Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Khảo sát thực trạng kho thuốc bệnh viện phụ sản thành phố cần thơ theo tiêu chuẩn GSP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 76 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ
trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt
thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, em đã nhận được rất
nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè. Với lòng biết ơn
sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý Thầy Cô ở Khoa Dược và Điều Dưỡng trường Đại
học Tây Đô đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức
quý báu cho em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Để hoàn thành tốt đề tài “Khảo sát thực trạng kho thuốc Bệnh viện Phụ
sản Thành Phố Cần Thơ theo tiêu chuẩn GSP”, em xin chân thành cám ơn Cô
DS Nguyễn Chí Toàn giảng viên hướng dẫn trực tiếp cho em, bên cạnh đó em xin
chân thành cám ơn Ban Giám Đốc, Ban Lãnh đạo Khoa Dược, Ban Lãnh đạo Khoa
Khám-Bệnh viện Phụ Sản Thành Phố Cần Thơ đã tạo điều kiện giúp đỡ cho em
hoàn thành tiểu luận tốt nghiệp này.
Sau cùng, em xin kính chúc quý Thầy Cô trong khoa Dược và Điều Dưỡng
Trường Đại học Tây Đô, Tập thể Khoa Khám, Tổ tin học, Khoa dược Bệnh Viện
Phụ Sản Thành Phố Cần Thơ thật dồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện
sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau.
Trân trọng kính chào!
Cần Thơ, ngày tháng năm 2018
Sinh viên thực hiện

NGUYỄN THỊ THANH XUÂN

i


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của em. Các số liệu, kết quả
nêu trong tiểu luận là trung thực và em đã tổng hợp, phân tích số liệu, chưa từng
được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.


Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2018

Sinh viên thực hiện

NGUYỄN THỊ THANH XUÂN

ii


TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát thực trạng kho thuốc Bệnh viện Phụ sản Thành Phố
cần Thơ theo tiêu chuẩn GSP” được thực hiện nhầm khảo sát tình hình bảo duản
thuốc theo tiêu chuẩn GSP tại kho thuốc Bệnh viện Phụ sản Thành Phố Cần Thơ.
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Những thuận lợi và khó khăn khi khoa Dược Bệnh viện phụ sản Thành Phố
Cần Thơ thực hiện GSP
Đã khảo sát thực trạng hệ thống kho thuốc theo danh mục kiểm tra GSP
Khoa dược bệnh viện đảm bảo cấp phát thuốc cho bệnh nhân nội ngoại trú
tại bệnh viện. Các hoạt động nhập thuốc, xuất thuốc, lưu trữ bảo quản trong các kho
theo quy định.
*Đánh giá hệ thống kho thuốc theo GSP:
Về mặt tổ chức nhân sự: kho thuốc có đầy đủ nhân viên, trình độ phù hợp.
Về thiết kế xây dựng: các kho còn bố trí rãi rác, diện tích kho chưa phù hợp
với quy mô kho. Chưa bố trí các khu vực kiểm nhập, biệt trữ. Thuốc sắp xếp chưa
thật sự khoa học, chưa có sơ đồ kho.
Về cơ sở vật chất và trang thiết bị: các kho trang bị tương đối đầy đủ các

phương tiện bảo quản. Cần bảo dưỡng định kỳ để hoạt động tốt hơn.
Các quy trình bảo quản: có quy trình nhập, xuất thuốc. Tuy nhiên nguyên tắc
nhập trước - xuất trước (FIFO) hoặc hết hạn dùng trước xuất trước (FEFO) chưa
được tuân thủ nghiêm ngặt. Hệ thống hồ sơ chưa hoàn thiện, cần bổ sung một số
quy trình hoạt động của kho. Chưa có kế hoạch kiểm tra chất lượng thuốc lưu kho.
Hồ sơ tài liệu: Có hệ thống sổ sách thích hợp cho việc ghi chép, theo dõi xuất
nhập thuốc.
Tự kiểm tra: có kế hoạch kiểm tra định kỳ và đột xuất.
Kết quả đánh giá kho trên trung bình, đạt 63,8%%.
Thuận lợi: các văn bản về thực hiện GSP đã được ban hành, trong đó yêu cầu các
khoa dược bệnh viện phải thực hiện Thực hành tốt bảo quản thuốc.
Sự quan tâm tạo điều kiện của Ban Giám đốc bệnh viện; Khoa Dược có đội
ngũ nhân viên có trình độ phù hợp với yêu cầu của công việc; Kho thuốc đã được
trang bị tương đối đầy đủ các phương tiện bảo quản; hiện nay các công ty dược
cung ứng thuốc đáp ứng khá nhanh chóng, kịp thời (hợp đồng giao trong vòng 48 –
72 giờ sau khi đặt hàng) vì thế kho thuốc không cần dự trữ quá nhiều thuốc như

iii


trước đây, điều này làm cho công tác dự trù, bảo quản dễ dàng thuận tiện hơn rất
nhiều.
Khó khăn: Bệnh viện xây dựng đã lâu, trong khi đó kho dược chưa được xây theo
thiết kế mà bố trí rãi rác nhiều nơi, không liên hoàn. Đường vận chuyển thuốc từ
các nhà cung cấp đến các kho không thuận tiện, nhiều khi ảnh hưởng đến bệnh nhân
đang điều trị. Kho thuốc diện tích còn chật gây khó khăn cho việc sắp xếp thuốc
cũng như các hoạt động của kho.
Do thủ tục đấu thầu phức tạp, những tháng cuối chờ phê duyệt kết quả đấu
thầu, thời gian ký kết hợp đồng với các công ty trúng thầu... nên khoa dược dự trữ
2–3 tháng thuốc sử dụng, do không đủ kho để bảo quản nên thông thường khoa phải

gửi lại các công ty, ảnh hưởng nhiều đến việc theo dõi, hoặc phải để ngoài hành
lang, không an toàn, ảnh hưởng đến chất lượng của thuốc.
Một số nhân viên khó thay đổi cách làm việc, sắp xếp thuốc còn theo thói
quen. Công nghệ thông tin của bệnh viện còn chưa hoàn chỉnh.
Bệnh viện Phụ sản Thành phố Cần Thơ đang dự kiến nâng giường kế hoạch
lên 500 giường bệnh, xây dựng mới khu khám bệnh, sắp xếp lại các khoa phòng.
Với việc thực hiện đề tài « Khảo sát và đề xuất xây dựng kho thuốc khoa dược BV
Phụ sản TPCT theo tiêu chuẩn GSP - Good Storage Practices» nhằm đánh giá thực
trạng kho thuốc, đề xuất quy trình xây dựng kho theo nguyên tắc GSP, giúp lãnh
đạo khoa dược có hướng xây dựng hệ thống kho thuốc mới cũng như trong công tác
quản lý của khoa. Khoa Dược làm tốt GSP chính là đã góp phần sử dụng thuốc an
toàn, hợp lý và cung ứng thuốc đầy đủ, đảm bảo chất lượng phục vụ nhiệm vụ
chung của bệnh viện là chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Đề xuất xây dựng hệ thống kho theo tiêu chuẩn GSP.
Xây dựng hệ thống hồ sơ tài liệu về nhân sự, đào tạo, vị trí và thiết kế kho,
các tài liệu về bảo quản.
Đào tạo nhân viên kho về nguyên tắc GSP.
Xây dựng bổ sung một số quy trình thao tác chuẩn.
Dựa trên quỹ đất mà bệnh viện bố trí, đề xuất xây dựng kho chẵn mới theo
nguyên tắc GSP.
Sắp xếp các khu vực bảo quản trong kho, sắp xếp thuốc theo phân nhóm
dược lý, trong từng nhóm sắp xếp theo thứ tự ABC giúp cho công tác quản lý được
dể dàng hơn.

iv


MỤC LỤC
Tên
LỜI CẢM ƠN


Trang
i

LỜI CAM ĐOAN
TÓM TẮT
DANH MỤC BẢNG

ii
iii
vi

DANH MỤC HINH

vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

viii

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1
2

2.1 Đại cương về bảo quản thuốc
2.2 Những yếu tố môi trường ảnh hưởng đến chất lượng, tác hại thuốc và
các bảo quản thuốc
2.2.1 Các yếu tố vật lý

2.2.2 Các yếu tố hóa học
2.2.3 Các yếu tố sinh học

2
2

2.3 Khoa dược và công tác bảo quản thuốc, nguyên tắc thực hành tốt bảo
quản thuốc

9

2.3.1 Khoa dược và công tác bảo quản thuốc
2.3.2 Một số điểm chính trong công tác GSP “Thực hành tốt bảo quản
thuốc”
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
3.2 Phương pháp nghiên cứu

9
14

3.3 Mẫu và phương pháp chọn mẫu
3.4 Nội dung nghiên cứu
3.5 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
3.6 Các chỉ số nghiên cứu
3.7 Lợi ích thu được từ nghiên cứu
3.8 Đạo đức trong nghiên cưu
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Kết quả về cơ cấu tổ chức Bệnh viện phụ sản Thành Phố Cần Thơ


18
18
18
18
19
19
22
22

4.1.1 Các khoa lâm sàng

22

v

3
6
6

18
18
18


4.1.2 Các khoa cận lâm sàng

22

4.1.3 Các phòng chức năng


22

4.2 Kết quả về khảo sát tình hình hoạt động của bệnh viện phụ sản Thành
Phố Cần Thơ

23

4.3 Kết quả về khảo sát tình hình thực tế về bảo quản thuốc tại kho thuốc
Bệnh viện phụ sản Thành Phố Cần Thơ
4.3.1 Sơ lược về khoa dược

25

4.3.2 Công tác kiểm kê đối chiếu

32

4.3.3 Công tác thông kê, báo cáo

33

4.3.4 Thông tin thuốc, tư vấn sử dụng thuốc
4.3.5 Dược lâm sàng

33
33

4.4 Kết quả về đánh giá hệ thống kho theo nguyên tắc GSP
4.4.1 Tổ chức và nhân sự
4.4.2 Nhà kho và trang thiết bị

4.4.3 Vệ sinh và an toàn kho
4.4.4 Các quy trình bảo quản
4.4.5 Hàng trả về

33
33
35
36
36
37

4.4.6 Hồ sơ tài liệu
4.4.7 Tự kiểm tra

37
37

4.5 Kết quả về chẩm điểm kho theo GSP
4.6 Kết quả về đề xuất một số ý kiến để góp phần năng cao chất lượng
“Thực hành tốt bảo quản thuốc” (GSP)
4.6.1 Xây dựng hệ thống hồ sơ tài liệu
4.6.2 Đào tạo nhân sự
4.6.3 Tổ chức kho

38
45

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1 Kết luận về phân tích thực trạng công tác bảo quản thuốc tại Bệnh viện
phụ sản Thành Phố Cần Thơ theo nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản

thuốc” (GSP).
5.1.1 Thuận lợi
5.1.2 Khó khan
5.2 Kết luận về đề xuất một số ý kiến để góp phần năng cao chất lượng
“Thực hành tốt bảo quản thuốc” (GSP).

52
52

TÀI LIỆU KHAM KHẢO

55

vi

25

45
46
46

52
53
53


PHỤ LỤC

56


PHỤ LỤC THAM CHIẾU

62

vii


DANH MỤC HÌNH

viii


DANH MỤC BẢNG
Bảng
Bảng 4.1

Tên
Thống kê nhân lực Y dược tại Bệnh viện phụ sản TpCT

Bảng 4.2

Số lượng bệnh nhân khám chữa bệnh tại Bệnh viện phụ sản
TpCT

24

Bảng 4.3
Bảng 4.4

Giá trị sử dụng thuốc tại Bệnh viện phụ sản TpCT

Số mặt hang thuốc đã sử dụng tại Bệnh viện phụ sản TpCT

24
25

Bảng 4.5

Cơ cấu nhân sự khoa dược

25

Bảng 4.6
Bảng 4.7

Giá trị tiền thuốc xuất, nhập, tồn tại kho dược
Phân bố nhân sự các kho

27
34

Bảng 4.8
Bảng 4.9

Danh mục các trang thiết bị bảo quản
Kết quả khảo sát kho thuốc bệnh viện phụ sản TpCT theo
GSP
Khảo sát thực tế kho thuốc

35
38


Bảng 4.10

ix

Trang
23

44


DANH MỤC HÌNH
Hình
Hình 2.1

Tên
Một số kiểu bố trí kho

Trang
11

Hình 2.2
Hình 2.3
Hình 2.4

Cách sắp xếp thuốc trong kho
Cách sắp xếp trên giá
Các nội dung thực hành tốt bảo quản thuốc

12

13
14

Hình 4.1

Sơ đồ cơ cấu tổ chức khoa, phòng Bệnh viện phụ sản TpCT

22

Hình 4.2

Phân bố nhân sự khoa dược tại Bệnh viện phụ sản TpCT

23

Hình 4.3

Số lượng bệnh nhân khám chữa bệnh tại Bệnh viện phụ sản
TpCT

24

Hình 4.4
Hình 4.5
Hình 4.6
Hình 4.7
Hình 4.8

Sơ đồ tỏ chức khoa dược Bệnh viện phụ sản TpCT
Qui trình nhập thuốc kho chẳn

Sơ đồ cấp phát thuốc tại khoa dược Bệnh viện phụ sản TpCT
Qui trình xuất thuốc cho các khoa lâm sàng
Qui trình xuất thuốc nội trú

26
28
29
30
31

Hình 4.9
Hình 4.10
Hình 4.11

Qui trình xuất thuốc ngoại trú
Phân bố nhân sự tại kho
Sơ đồ thế kế kho chẳn

32
34
47

Hình 4.12
Hình 4.13
Hình 4.14
Hình 4.15

Sắp xếp thuốc trong tủ kính
Bảo quản thuốc trong tủ mát
Sắp xếp thuốc trên kệ

Sắp xếp thuốc trên pallet

49
50
50
51

x


xi


xii


CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
Bệnh viện phụ sản thành phố Cần Thơ là bệnh viện chuyên khoa hạng II với
quy mô 350 giường bệnh, chịu trách nhiệm chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh
cho nhân dân. Trong nhiệm vụ khám chữa bệnh, công tác dược có vai trò rất quan
trọng là cung cấp và đảm bảo số lượng, chất lượng thuốc thông thường và thuốc
chuyên khoa cho điều trị nội trú và ngoại trú.
Thuốc là loại hàng hóa đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính
mạng của con người. Để đảm bảo cung cấp thuốc có chất lượng đến tay người sử
dụng đòi hỏi phải thực hiện tốt tất cả các giai đoạn liên quan đến sản xuất, bảo
quản, tồn trữ, lưu thông phân phối thuốc. Trong “5 tốt” (thực hành sản xuất thuốc
tốt, thực hành kiểm nghiệm thuốc tốt, thực hành bảo quản thuốc tốt, thực hành phân
phối thuốc tốt, thực hành nhà thuốc tốt) thì khâu bảo quản có vai trò quan trọng
trong việc đảm bảo chất lượng khi thuốc đến tay người bệnh. Chất lượng thuốc liên
quan chặt chẽ đến quá trình bảo quản tại các kho thuốc của khoa dược bệnh viện,

mà một số lượng lớn được các khoa dược bệnh viện cung cấp cho người bệnh.
Thuốc sản xuất có chất lượng tốt, nhưng nếu không được bảo quản tốt thì thuốc sẽ
giảm hoạt tính, ảnh hưởng lớn đến chất lượng thuốc và do đó ảnh hưởng đến quá
trình điều trị. Thực hành tốt bảo quản thuốc theo các tiêu chuẩn GSP là nhằm duy
trì chất lượng thuốc trong suốt thời gian tuổi thọ của thuốc.
Chất lượng điều trị ngoài việc phụ thuộc vào trình độ tay nghề của đội ngũ
cán bộ y tế, trang thiết bị hiện đại còn chịu tác động rất lớn của chất lượng thuốc sử
dụng trong điều trị. Việc bảo quản thuốc chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như nhiệt
độ, độ ẩm, ánh sáng...Các yếu tố này là tác nhân làm cho thuốc có thể bị biến đổi về
chất lượng, hình thức và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả điều trị tại các khoa lâm
sàng.
Việc nghiên cứu đề tài “khảo sát thực trạng kho thuốc Bệnh viện Phụ sản
Thành Phố cần Thơ theo tiêu chuẩn GSP” công tác bảo quản thuốc và đưa ra đề
xuất cho công tác này là thiết thực góp phần vào việc nâng cao chất lượng điều trị,
tiến hành nghiên cứu tiểu luận này với các mục tiêu
-Phân tích thực trạng công tác bảo quản thuốc tại Bệnh viện Phụ sản Thành
Phố Cần Thơ theo nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc” (GSP).
-Đề xuất một số ý kiến để góp phần năng cao chất lượng “Thực hành tốt bảo
quản thuốc” (GSP).

1


CHƯƠNG 2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Đại cương về bảo quản thuốc
Thuốc là loại hàng hoá đặc biệt, có nguồn gốc rất đa dạng, để điều trị và dự
phòng các bệnh tật. Đặc tính của thuốc liên quan đến tính chất lý – hoá và cấu trúc
hóa học của thuốc, chỉ cần một vài thay đổi nhỏ trong cấu trúc hóa học của thuốc
cũng có thể ảnh hưởng lớn đến hoạt tính của thuốc và làm thay đổi tác dụng của
thuốc trong cơ thể.Vì vậy, thuốc nếu bảo quản không tốt, không đúng rất dễ bị hư

hỏng trong quá trình tồn trữ, lưu thông và sử dụng.Điều này không chỉ gây thiệt hại
về mặt kinh tế mà quan trọng hơn là có thể gây nguy hại cho tính mạng, sức khoẻ
của người dùng.Mục tiêu của công tác bảo quản thuốc là nhằm “Đảm bảo đủ, kịp
thời thuốc có chất lượng, giá cả hợp lý cho công tác phòng và chữa bệnh cho cộng
đồng” mà chính sách thuốc Quốc gia đã đề ra. Công tác bảo quản không chỉ có ý
nghĩa về mặt chuyên môn, đảm bảo chất lượng thuốc, mà còn có ý nghĩa về mặt
kinh tế xã hội của một quốc gia giúp sử dụng nguồn thuốc có hiệu quả, kinh tế
nhằm giảm chi phí khám chữa bệnh từ ngân sách, cũng như của bệnh nhân.
Ở nước ta, khí hậu nhiệt đới ẩm là điều kiện không thuận lợi trong công tác
tồn trữ. Điều kiện kho tàng và các trang thiết bị phục vụ cho công tác bảo quản
thuốc chưa đầy đủ. Vì vậy công tác bảo quản càng quan trọng và cần được quan tâm
nhiều hơn.
Nội dung của công tác bảo quản bao gồm

- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của thuốc như độ ẩm,
nhiệt độ, ánh sáng…

- Đề ra những phương pháp và kỹ thuật bảo quản tốt nhất nhằm bảo vệ chất
lượng của thuốc

- Góp phần xây dựng nội qui, quy chế chuyên môn sát với thực tế để chống
nhầm lẫn, hư hỏng, mất mát, tham ô, lãng phí tài sản của nhà nước và xã hội.
2.2 Những yếu tố môi trường ảnh hưởng đến chất lượng, tác hại thuốc và các
biện pháp bảo quản
Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng thuốc trong quá trình bảo quản có thể
kể đến là yếu tố vật lý, hoá học, sinh học như nấm mốc, vi khuẩn, các loại côn
trùng. Các yếu tố trên không những làm thuốc giảm, mất tác dụng điều trị mà còn
tạo ra những sản phẩm phân hủy có hại. Thuốc chưa hết hạn dùng đã bị hỏng, phải

2



hủy bỏ không sử dụng được. Các biện pháp khắc phục các yếu tố ảnh hưởng từ môi
trường nhằm bảo đảm chất lượng thuốc.
2.2.1 Các yếu tố vật lý
2.2.1.1 Độ ẩm
Độ ẩm không khí là yếu tố gây ảnh hưởng nhiều nhất trong việc làm giảm chất
lượng của thuốc, gây hư hỏng cho các loại thuốc, hóa chất dễ hút ẩm - giảm tính ổn
định của thuốc. Do vậy, chống ẩm cho thuốc cần được chú ý trong suốt quá trình bảo
quản.
Nước ta thuộc tiểu vùng khí hậu IV (theo phân loại WHO 2005) có khí hậu
nóng và ẩm cao. Lượng hơi nước luôn thay đổi theo thời tiết, theo địa phương và
theo từng vùng. Khí hậu vùng đồng bằng Nam bộ mang tính gió mùa cận xích đạo.
Độ ẩm tương đối trung bình năm khoảng 75%, cao nhất vào các tháng 5-10 với độ
ẩm những ngày cao nhất xấp xỉ 98%.
+ Một số khái niệm về độ ẩm
Độ ẩm tuyệt đối: là lượng hơi nước thực có trong 1m3 không khí.
Độ ẩm cực đại: là lượng hơi nước tối đa có thể chứa trong 1m3 không khí ở
nhiệt độ và áp suất nhất định. Độ ẩm cực đại cho biết khả năng chứa hơi nước của
không khí. Thông thường ở áp suất nhất định, nhiệt độ càng cao thì độ ẩm cực đại
càng lớn và ngược lại.
Độ ẩm tương đối: Là tỷ lệ phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm cực đại.
Độ ẩm tương đối càng thấp thì không khí càng khô hanh, ngược lại độ ẩm tương đối
càng cao thì không khí càng ẩm ướt. Trên thực tế, nếu độ ẩm tương đối nhỏ hơn
30% sẽ rất khô hanh và không khí rất ẩm ướt khi lơn hơn 70%.
Nhiệt độ điểm sương: là nhiệt độ mà độ ẩm tuyệt đối vượt quá độ ẩm cực
đại, khi đó không khí sẽ bão hoà hơi nước và đọng lại tạo thành những giọt nước
nhỏ li ti như hạt sương. Hiện tượng này rất nguy hiểm trong công tác bảo quản vì
nước dễ đọng lại trong các bao bì đóng gói, dụng cụ y tế... gây tác động không tốt
đối với thuốc, dụng cụ y tế, đặc biệt là các thuốc kỵ ẩm.

Sự bão hoà hơi nước: là hiện tượng xảy ra khi độ ẩm tương đối bằng độ ẩm
cực đại, khi đó độ ẩm tương đối đạt mức cực đại (r = 100%). Trong trường hợp
không khí đã bão hoà hơi nước, chúng ta không thể làm khô bất kỳ một vật nào vì
khả năng chứa nước của không khí đã đạt mức tối đa.
+ Tác hại của độ ẩm

3


Độ ẩm không khí là yếu tố có ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng thuốc và
dụng cụ y tế trong quá trình bảo quản. Độ ẩm không khí cao hay quá thấp đều có
ảnh hưởng không tốt đến chất lượng thuốc bảo quản.
Tác động của độ ẩm cao có thể gây ra thủy phân các thuốc mang nhóm chức
dễ bị thủy phân hóa như ester, amid, hydrazid.... Độ ẩm cao làm phân hủy các thuốc
dễ hút ẩm (chất đông khô, thuốc sủi bọt...), vón cục thuốc bột, các viên bọc đường,
viên nang sẽ bị chảy dính. Độ ẩm không khí cao làm tăng trưởng vi khuẩn, ẩm mốc
và làm loãng hay giảm nồng độ một số thuốc, hoá chất như siro, glycerin, cồn cao
độ, acid sulfuric. Độ ẩm không khí tăng ảnh hưởng đến lý tính của các dược phẩm
ngậm nước, thúc đẩy các quá trình hóa học như Thủy phân tạo ra sản phẩm phân
hủy tạo ra các thay đổi bên ngoài (màu sắc, mùi vị) và làm giảm nồng độ hoạt chất
dẫn đến việc thuốc giảm hoặc mất tác dụng.
Ngược lại nếu độ ẩm không khí giảm thường kèm theo sự tăng nhiệt độ sẽ
làm giảm hàm lượng nước kết tinh trong thuốc. Do đó làm tăng nồng độ chế phẩm
đồng thời thay đổi lý tính (các dạng kết tinh, độ hòa tan).
+ Các biện pháp chống ẩm
Nguyên tắc chung là muốn chống ẩm phải áp dụng mọi cách nhằm hạ thấp
lượng hơi nước có trong không khí, người ta thường áp dụng các biện pháp sau:
* Thông gió tự nhiên: Đây là cách làm tiết kiệm nhất, dễ thực hiện nhất và có
thể áp dụng rộng trong công tác bảo quản. Để thông gió có hiệu quả, phải có đủ 4
điều kiện sau (điều kiện thông gió)


- Thời tiết phải tốt: phải chọn ngày có thời tiết tốt: nắng ráo, trời quang mây,
gió nhẹ (dưới cấp 4).

- Độ ẩm tuyệt đối trong kho lớn hơn độ ẩm tuyệt đối ngoài kho.
- Phải ngăn ngừa hiện tượng đọng sương sau khi thông gió bằng cách là chỉ
thông gió khi nhiệt độ điểm sương của môi trường có nhiệt độ cao bằng hay nhỏ
hơn nhiệt độ của môi trường có nhiệt độ thấp.

- Sau khi thông gió, nhiệt độ trong kho phải phù hợp với yêu cầu cho hàng cần bảo
quản.
*Thông gió nhân tạo: Hiện nay, do trình độ phát triển của khoa học công
nghệ, người ta chế tạo được nhiều thiết bị chống ẩm hiện đại. Việc sử dụng các thiết
bị này có nhiều ưu điểm, nhưng đòi hỏi phải đầu tư kinh phí mua sắm thiết bị.
*Dùng chất hút ẩm: Ngoài các phương pháp thông gió để chống ẩm, người ta
còn dùng các chất hút ẩm để chống ẩm. Phương pháp này chỉ được áp dụng khi bảo

4


quản thuốc trong phạm vi không gian bảo quản hẹp như hòm, tủ, hộp…, không áp
dụng được với kho có không gian rộng.
2.2.1.2. Nhiệt độ
Đối với thuốc và dụng cụ y tế, bảo quản trong điều kiện nhiệt độ cao hay quá
thấp đều có ảnh hưởng không tốt. Tuy nhiên, nhiệt độ cao thường có tác hại nhiều hơn.
Nhiệt độ cao làm biến đổi hình thức cảm quan và cả thành phần hóa học của thuốc
với các biển hiện như mất nước kết tinh trong các dạng thuốc hydrat hóa, làm bốc
hơi một số thuốc ở thể lỏng dễ bay hơi hay hoá chất bị thăng hoa như cồn, ether,
tinh dầu, long não, làm thay đổi trạng thái như nóng chảy thuốc đạn, cao xoa…
Nhiệt độ cao làm hư hỏng một số loại thành phẩm như cồn thuốc, cao thuốc, thuốc

tạng liệu, thuốc viên, vaccin, kháng sinh…Ngoài ra nhiệt độ tăng cao còn tạo thuận
lợi cho các vi sinh vật chịu nhiệt phát triển. Về phương diện hoá học nhiệt độ cao
xúc tác và làm tăng tốc độ các phản ứng phân hủy thuốc.
Trong quá trình bảo quản, nhiệt độ môi trường bảo quản quá thấp cũng là
yếu tố làm hư hỏng một số thuốc như: các loại thuốc ở dạng nhũ tương dễ bị tách
lớp, một số thuốc tiêm dễ bị kết tủa Đặc biệt nhiệt độ lạnh gây ra những biến đổi
như tái kết tinh, hóa rắn, kết thành khối hoạt chất, tá dược. Tác động của sự biến đổi
nhiệt độ đột ngột có thể phá vỡ bao bì.
Với mục đích mang lại cho người sử dụng những sản phẩm còn nguyên giá
trị, đảm bảo hiệu lực phòng và chữa bệnh, công tác bảo quản nói chung và việc
chống nóng cho thuốc nói riêng là việc làm không thể thiếu, mang một ý nghĩa quan
trọng trong việc đảm bảo chất lượng và hiệu quả của thuốc.
Có nhiều cách chống nóng cho thuốc, một cách đơn giản là thông gió để chống
nóng.
Nguyên tắc: Căn cứ vào nhiệt độ trong kho và ngoài kho, nếu nhiệt độ trong
kho lớn hơn nhiệt độ ngoài kho thì có thể tiến hành thông gió để làm giảm nhiệt độ
trong kho, nhưng cần chú ý đến yếu tố độ ẩm.
Có thể áp dụng biện pháp chống nóng bằng cách ngăn không để nắng chiếu
trực tiếp vào thuốc bằng các vật liệu cách nhiệt như chiếu cói, rơm rạ, cỏ khô, phèn, rèm
… để che chắn trần, cửa kho để chống nóng, bảo vệ thuốc.
Chống nóng bằng máy: Đây là biện pháp chủ động có nhiều ưu điểm. Nếu có
điều kiện trang bị máy điều hoà nhiệt độ để bảo quản một số thuốc dễ hỏng ở nhiệt
độ cao hoặc sử dụng tủ lạnh, kho lạnh để bảo quản một số thuốc dễ hỏng ở nhiệt độ thường.

5


2.2.1.3 Ánh sáng
Ánh sáng có những tác động khác nhau đối với dược phẩm


- Với các hoạt chất quang hoạt ánh sáng xúc tác các phản ứng hóa học bằng
cách tạo ra gốc tự do, thúc đẩy các quá trình phân hủy thuốc, làm biến màu sắc của
thuốc

- Với các hoạt chất không quang hoạt khi có thêm chất xúc tác (vết kim loại nặng)
ánh sáng cũng làm thúc đẩy các quá trình hóa học phân hủy chúng. Biện pháp tránh ánh
sáng:

- Không để thuốc, hoá chất tiếp xúc với ánh sáng trực tiếp.
- Sử dụng bao bì trực tiếp có màu, không cho ánh sáng xuyên qua (thủy tinh
mờ) hoặc bọc giấy đen. Khu vực đóng gói phải tiến hành ở nơi thích hợp, trên bao
bì phải ghi ký hiệu chống ánh sáng và ánh nắng.
Khi thuốc có hiện tượng biến đổi màu sắc phải gửi mẫu đi kiểm nghiệm để
kiểm tra chất lượng.
2.2.2 Yếu tố hoá học
Không khí là một hỗn hợp gồm nhiều loại khí, hơi khác nhau như oxygen,
ozon, carbonic, oxyd carbon, lưu huỳnh dioxyd, hơi nước và các khí khác. Đa số
các loại khí hơi có trong không khí đều có ảnh hưởng không tốt đến chất lượng
thuốc, hoá chất và dụng cụ y tế (trừ khí nitơ). Không khí có thể tác động lên tất cả
những quá trình phân hủy thuốc bao gồm cả hoạt chất, tá dược và các chất phụ gia
dược phẩm. Hơi nước trong không khí thúc đẩy phản ứng thủy phân. Khí oxy và
ozon có trong không khí là yếu tố chính gây ra các phản ứng oxy hoá gây hư hỏng
thuốc, nguyên liệu. Khí carbonic gây hiện tượng carbonat hoá như là tủa nước vôi
và dung dịch kiềm. Một số khí hơi khác như khí Clo, SO2, NO2… khi gặp không
khí ẩm có thể tạo thành các acid tương ứng làm hỏng thuốc và đồ bao gói.
Biện pháp giảm thiểu tác động của các loại khí có hại là dùng gói kín, cách
ly thuốc, hoá chất, dụng cụ y tế với môi trường bên ngoài.
2.2.3 Yếu tố sinh học
2.2.3.1 Nấm mốc, vi khuẩn
Đối với thuốc, nấm mốc và vi khuẩn làm giảm chất lượng rất nhanh, do trong

quá trình sinh trưởng và phát triển chúng tiết ra các chất gây hỏng thuốc như các
chất độc, chất điện giải và acid vô cơ, hữu cơ … đặc biệt là các dạng thuốc như cao

6


lỏng, siro, potio… Nấm mốc và vi khuẩn còn làm hư hỏng dược liệu thảo mộc,
động vật và bao bì đóng gói làm bằng bìa, giấy, chất dẻo…
Các điều kiện thích hợp cho sự phát triển của nấm mốc và vi khuẩn là độ ẩm
từ 70% trở lên, nhiệt độ 20 – 250C và thức ăn giàu dinh dưỡng. Với khí hậu nóng
ẩm như ở nước ta là điều kiện rất thuận lợi cho nấm mốc, vi khuẩn phá triển.
Cách phòng chống nấm mốc, vi khuẩn: Trong bảo quản phải có kế hoạch kiểm
tra, giám sát thường xuyên nhằm phát hiện thuốc bị nhiễm nấm mốc, vi khuẩn để xử lý
kịp thời.
2.2.3.2 Mối
Mối là côn trùng sinh nở và phát triển ở các nước có khí hậu nhiệt đới ẩm.
Mối tuy là sinh vật nhỏ, mềm yếu nhưng có sức phá hoại lớn. Các công trình xây
dựng, kho tàng, hàng hoá nếu không có các biện pháp phòng trừ mối đều dẫn đến tác hại
nghiêm trọng.
Mối sống thành tổ, mỗi tổ có từ hàng trăm đến hàng triệu con. Chúng sinh
sống trong lòng đất, có khả năng xuyên qua nền nhà, chân tường rồi xâm nhập vào
các bao bì hàng hoá để phá hoại.
Để tránh hư hỏng thuốc men hàng hoá do mối, phải áp dụng các biện pháp
phòng và trừ mối.
+ Phòng mối

- Các công trình xây dựng phải được xây bằng gạch hoặc xi măng, chân giá
kệ có thể tẩm, phủ hoá chất, diệt mối.

- Các giá kệ xếp hàng phải đặt xa tường 50 cm, xa mặt đất 20 – 30 cm, xa trần 80 cm.

- Xung quanh nhà kho phải làm rãnh thoát nước, phát quang bụi rậm, lấp hố
đọng nước, chống ẩm ướt.

- Hàng ngày phải kiểm tra phát hiện mối hai lần vào buổi sáng và chiều.
- Tường nhà, thân giá kệ cần quét vôi trắng để dễ phát hiện mối.
+ Diệt mối

- Nếu trong kho có mối cần phải tìm tổ chính để đào và diệt mối chúa, phun
hoặc rắc hoá chất diệt mối theo đường mối đi lại.

- Hiện nay, ở các kho thường áp dụng công nghệ diệt mối rất hiệu quả bằng
phương pháp sinh học

7


2.2.3.3 Chuột
Chuột là loài động vật gặm nhấm gây tác hại rất lớn với nhiều ngành như
nông nghiệp, công nghiệp… trong đó có dược phẩm. Ở kho dược phẩm thì chúng
cắn phá và ăn các loại viên bao đường, cốm, tinh bột mì, lactose, glucose, bao bì,
nhãn thuốc... Để tránh tác hại do chuột gây ra, ta phải áp dụng các biện pháp phòng
chống tích cực trong công tác bảo quản dược phẩm.
+ Phòng chuột
Loại bỏ chỗ ở, chỗ ẩn lấp của chuột ở trong và ngoài kho. Phát quang bụi
rậm ở xung quanh kho. Bịt kín các khe hở ở chân tường, căng lưới thép ở cổng và
các ống nước. Thuốc dễ bị chuột phá hại cần phải đóng gói kín và phải có khả năng
bảo vệ tốt. Thường xuyên kiểm tra, phát hiện chuột.
+ Diệt chuột: Cần tổ chức diệt chuột đồng loạt cả khu vực trong và ngoài
kho, khu vực xung quanh bệnh viện thành từng đợt, thường 6 tháng 1 lần.


8


2.3 Khoa dược và công tác bảo quản thuốc, nguyên tắc thực hành tốt bảo quản
thuốc
2.3.1 Khoa Dược và công tác bảo quản thuốc
2.3.1.1 Chức năng và nhiệm vụ của Khoa Dược
Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc
bệnh viện. Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện
về toàn bộ công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời
thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp
lý.
Khoa Dược có những nhiệm vụ sau

- Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho nhu
cầu điều trị và thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điều trị và
các yêu cầu chữa bệnh khác (phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa).

- Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và
các nhu cầu đột xuất khác khi có yêu cầu.

- Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị.
- Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”.
- Tổ chức pha chế thuốc, hóa chất sát khuẩn, bào chế thuốc đông y, sản xuất
thuốc từ dược liệu sử dụng trong bệnhviện.

- Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham
gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng
không mong muốn của thuốc.


- Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các
khoa trong bệnh viện.

- Nghiên cứu khoa học và đào tạo; là cơ sở thực hành của các trường Đại
học, Cao đẳng và Trung học về dược.

- Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá,
giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử dụng kháng sinh và theo
dõi tình hình kháng kháng sinh trong bệnh viện.

- Tham gia chỉ đạo tuyến.
- Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu.
- Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc.
- Quản lý hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện theo đúng quyđịnh.

9


2.3.1.2 Kho và công tác bảo quản thuốc
Theo Luật Dược, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm bảo đảm
cung ứng đủ thuốc có chất lượng trong danh mục thuốc chủ yếu sử dụng trong các
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phục vụ cho nhu cầu cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh
tại cơ sở. Do đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng của khoa Dược là cung ứng
thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu điều trị. Để thực hiện nhiệm vụ
trên khoa Dược phải lập kế hoạch, mua thuốc, dự trữ, bảo quản và bảo vệ tốt thuốc,
cấp phát thuốc. Kho Dược có nhiệm vụ xuất, nhập hàng hoá chính xác, kịp thời và
quản lý tốt số lượng hàng hoá luân chuyển trong kho.
Trong bảo quản, hàng hoá có thể bị giảm cả về số lượng và chất lượng, điều
này không chỉ gây thiệt hại về kinh tế mà còn ảnh hưởng tới hiệu quản điều trị và
gây nhiều tác hại khác. Vì vậy, tổ chức, sắp xếp và bảo quản thuốc trong kho còn

nhằm giảm đến mức tối đa sự hư hao, tổn thất này.
Có thể có nhiều cách bố trí các phòng ban, các bộ phận trong khu vực khoa
Dược, tuỳ thuộc vào địa điểm và khả năng hoạt động của từng kho. Sau đây là một
vài kiểu bố trí tương đối thuận tiện cho công tác quản lý và xuất nhập hàng theo
hướng dẫn của tổ chức y tế thế giới

10


Kiểu 1: Kho theo chiều dọc (Throughflow warehouse)
5

2
1

1
3

1

1
5
4

Kiểu 2: Kho có dạng chữ T (T- shaped warehouse)
1

1
3


1

1

2

4

5

Kiểu 3: Kho theo kiểu góc (Corner warehouse)
1

1

2

3

1

1

5

4

Hình 2.1 Một số kiểu bố trí kho
Ghi chú: 1: khu vực bảo quản hàng hoá.
2: khu vực nhập, kiểm tra, kiểm soát hàng.

3: nơi chuẩn bị hàng theo yêu cầu trước khi xuất hàng.
4: khu vực xuất hàng.
5: khu vực quản lý.

11


Đối với thuốc nguyên thùng xếp trên pallet

- Cách mặt đất ít nhất 10cm, không được để trực tiếp thuốc trên nền kho.
- Cách bức tường hoặc ngăn xếp khác ít nhất 30 cm
- Ghi hạn dùng nơi dể thấy nhất, cấp phát theo nguyên tắc FEFO.

Cao không quá 2,5m, các thùng nặng hoặc dể vỡ không chất quá cao.

Hình 2.2 Cách sắp xếp thuốc trong kho
12


Xếp trên giá được áp dụng với những loại hàng tương đối nhẹ, dễ vỡ, nhiều
loại, nhiều quy cách đóng gói khác nhau. Cách xếp được mô tả như sau
Hàng nhẹ, cồng kềnh

Hàng có khối lượng bình thường hay xuất nhập

Hàng có kích thước nhỏ

Hàng nặng, hay xuất nhập

Hàng nặng, dễ đổ vỡ


Hình 2.3 Cách xếp hàng trên giá
Bảo quản không chỉ là việc cất giữ hàng hoá trong kho mà nó còn là cả một
quá trình xuất, nhập kho hợp lý, quá trình kiểm tra, kiểm kê, dự trữ và các biện pháp
kỹ thuật bảo quản hàng hoá từ khâu nguyên liệu đến các thành phẩm hoàn chỉnh
trong kho. Công tác tồn trữ là một trong những mắc xích quan trọng của việc đảm
bảo cung cấp thuốc cho người tiêu dùng với số lượng đủ nhất và chất lượng tốt nhất.
Theo quy định của Bộ Y tế nhiệm vụ của Khoa Dược trong việc bảo quản là
Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”, quản lý,
theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và các nhu cầu đột
xuất khác khi có yêu cầu.
Một số điểm chính trong nguyên tắc GSP “Thực hành tốt bảo quản thuốc”.
“Thực hành tốt bảo quản thuốc” (tiếng Anh: Good Storage Practices, GSP) là
các biện pháp đặc biệt, phù hợp cho việc bảo quản và vận chuyển nguyên liệu, sản
phẩm ở tất cả các giai đoạn sản xuất, bảo quản, tồn trữ, vận chuyển và phân phối thuốc
để đảm bảo cho thành phẩm thuốc có chất lượng đã định khi đến tay người tiêu dùng.
GSP đưa ra những nguyên tắc cơ bản, các hướng dẫn chung về “Thực hành tốt bảo
quản thuốc” Các nguyên tắc hướng dẫn này có thể được điều chỉnh để đáp ứng các yêu

13


×