Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Lễ hội hoa ban trong thực tiễn phát triển du lịch tỉnh điện biên hiện nay ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (370.75 KB, 101 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN THANH BẮC

LỄ HỘI HOA BAN
TRONG THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN DU LỊCH
TỈNH ĐIỆN BIÊN HIỆN NAY

Chuyên ngành: Việt Nam học
Mã số: 8310630

LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS LÊ VĂN TẤN

HÀ NỘI, NĂM 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn “Lễ hội Hoa Ban trong thực tiễn phát triển du
lịch tỉnh Điện Biên hiện nay” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu
trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, nội
dung được trình bày trong luận văn này là hoàn toàn hợp lệ, đảm bảo độ tin cậy, tính
chính xác và trung thực.
Tôi xin chịu trách nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình./.
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2018
Tác giả luận văn


Trần Thanh Bắc


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ....................................................................... 6
1.1. Khái quát về lễ hội và lễ hội du lịch về hoa ......................................................... 6
1.2. Khái quát về tỉnh Điện Biên và lễ hội của các dân tộc tỉnh Điện Biên ................ 8
1.3. Cây hoa Ban trong môi trường tự nhiên và văn hóa xã hội của người Thái ở
Điện Biên................................................................................................................... 17
Chương 2. LỄ HỘI HOA BAN Ở ĐIỆN BIÊN TỪ TRUYỀN THỐNG ĐẾN
HIỆN ĐẠI ..................................................................................................................... 30
2.1. Lễ hội Hoa Ban truyền thống ............................................................................. 30
2.2. Lễ hội Hoa Ban hiện đại..................................................................................... 36
2.3. Sự giống và khác nhau giữa Lễ hội Hoa Ban truyền thống và hiện đại ............. 44
2.4. Lễ hội Hoa Ban Điện Biên với một số lễ hội về hoa khác trong nước .............. 48
Chương 3. ĐÁNH GIÁ THỰC TIỄN VỀ LỄ HỘI HOA BAN VÀ CÁC VẤN ĐỀ
ĐẶT RA ĐỐI VỚI DU LỊCH TỈNH ĐIỆN BIÊN HIỆN NAY ............................... 51
3.1. Đánh giá thực tiễn về Lễ hội Hoa Ban Điện Biên ............................................. 51
3.2. Lễ hội Hoa Ban đối với việc phát triển du lịch tỉnh Điện Biên hiện nay ........... 67
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 79
PHỤ LỤC ẢNH ........................................................................................................... 81


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hoá không thể thiếu trong đời sống của các
dân tộc trên thế giới. Ở Việt Nam, sự phong phú và đa dạng của các lễ hội không
những đã góp phần tạo dựng nên hệ thống bảo tàng sống, sinh động về đời sống tinh

thần của cộng đồng các dân tộc mà còn đang góp phần vào việc thúc đẩy các hoạt
động du lịch của mỗi địa phương. Hiện nay, việc đánh giá vai trò, sự tác động của các
lễ hội trong phát triển du lịch nói riêng và kinh tế, văn hóa, xã hội địa phương nói
chung là một việc làm cần thiết mang tính đồng bộ và khoa học. Tuy nhiên, vấn đề này
đang đặt ra những yêu cầu mới, đặc biệt là đối với lễ hội mang tính hiện đại như lễ hội
về hoa.
Điện Biên là tỉnh miền núi biên giới Tây bắc Tổ quốc, có nhiều lợi thế phát
triển du lịch. Với những tiềm năng lớn có thể khai thác phát triển đa dạng các loại hình
du lịch như: du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa cộng đồng, du lịch lịch sử,
du lịch tâm linh... Tuy nhiên, du lịch Điện Biên hiện nay đang đứng trước nhiều khó
khăn, thách thức. Nhiều mặt hạn chế đã và đang làm giảm khả năng thu hút khách du
lịch, kết quả đạt được chưa tuơng xứng với tiềm năng; hiệu quả kinh doanh còn thấp;
chất lượng dịch vụ chưa cao; công tác quảng bá, xúc tiến chưa được chú trọng, đầu tư
đúng mức; cách thức tổ chức chưa đồng bộ và khoa học... Điều này đặt ra cho du lịch
Điện Biên vấn đề cần phải đẩy mạnh khai thác tổng thể các giá trị cũng như những tiềm
năng riêng biệt vốn có để thúc đẩy nhanh sự phát triển du lịch trong tương lai.
Hoa Ban – một biểu tượng thẩm mỹ tự nhiên của Tây bắc đã được tỉnh Điện
Biên khai thác vào phát triển du lịch bằng việc xây dựng thành “Lễ hội Hoa Ban”. Đây
là lễ hội tôn vinh vẻ đẹp, ý nghĩa và giá trị của hoa Ban gắn với các giá trị lịch sử, văn
hóa truyền thống mang tính biểu trưng cho vẻ đẹp của đất và người Điện Biên. Lễ hội
Hoa Ban đã được tỉnh Điện Biên tổ chức qua 5 kỳ (năm 2014, 2015, 2016, 2017,
2018) và đã gặt hái được nhiều thành công, qua đó tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch
đến với vùng Tây Bắc nói chung và tỉnh Điện Biên nói riêng. Lễ hội Hoa Ban đã được Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi nhận, đánh giá là Lễ hội tiêu biểu trong việc quảng bá,
thúc đẩy phát triển du lịch trên phạm vi toàn quốc. Do đó, việc nghiên cứu “Lễ hội hoa

1


Ban trong thực tiễn phát triển du lịch tỉnh Điện Biên hiện nay” là hết sức cần thiết góp

phần thúc đẩy phát triển du lịch nói riêng và kinh tế, văn hóa, xã hội nói chung của tỉnh
Điện Biên.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Lễ hội nói chung, lễ hội về hoa nói riêng có vai trò và ý nghĩa to lớn trong đời
sống văn hoá tinh thần của các địa phương và mang tính quốc gia dân tộc. Những năm
gần đây, trước sự phục hồi nhanh chóng của các lễ hội truyền thống và sự phát triển có
tính chất bùng nổ của lễ hội hiện đại, vấn đề lễ hội được các nhà nghiên cứu dành
nhiều sự quan tâm, nghiên cứu, đánh giá mức độ khác nhau.
Qua thực tế tìm hiểu, vấn đề nghiên cứu Lễ hội Hoa Ban trong phát triển du
lịch Điện Biên mới chỉ có một số bài viết ở dạng báo chí, tin bài đề cập trên các
phương tiện thông tin đại chúng khi lễ hội được tổ chức hàng năm. Có thể kể ra một số
bài viết tiêu biểu như: “Lễ hội Hoa Ban, thương hiệu của du lịch Điện Biên” của tác
giả Thùy Dương; “Chú trọng trồng cây hoa Ban để phát triển du lịch” của tác giả
Khánh Toàn; “Lễ hội Hoa Ban – Điểm nhấn của du lịch thành phố Điện Biên Phủ” của
tác giả Đào Duy Trinh; “Hoa Ban – Biểu tượng của tình yêu mãnh liệt” của tác giả
Cao Mỗ; “Điện Biên đón trên 11.000 lượt khách dịp Lễ hội Hoa Ban” của tác giả Phan
Anh; “Về miền Hoa Ban” của tác giả Mai Hoa; “Lễ hội Hoa Ban của người Thái ở Tây
bắc” của tác giả Lê Dung... trước đó, viết về hoa Ban có “Hoa Ban trong đời sống văn
hóa của người Thái ở Điện Biên” của TS. Đặng Thị Oanh... các bài viết, tác phẩm viết
về hoa Ban và Lễ hội Hoa Ban mới chỉ nêu được tính nổi bật, vai trò và ý nghĩa của Lễ
hội Hoa Ban ở mức độ điểm nhấn, chưa có những đánh giá từ tổng thể đến cụ thể và
định hướng mang tính tầm nhìn để phát triển du lịch tỉnh Điện Biên.
Có thể khẳng định, nghiên cứu về Lễ hội Hoa Ban trong thực tiễn phát triển
du lịch Điện Biên cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu độc lập, cụ thể và
riêng biệt nào.
Đề tài “Lễ hội Hoa Ban trong thực tiễn phát triển du lịch tỉnh Điện Biên hiện
nay” được thực hiện là sản phẩm nghiên cứu, đánh giá một cách khách quan, khoa học
có tính thực tiễn cao, không trùng lặp với bất cứ đề tài nào khác về Lễ hội Hoa Ban ở
Điện Biên hiện nay.


2


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài giới thiệu và cung cấp các tư liệu về Lễ hội Hoa Ban. Tôn vinh vẻ đẹp,
ý nghĩa và giá trị của hoa Ban gắn với lịch sử, văn hóa truyền thống mang tính biểu
trưng cho vẻ đẹp của đất và người Điện Biên. Đồng thời, giới thiệu về tiềm năng, thế
mạnh phát triển du lịch của tỉnh nhằm thu hút đầu tư, góp phần thúc đẩy phát triển
kinh tế, văn hóa, xã hội.
Đề tài đánh giá thực trạng quá trình xây dựng, tổ chức và những vấn đề đặt ra
đối với Lễ hội Hoa Ban qua các kỳ tổ chức (từ năm 2014 đến năm 2018). Từ đó đưa ra
những phân tích cụ thể, khách quan về các khía cạnh của lễ hội nhằm hướng đến việc
khai thác tối ưu các yếu tố lễ hội vào phát triển du lịch của tỉnh Điện Biên.
Từ việc nghiên cứu về Lễ hội Hoa Ban, đề tài góp phần bảo tồn, gìn giữ và
phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc Điện Biên gắn với phát triển du lịch. Đồng
thời, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, đầu tư, tăng cường hợp tác, liên kết, phát huy thế
mạnh các loại hình du lịch lịch sử, văn hóa, sinh thái và tâm linh gắn với hoa Ban để
xây dựng Lễ hội Hoa Ban trở thành thương hiệu du lịch đặc trưng của tỉnh Điện Biên.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu, nghiên cứu về Lễ hội Hoa Ban ở Điện Biên.
- Đánh giá thực tiễn quá trình tổ chức các kỳ Lễ hội Hoa Ban từ năm 2014
đến năm 2018 ở Điện Biên.
- Đặt ra những vấn đề về Lễ hội Hoa Ban trong thực tiễn phát triển du lịch
tỉnh Điện Biên hiện nay và trong tương lai.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Lễ hội Hoa Ban trong thực tiễn phát triển
du lịch ở Điện Biên hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Tìm hiểu Lễ hội Hoa Ban và các hoạt động diễn ra trong quá trình tổ chức
Lễ hội Hoa Ban hàng năm.

3


- Đề tài tập trung tìm hiểu, đánh giá quá trình tổ chức và đề xuất hướng phát
triển Lễ hội Hoa Ban trong thực tiễn phát triển du lịch tỉnh Điện Biên hiện nay và
những năm tiếp theo.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện dựa trên một số phương pháp chủ yếu sau đây:
- Phương pháp liên ngành của chuyên ngành Việt Nam học.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp các dữ liệu.
- Phương pháp tìm hiểu qua các công trình nghiên cứu, các văn bản pháp quy.
- Phương pháp miêu tả, so sánh – đối chiếu
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài có ý nghĩa cụ thể trong việc thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước
và của tỉnh Điện Biên theo tinh thần Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của
Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) và Nghị quyết số 13-NQ/TƯ ngày
10/9/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên về “Xây dựng và phát triển văn hóa,
con người Điện Biên đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.
- Trên cơ sở hệ thống hóa các nguồn tài liệu, tư liệu về các Lễ hội Hoa Ban đã
được tổ chức từ năm 2014 đến nay, luận văn góp phần bổ sung, cung cấp tư liệu nghiên
cứu về lễ hội, văn hóa, du lịch tỉnh Điện Biên. Từ đó có một cách nhìn hệ thống về quá
trình tổ chức lễ hội gắn với phát triển du lịch nói riêng và kinh tế, văn hóa, xã hội nói
chung của tỉnh Điện Biên.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Luận văn góp phần đánh giá về vị trí, vai trò cũng như đề cập đến những vấn
đề đặt ra đối với Lễ hội Hoa Ban ở Điện Biên hiện nay.

- Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ đóng góp vào thực tiễn tổ chức lễ hội:
các giải pháp, qui mô, nội dung, hình thức tổ chức… từ đó đưa ra những đề xuất, kiến
nghị phù hợp nhằm thúc đẩy sự phát triển của lễ hội trong những năm tiếp theo.
- Luận văn góp phần giáo dục tinh thần tự hào về quê hương, về văn hóa
truyền thống của cộng đồng các dân tộc cũng như ý thức bảo vệ và làm đẹp cảnh quan
tự nhiên tỉnh Điện Biên.

4


- Luận văn dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy về văn
hoá lễ hội, du lịch ở các trường học; làm tư liệu, cẩm nang tham khảo trong việc tổ
chức du lịch, văn hoá lễ hội tại tỉnh Điện Biên.
7. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm 3 phần: Mở đầu, nội dung và kết luận. Trong đó, phần nội dung
có kết cấu 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung
Chương 2: Lễ hội Hoa Ban Điện Biên từ truyền thống đến hiện đại
Chương 3: Đánh giá thực tiễn về Lễ hội Hoa Ban và các vấn đề đặt ra đối với
du lịch tỉnh Điện Biên hiện nay.

5


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Khái quát về lễ hội và lễ hội du lịch về hoa
1.1.1. Khái niệm Lễ hội
Đối với phần lớn các tộc người trên thế giới, đặc biệt là nhóm cư dân nông
nghiệp, lễ hội giữ một vai trò quan trọng. Lễ hội chứa đựng nhiều mặt của đời sống xã

hội, văn hoá, chính trị, tâm lý, tôn giáo, là loại hình sinh hoạt văn hoá tập thể, phản
ánh tín ngưỡng, các sinh hoạt của cộng đồng các dân tộc.
Từ lâu ở Việt Nam, lễ hội gắn bó với làng xã như một phần tất yếu trong đời
sống. Những năm gần đây, do chính sách đổi mới, do những biến đổi không ngừng của
đời sống xã hội, do đời sống vật chất của nhân dân từng bước được cải thiện, các hoạt
động lễ hội đã được quan tâm tổ chức. Việc tìm hiểu cũng như cắt nghĩa khái niệm lễ
hội được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.
Cho đến nay, có nhiều cách gọi và sự giải thích khác nhau về thuật ngữ “lễ
hội”. Có người gọi lễ hội là “hội lễ”, có người gọi là “hội hè”, hay “hội hè đình đám”...
Tuy cách gọi và diễn đạt khác nhau, nhưng các ý kiến đó không mâu thuẫn mà thống
nhất với nhau trong một nội dung: Lễ hội là sinh hoạt văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật
truyền thống của cộng đồng. Có thể thấy, khái niệm lễ hội bao gồm hai yếu tố “Lễ” và
“Hội”. Hai yếu tố này luôn tồn tại song song, bổ sung, hỗ trợ và hoàn thiện lẫn nhau.
Theo Từ điển Tiếng Việt thì:
- Lễ: là những nghi thức tiến hành nhằm đánh dấu hoặc kỷ niệm một sự việc, sự
kiện có ý nghĩa nào đó [16, tr.540]. Lễ còn mang ý nghĩa bao quát mọi nghi thức ứng
xử của con người với tự nhiên và xã hội. Các nghi thức của lễ toát lên sự cầu mong
phù hộ độ trì của các thần và giúp con người tìm ra giải pháp tâm lý mặc dù phảng
phất chất linh thiêng huyền bí. [10, tr.12]. Ở Việt Nam, lễ chủ yếu tập trung trong các
nghi thức, nghi lễ liên quan đến sự cầu mùa, người an, vật thịnh. Có thể nói, lễ là phần
đạo, tâm linh của cộng đồng, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng và đảm bảo nề nếp, trật tự
cho hội được hoàn thiện hơn.
- Hội: là cuộc vui tổ chức cho đông đảo người tham dự, theo phong tục hoặc
nhân dịp đặc biệt [16, tr .443]. Các hoạt động trò vui trong hội nhằm đem lại lợi ích

6


tinh thần, sự phấn khích, hoan hỷ cho mọi thành viên của cộng đồng. Hội mang tính
cộng đồng ngay cả trong tư cách tổ chức lẫn mục đích của nó.

Qua thực tế tìm hiểu, giữa lễ và hội khó tách rời mà quyện lại với nhau. Hẳn vì
thế mà có người gọi là “lễ hội” có người gọi là “hội lễ”, tuỳ thuộc vào từng loại lễ hội
mà nhấn mạnh mặt này hay mặt kia. Từ góc độ trên, ta có thể đi tới một khái quát
chung: “Lễ hội là một cuộc vui lớn của cộng đồng nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí, tín
ngưỡng, thi thố tài năng, biểu dương sức mạnh, tái hiện cuộc sống con người trong
trường kỳ lịch sử. Nó là một loại hình tổng hợp bao gồm nhiều yếu tố văn hoá dân
gian”. [5, tr.38].
Nhận thức được xu thế phát triển của lễ hội, ngày nay, việc tổ chức các hoạt
động lễ hội tại các địa phương là hoạt động nhằm cụ thể hóa chủ trương của Đảng,
Nhà nước theo tinh thần Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt
Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”[13]. Thông qua việc tổ chức các
lễ hội góp phần gìn giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, khai thác các tiềm
năng độc đáo thúc đẩy phát triển du lịch địa phương.
1.1.2. Khái niệm Lễ hội du lịch
Ở Việt Nam, cứ mỗi độ xuân về trên khắp đất nước không khí lễ hội tràn ngập.
Những năm gần đây, nhân dân các địa phương từ cấp xã đến cấp tỉnh đã cố gắng tìm
cách khôi phục các ngày lễ lớn, hội làng (cả hội chùa và hội lễ đền miếu), cho đến hội
về hoa, quả... để tổ chức các lễ hội. Theo xu hướng đó, việc khôi phục, tổ chức các lễ
hội là dịp để bảo tồn, phát huy những nét đẹp cổ truyền, tươi mới, những đặc trưng của
địa phương. Đây chính là yếu tố quan trọng, tạo cơ hội cho ngành du lịch khai thác các
khía cạnh của lễ hội để phát triển.
Thực tế cho thấy, loại hình lịch lễ hội đã trở thành một nét đặc sắc, phong phú
mang đậm yếu tố truyền thống và hiện đại, tô điểm thêm nét văn hóa của dân tộc. Việc
tổ chức loại hình du lịch lễ hội có ý nghĩa to lớn trong quá trình phát triển đa dạng hóa
du lịch của các địa phương và quốc gia dân tộc.
Ngày nay, trước sự phục hồi nhanh chóng và có tính chất bùng nổ của lễ hội
hiện đại, loại hình du lịch lễ hội không chỉ được các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm
mà các nhà làm du lịch còn đẩy mạnh khai thác một cách triệt để trong các phương


7


diện tổ chức du lịch. Bởi khai thác các khía cạnh về lễ hội để phát triển du lịch, quảng
bá hình ảnh địa phương, quốc gia dân tộc đang là hướng đi mang lại nhiều lợi ích.
1.1.3. Lễ hội du lịch về Hoa
Đã từ lâu, hoa luôn là biểu tượng của sắc đẹp, tình yêu và hạnh phúc tràn đầy.
Hiện nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã xuất hiện nhiều lễ hội về hoa, những
lễ hội này ngày càng trở nên phong phú, đa dạng, có nhiều cấp độ tổ chức khác nhau
và để lại những hình ảnh gắn với nét văn hóa tốt đẹp của các địa phương, quốc gia, dân
tộc và vùng lãnh thổ.
Hiện nay, trên thế giới và ở Việt Nam rất nhiều nơi đã tổ chức các lễ hội về
hoa, có thể kể ra đây một số lễ hội hoa đặc sắc như: Lễ hội hoa Tulip ở thung lũng
Skagit, Washington; Lễ hội Battaglia di Fiori, Ventimiglia, Italy; Lễ hội Batalla de
Flores, Tây Ban Nha; Lễ hội hoa Medellin, Colombia; Lễ hội hoa Tulip, Canada; Lễ
hội hoa hồng tại Pasadena, California, Mỹ; Lễ hội hoa Genzano Infiorata, Italy; Lễ hội
hoa Anh Đào, Nhật Bản...
Ở Việt Nam gần đây có một số lễ hội về hoa như: Lễ hội hoa Tam giác mạch ở
Hà Giang được tổ chức vào tháng 11 hàng năm, bắt đầu từ năm 2015; Lễ hội hoa Đà
Lạt được tổ chức hai năm một lần với các chương trình vui chơi đặc sắc và vô cùng ấn
tượng; Lễ hội phố hoa Hà Nội được tổ chức các năm 2009, 2010, 2012 tại phố Đinh
Tiên Hoàng vào dịp Tết.... ngoài ra còn rất nhiều các lễ hội về hoa khác được diễn ra
tại các địa phương trong cả nước.
Qua thực tế tìm hiểu, mỗi địa phương có những đặc trưng về các loại hoa tạo
nên bản sắc địa phương độc đáo. Theo xu hướng phát triển hiện nay, các địa phương
đã tranh thủ khai thác các loại hoa vốn có, đặc trưng vào phát triển du lịch bằng nhiều
hình thức nhằm thu hút, quảng bá hình ảnh địa phương góp phần quan trọng đáp ứng
nhu cầu thẩm mỹ, thị hiếu thưởng thức của người dân cũng như đông đảo du khách.
1.2. Khái quát về tỉnh Điện Biên và lễ hội của các dân tộc tỉnh Điện Biên
1.2.1. Điều kiện tự nhiên - xã hội

1.2.1.1. Vị trí địa lý
Điện Biên là tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, có tọa
độ địa lý 20o54’ - 22o33’ vĩ độ Bắc và 102o10’ - 103o36’ kinh độ Đông. Nằm cách Thủ
đô Hà Nội 504 km về phía Tây, phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sơn La, phía Bắc

8


Luận văn đầy đủ ở file:Luận văn Full















×