Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn tỉnh thừa thiên huế( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (374.56 KB, 90 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
------

NGUYỄN TIẾN DŨNG

PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG
KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT
TỪ THỰC TIỄN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, năm 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
------

NGUYỄN TIẾN DŨNG

PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG
KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT
TỪ THỰC TIỄN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Chuyên ngành : Luật Kinh tế
Mã số
: 838.01.07


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. BÙI NGUYÊN KHÁNH

HÀ NỘI, năm 2018


LỜI CẢM ƠN
Để có được luận văn này, trước tiên, tôi xin bày tỏ sự cảm ơn tới quý thầy
cô của Học viện Khoa học xã hội đã tận tình giảng dạy, chỉ bảo, hướng dẫn tôi
trong suốt thời gian của khóa học.
Đăc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Bùi Nguyên Khánh đã tận
tình, tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ, cung cấp, giới thiệu các bản luận án cũng như
các tư liệu nghiên cứu để tôi hoàn thiện luận văn này.
Nhân đây, tôi cũng xin phép cảm ơn Ban Giám đốc Công an tỉnh Thừa
Thiên Huế, quý cơ quan, ban ngành trên địa bàn tỉnh, nhất là sở Tài nguyên –
Môi trường đã tạo điều kiện, quan tâm giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Cám ơn gia đình, bạn bè và anh chị em lớp cao học Luật Kinh tế, Khóa
VII, Học viện Khoa học xã hội đã cổ vũ, động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập và hoàn thiện đề tài.
Trân trọng cảm ơn!
Tác giả

Nguyễn Tiến Dũng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn “Pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi
đất từ thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập

của tôi, được hoàn thành sau quá trình học tập và nghiên cứu thực tiễn, với sự
hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Bùi Nguyên Khánh.
Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ
ràng. Các phân tích, lập luận, đánh giá được đưa ra trên quan điểm cá nhân sau
khi nghiên cứu.
Luận văn không sao chép, không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu khoa học
đã được công bố nào.
Tác giả

Nguyễn Tiến Dũng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NỘI DUNG BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT .............................................................................. 8
1.1. Tổng quan về bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất .................................. 8
1.2. Nội dung về bồi thường thiệt hại khi Nhà nước tiến hành thu hồi đất ................... 14
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG KHI NHÀ
NƯỚC THU HỒI ĐẤT TỪ THỰC TIỄN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ................. 27
2.1. Quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất tại tỉnh
Thừa Thiên Huế ............................................................................................................. 27
2.2. Thực tiễn thực thi pháp luật về bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất
của tỉnh Thừa Thiên Huế ............................................................................................... 42
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TẠI TỈNH
THỪA THIÊN HUẾ .................................................................................................... 60
3.1. Phương hướng hoàn thiện và dự báo tình hình thu hồi đất, giải phóng mặt bằng
trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế thời gian tới ............................................................. 60
3.2. Giải pháp hoàn thiện ............................................................................................... 65

KẾT LUẬN .................................................................................................................. 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BTTH

: Bồi thường thiệt hại

CĐT

: Chủ đầu tư

GCN

: Giấy chứng nhận

GPMB

: Giải phóng mặt bằng

KT-XH

: Kinh tế - xã hội

MTTQVN

: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

NĐT


: Nhà đầu tư

PTQĐ

: Phát triển quỹ đất

QSDĐ

: Quyền sử dụng đất

SDĐ

: Sử dụng đất

TĐC

: Tái định cư

THĐ

: Thu hồi đất

TN&MT

: Tài nguyên và Môi trường

UBND

: Ủy ban nhân dân



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội
lớn của khu vực miền Trung nói riêng, cả nước nói chung. Những năm qua, thực hiện
chủ trương hội nhập, toàn cầu hóa, Đảng bộ và nhân dân toàn tỉnh đã và đang đẩy
nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa các khu dân cư, khu công
nghiệp, khu kinh tế,… từng bước triển khai có hiệu quả Đề án đưa Huế trở thành
Thành phố trực thuộc Trung ương. Để thực hiện mục tiêu trên, một trong những công
tác trọng tâm được Tỉnh ủy, UBND tỉnh xác định mang tính chiến lược và lâu dài đó là
THĐ, GPMB nhằm xây dựng và triển khai các loại hình dự án mang tầm vĩ mô, tạo
động lực thúc đẩy phát triển KT-XH. Việc THĐ, GPMB là điều kiện tiên quyết và
mang tính tất yếu khách quan, nhằm mục đích mở rộng quỹ đất, tạo không gian, diện
tích cho dự án đi vào hoạt động. Đây là vấn đề có tính quy luật không chỉ phổ biến ở
Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia khác trên thế giới. Tuy vậy, công tác GPMB, THĐ
có tính đặc thù và độ nhạy cảm cao, không những ảnh hưởng lớn đến tiến độ đầu tư
mà còn liên quan đến sự ổn định tình hình kinh tế, chính trị- xã hội của đất nước, địa
phương. Việc SDĐ để triển khai các dự án phát triển KT-XH một mặt đem lại những
lợi ích rõ rệt về kinh tế, hạ tầng đô thị, làm thay đổi chất lượng cuộc sống của người
dân nhưng mặt khác cũng gây không ít khó khăn cho một bộ phận dân cư do bị ảnh
hưởng bởi việc THĐ mà mất đi tư liệu sản xuất chính, mất nguồn thu nhập và kế sinh
nhai của mình. Do đó, nếu giải quyết không tốt, không thỏa đáng quyền lợi của người
dân có đất bị thu hồi và những người bị ảnh hưởng khi THĐ sẽ rất dễ dẫn đến những
phản ứng gay gắt từ phía người dân, gây ra những bất ổn về chính trị, kinh tế, đặc biệt
là tình hình khiếu nại, khiếu kiện tập thể, tập trung đông người gây mất an ninh trật tự
trên địa bàn, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư và an sinh xã hội.
Đến nay, tại địa phương vẫn còn tồn tại một số dự án đã quy hoạch từ nhiều
năm nhưng chưa được thực hiện do sự vướng mắc trong việc đền bù giữa Nhà nước,
chủ dự án và người dân trong diện giải tỏa, hàng trăm hộ dân khiếu nại, không chịu

bàn giao mặt bằng bởi công tác bồi thường, hỗ trợ TĐC còn nhiều bất cập. Tại một số
địa phương cấp huyện, việc xác định loại đường, vị trí để áp giá các loại đất trên cơ sở
khung giá của UBND tỉnh còn tuỳ tiện, không phù hợp với giá chuyển nhượng thực tế,
1


gây bất bình đối với một bộ phận người dân có đất bị thu hồi. Một số cán bộ làm công
tác GPMB không được đào tạo nghiệp vụ, không nghiên cứu các văn bản pháp luật
hiện hành, nên việc đề xuất giá bồi thường còn lúng túng, thiếu hợp lý. Như vậy, vấn
đề đặt ra là, công tác THĐ, GPMB phải tính toán như thế nào để hạn chế đến mức thấp
nhất thiệt hại cho người dân, đảm bảo cuộc sống họ sau khi bồi thường được ổn định.
Đây đã và đang là một vấn đề mang tính thời sự cấp bách, đòi hỏi được sự quan tâm và
nỗ lực của nhiều cấp, nhiều ngành, mọi tổ chức, cá nhân và xã hội.
Để giải quyết vấn đề trên, lãnh đạo tỉnh bên cạnh việc quán triệt, triển khai thực
hiện nghiêm túc các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về
THĐ, GPMB đã xây dựng, ban hành các văn bản, chính sách về đền bù thiệt hại cho
người dân khi THĐ tại địa phương để thực hiện các dự án phát triển KT-XH, đồng
thời thành lập Ban Chỉ đạo GPMB do đồng chí Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng ban nhằm
giải quyết hiệu quả, thỏa đáng các vấn đề nảy sinh trong thực hiện công tác THĐ,
GPMB. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc thiết lập, vận hành hoạt động của
BCĐ, song việc thực thi các chính sách, văn bản về đền bù do THĐ, GPMB vẫn còn
bộc lộ những bất cập, hạn chế nhất định, chưa theo kịp tình hình phát triển KT-XH
trong giai đoạn hiện nay, nhất là mức giá bồi thường đối với đất đai và tài sản trên đất
đối của người dân bị thiệt hại, ảnh hưởng.
Do đó, việc nghiên cứu sâu hơn pháp luật về BTTH khi Nhà nước THĐ nhằm
hoàn thiện hơn nữa cơ sở pháp lý cho việc định giá đất đai theo hướng cân đối hài hòa
lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân, đáp ứng yêu cầu và quyền lợi của
người dân bị THĐ và bị thiệt hại về tài sản trên đất đang đặt ra như một nhu cầu cấp
thiết. Xuất phát từ tình hình trên, học viên đã mạnh dạn chọn vấn đề “Pháp luật về bồi
thường khi nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế” làm luận văn Thạc

sĩ chuyên ngành Luật Kinh tế, đây là đề tài có ý nghĩa trên cả phương diện lý luận và
thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến luận văn
Về BTTH khi Nhà nước THĐ, đã có một số công trình, bài báo khoa học nói về
vấn đề này. Trong công trình “Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất việc sửa
đổi, bổ sung hoàn thiện Luật đất đai”, Viện Chiến lược chính sách tài nguyên và môi
trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã đề nghị sửa đổi, bổ sung các nội dung liên
2


quan đến THĐ, bồi thường, GPMB. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (Bộ
Kế hoạch và Đầu tư) có Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ (2009) “Vấn đề bồi thường
trong THĐ nông nghiệp ở Việt Nam: Thực trạng chính sách và giải pháp hoàn thiện”
do Nguyễn Mạnh Hải làm Chủ nhiệm đề tài. Đánh giá những bất cập trong công tác
thu hồi, bồi thường khi THĐ nông nghiệp, đề tài kiến nghị: (i) Cần xây dựng đạo luật
riêng về THĐ (trong đó có đất nông nghiệp); (ii) Thành lập Tòa án riêng để giải quyết
các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực THĐ; (iii) Xác định rõ tiêu chí “giá chuyển
nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường trong điều kiện bình thường” đối với đất
nông nghiệp; (iv) Xây dựng phương án chi tiết về đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp đối
với từng đối tượng. Thời gian hỗ trợ phải bằng hai đến ba chu kỳ sản xuất nông nghiệp
để người dân có thời gian điều chỉnh cho việc tìm sinh kế mới.
Vũ Thị Minh Hồng có tham luận “Đánh giá, kiến nghị pháp luật hiện hành về
THĐ, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư” tại Hội thảo “Tài chính đất đai, giá đất và cơ
chế, chính sách trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư” do Viện Chiến lược chính sách
tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tổ chức tại Hà Nội ngày
12/07/2011. Tác giả phân tích những điểm hợp lý và bất hợp lý trong các quy định
hiện hành về THĐ, bồi thường khi THĐ. Đồng thời, kiến nghị một số giải pháp góp phần
hoàn thiện các quy định này, đóng góp cho quá trình soạn thảo Luật Đất đai sửa đổi.Ngân
hàng Thế giới xuất bản cuốn sách: “Compulsory Land Acquisition and Voluntary Land
Conversion in Vietnam: The Conceptual Approach, Land Valuation and Grience

Redress Mechanisms” (Cơ chế Nhà nước THĐ và chuyển dịch đất đai tự nguyện ở
Việt Nam: Phương pháp tiếp cận, định giá đất và giải quyết khiếu nại của dân). Trong
đó đề cập nội dung chuyển dịch đất đai bắt buộc (Nhà nước giao đất và THĐ), chuyển
dịch đất đai tự nguyện (các NĐT trực tiếp nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của
người đang sử dụng đất) ở Việt Nam. Ngân hàng Thế giới khuyến nghị: (i) Hoàn thiện
chính sách Nhà nước THĐ và cơ chế chuyển dịch đất đai tự nguyện ở Việt Nam với
các nội dung: Đề xuất đổi mới, điều chỉnh cơ chế chuyển dịch đất đai tự nguyện, bắt
buộc; xác định giới hạn cơ chế chuyển dịch đất đai bắt buộc và chuyển dịch đất đai tự
nguyện; các biện pháp tăng hiệu quả của triển khai thực tế; (ii) Hoàn chỉnh quy định
của pháp luật về định giá đất áp dụng cho bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, bao gồm:
Quy định về phương pháp định giá đất phù hợp với thị trường; hoàn chỉnh hệ thống
3


khung pháp luật cho hoạt động cung cấp dịch vụ định giá đất; bổ sung quy định về
trình tự, thủ tục thực hiện định giá đất, quyết định về giá đất làm cơ sở cho việc bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư; (iii) Nâng cao hiệu quả giải quyết bức xúc, khiếu nại về
THĐ, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, với các nội dung: Thực hiện cơ chế độc lập
giải quyết các khiếu nại hành chính về THĐ và thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư để áp dụng cho các dự án đầu tư; sửa đổi, bổ sung cần thiết đối với quy định pháp
luật và thực thi pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính trong quản lý đất đai.
Phạm Duy Nghĩa có bài viết “Giải quyết tranh chấp trong THĐ nông
nghiệp”trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 14/2014. Tác giả đề cập, Luật Đất đai
năm 2013 đã quy định rõ các lý do THĐ và thắt chặt quy trình thu hồi, nhưng đạo Luật
này vẫn giành cho Nhà nước quyền ấn định giá đất, khi đền bù thì giá này là cơ sở để
tính tiền bồi thường. Vì vậy, vẫn đưa đến tranh chấp và khiếu kiện bởi cùng một khu
vực đền bù nhưng giá đền bù khác nhau do giá đất ấn định theo địa giới hành chính.
Tuy Luật Đất đai năm 2013 đã hoàn thiện hơn, nhưng vẫn chưa giải quyết hoàn toàn
mối quan hệ hài hòa giữa Nhà nước, NĐT và người sử dụng đất. Lượng đơn thư khiếu
nại về THĐ, bồi thường giải phóng mặt bằng không giảm so với trước thời điểm Luật

Đất đai năm 2013 có hiệu lực.
Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2013 có Đề án“Hoàn thiện cơ chế, chính
sách, pháp luật về THĐ, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để đẩy nhanh tiến độ giải
phóng mặt bằng thực hiện các dự án đầu tư”. Đây là một trong những nội dung quan
trọng thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW. Mục tiêu chính của Đề án nhằm hoàn thiện
chính sách, pháp luật về THĐ, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước THĐ để
thực hiện các dự án đầu tư và tập trung vào 6 nhóm vấn đề. Cụ thể là: (i) Quy định rõ
trách nhiệm thực hiện, cắt giảm, lồng ghép các bước công việc trong công tác THĐ,
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để rút ngắn thời gian thực hiện, đẩy nhanh tiến độ bồi
thường, giải phóng mặt bằng; (ii) Quy định cơ chế về sự tham gia và tiếp thu giải trình
ý kiến của người dân trong việc thực hiện THĐ, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; cơ chế
giải quyết việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với trường hợp người có đất thu hồi
đồng thuận bàn giao mặt bằng trước khi ban hành quyết định THĐ và các hộ dân hiến
một phần giá trị quyền sử dụng đất để triển khai thực hiện dự án đầu tư, đặc biệt là các
dự án quy hoạch nông thôn mới (iii) Sửa đổi, bổ sung các quy định về xác định giá đất
4


để tính bồi thường khi Nhà nước THĐ. Trong đó trọng tâm là trình tự, thủ tục, phương
pháp xác định giá đất tính bồi thường; về xác định giá đất nông nghiệp trong khu dân
cư, khu đô thị theo hướng bảo đảm phù hợp với giá trị quyền sử dụng đất và điều kiện
về thông tin để áp dụng phương pháp định giá đất; về xác định giá đất tại khu vực giáp
ranh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để bảo đảm tính khả thi trong tổ
chức thực hiện; (iv) Nghiên cứu, đề xuất đa dạng các hình thức bồi thường, hỗ trợ và
phương thức chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ để bảo đảm sinh kế lâu dài cho người bị
THĐ. Nghiên cứu, đề xuất đổi mới các phương thức tạo quỹ nhà, quỹ đất tái định cư
gắn với các dự án phát triển nhà ở, phát triển đô thị, xây dựng khu dân cư nông thôn,
các khu xen cài, các khu nhỏ lẻ... Nâng cao chất lượng các khu tái định cư đáp ứng yêu
cầu của người có đất bị thu hồi; (v) Bổ sung quy định hỗ trợ tái định cư để bảo đảm có
chỗ ở và ổn định đời sống của người có đất ở bị thu hồi: Hỗ trợ đối với trường hợp tái

định cư tại chỗ trong thời gian chờ bố trí tái định cư, hỗ trợ đối với trường hợp giá trị
nhà đất tại khu tái định cư lớn hơn giá trị đất bị thu hồi theo hướng hỗ trợ kinh phí xây
dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư; (vi) Nghiên cứu, đề xuất ban hành chính
sách khuyến khích NĐT tự nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn
bằng quyền sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư.
Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu chuyên biệt về BTTH
đối với đất đai và tài sản trên đất khi Nhà nước THĐ tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là lần đầu tiên vấn đề này được đặt ra nghiên cứu một cách toàn diện với tư
cách là một luận văn thạc sĩ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn là nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về BTTH khi Nhà nước THĐ;
phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về bồi thương thiệt hại khi Nhà nước THĐ và
thực tiễn thực thi của tỉnh Thừa Thiên – Huế; để từ đó đề xuất các phương hướng, giải
pháp hoàn thiện pháp luật về về BTTH khi Nhà nước THĐ ờ nước ta hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu kể trên, luận văn có các nhiệm vụ nghiên
cứu cụ thể như sau:
- Nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về BTTH khi Nhà nước
5


THĐ;
- Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về BTTH khi Nhà nước THĐ ở nước
ta hiện nay;
- Phân tích, đánh giá thực tiễn thực thi pháp luật về BTTH khi Nhà nước THĐ
của tỉnh Thừa Thiên – Huế;
- Đề xuất các phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về về BTTH khi
Nhà nước THĐ ờ nước ta hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

- Các dự án có THĐ của người dân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Tổ chức, cá nhân có đất bị thu hồi và những thiệt hại của họ sau khi bị THĐ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về địa bàn: Luận văn tập trung nghiên cứu, khảo sát trên địa bàn tỉnh Thừa
Thiên Huế.
- Về thời gian: từ năm 2010 đến hết năm 2016.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Để làm rõ các vấn đề thuộc nội dung nghiên cứu, luận văn sử dụng phương
pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Marx-Lenin, đường lối,
chính sách phát triển kinh tế - xã hội, chính sách đất đai của Đảng và Nhà nước ta
trong thời kỳ đổi mới nền kinh tế theo cơ chế thị trường.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Ngoài ra, luận án còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu mang tính truyền
thống chủ yếu như sau:
- Phương pháp phân tích, diễn giải, đánh giá và tổng hợp: Phương pháp này
được sử dụng trong tất cả các chương nhằm lý giải những vấn đề thuộc về bản chất,
các quan điểm liên quan đến vấn đề nghiên cứu, đánh giá thực trạng, để từ đó, đề xuất
các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về bồi
thường khi Nhà nước thu hồi đất ở Việt Nam.
- Phương pháp thống kê: Tiến hành thu thập, thống kê về kết quả thực hiện pháp
luật về bồi thường khi Nhà nước THĐ tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế.
6


Luận văn đầy đủ ở file:Luận văn Full















×