Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Vai trò tên lửa trong tác chiến phòng không

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.79 KB, 16 trang )

MỤC LỤC
A. Giới thiệu chung
B. Nội dung
I. Khái niệm, phân loại, chức năng nhiệm vụ tên lửa phòng không
II. Phân tích nguyên tắc hoạt động tổ hợp tên lửa phòng không
1. Các hệ tọa độ nghiên cứu trong tên lửa
2. Nguyên tắc xác định tọa độ mục tiêu của tên lửa
3. Nguyên tắc phát lệnh điều khiển
4. Nguyên tắc lập lệnh điều khiển
5. Hoạt động vòng hoạt động tên lửa theo sơ đồ chức năng
III. Vai trò tên lửa trong tác chiến phòng không
1. Khu vực phóng, khu vực sát thương, xác suất tiêu diệt mục tiêu
2. Vai trò tên lửa trong chiến tranh
C. Kết luận

1


A. Giới thiệu chung
Chúng ta đang hướng tới lễ kỷ niệm 36 năm chiến thắng Điện Biên Phủ
trên không (12/1972 – 12/2008), một chiến thắng quyết định buộc đế quốc
Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán và ký vào hiệp định Pari rút tồn qn đợi
Mỹ ở chiến trường Việt Nam ta về nước. Để có được chiến thắng này chúng
ta đã phải đánh đổi bằng mồ hôi xương máu của những người dân, những
quân nhân quân đội đã anh dũng chiến đấu bảo vệ vùng trời miền Bắc trong
những giờ phút ác liệt nhất của chiến tranh. Trong chiến dịch này, lực lượng
phòng không của ta giữ vai trò quyết định. Đóng góp không nhỏ vào thắng
lợi này phải kể đến đó là những vũ khí mà các bạn Xã hội Chủ Nghĩa viện
trợ cho ta, trong đó tên lửa là một thứ vũ khí có tầm quan trọng bậc nhất.
Trong bài viết này em sẽ trình bày những hiểu biết chung của em về tên lửa
nói chúng và vai trò quan trọng của tên lửa phòng không trong chiến tranh


nói riêng.
Vũ khí là những công cụ vật chất đặc thù, rất quan trọng trong nền văn
minh loài người. Sự phát triển khoa học kỹ thuật song hành với sự phát triển
khoa học kỹ thuật quân sự. Chúng ta đã ứng dụng khoa học kỹ thuật vào
quân sự và dùng quân sự để bảo vệ thành quả của khoa học kỹ thuật. Tên lửa
là một thành quả của khoa hoc kỹ thuật, nó đươc ra đời rất sớm, khoảng
2000 năm trước đây. Việc tìm ra thuốc nở của người Trung Quốc là cơ sở để
tạo ra loại tên lửa phóng bằng thuốc nổ (tiền thân của tên lửa hiện đại) và
các loại súng ống khác.
Thế kỷ 19, một nhà bác học người Liên Xô đưa ra khái niệm tên lửa
nhiều tầng, dùng nhiên liệu lỏng, đưa ra khái niệm điều khiển. Đây chính là
cơ sở để phát triển tên lửa hiện đại. Tên lửa bắt đầu xuất hiện trong chiến
tranh thế giới thứ 2 với các loại tên lửa V-1, V-2 của Đức, và sau này khi
quân Đức thua trận thì Liên Xơ và Mỹ đã phát triển lên, cho ra đời nhiều thế
hệ tên lửa với các mục đích khác nhau. Đến nay tên lửa đã trải qua một
chặng đường phát triển và ngày càng hiện đại hơn.
Những mục tiêu quan trọng trong chiến tranh thường được bảo vệ bởi
một hệ thống phòng không rất mạnh, đây là khó khăn lớn cho đối phương
nếu họ sử dụng máy bay tới tập kích. Vì vậy, đợt kích bằng tên lửa dần trở
thành một thủ đoạn mở đầu cuộc chiến. Tên lửa có tầm bắn xa , độ chính xác
cao, uy lực mạnh. Với sự xuất hiện của vũ khí tên lửa, đặc biệt là tên lửa
đường đạn chiến lược, máy bay ném bom chiến lược sẽ mất đi vị trí độc tôn,
nó không còn là phương tiện mang vũ khí hạt nhân duy nhất nữa. Tên lửa trở
thành một trong những loại vũ khí kỹ thuật cao, được chuyên gia quân sự
các nước đặc biệt coi trọng và được phở biến rợng rãi vì nó có những điểm
mạnh trong nhiều hoạt động, công việc khác nhau.

2



B. Nội dung
I. Khái niệm, phân loại, nhiệm vụ của tên lửa phòng không
1. Khái niệm: Tên lửa là khí cụ bay khơng người lái, cấu tạo hình dạng
khí đợng học, chuyển động trong môi trường khí, môi trường nước, trong
chân không, sức bền tốt, vận tốc lớn, cự ly xa, kết hợp mang đầu đạn để phá
hủy mục tiêu, hoặc mang vác máy móc thực hiện nhiều chức năng khác.
Tên lửa hiện đại thường gồm các bộ phận chính sau đây:
 Quả tên lửa
 Hệ thống phóng (bệ phóng)
 Hệ thống các thiết bị điều khiển và chỉ huy

Mô hình tên lửa
Nếu dùng tên lửa làm vũ khí tiến công sẽ vừa có tác dụng tiến công có
hiệu quả đối với các mục tiêu quan trọng nằm sâu trong lãnh thở đối
phương, vừa có tác dụng răn đe. Vì vậy, trong điều kiện kỹ thuật cao, tác
chiến tên lửa sẽ trở thành cuộc giao chiến đầu tiên, có ảnh hưởng tới tồn bợ
tiến trình chiến tranh.
2. Phân loại: Tên lửa nói chung có nhiều dạng khác nhau, người ta
phân loại để hình dung vai trò tác dụng cũng như mục đích sử dụng của nó.
Có nhiều cách phân loại, có thể phân loại theo một số cách sau:
 Phân loại theo công dụng:
Tên lửa dùng để nghiên cứu khoa học nhờ có tốc độ cao, sức bền tốt,
mang vác máy móc, vệ tinh qua khỏi khí quyển để sao chup hình ảnh giúp
con người hiểu được thiên nhiên, bầu trời, khí quyển, thủy văn…
Tên lửa dùng trong quân sự mang chất nổ, đầu đạn để tiêu diệt mục tiêu
ở xa và đảm bảo được yếu tố bí mật, tốc độ cao.
 Phân loại theo cấu trúc:
Tên lửa không cánh dùng động cơ phản lực đẩy tạo vận tốc bay va
quán tính xác định thường ở độ cao rất cao.


3


Tên lửa có cánh thường là tên lửa bay ở độ cao nhỏ, nhờ cánh để điều
khiển bay.
Tiêu biểu cho loại tên lửa này phải kể đến là tên lửa hành trình Tơ-MaHốc của Mỹ. Trong 2 c̣c chiến tranh với Iraq, Mỹ đã bắn rất nhiều loại tên
lửa này từ các tàu sân bay trên vịnh Pec-sich vào các mục tiêu trên đất Iraq
với độ chính xác tương đối cao.

Tên lửa hành trình Tơ-Ma-Hốc của Mỹ
Trong thế chiến thứ 2, sơ khai của tên lửa là các loại tên lửa V-1 của
Đức đã được triển khai và bắn rất nhiều vào lãnh thổ của nước Anh gây ra
một sự kinh hoàng cho mỗi người Anh.

Bom bay V-1 của Đức trong chiến tranh thế giới thứ 2
Phân loại theo tác dụng vai trò: Tác dụng của tên lửa là để tiêu diệt
các mục tiêu ở các khoảng cách khác nhau.
Tên lửa chiến dịch, chiến thuật thường bắn tầm gần từ 2 đến 1000km.
Tên lửa chiến lược bắn tầm xa từ 1000 đến 10000km.
 Phân loại theo vị trí phóng của tên lửa:
Tên lửa phóng từ mặt đất để bay đến mục tiêu cũng ở mặt đất có
khoảng cách nhất định, gọi là tên lửa đất đối đất.


4


Tên lửa phóng từ trên không như máy bay, vệ tinh… diệt các mục tiêu
ở mặt đất gọi là tên lửa không đối đất.
Tên lửa phóng từ trên không như máy bay, vệ tinh… diệt các mục tiêu

trên không như máy bay, vệ tinh gọi là tên lửa không đôi không.
3. Chức năng và nhiệm vụ tên lửa phòng không
Tên lửa giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong thành phần các PTTCĐK.
Vì các hệ thống báo đợng cảnh giới, hỏa lực phòng khơng ngày càng
được hồn thiện, các chiến dịch tiến công bằng không quân ngày càng có
nguy cơ tổn thất lớn. Tính bất ngờ của đòn tiến công bị hạn chế, nên hiệu
quả đột kích không cao. Để đạt được hiệu quả cao, cần phải khống chế điện
tử một cách tuyêt đối, làm tê liệt hệ thống báo động cảnh giới phòng không
của đối phương bằng vệ tinh trinh sát, máy bay chỉ huy báo động trên không,
mạng rada trên bộ và trên biển… Mặt khác phải có ưu thế áp đảo trên không.
Trong thành phần các PTTCĐK, tên lửa ngày nay cơ bản đã khắc phục
được những hạn chế mà máy bay khó có thể vượt qua. Tên lửa và máy bay,
hai loại vũ khí này hỗ trợ cho nhau tạo thành sức mạnh thực sự của các lực
lượng tiến công đường không.
Tên lửa ngày nay dù còn bị hệ thống phòng không gây khó khăn.
Nhưng nếu tiến công bất ngờ với cường độ cao, mật độ lớn, có thể tiêu diệt
được mục tiêu quan trọng nằm sâu trong lãnh thổ đối phương, khiến đối
phương mất quyền khống chế trên không, tạo điều kiện cho đòn tập kích tiếp
theo bằng máy bay.
Ngày nay tên lửa trở thành một trong những loại vũ khí kỹ thuật cao,
được chuyên gia quân sự các nước đặc biệt coi trọng và được phở biến rợng
rãi vì nó có những điểm mạnh trong hoạt động tác chiến như sau:
 Đa dạng, linh hoạt: Tên lửa có thể phóng đi từ bệ phóng cố định,
hầm ngầm, cơ động trên xe cơ giới, tàu nổi, tàu ngầm và máy bay. Nó có thể
mang đầu đạn hạt nhân, hóa học, hoặc thông thường, thích hợp cho việc thực
hiện các nhiệm vụ khác nhau. Vì vậy, nó được sử dụng ở hầu hết các quân,
binh chủng.
 Độ chính xác cao, thích hợp cho việc tiến công nhiều loại mục tiêu.
 Kỹ thuật không phức tạp so với máy bay.
 Diện phản xạ rada nhỏ, khả năng vượt qua hệ thống phòng không

đối phương tương đối cao.
 Trang bị tên lửa trở thành biện pháp phát triển lực lượng trên không.
Thực tiễn chiến tranh từ những năm 60 trở lại đây, tên lửa là bộ phận cấu
thành lực lượng tiến công đường không của nhiều nước. Theo đó, với một
cơ sở kinh tế, kỹ thuật có hạn, vẫn có thể xây dựng được một thực lực quân
sự mạnh, có thể tiến công uy hiếp đối phương từ cự ly hàng trăm, hàng
nghìn km.
5


Tên lửa được sử dụng linh hoạt theo nhiệm vụ. Khi tiến công mục
tiêu điểm, thông thường sử dụng 1 – 2 quả, nhiều nhất là 3 – 4 quả. Khi tiến
công mục tiêu diện, thường phóng loạt. Kiểu loại tên lửa khác nhau thì chiến
tḥt tiến cơng cũng khác nhau.
Với những ưu điểm như trên, chúng ta có thể thấy:
 Tên lửa trở thành một lực lượng đột kích quan trọng. Khi mà lực
lượng phòng không hiện đại không ngừng được hồn thiện thì việc sử dụng
tên lửa để đánh vào các trung tâm chính trị, các mục tiêu quân sự quan trọng
nằm sâu trong lãnh thổ đối phương, sẽ tạo được tính bất ngờ và dọn đường
cho không quân xuất kích, giảm bớt thương vong cho quân nhà.
 Chiến thuật sử dụng đa dạng. Tên lửa có thể sử dụng cho cả tiến
công và phòng ngự. Vừa có thể sử dụng độc lập, vừa có thể sử dụng trong
tác chiến hợp đồng quân binh chủng.
Trước sự phát triển không ngừng, tên lửa ngày càng được trang bị nhiều
và tình hình chiến trường thay đởi, chắc chắn sẽ x́t thêm những phương
thức tác chiến mới.
Tuy vậy tên lửa không phải là vũ khí bất khả kháng. Trong thực tế loại
vũ khí này cũng đã bộc lộ nhiều nhược điểm. Bên phòng thủ cần tăng cường
tìm hiểu nghiên cứu để có đối sách hữu hiệu.



II.

Phân tích nguyên tắc hoạt động tổ hợp tên lửa phòng
không
1. Các hệ tọa độ nghiên cứu trong tên lửa
 Hệ tọa độ đất:

- Hệ tọa độ đất là hệ tọa độ tại mặt đất gốc tại bệ phóng
OXd trùng với hướng Bắc
OYd thẳng đứng qua tâm Trái đất
6


Góc tà ε = (OM,OI)
Góc phương vị β = (OI, Oxd)
- Sử dụng để truyền thông tin mục tiêu so với gốc toạ độ



Hệ tọa độ liên kết:

- OX1, Y1, Z1: Tọa độ liên kết hay còn gọi là tọa độ chấp hành được đặt
trên tên lửa.
- OX1, Y0, Z0: Tọa độ tốc độ được áp dụng nghiên cứu trong qui trình bay

Y0
X1

Y1


α

α

β

α

O

X0=VTL
Z1

Z0

φ: góc gật hay góc tà
φ=α+Φ
với Φ: góc nghiêng véc tơ tốc độ bay hay góc nghiêng quỹ đạo.
α: góc tấn công.
γ: góc trông hướng (hay phương vị)
γ=β+ψ
với β: góc trượt
ψ: góc đảo lái
Tọa độ cực:
Nếu ta coi mục tiêu hay tên lửa là chất điểm ta có thể có các tham số mục
tiêu,tên lửa sau:
Fmt(ε,β,γ)
Ftl(ε,β,γ)
ε = (OI,OM), ε: Góc tà mục tiêu hay tên lửa

β = (OXd,OI), β: Góc phương vị mục tiêu hay tên lửa


7


γ: Cự ly mục tiêu hay tên lửa

2. Nguyên tắc xác định tọa độ mục tiêu của tên lửa
 Giới thiệu chung:
Hệ thống điều khiển tên lửa từ xa trong phòng không nói chung hiện
nay là điều khiển tên lửa theo lệnh.
Đây là hệ thống mà tên lửa được điều khiển theo lệnh do đài điều
khiển tạo ra và phát qua vô tuyến điều khiển tên lửa.
Trong thành phần của hệ thống có các thiết bị:
- Khối quan sát mục tiêu và tên lửa thường gọi là MF,MT chế độ Rađa
- Thiết bị đo tọa độ mục tiêu và tên lửa những thời điểm tức thời cần
điều khiển
Thiết bị tạo lệnh điều khiển:
- Rađa phát lệnh điều khiển
- Thiết bị phóng (bệ phóng)

8


Khối 1: Quan sát theo dõi mục tiêu.
Khối 2: Tạo lệnh điều khiển.
Khối 3: Khối phát lệnh điều khiển.
Khối 4: Bệ phóng tên lửa.
 Quan sát mục tiêu và tên lửa

Khối quan sát nói chung có thể dùng Rađa xung hay quang tún
trùn hình. Thơng thường các hệ thống quan sát của tên lửa phòng không
có điều khiển từ xa dùng cả 2 chế độ.
Chế độ chủ yếu là Rađa xung (quang dùng trong các chế đọ đặc biệt
khác).
Ở đây ta xét chế độ rađa xung gồm máy phát-máy thu. Đây là chế độ
chủ yếu trong các hệ thống tên lửa điều khiển từ xa.
Tác dụng và nhiệm vụ:
- Tạo xung cao tần có độ rộng nhỏ công suất lớn, qua anten bức xạ lên
không gian dưới dạng năng lượng sóng điện từ.
- Sục sạo bám sát và bằng cách di chuyển mặt phẳng quét thuộc không
gian nhờ hệ thống quay (βa=360 độ, εa=80 độ) điều khiển anten có thể bằng
tay hoặc tự động.
- Phát tín hiệu điều khiển tên lửa.
- Thu tín hiệu phản xạ từ mục tiêu đồng thời xác định toạ độ mục tiêu.
- Thu tín hiệu trả lời tên lửa biến đổi từ cao tần tới trung tần tới thị tần
đưa đến màn hình hiện sóng quan sát, đưa đến khi xác định tọa độ tên lửa
theo từng rãnh.
3. Nguyên tắc phát lệnh điều khiển
Các giá trị lệnh điều khiển tương ứng cho 2 mặt phẳng ở dạng điện áp 1
chiều tần thấp. Để phát lên không gian tên lửa đòi hỏi:
- Phải là máy phát năng lượng cao tần,kỹ thuật đơn giản,phân biệt được
giữa các mặt phẳng điều khiển.
- Để đảm bảo xác suất tiêu diệt mục tiêu nên phải bắn nhiều tên lửa do
đó phải bắn nhiều tên lửa do đó phải truyền được nhiều lệnh.
- Tính chống nhiễu tốt, độ tin cậy cao.
Để đảm bảo các yêu cầu trên,hệ phát lệnh là hệ thống máy phát sử dụng
phương pháp mã hoá lệnh điều khiển.
4. Nguyên tắc lập lệnh điều khiển
Máy phát rãnh mục tiêu tạo dao động cao tần, tạo độ rộng xung. Phát ra

ngồi khơng gian vơi các chu kỳ khác nhau: T 1-T2, f1-f2. Gặp mục tiêu có
diện tích phản xạ hiệu dụng S>0,5. Tín hiệu phản xạ ở mục tiêu đưa tới
anten máy thu hút rãnh mục tiêu.
Một đường khác được đưa tới hệ thống xác định mục tiêu thông báo tọa
độ tức thời của mục tiêu (Δr,Δβ,Δε). Một đường đưa tới hệ thống hiện hìnhr,Δr,Δβ,Δε). Một đường đưa tới hệ thống hiện hìnhβ,Δr,Δβ,Δε). Một đường đưa tới hệ thống hiện hìnhε). Mợt đường đưa tới hệ thống hiện hình
9


để hiện kết quả. Đầu ra của hệ thống xác định tọa độ đưa tới thiết bị để đưa
tới hệ thống tạo lệnh điều khiển tạo ra các giá trị sai lệch về góc và cự ly
được đưa tới hệ thống tạo lệnh điều khiển căn cứ vào các giá trị sai lệch và
phương pháp điều khiển, để hệ thống tạo lệnh điều khiển tạo ra điện áp 1
chiều biến đổi chậm, sau đó đưa tới hệ thống mã hoá lệnh điều khiển đảm
bảo quả tên lửa này không bị nhầm lẫn với quả tên lửa nào khác.
5.
Hoạt động vòng hoạt động tên lửa
theo sơ đồ chức năng

Dựa vào sơ đồ chức năng của hệ thống điều khiển ta có thể thấy được
đặc điểm của từng phần tử chức năng.
Máy phát rãnh mục tiêu có nhiệm vụ phát dao động điện từ cao tần có
độ rộng xung τ = 0,4-0,5 μs với cơng suất phát 1MW ra ngồi khơng gian cós với cơng śt phát 1MW ra ngồi khơng gian có
các chu kỳ khác nhau T1, T2 để đảm bảo tính chất chống nhiễu. Trong đó
người ta chọn dốc sườn trước của xung để đảm bảo không gây sai số về cự
ly khi phát hiện mục tiêu và tăng khả năng phân biệt mục tiêu. Khi tín hiệu
gặp mục tiêu có diện tích phản xạ hiệu dụng lớn hơn 0,5 m 2 thì phản xạ lại
đưa tới anten thu rãnh mục tiêu. Máy thu tách sóng đưa tới màn hiện sóng để
chọn mục tiêu để tiêu diệt. Một đường khác được đưa tới hệ thống xác định
mục tiêu thông báo các mục tiêu tức thời. Khi mục tiêu vào giới hạn cho
phép bắn tên lửa, tên lửa được bắn ra ngồi khoảng khơng gian và thường


10


xuyên thông báo tọa độ tức thời của nó. Tín hiệu được đưa về anten máy thu,
một đường đưa tới hệ thống hiện hình, đường còn lại đưa tới hệ thống xác
định tọa độ với các giá trị tức thời của nó. Đầu ra của hệ thống xác định toạ
độ được đưa tới thiết bị trừ để tạo ra các gía trị sai lệch về góc và cự ly và
được đưa tới hệ thống tạo lệnh điều khiển. Căn cứ vào các giá trị sai lệch Δr,Δβ,Δε). Một đường đưa tới hệ thống hiện hìnhr,
Δr,Δβ,Δε). Một đường đưa tới hệ thống hiện hìnhε, Δr,Δβ,Δε). Một đường đưa tới hệ thống hiện hìnhβ và phương pháp điều khiển để hệ thống tạo lệnh điều khiển. Hệ
thống tạo lệnh điều khiển đưa ra các điện áp 1 chiều biến đổi chậm đưa tới
hệ thống mã hoá lệnh điều khiển đảm bảo quả tên lửa thứ nhất không nhầm
lẫn với quả tên lửa khác, đồng thời không để cho địch chế áp nhiễu. Dao
động cao tần được đưa tới anten dạng dây xoắn bức xạ phát ra ngồi khoảng
khơng gian. Tên lửa nhận được tín hiệu điều khiển làm nhiệm vụ hoàn mã
lệnh lấy lại giá trị điện áp điều khiển, đưa tới các bộ khuếch đại khí nén làm
lệch cánh lái đi 1 góc, buộc tên lửa chuyển động về hướng mong muốn. Quá
trình này tiếp diễn cho đến khi tên lửa gặp được mục tiêu.

III. Vai trò tên lửa phòng không trong tác chiến phòng không
1. Khu vực phóng, khu vực sát thương, xác suất tiêu diệt mục tiêu
a. Khu vực phóng
 Khái niệm: khu vực phóng là phần không gian trong đó có chứa mục
tiêu mà tại thời điểm phóng tên lửa đảm bảo các tên lửa gặp mục tiêu thuộc
khu vực sát thương.
Giới hạn vùng phóng: từ một điểm của khu vực sát thương đặt theo
chiều ngược hướng đường bay mục tiêu.
b. Khu vực sát thương
 Khái niệm: Là một vùng không gian mà trong đó việc tiêu diệt mục
tiêu bằng một tên lửa đảm bảo một xác suất đã cho.

Vị trí của khu vực sát thương (KVST) do hướng đường bay mục tiêu
quyết định. Phân giác của KVST được giới hạn bởi những yếu tố sau: (Về
hình dạng trong không gian kha phức tạp nên đơn giản cho việc xem xét
người ta sử dụng 2 mặt cắt thẳng đứng và nằm ngang)
KVXT được bao bọc bởi
-

Cự ly xa Dmax
Cự ly gần Dmin
Độ cao lớn nhất Hmax
Độ cao thấp nhất Hmin

11


H

Lmt

Dmin
Hmin

O

εmax
P

Dmax

O


d
lmt

c. Xác suất tiêu diệt mục tiêu
 Đánh giá độ chính xác của hệ thống tên lửa phòng không có điều
khiển là nói đến xác suất tiêu diệt mục tiêu bằng cách bắn tỉa ta sẽ lần lượt
xem xét một số vấn đề sau
 Tác động sát thương của đầu đạn tên lửa đối với mục tiêu
- Theo phương pháp tác động với mục tiêu người ta chia đầu đạn của
tên lửa phòng không có điều khiển thành các loại phá mảnh và xuyên nổ.
Thường sử dụng hơn cả là loại đầu đạn mảnh có hướng
Khi tên lửa phòng không có điều khiển nổ mục tiêu bị sát thương theo
các cách : phá huỷ cấu tạo của nó, tiêu diệt các khoang quan trọng làm cháy

12


nhiên liệu trên máy… bán kính hoạt động hiệu quả của đầu đạn trước hết
phụ thuộc mục tiêu.
- Mật độ mảnh đạn
- Tốc độ mảnh đạn
- Trọng lượng mảnh đạn
- Điểm gặp mảnh đạn với mục tiêu
 Điều kiện cần sát thương mục tiêu là các mảnh đầu đạn phải chùm lên
mục tiêu. Hơn nữa yếu tố quyết định thời điểm nổ của đầu đạn phụ thuộc
vào Vp, Vmt góc gặp giữa chúng sự phản ứng ngòi nổ vô tuyến…
 Xác suất tiêu diệt mục tiêu của tên lửa phòng không có điều khiển coi
như một sự kiện ngẫu nhiên phức tạp xảy ra tuần tự
Gọi xác suất tiêu diệt mục tiêu chung một tên lửa là P1

- Sự kiện ngẫu nhiên thứ nhất
Là đầu đạn của tên lửa nổ chính tâm X, Y, Z trùng toạ độ mục tiêu
trong không gian và xác suất sự kiện này được xác định bởi định luật sai số
chẵn f(x,y,z)
- Sự kiện ngẫu nhiên thứ hai
Là các thành phần sát thương của đầu đạn tên lửa nổ tại chính điểm có
các toạ độ (x,y,z) và sát thương mục tiêu. Xác suất sự kiện này được xác
định bởi đinh luật tọa độ sát thương mục tiêu trên G(x,y,z)
Khi đã biết quy luật tản mát của đạn nổ dọc theo quỹ đạo ta có thể biết
- f1(y,z) là định luật sai số điều khiển tên lửa với mục tiêu nó phụ thuộc
chủ yếu vào phương pháp dẫn tới sai số đã nghiên cứu.
- f2(x,z) là xác suất làm việc của ngòi nổ không cháy nổ và vào các sai
số điều khiển.
Vùng phản ứng các ngòi nổ phải trùng với vùng sát thương mục tiêu.
Nếu trùng nhau thì người ta nói ngòi nở đã phối hợp với đầu đạn. Không
trùng nhau sẽ có sự sai lệch nào đó làm giảm xác suất tiêu diệt theo trị số
cho trước
G0(y,z) định luật toạ độ quy ước sát thương mục tiêu. Xác định xác suất
sát thương và phụ thuộc vào sai số điều khiển. Có thể gọi là định luật sai số
sát thương có điều kiện
(- xmax, xmax) xác định khoảng cách tản mát có thể của các điểm nổ đầu
đạn dọc theo quỹ đạo tên lửa.
Như vậy xác suất tiêu diệt mục tiêu bằng 1 tên lửa xác định hiệu quả
bắn của hệ thống điều khiển, hiệu quả này là kết quả của tổng hợp của các
phẩn tử, các hệ thống khí tài tên lửa phòng không. Nó đánh giá mức đợ hồn
thành nhiệm vụ đề ra và là sự hoàn thiện về kỹ thuật của tất cả các phần tử
trong hệ thống. Do đó nó là một đặc trưng chiến thuật kỹ thuật quan trọng
nhất.
13



 Xác suất tiêu diệt mục tiêu bằng n quả tên lửa là
P 1  1  p1 

n

Trong đó: p1 xác suất diệt mục tiêu bằng một quả tên lửa.
Nó chỉ ra thực tế xác suất p1 đảm bảo một giá trị bất kỳ của p n nhờ số
lượng tên lửa bắn.
2. Vai trò tên lửa trong chiến tranh
Trải qua quá trình phát triển,tên lửa đã cho thấy được tầm quan trọng
của nó trong chiến tranh. Các mục tiêu dễ dàng bị công phá hơn bởi tên lửa.
Cùng với sự phát triển với tốc độ của khoa học kỹ thuật nói chung và khoa
học quân sự nói riêng,tên lửa cũng đạt được độ chính xác và khả năng công
phá ngày càng được tăng lên. Một mục tiêu nào đó dường như không thể bị
công phá bởi các phương tiện chiến tranh khác thì lại ln ln có thể bị
cơng phá bởi tên lửa. Tên lửa luôn là sự lựa chọn đầu tiên cho mỗi cuộc
chiến tranh. Ngay từ khi chiến tranh thế giới thứ 2, Đức đã bắn hàng ngàn
quả tên lửa vào Anh gây ra một bầu không khí hoảng loạn cho mỗi người
Anh. Đến hai cuộc chiến tranh Iraq Mỹ cũng đã bắn rất nhiều tên lửa Tô-mahôc vào các mục tiêu của nước này với độ chính xác khá cao. Trong cuộc
chiến tranh bảo vệ tổ quốc xã hội chũ nghĩa của chúng ta, nếu không có
những quả tên lửa SAM2 mà Liên Xô viện trợ liệu thử hỏi chúng ta đã có
thể làm nên một chiến dịch Điện Biên Phủ trên không chấn động khắp năm
châu với một chiến tích hào hùng bắn rơi 34 pháo đài bay B-52 cùng hàng
loạt máy bay khác của đế quốc Mỹ?

Tên lửa SAM2

14



Ngoài ra tên lửa ngày nay cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển của các
ngành khoa học khác như thiên văn học. Bằng việc phát minh ra những thế
hệ tên lửa mới, con nguời đã luôn phá kỷ lục của mình về việc chinh phục
khơng gian vũ trụ.

C.Kết ḷn
I. Ý nghĩa của việc học quân sự
Trong tình hình thế giới đầy bất ổn như hiện nay, bên cạnh những hoạt
động phá hoại của kẻ địch mà cụ thể ở đây là chủ nghĩa đế quốc. Chúng luôn
gây mâu thẫn, chống phá bằng nhiều thủ đoạn khác nhau như diễn biến hòa
bình, tự do tơn giáo và sắc tợc nhằm lật đở Chủ Nghĩa Xã Hợi. Chính vì vậy
viêc học tập quân sự, giáo dục quốc phòng không chỉ là nhiệm vụ mà còn là
nghĩa vụ của mỗi người dân Việt Nam ta, đặc biệt là đối với sinh viên - thế
hệ trẻ - thế hệ làm chủ tương lai đất nước sau này. Việc học giáo dục quốc
phòng giúp ta biết được truyền thống, lịch sử chống giặc ngoại xâm của cha
ông ta từ ngàn đời nay, giúp ta ý thức được trách nhiệm đối với bản thân, đối
với đất nước. Không những vậy học giáo dục quốc phòng còn giúp ta nắm
được những kiến thức cơ bản về chiến tranh, vũ khí, con người, giúp cho ta
nắm rõ đâu là kẻ thù của đất nước, nắm rõ được những thủ đoạn, âm mưu
phá hoại của kẻ thù. Từ đó nâng cao được ý thức cảnh giác, bảo vệ Tổ quốc
trước những âm mưu của kẻ thù trong hiện tại cũng như tương lai.

II. Liên hệ với chuyên ngành
Đối với chúng em thì việc hiểu biết về tên lửa là một việc có ý nghĩa hết
sức quan trọng và thiết thực. Bởi trong xu hướng phát triển các loại vũ khí
công nghệ cao, các loai vũ khí (tên lửa) được lập trình sẵn thì cơng nghệ
thơng tin, các phần mềm ứng dụng trong việc chế tạo tên lửa thông minh là
rất cần thiết. Chính vì vậy mà chúng ta – những sinh viên Chương trình
CNTT Việt Nhật nói riêng, sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội nói chung

phải ý thức được việc học tập của mình, phát huy truyền thống tự lực tự
cường, tinh thần vượt khó để sau này có thể viết ra những chương trình để
điều khiển, dẫn đường cho tên lửa, cho các loại vũ khí khác. Góp phần phát
triển nền kinh tế nước nhà ngày càng giàu mạnh hơn, thúc đẩy nền quốc
phòng nước nhà lên một tầm cao mới, có thể đứng vững trước các cuộc tấn
công của kẻ thù nếu có chiến tranh xảy ra.

15


Tài liệu tham khảo:



Các tài liệu từ internet: báo điện tử vnexpress, vietnamnet
Tài liệu quân sự

16



×