Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Thế chấp, cầm cố phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên địa bàn tỉnh cà mau thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

PHẠM THÚY VÂN

THẾ CHẤP, CẦM CỐ PHƢƠNG TIỆN GIAO
THÔNG CƠ GIỚI ĐƢỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH CÀ MAU: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60380107

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS, TS Võ Trí Hảo

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017


I

LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên: Phạm Thúy Vân – mã số học viên: 7701251118A, là học viên lớp Cao
học luật Khóa 25, chuyên ngành Luật Kinh tế, Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế
TP. Hồ Chí Minh, là tác giả của Luận văn thạc sĩ luật học với đề tài “Thế chấp, cầm
cố phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên địa bàn tỉnh Cà Mau: Thực trạng
và giải pháp” (Sau đây gọi tắt là “Luận văn”).
Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong Luận văn này là kết
quả nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn
khoa học. Trong Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học
của một số tác giả. Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể, chính xác và


có thể kiểm chứng. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn
khách quan và trung thực.
Học viên thực hiện

Phạm Thúy Vân


MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................1
Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận về phƣơng tiện giao thông cơ giới đƣờng bộ5
1.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại, tính chất của thế chấp tài sản..........................5
1.1.1. Khái niệm thế chấp tài sản ...................................................................... 5
1.1.2. Đặc điểm của thế chấp tài sản.................................................................. 5
1.1.2.1. Là tài sản thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp ................................5
1.1.2.2. Bên thế chấp không phải chuyển giao tài sản thế chấp cho bên nhận thế
chấp...................................................................................................................5
1.1.2.3. Tài sản thế chấp có thể giao cho người thứ ba giữ nếu như có thỏa
thuận .................................................................................................................8
1.1.2.4. Tài sản thế chấp có thể dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ ..8
1.1.3. Phân loại tài sản thế chấp ........................................................................ 9
1.1.3.1. Tài sản thế chấp là bất động sản .......................................................10
1.1.3.2. Tài sản thế chấp là động sản .............................................................10
1.1.3.3. Tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất ..............................................10
1.1.4. Phân loại thế chấp .................................................................................. 11
1.1.5 Tính chất của thế chấp tài sản ................................................................ 12

1.2. Khái niệm, đặc điểm, phân loại, tính chất của cầm cố tài sản ..........................13
1.2.1. Khái niệm cầm cố tài sản......................................................................... 13
1.2.2. Đặc điểm cầm cố tài sản ......................................................................... 14
1.2.3. Phân loại tài sản cầm cố........................................................................ 16
1.2.4. Phân loại cầm cố ..................................................................................... 16
1.2.5. Tính chất cầm cố tài sản ......................................................................... 16
1.3. Đặc điểm của thế chấp, cầm cố phƣơng tiện giao thông cơ giới đƣờng bộ .17
1.3.1. Đặc điểm của thế chấp phương tiện giao thông cơ giới đường bộ ........... 17
1.3.2. Đặc điểm của cầm cố phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.............. 20
1.4. Vai trò và rủi ro của thế chấp phương tiện giao thông cơ giới đường bộ .....22
1.4.1. Vai trò của thế chấp ...................................................................................22


phương tiện giao thông cơ giới đường bộ ...............................................................22
1.4.2. Rủi ro của thế chấp phương tiện giao thông cơ giới đường bộ ................ 23
1.4.2.1. Rủi ro cho chủ thể nhận thế chấp là các NHTM ...............................23
1.4.2.2. Rủi ro đối với các tổ chức phi tín dụng như các cơ sở kinh doanh
dịch vụ cầm đồ, các cơ sở cầm đồ làm ăn phi pháp và các cá nhân hành nghề
tự do ................................................................................................................36
1.4.2.3 Rủi ro cho bên thế chấp ......................................................................36
1.5. Vai trò và rủi ro của cầm cố phƣơng tiện giao thông cơ giới đƣờng bộ .37
1.5.1. Vai trò của cầm cố PTGTCG ĐB ........................................................... 37
1.5.2. Rủi ro của cầm cố PTGTCG ĐB ............................................................ 38
1.5.2.1. Rủi ro cho chủ thể nhận cầm cố ........................................................38
1.5.2.2. Rủi ro cho bên cầm cố .......................................................................40
1.5.2.3. Rủi ro cho người mua phương tiện là tài sản cầm cố tại cơ sở kinh
doanh cầm đồ .................................................................................................40
Chƣơng 2: Thực trạng thế chấp, cầm cố phƣơng tiện giao thông cơ giới
đƣờng bộ trên địa bàn tỉnh Cà Mau và giải pháp ..............................................42
2.1. Thế chấp ........................................................................................................42

2.1.1. Thế chấp tại ngân hàng .......................................................................... 42
2.1.1.1. Mục đích ............................................................................................42
a. Quy định pháp luật ...............................................................................42
b. Thực tiễn ..............................................................................................43
c. Bất cập .................................................................................................44
d. Giải pháp .............................................................................................44
2.1.1.2. Điều kiện ............................................................................................45
a. Quy định pháp luật ..............................................................................45
b. Thực tiễn ..............................................................................................46
c. Bất cập .................................................................................................48
d. Giải pháp .............................................................................................48
2.1.1.3. Quy trình ............................................................................................49
a. Quy định pháp luật ..............................................................................49
b. Thực tiễn ..............................................................................................49
c. Bất cập .................................................................................................52
d. Giải pháp .............................................................................................53
2.1.1.4. Hồ sơ .................................................................................................53


a. Quy định pháp luật ..............................................................................53
b. Thực tiễn ..............................................................................................55
c. Bất cập ..................................................................................................56
d. Giải pháp ..............................................................................................57
2.1.1.5. Lãi suất ..............................................................................................57
a. Quy định pháp luật ...............................................................................57
b. Thực tiễn ..............................................................................................58
c. Bất cập ..................................................................................................59
d. Giải pháp ..............................................................................................60
2.1.2. Thế chấp ngoài ngân hàng ..................................................................... 60
2.2. Cầm cố ...........................................................................................................61

2.2.1. Mục đích .................................................................................................. 61
a. Quy định pháp luật .....................................................................................61
b. Thực tiễn .....................................................................................................62
c. Bất cập. .......................................................................................................63
d. Giải pháp ....................................................................................................64
2.2.2. Điều kiện cầm cố ..................................................................................... 66
a. Quy định pháp luật .....................................................................................66
b. Thực tiễn .....................................................................................................68
c. Bất cập ........................................................................................................68
d. Giải pháp ....................................................................................................68
2.2.3. Quy trình ................................................................................................. 69
a. Quy định pháp luật .....................................................................................69
b. Thực tiễn .....................................................................................................70
c. Bất cập ........................................................................................................72
d. Giải pháp ....................................................................................................74
2.2.4. Hồ sơ ........................................................................................................ 74
a. Quy định pháp luật .....................................................................................74
b. Thực tiễn .....................................................................................................75
c. Bất cập ........................................................................................................75
d. Giải pháp ....................................................................................................75
2.2.5. Lãi suất .................................................................................................... 76
a. Quy định pháp luật .....................................................................................76
b. Thực tiễn .....................................................................................................77


c. Bất cập ........................................................................................................78
d. Giải pháp ....................................................................................................78
KẾT LUẬN ............................................................................................................79

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Số liệu đăng ký phương tiện xe mô tô không chính chủ năm 2016 tại các
điểm đăng ký trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Phụ lục 2: Nguồn tin báo mất PTGTCG ĐB từ chủ phương tiện.
Phụ lục 3: Số liệu phát hiện, xử lý tội phạm trộm cắp tài sản; lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản; trộm cắp tài sản và tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà
có liên quan đến PTGTCG ĐB trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Phụ lục 4: Số liệu kiểm tra hành chính phát hiện, xử lý cầm cố PTGTCG ĐB theo
Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt
VPHC trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống TNXH;
PC&CC; phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Cà Mau, giai đoạn 20112016.


1

DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
ANTT
BLDS

An ninh trật tự
Bộ luật Dân sự.

CSGT

Cảnh sát giao thông.

CS QLHC về TTXH

Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.


NHTM
PT
SĐBS

Ngân hàng thương mại.
Phương tiện.
Sửa đổi bổ sung.

TNHH
VPHC
VPPL

Trách nhiệm hữu hạn.
Vi phạm hành chính.
Vi phạm pháp luật.

VP TTATGT

Vi phạm trật tự an toàn giao thông.


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việc xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự là dựa vào sự tự giác của các bên,
nhưng thực tế không phải bất cứ chủ thể nào khi tham gia giao dịch đều có ý thức trong
việc thực hiện nghiêm nghĩa vụ của mình.
Nhằm khắc phục tình trạng trên và tạo cho người có quyền trong các quan hệ nghĩa
vụ được thế chủ động, pháp luật cho phép các bên có thể thỏa thuận đưa ra các biện pháp

bảo đảm trong giao kết hợp đồng. Thông qua các biện pháp này, bên có quyền có thể chủ
động trong việc tác động trực tiếp đến tài sản của bên có nghĩa vụ, nhằm thỏa mãn quyền
lợi của mình.
Điều 318, BLDS 2005 quy định có 7 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Theo
quy định tại Điều 292, BLDS 2015, có 9 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ (Bổ sung
thêm hai biện pháp); Trong đó thế chấp tài sản và cầm cố tài sản là hai trong 9 biện pháp
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được áp dụng nhiều nhất trong đời sống xã hội, đặc biệt trong
bối cảnh hiện nay cả hai biện pháp này ngày càng phát huy ưu điểm của mình trong việc
xác lập giao dịch dân sự và thương mại.
Đối tượng của thế chấp đa dạng gồm cả động sản và bất động sản, thường bên thế
chấp sử dụng những tài sản như: Quyền sử dụng đất, rừng sản suất là rừng trồng, tàu biển,
phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Đối với cầm cố, bên cầm cố có thể mang tài sản
đi cầm cố với nhiều loại tài sản khác nhau, miễn sau đó là tài sản có giá trị trong trao đổi,
lưu thông. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ hiện nay được xem là đối tượng phổ
biến của thế chấp, cầm cố vì cơ bản đáp ứng được lợi ích mà các bên tham gia hướng đến.
Theo số liệu thống kê của Phòng CSGT đường bộ - Công an tỉnh Cà Mau, từ
năm 2011 đến năm 2016, trên địa bàn tỉnh Cà Mau, cứ 100 phương tiện giao thông cơ
giới đường bộ làm thủ tục đăng ký thì có khoản 50 đến 60 trường hợp thuộc dạng thế
chấp tại các NHTM hoặc mua lại từ các cơ sở cầm đồ. Sở dĩ có hiện tượng trên là
do các bên tham gia vào quan hệ này đều có những lợi ích nhất định mà họ mong
muốn.
Tuy nhiên, trong thực tế việc thế chấp phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
lại phát sinh nhiều rủi ro, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các bên liên quan;
bên nhận thế chấp do không nắm giữ PT, do PT phải thường xuyên di chuyển, dễ
giảm sút giá trị, nên thường phải đối mặt với những rủi ro như: Rủi ro về tài sản; rủi


2

ro gánh chịu thay bên thế chấp; rủi ro trong thi hành án; phí công chứng, phí đấu

giá, phí luật sư; rủi ro về tín dụng... Bên thế chấp cũng đối mặt với rủi ro về lãi suất
được điều chỉnh theo định kỳ, nếu không trả được nợ, tài sản sẽ bị thu hồi để đảm
bảo thực hiện nghĩa vụ.
Đối với cầm cố phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, bên nhận cầm cố tuy
nắm giữ được tài sản nhưng vẫn phải chịu rủi ro khi cầm cố phải những PT bị đục
lại số khung, số máy hoặc bị cắt hàn; PT gắn biển số giả, PT có giấy chứng nhận
đăng ký bị làm giả, PT là vật chứng trong các vụ án trộm, cướp, lừa đảo; PT là đồng
sở hữu... Bên cầm cố phải chịu rủi ro có thể bị mất PT vì trả lãi quá cao...
Ngoài những rủi ro nêu trên, trong thực tiễn thực hiện các quy định của pháp
luật về thế chấp, cầm cố tài sản nói chung, phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
nói riêng vẫn còn nhiều vướng mắc, bất cập ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của
các bên tham gia, đến công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực giao thông đường bộ.
Với hai lý do trên, học viên chọn đề tài “Thế chấp, cầm cố phương tiện giao
thông cơ giới đường bộ trên địa bàn tỉnh Cà Mau: Thực trạng và giải pháp” làm
luận văn tốt nghiệp.
2. Giả thuyết, câu hỏi nghiên cứu
2.1. Giả thuyết nghiên cứu
Những bất hợp lý trong pháp luật về thủ tục chuyển nhượng, thời điểm chuyển giao
quyền sở hữu phương tiện giao thông đường bộ đang làm cho hoạt động thế chấp, cầm cố
phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trở nên rủi ro.
2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tác giả xác định luận văn cần trả lời 02
câu hỏi sau:
(1) Thế chấp, cầm cố PTGTCG ĐB được pháp luật quy định như thế nào? Thực tiễn
tại Cà Mau cho thấy có những rủi ro gì ?
(2) Giải pháp nào để quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ được đảm bảo
thực hiện, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực giao thông
đường bộ.
3. Tình hình nghiên cứu
Thế chấp, cầm cố tài sản đã được nhiều tác giả đề cập trong các đề tài khoa

học, các bài viết trên các tạp chí và nhiều tài liệu khác. Tuy nhiên, qua tìm hiểu,
hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu về “Thế chấp, cầm cố phương tiện giao


3

thông cơ giới đường bộ trên địa bàn tỉnh Cà Mau: Thực trạng và giải pháp”. Đây là
vấn đề mới được tác giả chọn nghiên cứu.
3.1. Tình hình nghiên cứu xung quanh câu hỏi nghiên cứu thứ nhất
Nghiên cứu thế chấp, cầm cố tài sản nói chung, PTGTCG ĐB nói riêng thông
qua các văn bản quy phạm pháp luật và các rủi ro đã và sẽ xảy ra trong thực tế.
3.2. Tình hình nghiên cứu xung quanh câu hỏi nghiên cứu thứ hai
Nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật có liên quan đến thế
chấp, cầm cố phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; đối chiếu với thực tế, phát hiện
những vướng mắc, bất cập, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp góp phần từng bước
hoàn thiện các quy định của pháp luật, hạn chế rủi ro cho các bên thế chấp, cầm cố.
4. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn đi sâu tìm hiểu các quy định của pháp luật Việt Nam về thế chấp,
cầm cố tài sản nói chung, thế chấp, cầm cố phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
nói riêng. Hai biện pháp này có vai trò như thế nào trong đời sống xã hội. Khi các
chủ thể tham gia vào mối quan hệ này, ngoài những lợi ích mà hai biện pháp này
mang đến, chủ thể tham gia còn chịu những rủi ro gì. Đồng thời, làm rõ những quy
định của pháp luật hiện hành về thế chấp, cầm cố tài sản còn có những bất cập gì
khi áp dụng trong thực tế. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp phù hợp.
Để đạt được mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ cơ bản sau:
(1) Làm rõ những vấn đề lý luận về thế chấp, cầm cố tài sản nói chung và thế chấp,
cầm cố phương tiện giao thông cơ giới đường bộ nói riêng; rủi ro nào phát sinh ảnh hưởng
đến quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia.
(2) Phân tích cụ thể những quy định của pháp luật, đối chiếu thực tiễn, phát hiện bất

cập, đề ra giải pháp.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Thế chấp, cầm cố phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên địa bàn tỉnh Cà
Mau.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về thời gian: Từ năm 2011 đến năm 2016.
- Phạm vi về địa bàn nghiên cứu: Tỉnh Cà Mau.
5. Các phƣơng pháp tiến hành nghiên cứu; khung lý thuyết
5.1. Các phương pháp nghiên cứu


4

Để phù hợp với đối tượng, mục đích nghiên cứu, tác giả đề tài sử dụng một
cách linh hoạt và hợp lý các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
- Phương pháp phân tích số liệu.
- Phương pháp tổng hợp, đối chiếu, so sánh, thống kê.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- ROCCIPI để lý giải hành vi bất tuân.
5.2. Khung lý thuyết
Trong luận văn này tác giả dựa vào khung lý thuyết chi phí giao dịch: Khi chi phí
thế chấp, cầm cố thấp thì các chủ thể sẽ tích cực áp dụng biện pháp bảo đảm; tương tự khi
rủi ro cao thì trái chủ thường yêu cầu thụ trái thực hiện biện pháp bảo đảm.
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Những kết quả đạt được của đề tài này sẽ dự báo được những rủi ro trong thế
chấp, cầm cố phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; phát hiện những quy định pháp
luật về thế chấp, cầm cố phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chưa phù hợp với
thực tiễn; đưa ra những khuyến nghị về: Chính sách pháp luật, về thực tiễn bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ, về hoạt động quản lý phương tiện giao thông cơ giới đường bộ của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền.



5

Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận về phƣơng tiện giao thông cơ
giới đƣờng bộ
1.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại, tính chất của thế chấp tài sản
1.1.1. Khái niệm thế chấp tài sản
Điều 317, BLDS 2015 quy định như sau: „„1. Thế chấp tài sản là việc một bên
(sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ mà không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế
chấp). 2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ, các bên có thể thỏa thuận giao cho
người thứ ba giữ tài sản thế chấp‟‟.
Như vậy, thế chấp tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên hoặc theo quy định của
pháp luật, theo đó bên có nghĩa vụ phải dùng tài sản của mình để đảm bảo thực hiện
nghĩa vụ cho bên có quyền nhưng không chuyển giao tài sản. Các bên có thể thỏa
thuận giao tài sản cho người thứ ba giữ.
1.1.2. Đặc điểm của thế chấp tài sản
Thế chấp tài sản được xem là giải pháp linh hoạt cho việc vừa bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ; đồng thời tạo điều kiện cho bên thế chấp tiếp tục sử dụng tài sản thế
chấp, để phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, giúp bên thế chấp có nguồn
vốn để trả nợ cho bên nhận thế chấp. Theo quy định của pháp luật, thế chấp tài sản
có đặc điểm như sau:
1.1.2.1. Là tài sản thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp
Tài sản thế chấp phải thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp (có thể thế chấp
một hoặc nhiều tài sản để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ). Đặc điểm này có ý
nghĩa quan trọng đối với bên nhận thế chấp, vì khi bên thế chấp không thực hiện
hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu bên
thế chấp giao tài sản đó cho mình để xử lý nhằm bù đắp quyền lợi và chỉ có thể xử
lý tài sản thế chấp khi tài sản đó thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp. Do đó bên

thế chấp không thể dùng tài sản thuộc sở hữu của người khác để thế chấp bảo đảm
việc thực hiện nghĩa vụ của mình.
1.1.2.2. Bên thế chấp không phải chuyển giao tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp
Tài sản thế chấp thường là động sản hay bất động sản. Trong quan hệ thế chấp
tài sản, bên thế chấp không phải chuyển giao tài sản cho bên nhận thế chấp hoặc
việc chuyển giao cho bên nhận thế chấp giữ sẽ gặp khó khăn trong việc giao nhận


6

và bảo quản. Bên thế chấp sẽ chuyển giao cho bên nhận thế chấp giấy tờ chứng
nhận quyền sở hữu, tùy trường hợp pháp luật có những quy định khác nhau.
- Với đặc điểm không chuyển giao tài sản, bên thế chấp được quyền tiếp tục sử
dụng khai thác công dụng của tài sản theo quy định của pháp luật dân sự và quyền
này được cụ thể tại Điều 321, BLDS 20152.
Theo đó, bên thế chấp là chủ sở hữu tài sản và giữ tài sản thế chấp, nếu các
bên có thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp thì bên thế chấp có quyền khai thác công
dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp.
Để khai thác công dụng của tài sản có hiệu quả hơn, trong thời hạn thế chấp,
bên thế chấp có quyền đầu tư làm tăng giá trị của tài sản. Việc tăng giá trị này cũng
sẽ đảm bảo thanh toán nghĩa vụ tốt hơn.
Giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu thông thường bên nhận thế chấp giữ.
Trường hợp tài sản do người thứ ba giữ thì bên thế chấp có quyền nhận lại tài sản từ
người thứ ba và giấy tờ từ người nhận thế chấp khi thực hiện xong nghĩa vụ hoặc đã
dùng biện pháp bảo đảm khác để thay thế cho biện pháp thế chấp.
Trong quá trình sản suất, kinh doanh, hàng hóa cần được lưu thông mang lại
lợi nhuận cho người sản suất, kinh doanh, nếu hàng hóa luân chuyển là tài sản thế
chấp thì bên thế chấp có quyền bán, trao đổi, thay thế, quyền yêu cầu thanh toán, tài
sản có được từ việc định đoạt đó trở thành tài sản thế chấp.
Nếu tài sản thế chấp là kho hàng, trong quá trình sản suất, kinh doanh bên thế

chấp có quyền thay thế hàng hóa đó bằng hàng hóa khác có giá trị tương đương
hàng hóa thế chấp.
Tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển bên thế chấp chỉ được
bán, trao đổi, tặng cho nếu được bên nhận thế chấp đồng ý. Tài sản thế chấp do bên
thế chấp giữ và khai thác công dụng, pháp luật cho phép bên thế chấp có quyền cho
thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết.

2

Điều 321, BLDS 2015 quy định: Quyền của bên thế chấp “1. Khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp,
trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng là tài sản thế chấp theo thỏa thuận. 2. Được đầu tư làm tăng giá trị của tài sản thế chấp. 3. Nhận
lại tài sản thế chấp do người thứ ba giữ và giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp do bên nhận thế chấp giữ khi nghĩa vụ được bảo đảm
bằng thế chấp chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác. 4. Được bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp, nếu tài sản
đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp này, quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền
thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thế hoặc được trao đổi trở thành tài sản thế chấp. Trường hợp tài
sản thế chấp là kho hàng thì bên thế chấp được quyền thay thế hàng hóa trong kho, nhưng phải đảm bảo giá trị của hàng hóa trong kho
đúng như thỏa thuận. 5. Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản suất,
kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật. 6. Được cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải
thông báo bên thuê, bên mượn biết về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế
chấp biết".


7

- Cùng với quyền đối với tài sản đã thế chấp, trong quá trình nắm giữ tài sản,
bên thế chấp phải có nghĩa vụ nhất định và được ghi nhận tại Điều 348, BLDS
2005, nay là Điều 320, BLDS 20153.
Theo đó, đối với tài sản thế chấp là động sản hoặc bất động sản phải đăng ký
quyền sở hữu, các bên có thể thỏa thuận bên thế chấp phải giao giấy tờ chứng nhận
quyền sở hữu tài sản, tuy nhiên có những loại tài sản khi thế chấp vẫn phải sử dụng

giấy chứng nhận quyền sở hữu mới có thể lưu hành đúng theo quy định của pháp
luật như: Tàu biển, phương tiện giao thông cơ giới đường bộ... Như vậy, luật không bắt
buộc phải chuyển giao giấy tờ trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật
có quy định khác.
Do bên thế chấp nắm giữ tài sản và được quyền khai thác sử dụng, nên phải có
nghĩa vụ bảo quản tài sản không để hư hỏng, mất mát, hao hụt, bảo tồn giá trị tài
sản thế chấp. Khi tài sản có nguy cơ bị hư hỏng, giảm sút giá trị, bên thế chấp phải
áp dụng mọi biện pháp cần thiết để khắc phục.
Trong thời hạn thế chấp, nếu tài sản bị hư hỏng, giảm sút giá trị bên thế chấp
phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết để các bên hợp tác khắc phục, hoặc đưa
ra biện pháp khắc phục khác.
Trường hợp, bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hoặc
trường hợp khác do luật quy định, theo yêu cầu của bên nhận thế chấp, bên thế chấp
phải giao tài sản cho bên nhận thế chấp xử lý.
Bên thế chấp phải thông báo cho bên nhận thế chấp về quyền của người thứ ba
đối với tài sản thế chấp. Trường hợp không thông báo thì bên nhận thế chấp có
quyền hủy bỏ thế chấp và yêu cầu bồi thường thiệt hại (nếu có).
Trong thời hạn thế chấp, quyền định đoạt đối với tài sản của bên thế chấp bị
hạn chế, vì việc bán tài sản thế chấp ảnh hưởng đến quyền của bên nhận thế chấp,
nó làm cho nghĩa vụ vốn được bảo đảm trở thành nghĩa vụ không có bảo đảm. Bên
thế chấp được bán tài sản thế chấp (Khoản 4, khoản 5, Điều 321, BLDS 2015), nếu
tài sản thế chấp là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh.
3
Điều 320, BLDS 2015 quy định về nghĩa vụ của bên thế chấp “1. Giao giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường
hợp các bên có thỏa thuận, trừ trương hợp luật có quy định khác. 2. Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp. 3. Áp dụng các biện pháp cần
thiết để khắc phục, kể cả phải ngừng khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu do việc khai thác đó mà tài sản thế chấp có nguy cơ mất
giá trị hoặc giảm sút giá trị. 4. Khi tài sản thế chấp bị hư hỏng thì trong một thời gian hợp lý bên thế chấp phải sữa chửa hoặc thay thế
bằng tài sản khác có giá trị tương đương, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 5. Cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp cho
bên thế chấp. 6. Giao tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp xử lý khi thuộc một trong các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm theo quy
định tại Điều 299, của Bộ Luật này. 7. Thông báo cho bên nhận thế chấp về các quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp, nếu có;

trường hợp không thông báo thì bên nhận thế chấp có quyền hủy hợp đồng thế chấp tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì
hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp. 8. Không được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế
chấp trừ trường hợp được quy định tại Khoản 4 và Khoản 5, Điều 321 của Bộ luật này".


8

1.1.2.3. Tài sản thế chấp có thể giao cho người thứ ba giữ nếu như có thỏa thuận
Do tài sản thế chấp khó chuyển giao và việc bảo quản đôi lúc gặp khó khăn,
thậm chí bên nhận thế chấp không đủ điều kiện để bảo quản, ví dụ: Thực phẩm
đông lạnh... cho nên bên thế chấp giữ tài sản thế chấp. Tuy nhiên, có một số loại tài
sản nếu như bên thế chấp giữ mà bên nhận thế chấp không kiểm soát được, các bên
có thể thỏa thuận gửi người thứ ba giữ và người thứ ba là bên có nghĩa vụ trong hợp
đồng gửi giữ tài sản. Đồng thời, người thứ ba trong quá trình giữ tài sản thế chấp họ
cũng có những quyền và nghĩa vụ nhất định4.
Tài sản thế chấp do người thứ ba giữ, thì người thứ ba không được sử dụng tài
sản, trừ trường hợp có thỏa thuận, nhưng không được làm hư hỏng, giảm sút giá trị
tài sản. Hợp đồng gửi giữ với người thứ ba thường là hợp đồng gửi giữ có đền bù.
Thông thường, hợp đồng gửi giữ có đền bù, nếu người thứ ba không làm dịch vụ
gửi giữ tài sản thì tùy thuộc vào sự thỏa thuận giữa các bên.
Người thứ ba phải có nghĩa vụ của người giữ theo quy định của hợp đồng gửi
giữ, nếu vi phạm nghĩa vụ gây ra thiệt hại thì phải bồi thường.
Trường hợp có thỏa thuận với bên thế chấp, người thứ ba được phép khai thác
công dụng của tài sản thế chấp, đồng thời phải dừng ngay việc khai thác, sử dụng
nếu có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị tài sản thế chấp.
Trường hợp bên thế chấp đã thực hiện xong nghĩa vụ, hoặc tài sản thế chấp bị
xử lý theo quy định của pháp luật, thì người thứ ba phải giao lại tài sản thế chấp để
bên thế chấp và bên nhận thế chấp xử lý tài sản.
1.1.2.4. Tài sản thế chấp có thể dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ
Một đặc điểm không kém phần quan trọng đó là tài sản thế chấp có thể được

dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, được quy định tại Điều 296, BLDS
20155, nhìn chung Điều 296, BLDS 2015 kế thừa BLDS 2005.
4
Điều 324, BLDS 2015 quy định quyền và nghĩa vụ của người thứ ba giữ tài sản thế chấp: “1. Người thứ ba giữ tài sản thế
chấp có các quyền sau đây: a) Được khai thác công dụng tài sản thế chấp; nếu có thỏa thuận; b) Được trả thù lao và chi phí bảo quản,
giữ gìn tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 2. Người thứ ba giữ tài sản thế chấp có các nghĩa vụ sau đây: a) Bảo quản,
giữ gìn tài sản thế chấp; nếu làm mất tài sản thế chấp, làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản thế chấp thì phải bồi thường; b)
Không được phép khai thác công dụng của tài sản thế chấp nếu việc tiếp tục khai thác có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị
của tài sản thế chấp; c) Giao lại tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp hoặc bên thế chấp theo thỏa thuận hoặc theo quy định của
pháp luật".
5
Điều 296, BLDS 2015 quy định một tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ: „„ 1. Một tài sản có thể được dùng để
bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, nếu có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo
đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. 2. Trường hợp một tài sản được bảo đảm thực hiện nhiều
nghĩa vụ thì bên bảo đảm phải thông báo cho bên nhận bảo đảm sau biết về tài sản bảo đảm đang được dùng để bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ khác. Mỗi lần bảo đảm phải được lập thành văn bản. 3. Trường hợp phải xử lý tài sản để thực hiện một nghĩa vụ đến hạn thì
các nghĩa vụ khác tuy chưa đến hạn điều được coi là đến hạn và tất cả các bên cùng nhận bảo đảm đều được tham gia xử lý tài sản. Bên
nhận bảo đảm đã thông báo về việc xử lý tài sản có trách nhiệm xử lý tài sản, nếu các bên cùng nhận bảo đảm không có thỏa thuận
khác.


9

Khi xác lập biện pháp bảo đảm, các bên lựa chọn một tài sản có giá trị tương
đương với nghĩa vụ được bảo đảm. Tuy nhiên, trường hợp giá trị tài sản lớn hơn
nhiều nghĩa vụ được bảo đảm thì các bên thỏa thuận bảo đảm nhiều nghĩa vụ.
Trường hợp các bên thỏa thuận tổng giá trị nghĩa vụ được bảo đảm lớn hơn tổng giá
trị tài sản bảo đảm thì phần nghĩa vụ vượt bảo đảm sẽ không được bảo đảm, vì vậy
bên nhận bảo đảm có thể bị rủi ro về phần giá trị nghĩa vụ vượt đó. Khoản 4, Điều
295, BLDS 2015 và Điều 5, Nghị định 163/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định

về giao dịch bảo đảm, cho phép các bên có thể thỏa thuận dùng tài sản có giá trị nhỏ
hơn, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Một tài sản bảo đảm nhiều nghĩa vụ của một hoặc nhiều người nhận bảo đảm,
nếu nhiều người thì bên bảo đảm phải thông báo cho những người nhận bảo đảm
khác biết tài sản đó đang bảo đảm cho một nghĩa vụ. Quy định này phù hợp với quy
định tại Điều 387, BLDS 2015 quy định về thông tin trong giao kết hợp đồng, Điều
308, BLDS 2015 về thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận tài sản bảo đảm.
Trường hợp một tài sản bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ mà các nghĩa vụ đó
có thời hạn thực hiện khác nhau, thì nếu một nghĩa vụ đến hạn và phải xử lý tài sản
bảo đảm thì những nghĩa vụ khác được coi là đến hạn. Người nhận bảo đảm đã
thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm có nghĩa vụ thông báo cho tất cả những
người nhận bảo đảm khác về xử lý tài sản bảo đảm.
1.1.3. Phân loại tài sản thế chấp
BLDS 2005 tuy có quy định tài sản thế chấp gồm những trường hợp nào,
nhưng còn nằm rải rác ở nhiều điều luật. BLDS 2015 đã dành một điều luật riêng để
phân loại tài sản thế chấp và được quy định cụ thể tại Điều 318 6. Theo quy định này
tài sản thế chấp chia thành các loại như sau:

Trường hợp các bên muốn tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn thì có thể thỏa thuận về việc bên bảo đảm đùng tài sản
khác để bảo đảm việc thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn".
6
Điều 318, BLDS 2015 quy định Tài sản thế chấp “1. Trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật
phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 2. Trường hợp thế chấp một phần
bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ gắn với tài sản đó thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 3. Trường
hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc
tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 4. Trường hợp tài sản thế chấp được bảo hiểm thì bên nhận thế chấp phải thông
báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp. Tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm trực tiếp
cho bên nhận thế chấp khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Trường hợp bên nhận thế chấp không thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc
tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp thì tổ chức chi trả tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm và bên thế chấp có nghĩa vụ
thanh toán cho bên nhận thế chấp"..



10

1.1.3.1. Tài sản thế chấp là bất động sản
Khoản 1, Điều 174, BLDS 2005 quy định „„1. Bất động sản là các tài sản bao
gồm: a) Đất đai; b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản
gắn liền với công trình xây dựng đó; c) Các tài sản khác gắn liền với đất đai; d)
Các tài sản khác do pháp luật quy định”.
Quy định trên nay được điều chỉnh tại Khoản 1, Điều 107, BLDS 2015 như
sau: „„1. Bất động sản bao gồm: a) Đất đai; b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền
với đất đai; c) Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng; d) Tài
sản khác theo quy định của pháp luật”.
Theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Điều 318, BLDS 2015 khi thế chấp tài
sản là bất động sản có hai trường hợp:
Trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động
sản cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác (Điều 342,
BLDS 2005 quy định: Trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản có vật phụ thì toàn
bộ vật phụ của động sản đó thuộc tài sản thế chấp).
Trường hợp thế chấp một phần bất động sản có vật phụ, thì vật phụ gắn với tài
sản đó thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác, không có sự thay
đổi so với BLDS 2005.
1.1.3.2. Tài sản thế chấp là động sản

Khoản 2, Điều 107, BLSD 2015 quy định “Động sản là những tài sản không
phải là bất động sản”.
Theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Điều 318, BLDS 2015 khi thế chấp tài
sản là động sản có hai trường hợp:
Trường hợp thế chấp toàn bộ động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản
cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác (BLDS 2005 quy

định trong trường hợp thế chấp toàn bộ động sản có vật phụ thì toàn bộ vật phụ của
động sản đó thuộc tài sản thế chấp).
Trường hợp thế chấp một phần bất động sản có vật phụ thì vật phụ gắn với tài
sản đó thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác, không có sự thay
đổi so với BLDS 2005.
1.1.3.3. Tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất
Nếu như BLDS 2005 chỉ quy định khi có sự thỏa thuận tài sản gắn liền với đất
mới được xem là tài sản thế chấp, đến BLDS 2015 đã mặc định nếu thế chấp quyền


11

sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì đó
cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Điều 3257, 3268 BLDS 2015 quy định rất rõ việc thế chấp quyền sử dụng đất
mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất và thế chấp tài sản gắn liền với đất mà
không thế chấp quyền sử dụng đất.
Thế chấp quyền sử dụng đất cũng là một trong những biện pháp bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ dân sự; tài sản để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ là quyền sử dụng đất.
Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất vừa phải tuân thủ các quy định về thế chấp
tài sản vừa phải tuân thủ theo quy định về hợp đồng quyền sử dụng đất được quy
định tại Mục 7, Chương XVI, BLDS 2015, Luật đất đai năm 2014 và các văn bản
hướng dẫn thi hành có liên quan đến đất đai.
BLDS 2015 không quy định tài sản hình thành trong tương lai là đối tượng thế
chấp, vì đây được xem là bất cập của BLDS 2005. Việc trước đây xem tài sản hình
hành trong tương lai là đối tượng thế chấp nó đã tạo rủi ro cao cho bên nhận thế
chấp, vì tài sản hình thành trong tương lai có thể không hình thành và bên nhận thế
chấp chỉ giữ giấy tờ chứng minh rằng tài sản đó sẽ hình thành trong tương lai, khi
rủi ro xảy ra bên thế chấp không có tài sản để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ.
1.1.4. Phân loại thế chấp

Dựa theo lý do, mục đích thế chấp, chủ thể nhận thế chấp, chủ thể thường
gánh chịu rủi ro trong biên pháp bảo đảm này, tác giả phân loại thế chấp như sau:
* Phân loại theo chủ thể nhận thế chấp:
Chủ thể nhận thế chấp phải có đầy đủ các điều kiện theo pháp luật quy định
đối với người tham gia giao dịch nói chung. Trên thực tế, đối với nhận thế chấp
PTGTCG ĐB, chủ thể nhận thế chấp thường bao gồm: Chủ thể nhận thế chấp là các
tổ chức tín dụng; Chủ thể nhận thế chấp là các tổ chức phi tín dụng (như: Cơ sở
kinh doanh dịch vụ cầm đồ; các chủ thể nhận thế chấp núp bóng dưới các hình thức
kinh doanh khác; các chủ thể hành nghề tự do).
7

Điều 325, BLDS 2015 quy định: Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất và người sử dụng
đất đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì tài sản được xử lý bao gồm cả tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp có thỏa
thuận khác.
Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì khi xử lý quyền
sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được tiếp tục sử dụng đất trong phạm vi quyền, nghĩa vụ của mình; quyền nghĩa vụ của
bên thế chấp trong mối quan hệ với chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển giao cho người nhận chuyển quyền sử dụng đất, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác.
8
Điều 326 BLDS 2015 quy định rường hợp chỉ thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất và chủ sở hữu tài
sản gắn liền với đất không đồng thời là người sử dụng đất thì khi xử lý tài sản gắn liền với đất, người nhận chuyển quyền sở hữu tài sản
gắn liền với đất được tiếp tục sử dụng đất trong phạm vi quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển giao, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác.


12

* Phân loại theo mục đích của bên thế chấp
Điều 118, BLDS 2015 quy định: "Mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích mà
chủ thể mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch đó". Thông thường những lợi

ích mà bên thế chấp mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch là những lợi ích
chính đáng hợp pháp.
Đối với thế chấp nói chung và thế chấp phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
nói riêng, mục đích của bên thế chấp không phải lúc nào cũng nhằm thỏa mãn lợi
ích chính đáng, hợp pháp của mình; mà đôi khi thông qua đó để xâm phạm lợi ích
của bên nhận thế chấp. Chúng ta có thể chia mục đích của bên thế chấp thành 2 loại:
Loại thứ nhất: Mục đích chính đáng, hợp pháp không xâm phạm đến lợi ích
của bên nhận thế chấp.
Loại thứ hai: Mục đích không chính đáng, tức là thông qua giao dịch để xâm
phạm lợi ích của bên nhận thế chấp.
1.1.5 Tính chất của thế chấp tài sản
Thế chấp tài sản là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được sử dụng phổ
biến nhất hiện nay, vì để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nhưng không chuyển giao tài
sản cho bên có quyền, mà bên thế chấp chỉ cần chuyển giao giấy tờ chứng minh tình
trạng pháp lý của tài sản, điều đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bên thế chấp có cơ
hội tiếp tục khai thác công dụng của tài sản. Đối tượng của thế chấp rất phong phú
gồm: Bất động sản, động sản, quyền tài sản...
BLDS 2015 vẫn tiếp tục kế thừa quan điểm thế chấp là biện pháp bảo đảm có
tính chất đối vật của BLDS 2005, nghĩa là, bảo đảm bằng tài sản cụ thể thuộc quyền
sở hữu của bên bảo đảm. Tuy nhiên, BLDS 2015 lại không khẳng định một cách rõ
ràng về việc bên thế chấp có quyền dùng tài sản của mình để bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ của người khác hay không. Mặc dù vậy, trên nguyên tắc, “quyền dân sự
chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do
quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của
cộng đồng”9 và “mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không
trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác
tôn trọng”10, theo học viên, các bên có quyền tự do lựa chọn hình thức thế chấp
(bao gồm cả hình thức thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người

9

10

Khoản 2, Điều 2, Bộ luật Dân sự năm 2015.
Khoản 2, Điều 3, Bộ luật Dân sự năm 2015.


13

khác) vì quyền dân sự này không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã
hội, đồng thời, cũng không thuộc các trường hợp bị hạn chế quyền theo quy định
của luật. Như vây, chủ sở hữu tài sản được quyền tự do định đoạt việc dùng tài sản
thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ, không phụ thuộc và bị
giới hạn bởi chủ thể của nghĩa vụ được bảo đảm là ai.

1.2. Khái niệm, đặc điểm, phân loại, tính chất của cầm cố tài sản
1.2.1. Khái niệm cầm cố tài sản
Trước BLDS, khái niệm cầm cố được quy định tại Khoản 2, Điều 2, Nghị
định số 17 ngày 16/01/1990 hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm
1989 và được hiểu là „„... trao động sản thuộc quyền sở hữu của mình cho người
cùng quan hệ hợp đồng để giữ làm tin và bảo đảm tài sản trong trường hợp vi phạm
hợp đồng kinh tế đã ký kết...‟‟.
Theo giáo trình Luật Dân sự Trường Đại học Luật Hà Nội: “Để đảm bảo chắc
chắn quyền dân sự của người có quyền được thỏa mãn, các bên trong quan hệ
nghĩa vụ có thể thỏa thuận, theo đó bên có nghĩa vụ phải giao cho người có quyền
một tài sản nhất định. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực
hiện không đúng nghĩa vụ thì bên có quyền đã có sẵn một tài sản mà người có
nghĩa vụ đã giao cho mình để từ tài sản đó khấu trừ nghĩa vụ chưa được thực hiện.
Vì vậy, về phương diện ngữ nghĩa thì cầm cố tài sản là việc một người cầm trước
(giữ sẵn) một tài sản của người khác để đảm bảo quyền, lợi ích của mình‟‟ 11.
Điều 326, BLDS 2005 nay được thay thế bởi Điều 309, BLDS 2015 quy định

"Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc
quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ".
Như vậy, bên cầm cố tài sản là bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình giao
cho bên nhận cầm cố nắm giữ để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của mình
hoặc của người khác. Bên cầm cố tài sản có thể là bên có nghĩa vụ trong quan hệ
nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố tài sản, có thể là người thứ ba. Bên nhận cầm
cố bao giờ cũng là bên có quyền trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố.
Cầm cố là biện pháp bảo đảm có tính hiệu quả nhất trong các biện pháp bảo
đảm, vì bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản, khi bên cầm cố không thực hiện nghĩa vụ
đúng theo thỏa thuận họ có quyền xử lý tài sản để bù trừ nghĩa vụ.
11

Trang 63, Tập 2, Giáo trình Luật Dân sự, Trường Đại học Luật Hà Nội.


14

Tuy nhiên, đây là biện pháp bảo đảm dễ xảy ra tranh chấp, vì đối tượng của
cầm cố rất đa dạng, mà đa phần những tài sản đó không buộc phải đăng ký quyền,
nhưng bù lại bên nhận cầm cố ít chịu rủi ro hơn về tài sản vì họ đang nắm giữ tài
sản và có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức nếu như có thỏa thuận,
nhưng phải chịu trách nhiệm trong việc bảo quản giữ gìn tài sản.
1.2.2. Đặc điểm cầm cố tài sản
Thứ nhất, phải là tài sản thuộc quyền sở hữu của bên cầm cố
Tài sản cầm cố phải thuộc quyền sở hữu của bên cầm cố. Đặc điểm này có ý
nghĩa quan trọng đối với bên nhận cầm cố, vì khi bên cầm cố không thực hiện hoặc
thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên nhận cầm cố có quyền xử lý tài sản cầm cố
theo phương thức đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật để bù đắp quyền
lợi của mình và chỉ có thể xử lý tài sản cầm cố khi tài sản đó thuộc quyền sở hữu

của bên cầm cố. Chính vì vậy, bên cầm cố không thể dùng tài sản thuộc sở hữu của
người khác cầm cố để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ của mình.
Tuy nhiên, trong thực tế để xác định được tài sản cầm cố có thuộc quyền sở
hữu của bên cầm cố hay không nếu xác định tài sản đó có giấy tờ chứng nhận quyền
sở hữu; đối với những loại tài sản không có đăng ký quyền sở hữu thì bên nhận cầm
cố không có căn cứ để xác định tài sản đó có thuộc quyền sở hữu của bên cầm cố.
Vì vậy, nếu nhận cầm cố những tài sản không giấy chứng nhận quyền sở hữu, bên
nhận cầm cố sẽ dễ gặp rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình.
Thứ hai, tài sản cầm cố do bên nhận cầm cố giữ
Cầm cố là biện pháp bảo đảm có tính hiệu quả nhất trong các biện pháp bảo
đảm, vì bên nhận cầm cố đã nắm giữ tài sản của bên cầm cố, cho nên khi xử lý tài
sản cầm cố sẽ thuận lợi.
Khi nắm giữ tài sản, bên nhận cầm cố được một số quyền nhất định đối với tài
sản cầm cố và được quy định tại Điều 314, BLDS 201512. So với quy định tại Điều
333, BLDS 2005 thì Điều 314, BLDS 2015 bổ sung thêm bên nhận cầm cố có
quyền cho thuê, cho mượn tài sản cầm cố nếu có thỏa thuận.
- Khi được quyền nắm giữ tài sản, bên nhận cầm cố có một số quyền nhất định như:
Tài sản cầm cố do bên nhận cầm cố giữ, tuy nhiên tài sản cầm cố có thể bị
người khác chiếm hữu sử dụng trái phép (trong trường hợp bị trộm cắp, lạm dụng
12

Điều 314, BLDS 2015 quy định quyền của bên nhận cầm cố: “1. yêu cầu người đang chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm
cố trả lại tài sản đó. 2. Xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. 3. Được cho thuê, cho
mượn, khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu có thỏa thuận. Được thanh toán chi phí hợp
lý bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản cho bên cầm cố".


15

tín nhiệm chiếm đoạt...), trong những trường hợp này bên nhận cầm cố có quyền

yêu cầu người chiếm hữu bất hợp pháp giao lại tài sản cho mình.
Khi bên cầm cố vi phạm nghĩa vụ, thì bên nhận cầm cố được quyền xử lý tài
sản cầm cố để thanh toán nghĩa vụ. Nếu giá trị tài sản nhỏ hơn nghĩa vụ bên nhận
cầm cố có quyền yêu cầu bên cầm cố dùng tài sản khác để thanh toán nghĩa vụ,
ngược lại bên nhận cầm cố trả lại phần giá trị vượt cho bên cầm cố.
Các bên có thể thỏa thuận bên cầm cố được cho thuê, cho mượn tài sản cầm
cố, bên nhận cầm cố được cho thuê, cho mượn và phải chịu trách nhiệm về tài sản
khi mất mác, hư hỏng. Nếu bên nhận cầm cố cho thuê, thì tiền thu được từ cho thuê
phải trả lại cho bên cầm cố hoặc khấu trừ vào nghĩa vụ.
Đối với những tài sản cầm cố khi bảo quản cần có chi phí, thì bên nhận cầm cố
có quyền yêu cầu bên cầm cố thanh toán chi phí đó.
- Bên cạnh quyền, bên nhận cầm cố phải có nghĩa vụ nhất định và được quy
định tại Điều 313, BLDS 201513. BLDS 2015 cơ bản kế thừa Điều 333, BLDS
2005, tuy nhiên có bổ sung thêm một số quy định cho phù hợp với thực tế.
Theo đó bên nhận cầm cố phải có nghĩa vụ như: Giữ gìn, bảo quản tài sản cầm
cố như của chính mình. Bên nhận cầm cố không được định đoạt tài sản cầm cố như
bán, cho tặng, đổi hoặc cầm cố cho người thứ ba. Trường hợp người nhận cầm cố
bán, đổi, cầm cố cho người thứ ba mà tài sản bị bán để thanh toán nghĩa vụ thì
người nhận cầm cố phải bồi thường. Người cầm cố có quyền đòi lại tài sản do
người thứ ba chiếm hữu theo Điều 166, BLDS 201514.
Mặc dù tài sản cầm cố được chuyển giao cho bên nhận cầm cố giữ, nhưng bên
nhận cầm cố không được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi
lợi tức từ tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Khi nghĩa vụ bảo đảm chấm dứt, bên nhận cầm cố phải trả lại tài sản và các
giấy tờ có liên quan.

13

Điều 313, BLDS 2015 quy định:“1. Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố, nếu làm mất, thất lạc hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi
thường thiệt hại cho bên cầm cố. 2. Không được bán, trao đổi, tặng cho, sử dụng tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác. 3.

Không được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 4
Trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng bi ện
pháp bảo đảm khác.‟‟
14
Điều 166, BLDS 2015 quyền đòi lại tài sản quy định:“1. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ
người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật. 2. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài
sản từ sự chiếm hữu của chủ thể đang có quyền khác đối với tài sản đó".


16

1.2.3. Phân loại tài sản cầm cố
Bản chất pháp lí của biện pháp cầm cố là sự dịch chuyển tài sản từ bên cầm cố
sang bên nhận cầm cố, vì vậy tài sản cầm cố phải là những tài sản có thể dịch
chuyển được. Mà tài sản di chuyển được chỉ có thể là động sản.
Khoản 2, Điều 107, BLDS 2015 quy định “Động sản là những tài sản không
phải là bất động sản". Như vậy, BLDS 2015 đã dựa vào tính chất dịch chuyển của
tài sản để phân biệt tài sản thành bất động sản và động sản. Tất cả những tài sản
không phải là bất động sản đều là động sản và có thể trở thành đối tượng của cầm cố.
Ngoài ra, tài sản cầm cố có thể là bất động sản, trường hợp này người nhận
cầm cố sẽ trực tiếp giữ bất động sản đó. Ví dụ, nhà ở xây dựng xong nhưng chưa ở,
bên nhận cầm cố trực tiếp quản lý ngôi nhà đó.
Như vậy, tài sản cầm cố có thể là động sản nhưng cũng có thể là bất động sản.
1.2.4. Phân loại cầm cố
Dựa theo mục đích cầm cố, chủ thể nhận cầm cố, chủ thể thường gánh chịu rủi
ro trong biên pháp bảo đảm này, tác giả phân loại cầm cố như sau:
* Phân loại theo chủ thể nhận cầm cố
Chủ thể nhận cầm cố phải có đầy đủ các điều kiện theo pháp luật quy định
đối với người tham gia giao dịch nói chung. Tuy nhiên, trên thực tế, đối với nhận
cầm cố phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, chủ thể nhận cầm cố thường bao

gồm: Chủ thể nhận cầm cố là các tổ chức tín dụng; chủ thể nhận cầm cố là các cơ sở
kinh doanh dịch vụ cầm đồ; chủ thể nhận cầm cố núp bóng dưới các hình thức kinh
doanh khác và các chủ thể hành nghề tự do.
* Phân loại theo mục đích cầm cố
Đối với cầm cố nói chung và cầm cố phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
nói riêng, mục đích của bên cầm cố không phải lúc nào cũng nhằm thỏa mãn lợi ích
chính đáng, hợp pháp của mình mà đôi khi thông qua đó để xâm phạm lợi ích của
những chủ thể khác. Chúng ta có thể chia mục đích cầm cố thành 2 loại:
Loại thứ nhất: Mục đích chính đáng, hợp pháp không xâm phạm đến lợi ích
của các chủ thể có liên quan.
Loại thứ hai: Mục đích không chính đáng, tức là thông qua giao dịch để tiêu
thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
1.2.5. Tính chất cầm cố tài sản
Thứ nhất, quan hệ cầm cố đòi hỏi phải có sự chuyển giao tài sản bảo đảm.


17

Cầm cố tài sản là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hiện
nay được sử dụng phổ biến vì tính đa dạng của đối tượng; hình thức cầm cố đơn
giản nhanh chóng. Nếu như biện pháp thế chấp, bên thế chấp không phải chuyển
giao tài sản thì đối với cầm cố bên cầm cố buộc phải chuyển giao tài sản cho bên
nhận cầm cố. Đây là biện pháp bảo đảm dễ xảy ra tranh chấp vì đối tượng của cầm
cố rất đa dạng, mà đa phần những tài sản đó không buộc phải đăng ký quyền sở
hữu, nhưng bù lại bên nhận cầm cố ít chịu rủi ro hơn về tài sản vì họ đang nắm giữ
và có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi lợi tức nếu như có thỏa thuận,
nhưng phải chịu trách nhiệm trong việc bảo quản giữ gìn tài sản.
Thứ hai, hợp đồng cầm cố là hợp đồng thực tế.
Như vậy, theo quy định của BLDS 2015 thì hiệu lực của hợp đồng cầm cố tài
sản không phụ thuộc vào việc bên nhận cầm cố có nắm giữ tài sản hay không mà

phụ thuộc sự thỏa thuận của hai bên. Vào thời điểm hợp đồng cầm cố có hiệu lực,
việc nắm giữ PT cầm cố không nhất thiết phải là bên nhận cầm cố mà có thể là bên
nhận cầm cố đang nắm giữ hoặc người thứ ba đang nắm giữ.
Thứ ba, quan hệ cầm cố là một dịch vụ kinh doanh tiền tệ có biện pháp bảo
đảm là cầm cố (được gọi là cầm đồ). Bên nhận cầm đồ phải là chủ thể có đăng kí
kinh doanh dịch vụ cầm đồ, phải tuân thủ các quy định của pháp luật về lãi suất cho
vay, bảo quản và xử lý tài sản cầm cố.

1.3. Đặc điểm của thế chấp, cầm cố phƣơng tiện giao thông cơ giới đƣờng bộ
1.3.1. Đặc điểm của thế chấp phƣơng tiện giao thông cơ giới đƣờng bộ
Căn cứ Điều 105, BLDS 2015, thì phương tiện giao thông cơ giới đường bộ được
xác định là động sản trong thế chấp và khi trở thành tài sản thế chấp, phương tiện
giao thông cơ giới đường bộ có những đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, là PT thuộc sở hữu của bên thế chấp
Thế chấp phương tiện giao thông cơ giới đường bộ là việc một bên (sau đây gọi là
bên thế chấp) dùng PT thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ mà
không giao PT cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).
Đặc điểm này có ý nghĩa quan trọng đối với bên nhận thế chấp, vì khi bên thế
chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên nhận thế chấp có
quyền yêu cầu bên thế chấp giao PT đó cho mình để xử lý nhằm bù đắp quyền lợi
và chỉ có thể xử lý PT thế chấp khi PT đó thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp. Do


18

đó, bên thế chấp không thể dùng PT thuộc sở hữu của người khác để thế chấp bảo
đảm việc thực hiện nghĩa vụ của mình.
Thứ hai, bên thế chấp không phải chuyển giao PT thế chấp cho bên nhận thế chấp
Trong quan hệ thế chấp phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, bên thế chấp
không phải chuyển giao PT cho bên nhận thế chấp. Với đặc điểm không chuyển

giao PT, bên thế chấp được quyền tiếp tục sử dụng khai thác công dụng của PT theo
quy định tại Điều 321, BLDS 2015 và theo một số quy định riêng của bên nhận thế
chấp.
So với những loại tài sản được thế chấp khác, phương tiện giao thông cơ giới
đường bộ là loại tài sản mà bên thế chấp phải sử dụng thường xuyên, liên tục, dễ hao
mòn, dễ xảy rủi ro nên trong quá trình khai thác công dụng, nếu có thỏa thuận thì
chủ PT được phép đầu tư làm tăng giá trị của PT (như cải tạo thay đổi kích thước
thùng xe đối với xe chở hàng hoặc được thay đổi màu sơn để phù hợp với ngành
nghề kinh doanh). Trường hợp việc đầu tư vào tài sản có sự tham gia góp vốn của
bên thứ ba, thì phải được bên nhận thế chấp đồng ý bằng văn bản.
Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ cũng giống như những đối tượng dùng
để thế chấp khác, PT thế chấp do bên thế chấp quản lý, sử dụng và không được có
bất kỳ hành vi nào làm hư hỏng, ảnh hưởng đến giá trị của tài sản thế chấp.
Trường hợp bên thế chấp có nhu cầu cho thuê, cho mượn thì phải thông báo
và được sự đồng ý trước bằng văn bản của bên nhận thế chấp trước khi thực hiện.
Đồng thời, bên thế chấp phải thông báo cho bên mượn, bên thuê, bên liên quan biết
việc tài sản đang được thế chấp.
Bên thế chấp không được cầm cố, thế chấp PT cho bên thứ ba, trừ trường được
bên nhận thế chấp đồng ý bằng văn bản. Nếu PT bị mất, hư hỏng do bên thứ ba thì
toàn bộ số tiền đền bù cũng thuộc tài sản thế chấp.
Trong quá trình lưu thông, nếu PT bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tạm
giữ, bên thế chấp có nghĩa vụ thực hiện mọi biện pháp để nhận lại tài sản và chịu
mọi rủi ro về PT đang thế chấp.
Thứ ba, bên thế chấp không phải chuyển giao giấy chứng nhận đăng ký
phương tiện giao thông
Để giảm bớt rủi ro cho bên nhận thế chấp khi không nắm giữ tài sản, Khoản 6,
Điều 323, BLDS 2015 quy định bên nhận thế chấp có quyền “giữ giấy tờ liên quan



×