Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

skkn một số biện pháp chỉ đạo và triển khai xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non trên địa bàn huyện vĩnh lộc tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.08 KB, 23 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm,
trí tuệ, thấm mỹ, giúp trẻ mạnh dạn tự tin, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân
cách, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ấn của trẻ [1]. Trẻ không
thể tiếp thu các kiến thức một cách bài bản, có hệ thống như trẻ ở Phổ thông. Vì
thế cần tạo cho trẻ môi trường để trẻ được hoạt động, trải nghiệm, vui chơi, từ đó
trẻ có thể tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên hơn.
Trẻ lứa tuổi mầm non việc học của trẻ được thông qua hình thức “học mà
chơi, chơi mà học” trẻ có mong muốn tự nhiên là được cảm nhận và khám phá
một cách tích cực về thế giới. Quá trình học hỏi, khám phá của trẻ diễn ra thông
qua nhiều hoạt động trong đó hoạt động vui chơi có ý nghĩa rất quan trọng. Vui
chơi không chỉ là hoạt động giúp trẻ giải trí, thư giãn mà còn giúp trẻ cảm nhận
và khám phá thế giới xung quanh một cách tự nhiên, thuận lợi, nhanh chóng. Tất
cả trò chơi đều có tiềm năng hỗ trợ cho việc học của trẻ [2].
Ớ mỗi giai đoạn phát triển của trẻ đều có những đặc điểm tâm lý khác nhau
cha mẹ và cô giáo cần hiểu rõ được đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ để có
những phương pháp giáo dục phù hợp để định hướng và giúp trẻ phát triển đúng
theo từng giai đoạn.Trẻ ở độ tuổi mẫu giáo thích khám phá những điều mới lạ và
hay tò mò. Trong giai đoạn này trẻ rất muốn khám phá thế giới xung quanh, tò
mò và liên tục thắc mắc đặt nhiều câu hỏi với cha mẹ, với cô giáo. Trẻ giao tiếp
và thích bắt trước tập làm người lớn, trẻ thích được tự lập. Vì vậy việc xây dựng
môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là vô cùng quan trọng đáp ứng nhu cầu
phát triển của trẻ.
Trong những năm qua, việc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đã được các cấp
quản lý từ trung ương, địa phương từng bước quan tâm đặc biệt Bộ Giáo dục và
Đào tạo đã ban hành Hướng dẫn thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm
non lấy trẻ làm trung tâm” trong năm học 2016 - 2017. Đặc biệt trong năm học
2017-2018 Sở GD&ĐT đã có kế hoạch chỉ đạo tổ chức cuộc thi “Xây dựng môi
trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non”; thực hiện kế
hoạch chỉ đạo của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT Vĩnh Lộc đã xây dựng kế hoạch


năm học, kế hoạch chỉ đạo tổ chức cuộc thi cấp trường, cấp huyện để lựa chọn
sản phẩm video của những đơn vị xuất sắc tham dự cuộc thi cấp Tỉnh.
Việc tạo môi trường cho trẻ hoạt động nói chung là việc làm đã được cán
bộ, giáo viên các trường mầm non thực hiện từ lâu, nhưng trên thực tế tại các
trường mầm non trên địa bàn huyện Vĩnh lộc nhìn chung việc tạo môi trường mới
chỉ mang tính hình thức để trang trí theo đúng chủ đề đang thực hiện và việc xây
dựng đó chưa xuất phát từ trẻ, chưa kích thích tính tò mò, khám phá của trẻ, khi
học và chơi trẻ đang còn rất thụ động; phụ huynh cũng như các lực lượng xã hội
còn chưa quan tâm, chưa nhận thức được tầm quan trọng của môi trường giáo
dục đối với sự phát triển của trẻ.
Đứng trước nhiệm vụ, kế hoạch đã đề ra trong năm học 2017 – 2018 và
thực tế tại các trường mầm non trong huyện, để thực hiện tốt nhiệm vụ và đạt
được kế hoạch đã đề ra và để thực hiện có hiệu quả chuyên đề “Xây dựng trường
1


mầm non lấy trẻ làm trung tâm” và để kết quả Cuộc thi “Xây dựng môi trường
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non” thực sự có chất lượng và
đạt kết quả cao ở các cấp là một điều hết sức khó khăn.
Trước tình hình đó, bản thân là một người chỉ đạo về chuyên môn của bậc
học tôi rất trăn trở và muốn tìm ra giải pháp để chỉ đạo các trường mầm non thực
hiện đảm bảo đầy đủ các tiêu chí của nội dung “ Xây dựng môi trường giáo dục
lấy trẻ làm trung tâm”, tôi mạnh dạn nghiên cứu và đưa ra “Một số biện pháp chỉ
đạo và triển khai xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong
trường mầm non trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc - tỉnh Thanh hóa”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Nhằm nâng cao năng lực quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng sư
phạm cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên mầm non.
- Giúp cán bộ quản lý, giáo viên các trường mầm non xây dựng môi trường
giáo dục mang tính “mở” để tạo cơ hội cho trẻ được hoạt động, trải nghiệm, học

tập qua chơi bằng nhiều cách khác nhau phù hợp với nhu cầu, hứng thú và khả
năng của trẻ giúp trẻ phát triển toàn diện;
- Phát huy tính sáng tạo, sự kiên trì, tính kheó leó của giáo viên và trẻ.
- Huy động được các nguồn lực từ phụ huynh và xã hội cùng tham gia vào
việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non
góp phần thực hiện có hiệu quả chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ
làm trung tâm”.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu một số biện pháp chỉ đạo và triển khai xây dựng môi trường
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non trên địa bàn huyện Vĩnh
Lộc.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận để chọn đề tài và tiến
hành các biện pháp;
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin để lấy số liệu
thống kê về tình hình thực tế trước và sau khi áp dụng các biện pháp;
- Phương pháp quan sát:
+ Quan sát thực tiễn xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
trong các trường mầm non;
+ Quan sát quá trình xây tham gia xây dựng môi trường giáo dục và hoạt
động của giáo viên và học sinh.
- Phương pháp đàm thoại:
+ Đàm thoại trực tiếp với cán bộ quản lý và giáo viên các trường mầm non;
+ Giảng giải qua các buổi tập huấn, chuyên đề.
- Phương pháp thực hành:
+ Thực hành thí điểm tại một số nhóm lớp ở một số trường trọng điểm;
+ Thực hành qua triển khai chuyên đề và qua việc tổ chức cuộc thi “xây
dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non”.
- Phương pháp kiểm tra, đánh giá: Để thu thập kết quả thực hiện.


2


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
2.1. Cơ sở lý luận:
Xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non là vô cùng quan trọng
và cần thiết. Để đảm bảo nội dung, hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với
từng chủ đề thì yêu cầu người chỉ đạo chuyên môn chung của bậc học, cán bộ
quản lý các nhà trường, đội ngũ giáo viên phảỉ xác định rõ mục đích, vai trò, nắm
vững nguyên tắc, quy trình, nội dung xây dựng môi trường giáo dục trong trường
mầm non. Môi trường là yếu tố góp phần tích cực trong các hoạt động nâng cao
chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện trẻ. Trong lớp học không thể thiếu những
mảng trang trí, những góc chơi của trẻ, do đó để lớp học thêm lôi cuốn trẻ giáo
viên cần tạo nên một môi trường lớp học với những màu sắc sinh động, đồ dùng
đa dạng bắt mắt... Môi trường có không gian, cách sắp xếp phù hợp, thuận tiện,
gần gũi, quen thuộc với cuộc sống thực hàng ngày của trẻ; phản ánh kinh nghiệm,
văn hóa của địa phương; luôn thay đổi để tạo ra sự hấp dẫn mới lạ đối với trẻ [3].
Căn cứ vào tài liệu hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm
non từ 3-36 tháng tuổi, 3-4 tuổi, 4-5 tuổi, 5- 6 tuổi của nhà xuất bản giáo dục Việt
Nam: Tổ chức môi trường giáo dục hoạt động của trẻ trong trường, nhóm, lớp có
vai trò quan trọng đối với sự phát triển về thể chất, ngôn ngữ, trí tuệ, tình cảm –
xã hội, khả năng thẩm mỹ, sáng tạo của trẻ. Vì vậy xây dựng, bố trí và tổ chức
môi trường cho trẻ chơi và hoạt động cần đảm bảo trên nguyên tắc cho trẻ “ Chơi
mà học ” “ Học bằng chơi”[4].
Thực hiện tài liệu bồi dưỡng hè hàng năm, tài liệu bồi dưỡng thường xuyên
cán bộ quản lý và giáo viên mầm non năm học 2015-2016, 2016-2017 của Bộ
Giáo dục và đào tạo: Môi trường giáo dục trong trường, nhóm, lớp mầm non có
vai trò quan trọng đối với sự phát triển năm lĩnh vực giáo dục của trẻ, khi xây
dựng môi trường phải chú ý một số điểm sau [5]:
- Khi xây dựng và tổ chức cho trẻ hoạt động trong môi trường giáo dục giáo

viên phải xác định mục đích của từng loại hoạt động, của mối loại tranh ảnh, đồ
dùng, đồ chơi…để giúp trẻ tích cực khai thác, tìm tòi nghĩ ra nhiều cách chơi, đáp
ứng việc cung cấp và củng cố kiến thức, kỹ năng cho trẻ.
- Giáo viên phải lên kế hoạch sử dụng từng loại đồ dùng, đồ chơi vào các
bước mở chủ đề, khám phá chủ đề và kết thúc chủ đề. Xác định rõ từng loại đồ
chơi để đưa vào các hoạt động: Hoạt động học, hoạt động chơi ở các góc, ở ngoài
trời.
- Giáo viên phải biết lồng ghép các hoạt động một cách linh hoạt để kích
thích trẻ tích cực tìm ra các chức năng sử dụng các đồ dùng, đồ chơi trong các
hoạt động…
Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TƯ của Ban chấp hành trung ương khoá XI
về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo và các nghị quyết, chỉ thị của
Đảng, Chính phủ và của Bộ; thực hiện công văn số 2012/SGD&ĐT-GDMN về
việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2017-2018, bậc học mầm non, ngày
30 tháng 8 năm 2017,.
- Thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua như Chỉ
thị số 05-CT/TƯ ngày 15/05/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm
3


theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với phong trào thi đua “
Dạy tốt, học tốt” đưa nội dung của cuộc vận động “ Mỗi thầy, cô giáo là một tấm
gương đạo đức, tự học, tự sáng tạo” và phong tào thi đua “ Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực ”. Chính vì thế mà việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện
xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non là rất
cần thiết. Góp phần nâng cao chất lượng toàn diện trong công tác chăm sóc - nuôi
dưỡng - giáo dục trẻ.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
2.2.1. Đặc điểm tình hình chung:
Huyện Vĩnh Lộc thuộc vùng trung du nằm ở phía bắc tỉnh Thanh Hóa, có

tổng diện tích tự nhiên 157,4 cây số vuông. Những năm gần đây, Đảng bộ, chính
quyền và nhân dân huyện không ngừng cố gắng, nỗ lực nâng cao toàn diện chất
lượng giáo dục cá bậc học nói chung, đặc biệt là Bậc học mầm non nói riêng. Cụ
thể:
- Số trẻ và nhóm, lớp các trường mầm non: Năm học 2017-2018.
Số
trường

Nhà trẻ

Mẫu giáo

Số nhóm trẻ

Số cháu

Số lớp

Số cháu

89

1328/3815= 34,8%

154

4602/4597= 100.1%

16


- Cơ sơ vật chất – Trang thiết bị trường học:
Với mục tiêu, phương châm và ý chí quyết tâm của các cấp lãnh đạo lấy
khẩu hiệu “ Tất cả đầu tư cho giáo dục ” xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp
khang trang sạch, đẹp để tạo điều kiện cho con em học tập tốt. Đảng bộ và nhân
dân trong huyện đã đóng góp nhiều công sức, tiền của để xây dựng, tu sửa trường
lớp. Hiện nay một số trường đã có hệ thống phòng học đủ diện tích theo yêu cầu
chuẩn ấm về mùa đông, mát về mùa hè, nhiều trường học đã được quy hoạch xây
dựng và chuẩn bị xây dựng mới đảm bảo, đáp ứng được yêu cầu tối thiểu cho
việc dạy và học, tổ chức các hoạt động khác cho trẻ. Phong trào kiên cố hoá
trường học đang được phát triển mạnh mẽ và đã mang lại hiệu quả thiết thực số
trường chuẩn bị đề nghị thẩm định đạt chuẩn quốc gia và trường cận chuẩn ngày
càng được tăng lên.
Trường
đạt
chuẩn
quốc
gia

Trườn
g cận
chuẩn

Trường
có đồ
chơi
ngoài
trời

Trường
có bếp

một
chiều

Tổng
số
phòng
học

Phòng
kiên cố

5

6

16

16

185

138

Phòng
cấp 4

Phòng
làm
mới


Bàn
ghế
quy
cách

Trường
được
đánh giá
ngoài

36

8

2580
bộ

7

-Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý – giáo viên- nhân viên:
4


Trình độ
CM

Năng lực nghiệp vụ, kỹ năng sư
phạm

ĐH



TC

Xuất
sắc

Khá

TB

Yếu

GV
giỏi
huyện

46

46

0

25

17

4

0


0

0

46

327
373

267
313
84%

60
60
16%

105
130
35%

158
175
47%

64
68
18%


0
0
0%

84
84
22,5%

4
4
1,2%

203
249
67%

Danh
mục

Tổng
số

Quản lý
GV+NV
Tổng số
Tỷ lệ %

GV
giỏi
tỉnh


Đảng
viên

Năm học 2017 - 2018 bản thân tôi được điều động từ giáo viên lên làm
chuyên viên phụ trách chuyên môn Bậc học mầm non của huyện Vĩnh Lộc, kinh
nghiệm quản lý còn ít nên có nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện đề tài này.
Tuy nhiên với sức trẻ và lòng nhiệt huyết, trách nhiệm cao của bản thân đối với
công việc và mong mỏi sẽ góp phần vào sự nghiệp phát triển giáo dục chung của
ngành giáo dục huyện nhà nói chung, Bậc học mầm non nói riêng, bản thôi tôi
luôn nỗ lực để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ của mình. Bước vào thực hiện đề tài
này tôi đã đi khảo sát thực tế các trường mầm non trong huyện và thấy được
những thuận lợi, khó khăn như sau:
2.2.2. Thuận lợi, khó khăn:
* Thuận lợi:
Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao, giúp đỡ nhiệt tình của các cấp lãnh đạo
từ Sở Giáo dục và Đào Tạo Thanh Hoá đến Huyện Uỷ, UBND – HĐND huyện
Vĩnh Lộc, Đảng uỷ, UBND – HĐND các xã, thị trấn, lãnh đạo phòng GD & ĐT.
Thực hiện tốt các Nghị quyết, Nghị định, Quyết định, văn bản, Đề án về phát
triển GDMN từ Trung ương đến địa phương, trong năm qua phong trào giáo dục
mầm non huyện Vĩnh Lộc đã đạt được những thành tích đáng kích lệ và đang làm
cho ngành học thay đổi vượt bậc cả về số lượng và chất lượng.
Nhiều trường có phòng học rộng, có hiên trước, hiên sau, có nhà kho, nhà
vệ sinh đạt tiêu chuấn ...
Nhiều lớp được đầu tư, trang bị cơ sở vật chất kiên cố, trang thiết bị đầy
đủ theo thông tư 01/VBHN-BGDĐT ngày 23 tháng 3 năm 2015 về việc ban hành
danh mục đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm
non của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo đã đảm bảo việc học tập và sinh hoạt
của trẻ.
84% đội ngũ cán bộ, giáo viên có trình độ đào tạo chuyên môn trên chuẩn,

đa phần là đội ngũ trẻ tuổi, nhanh nhẹn, sáng tạo, nhiệt tình, ham học hỏi, tích
cực tham gia học tập qua các lớp đào tạo, tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình
độ chuyên môn, năng lực nghiệp vụ và hào hứng tham gia vào các phong trào,
hoạt động do ngành phát động, luôn đoàn kết, nhằm xây dựng, phát huy truyền
thống tốt đẹp của ngành học, nên đã thu hút được sự quan tâm, gây được lòng tin
cho cấp uỷ đảng, chính quyền, nhân dân địa phương đặc biệt là các bậc phụ
huynh có con, em trong độ tuổi tín nhiệm phấn khởi đưa con, em đến trường đi
học.
5


Tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ trên toàn huyện đạt 34,8%, đảm bảo tỷ lệ huy
động chung trên toàn tỉnh.
Trẻ mẫu giáo huy động đạt 100% ra lớp đúng độ tuổi và học chương trình
đúng độ tuổi, đa số trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát, đi học chuyên cần, có nề nếp.
Bản thân tôi trẻ năng động, sáng tạo, ham học hỏi, thông thạo công nghệ
thông tin, có năng khiếu về thẩm mỹ, được lãnh đạo Phòng GD&ĐT tạo điều
kiện cho đi tham quan, học hỏi ở đơn vị bạn.
* Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi trên cũng còn một số bất cập và khó khăn sau:
Còn một số trường các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, môi
trường hoạt động giáo dục phục vụ cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục
trẻ chưa đáp ứng được yêu cầu và có nơi không đảm bảo an toàn về thân thể cho
các cháu.
Công tác quản lý chỉ đạo và năng lực nghiệp vụ của một số cán bộ quản lý,
giáo viên còn nhiều hạn chế, trình độ chuyên môn không đồng đều; quản lý, giáo
viên dạy tuổi cao còn nhiều nên khó tiếp cận và đáp ứng được yêu cầu quản lý
cũng như việc thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ theo chương trình
giáo dục mầm non hiện nay. Chưa thực sự đổi mới phương pháp dạy học áp dụng
theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm; việc ứng dụng công nghệ thông

tin vào trong các hoạt động còn nhiều hạn chế.
Những kinh nghiệm cụ thể, những khuôn mẫu sáng tạo về xây dựng môi
trương giáo dục của cán bộ quản lý và giáo viên còn hạn chế.
Phụ huynh chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc đưa trẻ
đến trường mầm non đi học và xây dựng môi trương giáo dục cho trẻ hoạt
động còn tư tưởng khoán trắng cho các nhà trường mầm non.
Một số cán bộ địa phương chưa nhận thức đúng, sâu sắc về vai trò, ý nghĩa
và tầm quan trọng của bậc học mầm non, nên chưa thật sự quan tâm, phát huy hết
nội lực, khả năng và trách nhiệm của mình để chăm lo cho sự phát triển toàn diện
của GDMN đúng mức.
Các mảng trang trí đã theo chủ đề, đẹp nhưng dán chết trên tường, chủ yếu
chú trọng khu vực trong lớp; khu vực hiên trước, hiên sau, phòng vệ sinh chưa
quan tâm. Tất cả đều bàn tay cô thực hiện chưa có sự tham gia của trẻ.
Tuy được đầu tư, trang bị tương đối về đồ dùng trang thiết bị dạy học
nhưng chủ yếu là các đồ dùng, đồ chơi mua sẵn, sản xuất hàng loạt, chất liệu chủ
yếu bằng nhựa chưa có nguyên liệu thiên nhiên, chưa đáp ứng được nhu cầu
khám phá, sáng tạo ... của trẻ, mà trẻ luôn thích mới, lạ, đẹp, hấp dẫn...
2.2.3. Kết quả của thực trạng:
Đầu năm học tôi xây dựng kế hoạch tham mưu với lãnh đạo phòng ra
Quyết định, thành lập đoàn đi kiểm tra, đánh giá, khảo sát chất lượng việc thực
hiện chuyên đề. Kết quả số trường, giáo viên và số trẻ được đánh giá, xếp loại
theo các nội dung và tiêu chí đạt được như sau ( kết quả đầu năm học học 20172018)
* Đối với nhà trường: 16 trường theo thang điểm 100 điểm
6


Tổng số
trường
mầm non
16


Chất
lượng
XDKH
chỉ đạo
20đ

Chất
lượng
Bồi
dưỡng
CBGV
20 đ

Đầu tư
CSVCTTbị,
đồ
dùng,
đc.
20 đ

Số trường
đạt
Tỷ lệ %

XD khuôn
viên trong,
ngoài nhà
trường
xanh,

sạch, đẹp
20 đ

XD các
MQH, môi
trường xã
hội tốt
trong nhà
trường
20 đ

Xếp loại chung

T

K

TB

Y

9

10

9

10

10


3

5

6

2

56

62,5

56

62,5

62,5

22.2

29.6

33,4

14.8

* Đối với giáo viên xây dựng môi trường trên nhóm, lớp:

T.số

nhóm,
lớp

XD môi
trường
GD: Vật
chất và
xã hội
20 đ

243
Tỷ lệ

Nội
dung,
hình
thức xây
dựng
môi
trường
GD.
30 đ

358
86.6

343
83

Phương

pháp tổ
chức cho
trẻ hoạt
động
20đ

Công tác
tuyên
truyền, sưu
tầm vật liệu
phế thải…
làm đồ
dùng, đồ
chơi
10 đ

335
81

361
87

Nắm vững
Yêu cầu,
kiến thức,
kỹ năng,
năng lực
nghiệp vụ

Xếp loại chung


T

K

TB

Y

72
17.4

95
23

160 86
38.8 20.8

20 đ

336
81.3

* Đối với cháu: tổng số 5930 ( trong đó nhà trẻ 1328; MG 4602 )
Tiêu chí 1
Nề nếp chào hỏi,
nói năng, đi đứng
thể hiện thái độ, kỹ
năng giao tiếp tình
cảm, ứng xử.

NT
730
55%

MG
2784
60,5%

Tiêu chí 2
Trẻ hứng thú, tích
cực, biểu hiện khả
năng tự lực, sáng
tạo trong khi tham
gia các hoạt động ,
trải nghiệm
NT
MG
672
2669
50,6%
58%

Tiêu chí 3
Trẻ hiểu nội
dung, có kiến
thức, hình thành
và phát triển kỹ
năng chơi
NT
715

53,8%

MG
3207
69,7%

Tiêu chí 4
Trẻ thực hiện đúng
quy tắc, cách chơi,
luật chơi của từng loại
trò chơi, biết phối hợp
với bạn trong khi chơi
NT
800
60,3%

MG
3157
68,6%

* Kết luận: Qua khảo sát thực trạng tôi thấy chất lượng của việc xây dựng
môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm mặc dù đã qua 1 năm thực hiện chuyên
đề nhưng các trường mầm non trong huyện nói chung còn rất thấp. Tất cả những
hạn chế từ kết quả trên đây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục cũng
như việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Vì vậy cần phải
được khắc phục, qua tình hình nghiên cứu cụ thể về thực trạng, bản thân tôi đã
chủ động xây dựng kế hoạch và tìm ra những biện pháp quản lý, chỉ đạo thích
hợp, phù hợp với thực tiễn của các nhà trường, giáo viên, trẻ trong thời gian tới,
để đáp ứng kịp thời với yêu cầu đổi mới của chương trình giáo dục mầm non hiện
nay.

7


2.3. Các giải pháp, biện pháp tổ chức thực hiện:
2.3.1. Chỉ đạo các trường mầm non xây dựng kế hoạch và thực hiện
“Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” đảm bảo các nội
dung của môi trường giáo dục.
Có thể nói việc xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non là
thực sự cần thiết và quan trọng. Nó được ví như người giáo viên thứ hai trong
công tác tổ chức, hướng dẫn cho trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt
động của trẻ, thông qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn
diện. Một môi trường sạch sẽ, an toàn, phù hợp với tâm lý của trẻ có sự bố trí khu
vực chơi và học trong lớp và ngoài trời phù hợp, thuận tiện có ý nghĩa to lớn
không chỉ đối với sự phát triển thể chất của trẻ, mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận
thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo. Môi
trường giao tiếp cởi mở, thân thiện giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với
môi trường xung quanh sẽ tạo cơ hội cho trẻ được chia sẻ, giãi bày tâm sự,
nguyện vọng, mong ước của trẻ với cô, với bạn bè, nhờ vậy mà cô hiểu trẻ hơn,
trẻ hiểu nhau hơn, hoạt động phối hợp nhịp nhàng hơn nên hiệu quả hoạt động
cũng cao hơn, trẻ yêu trường, yêu lớp, yêu cô giáo và bạn bè hơn.
Trong các buổi tổ chức chuyên đề “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ
làm trung tâm” tôi nhấn mạnh rõ môi trường giáo dục gồm: Môi trường trong
lớp, môi trường ngoài lớp và môi trường xã hội. Từ đó tôi xây dựng kế hoạch
“Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” và chỉ đạo các trường
mầm non lập kế hoạch phải chú trọng đến các nội dung sau:
* Môi trường trong lớp:
Sắp xếp không gian hợp lí: Gần gũi, quen thuộc với cuộc sống thực hàng
ngày của trẻ để đảm bảo về mặt tâm lý cho trẻ khi tới trường lớp; có sự phân chia
giữa các góc rõ rệt, phù hợp; thiết kế các góc chơi phù hợp diện tích lớp, độ tuổi.
Đảm bảo cho trẻ di chuyển dễ dàng giữa các góc mà không va chạm vào nhau

hoặc vấp ngã hay va chạm vào đồ vật.
Trang trí: Vừa tầm mắt trẻ (không quá cao hoặc quá thấp); hình ảnh rõ
ràng, cụ thể, không quá nhiều hình ảnh. Quan tâm đến môi trường chữ viết. Dùng
chữ in thường và chữ viết thường
Góc mở: Có sản phẩm của cô và của trẻ, phong phú về thể loại như vẽ,
nặn, xé dán, cắt dán, có sản phẩm của phụ huynh…
Màu sắc: Tranh ảnh, màu sắc hài hòa, sinh động, ngộ nghĩnh, không quá
rực rỡ, lòe loẹt.
Các góc chơi: Trong lớp học không thể thiếu các góc chơi của trẻ nên cần
đảm bảo đủ số lượng góc cho trẻ chơi; tùy theo không gian, diện tích của lớp có
thể bố trí góc chơi trong hoặc ngoài lớp; các góc hoạt động chính được duy trì
thường xuyên; bố trí các góc linh hoạt để có thể sắp xếp lại; bố trí sắp xếp những
hoạt động tương đồng thì ở gần nhau (hoạt động tĩnh xa hoạt động động); bố trí
các góc có thể di chuyển được và đảm bảo an toàn cho trẻ; có đủ đồ chơi và
phương tiện đặc trưng của từng góc
Đồ dùng, đồ chơi trong các góc:
8


Phong phú về thể loại: Tự làm, mua sẵn, lá cây, hột, hạt, len, vải vụn…để
khuyến khích trẻ trải nghiệm. Nên có đồ dùng đã hoàn thiện và chưa hoàn thiện
để trẻ chơi.
Đồ dùng, đồ chơi ở các góc phải được sắp xếp gọn gàng, khoa học, dễ lấy,
tiện cho trẻ khi sử dụng; mang sắc thái vùng, miền, nguyên vật liệu của địa
phương (đưa sản phẩm của địa phương vào); mang tính mở và được bổ sung theo
giai đoạn.
Xây dựng các góc mở ở trong và ngoài nhóm, lớp: ở mỗi nhóm, lớp, nhà
trường lên kế hoạch chỉ đạo xây dựng các góc như : Góc phân vai, góc xây dựng,
góc khám phá khoa học/ thiên nhiên, góc nghệ thuật, góc, sách…đúng với nội
dung theo độ tuổi.

Ví dụ: Góc xây dựng phải được sắp xếp hợp lý và hấp dẫn đối với trẻ, có
đầy đủ các vật liệu xây dựng đa dạng, phong phú và thể hiện các chủ đề học tập
khác nhau, được sắp xếp ở nơi dễ lấy, dễ nhìn thấy và có đủ khoảng không gian
thích hợp cho trẻ chơi, được xác định các biểu tượng và đặt ngang tầm mắt của
trẻ. Có thể sử dụng tên của góc, biểu tượng của góc để đàm thoại với trẻ về
những hoạt động có thể thực hiện được ở góc. Có sơ đồ mạng về công việc của
trẻ, để khi trẻ chơi trẻ tự tìm, lấy đúng ký hiệu và phần việc của mình để thực
hiện. Ngoài ra ở trong góc giáo viên chuẩn bị sẵn một số nguyên, vật liệu rời như
các bình, lọ, que, cành cây, hoa, lá.. nguyên liệu còn nguyên vẹn như các khối
hộp, tranh, ảnh… cho trẻ tự làm thành các sản phẩm theo ý tưởng của mình.
Ví dụ: Góc tạo hình, âm nhạc được trưng bày những đồ dùng, đồ chơi ,
những hình ảnh, sản phẩm của hoạt động tạo hình, hoạt động âm nhạc đặc biệt là
những sản phẩm đẹp do trẻ tự làm ra như các bức tranh, sản phẩm nặn, xé dán…
có ghi tên trẻ và ký hiệu riêng của trẻ ở phía góc trên của sản phẩm. Có các tranh
ảnh, họa báo, giấy màu, lá cây khô, bẹ ngô, cói, đay, len sợi, bông…để trẻ tự làm
đồ chơi theo ý tưởng riêng của trẻ, cô và trẻ cùng làm chung một sản phẩm hoàn
chỉnh…trong những lúc đón và trả trẻ giáo viên giới thiệu cho phụ huynh quan
sát, nhìn thấy tên, sản phẩm của con mình được nêu gương trên góc, phụ huynh
rất phấn khởi, động viên con tiếp tục ngoan hơn, học giỏi hơn. Góc nghệ thuật đó
giúp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng chuyên đề xây dựng môi
trường giáo dục trong nhà trường, ở góc âm nhạc ngoài trưng bày, sắp xếp các
dụng cụ, đồ dùng âm nhạc gọn gàng, ngăn nắp, còn có các lô tô rời cho trẻ chọn
hình ảnh găm lên và gọi đúng tên hình ảnh đó. Khi trẻ chơi các trò chơi âm nhạc,
biểu diễn văn nghệ trẻ biết chọn đồ dùng, nhạc cụ phù hợp.
(Một số hình ảnh các góc, khu vực hoạt động trong nhóm lớp
– Hình ảnh 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10 thuộc phụ lục của SKKN này)
* Môi trường ngoài lớp:
Môi trường ngoài lớp học là yếu tố góp phần tích cực trong các hoạt động
nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện trẻ.
Quy hoạch và thiết kế cho phù hợp với không gian, diện tích của trường

mình như bố trí diện tích sân tập thể dục cho trẻ toàn trường và khu chơi thể thao
9


(cột bóng rổ, thang leo, sân chơi bóng đá mini...); khu vực chơi với đồ chơi ngoài
trời (cầu trượt, đu quay, đu bay, bập bênh, nhà bóng...); khu vực chơi “giao
thông”; khu vực chơi với đất, cát, nước, đá, sỏi...; khu vực trẻ trồng rau, trồng cây
và chăm sóc cây cối, con vật nuôi; khu chơi với các nhân vật cổ tích, hay còn gọi
là “vườn cổ tích”; khu “sân khấu ngoài trời”, khu trồng cỏ, trồng hoa, trồng cây
cảnh, cây ăn quả, cây bóng mát trên sân trường; khu tạo sân cỏ... hệ thống đường
đi lối lại trên sân; độ cao của hệ thống tường bao, độ rộng của cổng và biển
trường; khu đặt bảng tuyên truyền… đảm bảo các khu vực hài hòa và an toàn cho
trẻ.
Cây xanh: Ngoài cây lâu năm cần trồng bổ sung cây xanh hàng năm.
Bố trí, sắp xếp môi trường bên ngoài cần đảm bảo độ an toàn cho trẻ:
Không trồng loại cây có gai, độc… Bảng biểu ngoài sân, tủ đựng đồ dùng cá
nhân của trẻ cần được ghim, vít chặt chẽ.
(Một số hình ảnh các góc, khu vực hoạt động ngoài nhóm lớp – Hình ảnh
12,13,14,15,16,17,18,19,20,21,22,23,24 thuộc phụ lục của SKKN này)
* Môi trường xã hội:
Đây là môi trường trường trong nhà trường, gia đình và xã hội. Cần quan
tâm đến sự giao tiếp của cô với cô, cô với trẻ, trẻ với trẻ, cô với phụ huynh, trẻ
với người lớn; cần xây dựng môi trường giao tiếp chân tình, cởi mở; giáo viên
quan tâm đến mọi trẻ, yêu thương tôn trọng trẻ, đối xử công bằng với mọi trẻ;
lắng nghe ý kiến của trẻ, tôn trọng trẻ; giáo viên, người lớn cần là tấm gương cho
trẻ học tập và làm theo. Vì vậy tôi chỉ đạo các trường xây dựng một môi trường
sư phạm thực sự đoàn kết, mỗi cán bộ, giáo viên phải gương mẫu đối với trẻ,
thực sự là một tấm gương cho trẻ học tập. Đó là từ cách ăn mặc, cử chỉ, lời nói,
tác phong đối với trẻ phải nhẹ nhàng, âu yếm, gần gũi , yêu thương trẻ đúng mực.
Chỉ đạo để ban giám hiệu nhà trường chủ động phối, kết hợp chặn chẽ với các

đoàn thể trong trường như chi bộ Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên, hội cha mẹ
phụ huynh …phát động theo từng đợt, từng chủ đề, chủ điểm…
Ví dụ: Chọn các chủ điểm để phát động phong trào cho phù hợp với ngày
hội của trẻ như “ Nói lời hay, làm việc tốt “ “ Cô bác mẫu mực” “ cô
giáo như mẹ hiền “…
Nhờ những đợt vận động như trên, dần dần những hành vi chưa gương
mẫu của cán bộ, giáo viên, nhân viên đã chấm dứt, như không xưng hô mày tao
với nhau, không nói to trong giờ nghỉ của trẻ, không đánh, chửi nhau, không nói
tục, nói bậy trước mặt trẻ, không đi xe trong sân trường, không ăn mặc luộm
thuộm, hở hang, khi giao tiếp, trao đổi, trò chuyện với phụ huynh, với trẻ, với
mọi người xung quanh đúng phong cách nhà giáo.
Đối với các cháu trong giờ học cũng như trong giờ chơi, nhà trường phải
chỉ đạo giáo viên tổ chức thực hiện đảm bảo được môi trường giao tiếp thân
thiện, hòa đồng, ấm cúng, cởi mở tạo cơ hội, điều kiện cho trẻ được giao tiếp vơi
nhau. Môi trường tác động đến trẻ đó là (Con người với con người, con người với
môi trường xung quanh), vì vậy khi giáo viên, gặp gỡ, trao đổi với phụ huynh
10


phải thể hiện tình cảm thân thiện, cởi mở và mẫu mực. Quan hệ giữa cô và trẻ thể
hiện tình thương yêu, tôn trọng, tin tưởng, đối xử công bằng với trẻ. Quan hệ
giữa trẻ với trẻ thể hiện sự hợp tác, thân thiện, cô giáo đưa các cháu đi dần vào
nề nếp, thói quen, có tinh thần tập thể, đoàn kết, biết thương yêu, nhường nhịn
lẫn nhau, trong cách xưng hô giao tiếp phải luôn xưng tôi với bạn, nếu bạn ngã
biết đến giúp đỡ bạn, nâng bạn đứng dạy, rủ bạn cùng chơi…
* Kết quả: 16/16 trường và 243/243 nhóm, lớp có kế hoạch cụ thể cho
việc xây dựng và tạo môi trường vật chất trong và ngoài nhóm lớp; Đa số các
trường, nhóm, lớp đã biết lựa chọn nội dung, hình thức trang trí, xây dựng môi
trường giáo dục vật chất theo hướng mở, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi phù hợp với
nội dung của từng chủ đề, với khả năng nhận thức của trẻ và phù hợp với điều

kiện thực tiễn của địa phương, xây dựng môi trường xã hội thân thiện, đoàn kết,
vui vẻ.
2.3.2. Tham mưu Phòng GD&ĐT quan tâm đến công tác xây dựng, bồi
dưỡng nâng cao năng lực nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên; chỉ
đạo điểm về Cuộc thi “xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
trong trường mầm non” để nâng cao chất lượng.
Hoạt động quản lý giáo dục ở các trường học là một hoạt động chuyên biệt.
Muốn làm được công tác quản lý, đòi hỏi phải qua tuyển chọn và đào tạo theo
một chương trình, nội dung, phương pháp nhất định. Hoạt động quản lý là một
hoạt động có tính sáng tạo, nên đòi hỏi người lãnh đạo phải có khả năng tư duy,
có sự nhanh nhạy và quyết đoán cao, chuẩn hoá về trình độ học vấn. Ngoài ra
người cán bộ quản lý phải có đức hy sinh, có tính say mê công việc, có khả năng
giao tiếp, ứng xử xã hội, có uy tín với đồng nghiệp, với mọi người. Vì vậy đối với
tất cả CBQL đương chức chưa được học qua lớp quản lý giáo dục phải tạo điều
kiện cho họ đi học, thông qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ
chuyên môn, năng lực nghiệp vụ cho họ. Đảm bảo việc đề bạt CBQL theo đúng
quy trình, đúng tiêu chuẩn, chức danh cụ thể, tạo điều kiện cho CBQL có cơ hội
đi giao lưu, học hỏi, tham quan các cơ sở trọng điểm, các điển hình tốt về GDMN
trong và ngoài tỉnh.
Đội ngũ giáo viên có vai trò đặc biệt quan trọng trong công việc nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ “Giáo viên là nguyên tố quyết định chất
lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh, giáo viên phải có đức, có tài”
Luật giáo dục cũng khẳng định “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc
đảm bảo chất lượng giáo dục” khai thác tốt đội ngũ chính là chúng ta phát huy
được nội lực toàn ngành.
Thực tế cho thấy có cô giỏi mới có cháu giỏi, trường nào có nhiều giáo
viên nhiệt tình, tích cực, năng động có trách nhiệm với công việc, có năng lực
chuyên môn thì kết quả trên trẻ thể hiện rõ rệt, trẻ chăm, ngoan, có nề nếp, thói
quen học tập, hoạt động sôi nổi, tự tin, mạnh dạn và có chất lượng cao. Muốn xây
dựng, bồi dưỡng được đội ngũ đủ đức, đủ tài có kiến thức văn hoá và nghiệp vụ

sư phạm, đáp ứng được với yêu cầu thực tế của chương trình đổi mới hiện nay thì
trước hết phải sàng lọc giáo viên. Hàng năm phải chỉ đạo các trường làm tốt công
11


tác phân loại , đánh giá, giáo viên, thường xuyên thanh - kiểm tra nghiệp vụ quản
lý, giáo viên, có chế độ khen thưởng thoả đáng.
Thực hiện chiến lược bồi dưỡng CBQL, giáo viên theo hướng tự học, tự
bồi dưỡng và theo học các lớp đào tạo bằng nhiều hình thức tập trung chính quy,
liên thông,tại chức…vv để nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực, kỹ năng
nghiệp vụ sư phạm.
Tôi đã tham mưu Phòng GD&ĐT thường xuyên tổ chức kịp thời các lớp
chuyên đề với nội dung được tiếp thu trên Tỉnh và lựa chọn những nội dung cần
thiết, phù hợp với thực tế ở huyện để cho tất cả CBQLvà giáo viên tham dự, sau
mỗi đợt tập huấn, tổ chức cho chị em trao đổi thảo luật, rút kinh nghiệm các hoạt
động thực hành, viết bài thu hoạch, đề xuất những kiến nghị khi triển khai và tổ
chức thực hiện các nội dung của lớp chuyên đề.
Ví dụ: Năm học 2017-2018 tôi tham mưu với lãnh đạo phòng tổ chức
tập huấn tại huyện với các nội dung như sau.
- Tập huấn các môđun cho CBQL và GVMN;
- Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục, quy trình và chu kỳ kiểm định
chất lượng giáo dục trường mầm non;
- Triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục mầm non;
- Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ mầm non;
- Hướng dẫn thực hiện tích hợp trong tổ chức hoạt động giáo dục ở trường
mầm non. Hướng dẫn tổ chức chơi ngoài trời. Giao tiếp với trẻ mầm non;
- Quan sát, đánh giá trẻ và lập kế hoạch trong giáo dục mầm non.
- Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục MN và hướng dẫn sử dụng
bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi.
- Hướng dẫn hoạt động giáo dục âm nhạc: Kỹ năng ca hát, nghe hát, sử

dụng các loại nhạc cụ.
- Hướng dẫn xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm…vv
Ngoài lớp bồi dưỡng về lý thuyết, tôi còn tham mưu Phòng GD&ĐT quan
tâm đến việc bồi dưỡng ở các trường trọng điểm, lớp điểm. Tôi tham mưu với
lãnh đạo Phòng GD&ĐT triển khai chuyên đề và triển khai kế hoạch Cuộc thi
“Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non”
toàn diện tới các trường mầm non, đồng thời chọn trường đã đạt chuẩn quốc gia,
là trường trọng điểm của huyện và những giáo viên có trình độ chuyên môn, kỹ
năng sư phạm, có tinh thần trách nhiệm yêu nghề, mến trẻ và có khả năng sáng
tạo để xây dựng trường điểm, lớp điểm đó là trường mầm non Vĩnh Thành: Gồm
4 nhóm, lớp.
+ Nhóm trẻ: Cô Nguyễn Thị Diệu Thúy
+ Lớp mẫu giáo bé: Cô Lê Thị Hòa
+ Lớp mẫu giáo nhỡ: Cô Dương Thị Mai
+ Lớp mẫu giáo lớn: Cô Nguyễn Thị Huyền Thương
Trước hết Phòng GD&ĐT đã cùng với Ban chất lượng của ngành chỉ đạo
Ban giám hiệu nhà trường và giáo viên lớp điểm xây dựng kế hoạch chỉ đạo và tổ
chức thực hiện. Trong kế hoạch đối với từng nhóm, lớp yêu cầu phải đi sâu vào
12


từng vấn đề cụ thể về môi trường vật chất trong và ngoài nhóm, lớp cũng như
môi trường xã hội.
+ Nhóm trẻ thì xây dựng góc hoạt động với đồ vật,
+ Lớp mẫu giáo bé xây dựng góc đóng vai, góc xây dựng
+ Lớp mẫu giáo nhỡ xây dựng góc Tạo hình, góc khám phá khoa học và
thiên nhiên
+ Lớp mẫu giáo lớn xây dựng góc sách, góc âm nhạc, góc hoạt động với
chủ đề lớn, góc tuyên truyền với phụ huynh…vv
Mỗi lớp đều có sổ nhật ký ghi chép sự chuyển biến của trẻ và những hiện

tượng, hành vi, những hoạt động nào trẻ hứng thú, tích cực, những hành vi nào
chưa đúng, hoạt động nào trẻ không thích cần tập trung giáo dục cá nhân trẻ và
gợi ý hướng dẫn trẻ hoạt động. Việc ghi nhật ký trở thành nếp, thói quen theo dõi
thường xuyên của giáo viên. Chính vì vậy đã làm rõ tính vừa sức nội dung của
chuyên đề, phù hợp với từng lứa tuổi, giảm sự gò bó áp đặt, giáo điều gây căng
thẳng, nhàm chán đối với trẻ.
Giáo viên phải nhiệt tình chịu khó, tự học, tự bồi dưỡng tìm đọc tài liệu,
nghiên cứu thí điểm những vấn đề do kế hoạch đặt ra, tìm những biện pháp sáng
tạo, hình thức đẹp, nội dung hay, phong phú. Tổ chức rút kinh nghiệm cho toàn
trường và toàn ngành làm theo. Có ý thức trách nhiệm chung với công việc, tiếp
cận nhanh, ứng dụng công nghệ thông tin, truy cập mạng hàng ngày để học tập
những mô hình xây dựng môi trường giáo dục đẹp. Sử dụng giáo án điện tử đưa
vào trong các hoạt động giáo dục của trẻ.
Sau học kỳ I tôi tham mưu Phòng GD&ĐT tổ chức cho toàn huyện đến
học tập, trao đổi nhận xét và bổ sung thêm những biện pháp, nội dung, hình thức
để áp dụng ở lớp, trường mình.
Sang học kỳ II tiếp tục thực hiện nội dung chuyên đề và thực hiện tốt cho
cuộc thi, Phòng GD&ĐT đã tổ chức đi chấm điểm: Cuộc thi “Xây dựng môi
trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non” trực tiếp thực tế tại
các trường mầm non và lựa chọn ra 3 đơn vị xuất sắc nhất chỉ đạo nhân thành 3
trường điểm để tham dự Cuộc thi cấp tỉnh đó là trường mầm non Vĩnh Thành,
Vĩnh Phúc, Vĩnh Hưng nằm ở 2 cụm chuyên môn. Để 3 trường rút được kinh
nghiệm, đồng thời cũng cho các trường mầm non trên toàn huyện được học tập,
rút kinh nghiệm Phòng GD&ĐT tổ chức cho các cụm đi kiểm tra chéo và đánh
giá xếp loại cụ thể từng nội dung của từng giáo viên, của trường. Nhờ vậy mà các
trường đó nhận được những bài học kinh nghiệm tốt của lớp điểm, trường điểm
nhân diện ra toàn trường, toàn ngành nhanh và có chất lượng để tiếp tham dự
Cuộc thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm
non” tỉnh.
Ngoài ra tôi còn tham mưu Phòng GD&ĐT tổ chức, thành lập đoàn đi học

tập thực tế , trao đổi, rút kinh nghiệm ở một số trường bạn trong tỉnh và ngoài
tỉnh: Như trường MN Hoa Mai, Lam Sơn, Hoàng Phượng, Bút Sơn, Đông Minh,
Đông Sơn…vv qua những lần như vậy đội ngũ CBQL và chị em giáo viên được
bồi dưỡng thêm về kiến thức và nâng cao về năng lực chuyên môn, kỹ năng
nghiệp vụ sư phạm, đặc biệt là phát huy được tính sáng tạo, sự khéo léo và tính
13


thẩm mỹ mang chất nghệ thuật cao. Đặc biệt là môi trường xã hội trong các nhà
trường phải xây dựng được các mối quan hệ lành mạnh, gần gũi, thân thiện từ
trong các hành động, cử chỉ, lời nói giao tiếp, ăn, mặc đều mang phong cách sư
phạm và là một tấm gương cho trẻ học tập.
* Kết quả: Năm học 2017-2018 có 16/16 trường đã xây dựng được môi
trường giáo dục trong và ngoài nhóm, lớp; trên 90% số CBQL, GVMN nắm vững
mục đích, vai trò, ý nghĩa, nội dung, yêu cầu của việc xây dựng môi trường giáo
dục và có những hình thức, phương pháp sáng tạo trong việc tổ chức cho trẻ hoạt
động trải nghiệm; Các đơn vị trường mầm non Vĩnh Thành và Vĩnh Phúc đạt giải
Nhì, trường mầm non Vĩnh Hưng đạt giải Ba cấp tỉnh Cuộc thi “Xây dựng môi
trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non”.
2.3.3. Chỉ đạo giáo viên tổ chức hướng dẫn thường xuyên cho trẻ hoạt
động với môi trường giáo dục ở mọi lúc, mọi nơi.
Việc thường xuyên đưa trẻ vào hoạt động và thông qua hoạt động để giáo
dục và phát triển về các mặt nhân cách cũng như năm lĩnh vực giáo dục cho trẻ ở
mọi lúc, mọi nơi là một biệt pháp vô cùng quan trọng và cần thiết.
Các hoạt động đón, trả trẻ hàng ngày, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời,
lao động, đi dạo, đi thăm…đều là những dịp để trẻ bọc lộ cá tính, sở thích, cách
ứng xử, lời ăn, tiếng nói của mình. Các nhà trường chỉ đạo tất cả giáo viên phải
linh hoạt. sáng tạo, có nhiều hình thức, thủ thuật, biện pháp hay để tổ chức,
hướng dẫn trẻ hoạt động, khơi gợi ở trẻ tính tò mò ham hiểu biết, thích khám phá
những điều mới lạ, luôn gần gũi và uốn nắn những sai sót của trẻ trong mọi hoạt

động, hành vi, lời nói, nhằm để kích thích trẻ chủ động, tích cực tham gia hoạt
động. Điều này rất phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý của trẻ mầm non là mau
nhớ nhưng cũng chóng quên. Tổ chức cho trẻ hoạt động, trải nghiệm với môi
trường giáo dục có nhiều ưu thế nâng cao về kiến thức, kỹ năng, tính chú ý, ghi
nhớ có chủ định, tính khéo léo, kiên trì, tính sáng tạo và mở rộng vốn hiểu biết
cho trẻ về thế giới xung quanh.
Ví dụ: Trong các hoạt động học với chủ đề: Thế giới động vật:
Đề tài: Bé làm quen với các con vật đáng yêu:
Ngoài thời gian cô cung cấp nội dung, yêu cầu, kiến thức, kỹ năng, cho trẻ
quan sát, đàm thoại, so sánh qua tranh ảnh, vật thật, mô hình, hình ảnh động trên
màn chiếu. Cô còn tổ chức cho trẻ chơi các loại trò chơi củng cố để khắc sâu kiến
thức, trẻ được thực hành trải nghiệm, tích cực tham gia vào các hoạt động như trò
chơi chọn tranh theo yêu cầu của cô, nặn các con vật, tích hợp vận động bật lên
ghép tranh, chuyển thức ăn cho các con vật, thử tài của bé quan sát xem xung
quanh lớp có những nhóm con vật nào, môi trường sống ở đâu và có số lượng là
bao nhiêu...vv
Ví dụ: Trong hoạt động góc: Muốn cho trẻ tích cực hoạt động và phát huy
tính sáng tạo ở trẻ (góc sách, góc tạo hình) giáo viên gợi ý cho trẻ làm bưu thiếp
chúc mừng ngày sinh nhật của Bác Gấu… trẻ phải biết cắt – dán, trang trí hình
ảnh đẹp, hài hòa. Giờ đón, trả trẻ trong các góc mở, cô tổ chức, gợi ý cho trẻ
thích chơi ở góc nào thì tự vào góc đó chơi, trẻ tự lấy đồ chơi lắp ráp, cắt, nặn,
14


xếp hình, bế em, hát, đọc thơ, xem tranh...vv, có những hình ảnh, nguyên liệu rời
để trẻ tự ghép thành bức tranh, làm đồ dùng, sản phẩm hoàn chỉnh …
* Kết quả: Đạt 95% số trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động,
90% số trẻ hiểu được nội dung, có kiến thức và kỹ năng chơi các trò chơi và chơi
ở các góc mở. Chính vì vậy sự phát triển toàn diện của trẻ phụ thuộc rất nhiều
vào môi trường giáo dục. Nếu nhà trường và giáo viên biết xây dựng và tổ chức

tốt môi trường này cho trẻ hoạt động là đã góp một phần quan trọng trong việc
hình thành và phát triển các mặt nhân cách cũng như các lĩnh vực giáo dục của
trẻ.
2.3.4. Chỉ đạo xây dựng môi trường “ Xanh- sạch - đẹp – an toàn” trong
và ngoài nhà trường.
Để mở rộng môi trường hoạt động cho trẻ, tôi tham mưu Phòng GD&ĐT
chỉ đạo các nhà trường phải chú ý tạo cảnh quan sân, vườn trường hấp dẫn trẻ
như trồng hoa, cây cảnh, cây cỏ, cây ăn quả, cây bóng mát được bố trí, xắp xếp
hài hoà trong sân. Vườn rau phân theo nhóm rau ăn củ, rau ăn quả, rau ăn lá,
vườn hoa phân theo màu sắc hoặc trồng xen kẽ cỏ, cây, hoa, lá, vườn cổ tích,
vườn thiên nhiên. Dưới mỗi gốc cây, trong mỗi vườn xây bồn hoa tạo thành các
hình như hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, hình tam giác, hình lá, quả, củ,
hoa…có tên gọi của các loại cây, loại rau, loại hoa, loại quả. qua đó để tạo môi
trường giáo dục cho trẻ. Đồng thời phân công người chăm sóc, tưới cây, cắt tỉa,
quét dọn vệ sinh môi trường hàng ngày sạch sẽ.
Ví dụ: Trong thảm cỏ có thể cắt tỉa thành hình bông hoa, ngôi sao năm
cánh, trong vườn hoa tạo dáng thành hình các vật ngộ ngĩnh, các con số…
Quy định chỗ để xe của phụ huynh khi đưa - đón con đến trường để tạo ý
thức thực hiện nếp sống văn minh, lịch sự, trật tự, gương mẫu đối với trẻ. Thông
qua đó hướng dẫn trẻ thực hiện tốt chuyên đề GD an toàn giao thông cho trẻ
trong trường mầm non.
Bố trí các thùng rác phải có nắp đậy để đúng nơi quy định. Tạo thói quen
cho trẻ và phụ huynh, khi cho trẻ ăn quà xong phải biết bỏ túi, hộp vào thùng rác,
không vứt rác ra sân trường. Mỗi khi cô tổ chức cho trẻ ra chơi ở sân trường, ra
thăm vườn hoa, vườn rau… khi thấy lá rụng, môi trường bẩn cô và trẻ cùng tham
gia quét dọn vệ sinh, hót lá bỏ vào thùng rác. Sau mỗi ngày phải xử lý thùng rác
và làm vệ sinh sạch sẽ, khơi thông cống, rãnh, không để bốc mùi trong khu vực
trường mầm non, không vẽ bẩn lên tường.
( Một số hình ảnh về môi trường xanh sạch đẹp tại các trường điển hình
– Hình ảnh 21,22,23,24,25,26 thuộc phụ lục của SKKN này)

* Kết quả: 16/16 trường sân chơi có đồ chơi ngoài trời, có cảnh quan sư
phạm, vệ sinh môi trường luôn xanh-sạch-đẹp-an toàn, có vườn rau, 13/16 trường
có vườn cổ tích, Vườn cây ăn quả của bé…vv

15


2.3.5. Chỉ đạo các trường làm tốt công tác phối kết hợp với các bậc phụ
huynh, các ban ngành, đoàn thể trong và ngoài nhà trường để triển khai và tổ
chức thực hiện tốt chuyên đề xây dựng môi trường giáo dục trong trường
mầm non:
Công tác phối kết hợp với các bậc cha mẹ, các ban, Ngành, Đoàn thể có ý
nghĩa vô cùng quan trọng và là nhiệm vụ thiết thực của từng nhóm, lớp và trường
mầm non góp phần thực hiện tốt mục tiêu chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
Tạo nên sự liên kết giữa trường, lớp, nhóm và cha mẹ, cộng đồng xã hội, nhằm
chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình CS-ND-GD trẻ, đáp ứng kịp
thời những nhu cầu phát triển của trẻ về các mặt: Thể chất, tinh thần, nhận thức,
tình cảm, thẩm mỹ, ngôn ngữ, giao tiếp ứng xử, giáo dục cá biệt…tạo các điều
kiện tối ưu cho việc thực hiện có hiệu quả chất lượng toàn diện trên trẻ.
+ Có tác dụng lớn tạo được sự thống nhất giữa gia đình và trường, nhóm,
lớp, các đoàn thể về việc CS-ND-GD trẻ.
+ Tạo được sự thống nhất về nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức
CS-ND-GD trẻ ở trường cũng như ở gia đình, tránh được những mâu thuẫn về
phương pháp CS-ND-GD trẻ.
+ Phối hợp về nội dung thực hiện chương trình chăm sóc bảo vệ sức khoẻ
cho trẻ; thực hiện chương trình giáo dục trẻ; phối hợp kiểm tra đánh giá công tác
CS-ND-GD trẻ, CSVC, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi trong nhà trường…vv
Về hình thức và biệp pháp phối kết hợp: Đối với nhà trường thành lập hội
cha mẹ của trường, của nhóm, lớp. Xây dựng kế hoạch hoạt động năm, tháng, và
được hội cha mẹ thông qua, thống nhất về nội dung, quy chế, nội quy, quy định

của nhà trường, nhóm, lớp, tổ chức họp phụ huynh theo định kỳ, trao đổi trực tiếp
với phụ huynh hàng ngày trong giờ đón trẻ và trả trẻ, xây dựng góc tuyên truyền
cho phụ huynh ở nhóm, lớp, lập hòm thư góp ý của cha mẹ và cộng động về công
tác ND-CS-GD trẻ ở nhóm, lớp…vv
Ví dụ: Xây dựng kế hoạch phối hợp với các bậc cha mẹ hàng năm theo
từng tháng. Tên nhóm, lớp…………..
Giáo viên:………………
I. Mục đích yêu cầu:
II. Nội dung chính:
III. Kế hoạch cụ thể:
Thời gian
Tháng 9
............
Tháng 5

Nội dung phối hợp

Hình thức và Biện pháp
phối hợp
- Đóng góp kinh phí xây dựng, cải tạo - Thành lập hội cha mẹ
trường, lớp, mua sắm đồ dùng, đồ của nhóm, lớp
chơi, trang thiết bị cho lớp học
..................................................
...............................

Nhận xét
kết quả

Chính vì vậy tất cả mọi công việc, mọi hoạt động của ngành cũng như của
trường mầm non muốn đạt kết quả tốt đều không thể không có sự ủng hộ, đóng

góp và phối kết hợp thường xuyên, chặn chẽ của phụ huynh, các đoàn thể trong
và ngoài nhà trường. Vì vậy khi bắt đầu triển khai chuyên đề tôi đã tham mưu
16


Phòng GD - ĐT chỉ đạo các nhà trường ngay trong buổi họp phụ huynh đầu năm
phải thông báo rõ mục đích yêu cầu của chuyên đề với phụ huynh và đề nghị với
ban chấp hành phụ huynh trường và hội phụ huynh từng lớp bàn biện pháp phối
hợp cùng nhà trường thực hiện tốt nội dung chuyên đề.
Các nhà trường phải viết lên bảng từng tiêu chí, nội dung, trang thiết bị, đồ
dùng, đồ chơi, những điều kiện cần thiết để thực hiện chuyên đề, các hình ảnh
minh họa của trẻ đang hoạt động, trải nghiệm với môi trường giáo dục như trẻ
đang xếp hình, ghép tranh, tô tranh, chọn chữ cái, chọn số…để phụ huynh biết và
dạy bảo thêm khi trẻ ở gia đình. Nhà trường mở đợt phát động phong trào thu,
lượm lặt những nguyên vật liệu phế thải, nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương
như (các khối hộp, tranh ảnh họa báo, bình, lọ nhựa, bẹ ngô, rơm rạ, hột hạt…sưu
tầm các làn điệu dân ca, trò chơi dân gian ở các địa phương, sáng tác bài thơ, câu
chuyện, bài hát phù hợp với trẻ trong giáo viên và phụ huynh để hỗ trợ cho
chuyên đề. Phát động CBQL, GVMN viết bài tuyên truyền có nội dung về
chuyên đề.
Các nhà trường xây dựng kế hoạch có nội dung, hình thức và biện pháp cụ
thể tham mưu với lãnh đạo địa phương, phối hợp với các ban, ngành đoàn thể
trong và ngoài nhà trường. Đặc biệt là ban văn hóa xã hàng ngày đọc trên loa
truyền thanh những nội dung yêu cầu của chuyên đề, để các lãnh đạo, các bậc
phụ huynh và toàn thể cộng đồng dân cư có nhận thức đúng và phối hợp với nhà
trường thực hiện tốt chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con mình tại gia đình, đặc
biệt là quan tâm đến sự phát triển, hoàn thiện về nhân cách cũng như các lĩnh vực
phát triển giáo dục của trẻ.
Sau mỗi học kỳ, tổng kết năm học Phòng GD & ĐT tổ chức họp, trao đổi,
thảo luận, rút kinh nghiệm trong các trường, cụm chuyên môn, cụm thi đua về

nội dung xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non, để rút ra được
ưu, nhược điểm và có kế hoạch chỉ đạo, tổ chức thực hiện cho những năm học
tiếp theo.
Phối kết hợp tổ chức tốt các hội thi “ đồ dùng, đồ chơi sáng tạo “ “Cuộc thi
xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” ở cấp trường, cấp huyện.
* Kết quả: Các nhà trường đã làm tốt công tác tuyền truyền vận động các
đoàn thể, các nhà hảo tâm, phụ huynh đóng góp về tinh thần, vật chất như tham
gia ngày công lao động cải tạo sân, vườn, giàn cây, ủng hộ chậu cây cảnh, cây
xanh, làm vườn cổ tích, vẽ tranh tường, làm sân phát triển vận động, sân khấu
ngoài trời... Các đơn vị thực hiện tốt như Vĩnh Thành, Vĩnh Phúc, Vĩnh Hưng,
Vĩnh Ninh, Vĩnh Minh, Vĩnh Yên...
Với những biện pháp phối hợp chặn chẽ như vậy, để thu hút được sự quan
tâm, ủng hộ nhiệt tình, tích cực hơn nữa của các cấp lãnh đạo và các bậc phụ
huynh. Đó là một bước tiền đề, đồng thời cũng là phương hướng để tiếp tục thực
hiện tốt nội dung chuyên đề trong những năm tiếp theo đạt kết quả cao hơn.
Chính vì vậy mối quan hệ, sự phối kết hợp giữa các bậc cha mẹ, các Ban, Ngành,
Đoàn thể với nhóm, lớp và trường mầm non là điều kiện không thể thiếu được
trong việc thực hiện các mục tiêu và góp phần nâng cao chất lượng toàn diện về
CS-ND-GD trẻ.
17


2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
* Đối với hoạt động giáo dục: Sau năm học 2017-2018 vào đầu tháng 4
Phòng GD & ĐT lại xây dựng kế hoạch thành lập đoàn đi kiểm tra chéo cụm để
đánh giá, nhận xét, khảo sát chất lượng và xếp loại cụ thể từng trường thực hiện
chuyên đề và đã thu được kết quả như sau.
* Đối với nhà trường: 16 trường theo thang điểm 100 điểm
Tổng số
trường

mầm non
16

Chất
lượng
XDKH chỉ
đạo

Số trường
đạt
Tỷ lệ %

20 đ

XD khuôn
viên trong,
ngoài nhà
trường xanh,
sạch, đẹp
20 đ

XD các
MQH,
môi
trường xã
hội tốt
trong nhà
trường
20 đ


14

15

15

87.5

94

94

Đầu tư
CSVCTTbị, đồ
dùng, đc.

20đ

Chất
lượng
Bồi
dưỡng
CBGV
20 đ

14
87,5

Xếp loại chung


T

K

TB

Y

16

7

7

2

0

100

44

50

6

0

* Đối với giáo viên xây dựng môi trường trên nhóm, lớp:
T.số

nhóm,
lớp

XD môi
trường
GD: Vật
chất và
xã hội

Nội dung,
hình thức
xây dựng
môi
trường
GD.

Phương
pháp tổ
chức cho
trẻ hoạt
động

30 đ

20đ

20 đ

Công tác
tuyên truyền,

sưu tầm vật
liệu phế thải…
làm đồ dùng,
đồ chơi
10 đ

Nắm vững
Yêu cầu,
kiến thức,
kỹ năng,
năng lực
nghiệp vụ

Xếp loại chung

T

K

TB

Y

20 đ

243

227

225


216

231

221

63

70

92

18

Tỷ lệ

93

92,6

89

95

91

26

29


38

7

* Đối với cháu: tổng số 5930 ( trong đó nhà trẻ 1328; MG 4602 )
Tiêu chí 1
Nề nếp chào hỏi,
nói năng, đi đứng
thể hiện thái độ, kỹ
năng giao tiếp tình
cảm, ứng xử.

Tiêu chí 2
Trẻ hứng thú, tích
cực, biểu hiện khả
năng tự lực, sáng
tạo trong khi tham
gia các hoạt động ,
trải nghiệm

Tiêu chí 3
Trẻ hiểu nội dung,
có kiến thức, hình
thành và phát triển
kỹ năng chơi

Tiêu chí 4
Trẻ thực hiện đúng
quy tắc, cách chơi,

luật chơi của từng
loại trò chơi, biết
phối hợp với bạn
trong khi chơi

NT
MG
NT
MG
NT
MG
NT
MG
1129
4372
1181
4188
1181
4280
1181
4280
85%
95%
89%
91%
89%
93%
89%
93%
Phòng GD&ĐT sẽ tiếp tục phấn đấu chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt hơn

nữa trong những năm tiếp theo, nâng cao chất lượng toàn diện trong các nhà
trường giáo viên và trẻ.
* Đối với bản thân: Đã nâng cao được năng lực chuyên môn, nghiệp vụ,
kiến thức, kỹ năng sư phạm. Tích luỹ được một số hình thức, biện pháp chỉ đạo
phù hợp với thực tế của từng đối tượng trẻ, giáo viên, địa phương…
18


* Đối với đồng nghiệp: Là một trong những tài liệu để cho các đồng
nghiệp có thể sử dụng để tham khảo.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.
3.1.1. Kết luận chung:
Qua 1 năm học thực hiện đề tài bậc học mầm non huyện Vĩnh Lộc đã đạt
những kết quả sau:
- Nhận thức của các cấp lãnh đạo và các bậc phụ huynh đã hiểu rõ, sâu sắc
về mục đích ý nghĩa và tầm quan trọng của chuyên đề , từ đó mà có sự quan tâm,
đầu tư và chăm lo hơn cho ngành học.
- Trong các nhà trường có sự thay đổi lớn về hình thức và nội dung. Toàn
bộ 27 xã đều có khu trung tâm khang trang, sân chơi được nâng cấp, các phòng
học kiên cố hóa được bổ sung thêm nhiều, đồ dùng, đồ chơi đa dạng hóa về hình
thức và chủng loại, các khu vệ sinh đạt chuẩn yêu cầu, nhà bếp được xây dựng và
cải tạo sạch sẽ, vận hành theo hệ thống một chiều.
- Trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho công tác CS-ND-GD trẻ đủ
về số lượng, đảm bảo về chất lượng, phong phú về chủng loại.
- Qua quan hệ, giao tiếp, lời ăn. tiếng nói, tác phong, cử chỉ, thái độ của
toàn thể cán bộ, giáo viên và nhân viên trong trường đã thực sự mẫu mực , lịch
sự, văn minh, là tấm gương tốt cho trẻ noi theo. Các mối quan hệ trong nhà
trường giữa cán bộ quản lý với giáo viên, giữa giáo viên với phụ huynh ngày
càng gần gũi, thân thiết và đoàn kết hơn.

3.1.2. Bài học kinh nghiệm:
Sau một năm triển khai, chỉ đạo và tổ chức thực hiện đề tài, muốn để đạt
được kết quả tốt, bản thân tôi đã tự rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:
- Ngay từ đầu năm học Phòng GD&ĐT, đến các nhà trường, giáo viên cần
xây dựng kế hoạch cụ thể, sát thực, phù hợp với khă năng nhận thức của trẻ, với
tình hình thực tiễn của từng địa phương, nội dung, hình thức chặn chẽ và có biệt
pháp chỉ đạo, làm việc khoa học, trong đó lưu ý đến việc phân công, phân nhiệm,
chức danh rõ ràng, từ ở phòng GD, trong ban giám hiệu, giáo viên, nhân viên
trong trường. Bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao năng lực, kỹ năng sư phạm cho
đội ngũ CBQL, GVMN.
- Tạo quang cảnh khuôn viên sư phạm, xây dựng môi trường giáo dục ở
trong và ngoài nhóm, lớp, ngoài nhà trường đảm bảo nội dung, hình thức phong
phú, góp phần không nhỏ vào việc tạo môi trường học tập thuận lợi cho trẻ. Việc
đầu tiên khi triển khai chuyên đề là phải quan tâm đến việc xây dựng cơ sở vật
chất, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi chung của trường cũng như của
từng nhóm, lớp, phát động phong trào và tổ chức tốt “ Hội thi đồ dùng, đồ chơi
sáng tạo”. Việc này cần có sự quan tâm ủng hộ và đóng góp của nhiều lực lượng
trong và ngoài nhà trường.
- Để nhanh chóng hình thành, cung cấp những kiến thức, kỹ năng, thói
quen và kích thích hứng thú, tính tò mò, ham hiểu biết và tích cực tham gia hoạt
19


động trải nghiệm ở trẻ như yêu cầu của chuyên đề, nhà trường phải có nhiều hình
thức và biện pháp chỉ đạo, giáo viên phải suy nghĩ, sáng tạo tìm ra nhiều thủ thuật
hay để tiến hành tổ chức, hướng dẫn trẻ thực hiện ở các hoạt động, mọi lúc, mọi
nơi.
- Sự ủng hộ phối, kết hợp của các bậc phụ huynh, các ban ngành, đoàn thể
trong và ngoài nhà trường là rất quan trọng. Một trong những nguyên nhân thành
công của chuyên đề là có sự đóng góp, giúp đỡ của phụ huynh, các đoàn thể. Sự

đóng góp đó không chỉ hỗ trợ về nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ chuyên đề, mà
còn ở việc tham gia cùng với nhà trường thực hiện tốt những yêu cầu của chuyên
đề , giúp trẻ duy trì và củng cố những kiến thức khoa học đơn giản, những nề
nếp, thói quen, thái độ, giao tiếp ứng xử tốt đã được hình thành trong nhà trường
và đó cũng là kết quả thực hiện thắng lợi trong việc hình thành và phát triền toàn
diện nhân cách ban đầu, cũng như phát triển các lĩnh vực giáo dục của trẻ và góp
phần nâng cao chất lượng toàn diện chăm sóc - nuôi dưỡng - giáo dục trẻ trong
trường mầm non.
3.2. Kiến nghị
Trong quá trình chỉ đạo thực hiện “xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ
làm trung tâm trong trường mầm non” sau một năm học, tôi có một số ý kiến đề
xuất như sau:
Đối với nhà trường: Cần tham mưu với chính quyền địa phương đầu tư
xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu của bậc học và phù hợp với điều kiện
thực tế của từng đơn vị; làm tốt hơn nữa công tác xã hội hóa giáo dục để tạo dựng
môi trường vật chất cho trẻ hoạt động bổ sung cũng như làm mới hàng năm.
Đối với Phòng GD&ĐT: Tổ chức cho cán bộ giáo viên cơ sở được đi tham
quan học tập những đơn vị điển hình xuất sắc để năm học tới đạt kết quả cao hơn.
Đối với Sở GDĐT: Có nhiều bài viết về công tác xây dựng môi trường giáo
dục lấy trẻ làm trung tâm để giáo viên có tài liệu tham khảo thêm.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
………………………………………
………………………………………
………………………………………
………………………………………
………………………………………
………………………………………
………………………………………


Vĩnh Lộc, ngày 13 tháng 4 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
Người viết sáng kiến

Nguyễn Thị Thảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO
20


1. Chương trình giáo dục mầm non (Ban hành kèm theo Thông tư số
28/2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 ban hành sửa đổi, bổ sung một
số nội dung của chương trình giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư số
17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo ). NXB giáo dục Việt nam – xuất bản năm 2016
2. Hướng dẫn thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung
tâm trong trường mầm non của nhóm tác giả: Lương Thị Bích, Nguyễn Thanh
Giang, Phạm thị Huyền, Hoàng Thị Thu Hương, Bùi Thị Lâm, Lê Bích Ngọc,
Phạm Thị Nhi, Bùi Kim Tuyến của NXB Giáo dục – xuất bản năm 2017.
3. Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non - NXB
giáo dục Việt Nam – xuất bản năm 2017.
4. Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non: Từ 3-36
tháng tuổi; Mẫu giáo bé 3-4 tuổi; Mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi; Mẫu giáo lớn 5-6 tuổi.
NXB giáo dục Việt Nam – xuất bản năm 2010.
5. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm
non theo các năm học.


21


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP
CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN.
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Thảo
Chức vụ và đơn vị công tác: Cán bộ phòng GD&ĐT huyện Vĩnh Lộc.

TT

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh Kết quả
giá xếp loại đánh giá
(Ngành GD cấp xếp loại
huyện/tỉnh;
Tỉnh...)

1.

2.

3.

4.

5.


Một số biện pháp kích thích trẻ hoạt
động tích cực nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động tạo hình nói chung, giờ Ngành Giáo
“Vẽ hoa mùa xuân” nói riêng cho trẻ
dục huyện
4-5 tuổi.
Vĩnh Lộc
Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi
học tốt môn Làm quen với môi Ngành Giáo
trường xung quanh nói chung, giờ dục huyện
“Làm quen với một số loài hoa” nói Vĩnh Lộc
riêng.
Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5
– 6 tuổi trường mầm non Vĩnh long Ngành Giáo
học tốt môn Làm quen chữ cái
dục huyện
Vĩnh Lộc
Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5
Hội đồng
khoa học
– 6 tuổi trường mầm non Vĩnh long
huyện Vĩnh
học tốt môn Làm quen chữ cái
Lộc
Một số biện pháp chỉ đạo và triển
Hội đồng
khoa học
khai xây dựng môi trường giáo dục
huyện Vĩnh
lấy trẻ làm trung tâm trong trường

Lộc

(A, B, hoặc
C)

Năm học
đánh giá
xếp loại

B

2009-2010

C

2012-2013

C

2014-2015

C

2015-2016

B

2017-2018

mầm non trên địa bàn huyện Vĩnh

Lộc - tỉnh Thanh hóa

22


23



×