Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Giáo án Tiết 5, 6 bài 4 Lịch sử 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.23 KB, 5 trang )

CHƯƠNG III: CÁC NƯỚC Á PHI VÀ MĨ LA TINH (1945 – 2000)
Ngày soạn: 1 – 9 – 2016
BÀI 4: CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ ẤN ĐỘ
(Tiết thứ 5, 6)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau khi học xong bài này người học được trang bị:
1. Về kiến thức:
- Nắm những nét lớn về quá trình giành độc lập của các quốc gia Đông Nam
Á, những mốc chính của tiến trình cách mạng Lào và Campuchia.
- Những giai đoạn, thành tựu xây dựng đất nước và sự liên kết khu vực của các
nước Đông Nam Á.
- Tổ chức ASEAN
- Những nét lớn của cuộc đấu tranh, giành độc lập và thành tựu xây dựng đất
nước của ND Ấn Độ.
2. Về thái độ:
- Nhận thức được tính tất yếu của cuộc đấu tranh giành độc lập, dân tộc: sự
xuất hiện các quốc gia độc lập ở Đông Nam Á và Ấn Độ.
- Nhận thức đươc những nét tương đồng đa dạng trong sự phát triển đất nước,
tính thất yếu của sự hợp tác phát triển giữa các nước Asean và sự thay hội nhập khu
vực; đánh giá cao những thành tựu xây dựng đất nước của ND đông Nam Á và Ấn Độ.
3. Về kĩ năng
- Rèn kĩ năng khái quát, tổng hợp trên cơ sở sự kiện đơn lẽ
- Rèn luyện khả năng tư duy, phân tích, so sánh các sự kiện, biết sử dụng lược đồ
Đông Nam Á và Ấn Độ
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Tự học, hợp tác giao tiếp, giả quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: tái hiện sự kiện, thực hành khai thác và sử dụng kênh hình
có liên quan đến bài học; lien hệ so sánh đối chiếu, xâu chuỗi các sự kiện LS.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY HỌC:
- Tiết 5: Lược đồ Đông Nam Á và Nam Á sau CTTG thứ 2
- Tiết 6: Bản đồ châu Á.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC


A. Hoạt động tạo tình huống học tập
1. Mục tiêu: Sử dụng tranh ảnh, SGK, sưu tầm tranh ảnh về khu vực Đông Nam Á
và Ấn Độ sau chiến tranh thế giới thứ hai để tạo cầu nối và gợi hứng thú, sự tò mò
của HS tìm hiểu về Đông Nam Á và Ấn Độ.
.2. Phương thức:
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Hãy quan sát lược đồ và thảo luận một số vấn đề dưới
đây :


Qua quan sát lược đồ trên đây gợi cho em liên tưởng tới các quốc gia nào?
Em biết gì về các nước đó sau chiến tranh thế giới thứ hai?
Sau khi HS trả lời, GV dẫn dắt: Đây là thông tin giới thiệu về Đông Nam Á
và Ấn Độ hiện nay. Vậy em có hiểu biết gì về Đông Nam Á và Ấn Độ từ sau chiến
tranh thế giới thứ hai? Những vấn đề này chúng ta chỉ có thể giải quyết được qua
bài học hôm nay.
3. Gợi ý sản phẩm: Qua quan sát lược đồ HS nhận diện, kể tên và xác định vị trí
của các quốc gia Đông Nam Á và Ấn Độ ngày nay và nêu được một vài hiểu biết về
các quốc gia này.
Mục tiêu, phương thức hoạt động
Tiết 5
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự thành
lập các quốc gia độc lập ở Đông Nam
Á sau chiến tranh thế giới thứ hai.
* Mục tiêu: Trình bày được sự thành
lập các quốc gia độc lập ở Đông Nam Á
sau chiến tranh thế giới thứ hai.
* Phương thức:
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Đọc thông
tin trong SGK và trình bày được sự
thành lập các quốc gia độc lập ở Đông

Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai.
- Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: HS
đọc SGK, suy nghĩ câu hỏi.
- Báo cáo sản phẩn: HS trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, kết luận.

Gợi ý sản phẩm
I. Các nước Đông Nam Á
1. Sự thành lập các quốc gia độc lập
sau chiến tranh thế giới thứ hai
a. Vài nét chung về quá trình đấu
tranh giành độc lập
- Sau CTTGII, các nước ĐNA (trừ Thái
Lan). đều đứng lên đấu tranh giành độc
lập và giành được thắng lợi.
- Ngay sau đó, các nước Âu - Mĩ quay
trở lại xâm lược. nhân dân ĐNA tiến
hành kháng chiến chống TD Âu – Mĩ
quay trở lại xâm lược và đều giành được
thắng lợi
b. Lào (1945-1975)
* Giai đoạn 1 (1945 – 1954): kháng
chiến chống TD Pháp
* Giai đoạn 2 (1954 – 1975): Kháng
chiến chống đế quốc Mĩ.
c. Campuchia (1945 – 1993)
- 1945 – 1954: Kháng chiến chống Pháp
- 1954 – 1970: Trung lập
- 1970 - 1975: Kháng chiến chống Mĩ.
- 1975-1979: Đấu tranh chống tập đoàn

Khơme đỏ.
- 1979 – 1993: diễn ra cuộc nội chiến.
- 9-1993: Quốc hội mới thông qua hiến
pháp, thành lập ra Vương quốc CPC do
Xihanúc đứng đầu. Đời sống chính trịkinh tế CPC bước sang một thời kỳ phát
triển mới
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về quá trình 2. Quá trình xây dựng và phát triển
xây dựng và phát triển của các nước của các nước ĐNA
a. Nhóm 5 nước sáng lập ASEAN
Đông Nam Á
* Mục tiêu: Trình bày được quá trình


xây dựng và phát triển của các nước
Đông Nam Á
* Phương thức:
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Đọc thông
tin trong SGK và trình bày được quá
trình xây dựng và phát triển của các
nước Đông Nam Á.
- Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: HS
đọc SGK, suy nghĩ câu hỏi.
- Báo cáo sản phẩn: HS trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, kết luận.
Tiết 6
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự ra đời
và phát triển của tổ chức ASEAN
* Mục tiêu: Trình bày được sự ra đời và
phát triển của tổ chức ASEAN
* Phương thức:

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Đọc thông
tin trong SGK và trình bày được sự ra
đời và phát triển của tổ chức ASEAN
- Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: HS
đọc SGK, suy nghĩ câu hỏi.
- Báo cáo sản phẩn: HS trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, kết luận.

Nội dung Chiến lược Chiến lược
kinh tế
kinh tế
hướng nội
hướng
ngoại
Thời
gian
Mục tiêu
Nội dung
Thành
tựu
Hạn chế
b. Nhóm các nước Đông Dương
c. Các nước khác ở ĐNA
3. Sự ra đời và phát triển của tổ chức
ASEAN
* Hoàn cảnh ra đời:
- Sau khi giành độc lập, các nước thấy
cần phải hợp tác cùng phát triển.
- Hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn
tới khu vực

- Sự thành công của nhiều tổ chức khu
vực trên thế giới.
=> 8/8/1967 Hiệp hội các nước ĐNA
(ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc
(T.Lan).
* Mục tiêu:
Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua
những nỗ lực hợp tác chung giữa các
nước thành viên trên tinh thần duy trì
hòa bình và ổn định khu vực.
* Quá trình phát triển:
- 1967-1975: non yếu.
- Từ 1976: Phát triển. 2/1976, Hiệp ước
Bali được kí kết -> ASEAN có sự khởi
sắc.
- 1984, Brunây gia nhập ASEAN. Tiếp
đó, ASEAN kết nạp thêm VN 7/1995,
Lào và Myanma (9/1997), CPC
(4/1999).
* Vai trò: ASEAN ngày nay càng trở
thành tổ chức hợp tác toàn diện và chặt
chẽ của khu vực ĐNA, góp phần tạo nên
một khu vực ĐNA hoà bình, ổn định và


2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về cuộc đấu
tranh giành độc lập của nhân dân Ấn
Độ
* Mục tiêu: Trình bày được cuộc đấu
tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ

* Phương thức:
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Đọc thông
tin trong SGK và trình bày được cuộc
đấu tranh giành độc lập của nhân dân
Ấn Độ
- Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: HS
đọc SGK, suy nghĩ câu hỏi.
- Báo cáo sản phẩn: HS trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, kết luận.

2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về công cuộc
xây dựng đất nước Ấn Độ sau khi
giành độc lập
* Mục tiêu: Trình bày được công cuộc
xây dựng đất nước Ấn Độ sau khi giành
độc lập
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Đọc thông
tin trong SGK và trình bày được công
cuộc xây dựng đất nước Ấn Độ sau khi
giành độc lập
- Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: HS
đọc SGK, suy nghĩ câu hỏi.
- Báo cáo sản phẩn: HS trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, kết luận.

phát triển.
II. ẤN ĐỘ
1. Cuộc đấu tranh giành độc lập
- Sau CTTGII, cuộc đấu tranh chống
thực dân Anh giành độc lập phát triển

mạnh mẽ.
- Thực dân Anh buộc phải trao quyền tự
trị cho nhân dân Ấn Độ, chia Ấn Độ
thành hai quốc gia trên cơ sở tôn giáo:
15-8-1947 hai nhà nước tự trị Ấn Độ và
Pakixtan được thành lập.
- Đảng Quốc Đại tiếp tục lãnh đạo nhân
dân Ân Độ đấu tranh giành độc lập
(1948 – 1950). 26-1-1950: Ấn Độ tuyên
bố độc lập và thành lập nước Cộng hòa.
- Ý nghĩa: Đánh dấu thắng lợi to lớn của
nhân dân Ấn Độ, có ảnh hưởng quan
trọng đến phong trào giải phóng dân tộc
trên toàn thế giới.
2. Công cuộc xây dựng đất nước
- NN: tiến hành cuộc “cách mạng xanh”.
Năm 1995 là nước xuất khẩu gạo đứng
thứ 3 trên thế giới.
- CN: trong những năm 80 đứng thứ 10
trong những nước SX CN lớn nhất thế
giới.
- KHKT, VH, giáo dục: Có bước tiến
nhanh chóng. Cuộc “cách mạng chất
xám” đã đưa Ấn Độ trở thành một trong
những cường quốc sản xuất phần mềm
lớn nhất thế giới.
- Đối ngoại: theo đuổi chính sách hòa
bình, trung lập tích cực, ủng hộ cuộc
đấu tranh giành độc lập của các dân tộc;
7-1-1972 đặt quan hệ ngoại giao với

Việt Nam.

C. Hoạt động luyện tập
1. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa và nâng cao kiến thức về phong trào giải
phóng dân tộc ở Đông Nam Á và Ấn Độ cùng sự ra đời và phát triển của ASEAN.
2. Phương thức:
- Chuyển giao nhiệm vụ:Yêu cầu HS:
1. Lập niên biểu về thời gian tuyên bố độc lập của các quốc gia Đông Nam Á.
2. Mối quan hệ của Việt Nam trong tổ chức Asean ngày nay
- Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: HS lập niên biểu (trên lớp hoặc ở nhà).
- Báo cáo sản phẩm: báo cáo hoặc GV kiểm tra nếu bài tập được giao về nhà.


- Nhận xét, đánh giá: GV nhận xét đánh giá việc thực hiện bài tập của HS.
3. Dự kiến sản phẩm
Bảng niên biểu về thời gian tuyên bố độc lập của các quốc gia Đông Nam Á.
D. Vận dụng và mở rộng
1. Mục tiêu: Nhằm vận dụng, liên hệ mở rộng kiến thức HS được học về những
phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á và Ấn Độ...
2. Phương thức:
- Chuyển giao nhiệm vụ: Rút ra bài học kinh nghiệm được từ phong trào giải phóng
dân tộc và quá trình phát triển đất nước của Ấn Độ
- Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: thực hiện tại nhà.
- Báo cáo sản phẩm: Bài thu hoạch.
- Nhận xét, đánh giá:
3. Gợi ý sản phẩm:
Bài học kinh nghiệm được rút ra từ phong trào giải phóng dân tộc và quá
trình phát triển đất nước của Ấn Độ.




×