Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Một số biện pháp rèn kỹ năng viết văn tả đồ vật cho học sinh lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (932.75 KB, 86 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết
quả trong khoá luận là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì một công
trình nào.
Tác giả

Phan Thị Lành

i


Lêi c¶m ¬n
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô Trường Đại học Quảng
Bình và các thầy cô trong khoa Sư phạm Tiểu học - Mầm non đã truyền đạt cho em
những kiến thức cơ bản trong suốt bốn năm học tại trường. Đó chính là hành trang
quý giá để em tự tin, vững vàng hơn trong cuộc sống cũng như trong sự nghiệp sau
này của mình.
Em xin đặc biệt gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo Th.S Trương Thị Thanh
Thoài, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên em để hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp này.
Qua đây, em cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, các
em học sinh Trường Tiểu học Lộc Ninh - Đồng Hới - Quảng Bình. Cảm ơn các bạn
trong tập thể lớp ĐHGD Tiểu học B K56, những người thân yêu trong gia đình…đã
động viên, khích lệ và tạo điều kiện cho em rất nhiều trong thời gian học tập và thực
hiện khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn !
Quảng Bình, tháng 5 năm 2018
Sinh viên
Phan Thị Lành

ii




DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

1. SGK: Sách giáo khoa
2. SGV: Sách giáo viên
3. TLV: Tập làm văn

iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ...........................................................................................................................ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..............................................................................................iii
MỤC LỤC ................................................................................................................................. 1
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 3
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................................... 3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................................... 4
3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................................ 5
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................................ 5
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................................ 5
6. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................................... 5
6.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết .................................................................................... 5
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn ................................................................................... 5
6.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ................................................................................. 6
7. Đóng góp mới của khóa luận ............................................................................................... 6
8. Cấu trúc đề tài........................................................................................................................ 6
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC RÈN KỸ NĂNG VIẾT
VĂN TẢ ĐỒ VẬT CHO HỌC SINH LỚP 4......................................................................... 7

1.1. Cơ sở lý luận....................................................................................................................... 7
1.1.1. Đặc trưng văn tả đồ vật và việc dạy học sinh viết văn tả đồ vật trong Nhà trường .... 7
1.1.2. Cơ chế hoạt động viết văn tả đồ vật và việc dạy tập làm văn cho học sinh lớp 4 .... 13
1.1.3. Những đặc điểm tâm lý của học sinh lớp 4 có liên quan đến việc tạo lập văn bản và
việc dạy TLV cho học sinh trong Nhà trường ....................................................................... 17
1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................................. 22
1.2.1. Mục tiêu, chương trình dạy học văn tả đồ vật ở lớp 4 ................................................ 22
1.2.2. Thực trạng việc dạy học văn tả đồ vật cho học sinh lớp 4 ở trường Tiểu học trong
giai đoạn hiện nay ................................................................................................................... 24
1.2.3. Những định hướng về xây dựng biện pháp nâng cao kết quả................................... 30

1


Chương 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG VIẾT VĂN TẢ ĐỒ VẬT CHO
HỌC SINH LỚP 4 .................................................................................................................. 32
2.1. Rèn học sinh kỹ năng cảm nhận - nhận xét tổng quan về thế giới đồ vật .................... 32
2.2. Rèn học sinh kỹ năng quan sát - nhận xét về từng đồ vật cụ thể .................................. 34
2.3. Rèn học sinh kỹ năng lựa chọn đề tài miêu tả................................................................ 39
2.4. Rèn học sinh kỹ năng lập dàn ý bài văn miêu tả ............................................................ 41
2.5. Rèn học sinh kỹ năng tạo lập bài văn miêu tả ................................................................ 45
2.6. Rèn học sinh kĩ năng kiểm tra, khắc phục lỗi diễn đạt cho bài văn .............................. 50
2.7. Rèn học sinh kỹ năng cảm nhận - đánh giá hiệu quả giao tiếp của văn bản đã tạo lập52
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.............................................................................. 56
3.1. Mục đích thực nghiệm ..................................................................................................... 56
3.2. Đối tượng, địa bàn và thời gian thực nghiệm ................................................................. 56
3.3. Phương pháp tiến hành thực nghiệm .............................................................................. 57
3.4. Nội dung thực nghiệm ..................................................................................................... 57
3.5. Kết quả thực nghiệm ........................................................................................................ 58
3.5.1. Chỉ tiêu đánh giá ........................................................................................................... 58

3.5.2. Kết quả thực nghiệm..................................................................................................... 58
3.6. Kết luận chung về thực nghiệm ...................................................................................... 60
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 65
PHỤ LỤC ................................................................................................................................ 67

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Là môn học công cụ trong Nhà trường Phổ thông, môn Tiếng Việt góp phần
hình thành cho học sinh năng lực giao tiếp, tạo tiền đề làm cơ sở cho việc học tập các
môn khác. Môn Tiếng Việt bao gồm 7 phân môn: Học vần, Tập đọc, Tập viết, Chính
tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện, Tập làm văn, trong đó Tập làm văn là phân môn có
tính tổng hợp cao, bởi nó tích hợp năng lực từ nhiều môn học khác nhau.
Trong phân môn Tập làm văn, miêu tả là thể loại dùng lời nói có hình ảnh và có
cảm xúc làm cho người nghe, người đọc hình dung một cách rõ nét, cụ thể về người,
vật, cảnh vật. Khi làm một bài văn miêu tả, học sinh phải vận dụng một cách tổng hợp
các kiến thức về cuộc sống, về ngôn ngữ và về văn hóa để trình bày vấn đề đặt ra theo
tư tưởng, tình cảm, cách nhìn, cách nghĩ của chính mình. Do đó, thông qua bài tập làm
văn ta có thể thấy được suy nghĩ, cảm nhận của học sinh đối với các sự vật và hiện
tượng, đồng thời cũng thấy được năng lực vận dụng ngôn ngữ của các em qua cách
dùng từ, đặt câu.
1.2. Ở chương trình Tiểu học, thể loại văn miêu tả gồm có tả đồ vật, tả cây cối, tả
con vật, tả người, tả cảnh. Hiện nay, văn tả đồ vật được đưa nhiều vào chương trình
lớp 4. Ở khối lớp này, đối tượng miêu tả là những vật học sinh thường thấy trong đời
sống hàng ngày, gần gũi, thân thiết với các em. Đó có thể là cái trống, cái bút, quyển
vở, cái cặp sách hay cái đồng hồ…Khi miêu tả học sinh trình bày cảm nhận mang tính
chủ quan của mình. Cùng miêu tả một đối tượng nhưng 35 học sinh trong lớp sẽ có 35

kiểu bài khác nhau, thể hiện trí tuệ, tình cảm, tâm hồn, tính cách của mỗi em.
1.3. Từ việc tìm hiểu nội dung chương trình, chúng tôi nhận thấy phân môn Tập
làm văn là một môn học khó. Bởi lẽ, chính môn học đòi hỏi ở các em sự sáng tạo, cách
suy nghĩ độc lập cao, đặc biệt là loại văn miêu tả đồ vật. Để viết tốt một bài văn miêu
tả đồ vật, học sinh phải biết quan sát, biết sử dụng từ ngữ, hình ảnh so sánh, độc đáo
và biết thể hiện tình cảm của mình trong đó.
Thực tế việc này còn gặp nhiều vấn đề bất cập. Các em trở nên thụ động khi làm
bài, khả năng định hướng phải làm gì, viết gì dần bị hạn chế. Nếu không được hướng
dẫn cặn kẽ, chu đáo dẫn đến các em thiếu tự tin vào bản thân và kết quả cuối cùng
3


mang lại sẽ ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng bài làm. Mặt khác, một số giáo viên còn
vội trong việc truyền thụ kiến thức, xem nhẹ việc thực hành nên học sinh thiếu chủ
động, không hứng thú trong giờ học Tập làm văn. Giáo viên chưa thực sự nắm vững lí
thuyết về văn miêu tả đồ vật một cách toàn diện.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Một số biện
pháp rèn kỹ năng viết văn tả đồ vật cho học sinh lớp 4” làm đề tài nghiên cứu, mong
muốn cụ thể hóa một phần nội dung dạy học vào thực tế, góp phần thực hiện yêu cầu
đổi mới và nâng cao chất lượng hiệu quả dạy học phân môn Tập làm văn nói chung
và văn tả đồ vật trong chương trình Tập làm văn lớp 4 nói riêng.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hiện nay, nghiên cứu phương pháp dạy Tiếng Việt ở tiểu học nói chung và phân
môn Tập làm văn nói riêng gồm có các giáo trình và sách tham khảo. Tiểu biểu có:
1. Cuốn “Văn miêu tả và phương pháp dạy học văn miêu tả ở tiểu học”, tác giả
Nguyễn Trí.
2. Cuốn “Dạy Tập làm văn ở trường Tiểu học”, (2002), tác giả Hoàng Hòa Bình.
3. Cuốn “Phương pháp dạy học tiếng Việt ở Tiểu học”, tác giả Lê Phương Nga –
Đặng Kim Nga, Nhà xuất bản Giáo dục.
4. Cuốn “Văn miêu tả trong nhà trường Phổ thông”, (2003), tác giả Đỗ Ngọc

Thống và tác giả Phạm Minh Diệu.
5. Cuốn “Rèn kĩ năng sử dụng tiếng Việt”, tác giả Đào Ngọc – Nguyễn Đăng.
Ngoài ra còn có các giáo trình liên quan của các tác giả: Vũ Khắc Tuân, Nguyễn
Quang Lưu, Bùi Minh Toán, Phan Phương Dung…
Nhìn chung các công trình này có đề cập đến đặc điểm các loại bài Tập làm văn,
đưa ra cách lập dàn ý và cách viết bài làm văn miêu tả. Tuy nhiên, đối tượng học sinh
lớp 4 có những đặc điểm tâm sinh lý và vốn trải nghiệm riêng. Cần có một sự tương
tác hợp lý, tích cực từ nhiều phía, cần có chiến lược dạy học cụ thể thì mới mang lại
hiệu quả tốt.
Lựa chọn đề tài “Một số biện pháp rèn kỹ năng viết văn tả đồ vật cho học sinh
lớp 4” chúng tôi mong muốn sẽ đưa ra được các biện pháp mang tính khả thi, tác động
đến chiều sâu bên trong tâm hồn, tình cảm học sinh, giúp các em sử dụng ngôn ngữ
thành thạo để biểu đạt cảm nhận của mình về một mảng hiện thực đời sống vô cùng
thân thiết, gần gũi và hữu dụng.
4


3. Mục đích nghiên cứu
- Đưa ra một số biện pháp rèn luyện kỹ năng viết văn tả đồ vật cho học sinh lớp 4
ở các trường Tiểu học nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học phân môn Tập
làm văn.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận làm cơ sở cho việc xây dựng các biện pháp.
- Tìm hiểu thực trạng dạy - học của giáo viên và học sinh về văn miêu tả đồ vật ở
lớp 4.
- Đưa ra biện pháp cụ thể, phù hợp nhằm rèn kỹ năng viết văn tả đồ vật cho học
sinh lớp 4.
-Tổ chức dạy học thực nghiệm để kiểm tra tính khả thi và tính hiệu quả của vấn
đề nghiên cứu.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp rèn kỹ năng viết văn tả đồ vật cho học sinh
lớp 4.
- Phạm vi nghiên cứu: Một số biện pháp rèn kỹ năng viết văn tả đồ vật cho học
sinh lớp 4, phát huy được tiềm lực dạy học thực tiễn, khắc phục được những nhược
điểm còn tồn tại.
6. Phương pháp nghiên cứu
Nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra trong khóa luận, chúng tôi đã kết hợp sử dụng
các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
6.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Đây là phương pháp được sử dụng nhiều trong quá trình xem xét, lý giải các vấn
đề có tính chất lý luận như tính chất văn tả đồ vật, đặc điểm tâm sinh lý học sinh lớp 4,
con đường hình thành kỹ năng viết tập làm văn của học sinh tiểu học, từ đó rút ra
những kết luận xác đáng làm tiền đề cho việc đưa ra các biện pháp rèn kỹ năng viết
văn tả đồ vật cho học sinh lớp 4 một cách phù hợp nhất.
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Thực tiễn phương pháp dạy học liên quan đến đề tài này bao gồm:
+ Về mục tiêu, chương trình dạy học văn tả đồ vật ở lớp 4.
+ Về việc dạy học văn tả đồ vật cho học sinh lớp 4 ở trường tiểu học hiện nay.
5


+ Định hướng về việc dạy học sinh lớp 4 viết văn tả đồ vật.
Để nắm được tình hình thực tiễn, ngoài việc dự giờ, quan sát hoạt động dạy học
chúng tôi còn khảo sát kết quả viết văn tả đồ vật của học sinh, soạn phiếu điều tra
dành cho giáo viên và học sinh gồm các câu hỏi về những vấn đề mà chúng tôi quan
tâm nghiên cứu, rồi xử lý kết quả điều tra đó.
6.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Phương pháp này được sử dụng trong khâu hoàn tất quá trình nghiên cứu nhằm
xem xét, xác nhận tính đúng đắn, hợp lý, tính khả thi của các biện pháp mà tác giả đề
xuất trong đề tài.

7. Đóng góp mới của khóa luận
- Góp phần làm phong phú thêm lý luận dạy học phân môn Tập làm văn, thể loại
văn tả đồ vật.
- Đề xuất các biện pháp rèn kỹ năng viết văn tả đồ vật cho học sinh lớp 4 nhằm
giúp học sinh có cơ hội luyện tập và phát triển các kỹ năng.
- Làm tài liệu tham khảo cho giáo viên, phụ huynh, học sinh trong việc dạy và
học viết văn tả đồ vật.
8. Cấu trúc đề tài
Đề tài gồm những phần cơ bản sau:
Phần mở đầu: Lý do chọn đề tài, lịch sử nghiên cứu vấn đề, mục đích nghiên
cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu, phương pháp nghiên
cứu, đóng góp mới của đề tài, cấu trúc của đề tài.
Phần nội dung: Gồm 3 chương
+ Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc rèn kỹ năng viết văn tả đồ vật
cho học sinh lớp 4
+ Chương 2: Một số biện pháp rèn kỹ năng viết văn tả đồ vật cho học sinh lớp 4
+ Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Phần kết luận: Những kết quả đạt được của đề tài
Tài liệu tham khảo: Thống kê tài liệu mà chúng tôi đã sử dụng trong quá trình
nghiên cứu.
Ở phần phụ lục giới thiệu phiếu điều tra về thực trạng dạy học văn tả đồ vật ở lớp
4, phiếu bài tập dùng trong thực nghiệm, giáo án thực nghiệm.
6


NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC RÈN KỸ NĂNG
VIẾT VĂN TẢ ĐỒ VẬT CHO HỌC SINH LỚP 4
1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1 Đặc trưng văn tả đồ vật và việc dạy học sinh viết văn tả đồ vật trong
Nhà trường
1.1.1.1. Đặc trưng của văn tả đồ vật
a, Văn miêu tả
Trong từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên định nghĩa: “Miêu tả là dùng
ngôn ngữ hoặc một phương tiện nghệ thuật nào đó làm cho người khác có thể hình
dung được cụ thể sự vật, sự việc hoặc thế giới nội tâm của con người”.
Theo SGK Tiếng việt 4 - Tập 1:“Miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi
bật của cảnh, của người, của vật để giúp người nghe, người đọc hình dung được các
đối tượng ấy”.
Vì vậy, miêu tả là thể loại văn dùng lời nói có hình ảnh có cảm xúc làm cho
người nghe, người đọc hình dung một cách rõ nét, cụ thể về người, vật, cảnh vật, sự
việc như nó vốn có trong đời sống. Một bài văn miêu tả hay không những phải thể
hiện rõ nét, chính xác, sinh động đối tượng miêu tả mà còn thể hiện được trí tưởng
tượng, cảm xúc và đánh giá của người viết với đối tượng được miêu tả. Bởi vì trong
thực tế, không ai tả chỉ để tả mà thường là “tả để ngụ tình”, để gửi gắm những suy
nghĩ, những tư tưởng tình cảm của người viết với đối tượng miêu tả và rộng hơn nữa
là đối với cuộc đời. Cho nên, dù miêu tả bất kỳ đối tượng nào từ cây bàng trước ngõ,
con đường hằng ngày ta qua đến những người bạn thân thiết cùng lớp, những người
ruột thịt trong gia đình…, chúng ta đều có thể nhận ra những tình cảm, những thái độ
nào đó của người viết, khi bộc lộ trực tiếp, khi kín đáo, thông qua cách thức miêu tả,
chi tiết miêu tả. Văn miêu tả không chấp nhận sự lạnh lùng.
b, Văn miêu tả đồ vật
Theo cách hiểu thông thường thì “Đồ vật” được hiểu là sự vật do con người
sáng tạo ra được sử dụng trong đời sống hằng ngày. Đồ vật không có sự sống như
cây cỏ, loài vật. Sự có mặt của thế giới đồ vật làm cho không gian sống của con
người trở nên sinh động, đáng yêu mang lại nguồn sống ấm áp và tiện dụng.
7



Đồ vật vô cùng phong phú và đa dạng. Mỗi đồ vật sẽ có các công dụng khác
nhau gắn liền với nhu cầu thị yếu cho nên chúng luôn luôn thay đổi để đáp ứng nhu
cầu của con người là điều không thể tránh khỏi. Đồ vật cũng có thể là những gì thân
thuộc và gần gũi nhất như: Cái cuốc, cái áo, cái bàn…
Đối với lứa tuổi đầu tiên cắp sách đến trường, thế giới đồ vật thường là những
gì rất đỗi thân quen với các em. Cùng với đồ dùng, các loại đồ chơi cũng nằm trong
số đồ vật mà các em ưa thích. Nó không chỉ là thứ để giải trí mà còn giúp các em tìm
hiểu, khám phá thế giới xung quanh cũng như biết được công dụng của chúng trong
sinh hoạt và trong lao động con người. Ngoài ra chúng còn là phương tiện giúp các
em phát hiện ra các mối quan hệ giữa người với người trong xã hội dần dần biết gia
nhập vào các mối quan hệ đó tạo tiền đề để các em tham gia tốt vào cuộc sống xã hội
sau này.
Nhận thức được tầm quan trọng của đồ vật như vậy thì hiện nay ở các trường
tiểu học đã đưa thể loại văn miêu tả đồ vật vào trong chương trình dạy học ngày càng
phổ biến góp phần giúp cho các em thêm gần gũi, yêu quý những thứ xung quanh
mình hơn.
Tả đồ vật là dạng bài TLV yêu cầu học sinh dùng từ ngữ có hình ảnh để gợi
cho người đọc như thấy cụ thể trước mắt đồ vật đó hình dạng thế nào, kích thước thế
nào, màu sắc ra sao, gắn bó với người làm ra hoặc đang sử dụng nó như thế nào.
Khi làm văn tả đồ vật điều quan trọng là phải biết quan sát và dẫn ra được những
đặc điểm nổi bật về hình dáng, màu sắc, kích thước, chất liệu, công dụng, ích lợi của
đồ vật cũng như tình cảm của con người đối với nó. Có như vậy, đồ vật mới hiện lên
một các sinh động và hấp dẫn.
Để làm nổi bật đặc điểm của một bài văn tả đồ vật, người viết cần :
+ Biết rõ đối tượng cần tả
+ Tả như thế nào để làm cho người đọc, người nghe hình dung ra được một đồ
vật cụ thể
+ Xác định rõ mục đích tả
c, Đặc điểm của văn tả đồ vật
* Văn tả đồ vật trong văn chương nói chung


8


“Đồ vật” trong tác phẩm văn chương luôn được các nhà văn xây dựng có mục
đích, có chủ định chứ không như những đồ vật bình thường, chúng trở nên có “hồn”.
Cái hồn ở đây được thể hiện qua cách nhìn nhận, quan sát, cảm nhận của các nhà
văn, biến nó từ những đồ vật vô tri, vô giác thành những đồ vật có tiếng nói, có những
tâm tư, suy nghĩ như một con người qua cách xưng hô rất thân thiện và hết sức gần gũi
như: Anh, chị, chú, bác…
Mỗi bài văn là một sản phẩm không lặp lại, nó mang dấu ấn chủ quan của mỗi
người trước đối tượng miêu tả. Có nghĩa là cùng một đối tượng miêu tả nhưng sẽ có
một cách tả, cách diễn đạt suy nghĩ khác nhau thông qua lăng kính chủ quan của mình.
Từ đó mới tạo nên cái nét riêng trong phong cách viết văn của mỗi người. Khi miêu tả
đồ vật các nhà văn không nhằm vào giới thiệu những tri thức thuần túy về sự vật như:
Cấu tạo, công dụng, ích lợi của nó. Đó là công việc của người bán hàng, của nhà kĩ
thuật, thông qua việc tả những điểm đặc sắc của đồ vật để gợi lên mối quan hệ của nó
với đời sống tình cảm con người. Đồ vật được vẽ ra gắn liền với cảm xúc của người
miêu tả. Mỗi đồ vật có nhiều bộ phận, từ đơn giản đến phức tạp. Đơn giản như cái
bàn, quyển lịch cũng không phải chỉ có một, hai bộ phận. Đến các đồ vật phức tạp có
thể chuyển động được như cái xe lu, chiếc cần trục, chiếc ô tô... thì các bộ phận của nó
lại càng phong phú, miêu tả ở đây không nhằm tả cho đủ các bộ phận đó như có người
lầm tưởng. Nếu đồ vật trong khoa học là sự chính xác về đặc điểm, hình dáng bên
ngoài và khô khan đến lạnh lùng thì đồ vật trong văn học bao giờ cũng chứa đầy tình
cảm của người viết.
Trong các tác phẩm thì đồ vật không chỉ được tả bao quát về hình dáng, khối
lượng, màu sắc mà còn chú ý đến các hoạt động hoặc việc sử dụng nó. Tuy nhiên,
cũng chỉ chọn các ích lợi và công dụng cần thiết gắn với ý định miêu tả mà có sự xen
kẽ các nhận xét hay những tình cảm, ý kiến đánh giá bình luận của mình. Nhờ vậy, các
chi tiết miêu tả bao giờ cũng mang ấn tượng, cảm xúc chủ quan.

Để hiểu rõ hơn về điều này chúng ta cùng thưởng thức đoạn văn sau:
Chẳng hạn như trong bài “Cái cối tân” (sách TV4 - tập 1- trang 134). Khi tả cái
cối tân, nhà văn Duy Khánh viết:
“Cái cối xinh xinh xuất hiện như một giấc mộng, ngồi chễm chệ giữa gian nhà
trống.
9


U gọi nó là cái cối tân. Cái vành, cái áo đều làm bằng nan tre. Hai cái tai nó
bằng tre già màu nâu. Mỗi tai có một cái lỗ tròn xoe. Lúc nào, tai cũng tỉnh táo để
nghe ngóng, cối có hai hàm răng bằng gỗ dẻ. U gọi là dăm. Răng nó nhiều, ken vào
nhau. Vậy nên, người ta nói "chật như nêm cối". Nói đến cối lại phải nói đến cần. Cái
cần dài bằng tre đực vàng óng. Đầu cần là củ tre, có cái chốt. Cái chốt bằng tre mà
rắn như đanh, móc vào tai cối. Từ chỗ tay cầm có cái thừng buộc vào xà nhà. Đẩy đi
kéo lại, cối kêu ù ù".
Như vậy, chỉ qua việc miêu tả một vài chi tiết về đặc điểm bên ngoài mang tính
chọn lọc mà tác giả đã đem đến cho chúng ta một cái nhìn riêng ban đầu về “cái cối
tân”.
Hay “con lợn đất” trong tác phẩm của nhà văn Nghiêm Toản:
“Một hôm mẹ em đi chợ về, mua cho em một con lợn đất. Con lợn dài độ gang
tay, béo tròn trùng trục, toàn thân nhuộm đỏ, hai tai màu xanh lá mạ, cái đuôi vắt
chéo ngang hông. Hai mắt lợn lim dim, ti hí, đen lay láy. Cái mõm nhô ra như lúc
đang dũi ở trong chuồng. Nhưng lợn của em luôn ngoan ngoãn nằm yên. Bốn chân nó
quặp lại dưới cái bụng phệ phẳng lì. Phía bên phải gần cuối mông có một khe hở dài
bằng hai đốt ngón tay.
Mẹ em bảo:“Mua lợn về cho con nuôi đấy”. Rồi mẹ “mở hàng lấy may”. Cho
lợn ăn luôn hai nghìn. Mẹ dặn có tiền bán trứng, bán rau thì nhớ bỏ vào cho lợn nó
ăn. Em vâng lời mẹ. Mỗi khi có tiền bán trứng hoặc bán rau, em đều nhét vào bụng
lợn.
Em nuôi lợn ở góc tủ. Thỉnh thoảng em lại nhìn qua khe hở để xem bụng lơn đã

no chưa. Em hi vọng đến cuối năm, khi làm thịt lợn, em có đủ tiền mua những cuốn
sách mà em ao ước”.
Đoạn văn không những miêu tả về đặc điểm bên ngoài của con lợn đất với những
chi tiết miêu tả từng bộ phận con lợn có màu sắc tươi vui (thân nhuộm đỏ, tai xanh lá
mạ, mắt đen lay láy), có đường nét dễ thương (béo tròn trùng trục, đuôi vắt chéo
ngang hông, hai mắt lim dim, cái mõm như đang dũi, bụng phệ phẳng lì, ngoan ngoãn
nằm yên...), mà còn kể về niềm vui của cô bé được chăm sóc con lợn tiết kiệm mẹ cho.
Niềm vui thể hiện ở con mắt nhìn con lợn đất của cô bé: Thấy ở con lợn đất cái gì
cũng đẹp. Tình cảm của cô bé đối với con lợn tiết kiệm thể hiện ở hành động “nhìn
10


qua khe hở để xem lượn đã no chưa”. Hành động đó thể hiện sự trông đợi đến suốt
ruột của cô bé về “sự lớn lên” của lợn. Nó ẩn chứa một kì vọng, một sự gửi gắm mà cô
bế đã nói ở cuối câu: “đến cuối năm...có đủ tiền mua những cuốn sách mà em ao
ước”.
Qua đoạn văn giúp người đọc nắm bắt được cảm xúc, suy nghĩ và niềm vui của
cô bé. Đoạn văn cho thấy vai trò của cảm xúc trong văn miêu tả nói chung vằ văn tả
đồ vật nói riêng, đòi hỏi người viết phải bộc lộ tình cảm của mình đối với từng chi tiết
chọn đưa vào trong bài văn.
Như vậy để học sinh nhìn nhận được vẻ đẹp của đồ vật qua ngôn ngữ của các
nhà văn trong văn tả đồ vật từ các tác phẩm, người giáo viên đóng một vai trò hết sức
quan trọng đó là: Giúp học sinh tiếp cận với những bài văn mẫu, tìm hiểu được ngôn
ngữ nghệ thuật qua sự chuyển hóa các lớp nghĩa tinh tế. Học sinh cảm nhận được vẻ
đẹp của ngôn ngữ, vẻ đẹp của hình ảnh, có hiểu biết về đồ vật. Từ đó, các em chuyển
kiến thức đã tiếp nhận thành năng lực sử dụng tiếng Việt. Sau đó đưa vốn tiếng Việt
áp dụng vào thực tiễn khi viết văn tả đồ vật. Vì kiến thức tiếng Việt chỉ thực sự có ích
với HS khi nó được vận dụng và thực tế tiếp nhận và tạo lập văn bản.
* Văn tả đồ vật trong bài văn của học sinh tiểu học
Đối với học sinh Tiểu học khi viết một bài văn tả đồ vật thì hình ảnh đồ vật mà

các em xây dựng khác xa so với hình ảnh đồ vật trong các tác phẩm văn chương, bởi
các em còn nhỏ chưa suy nghĩ nhiều và chưa thể có được những cái nhìn sâu sắc về
đối tượng miêu tả như các nhà văn.
Văn tả đồ vật ở Tiểu học gồm 3 phần:
1. Phần Mở bài
- Giới thiệu đồ vật (Đồ vật em định tả là gì? Tại sao em có nó? Có nó vào thời
gian nào?).
2. Phần Thân bài
- Tả bao quát: Hình dáng, kích thước, màu sắc…
- Tả chi tiết: Tả các bộ phận của đồ vật.
- Ích lợi, công dụng của đồ vật.
3. Phần Kết bài
- Nêu tình cảm của em đối với đồ vật.
11


Như vậy, mức độ văn tả đồ vật chỉ dừng lại ở việc khái quát về đặc điểm hình
dáng, màu sắc và tác dụng của nó. Đối tượng miêu tả của các em luôn gần gũi, gắn
liền với cuộc sống hằng ngày với các em, có ảnh hưởng trực tiếp tới các em, ngôn ngữ
miêu tả mà các em sử dụng đơn giản, dễ hiểu và không yêu cầu quá cao. Các em chỉ
cần đáp ứng những yêu cầu cơ bản và đặc trưng nhất của một bài văn tả đồ vật, đồng
thời thể hiện đượng những cái nhìn ban đầu của mình về đối tượng, thể hiện được
những tình cảm, bộc lộ cảm xúc của mình dành cho đối tượng vào bài văn làm cho bài
văn đậm chất “chân thực”. Làm được như vậy xem như các em đã đạt được yêu cầu
của một bài văn tả đồ vật.
Để hiểu rõ hơn chúng ta cùng đến với một bài văn tả “cái đồng hồ báo thức” của
một học sinh để thấy được những đặc trưng trên:
“Cả nhà em chỉ có một chiếc đồng hồ và đấy là chiếc đồng hồ để bàn. Từ mấy
măn nay nó vẫn đứng ở một góc bàn nước, phía trước chân thờ, ngay gian giữa của
ngôi nhà ba gian 2 trái bằng gỗ.

Chiếc đồng hồ đó do Việt Nam sản xuất, dài và dày mình, cầm hơi nặng tay. Bố
em mua nó trong một lần về họp ở Hà Nội, cách dây đã hơn ba năm.
Vỏ đồng hồ bằng nhựa trắng, mép ngoài mạ vàng. Phần nhựa ít trầy xước
nhưng phần mạ vàng đã bị hoen, tróc. Nó đứng bằng ba chân, hai chân trước mạ vàng
còn chân sau bằng nhựa. Sau tấm kính trắng là mặt đồng hồ. Bên phải một ô vuông
mạ vàng có bảng số chỉ ngày. Quanh ô vuông là trang trí mạ bạc. Bên trái là phần
chính, lớn hơn, gồm một vòng 12 con số, từ số 1 đến số 12. Ba chiếc kim có độ dài
ngắn khác nhau và tốc độ di chuyển khác nhau. Kim giây mảnh mai, màu đỏ quay liên
tục Kim phút to hơn nhưng ngắn hơn, lúc lúc mới nhích một bước ngắn. Kim giờ
tưởng như không chạy nhưng vẫn thầm lặng quay chậm chạp.
Bác đồng hồ đứng đấy, im lặng theo dõi mọi người, im lặng ngắm nhìn căn nhà.
Tiếng tích tắc đều đặn lúc vắng vẻ nghe rất rõ, lúc đông người tèo chuyện thì hầu như
bị chìm đi. Thế nhưng lúc nào cũng vậy dù ngày hay đêm, bác vẫn cần mẫn làm việc.
Ai cần đến bác thì có mặt ngay. Mỗi sáng, vào lúc 6 giờ, bác reng reng một hồi dài
gọi cả nhà thức dậy, tiếng bác đanh gọn, thanh thoát, hối hả thúc giục … Mỗi ngày
bác chỉ cần lên giây một lần, vào một giờ nhất định. Em thường xuyên lo công việc đó
và hầu như không bao giờ quên.
12


Có bác đồng hồ, em đi học đúng giờ, bố đi làm đúng giờ còn mẹ em biết lúc nào
cần thổi cơm...Cả nhà đều quý bác và giữ gìn bác cẩn thận”.
Qua việc miêu tả hình ảnh đồng hồ báo thức, các em đã làm nổi bật được đặc
điểm bề ngoài cũng như tác dụng của nó và gửi gắm vào đó là tình cảm thân thiết, yêu
quý chiếc đồng hồ.
1.1.1.2. Kết luận sư phạm
Từ việc tìm hiểu các khái niệm liên quan và việc phân tích đặc điểm của văn tả
đồ vật có thể thấy việc nắm vững được khái niệm, đặc điểm của văn tả đồ vật là rất
cần thiết và quan trọng. Văn miêu tả trong chương trình lớp 4 gồm nhiều kiểu bài khác
nhau, nếu không nắm chắc được từng loại thì dẫn tới tình trạng học sinh cũng không

nắm rõ được đối tượng cần tả từ đó tình trạng lạc đề rất dễ xảy ra.
Là một giáo viên Tiểu học, để giúp các em làm tốt bài văn tả đồ vật thì trước hết
người giáo viên phải giúp các em xác định đúng đối tượng, đúng mục đích cần tả cũng
như dạy các em biết cách lập luận của một bài văn tả đồ vật đồng thời tạo cơ hội cho
các em phát triển vốn từ, sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh và biện pháp tu từ sao cho phù
hợp để đưa lại hiệu quả cao cho bài làm. Muốn vậy, người giáo viên nên cho học sinh
có một cái nhìn toàn diện về việc nắm đặc điểm của văn tả đồ vật để không bị nhầm
lẫn một cách đáng tiếc.
1.1.2. Cơ chế hoạt động viết văn tả đồ vật và việc dạy tập làm văn cho học
sinh lớp 4
1.1.2.1. Cơ chế của hoạt động tạo lập văn bản
TLV được hiểu là tập sản sinh ngôn bản, dạy TLV là dạy các kiến thức và kỹ
năng giúp học sinh tạo lập, sản sinh ra ngôn bản. Nhiệm vụ cơ bản của phân môn TLV
là giúp học sinh tạo ra được các ngôn bản nói và viết theo các phong cách chức năng
ngôn ngữ, hình thành và phát triển năng lực tạo lập ngôn bản - một năng lực được tổng
hợp từ các kỹ năng bộ phận như: Xác định mục đích nói, lập ý, triển khai ý thành lời.
Để làm rõ hơn về vấn đề này, trước hết, cần khẳng định:
* Dạy TLV là dạy một hoạt động
Công việc đầu tiên của dạy học TLV cho học sinh nói chung và học sinh lớp 4
nói riêng là tạo ra động cơ, nhu cầu nói năng, kích thích học sinh tham gia vào hoạt
động giao tiếp (nói, viết). Vì cũng như các hoạt động tâm lý khác, hoạt động lời nói
chỉ chỉ nảy sinh khi có động cơ nói năng.
13


Các giai đoạn của hoạt động lời nói và kỹ năng làm văn
Theo A.N.Lê-ôn-chép: “Để giao tiếp được trọn vẹn về mặt nguyên tắc thì con
người phải nắm được hàng loạt các kỹ năng:
Một là: Phải định hướng nhanh chóng và đúng đắn trong các điều kiện giao tiếp.
Hai là: Phải biết lập đúng chương trình lời nói của mình, lựa chọn nội dung giao

tiếp một cách đúng đắn.
Ba là: Phải tìm được phương tiện hợp lý để truyền đạt những nội dung đó.
Bốn là: Phải đảm bảo mối liên hệ qua lại.
Nếu như một mắt xích của hoạt động giao tiếp bị phá huỷ thì người nói không
thể đạt được kết quả giao tiếp như mong đợi, kết quả đó sẽ không hiệu quả”
Như vậy, theo A.N.Lê-ôn-chép, hoạt động lời nói là một cấu trúc động bao gồm
bốn giai đoạn: Định hướng, lập chương trình, hiện thực hóa chương trình và kiểm tra.
Cấu trúc này đã được vận dụng triệt để khi xây dựng hệ thống kỹ năng làm văn. Theo
đó, các kỹ năng làm văn tương ứng được hình thành là :
+ Ứng với giai đoạn định hướng là kỹ năng xác định đề bài, giới hạn đề bài và kỹ
năng xác định tư tưởng cơ bản của bài viết.
+ Ứng với giai đoạn lập chương trình là kỹ năng lập ý, tìm ý, xây dựng dàn ý.
Việc làm này sẽ giúp học sinh trình bày bài nói (viết) một cách đầy đủ, mạch lạc, có
lôgic. Khi lập dàn ý phải sắp xếp được ý chủ đạo và sắp xếp ý theo một trình tự nhất
định.
+ Ứng với giai đoạn hiện thực hoá chương trình là kỹ năng nói (viết) thành bài,
bao gồm các kỹ năng bộ phận như: Dùng từ, đặt câu, viết đoạn, viết bài.
+ Ứng với giai đoạn kiểm tra kết quả là nhóm kỹ năng phát hiện lỗi - lỗi chính tả,
lỗi dùng từ, lỗi dựng câu...và kỹ năng chữa lỗi.
Các nhân tố của hoạt động lời nói và dạy học tập làm văn
Các nhân tố của hoạt động lời nói và các dạng lời nói cũng tác động tích cực đến
quá trình tổ chức dạy học các kiểu bài TLV.
Việc chỉ ra các nhân tố tham gia vào hoạt động giao tiếp có ý nghĩa lớn trong
việc dạy học TLV. Hoạt động nói năng không thể có hiệu quả nếu không tính đến
những nhân tố này. Đây là những căn cứ để đánh giá chất lượng một ngôn bản: Có lựa
chọn với vai nói không? Có lựa chọn đúng phương tiện giao tiếp không? Có đạt được
mục đích giao tiếp không... ?
14



Sự hiểu biết về hoạt động lời nói đòi hỏi chúng ta phải xây dựng được các đề bài
gắn với tình huống giao tiếp, tổ chức các giờ học TLV làm sao để cho học sinh có nhu
cầu giao tiếp.
Khi nghiên cứu hoạt động lời nói, người ta thấy rằng cái kích thích hành vi nói là
cái gì đó nằm ngoài ngôn ngữ. Chính vì vậy, xét đến tận cùng, dạy TLV không phải
bắt đầu từ hoạt động ngôn ngữ, từ sự tổ chức hoạt động ngôn ngữ mà phải bắt đầu từ
sự hoạt động khác của học sinh. Nói cách khác, những kích thích nói năng không thể
tách rời những kỹ năng sống khác.
Vì vậy, để dạy tốt TLV trước hết phải trau dồi vốn sống của học sinh, phải dạy
cho các em biết suy nghĩ, tạo cho các em cảm xúc, tình cảm rồi mới dạy cho các em
cách thể hiện những suy nghĩ, tình cảm đó bằng ngôn ngữ nói và viết.
Các dạng thức của lời nói
Lời nói được chia thành hai dạng đó là: Lời nói miệng (khẩu ngữ) và lời nói viết
(bút ngữ). Tương ứng với hai dạng thức cơ bản của lời nói, kỹ năng tập làm văn được
chia thành kỹ năng nói và kỹ năng viết.
+ Dạy kỹ năng nói trong phân môn TLV: Luyện nói là một nội dung quan trọng
của phân môn TLV. Các giờ TLV nói có nhiệm vụ luyện cho học sinh khả năng độc
thoại để trình bày ý tưởng về các vấn đề khác nhau trong các thể loại văn. Hoạt động
luyện nói được sử dụng trong các bài dạy giúp học sinh tìm ý, triển khai ý thành lời.
Bằng cách trả lời các câu hỏi, học sinh đề xuất những ý kiến chính, chọn lựa ngôn từ
để diễn đạt các ý. Loại bài tập luyện nói theo dàn bài cũng là một đặc trưng của phân
môn TLV.
+ Căn cứ vào hoạt động giao tiếp hai dạng nói được xác lập là đối thoại và độc
thoại. Trong dạy học TLV cho học sinh kỹ năng nói đối thoại cũng được chú trọng
trong quá trình tổ chức và lựa chọn hình thức học tập tích cực. Học sinh có thể trao
đổi, làm việc theo nhóm để hoạch định một nội dung mà giáo viên đề xuất hay tranh
luận về một tình huống dạy học được nêu ra trong đề bài.
+ Dạy kỹ năng làm văn trong phân môn TLV
Kỹ năng là một khái niệm phức tạp, xung quanh khái niệm này có nhiều định
nghĩa khác nhau. Tác giả Nguyễn Sinh Huy cho rằng: “Kỹ năng là khả năng của con

người thực hiện có kết quả một hành động nào đó bằng cách lựa chọn, vận dụng tri
thức, những kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo phù hợp với mục tiêu, điều kiện thưc tế”.
15


Kỹ năng làm văn là kỹ năng thông qua hệ thống kiến thức đã có, học sinh cảm
nhận bằng sự tinh tế của bản thân mà có được những bài văn hay. Các kỹ năng làm
văn bao gồm:
+ Kỹ năng sống
+ Kỹ năng quan sát
+ Kỹ năng tưởng tượng, sáng tạo
+ Kỹ năng lập dàn ý
+ Kỹ năng diễn ý thành câu, đoạn, bài
+ Kỹ năng liên kết văn bản
+ Kỹ năng tự đánh giá, sửa lỗi văn bản
Đồng thời học sinh cũng cần nắm được đặc trưng các phong cách chức năng
ngôn ngữ, vốn hiểu biết của mình về đề tài bài viết.
+ Kỹ năng viết trong phân môn TLV cũng được hình thành và phát triển theo
từng giai đoạn. Lớp 2, 3 chủ yếu luyện các kỹ năng bộ phận; lớp 4, 5 luyện kỹ năng
làm bài văn theo các thể tài gắn bó và cần thiết trong hoạt động giao tiếp của học sinh,
tương ứng với các mức độ kỹ năng này là các dạng bài tập căn bản:
Bài tập tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý gắn với từng loại văn bản
Bài tập xây dựng đoạn, viết bài theo các loại văn bản
Ngữ pháp văn bản và việc ứng dụng vào dạy học TLV
Những yếu tố và đặc trưng cơ bản của văn bản ảnh hưởng rất lớn đến dạy học
TLV nói chung và văn tả đồ vật nói riêng.
+ Tính thống nhất của văn bản: Thể hiện trên hai phương diện là liên kết nội
dung và liên kết hình thức ảnh hưởng rất lớn đến việc tìm hiểu, định hướng và rèn kỹ
năng tìm ý, lập dàn ý...
+ Đặc trưng về nghĩa, cấu trúc đoạn văn cũng là yếu tố được khai thác, vận dụng

vào dạy học TLV.
+ Trong chương trình Tiếng Việt hiện hành, đoạn có thể xem là đơn vị trung tâm
của dạy học TLV. Về chức năng, có các kiểu dạng: Đoạn Mở bài, đoạn Thân bài, đoạn
Kết bài. Để tăng cường rèn luyện kỹ năng tạo lập, sản sinh ngôn bản cho học sinh, nội
dung dạy học TLV còn đề cập đến các dạng thức đoạn: Mở bài trực tiếp và mở bài
gián tiếp, kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng.
16


Như vậy, để có thể dạy tốt các bài văn miêu tả ở Tiểu học nói chung và văn tả đồ
vật cho học sinh lớp 4 nói riêng, giáo viên cần vận dụng các tri thức về TLV, trong đó
cần phải nắm chắc các hiểu biết chi tiết về văn tả đồ vật về ngôn ngữ, về đề tài, tư
tưởng. Các tri thức này góp phần chỉ ra nội dung luyện tập của các kỹ năng làm văn.
Nói cách khác, có các hiểu biết về thể loại văn học, giáo viên mới hiểu rõ tính đặc thù
của từng kỹ năng trong từng kiểu văn. Để học sinh làm tốt bài văn tả đồ vật thì người
giáo viên phải hướng dẫn học sinh cách quan sát và ghi chép các nhận xét, biết vận
dụng các giác quan để quan sát, biết lựa chọn vị trí và thời gian quan sát, biết liên
tưởng, tưởng tượng khi nhận xét sự vật và diễn đạt điều quan sát được một cách gợi
cảm, gợi tả, tức là có hình ảnh và cảm xúc qua từng câu, từng đoạn và từng bài văn.
1.1.2.2. Kết luận sư phạm
Qua việc tìm hiểu về cơ chế hoạt động tạo lập văn bản và việc dạy học sinh lớp 4
viết văn tả đồ vật thông qua việc phân tích một số cơ sở khoa học chi phối một cách
trực tiếp đến dạy học TLV, chúng tôi nhận thấy muốn cho học sinh viết tốt một bài
văn miêu tả nói chung và bài văn tả đồ vật nói riêng thì trong quá trình dạy học, người
giáo viên phải luôn nhớ rằng: Dạy văn là dạy một hoạt động để nhằm tạo được động
cơ, nhu cầu nói năng, kích thích học sinh giao tiếp, phải nắm được một cách chính xác
các giai đoạn của hoạt động lời nói để hình thành và rèn luyện cho các em được các kỹ
năng liên quan nắm được các dạng thức của lời nói, các đặc trưng của văn bản đồng
thời nắm vững ngữ pháp văn bản và việc ứng dụng vào dạy học TLV để nhằm nâng
cao chất lượng dạy học TLV nói chung, văn tả đồ vật nói riêng.

1.1.3. Những đặc điểm tâm lý của học sinh lớp 4 có liên quan đến việc tạo
lập văn bản và việc dạy TLV cho học sinh trong Nhà trường
Lứa tuổi tiểu học là giai đoạn từ 7 đến 12 tuổi. Những cấu tạo tâm lý mới trong
lứa tuổi này chủ yếu do hoạt động học tập mang lại. Tuy nhiên, tính chủ đạo của hoạt
động học tập không phải được hình thành ngay mà nó là một quá trình được diễn ra và
phát triển trong bốn năm đầu cuộc đời học sinh. Cho nên, đến trường thực hiện hoạt
động học tập là bước ngoặt quan trọng trong đời sống của trẻ ở lứa tuổi này. Giờ đây
các em đã trở thành một học sinh thực sự, học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất giúp
các em tích lũy kiến thức. Khi đến trường, các em bước vào những mối quan hệ mới
và phức tạp hơn: Quan hệ với thầy cô, với bạn bè. Trong môi trường hoạt động mới sẽ
tạo ra cho các em thế giới nội tâm phong phú. Những cấu tạo tâm lý mới chủ yếu do
hoạt động học tập mang lại và được hình thành dần dần với chính quá trình học tập.
17


Nếu như đặc trưng về tâm lý của học sinh lớp 1, 2 là bước chuyển từ hoạt động
vui chơi của lứa tuổi mầm non sang hoạt động học tập của học sinh thì ở học sinh lớp
4, 5 có những đặc điểm tâm lý mới được hình thành và phát triển phù hợp hoạt động
học tập ở cuối bậc tiểu học. Do đó, để giúp học sinh nắm bắt kiến thức tốt, đạt kết quả
học tập cao đưa lại hiệu quả chất lượng trong công tác giảng dạy thì điều đầu tiên đòi
hỏi người giáo viên phải làm là trong quá trình dạy học cần nắm vững một số đặc
điểm chính sau đây của học sinh:
1.1.3.1. Đặc điểm về nhận thức
Về tri giác: Ở lứa tuổi lớp 4, 5 tri giác của học sinh có phát triển rõ rệt so với tri
giác của học sinh các lớp 1, 2, 3. Các em đã biết xác định mục đích của việc tri giác tri giác có chủ định. Các em đã bước đầu biết phân tích, suy luận và ở lứa tuổi này tri
giác bắt đầu mang tính xúc cảm, học sinh thích quan sát các sự vật hiện tượng sặc sỡ
và hấp dẫn. Tuy nhiên, về cơ bản tri giác của học sinh cuối bậc Tiểu học thiên về tính
đại thể, ít đi sâu vào chi tiết và không chủ động.
Từ đặc điểm này chúng tôi nhận thấy khi dạy học sinh viết văn tả đồ vật, cần cho
các em tiếp xúc với đối tượng, khi xây dựng các biện pháp phải giúp các em xác định

được mục đích viết văn, phân tích, suy luận những chi tiết đặc trưng khi tri giác về đối
tượng miêu tả, và phải làm sao để các em lồng được cảm xúc của mình vào việc phân
tích đối tượng.
Về mặt chú ý: Ở lứa tuổi cuối của bậc Tiểu học trẻ dần hình thành kĩ năng tổ
chức, điều chỉnh chú ý của mình. Chú ý có chủ định phát triển dần và chiếm ưu thế, ở
trẻ đã có sự nỗ lực về ý chí trong hoạt động học tập như học thuộc một bài thơ, một
công thức toán hay một bài hát dài,...Trong sự chú ý của trẻ đã bắt đầu xuất hiện giới
hạn của yếu tố thời gian, trẻ đã định lượng được khoảng thời gian cho phép để làm
một việc nào đó và cố gắng hoàn thành công việc trong khoảng thời gian quy định.
Căn cứ vào đặc điểm chú ý của học sinh, người giáo viên khi dạy học sinh viết
văn cần phát huy một cách tích cực các đặc điểm này của các em, vì khi viết văn nhất
là văn tả đồ vật thì chú ý đóng vai trò quan trọng, có chú ý tốt trong quá trình quan
sát thì các em sẽ nhận ra được những đặc điểm cơ bản về đồ vật được tả, có chú ý
trong quá trình phân tích, lập dàn ý, quá trình lập luận thì bài viết sẽ đạt kết quả cao.
Cũng căn cứ vào đặc điểm này người giáo viên khi ra bài tập cho học sinh viết văn
cần giới hạn về mặt thời gian để các em chú ý và hoàn thành một cách tốt nhất các bài
tập đó, nếu để quá lâu các em sẽ rơi vào tình trạng viết một cách “lan man” và “lạc đề”.
18


Việc tiếp nhận và tạo lập ngôn bản trong một bài văn rất cần ở học sinh khả năng
tư duy và tưởng tượng.
Tư duy: Đặc điểm tư duy của các em chủ yếu còn là trực quan sinh động, tư duy
trừu tượng chưa phát triển, khả năng suy đoán của các em còn hạn chế. Chính vì thế
các em sẽ gặp khó khăn trong việc miêu tả đối tượng mà các em không được nhìn thấy
tận mắt. Do vậy, đối tượng miêu tả phải gần gũi, quen thuộc với học sinh tiểu học như
cái bút, cái cặp sách, cái bàn...
Tưởng tượng của học sinh các lớp đầu bậc Tiểu học còn đơn giản, chưa bền
vững, càng về cuối cấp hình ảnh của các em bền vững và gần với thực tế hơn, đặc biệt
lúc này các em đã có khả năng tưởng tượng dựa trên tri giác từ trước và ngôn ngữ,

đồng thời tưởng tượng của các em trong giai đoạn này bị chi phối mạnh mẽ bởi xúc
cảm, tình cảm, những sự việc, hiện tượng đều gắn liền với những rung động tình cảm
của các em.
Từ đặc điểm tư duy, tưởng tượng của học sinh lớp 4 chúng ta có thể thấy nếu các
em sử dụng tốt thao tác tư duy, tưởng tượng trong khi học và viết văn tả đồ vật một
cách đa dạng và phong phú để xây dựng hình ảnh của đồ vật được tả thì bài văn sẽ
đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó còn có thể phát triển ở các em tính sáng tạo. Tuy nhiên,
đặc điểm này cũng đặt ra cho người giáo viên một yêu cầu khi dạy học sinh viết văn tả
đồ vật đó là phải biến những kiến thức khô khan trong SGK thành những hình ảnh có
cảm xúc, đưa ra cho các em các đề văn có đối tượng gần gũi và sát với thực tế cuộc
sống hằng ngày, đặt ra các câu hỏi mang tính gợi mở, giúp các em cảm nhận được cái
hay của văn tả đồ vật, làm dậy lên ở các em những tình cảm chân thực và gần gũi với
đối tượng được tả.
1.1.3.2. Đặc điểm ngôn ngữ
Hầu hết học sinh tiểu học có ngôn ngữ nói thành thạo. Khi trẻ vào lớp 1 bắt đầu
xuất hiện ngôn ngữ viết. Đến lớp 4, 5 thì ngôn ngữ viết đã thành thạo và bắt đầu hoàn
thiện về mặt ngữ pháp, chính tả và ngữ âm. Nhờ có ngôn ngữ phát triển mà trẻ có khả
năng tự đọc, tự học, tự nhận thức thế giới xung quanh và tự khám phá bản thân thông
qua các kênh thông tin khác nhau.

19


Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình nhận thức cảm tính và
lý tính của trẻ, nhờ có ngôn ngữ mà cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng của trẻ
phát triển dễ dàng và được biểu hiện cụ thể thông qua ngôn ngữ nói và viết của trẻ.
Đặc biệt trong phân môn TLV năng lực ngôn ngữ của trẻ được biểu hiện rõ rệt nhất, từ
việc chuyển từ ngôn ngữ nói sang ngôn ngữ viết là cả một quá trình và đòi hỏi khả
năng diễn đạt tốt.
Chính vì ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng như vậy nên trong quá trình dạy

học sinh viết văn tả đồ vật giáo viên phải làm sao để các em sử dụng vốn ngôn ngữ
của mình để tạo nên một bài văn hấp dẫn, lôi cuốn người đọc. Muốn vậy, giáo viên
cần phải trau dồi vốn ngôn ngữ cho trẻ bằng cách rèn luyện vốn ngôn ngữ không chỉ
trong giờ dạy TLV mà còn trong các phân môn khác của bộ môn Tiếng Việt như là
phân môn Luyện từ và câu, phân môn Chính tả, Kể chuyện, hướng hứng thú của trẻ
vào các loại sách báo có lời và không lời, có thể là sách văn học, truyện tranh, truyện
cổ tích, báo nhi đồng,...
Ngoài ra giáo viên có thể trau dồi vốn ngốn ngữ và tạo cơ hội cho các em thể
hiện năng lực hành văn của mình qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, tổ chức các
cuộc thi kể truyện, đọc thơ, viết truyện,.... Tất cả đều có thể giúp trẻ có được một vốn
ngôn ngữ phong phú và đa dạng.
1.1.3.3. Đặc điểm tình cảm, xúc cảm
Trước hết tình cảm của các em mang tính cụ thể, trực tiếp. Đối tượng gây cảm
xúc cho trẻ thường là những sự vật, hiện tượng, việc làm, con người cụ thể, sinh động
mà đã được nhìn thấy hay tiếp xúc. K.Đ.Usinxki đã từng thừa nhận trẻ suy nghĩ bằng:
“Hình thù, màu sắc, âm thanh và cảm xúc”. Tính dễ cảm xúc của học sinh tiểu học
còn thể hiện ở tính dễ xúc động. Các em có thể vui sướng reo lên khi được điểm tốt,
buồn bã khi được điểm kém hay bị chê trách, dễ khóc trước những tình tiết, hoàn cảnh
thương tâm...Trẻ thường bộc lộ tình cảm của mình một cách hồn nhiên, chân thật,
chưa biết ngụy trang. Tình cảm của học sinh tiểu học còn mong manh chưa bền vững
và chưa sâu sắc. Điều này thể hiện rất rõ sự dễ dàng chuyển hóa cảm xúc như có thể
khóc đấy nhưng rồi cười ngay.

20


Tình cảm của các em không chỉ biểu hiện trong đời sống thường ngày đối với
mọi người xung quanh mà còn trong cả hoạt động trí tuệ, các em tiếp thu kiến thức
không đơn thuần bằng lý trí, mà còn dựa nhiều vào cảm tính và đượm màu sắc tình
cảm, các em dễ bị “lây” những cảm xúc của người khác. Nó chứa đựng nội dung

phong phú và bền vững hơn ở các lớp dưới. Những tình cảm cao cấp đang hình thành,
đặc biệt tình cảm gia đình giữ vai trò khá quan trọng, nhiều khi lòng yêu thương cha
mẹ trở thành động cơ học tập của các em. Những tình cảm đạo đức, thẩm mĩ thường
gắn với những sự vật cụ thể, gần gũi với các em. Ở lứa tuổi này, các em đã bộc lộ cơ
bản rõ ràng về tình cảm và xúc cảm của mình dành cho một đối tượng nào đó.
Chính vì thế, việc giáo dục tình cảm cho học sinh lớp 4 trong việc dạy học sinh
viết văn văn tả đồ vật cần ở người giáo viên sự khéo léo, tế nhị khi tác động đến các
em nên dẫn dắt các em đến với các đối tượng miêu tả gần gũi trong cuộc sống hằng
ngày. Từ đó, các em sẽ bộc lộ một cách rõ ràng về tình cảm và xúc cảm của mình
dành cho đối tượng miêu tả trong bài viết.
1.1.3.4. Đặc điểm hứng thú của học sinh lớp 4
Hứng thú có vai trò to lớn đối với hoạt động của con người nói chung và hoạt
động nhận thức nói riêng. Hứng thú làm tăng hiệu quả của quá trình nhận thức, làm
nảy sinh khát vọng hành động say mê, sáng tạo, năng suất làm việc ở mỗi người.
Trong hoạt động học tập, hứng thú là yếu tố quan trọng thôi thúc người học nắm bắt tri
thức một cách nhanh hơn, sâu sắc hơn, khi có hứng thú học tập một môn học nào đó,
học sinh sẽ say mê nghiên cứu, học tập, việc lĩnh hội tri thức trở nên dễ dàng hơn và
ngược lại. Như đại văn hào Macxim Gooki khái quát:“Tài năng nói cho cùng là tình
yêu đối với công việc”. Do đó, việc tạo hứng thú cho người học là một yếu tố cần thiết.
Có hứng thú học sinh sẽ say mê học tập, tìm tòi kiến thức như vậy sẽ đem lại kết quả
cao trong học tập.
Đối với việc dạy học sinh viết văn tả đồ vật thì việc khơi dậy trong các em hứng
thú viết văn là rất quan trọng, có hứng thú thì các em mới say mê quan sát, nhìn nhận
và ghi nhớ có chủ định các đặc điểm cơ bản về đối tượng, có hứng thú các em sẽ hăng
say khám phá, tìm tòi và phát hiện những nét nổi bật của đối tượng để từ đó thể hiện
cái nhìn của mình về đối tượng và xác định tình cảm của bản thân dành cho đối tượng
từ đó làm cho bài văn có cảm xúc và đi vào lòng người đọc một cách tự nhiên. Ngược
lại, nếu học sinh không có hứng thú thì bài viết của học sinh sẽ không đảm bảo tính
chân thực và các em chỉ viết với tư tưởng là viết cho xong. Như vậy, bài văn sẽ không
đảm bảo được mục tiêu cần có của một bài văn tả đồ vật.

21


Ngoài các đặc điểm chính nêu trên thì tâm sinh lý học sinh lớp 4 còn có những
đặc điểm khác dù không mang tính nổi trội nhưng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến
việc học tập văn tả đồ vật của học sinh như đặc điểm trí nhớ, đặc điểm về ý chí. Có trí
nhớ tốt các em sẽ nhớ lâu được các đặc điểm về đối tượng trong quá trình quan sát và
tri giác, nắm được điều này, người giáo viên khi dạy học sinh viết văn tả đồ vật phải
giúp các em biết cách khái quát hóa và đơn giản đối tượng miêu tả, giúp các em xác
định đâu là đặc điểm quan trọng, nét tiêu biểu của đối tượng miêu tả mà mình cần ghi
nhớ, các từ ngữ dùng để diễn đạt nội dung cần ghi nhớ, đặc biệt phải hình thành ở các
em tâm lý hứng thú và vui vẻ khi ghi nhớ kiến thức.
1.1.3.5. Kết luận sư phạm
Qua đó, cho ta thấy rằng muốn giúp học sinh học tốt các môn học thì điều đầu
tiên người giáo viên phải làm đó là: Nắm vững đặc điểm tâm lý, thường xuyên bồi
dưỡng tâm hồn cho học sinh trong suốt quá trình học bởi lẽ chính yếu tố tâm lý có ảnh
hưởng rất lớn đến kết quả học tập của các em, ảnh hưởng tới chất lượng giảng dạy
của người giáo viên.
Đối với việc dạy học phân môn TLV nói chung và văn tả đồ vật nói riêng thì
người giáo viên không ngừng tạo điều kiện cho các em phát huy hết đặc điểm về nhận
nhức cũng như đặc điểm ngôn ngữ, tình cảm của bản thân để các em biết nhìn nhận
đúng đối tượng được miêu tả thông qua việc quan sát, tri giác, tưởng tượng, tư
duy...Từ đó các em có thể đạt được mục đích của đề tài đưa ra.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Mục tiêu, chương trình dạy học văn tả đồ vật ở lớp 4
1.2.1.1. Mục tiêu
a, Kiến thức
Giúp học sinh:
- Học sinh nắm được cấu tạo ba phần của một bài văn tả đồ vật.
- Biết cách quan sát, tìm ý, lập dàn ý cho một đề văn tả đồ vật

- Nêu được những đặc điểm tiêu biểu, nổi bật về: Cấu tạo, hình dáng, màu sắc
của đồ vật.
- Biết vận dụng những hiểu biết về cấu tạo của bài văn tả đồ vật để lập dàn ý chi
tiết miêu tả một đồ vật cụ thể - một dàn ý với những ý riêng.
22


×