Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Những nguyên tắc cơ bản của hoạt động tư vấn pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.13 KB, 6 trang )

1.
1.1

Những nguyên tắc cơ bản của hoạt động tư vấn pháp luật1
Nguyên tắc tân thủ pháp luật.
Điều 5 Luật luật siw quy định một trong những nguyên tắc hành nghề luật sư

là phải tuân thủ hiến pháp và pháp luật. Điều 21 khoản 2 điểm b Luật Luật sư
cũng quy định rằng luật sư có nghĩa vụ sử dụng các biên pháp hớp để bảo vệ
quyền lợi hợp pháp cho khách hàng. Khi tư vấn cho khách hàng luật sư tuyệt
đối không được gọi ý hay khuyên khách hàng vi phạm hay không tôn trọng
pháp luật. Ví dụ trong lĩnh vực kinh doanh luật sư hướng khách hàng đạt được
những lợi ích cao nhất hợp pháp, nhưng không được giúp khách hàng kinh
doanh những ngành nghề cầm và trái pháp luật.
Nguyên tắc tránh xung đột lợi ích

1.2

Luật sư trong bất kì trường hợp nào cũng không được tư vấn cho hai khách
hàng mà lợi ích của họ trái ngược nhau. Vì vậy, trước khi lựa chọn khác hành
luật sự phải kiểm tra vấn đề mâu thuẫn về lợi ích. Ví dụ, khi có hai khác hàng
cùng đến tư vấn về hợp đồng mua bán của cùng một vụ việc, với A là bên bán
và B là bên mua. Trong trường hợp này nếu A là khách hàng đến trước và luật
sư đã nhận lời tư vấn cho A thì khi B đến tư vấn luật sự cần từ chối B để đảm
bảo lợi ích của A và tránh xung đột lợi ích. Việc mâu thuẫn về lợi ích cũng có
thể pháp sinh ngay sau khi bắt tay vào công việc. Luật sư phải ngừng ngay công
việc cho các khách hàng khi có sự phát sinh đốt kháng về lợi ích giữa các bên
khách hàng này. Các trường hợp xung đột thường sảy ra trong các tình huống
sau đây:
-


Một khách hàng yêu cầu luật sự tiến hành tư vấn chống lại một khách
hàng khác cũng là khách hàng của luật sư.

1 NXB công an nhân dân, chủ


-

Luật sư cùng thực hiện tư vấn cho cả phía người bán và người mua trong

-

một cuộc mua bán tài sản.
Một khách hàng yêu cầu tư vấn về một tài liệu mà hãng luật sư đã soạn

-

thảo cho một khách hàng khác.
Luật sư phải cùng lúc tư vấn cho ngân hàng vay tiền và người vay tiền.
Luật sư làm việc cho khác hàng A trong khi luật sư nắm được thông tin bí
mật do khách hàng B cung cấp và thông tin này liên quan đến cong việc

1.3

mà khách hàng A giao cho luật sư.
Trách nhiệm giữ bí mật đối với các thông tin của khách hàng.

ở nước ngoài cũng như ở Việt Nam. Luật sư phải chịu trách nhiệm giữ gìn mọi
thông tin kín cho khách hàng. Thật là điều không hay nếu như khách hàng thổ lộ
với luật sư mà thông tin đó lọt ra bên ngoài. Nghĩa vụ giữ bí mật thông tin về

khách hàng được áp dụng bất kể thông tin đó có từ đâu. Nhưng thông tin đó không
nhất thiết phải do khách hàng cung cấp. Nghĩa vụ giữ bí mật thông tin tồn tại cho
đến khi khách hàng cho phép tiếu lộ hoặc khức từ bí mật đó. Điều này cũng áp
dụng trong trường hợp khách hàng chết.
Để một luật sư tư vấn có thể cung cấp cho khách hàng nhữn lơi khuyên tốt
nhất vá chính xác nhất, luật sư phải có cơ hội trao đổi một các thoải mái với khách
hàng về tất cả những vấn đề mà hai bên cùng quan tâm. Vì vậy, một số hình thức
thông tin nhất định giữa luật sư với khách hàng hoặc với người thứ ba được coi là
bí mật. Theo một luật sư người Anh thì có ha loại thông tin được bảo mật như sau:
-

Thứ nhất, những thông tin được giữ bí mật bất kể vụ việc có hay không

-

tiến hành hoặc đang tiến hành.
Thứ hai, những thông tin chỉ được giữ bí mật nếu vụ kiện được tiến hành
hoặc đang được tiến hành nếu chúng đã được nêu ra.

Những thông tin thứ nhất gồm những thông tin giữa khách hàng và luật sư
của mình khi chúng là thông tin bí mật và được viết cho luật sư tư vấn hoặc luật sư


tư vấn viết ra với tư cách nghề nghiệp nhằm mục đích thư vấn pháp lý hoặc giúp
đỡ khách hàng bao gồm cả những ý kiến tư vấn về các vụ việc không thuộc vụ
kiện. nhưng thông tin nêu trong mục thứ hai bao gồm những thông tin giữa luật sư
tư vấn và một người không làm chuyên môn hoặc bên thứ ba khi thông tin liên
quan đến vụ kiện dự định giảu quyết hoặc đang giải quyết. Nói tóm lại, các thông
tin liên quan đến hồ sơ vụ tranh chấp mà luật sư đang tư vấn cho khách hàng mà
luật sư được biết từ nhiều khách hàng khác nhau cần phải được giữ kín. Có nhiều

trường hợp có những tài liệu được xem là chứng cứ của vụ án nhưng khách hàng
chưa muốn tiến lộ vẫn cần được giữ kín.
Trong trường hợp cần phải lưu giữ các giấy tời văn bản gốc của đương sự,
luật sư phải thực sự cẩn trọng và chỉ nên giữ giấy tờ đó khi luật sư bắt buộc phải có
nó để xuất trình cho cơ quan chức năng. Sau khi đã thực hiện công việc đó rồi nên
bàn giao lại giấy tờ đó cho khách hàng và yêu cầu khách hàng sao công chứng để
lúc cần có thể sử dụng. Ở nước ngoài, việc lưu giữ các giấy tờ có thể được một cơ
quan chuyên trách thực hiện và họ có nghĩa vụ phải bảo đảm rằng giấy tờ đó không
bị mất hoặc bị tiết lộ ra ngoài.
Việc quản lý hồ sơ phần lớn do luật sư lo liệu. vì vậy, khi chuẩn bị hồ sơ luật
siw nên có một cặp riên để lưu giữ hồ sơ cho vụ việc mà luật sư đang làm. Nên
chọn mày sắc cho từng cặp hồ sơ mà luật sư có thể phân biệt hồ sơ đang làm, hồ sơ
đã làm và hồ sơ chuẩn bị làm. Trước khi bắt tay vào thụ lý một hồ sơ bất kỳ, như
trên đã nói, luật sư phải lập cho mình một kế hoạch. Trong kế hoạch đó bao gồm cả
nhưng văn bản tài liệu, văn bản pháp luật cần phải có trong quá trình làm. Các văn
bản đó phải được cập nhật theo đúng kế hoạch. Khi đã có trong tay một hồ sơ luật
sư phải bảo quản hồ sơ đó. Cầm giữ lại các giấy tờ ghi chép các cuộc trao đổi với
khách hàng, với các cơ quan liên quan, với người khác. Các bức thư, bức điện, thư
điện tử gửi đi và nhận về cần được lưu giữ.


1.4

Nguyên tắc trung thực, khách quan.

Đừng bao giờ thiết lập mối kiểu quan hệ mua bán với khách hàng, hãy xây
dựng quan hệ của luật sư với khách hàng trên cơ sở trung thực, hợp tác, bền vững
và hai bên đều có lợi. cầm tạo quan hệ để khách hàng thấy rằng luật sư hay công ty
luật là người cung ứng dịch vụ nghiêm túc, đàng hoàng, không vì lợi ích lợi nhuận,
mà lấy việc tạo quan hệ lâu dài với khách hàng để thiết lập quan hệ. Điều đó củng

cố uy tín của luật sư, tạo niềm tin cho khách hàng và duy trì được khách hàng
thường xuyên cho luật sư. Nguyên tắc này đói hỏi luật sư phải trung thực trong các
tính phí với khách hàng, trong việc duy trì mối quan hệ thường xuyên với khách
hàng.
Nguyên tắc này cùng đòi hỏi luật sư phải trung thực khi thự đánh giá về khả
năng tình huống của khác hàng. Một luật sư Viêt Nam thường cho rằng họ có thể
tư vấn bất kì vấn đề nào. Một luật sư chuyên về hình sự nhưng sẵn sàng tư vấn
pháp luật kinh tế cho một công tư nước ngoài, ngược lại một luật sư chỉ biết về
ngoại thương nhưng lại tư vấn cho khách hàng trong một vụ việc liên quan đến
hình sự. Luật sư đừng bao giờ cho rằng mình nắm bắt được tất cả vấn đề. Luật sư
chỉ nên chuyên sâu ở một lĩnh vực nhất định. Trước khi nhận lời tư ván cho khách
hàng, luật sư phải xem khách hàng yêu cầu loại dịch vụ gì và quyết định một cách
nghiêm túc và chân thực xem việc đó nằm trong khả năng của luật sư hay không.
Năng lực về luật pháp còn bao gồm kinh nghiệm và kĩ năng của luật sư. Nếu luật
sư chỉ có kinh nghiệm về thương mại thì việc chấp nhận công việc liến quan đến
soạn thảo hợp đồng trong lĩnh vực tài chính có thể là quá sức.
1.5

Bảo vệ lợi ích của khách hàng, chịu trách nhiệm trước khách hàng và
pháp luật.


Khi bắt tay vào thực hiện một vụ việc tư vấn pháp luật lợi ích khách hàng sẽ
được đặt lên hàng đầu tuy nhiên vẫn phải trong khuôn khổ pháp luật. Tuy nhiên
trong quá trình tư vấn kết quả cuối cùng đạt được của vụ việc không được như thỏa
thuận hoặc gây phương hại lợi ích cho khách hàng thì người tư vấn phải chịu trách
nhiệm trước khách hàng và có thể phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những
tư vấn cho khách hàng.
2.


Yêu cầu cơ bản của hoạt động tư vấn pháp luật.
2.1.
2.1.1. Bản lĩnh chính trị.
bản lĩnh chính trị chính là sự vững vàng, tính kiên định, sự chủ động thể hiện

trong hành động trước những thử thách mà cuộc sống đặt ra. Trong tư vấn pháp
luật bản lính chính trị là sự kiên định của bản thân vào nhưng tư vấn bản thuân đưa
ra, chỉ tin vào sự thật khách quan và pháp luật.
2.1.2

Kiến thức chuyên môn.

Kiến thức chuyên môn là những kiến thức nền tảng, các nguyên lý chủ yếu
mang tính lý thuyết và chính là cơ sở giúp thí sinh phát triển khi tham gia các
ngành nghề. Ở đây là kiến thức về luật pháp, những kiển thức về những chuyên
ngành luật: dân sự, hình sự, thương mai, hôn nhân và gia đình … kiến thức chuyên
môn đóng vai trò cực kì quan trọng trong quá trình tư vấn pháp luật. vì vậy, yêu
cầu người có tư vấn pháp luật phải nắm chắc các kiến thức chuyên môn.
2.1.3

Kỹ năng tư vấn pháp luật.

Trong hoạt động tư vấn pháp luật của luật sư, ngoài kiến thức chuyên môn
sâu rộng, người luật sư cần phải trang bị cho mình nhiều kĩ năng hành nghề: kĩ
năng soạn thảo văn bản, kĩ năng tiếp xúc khách hàng, kĩ năng tác nghiệp hành nghề
của luật sư ngoài ra còn có những kĩ năng lắng nghe, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ghi


chép, kĩ năng đặt câu hỏi. tổng hòa mọi kĩ năng sẽ giúp người tư vấn giải quyết
được tình huống và công việc trong tư vấn pháp luật.

2.1.4

Tuân thủ nguyên tắc nghề nghiệp và có trách nhiệm với xã hội.

Để đảm bảo không xâm phải lợi ích của các bên khách hàng và pháp luật khi
thực hiện tư vấn pháp luật, luôn phải tuân theo những nguyên tắc nghề nghiệp. Yêu
cầu này là bắt buộc đối với mọi chủ thể tham gia tư vấn pháp luật. ngoài ra các cá
nhân tổ chức thực hiện tư vấn pháp luật cần phải có trách nhiệm với xã hội, có
trách nhiệm với xã hội ở đây là việc cá nhân tổ chức phải có nghĩa vụ hoạt động vì
lợi ích xã hội. trách nhiệm xã hội là một trong những hình thức gắn kết các mối
quan hệ xã hội, góp phần duy trì sự ổn định của xã hội.
2.2.

Yêu cầu riêng

Đối với chủ thể tư vấn pháp luật khác nhau thì sẽ có những yêu cầu riêng đề
tham gia tư vấn pháp luật. được quy định rõ trong các văn bản pháp luật.
-

Luật luật sư năm 2006.
Luật trợ lý tư pháp 2017.
NĐ/77/2008/NĐ-CP về tư vấn pháp luật ngày 16 tháng 07 năm 2008.
Thông tư 01/2010/TT-BTP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một
số điều của nghị định số 77/2008/nđ-cp ngày 16 tháng 07 năm 2008 của
chính phủ về tư vấn pháp luật.



×