Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tĩnh mạch cổ nổi trong y học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (476.4 KB, 5 trang )

1.ĐỘNG MẠCH CẢNH TRONG
Ðộng mạch cảnh trong là động mạch cấp máu cho các cơ quan trong hộp sọ, ổ
mắt và da đầu vùng trán.
Nguyên uỷ: ở ngang mức bờ trên sụn giáp, tương ứng với đốt sống C4.
Ðường đi và tận cùng: tiếp tục hướng đi lên của động mạch cảnh chung, chui
qua ống cảnh của phần đá xương thái dương để vào trong hộp sọ, sau đó xuyên
qua xoang tĩnh mạch hang và tận cùng ở mỏm yên bướm trước bằng cách chia
thành 4 nhánh tận.
Nhánh bên: ở ngoài sọ động mạch không có nhánh bên nào, ở trong sọ cho
nhánh lớn là động mạch mắt đi qua lỗ ống thị giác vào ổ mắt để nuôi dưỡng
nhãn cầu, ổ mắt và da đầu vùng trán.
Nhánh tận: động mạch cảnh trong chia ra bốn nhánh tận là: động mạch não
trước, động mạch não giữa, động mạch thông sau và động mạch mạch mạc
trước để tham gia vào việc tạo nên vòng động mạch não cấp máu cho não.
2. TĨNH MẠCH CẢNH
2.1. Tĩnh mạch cảnh trong
Bắt đầu từ hố tĩnh mạch cảnh và là sự tiếp nối của xoang tĩnh mạch sigma, ở lỗ
rách sau ở nền sọ thu toàn bộ máu tĩnh mạch trong hộp sọ. Tĩnh mạch đi xuống
cổ đi theo động mạch cảnh trong và tiếp theo là động mạch cảnh chung xuống
cổ hợp tĩnh mạch dưới đòn tạo nên hội lưu tĩnh mạch Pirogob. Tĩnh mạch cảnh
trong dọc theo bờ ngoài động mạch cảnh chung và được bọc bởi bao cảnh
chung với động mạch cảnh chung và thần kinh lang thang. Nhánh bên, ở hàm
trên tĩnh mạch cảnh trong nhận xoang tĩnh mạch đá dưới, tĩnh mạch ốc tai, tĩnh
mạch màng não, tĩnh mạch mặt chung, tĩnh mạch lưỡi, tĩnh mạch giáp trên, tĩnh
mạch giáp giữa.


2.2. Tĩnh mạch cảnh ngoài
Do sự hợp lưu của tĩnh mạch tai sau và nhánh sau của tĩnh mạch sau hàm, tĩnh
mạch cảnh ngoài đi chếch xuống dưới và ra sau, bắt chéo mặt ngoài cơ ức đòn
chạm xuống đổ vào tĩnh mạch dưới đòn ở gần hội lưu Pirogob.



3. Khám tĩnh mạch cổ nổi ở BN suy tim
** Ý nghĩa
Đánh giá gián tiếp áp lực tĩnh mạch cảnh, mà áp lực tĩnh mạch cảnh (
JVP=jugular venous preesure ) là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá
thể tích dịch trong cơ thể và tình trạng suy tim phải.
** Tư thế BN
-Nếu BN có JVP cao, cho BN ngồi thẳng thì TM cổ cũng nổi rõ
- Nhưng hầu hết BN khám tốt nhất ở tư thế Fowler, tức nằm nghiêng
45 độ, có thể lên 60’ hoặc 30’ tùy JVP của BN.
** Cách xác định TM cổ
Khám TM cổ nổi thực chất là khám TM cảnh ngoài, TM bắt đầu đi từ
khớp ức đòn đến dưới góc hàm. Khám TM bên phải sẽ chính xác hơn
** Cách khám TM cổ nổi trên lâm sàng
Cách 1.. Yêu cầu BN nghiêng đầu sang trái để bộc lộ TM cảnh ngoài
bên phải, dùng ngón trỏ chẹn ở trên, ngón giữa vuốt theo TM nhẹ


xuống, sau đó nhấc ngón giữa lên ( lưu ý chỉ ngón giữa, ngón trỏ giữ
nguyên), nếu TM cảnh phồng lên nhanh chóng thì tĩnh mạch cổ nổi (+).
Tuy nhiên cách này hơi chủ quan.
Cách 2.

** Nếu TM cổ nổi không rõ thì chuyển sang làm phản hồi gan-cảnh
Lưu ý làm phản hồi gan-cảnh thì quan sát TM cảnh trong nhé, k phải
TM cảnh ngoài như nhiều người vẫn tưởng.
Có 1 hợp là TM cổ nổi, gan to, BN có suy tim phải rõ mà làm phản hồi
gan-cảnh âm tính, có thể do tắc TM trên gan ( hội chứng Budd- Chiari).
4.Phân biệt TM cảnh và DM cảnh đập




5. Tại sao chọn TM cảnh trong bên phải để đo CVP



×