Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Một số kinh nghiệm huy động cơ sở vật chất xây dựng trường TH thành minh đạt chuẩn quốc gia mức độ i

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.58 MB, 26 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THẠCH THÀNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ KINH NGHIỆM HUY ĐỘNG CƠ SỞ VẬT
CHẤT XÂY DỰNG TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH
MINH ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA MỨC ĐỘ 1

Người thực hiện: Lê Thị Hồng Lý
Chức vụ: Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thành Minh
SKKN thuộc lĩnh mực: Quản lý

THANH HÓA, NĂM 2018


MỤC LỤC
Nội dung

Mục

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Lí do chon đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
NỘI DUNG
Cơ sở lí luận
Thực trạng


Thực trạng ở Địa phương
Thực trạng ở Nhà trường
Thực trạng cơ sở vật chất của nhà trường
Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên
Các giải pháp huy động các nguồn lực
. Công tác tham mưu, xây dựng kế hoạch, chỉ đạo đồng bộ, có
hiệu quả công tác xây dựng cơ sở vật chất cho trường chuẩn
Quốc gia mức độ 1.
Phối hợp với các tổ chức đoàn thể làm tốt công tác tuyên
truyền trong việc xây dựng cơ sở vật của chuẩn Quốc gia Mức
độ 1.

I.
1.
2.
3.
4.
II.
1.
2.
2.1.
2.2.
2.3.
2.4.
3
3.1.

3.2.

Tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục để huy động mọi

nguồn lực cùng tập trung vào công tác xây dựng cơ sở vật chất,
khuôn viên.

3.3.

Hiệu quả

3.4.
III

Kết luận, kiến nghị

I.

Trang
1
2
3
3
3
3
3
3
4
4
4
4
5
6
7


8

10

15
16

MỞ ĐẦU
2


1. Lí do chọn đề tài
Đảng và Nhà nước ta đã xác định: Giáo dục là nền tảng của sự phát triển
khoa học – công nghệ, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội và
đóng vai trò chủ yếu trong việc nâng cao ý thức dân tộc, tinh thần trách nhiệm,
năng lực của thế hệ hiện nay và mai sau. Giáo dục phải đi trước một bước, nâng
cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài để thực hiện thành công các
mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Giáo dục là lĩnh vực nhạy
cảm nhất của xã hội, luôn có tác động cả hai mặt đối với đời sống chính trị, xã
hội của đất nước. Trong giáo dục, cơ sở vật chất truờng lớp là một trong những
yếu tố quan trọng, góp phần quyết định chất lượng, hiệu quả giáo dục. Đặc biệt
trong việc xây dựng trường đạt CQG, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học là một
trong năm tiêu chí bắt buộc. Trong thực tiễn có những điều luôn đồng hành hay
cùng tồn tại và phát triển, vì vậy công tác xã hội hoá giáo dục nếu làm tốt thì
việc xây dựng cơ sở vật chất sẽ có nhiều thuận lợi và trái lại. Điều đó luôn phù
hợp phương châm " Nhà nước và nhân dân cùng làm". Trong việc đầu tư để xây
dựng CSVC, phục vụ cho công tác dạy và học trong những năm từ 2015 trở lại
đây, trường Tiểu học Thành Minh luôn làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, đặc
biệt là việc huy động, phối hợp với phụ huynh học sinh để xây dựng, cải tạo,

nâng cấp khuôn viên ngày càng xanh - sạch - đẹp- an toàn, đáp ứng các tiêu
chuẩn trường CQG mức độ 1. Tuy có nhiều phát triển như vậy nhưng đến năm
2016 xã Thành Minh chưa có trường học nào đạt chuẩn Quốc gia cũng là một
trong 4 xã trong toàn huyện trắng trường chuẩn quốc gia. Tại báo cáo số
23/BC/BCĐ về tổng kết công tác xây dựng trường học đạt chuẩn Quốc gia giai
đoạn 2011- 2015, phương hướng nhiệm vụ xây dựng trường học đạt chuẩn Quốc
gia gia đoạn 2016 -2020 ngày 29/8/2016, ban chỉ đạo đã giao chỉ tiêu cho xã
Thành Minh phải xây dựng được 1 trường đại chuẩn Quốc gia trong năm 2017 .
Được sự thống nhất của Đảng ủy, HĐNH, UBND xã Thành Minh giao cho
trường Tiểu học xây dựng trường chuẩn Quốc gia mức độ 1. Với một nhiệm vụ
vô cùng quan trọng và nặng nề như vật sau khi rà soát lại 5 tiêu chí của trường
chuẩn Quốc gia xét thấy nhà trường còn thiếu nhiều nhất là tiêu chuẩn 3 về cơ
sở vật chất và khuôn viên. Với nhiệm vụ cấp bách như vậy, tôi đã nhanh chóng
tìm ra những giải pháp để làm sao xây dựng thành công trường Tiểu học Thành
Minh đạt chuẩn Quốc gia vào năm 2017.
Xuất phát từ yêu cầu đó, với kinh nghiệm bản thân trong việc xây dựng
trường đạt chuẩn Quốc gia thời gian qua cho thấy, xây dựng được một ngôi
trường đạt chuẩn Quốc gia là một quá trình chuẩn bị kỹ càng về mọi mặt, đầu
tiên là sực chỉ đạo quyết liệt của Đảng ủy, sự vào cuộc của Hội đồng nhân dân,
Ủy ban nhân dân xã, tiếp theo phải có sự nỗ lực, quyết tâm cao của Hội đồng sư
phạm cùng với sự hỗ trợ tích cực của Hội cha mẹ học sinh nhà trường, bên cạnh
2


là vai trò chỉ đạo của phòng giáo dục và đào tạo. Với mong muốn chia sẻ kinh
nghiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, tôi
chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Một số kinh nghiêm huy động cơ sở vật
chất xây dựng trường Tiểu học Thành Minh đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1”
1.1. Mục đích nghiên cứu.
Việc chọn đề tài " Một số kinh nghiêm huy động cơ sở vật chất xây dựng

trường Tiểu học Thành Minh đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1” để nghiên cứu,
thực hiện nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm từ thực tế cũng như tiếp tục
phát huy những mặt tích cực trong công tác xây dựng CSVC nhà trường theo
mục tiêu CQG, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, thực hiện mục tiêu
nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho quê hương đất nước.
1.2. Đối tượng nghiên cứu:
Một số kinh nghiệm trong việc huy động cơ sở vật chất nằm xây dựng
trường Tiểu học Thành Minh đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1
1.3. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành sáng kiến này tôi đã sử dụng một số nhóm phương pháp
nghiên cứu sau đây:
- Nhóm phương pháp quan sát, thu thập thông tin.
- Nhóm phương pháp thống kê, so ánh, đối chiếu.
- Nhóm phương pháp phân tích, tổng hợp
II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Trong những năm gần đây công tác xây dựng trường Tiểu học đạt chuẩn
quốc gia luôn được cấp ủy đảng và chính quyền địa phương quan tâm và chỉ
đạo sát sao. Mục tiêu này được cụ thể hóa trong kế hoạch phát triển sự nghiệp
giáo dục từng năm học, được thể chế hoá thông qua Nghị quyết Đại hội Đảng
bộ các cấp hàng năm, được các cấp các ngành quan tâm hàng đầu. Thực hiện 5
tiêu chuẩn quy định trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia (Tiêu chuẩn 1: Tổ
chức và Quản lý nhà trường; Tiêu chuẩn 2: Cán bộ Quản lý, giáo viên, nhân
viên và học sinh; Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; Tiêu
chuẩn 4: Quan hệ nhà trường, gia đình và xã hội; Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo
dục và kết quả giáo dục) [1]. Một trong những yếu tố góp phần quan trọng để
công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia đó là cơ sở vật chất. Rà soát theo 6 yêu
cầu của tiêu chuẩn 3 về (Khuôn viên, cổng trường, hàng rào bảo vệ, sân chơi
bãi tập; Phòng học, bàn ghế giáo viên, học sinh; Khối phòng, trang thiết bị văn
phòng phục vụ cho công tác quản lý dạy và học; Khu vệ sinh, nhà để xe, hệ

thống thoát nước, thu gom rác; Thư viện; Thiết bị dạy học và hiệu quả sử dụng)
[3]. Để đạt được, Hiệu trưởng nhà trường phải có cái nhìn khái quát, phải quy
hoạch, xây dựng chiến lược phát triển nhà trường phù hợp với thực tế. Muốn
2


đạt hiệu quả cao cần phải có các Ban ngành, Đoàn thể, các Tổ chức ủng hộ thì
việc xây dựng cơ sở vật chất mới hoàn thiện nhanh, đẩy nhanh tiến độ được
công nhận chuẩn lại. Chính vì vậy việc “Huy động cơ sở vật chất xây dựng
trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1” ở trường Tiểu học Thành Minh
là rất cần thiết, giúp nhà trường hoàn thành mục tiêu đề ra.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Thực trạng địa phương
Thành Minh là một xã miền núi của huyện Thạch Thành, cách trung tâm
huyện lỵ 23km về phía Tây Bắc, có diện tích tự nhiên 3365,45 ha. Toàn xã có
16 thôn, 9425 khẩu, dân tộc Mường chiếm 76%. Xã có ranh giới tiếp giáp như
sau: Phía Bắc giáp xã Thành Yên, xã Cúc Phương (Nho Quan, Ninh Bình); phía
Nam giáp xã Thành Trực, phía Đông giáp xã Thành Công, phía Tây giáp xã
Thành Vinh.
Giao thông đi lại giữa các thôn bản trong xã còn rất nhiều khó khăn. Kinh
tế chủ yếu của địa phương là sản xuất nông nghiệp.
Trong những năm gần đây, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính
quyền địa phương, việc phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục đã được cải thiện
đáng kể, có nhiều chuyển biến rõ rệt.
Về phát triển văn hóa giáo dục: Toàn xã có 05 đơn vị trường học gồm các
bậc học: Mầm Non (02 trường), Tiểu học (02 trường), Trung học Cơ sở (01
trường). Được sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể xã hội
và nhân dân trong toàn xã, cơ sở vật chất trường học đã được quan tâm đầu tư
xây dựng, từng bước tạo tiền đề vững chắc cho việc phát triển sự nghiệp giáo
dục ở địa phương, làm cho diện mạo phát triển văn hóa giáo dục cảu xã nhà có

nhiều thay đổi một cách rõ rệt. Chất lượng giáo dục đã phát triển mạnh mẽ và
bền vững.
2.2. Thực trạng cơ sở vật chất nhà trường
- Trường tiểu học Thành Minh được thành lập từ tháng 9 năm 1956, với
tên gọi ban đầu là trường Phổ thông Cơ sở Thành Minh.
- Từ năm học 1996-1997, sau khi chia tách từ trường Phổ thông Cơ sở
Thành Minh thành đơn vị trường Tiểu học với tên gọi: Trường Tiểu học Thành
Minh. Trong những năm đầu mới tách trường cơ sở vật chất của nhà trường còn
thiếu thốn, các lớp khu lẻ phải học nhờ ở hội trường các thôn. Đến năm học
2009-2010 nhà trường dồn về học 1 khu với 6 phòng học kiên cố dành cho 13
lớp.
- Thời điểm năm 2015, cơ ở vật chất khuôn viên nhà trường còn thiếu
thốn, cổng vào trường là nền đất, ngày mưa thì lầy lội, nắng thì bụi bặm. Xung
2


quanh trường là các loại cây dại mọc um tùm, sân chơi là bãi đất trống chỉ có cỏ
mọc, những khi mưa gió trở thành bãi lầy, mất vệ sinh và khó khăn cho các hoạt
động dạy học của thầy và trò. Một số bồn hoa trước khu phòng học không được
quan tâm chăm sóc. Khu vệ sinh dành cho giáo viên chưa có, khu vệ sinh dành
cho học sinh thì chật chội, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cả thầy và trò.
Khu để xe của CBGV thì xuống cấp, đặc biệt nhà xe dành cho học sinh xuống
cấp dột nát, nắng mưa hằng ngày làm hư hỏng dần xe của các em nhưng không
có cách nào khắc phục. Tất cả những khó khăn này đặt ra cho mỗi CBGV - NV
trong nhà trường … đặc biệt là người đứng đầu những trăn trở, day dứt, trong
khi đó việc xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia trong toàn huyện nói chung,
cảu xã Thành Minh nói riêng là vấn đề rất được quan tâm. Thời điểm 2015 cả
huyện Thạch Thành riêng bậc Tiểu học đã có 22/33 trường đạt chuẩn Quốc gia
chiếm 66,7%. Trong khi đó cả 5 nhà trường của 3 bậc học tại xã Thành Minh
chưa có trường nào đủ điều kiện về CSVC của trường CQG.

- Tính đến thời điểm tháng 1 năm 2017, mặc dù nhà trường đã tham mưu, tuyên
truyền, vận động huy động các nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất trong các năm
học nhưng chỉ mới có được 6 phòng học kiên cố, trang thiết bị có bổ sung hàng
năm nhưng chưa đảm bảo. Về cơ sở vật chất, nhà trường còn thiếu 8 phòng
học, thiếu nhà vệ sinh giáo viên, phòng chức năng đều là phòng cấp 4 đã xuống
cấp, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học chưa đáp ứng. Công trình vệ sinh cho
học sinh chưa đủ diện tích, bàn ghế học sinh phòng thư viện, bàn ghế giáo viên
chưa đạt quy chuẩn, khuôn viên cây xanh chưa được quy hoạch, mặt bằng sân
thể dục chưa đạt yêu cầu. Về khuôn viên sân trường xuống cấp, mặt sân gồ ghề,
bồn hoa cây cảnh chưa được quy hoạch.
2.3. Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên
Qua điều tra về cơ sở vật chất hiện có và chất lượng giáo dục như sau:
* Về cơ sở vật chất:
T
Tên các hạng mục
Tổng số
Chất lượng
Chất lượng
T
công trình
đạt theo yêu
chưa đạt
cầu
theo
yêu cầu
1 Phòng học kiên cố
6 phòng
x
2 Phòng học cấp 4
3 phòng

X
3 Đường điện, quạt
X
4 Bàn ghế HS 2 chỗ ngồi
90 bộ
70 bộ
20 bộ
5 Công trình vệ sinh tự hoại 1 công trình
1 công trình
6
Bảng từ
9 cái
X
7 Bàn ghế giáo viên
6 bộ
X
Thiếu 3 bộ
8 Máy tính
3 bộ
2 bộ
1bộ
9 Giếng khoan
1 cái
X
2


10
11
12

13
14
15

Bể đựng nước
1 cái
X
Nhà để xe giáo viên
1
X
Cổng trường
1
X
Tường rào
1100 m
1100m
Phòng thường trực
1 phòng
X
Nhà xe giáo viên và học 2 khu
1 khu
sinh.
16 Sân chơi
2 sân
x
* Về kết quả giáo dục: Xếp loại học sinh năm học (Đánh giá theo Thông tư 30
kết hợp với sửa đổi theo Thông tư 22):
Đạt
Chưa đạt
Năm học Tổng số Xếp loại

SL
TL
SL
TL
Năng lực
338
98%
7
2%
2015-2016
345
Phẩm chất
338
98%
7
2%
Năm học
2016-2017

Năng lực

369

98,2%

6

1,8%

369


98,2%

6

1,8%

375 HS
Phẩm chất

- Qua số liệu điều tra năm học trước, tôi nhận thấy cơ sở vật chất so với tiêu
chí đạt chuẩn thì chưa đạt. Muốn chất lượng tốt thì cơ sở vật chất phải đạt theo
yêu cầu. Từ thực trạng trên với vai trò là nhà quản lý đứng đầu đơn vị, tôi luôn
trăn trở là làm thế nào để từng bước huy động các nguồn lực xây dựng đủ cơ sở
vật chất, nâng cao chất lượng giáo dục. Đây là một yêu cầu rất khó khăn vất vả
đặt lên vai người quản lý trong hoạch định chiến lược. Huy động xây dựng cơ
sở vật chất đảm bảo cho công tác dạy học đã khó, huy động xây dựng cơ sở vật
chất đáp ứng yêu đạt chuẩn Quốc gia càng vất vả hơn. Để “Huy động cơ sở vật
chất xây dựng trường Tiểu học Thành Minh đạt chuẩn Quốc gia mức độ
1” đạt hiệu quả tốt hơn, Tôi đưa ra các giải pháp sau:
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
3.1. Công tác tham mưu, xây dựng kế hoạch, chỉ đạo đồng bộ, có hiệu
quả công tác xây dựng cơ sở vật chất cho trường chuẩn Quốc gia mức độ 1.
Kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, kế hoạch này phải được
xây dựng một cách cụ thể chi tiết khoa học và mang tính khả thi, phải xây dựng
cụ thể đến từng phần, từng nội dung công việc, hoàn thành theo một lộ trình thời
gian nhất định. Bởi vì 5 tiêu chuẩn theo quy định của trường đạt chuẩn quốc gia
có những tiêu chuẩn như công tác xã hội hóa giáo dục, nâng cao chất lượng dạy
và học, cơ sở vật chất không thể thực hiện và hoàn thành ngay trong thời gian
2



sau một năm học mà để đạt được hiệu quả thì cần phải có thời gian thực hiện
từng bước thì mới hoàn thành.
Qua thực tế cho thấy việc xây dựng cơ sở vậy chất nhà trường đòi hỏi
nguồn kinh phí rất lớn, trong khi đó đóng góp của nhân dân còn hạn chế do đời
sống của nhân đân còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt là ở một xã vùng 135 như
Thành Minh. Vậy để việc xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường đạt kết quả tôi
đã thực hiện những bước sau:
- Truớc hết là đối chiếu theo tiêu chuẩn cơ sở vật chất của trường Chuẩn
Quốc gia, xây dựng quy hoạch tổng thể, liệt kê các hạng mục công trình còn
thiếu, vấn đề này được tổ chức triển khai đến toàn thể CBGV, NV trong các
cuộc họp hội đồng, các tổ chức trong nhà trường để mọi người được tham gia,
đóng góp ý kiến xây dựng thành kế hoạch chung của nhà trường, xác định cơ sở
vật chất là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học và xây dựng
nhà trường đạt chuẩn Quốc gia. Vấn đề quy hoạch tổng thể nhà trường là việc
đầu tiên cần làm. Điièu quan trọng là phải căn cứ vào thực tiễn của nhà trường,
của địa phương để xây dựng kế hoạch tham mưu cho sát với thực tế.
- Khi xây dựng kế hoạch của trường chuẩn Quốc gia tôi đã phân tích kĩ
lưỡng và chú ý đến tình hình đặc điểm chung, những yếu tố nội lực và ngoại lực
có tác động đến quá trình thực hiện kế hoạch.
- Khi có sự thống nhất của cấp ủy, chi bộ và toàn thể cán bộ giáo viên,
nhân viên nhà trường, báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính
quyền địa phương về định hướng xây dựng, quy hoạch tổng thể khuôn viên
trường. Tranh thủ sự chỉ đạo giúp đỡ của Phòng giáo dục về vấn đề quy hoạch
tổng thể. Từ thống nhất quy hoạch tổng thể khuôn viên nhà trường, tôi triển khai
quy hoạch và giao nhiệm vụ cho tổ chức, cá nhân vẽ sơ đồ quy hoạch.
- Sau khi đã có bản vẽ chi tiết, báo cáo Ủy ban nhân dân để phê duyệt từ
đó có cơ sở tham mưu và xin ý kiến chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương
trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ cụ thể đề ra sau khi đã được

duyệt sơ đồ quy hoạch.
- Tham mưu cho cấp ủy, chính quyền trong việc xây dựng khu phòng học
còn thiếu, cải tạo và nâng cấp CSVC, khuôn viên nhà trường.
- Kế hoạch xây dựng được chia làm các giai đoạn cụ thể: Từ tháng 1/
2017 đến tháng 7/2017 xây dựng 8 phòng học kiên cố, tu sửa 3 phòng học cấp 4,
làm nhà xe học sinh, làm nhà vệ sinh giáo viên. Từ tháng 9/2017 đến 11/2017 lát
hệ thống sân và hoàn thiện bồn hoa cây cảnh, khuôn viên nhà trường.
3.2. Phối hợp với các tổ chức đoàn thể làm tốt công tác tuyên truyền
trong việc xây dựng cơ sở vật của chuẩn Quốc gia Mức độ 1.
Công tác tuyên truyền là một việc làm rất quan trọng, muốn làm bất cứ việc gì
trước hết phải hiểu được mục đích, ý nghĩa của công việc đó. Trên thực tế, khi nói
2


đến một nhà trường đạt trường tiên tiến cấp huyện thì mọi người dân và địa
phương sẽ hiểu là nhà trường có chất lượng dạy và học tốt hoàn thành tốt nhiệm vụ
năm học, có học sinh giỏi, giáo viên cấp tỉnh, cấp huyện, nhưng khi nói đến trường
tiểu học đạt chuẩn quốc gia thì nhiều người, kể cả có những cán bộ giáo viên cũng
chưa có nhận thức không đầy đủ, chưa hiểu rõ được như thế nào là một trường
chuẩn quốc gia. Vì vậy, trước hết là tuyên truyền cho tất cả cán bộ giáo viên nhân
viên trong nhà trường, mọi người dân địa phương nơi trường đóng, cha mẹ học
sinh, Đảng ủy, chính quyền địa phương, cùng các ban ngành đoàn thể nhận thức
một cách đầy đủ, thấu đáo về mục đích, nội dung, ý nghĩa, tác dụng của việc xây
dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, cho họ hiểu được là xây dựng một hệ
thống trường tiểu học mới, được xây dựng với một hệ thống hoàn chỉnh về mọi
mặt, các thành tố trong nhà trường được quy chuẩn cao, nhà trường có được các
điều kiện tốt nhất để thực hiện quá trình dạy và học, các em học sinh được học
trong một nhà trường có điều kiện giáo dục tốt nhất để phát triển toàn diện.
Trong công tác tuyên truyền, cần phải truyền tải đầy đủ, nội dung ý
nghĩa, tác dụng của việc xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia, hơn thế

nữa cần phải phân tích cho tất cả mọi đối tượng nắm rõ và nắm chắc một cách
chi tiết 5 tiêu chuẩn của trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 và đặc
biệt là yêu cầu về cơ sở vật chất, cảnh quan khuôn viên trong nhà trường. Để
làm được điều này phải in sao toàn bộ quyết định, quy định công nhận trường
tiểu học đạt chuẩn Quốc gia gửi đến Đảng ủy, UBND, HĐND, MTTQ xã, các tổ
chức đoàn thể như: Hội Cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội nông
dân tập thể thậm chí cả đến Hội người cao tuổi, Hội cựu giáo chức.. , các cơ
quan, đại diện cha mẹ học sinh, chi bộ khu dân cư. Để các nội dung của các
tiêu chuẩn trường Chuẩn Quốc gia đến với mọi người thì cần tóm tắt nội dung
cơ bản của trường chuẩn sao cho ngắn gọn, từ ngữ đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ
giúp cộng đồng hiểu đúng, đầy đủ yêu cầu đạt được của từng chuẩn.
Trươc hêt tôi phôi hợp với mặt trận tổ quốc làm tốt công tác tuyên truyền
về kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 để cấp uỷ Đảng,
Chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, hội cha mẹ học sinh và mọi
người cùng nắm bắt tạo sự đồng thuận và ủng hộ.
Đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền: Có thể trực tiếp, gián tiếp, bằng
lời nói hay bằng văn bản... hoặc có thể tổ chức các nội dung như: tổ chức hội
thảo về chuyên đề xây dựng trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia gồm các thành
phần cán bộ địa phương, ban đại diện hội cha mẹ học sinh, các tổ chức đoàn thể,
giáo viên toàn trường ... Tuyên truyền trực tiếp thông tin trong các cuộc họp:
Họp hội đồng sư phạm, họp ban đại diện hội cha mẹ học sinh, các cuộc họp các
ban ngành đoàn thể trong và ngoài nhà trường. Thông qua các cuộc họp truyền
đạt đến mọi người vai trò, tác dụng của trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia ;
2


nội dung yêu cầu của 5 tiêu chuẩn; kế hoạch xây dựng đạt chuẩn Quốc gia mức
độ 1, tiến tới xây dựng đạt chuẩn mức độ 2 của nhà trường. Tuyên truyền gián
tiếp thông qua các văn bản, chỉ thị, báo cáo, thông báo ... chuyển đến các cấp
các ngành, các đoàn thể có liên quan nắm bắt chủ trương xây dựng trường Tiểu

học đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 của nhà trường nắm bắt và phối hợp.
Tham mưu với Đảng uỷ, Chính quyền, Hội đồng giáo dục xã đưa vấn đề
xây dựng chuẩn Quốc gia vào Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã. Đây là
việc làm mang tính quyết định, thể hiện việc xây dựng trường chuẩn Quốc gia là
việc làm của Đảng, Chính quyền và nhân dân. Vì Hội đồng nhân dân xã là cơ
quan quyền lực cao nhất của địa phương có quyền quyết định đầu tư ngân sách
để xây dựng các công trình dể phát triển kinh tế văn hóa xã hội ở địa phương và
để đầu tư ngân sách cho công tác xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia cần phải
được Hội đồng nhân dân xã bàn bạc và đưa ra Nghị quyết, khi có nghị quyết của
Hội đồng nhân dân xã, việc huy động cộng đồng mới có đủ điều kiện về pháp lý
và đảm bảo quy chế dân chủ.
Ngoài ra còn có thể dùng nhiều hình thức khác để tuyên truyền về chủ
trương xây dựng trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia như: Trên phương tiện
thông tin đại chúng, các cuộc giao lưu...
Xác định rõ vai trò lãnh đạo của Đảng, chính quyền là hết sức quan trọng,
quyết định sự đầu tư CSVC cho nhà trường và tạo cơ chế cho công tác XHH
giáo dục ở điạ phương được triển khai thuận lợi.
Để đạt được công tác xây dựng hoàn thiện cơ sở vật chất cho nhà trường bản
thân đã thực hiện theo các bước như sau:
- Tham mưu cho cấp ủy, chính quyền trong việc xây dựng, cải tạo và nâng
cấp CSVC, khuôn viên trường theo từng hạng mục đã xác định: các khối công
trình phục vụ cho công tác dạy và học, xây dựng cảnh quan trường lớp, các công
việc cần làm cụ thể là: xây dựng khối phòng học còn thiếu, lát sân trường, đổ bê
tông đường đi lối lại, xây dựng nhà xe cho giáo viên và sửa nhà xe học sinh, xây
nhà vệ sinh giáo viên, bổ ssung trang thiết bị cho phòng thư viện và khối phòng
học được xây mới. Để đạt được hiệu quả trong công tác tham mưu thì người
Hiệu trưởng cần phải kiên trì, tạo được mối quan hệ thật tốt với Đảng ủy chính
quyền địa phương, qua các hội nghị cấp xã để có những ý kiến trọng tâm thuyết
phục địa phương quan tâm xây dựng bổ sung các hạng mục công trình còn thiếu
cần xây dựng.

- Khi có được sự vào cuộc chỉ đạo của Đảng ủy sự quan tâm thực sự của
chính quyền, sự đồng thuận của nhân dân và phụ huynh, thì việc huy động
nguồn lực đóng góp như ngày công huy động đóng góp từ phụ huynh học sinh
thực hiện một cách dễ dàng
2


- Rà soát các đồ dùng trang thiết bị dạy và học còn thiếu lập tờ trình tham
mưu cho phòng giáo dục, UBND huyện cấp nguồn kinh phí để mua sắm bổ sung
thêm trang thiết bị dạy và học, bổ sung thêm các loại đầu sách cho thư viện chưa
đạt chuẩn.
- Đảng ủy, chính quyền địa phương và tất cả các ban ngành đoàn thể, cùng
đại diện cha mẹ học sinh tổ chức một cuộc họp mà nòng cốt là Ban chỉ đạo Xây
dựng trường Chuẩn Quốc gia, chủ yếu là nhà trường để thông qua kế hoạch, xác
định lại mục tiêu và thời gian hoàn thành xây dựng, tinh thần này đã nhận được
sự chỉ đạo thống nhất cao của Đảng ủy sự đồng thuận hạ quyết tâm của chính
quyền địa phương cùng tất cả các ban ngành đoàn thể, các nguồn lực của địa
phương được tập trung đầu tư xây dựng các công trình cho nhà trường, Hội cha
mẹ học sinh đóng góp kinh phí trang trí các phòng và lớp học, huy động tập
trung ngày công sức lực vào để xây dựng tạo khuôn viên quang cảnh cho nhà
trường nhà trường dần từng bước tạo dựng được khuôn viên, quang cảnh xanh sạch - đẹp, các khối công trình địa phương xây dựng dần được bổ sung đảm bảo
cho tiêu chí cơ sở vật chất của một trường đạt Chuẩn Quốc gia. Thống kê kết
quả huy động việc tăng cường cơ sở vật chất cho nhà trường trong 3 năm học từ
năm học 2015-2016 đến năm học 2017-2018 tổng vốn đầu tư xây dựng là hơn
bốn tỉ đồng.
3.3. Tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục để huy động mọi nguồn
lực cùng tập trung vào công tác xây dựng cơ sở vật chất, khuôn viên.
Để thực hiện thành công công tác xây dựng nhà trường đạt chuẩn Quốc gia thì
công tác xã hội hóa là rất quan trọng, nhà trường phải tìm mọi biện pháp để huy
động tối đa sự tham gia của cộng đồng vào công tác giáo dục và xây dựng

trường đạt chuẩn Quốc gia. Phải bằng nhiều hình thức tuyên truyền cho họ hiểu
rằng: “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển bền vững”. Phương châm
kết hợp “Nhà trường - Gia đình - Xã hội” tỏ rõ sức mạnh và hiệu quả khi nhà
trường chủ động làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục.
Bên cạnh đó phải làm tốt công tác phối hợp với các tổ chức, đoàn thể tại địa
phương để nhận được sự ủng hộ giúp nhà trường hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ
đề ra. Việc phối hợp với các tổ chức, đoàn thể như Mặt trận tổ quốc, Đoàn
thanh niên, Hội khuyến học, Hội cựu chiến binh, Hội cựu giáo chức tốt giúp
cho nhân dân và phụ huynh hiểu các chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước để ủng hộ đối với giáo dục nói chung, với nhà
trường nói riêng. Huy động được các nguồn lực từ trong nhân dân để xây dựng
cơ sở vật chất, bổ sung cơ sở vật chất, tôn tạo xây dựng quang cảnh khuôn viên
nhà trường.
Để việc phối hợp thực hiện được tốt, đầu tiên phải có được sự thống nhất
cao của chi bộ, Ban giám hiệu đến tập thể hội đồng sư phạm nhà trường. Báo
2


cáo với cấp ủy, chính quyền địa phương, xin ý kiến chỉ đạo. Sau đó mới triển
khai thực hiện, tranh thủ tiếng nói, uy tín của các tổ chức này để tuyên truyền
đến nhân dân và phụ huynh những chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật
của nhà nước với giáo dục; các nội dung liên quan đến việc xây dựng nhà trường
đạt chuẩn quốc gia và kế hoạch phát triển của nhà trường, từ đó, huy động
nguồn lực của của các tổ chức này trong việc cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất,
khuôn viên trường.
Muốn làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, trước hết nhà trường phải khẳng
định cho họ thấy sự cố gắng vươn lên của nhà trường và nhà trường đang cần sự
hỗ trợ, giúp đỡ của cộng đồng trong việc giáo dục con em họ.
- Trên tinh thần đó, giáo viên nhà trường phải thực sự tiên phong đi đầu phấn
đấu thi đua dạy tốt nâng cao chất lượng, làm tốt công tác giáo dục toàn diện đưa

nhà trường đi lên. Khi mọi người dân và phụ huynh học sinh họ nhận thấy được
trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp giáo dục, cộng đồng trách nhiệm với
nhà trường thì lúc ấy nhà trường sẽ nhận được sự ủng hộ vô cùng to lớn của xã
hội.
Công tác xã hội hoá giáo dục còn thể hiện rõ nét trong việc tổ chức “ngày hội
toàn dân đưa trẻ đến trường”, Đại hội giáo dục cấp xã, trong việc làm công tác
phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Nhà trường luôn nhận được sự ủng hộ
về tinh thần củng như vật chất, trong ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường thì
100% phụ huynh học sinh đưa con đến trường. Nhà trường đã thực hiện tốt phối
hợp với các hội phụ nữ ở các xóm để vận động học sinh đi học đầy đủ. Trong
những năm qua, nhà trường tuyệt đối không có học sinh thất học cũng như bỏ
học. Nhân dân và phụ huynh học sinh đã quan tâm chăm lo hơn đến công tác
giáo dục và việc học tập của con em họ. Không còn tình trạng học sinh hay nghỉ
học vào mùa mưa, mối liên kết giữa gia đình và nhà trường chặt chẽ hơn, đặc
biệt Hội cha mẹ học sinh có mối liên hệ rất chặt chẽ với nhà trường, ủng hộ hỗ
trợ tích cực cho nhà trường trong công tác xây dựng trường Chuẩn Quốc gia,
công tác xã hội hóa giáo dục đã thực sự được đẩy mạnh. Để làm tốt việc xây
dựng cơ sở vật chât cho trường đạt chuẩn Quốc gia tôi dã thực hiện những việc
sau:
- Huy động Ban đại diện cha mẹ học sinh hỗ trợ xây dựng cơ sở vật
chất trong trường chuẩn quốc gia.
Ngoài việc tuyên truyền qua diễn đàn, thông tin đại chúng, nhà trường đã
tuyên truyền để cha mẹ học sinh có nhận thức đúng mực về trách nhiệm của
mình trong sự nghiệp giáo dục. Để nhân dân, cha mẹ học sinh hiểu sâu sắc khái
niệm:“Xã hội hóa giáo dục là mọi người tham gia giáo dục và được hưởng lợi
ích từ giáo dục”; thực sự chia sẻ, gánh vác trọng trách giáo dục con em một
2


cách tích cực ở gia đình, cộng đồng thông qua họp định kỳ tại trường, qua liên

hệ giữa giáo viên với cha mẹ học sinh, qua văn bản, thông tin khác,....
Trong nhà trường việc bổ sung, xây dựng cơ sở vật chất phụ thuộc nhiều
vào cha mẹ học sinh toàn trường. Đây là lực lượng nòng cốt giúp nhà trường
nhanh hoàn thiện cơ sở vật chất. Để công tác huy động đạt hiệu quả cao, chuẩn
bị kết thúc năm học cũ, Ban Giám hiệu cùng với Ban chấp hành hội cha mẹ học
sinh xây dựng kế hoạch hoạt động, những hạng mục công trình ưu tiên xây
dựng trong năm học mới, trình kế hoạch tại buổi họp cha mẹ học sinh toàn
trường bàn bạc, điều chỉnh đi đến thống nhất. Đến đầu tháng 8 của năm học
mới, tổ chức họp cha mẹ học sinh toàn trường, thông qua các hạng mục cần bổ
sung trình với cha mẹ học sinh, sau khi thống nhất, đưa vào Nghị quyết để thực
hiện. Sau đó đưa nghị quyết đến các thôn để tuyên truyền trên loa truyền thanh
các thôn. Việc ủng hộ xây dựng cơ sở vật chất không bình quân mà trên tinh
thần tự nguyện và cha mẹ học sinh ủng hộ tùy tâm. Việc ủng hộ được ghi nhận
trong cả năm học. Đến thời điểm cuối học kì I và cuối năm hội cha mẹ học sinh
và nhà trường tổng hợp để biểu dương những phụ huynh đã làm tốt viejc ủng
hộ cơ sở vật chất cho nhà trường. Thông qua tin nhắn trên phần mềm sổ liên lạc
điện tử để phụ huynh biết để tuyên truyền lẫn nhau, hỗ trợ giúp nhà trường hoàn
thiện cơ sở vật chất nhanh chóng.
Để Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động có hiệu quả, công tác bầu
chọn đại diện phụ huynh ở các lớp sau mỗi một năm học là rất quan trọng, hoạt
động của hội phụ huynh yếu hay mạnh, đều nhờ Ban chấp hành hội. Yêu cầu
bầu những đại diện phụ huynh năng nổ, nhiệt tình có trách nhiệm với công tác
giáo dục, có thể nói được, làm được và chịu trách nhiệm về những việc đã làm
trước cha mẹ học sinh toàn trường. Chọn Ban thường trực cha mẹ học sinh là
những người năng lực tận tâm với giáo dục để có thể giúp nhà trường chủ động,
bàn bạc quyết định trong việc xây dựng cơ sở vật chất. Tất cả những hạng mục
do phụ huynh làm đều dành cho đại diện cha mẹ học sinh tự lên kế hoạch. Các
công trình xây dựng đều do cha mẹ học sinh đảm nhiệm, phụ huynh được làm,
phụ huynh được giám sát, được kiểm tra, nhà trường chịu trách nhiệm cùng
giám sát và điều chỉnh cho phù hợp.

- Mỗi một công trình xây dựng trong nhà trường, dù nhỏ, sau khi đã hoàn
thành đưa vào sử dụng, được ban thường trực hội cha mẹ học sinh công khai tài
chính thông qua đại diện phụ huynh các lớp họp theo quý, Đại diện các lớp có
trách nhiệm thông báo cho phụ huynh trong lớp mình biết. Chính cách làm này
đã được phụ huynh trong trường phấn khởi, tin tưởng và ủng hộ, tuy các gia
đình trong xã 135 đa số còn gặp rất nhiều khó khăn nhưng tất cả đều ủng hộ trên
tinh thần đủ để phục vụ các hạng mục công trình đã đề ra trong nghị quyết. Tính
đến thời điểm đầu tháng 12/2017, hội cha mẹ học sinh đã làm được khá nhiều
2


công trình như: đổ bê tông cổng trường, lát gạch 900m 2 sân trường, làm nhà xe
cho học sinh, sửa dãy nhà cấp 4, trị giá gần 320.000.000 đồng.
- Tiết kiệm các nguồn chi trong đơn vị, mua sắm trang thiết bị, tăng
cường cơ sở vật chất.
Hàng năm sau khi Phòng Tài chính kết hợp với Phòng Giáo dục và đào
tạo phân nguồn ngân sách sự nghiệp giáo dục trong năm về đơn vị. Tôi tổ chức
họp Ban Giám hiệu mở rộng thông báo nguồn và lên kế hoạch chi thật cụ thể
đến từng nhóm nguồn, kế hoạch chi cho từng tháng. Ngoài những Nhóm nguồn
thuộc chế độ con người, tôi cân đối điều chỉnh, tiết kiệm chi ở Nhóm 2 và Nhóm
4. Đưa ra bàn bạc và được sự đồng tình nhất trí của Ban Giám hiệu, Ban chấp
hành Công đoàn trường. Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ trong đơn vị. Tôi yêu
cầu kế toán thông báo cho toàn thể Hội đồng được biết, công khai tài chính vào
các tháng cuối quý.
Nhờ cách chi tiêu tương đối hợp lý tôi đã tiết kiệm chi mua sắm, bổ sung
được tương đối như: Thay toàn bộ đường dây điện, đóng mới biểu bảng văn
phòng, mua ghế văn phòng, bộ Bàn ghế phòng Hiệu trưởng, , Máy tính bàn, bộ
Màn chiếu,... trị giá hơn 100.000.000 đồng.
Tôi thiết nghĩ, muốn nhà trường phát triển ổn định, nhanh, mạnh thì cách
quản lý, chi tiêu của đơn vị cũng giống như gia đình mình vậy thì cơ sở vật chất

mới sớm được bổ sung đầy đủ.
- Huy động nguồn hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất từ cán bộ giáo viên,
nhân viên trong nhà trường.
Trong những năm qua nhờ làm công tác công khai tài chính minh bạch
trong chi tiêu của đơn vị, đem lại bầu không khí vui tươi phấn khởi, thoải mái,
dân chủ nên giáo viên dễ thông cảm, chia sẻ cùng với nhà trường về kinh phí
cấp hạn hẹp mà cơ sở vật chất lại thiếu nhiều, việc tham gia đóng góp được các
thành viên trong trường nhận thức rõ, họ hiểu được đóng góp vào những việc
thiết thực để phục vụ cho chính họ sau đó đến lợi ích chung của tập thể cho nên
việc huy động cán bộ giáo viên tham gia đóng góp kinh phí xây dựng cơ sở vật
chất được tập thể nhất trí 100%. Tôi dành việc này cho Ban chấp hành công
đoàn đứng ra tuyên truyền, vận động, xem hạng mục nào phù hợp với mức đóng
góp của cán bộ giáo viên bàn bạc, thống nhất. Riêng Ban giám hiệu, Chủ tịch
công đoàn, Tổng phụ trách Đội đóng góp kinh phí gấp đôi so với mức đóng góp
chung. Bằng biện pháp này, tôi đã thành công trong công tác huy động. Qua 2
năm trở về đây nguồn đóng góp từ tập thể cán bộ giáo viên đã xây dựng được
1số công trình nhỏ như: Trang trí lớp học, quyên góp ủng hộ xây dựng thư viện
xanh, ủng hộ các học sinh tham gia giao lưu, ủng hộ đổ 2 sân bóng chuyền. Trị
giá công trình 19.700.000 đồng.
2


- Huy động đoàn thanh niên, phụ huynh học sinh trong nhà trường
tham gia san sân trường, vườn hoa sau khi xây dựng.
Trong 2 năm học vừa qua, do nhà trường đang trong quá trình xây dựng
nên việc quy hoạch sân trường, vườn trồng hoa mới được bắt đầu. Địa hình sân
trường thấp, không bằng phẳng, đá sỏi nhiều nên phải bồi thêm đất mới tiến
hành lát được. Trước tình hình như vậy tôi đã tổ chức họp Ban Giám hiệu mở
rộng đưa ra kế hoạch xin Đoàn thanh niên xã Thành Minh tổ chức đợt thanh
niên tình nguyện giúp đỡ nhà trường được Đoàn thanh niên xãThành Minh, phụ

huynh ủng hộ nhiệt tình. Giao nhiệm vụ cho đoàn thanh niên xã chịu trách
nhiệm về các buổi lao động tình nguyện xanh tạo không khí vui tươi, sôi nổi,
đón tiếp, chu đáo các tình nguyện viên đã làm việc rất tích cực, hào hứng vì mọi
người. Kết quả sau thời gian ngắn với 80 Đoàn viên thanh niên, 350 phụ huynh
đã san nền được 1.100m2 mặt bằng sân trường. Ngoài ra với tài năng của mình
các thanh niên tình nguyện còn giúp nhà trường vẽ tranh tuyên truyền về công
tác vệ sinh trong trường học nhằm nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh cho học sinh.
- Huy động nguồn đóng góp từ các thành viên là Dâu, Rể trong nhà
trường
- Hàng năm thông qua các buổi họp mặt, gặp mặt Dâu, Rể nhân dịp ngày 8-3,
20/10 hay dịp gặp mặt đầu xuân,.. nhà trường trao đổi tình hình về thực trạng cơ
sở vật chất cho các vị khách quý được biết, thấy được thực tế của nhà trường,
các khách quý là râu là rể, là những người con thành đạt đã tự nguyện quyên góp
ủng hộ để xây dựng cơ sở vật chất trong nhà trường. Họ cũng cảm thấy tự hào
và trách nhiệm đóng góp phần nhỏ xây dựng nơi có người thân họ đang công
tác, nguồn đóng góp là những món quà kỷ niệm trong đó có tên của họ, mọi
người đều thấy tự hào vì có tên mình mỗi lần có dịp đến thăm trường. Tôi tổ
chức cảm ơn vào những dịp lễ, kỷ niệm kế tiếp năm sau và xin được sự hỗ trợ
tiếp các hạng mục còn thiếu. Trong thời gian ngắn hội Dâu, Rể tặng cho nhà
trường toàn bộ số quạt cây phục vụ cho hội nghị, tặng Máy lọc nước, tặng cây
cảnh có giá trị,..trị giá: 13.500.000 đồng. Đây cũng là những món quà thật tình
cảm và đầy ý nghĩa góp phần vào việc xây dựng thành công trường đạt chuẩn
Quốc gia.
- Huy động nguồn đóng góp của các Cá nhân, Doanh nghiệp trong và
ngoài địa bàn
Tôi mạnh dạn đến gõ cửa các doanh nghiệp, công ty trong và ngoài địa
bàn ủng hộ xây dựng cơ sở vật chất, tranh thủ bằng mối quan hệ, tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp hoàn thiện các hạng mục công trình xây dựng nhỏ ở
trường , trang thiết bị phục vụ cho dạy và học, từ đó vận động tuyền truyền đến
các doanh nghiệp để họ thấy được việc tham gia ủng hộ xây dựng cơ sở vật chất

cho trường học là đã đóng góp xây dựng quê hương đất nước tất cả vì thế hệ
2


tương lai. Nhà trường phải khẳng định được chất lượng tạo uy tín giúp các
doanh nghiệp tin tưởng và ủng hộ. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển
và họ cảm nhận được đó là niềm tự hào, vinh dự của chính họ. Nhà trường tổ
chức cảm ơn Công ty, Doanh nghiệp vào những ngày lễ lớn của ngành, dành
thời gian để các công ty được trao đổi, quảng bá thương hiệu. Huy động các
công ty doanh nghiệp trong địa bàn trước, tiếp tục nhân rộng huy động ngoài địa
bàn. Tuy nguồn đóng góp chưa lớn nhưng tiếp theo sẽ mang lại hiệu quả cao.
Kết quả cụ thể như sau:
*. Công ty xây dựng Hoàng Anh xã Thạch Sơn tài trợ 8 tiếng máy múc san nền
sân khu phòng học mới xây.
*. Công ty xây dựng Minh Trực Thạch Bình tài trợ xây toàn bộ bồn hoa trong
sân trường.
*. Doanh ngiệp xây dựng Chinh Lượng thôn Minh Quang ủng hộ sơn để sơn lại
200m2 tường rào.
Ngoài ra các gia đình còn tặng cây cảnh cho nhà trường như: Gia đình Anh
Hùng Nguyệt thôn Minh Hải , Gia đình chị Nhàn thôn Cẩm Bộ tặng cây xà cừ
và cây Sanh cảnh.
- Phụ huynh của học sinh cuối khóa cũng góp phần rất lớn trong việc
bổ sung cơ sở vật chất cho nhà trường.
Hàng năm học sinh cuối khóa ra trường các em thường muốn lưu lại kỉ
niệm với nhà trường để tri ân nhà trường , thầy cô dã dạy dỗ trong suốt 5 năm
Tiểu học. Căn cứ vào mức độ yêu cầu và khả năng ủng hộ, đưa ra các mẫu vật
ủng hộ sao cho đa dạng, thiết thực, tránh trùng lặp phù hợp với mức đóng góp
của học sinh. Được sự đồng tình ủng hộ xắp sếp theo thứ tự những hiện vật mẫu
vật nào cần trước theo yêu cầu, những hiện vật nào cần có sau. Những hiện vật
tuy giá trị chưa lớn nhưng có ý nghĩa lớn đối với học sinh và nhà trường, những

hiện vật còn lưu giữ mãi theo thời gian và năm tháng.
Quá trình vận động được 100% phụ huynh, học sinh ủng hộ, sau mỗi một
năm học hiện vật đề lại cho nhà trường là những hiện vật kèm theo dòng chữ
kính tặng của học sinh khóa học. Đây cũng là động lực để tiếp tục huy động các
khóa học sinh tiếp theo ủng hộ và có những món quà đầy ý nghĩa khác giúp nhà
trường sớm hoàn thiện việc bổ sung, xây dựng cơ sở vật chất. Kết quả: Đã huy
động đóng góp được 4 chiếc ghế đá, cây cảnh trị giá 2 950.000 đồng.
4. Hiệu quả của việc xây dựng cơ sở vật chất nhằm xây dựng trường
học đạt chuẩn Quốc gia.
Qua quá trình thực hiện cho đến thời điểm tháng 12 năm học 2017-2018,
Bản thân nhận thấy kết quả đạt được rất đáng khả quan, phần nào đã làm thay
đổi được bộ mặt của nhà trường, Cụ thể đã huy động đạt kết quả như sau:
4.1. Về huy động bổ sung cơ sở vật chất và khuôn viên nhà trường:
2


T
T

Tên các hạng mục
công trình, trang thiết bị

1

Đổ bê tông cổng trường

2

3
4


Xây dãy nhà 2 tằng với 8
phòng học, xây nhà vệ sinh
giáo viên
Lợp mái tôn, đóng trần, lát
gạch men, sơn tường 3
phòng học.
Xây mới Nhà vệ sinh cho
giáo viên

Tổng số
400m2

Trị giá
công trình
39.578.000

4 080m2

4 200 000 000

1khu

105.505.805

1khu

300.000.000

5


Làm nhà để xe cho học
sinh

1 khu

125 000 000

6

Bảng từ

8 cái

24 000.000

7

Làm biểu bảng, trang trí
thư viện thân thiện

46m2

16.800.000

8

Máy lọc nước, quạt

4


19.500.000

9

Mua Loa đài, tăng âm

1 bộ

22.000.000

10

Sơn lại 6 phòng học, nhà
hiệu bộ, thư viện, hệ thống
tường rào

1 khu

35 000 000

Xây bồn hoa, lát gạch sân
trường

Lát gạch
đường đi
900m2 ,
xây 3bồn
hoa


11

12

San nền sân trường

320 công

13

Biểu bảng Văn phòng, ghế 4 biểu
Xuân Hoà, 1 máy chiếu
bảng,
50 cái
ghế,1 bộ

Nguồn lực
Hội cha mẹ
HS
Ngân sách xã
và nhân dân
đóng góp
Hội cha mẹ
HS và nhà hảo
tâm
Ngân sách địa
phương
Hội cha mẹ
HS và nhà hảo
tâm

Ngân sách
nhà nước
Phụ huynh,
Cán bộ giáo
viên đóng góp
Dâu, Rể nhà
trường tặng
Ngân sách nhà
nước.
Hội cha mẹ
HS và nhà hảo
tâm

Hội cha mẹ
112.000.000 HS và nhà hảo
tâm
Thanh niên
6.400.000 tình nguyện và
phụ huynh
43.532.000 Ngân sách
Nhà nước cấp

2


bàn ghế
Trang trí thư viện thân
thiện
Tổng số tiền huy động


1 khu

Giáo viên
đóng góp
4 755 315 810 đồng
6.000.000

Với những số liệu trên là kết quả mà tôi đã huy động được từ các nguồn
lực đây là kết quả rất đáng được khích lệ. Tính đến thời điểm tháng 12 năm2017
nhà trường đã huy động xây dựng cơ sở vật chất với tổng trị giá các công trình
là 4 755 315 810 đồng (Bốn tỉ bảy trăm năm mươi lăm triệu ba trăm mười lăm
nghìn tám trăm mười đồng) từ các nguồn lực. Với số tiền huy động chưa phải là
lớn nhưng đã đủ đáp ứng về cơ sở vật chất đạt tiêu chí của trường chuẩn Quốc
gia mức độ 1. Tôi tiếp tục thực hiện theo kế hoạch đã xây dựng hoàn thiện các
hạng mục công trình trong thời gian tiếp theo, đặc biệt quan tâm đến cơ sở vật
chất để thực hiện chương trình học cả ngày nhằm đảm bảo vững chắc chất lượng
giáo dục toàn diện.
4.2. Về kết quả giáo dục:
Xếp loại học sinh học kì 1 năm học 2017-2018 (Đánh giá theo thông tư
30 kết hợp với sửa đổi của Thông tư 22):
Tổng
Tốt
Đạt
CCần cố gắng
Năm học
Xếp loại
SL
TL
SL
TL

SL
TL
số
Năng lực 238 62,1% 145 40%
0
Năm học
383 HS
Phẩm chất 248 65% 135 35%
0
2017-2018
Sự quan tâm chỉ đạo sát sao, sự hỗ trợ về công tác chuyên môn về nguồn tài
chính của Phòng Giáo dục và Đào tạo và của UBND huyện đã giúp nhà trường
xây dựng được thư viện khang trang với đầy đủ cơ sở vật chất hoạt động thư
viện thực sự có nền nếp, góp phần đẩy mạnh hơn công tác dạy và học trong nhà
trường, thực sự trở thành hoạt động quan trọng trong nhà trường đảm bảo tiêu
chuẩn của một thư viện tiên tiến cấp quốc gia, cùng hoàn thành với công tác xây
dựng trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 tại thời điểm tháng 12 năm 2017.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Bằng các giải pháp áp dụng, tôi đã huy động các nguồn lực xây dựng cơ
sở vật chất nhằm xây dựng trương tiểu học Thành Minh đạt chuẩn Quốc gia
thành công. Làm thay đổi nhận thức của phu huynh, Ban ngành ở một xã thuộc
vùng kinh tế dặc biệt khó khăn, làm đổi mới từ tư duy đến hành động. Bên cạnh
đó nhà trường luôn quan tâm đặt lên hàng đầu về chất lượng. Tăng cường công
tác bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên, năm học 2017-2018 nhà trường có 5
giáo viên giỏi cấp Huyện. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
2


Chính vì khẳng định được chất lượng tốt nên việc huy động các nguồn lực cũng

đạt hiệu quả. Nhà trường được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp Bằng công
nhận trường Tiểu học đạt Chuẩn Quốc gia mức độ 1 ký ngày 28/12/2017. Đây là
niềm vinh dự, tự hào của tập thể Cán bộ Giáo viên trong đó có bản thân tôi. Đây
là thành quả của công tác tham mưu, tuyên truyền vận động xây dựng thành
công trường tiểu học Thành Minh đạt chuẩn Quốc gia đạt hiệu quả cao. Trong
thời gian tới, tiếp tục có kế hoạch chiến lược trong công tác tham mưu với Địa
phương xây thêm phòng chức năng kiên cố hoá, rà soát các tiêu chuẩn trường
đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2 để bổ sung các hạng mục công trình còn chưa đạt
theo yêu cầu, bổ sung đạt chuẩn đề nghị công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia
mức độ 2 trong thì gian tới.
Với bản thân cá nhân tôi, trong quá trình xây dựng cơ sở vật chất nhà
trường đạt kết quả như mong muốn tôi rút ra kinh nghiệm sau:
Để công việc đạt hiệu quả cao thì xây dựng kế hoạch phải sát với thực tế
mang tính khả thi. Trong quá trình thực hiện tuỳ thuộc vào thực tế để điều chỉnh
cho phù hợp để kết quả thực hiện mang lại như mong đợi.
Tuyên truyền và nâng cao nhận thức đến từng người thân, nhân dân, các
cấp lãnh đạo chính quyền, các ban ngành đoàn thể địa phương, cán bộ giáo viên,
các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm,.. nhận thấy rõ được tầm quan trọng trong
việc ủng hộ xây dựng tất cả vì tương lai con em chúng ta.
Tham mưu kịp thời, đi đúng chủ trương đường lối, tạo niềm tin đối với
các cấp ban ngành đoàn thể, Đại diện cha mẹ học sinh,..để được đồng tình ủng
hộ.
Quá trình thực hiện phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh kịp
thời nếu chưa hợp lý.
Kết quả đạt được cũng chưa phải là lớn nhưng tôi cũng rất khả quan tin
vào hướng đi của mình. Bằng các giải pháp và biện pháp tôi dần thuyết phục
được lòng tin của Đảng bộ, chính quyền địa phương, phụ huynh học sinh, tập
thể cán bộ giáo viên, các ban ngành đoàn thể, các doanh nghiệp, công ty trong
và ngoài địa bàn.
Muốn làm tốt nhiệm vụ của mình, ngoài việc hoạch định chiến lược phát

triển của nhà trường phù hợp với điều kiện thực tế, bản thân phải có chữ “Tín”
được tập thể nể phục, nhân dân tin tưởng mà còn phải biết tập hợp sức mạnh của
mọi nguồn lực để giúp mình trong giáo dục đặc biệt là xây dựng cơ sở vật chất.
Muốn nhà trường phát triển nhanh, bền vững, tiếp bước cùng các đơn vị
trường bạn thì người quản lý luôn phải sáng tạo trong tổ chức, điều hành, chỉ
đạo, luôn tự học và biết tự khẳng định mình, luôn biết thu hút lôi cuốn tập hợp
mọi nguồn lực để hỗ trợ trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục thì làm bất cứ
việc gì cũng mới đạt hiệu quả cao.
2


2. Đề xuất, Kiến nghị:
- Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo:
Tiếp tục tạo điều kiện quan tâm đến nhà trường, tham mưu với cấp trên bổ
sung cơ sở vật chất như hỗ trợ kinh phí xây dựng phòng chức năng giúp các nhà
trường có đủ cơ sở vật chất đảm bảo theo yêu cầu để sớm được công nhận
trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2.
- Đối với địa phương:
Cần quan tâm hơn nữa, tiếp tục có kế hoạch tham mưu các cấp bổ sung
thêm phòng học, các hạng mục công trình còn thiếu để nhà trường sớm được
tiếp cận với trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2 theo kế hoạch đã xây dựng.
- Đối với phụ huynh:
Tiếp tục ủng hộ, nhà trường trong việc giáo dục con cái, bổ sung và hoàn
thiện cơ sở vật chất sớm được tiếp cận với trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2,
giúp nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Trên đây là kinh nghiệm tôi đã áp dụng trong quá trình “Huy động cơ sở
vật chất nhằm xây dựng trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1” ở
trường Tiểu học Thành Minh. Kết quả là trường đã được Chủ tịch Uỷ ban nhân
dân tỉnh công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 vào tháng 12 năm
2017, thành quả đã đạt được cũng đủ góp phần làm thay đổi bộ mặt nhà trường

hiện nay. Do đó tôi mạnh dạn đưa ra kinh nghiệm để đồng nghiệp cùng tham
khảo. Rất mong được sự góp ý.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
XÁC NHẬN
Thạch Thành, ngày 20 tháng 4 năm 2018
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Tôi xin cam đoan đây là SKKN của bản thân,
không sao chép nội dung của người khác.
Người viết

Lê Thị Hồng Lý

2


Làm tốt công tác tuyên truyền thông qua kì họp của mặt trận tổ quốc.

Làm tốt công tác tuyên truyền thông qua kì họp Hội đồng nhân dân xã.

2


Sân trường sau khi được thanh niên và phụ huynh san lấp.

Thanh niên tình nguyện vẽ tranh tuyên truyền về vệ sinh trong trường học

2


Phụ huynh học sinh hỗ trợ đổ bê tông sân tập cho học sinh.


Phụ huynh học sinh hỗ trợ đổ bê tông sân tập cho học sinh.

2


Phụ huynh, giáo viên, học sinh tu sửa vườn hoa cây cảnh trong nhà trường

Khu phòng học 8 phòng vừa được xây dựng xong
2


Mô hình thư viện xanh trong nhà trường.

Lớp học được trang trí khoa học, thẩm mĩ.
2


×