻ nhìn thấy và nói về các
trò chơi theo hiểu biết của mình, gây hứng thú, lòng yêu thích vận động của trẻ.
Phụ lục 5, phụ lục 6: (Hình ảnh 5, 6: “Bé vui vận động” mảng tường
ngoài ở các nhóm lớp.
9
Việc tạo môi trường và làm đồ dùng cho trẻ cũng là một trong những cách
để động viên, khích lệ trẻ tham gia vận động. Môi trường cho trẻ tập luyện
những kỹ năng vận động phải an toàn. Tạo cho trẻ cảm giác an toàn, giúp trẻ
mạnh dạn, tự tin thể hiện mình thông qua vận động và phối hợp giác quan. Song
song với việc tạo môi trường và làm các đồ dùng đồ chơi, tôi chỉ đạo các lớp tạo
ra một góc vận động trong lớp của mình, cho trẻ tạo ra những bức tranh về
những trò chơi vận động, những vận động cơ bản, giáo viên kết hợp với những
hình ảnh trẻ đã vẽ ghi lại tên trò chơi, vận động, cách chơi và cách vận động để
phụ huynh cũng được biết và chơi cùng với trẻ tại gia đình nhà mình.
Kết quả các lớp có đủ đồ dùng để thực hiện tất cả các bài tập cũng như các
trò chơi, các lớp đều có góc vận động, trong góc có nhiều loại đồ dùng đồ chơi,
tất cả các loại đồ chơi đều thu hút sự chú ý và tham gia của trẻ.
Giải pháp 4: Hướng dẫn giáo viên tổ chức tốt các hoạt động giáo dục
vận động cho trẻ.
Khi tổ chức các hoạt động phát triển vận động cần có thời gian để trẻ luyện
tập và kiên trì theo đuổi một hoạt động nào đó mà trẻ muốn trải nghiệm thành
công. Trẻ ở giai đoạn này rất hiếu động nhưng chúng ta không thể coi rằng trẻ
đã phát triển tất cả các kỹ năng vận động một cách tự nhiên. Trong quá trình
hướng dẫn cho trẻ, không nhất thiết một nội dung nào giáo viên cũng phải thực
hiện đầy đủ các bước như tập mẫu; Cho 1-2 trẻ lên tập thử, lần lần từng cá nhân,
từng nhóm, từng tổ thực hiện mà căn cứ vào khả năng của trẻ giáo viên có thể
thực hiện các bước để tổ chức thực hiện cho phù hợp, tạo điều kiện cho trẻ tham
gia vận động một cách tự nhiên, thoải mái. Tránh để trẻ phải đứng chờ đợi theo
thứ tự rồi mới đến lượt tham gia vận động. Những trò chơi, vận động trẻ đã hiểu
luật chơi, cách vận động. Sau khi gọi tên giáo viên chỉ cần giải thích sơ lược và
nhắc lại những điều cơ bản của trò chơi, vận động, có thể yêu cầu cao hơn so với
trước để trẻ thực hiện. Đối với trẻ còn nhút nhát, rụt rè giáo viên cần chia nhỏ
nhiệm vụ và thực hiện cùng với trẻ, giúp trẻ hứng thú mạnh dạn, tự tin. Với
những hoạt động khó, giáo viên có thể hạ thấp mức độ để trẻ được tận hưởng
cảm giác thành công và hứng thú đến với những hoạt động khác.
Để giúp trẻ được tham gia tập thể ở các hoạt động trong ngày, tôi đã chỉ
đạo các lớp đưa nội dung tổ chức các hoạt động giao lưu giữa các lớp trong khối
vào các ngày không có hoạt động vận động để tránh sự quá sức đối với trẻ. Các
trò chơi trong hoạt động giao lưu được xen kẽ hoạt động động và hoạt động tĩnh.
Các hoạt động tĩnh thường phát triển nhiều các cơ nhỏ như truyền bóng, lăn
bóng và di chuyển theo bóng…, trò chơi dân gian: “Cắp cua bỏ giỏ”; “Mèo đuổi
chuột”; “ Ném vòng cổ chai”; “Đua ngựa”... Với các hoạt động phát triển cơ lớn
như nhảy cao, nhảy xa, nhảy lò cò, …
Bên cạnh việc tổ chức giao lưu, tôi đã chỉ đạo giáo viên không chỉ tổ chức
cho trẻ được vận động ở ngoài sân mà còn được thực hiện ở hoạt động góc. Qua
hoạt động góc trẻ được thực hiện và phối hợp các cử động của bàn tay, ngón tay,
phối hợp tay - Mắt với các bài tập.
10
Ví dụ: Ở góc nghệ thuật: Trẻ được dùng bàn tay, ngón tay để múa, các
ngón tay uốn dẻo làm cho đôi bàn tay linh hoạt hơn. Hay như trẻ dùng bàn tay,
ngón tay để vẽ, dùng đất nặn nhào, bóp, lăn dọc, xoay tròn, ấn dẹt…cũng làm
cho đôi bàn tay của trẻ khéo léo, linh hoạt hơn. Trẻ được dùng bàn tay, ngón tay
để vẽ, các ngón tay kết hợp với nhau cầm bút chì, sáp màu vạch ra những đường
nét theo trí tưởng tượng của mình.
Giải pháp 5: Chỉ đạo giáo viên giáo dục phát triển vận động thông qua
các hoạt động học khác và ở mọi lúc, mọi nơi.
*Giáo dục phát triển vận động thông qua các hoạt động học có chủ định.
Trong mọi hoạt động học có chủ định đều có thể tích hợp hoạt động giáo
dục phát triển vận động. Có thể là những vận động, trò chơi trẻ đã biết hoặc vận
động, trò chơi trẻ chưa biết. Việc lồng ghép các hoạt động vận động nhằm củng
cố bài học và thay đổi tư thế, hình thức trong hoạt động rất cần thiết, chính vì
vậy tôi đã chỉ đạo giáo viên đưa các nội dung vận động vào các hoạt động học
có chủ định.
Ví dụ: Với hoạt động làm quen chữ viết: Làm quen nhóm chữ b,d, đ. Khi
đến phần ôn luyện chữ cái, tôi hướng dẫn giáo viên tích hợp vận động bằng cách
cho trẻ bật chụm tách theo sơ đồ. Ở trong ô chụm giáo viên viết các chữ cái b, d,
đ. Yêu cầu trẻ khi bật chụm vào thì phải phát âm to chữ cái của có ở trong ô.
Sơ đồ như sau:
x x x x x x x
x x
b
x x x x x x x
d
đ
x x
Hay như khi cho trẻ hoạt động làm quen với biểu tượng toán sơ đẳng. Sau
khi cho trẻ học đếm đến 8, tạo nhóm có 8 đối tượng, Nhận biết chữ số 8. Giáo
viên đã cho trẻ đứng thành 3 đội chơi lần lượt bước qua vật cản lên xếp bông
hoa sao cho mỗi bông hoa có 8 cánh.
Với hoạt động làm quen văn học: Sau khi nghe cô kể xong chuyện Cây
khế, giáo viên tổ chức cho trẻ bật qua suối để đi hái những quả khế
Việc tích hợp vận động vào các hoạt động học có chủ định đã giúp trẻ được
tiếp cận và ôn luyện các vận động nhiều hơn, trẻ sẽ không lãng quên các vận
động mà từ đó trẻ sẽ nhớ tốt hơn.
* Giáo dục phát triển vận động thông qua ngày hội, ngày lễ.
Qua các buổi sinh hoạt ngày hội, ngày lễ cũng cần giáo dục phát triển vận
động cho trẻ để giúp trẻ củng cố kiến thức đã học, học dưới hình thức biểu diễn
văn nghệ. Các ngày lễ như ngày hội bé đến trường, ngày nhà giáo Việt Nam….
Với những ngày này, tôi bàn với ban giám hiệu ngoài việc tập theo kịch bản tôi
11
khuyến khích thêm giáo viên cho thêm một vài tiết mục có nội dung vận động
như đồng diễn thể dục, tập aropic, nhảy dancing, chơi trò chơi dân gian. Cứ vài
ba tháng tôi hướng dẫn các giáo viên tổ chức hội thi: “Ngày hội thể dục thể
thao” hay “Hội thi trò chơi dân gian và ca dao, đồng dao” ở cấp độ lớp, cấp độ
trường. Trong ngày hội, tôi hướng dẫn giáo viên lựa chọn nội dung để tổ chức
sao cho phù hợp với trẻ ở từng độ tuổi.
Ví dụ: Độ tuổi: 4- 5 tuổi: Nội dung vận động trong ngày hội gồm vận động:
Đi qua cầu khỉ, lăn bóng bằng 2 tay đi qua hộp zích zắc, ném bóng vào rổ. Trò
chơi dân gian như ném vòng cổ chai, ném còn…
Độ tuổi 5 - 6 tuổi: Vận động cơ bản: Đi trên cầu thăng bằng, ném trúng đích
thẳng đứng, múc nước và xách nước bước qua vật cản. Trò chơi dân gian: Cướp cờ.
Kèm theo Phụ lục 7 (Hình ảnh 7: Cô, trẻ, phụ huynh trong ngày hội thể
dục thể thao
Cuối buổi thi có nhận xét và có quà cho các cháu đạt giải và giáo viên có
mời đông đảo các bậc phụ huynh của trẻ tham gia. Tôi nhận thấy phụ huynh rất
phấn khởi về những kết quả của con mình, nó có tác dụng rất lớn đến việc đưa
trẻ tới trường mầm non. Từ những việc đó để phụ huynh có hướng bồi dưỡng,
kèm cặp cho trẻ. Trong hội thi trẻ rất hào hứng, mạnh dạn, tự tin tham gia vào
vận động, các trò chơi dân gian.
Trong các ngày hội, ngày lễ tôi chỉ đạo giáo viên nên dành nhiều thời gian
cho các cháu tham gia thi các vận động cơ bản, các trò chơi dân gian. Trong
cuộc thi, trẻ sẽ phải nhớ tên vận động, tên trò chơi, cách vận động, cách chơi,
luật chơi. Trong hội thi, trẻ có sự thi đua lẫn nhau như vậy những trẻ còn yếu sẽ
cố gắng hơn, những trẻ khá sẽ càng phát huy năng lực của mình…Và chất lượng
giáo dục vận động của trẻ từ đó cũng được nâng cao.
* Giáo dục phát triển vận động ở mọi lúc, mọi nơi.
Trong khi đón trẻ, ngoài việc nhắc trẻ chào ông, bà, bố, mẹ….giữ vệ sinh
tôi hướng dẫn các giáo viên nên trò chuyện với trẻ theo chủ đề của chương trình
học. Thông qua việc đón và trả trẻ, giáo viên cho trẻ xem một số tranh ảnh đẹp
có hình ảnh các bạn đang vận động sau đó hỏi trẻ tên các trò chơi, các vận động,
cách chơi….để giúp trẻ nhớ được tên vận động đó thông qua tranh ảnh.
Ví dụ: Cho trẻ xem tranh ảnh các bạn đang chơi trò chơi:” Mèo đuổi
chuột”. Cô hỏi trẻ các bạn đang chơi trò chơi gì? (Mèo đuổi chuột). Vì sao con
biết đây là trò chơi mèo đuổi chuột? (Vì con thấy các bạn đứng thành vòng rộng,
giơ tay lên cao và có một bạn đang đuổi bắt một bạn), Con có nhớ luật chơi của
trò chơi này không? (Trẻ trả lời),và yêu cầu trẻ nói luật chơi.
Kèm theo phụ lục 8 (Hình ảnh 8: Cô và trẻ cùng chơi trò chơi vận động:”
Mèo đuổi chuột”
Hay như khi thực hiện ở chủ đề: “Giao thông”. Hướng dẫn giáo viên tổ
chức cho trẻ hoạt động ngoài trời. Ở hoạt động có mục đích, cho trẻ quan sát về
các phương tiện giao thông đường bộ như xe đạp, xe máy… Trong lúc trò
chuyện giáo viên đã cung cấp kiến thức cho trẻ về các phương tiện giao thông
12
sau đó cho trẻ làm vận động của các phương tiện như tàu chạy, lái xe ô tô, xe
máy… Sau khi trò chuyện đến trò chơi vận động, tôi hướng dẫn giáo viên chọn
các trò chơi mà trẻ được quan sát tranh ảnh trong ngày như kéo co, đua ngựa,
ném còn, mèo đuổi chuột… để tổ chức cho trẻ chơi.
Qua thời gian thực hiện giải pháp này tôi thấy các giáo viên đã thật sự năng
động, sáng tạo, linh hoạt trong các hoạt động, các cháu mạnh dạn, tự tin, hồn
nhiên hơn nhiều, tích cực tham gia hoạt động.
Giải pháp 6: Làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với cha mẹ trẻ và
cộng đồng tham gia giáo dục phát triển vận động cho trẻ.
Công tác phối hợp với các bậc cha mẹ, phụ huynh để thực hiện các mục
tiêu giáo dục của nhà trường là nhiệm vụ rất quan trọng ở trường mầm non.
Ngày nay khi khoa học công nghệ thông tin càng phát triển thì việc phát triển
vận động cho trẻ mầm non là rất cần thiết và phải có sự phối hợp nhịp nhàng
giữa cô giáo với các bậc phụ huynh. Sự kết hợp nhịp nhàng này có giá trị làm
cho trẻ ngày càng tiến bộ hơn. Tôi hướng dẫn các giáo viên cần cung cấp các cơ
hội cho các bậc cha mẹ, các thành viên của gia đình tham gia vào các hoạt động
của trường mầm non.
Qua thực tế một điều dễ thấy rằng: Tất cả mọi công việc trong trường muốn
đat kết quả tốt đều không thể không có sự ủng hộ của phụ huynh và cộng đồng,
vì vậy khi triển khai nội dung này tôi đã phối hợp với phụ huynh bằng nhiều
hình thức:
- Trong buổi họp phụ huynh đầu năm thông báo rõ mục đích, yêu cầu, nội
dung , giáo dục phát triển vận động với phụ huynh và đề nghị phụ huynh phối
hợp thực hiện.
- Viết lên bảng tuyên truyền những nội dung cần giáo dục, những nội dung
cần sự phối hợp của phụ huynh như xây dựng môi trường giáo dục vận động,
những tranh minh họa có nội dung giáo dục phát triển vận động để phụ huynh
tham khảo khi trẻ ở nhà.
- Hàng tuần tôi dành hai buổi sáng vào lúc đón trẻ (thứ 2 và thứ 6) đọc lên
loa của nhà trường truyền tin những nội dung giáo dục phát triển vận động cho
trẻ để phụ huynh có nhận thức đúng và phối hợp với nhà trường về chăm sóc,
giáo dục con mình ở nhà.
- Ở dưới góc vận động của các nhóm lớp, tôi hướng dẫn giáo viên mỗi chủ
đề có danh sách các trò chơi, các vận động cơ bản, các nội dung của tuần lễ sức
khỏe… để phụ huynh nắm bắt được tại lớp và phối hợp với cô khi có những vấn
đề không hiểu về các vận động để cho trẻ có thể luyện tập ở nhà khi trẻ có hứng
thú.
- Thông qua hoạt động tập thể, hội, lễ của nhà trường: Cha mẹ có thể trực
tiếp tham gia tổ chức các hội khỏe, tuần lễ sức khỏe, hoạt động ngoại khóa về
giáo dục phát triển vận động do nhà trường hay cộng đồng tổ chức.
- Ban giám hiệu chỉ đạo cho giáo viên lên kế hoạch báo trước các bậc phụ
huynh về vấn đề gì mà nhà trường, cô giáo cần gia đình và nhà trường cần phối
kết hợp và hướng dẫn những việc mà phụ huynh cần biết về trẻ.
13
Ví dụ: Mời phụ huynh dự giờ các hoạt động dạy mẫu cũng như tổ chức
“Ngày hội thể dục thể thao” tại nhóm lớp… Đã được phụ huynh đồng tình ủng
hộ. Qua dự các hoạt động tuyên truyền kiến thức về phát triển vận động được
phụ huynh đóng góp ý kiến, phụ huynh thấy được công việc của cô giáo cũng
như công việc học hành của con em mình. Đặc biệt phụ huynh hiểu được
phương pháp giáo dục phát triển vận động từ đó hình thành cho trẻ kỹ năng và
thói quen trong vận động cho trẻ ở nhà góp phần hình thành nhân cách trẻ sau
này.
- Tổ chức cho phụ huynh thăm quan các nhóm lớp để phụ huynh nắm bắt
kịp thời về quá trình hoạt động của trẻ ở trên lớp, khi trẻ về nhà gia đình bớt
chút thời gian cùng vận động, chơi các trò chơi vận động, trò chơi dân gian với
trẻ.
* Kết quả: 100% phụ huynh đồng tình hưởng ứng với việc làm trên của
nhà trường, giáo viên chủ nhiệm đề ra, đóng góp kinh phí để giáo viên chủ
nhiệm tổ chức ngày hội thể thao, tuần lễ sức khỏe ở cấp lớp và hội khỏe bé mầm
non ở cấp trường. Đặc biệt phụ huynh tin tưởng, yên tâm, đưa con đến trường
ngày một đông hơn và về nhà phụ huynh đã cùng tham gia vận động với trẻ.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Sau một năm thực hiện đề tài: “Một số biện phát chỉ đạo thực hiện nâng
cao chất lượng chuyên đề giáo dục phát triển vận động trong giáo dục phát
triển vận động cho trẻ tại trường mầm non Nga Văn ” đã đạt được kết quả như
sau:
- Về phía nhà trường và giáo viên
+ 100% giáo viên xây dựng kế hoạch tổ chức giáo dục phát triển vận động.
+ 100% các nhóm lớp có đủ trang thiết bị tối thiểu phục vụ cho trẻ vận động
+ 100% các nhóm lớp biết xây dựng môi trường giáo dục phát triển vận động.
+ 100% cán bộ giáo viên biết lồng ghép nội dung giáo phát triển vận động
vào các hoạt động của trẻ một cách sáng tạo.
- Về phụ huynh:
+ Nhận thức của phụ huynh về xây dựng môi trường giáo dục trong trường
mầm non được nâng lên rõ rệt, ban đại diện hội cha mẹ học sinh đã quan tâm
thiết thực đến công tác
+ Phụ huynh nắm bắt được một số kiến thức dạy trẻ như cách vận động,
cách chơi các trò chơi…trong độ tuổi của con em mình.
+ Phụ huynh tin tưởng, yên tâm vào chất lượng của nhà trường và đưa con
đến trường đi học ngày càng đông.
+ Nhà trường đã có một khu vận động riêng sắp xếp gọn gàng, đẹp mắt, có
nhiều đồ chơi vận động, đồ chơi ngoài trời..
- Về học sinh:
+ Trẻ có kiến thức, kỹ năng hiểu về nội dung giáo dục vận động, các trò
chơi vận động, dân gian.
14
+ Trẻ tích cực hoạt động trải nghiệm nội dung giáo dục phát triển vận
động.
+ Trẻ thích mạnh dạn, tự tin trong các hoạt động, không còn sợ sệt như đầu
năm học.
2.5. Kết quả khảo sát cuối năm học:
1. Kèm theo bảng 2 Kết quả khảo sát chất lượng giáo viên cuối năm
học:
2. kèm theo bảng 3 Bảng khảo sát Trẻ: Tổng số trẻ đến trường đầu năm
học:
Qua kết quả khảo sát trên giáo viên và trên trẻ cho thấy chỉ đạo thực hiện
giáo dục phát triển vận động bằng những biện pháp trên đạt kết quả cao hơn rất
nhiều so với những hoạt động bình thường. Tỉ lệ giáo viên, trẻ yếu còn ít, trẻ
trung bình giảm. Đạt được kết quả như trên là có sự chuẩn bị chu đáo về điều
kiện cho hoạt động, sáng tạo trong phương pháp giảng dạy, lồng ghép tích hợp
phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Giáo dục mầm non giữ một vị trí quan trọng trong sự phát triển của xã hội,
trong quá trình hình thành nhân cách con người. Do vậy, trong công tác giáo dục
mầm non phải được tiến hành một cách khoa học có mục đích, có hệ thống
nhằm tạo dựng những nền tảng ban đầu vững chắc cho quá trình phát triển sau
này của mỗi cá nhân trẻ là chủ nhân tương lai của đất nước.
Nhận thức được điều đó, sau khi vận dụng sáng kiến kinh nghiệm vào thực
tế chỉ đạo thực hiện, bản thân tôi thấy mình cần phải không ngừng học hỏi
nghiên cứu tài liệu, vận dụng linh hoạt hơn nữa các phương pháp, biện pháp,
hình thức phù hợp để giúp giáo viên, học sinh tiếp nhận các nội dung của giáo
dục phát triển vận động một cách tốt nhất và đạt kết quả cao nhất.
Thực hiện nghiêm túc chương trình, nắm vững mục đích, yêu cầu đặt ra để
cung cấp kiến thức cho trẻ.
Động viên giáo viên tích cực làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho phát triển
vận động một cách phù hợp, không lạm phát.
Chú trọng bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên. Làm tốt công tác
kiểm tra đôn đốc việc thực hiện của giáo viên.
Người phụ trách chuyên môn phải nẵm vững kiến thức, kỹ năng cơ bản của
hoạt động vận động và đặc biệt phải năng động sáng tạo, biết đổi mới phương
pháp dạy học, hình thức đa dạng, phong phú. Thực hiện các tốt công tác chuyên
môn, tham mưu để có sự quan tâm, động viên kịp thời và chỉ đạo sâu sát của ban
giám hiệu.
Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh để có sự giúp đỡ theo yêu cầu
của nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện các chương
trình giáo dục cho trẻ.
3.2. Kiến nghị.
15
Qua quá trình thực hiện đề tài tôi thấy còn rất khó khăn trong việc xây
dựng phòng thể chất cho trẻ do điều kiện nhà trường không có điều kiện và kinh
phí để, vì vậy tôi rất mong các cấp lãnh đạo hỗ trợ xây dựng phòng tập thể chất
cho nhà trường để chúng tôi thực hiện tốt hơn và hỗ trợ thêm kinh phí để chúng
tôi thực hiện. Hằng năm Sở giáo dục và Phòng giáo dục cần tăng cường tài liệu,
mở thêm các lớp chuyên đề về phát triển vận động cho giáo viên được học tập
và nâng cao tay nghề.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao
chất lượng chuyên đề giáo dục phát triển vận động cho trẻ tại trường mầm non
Nga Văn”. Tôi rất mong sự đóng góp, bổ sung của các cấp, và của đồng nghiệp
để sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn áp dụng vào việc chăm sóc giáo dục
trẻ tốt nhất.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ
Nga Sơn, ngày 10 tháng 4 năm2018.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội
dung của người khác
Người viết sáng kiến
Mai Thị Chính
16
17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Thị Châu, Nguyện Thị Oanh, Trần Thị Sinh, Giáo dục học trẻ em,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn Thị Như Mai, Đinh Thị Kim Thoa, Tâm lý
học trẻ em lứa tuổi mầm non, NXB Đại học Sư Phạm.
3. PGS.TS. Lã Thị Bắc Lý (2009), Văn học thiếu nhi với giáo dục trẻ em
lứa tuổi mầm non, NXB Đại học sư phạm Hà Nội.
4. Phương pháp nghiên cứu trẻ em. Nguyễn Ánh Tuyết, Nhà xuất bản Đại
học quốc gia Hà Nội, năm 2001.
Giáo trình Đánh giá trong giáo dục mầm non, Nhà xuất bản giáo dục, năm
2008.
5.Cuốn: Những sáng kiến kinh nghiệm chọn lộc: Nâng cao chất lượng
chăm sóc giáo dục trẻ (Tác giả: Phan Lan Anh - Lý Thị Hằng - Nguyễn Thanh
Giang (Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam)
6. Một số tài liệu như báo, Internet,…
7. Tài liệu chuyên đề lấy trẻ làm trung tâm. Của Hoàn Thị Dinh, Nguyễn
Thị Thanh Giang, Bùi Thị Kim Tuyến, Lương Thị Bình, Nguyễn Thị Quyên, Bùi
Thị Lâm, Hoàng Thị Thu Hương.
8. Tài liệu hướng dẫn các tiêu chí thi đua của nghành giáo dục.
DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI
CẤP PHÒNG DG&ĐT, SỞ GD& ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP
LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Mai Thị Chính
Chức vụ và đơn vị công tác: Phó hiệu trường MN Nga Văn Nga Sơn
Kết quả
đánh
giá xếp
loại
Năm học
đánh giá xếp
loại
1
Một số biện pháp dạy trẻ làm
Phòng Giáo
quen với các biểu tượng toán
dục Nga Sơn
ở mẫu giáo 4 - 5 tuổi.
B
2008 - 2009
2
Một số biện pháp chỉ đạo
Phòng Giáo
nâng cao chất lượng giáo dục
dục Nga Sơn
âm nhạc cho trẻ 4 - 5 tuổi.
C
2009 - 2010
3
Một số biện pháp nâng cao
chất lượng cho trẻ 5 - 6 tuổi Phòng Giáo
làm quen với tác phẩm văn dục Nga Sơn
học.
B
2010- 2011
4
Một số biện pháp giúp trẻ 5 Phòng Giáo
6 tuổi hứng thú khi khám phá
dục Nga Sơn
khoa học.
A
2011 - 2012
5
Một số biện pháp giúp trẻ 5 6 tuổi hứng thú khi khám phá
khoa học.
Sở giáo dục
và đào tạo
Thanh Hóa
C
2011 - 2012
6
Một số kinh nghiệm trong
việc tổ chức các trò chơi dân Phòng Giáo
gian cho trẻ 5 - 6 tuổi tại dục Nga Sơn
trường mầm non Nga Văn.
A
2014 - 2015
7
Một số kinh nghiệm trong
việc tổ chức các trò chơi dân
gian cho trẻ 5 - 6 tuổi tại
trường mầm non Nga Văn.
B
2014 - 2015
TT
Tên đề tài sáng kiến
Cấp đánh
giá xếp loại
Sở giáo dục
và đào tạo
Thanh Hóa
PHỤ LỤC
CÁC BẢNG KHẢO SÁT VÀ HÌNH ẢNH MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRONG
TRƯỜNG MẦM NON NGA VĂN NGA SƠN NĂM HỌC 2017 - 2018
I. CÁC BẢNG KHẢO SÁT NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHUYÊN ĐỀ GD
PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG CHO TRẺ TRƯỜNG MẦM NON
NGA VĂN NGA SƠN
1. Bảng 1 khảo sát chất lượng giáo viên đầu năm:
Tổng
số
Giáo
Nắm vững lý
thuyết chuyên đề
giáo dục phát
triển vận động.
Nội dung, hình
thức, PP giáo dục
phát triển vận
động cho trẻ.
Viên
12
Tỉ lệ
%
Xây dựng môi
trường tạo góc
vận động, làm
đồ dùng đồchơi
cho trẻ hoạt
động vận động.
Công tác tuyên
truyền, Phối
hợp với phụ
huynh GD phát
triển vận động
cho trẻ.
Kết quả
chung
Tốt
K
TB
Y
T
K
TB
Y
T
K
TB
Y
T
K
TB
Y
T
K
TB
Y
4
5
2
1
2
5
4
1
3
5
3
1
3
6
2
1
3
5
3
1
16.7
8.3
33.3
8.3
25
41.7
25
8.3
25
50
16.7 8.3
25
41.7
25
8.3
33.3 41.7
16.7 41.7
2. Bảng 2 Kết quả khảo sát chất lượng giáo viên cuối năm học:
Tổng
số
Giáo
Nắm vững lý
thuyết chuyên đề
giáo dục phát
triển vận động.
Nội dung, hình
thức, PP giáo
dục phát triển
vận động cho
trẻ.
Xây dựng môi
trường tạo góc
vận động, làm
đồ dùng đồchơi
cho trẻ hoạt
động vận động.
Công tác tuyên
truyền, Phối
hợp với phụ
huynh GD phát
triển vận động
cho trẻ.
Tốt
K
TB
Y
T
K
TB
Y
T
K
TB
Y
T
K
TB
Y
T
K
TB
Y
5
6
1
0
6
5
1
0
7
5
0
0
6
6
0
0
6
5
1
0
41.7
50
8.3
50
41.7
8.3
50
50
Viên
12
Tỉ lệ
%
58.3 41.7
Kết quả
chung
50
41.7 8.3
3. Bảng 3 Bảng khảo sát Trẻ: Tổng số trẻ đến trường đầu năm học: 279 cháu.
Trong đó: Mẫu giáo: 223 cháu; nhóm trẻ: 56 cháu.
* Đối với mẫu giáo:
Đạt
S Tổng
số
TT trẻ
1
2
3
Tốt
Nội dung
Khá
TB
Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ
trẻ % trẻ % trẻ %
223
- Trẻ tập động tác phát
triển các nhóm cơ và hô 60
hấp
26,9 48
21,5 88
223
- Trẻ tập luyện các kỹ
năng vận động cơ bản và
phát triển các tố chất
trong vận động.
57
25,6
19,3 92 41,25
223
- Trẻ tập cử động của
bàn tay, ngón tay, phối
hợp tay - Mắt và sử dụng
một số đồ dùng, dụng cụ
54 24,21 41 18,38 95
43
39,5
42,6
Chưa đạt
Số
trẻ
27
Tỉ lệ
%
12,1
31
13,9
33
14,8
* Đối với nhà trẻ:
Đạt
S
TT
1
2
3
Tổng
số
trẻ
Tốt
Nội dung
56
- Trẻ tập động tác phát
triển các nhóm cơ và hô
hấp
56
- Trẻ tập luyện các vận
động cơ bản và phát
triển các tố chất trong
vận động ban đầu.
56
- Trẻ tập cử động của
bàn tay, ngón tay, phối
hợp tay - Mắt.
Số trẻ
TB
Khá
Tỉ lệ
Tỉ lệ
Tỉ lệ
Số trẻ
Số trẻ
%
%
%
Chưa đạt
Số trẻ
Tỉ lệ
%
12,5
19
33,9
18
32,1
12
21,4
7
17
30,35
12
21,4
18
32,1
9
16,1
16
28,6
11
19,6
19
33,9
10
17,9
4. Bảng 4 Bảng khảo sát Trẻ Tổng số trẻ cuối năm học: 279 cháu. Trong đó:
Mẫu giáo: 223 cháu; Nhóm trẻ: 56 cháu.
* Đối với mẫu giáo:
S
TT
Tổng
Số trẻ
Đạt
Tốt
Chưa đạt
Khá
TB
Nội dung
Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ
%
trẻ % trẻ % trẻ
1
2
3
223
- Trẻ tập động tác phát triển
các nhóm cơ và hô hấp
96
43
223
- Trẻ tập luyện các kỹ năng
vận động cơ bản và phát triển
các tố chất trong vận động.
97
- Trẻ tập cử động của bàn tay,
ngón tay, phối hợp tay- Mắt
và sử dụng một số đồ dùng,
dụng cụ
94
223
Số
trẻ
Tỉ lệ
%
100 44,8
26
11,7
1
0,5
43,5
95
42,5
30
13,5
1
0,5
42,2
96
43,0
31
13,9
2
0,9
TB
Chưa đạt
* Đối với nhà trẻ:
Đạt
S
TT
Tổng
số trẻ
Tốt
Nội dung
Số trẻ
1
56
2
56
3
56
- Trẻ tập động tác phát
triển các nhóm cơ và hô
hấp
- Trẻ tập luyện các vận
động cơ bản và phát
triển các tố chất trong
vận động ban đầu.
- Trẻ tập cử động của
bàn tay, ngón tay, phối
hợp tay- Mắt.
Khá
Tỉ lệ
Tỉ lệ
Tỉ lệ
Tỉ lệ
Số trẻ
Số trẻ
Số trẻ
%
%
%
%
29
51,8
21
37,5
6
10,7
0
0
30
53,6
22
39,3
4
7,1
0
0
28
50
22
39,3
5
8,9
1
1,8
II. PHỤ LỤC 2 CÁC HÌNH ẢNH MINH HỌA TẠI
TRƯỜNG MẦM NON NGA VĂN NGA SƠN
Phụ lục 1: (Hình ảnh 1 kèm theo phụ lục hình ảnh: Bồi dưỡng chuyên
môn tại văn phòng nhà trường.
Phụ lục 2:
(Hình ảnh 2 : Làm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu của địa phương)
Triển lãm
đồ dùng,
đồ chơi