7vi LÂM
VIỆN HÀN
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN ANH THƯ
PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ EDH
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 8340101
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Nguyễn Bình Giang
HÀ NỘI, 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu,
ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực.
Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công
trình khoa học nào khác.
Tác giả luận văn
NGUYỄN ANH THƯ
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH
NGHIỆP .............................................................................................................. 6
1.1. Một số khái niệm cơ bản .............................................................................. 6
1.2. Các cấp độ của văn hóa doanh nghiệp ......................................................... 9
1.3. Cách tiếp cận phân kiểu văn hóa doanh nghiệp theo quan điểm của các
nhà nghiên cứu ..................................................................................................... 10
1.4. Vai trò của văn hóa doanh nghiệp ................................................................ 18
1.5. Thực trạng VHDN tại một số doanh nghiệp Việt Nam ............................... 19
1.6. Bài học từ những kinh nghiệp phát triển văn hóa doanh nghiệp .................. 23
Chương 2: THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ EDH ................. 25
2.1 Giới thiệu về công ty Cổ phần Phát triển kỹ thuật công nghệ EDH ..... 25
2.2. Thực trạng Văn hóa doanh nghiệp tại Công ty cổ phần Phát triển kỹ thuật
công nghệ EDH .................................................................................................... 35
2.3. Thực trạng hoạt động phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Công ty cổ
phần Phát triển kỹ thuật công nghệ EDH ............................................................ 45
2.4. Đánh giá chung về phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Công ty cổ phần
Phát triển kỹ thuật công nghệ EDH ..................................................................... 48
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH
NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT CÔNG
NGHỆ EDH ........................................................................................................ 52
3.1. Giải pháp hoàn thiện văn hóa tổ chức ........................................................... 52
3.2. Giải pháp hoàn thiện văn hóa doanh nhân .................................................... 57
3.3. Giải pháp hoàn thiện và phát triển văn hóa thương hiệu .............................. 63
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 68
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
VHDN: Văn hóa doanh nghiệp
CBCNV: Cán bộ công nhân viên
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
SXKD: Sản xuất kinh doanh
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thách thức to lớn nhất về mặt quản lý ở thế kỷ XXI không phải là vấn đề
tài chính hay công nghệ mà là ở sự phát triển nguồn nhân lực. Trong đó, nội
dung trọng tâm cần phải giải quyết là các vấn đề về quan hệ giữa con người
với con người. Những vấn đề này bị chi phối bởi những giá trị nền tảng của tổ
chức và tác động trực tiếp đến hiệu suất, chất lượng, khả năng đổi mới và
cạnh tranh của doanh nghiệp. Để giải quyết điều đó, các nhà quản trị cần phải
có sự thấu hiểu những giá trị gốc rễ tiềm ẩn bên trong mỗi doanh nghiệp.
Những giá trị đó chính là văn hoá doanh nghiệp.
Trong thời kỳ hội nhập, cạnh tranh ngày càng quyết liệt, vai trò của văn
hoá doanh nghiệp (từ đây viết tắt là VHDN) ngày càng trở nên quan trọng.
Theo các nhà nghiên cứu kinh tế, VHDN chính là yếu tố quyết định sức cạnh
tranh của doanh nghiệp. VHDN chính là tài sản vô hình, là sự kết dính màu
nhiệm con người với tổ chức, con người với con người, là chất xúc tác phát
triển nhân rộng và kết nối từng giá trị nguồn lực riêng lẻ. Bất kỳ một doanh
nghiệp nào nếu thiếu đi yếu tố văn hoá, tri thức thì có thể khẳng định, không
thể phát triển bền vững trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay.
Với hơn 20 năm phát triển cùng đất nước, Công ty cổ phần phát triển kỹ
thuật công nghệ EDH là một trong những nhà sản xuất tủ điện và tự động hóa
trạm biến áp có uy tín nhất tại Việt Nam với những dự án tiêu biểu như: Cung
cấp hệ thống tủ nhị thứ và hệ thống ĐKMT cho TBA 500kV Tân Uyên, Cung
cấp hệ thống tủ hạ thế SIVACON cho Văn phòng Chính phủ, Cung cấp HT
Busway và tủ điện cho Nhà máy Unicharm - Bắc Ninh, Cung cấp 904 bộ CSV
110kV (Siemens) cho Lưới điện 110kV Miền Bắc và Miền Trung, Cung cấp
hệ thống tủ điện hạ thế SIVACON cho Bệnh Viện 108, Cung cấp hệ thống tủ
1
điện hạ thế SIVACON cho Công trình VTV - Giai Đoạn 2,...Với những thành
tựu trong nghiên cứu, sản xuất thi công, EDH đã trở thành một thương hiệu
mạnh, với những sản phẩm có chất lượng cao nhất, những dịch vụ hoàn hảo
nhất, với kinh phí hợp lí đã giữ vững được niềm tin của khách hàng vào EDH.
Để có vị thế như ngày hôm nay, Công ty Cổ phần Phát triển kỹ thuật
EDH cũng rất chú trọng đến những giá trị về văn hóa doanh nghiệp. Những
giá trị văn hoá được gây dựng trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của
Doanh nghiệp, đã trở thành các quan niệm, tập quán truyền thống, chi phối
tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của Doanh nghiệp trong
việc theo đuổi và thực hiện các mục đích của Doanh nghiệp sẽ tạo nên Văn
hoá Doanh nghiệp.Một hệ thống các giá trị được mọi người làm trong Doanh
nghiệp chia sẻ, chấp nhận, đề cao và ứng xử theo các giá trị đó sẽ được coi là
sản phẩm của những người cùng làm việc trong Doanh nghiệp. Nó góp phần
tạo nên sự khác biệt giữa các Doanh nghiệp và được coi là truyền thống của
riêng mỗi Doanh nghiệp đó cũng chính là Văn hoá Doanh nghiệp. Công ty
EDH tin tưởng rằng, mục đích "Vì Khách hàng - Vì Trách nhiệm với Đất
nước - Vì Người lao động" chính là những đặc trưng của Văn hoá Doanh
nghiệp trong Công ty EDH.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, việc phát triển VHDN trong Công
ty hiện nay cũng đứng trước không ít khó khăn thách thức, đặc biệt khi bộ
máy Công ty ngày càng to ra, địa bàn ngày càng mở rộng, Công ty đang mở
rộng kinh doanh ra nước ngoài. Việc duy trì bộ gen riêng của mình trong điều
kiện đa địa phương bản sắc là một thách thức không nhỏ. Để có thể duy trì,
phát triển VHDN và áp dụng nó vào trong công tác quản trị nhân sự, hướng
tới sự phát triển, hiệu quả hoạt động của mình Công ty Cổ phần Phát triển kỹ
thuật công nghệ EDH phải tiếp tục có những bước đi vững chắc, có định
hướng rõ ràng, có những giải pháp hữu hiệu hơn.
2
Những điều nêu trên đã đặt ra một yêu cầu nhằm phân tích, đánh giá
thực trạng văn hóa doanh nghiệp và đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện văn hóa
doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần Phát triển kỹ thuật công nghệ EDH một cách
đầy đủ và sâu sắc. Đó là lý do để lựa chọn và thực hiện đề tài: “Phát triển văn
hóa doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần Phát triển kỹ thuật công nghệ EDH”.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp
ở Việt Nam. Nghiên cứu ở bình diện cả nước hoặc một địa phương lớn phần
lớn là các luận án tiến sĩ, các đề tài khoa học cấp bộ và các bài báo khoa học,
như các công trình sau đây:
- Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Hồng Thắm về "Tác động của văn hóa tổ
chức lên hệ thống thù lao khuyến khích trong các doanh nghiệp Việt Nam";
- Luận án tiến sĩ của Đỗ Hữu Hải, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân về
"Hệ thống tiêu chí nhận diện văn hoá doanh nghiệp - Vận dụng cho doanh
nghiệp Việt Nam";
- Đề tài khoa học cấp bộ của Trần Thị Kim Dung, Trường Đại học Kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh về "Ảnh hưởng của văn hóa tổ chức và phong cách
lãnh đạo đến kết quả làm việc của nhân viên và lòng trung thành của họ đối
với tổ chức";
- Bài báo khoa học của Dương Thanh Mai trên tạp chí Khoa học và Công
nghệ Lâm nghiệp về "Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam: Thực
trạng và giải pháp";
- Bài báo khoa học của Trương Hoàng Lâm, Đỗ Thị Thanh Vinh trên tạp
chí Kinh tế & Phát triển về "Ảnh hưởng của văn hóa công ty đến sự cam kết
gắn bó của nhân viên";
3
- Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Việt Dũng, Trường Đại học Kinh tế - Đại
học Quốc gia Hà Nội về "Văn hóa doanh nghiệp trong các doanh nghiệp công
nghệ thông tin trên địa bàn Thành phố Hà Nội";
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cuối năm 2016 đã tổ chức hội thảo khoa
học với chủ đề "Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân Việt
Nam vì sự phát triển bền vững". Cơ quan này cuối năm 2017 lại tổ chức hội
thảo khoa học với chủ đề "Văn hóa Doanh nghiệp và Đạo đức kinh doanh ".
Các kỷ yếu hội thảo của hai hội thảo này đã công bố nhiều tham luận khoa
học liên quan đến văn hóa doanh nghiệp.
Nghiên cứu ở từng trường hợp doanh nghiệp cụ thể phần lớn là các luận
văn thạc sĩ, như các công trình sau đây:
- Luận văn thạc sĩ của Lưu Thị Tuyết Nga, Trường Đại học Kinh tế Thành
phố Hồ Chí Minh về "Văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần xuất nhập
khẩu lâm thủy sản Bến Tre";
- Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Quốc Hùng, Trường Đại học Kinh tế Thành
phố Hồ Chí Minh về "Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Công ty Tư vấn
Điện Miền Nam";
- Luận văn thạc sĩ của Đỗ Nguyên Hưng, Trường Đại học Kinh tế Thành
phố Hồ Chí Minh về "Giải pháp hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp tại công ty
điện lực Ninh Thuận";
- Luận văn thạc sĩ của Lê Thanh Tùng, Trường Đại học Kinh tế - Đại học
Quốc gia Hà Nội về "Nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp của công ty TNHH
Vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu";
- Luận văn thạc sĩ của Phan Văn Hiển, Trường Đại học Kinh tế - Đại học
Quốc gia Hà Nội về "Phát triển văn hóa doanh nghiệp Công ty Thông tin Di
động MobiFone";
4
- Luận văn thạc sĩ của Trần Hoài Anh, Trường Đại học Kinh tế - Đại học
Quốc gia Hà Nội về "Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại xí nghiệp Thương
mại mặt đất Nội Bài (NIAGS)";
- Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Hương Trà, Trường Đại học Kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội về "Văn hóa doanh nghiệp của Công ty Cổ phần
Thép Thái Bình Dương thực tiễn, bài học kinh nghiệm và giải pháp";
- Luận văn thạc sĩ của Võ Thành Tiên, Trường Đại học Kinh tế - Đại học
Quốc gia Hà Nội về "Phát triển văn hoá doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP
Á Châu";
- Luận văn thạc sĩ của Võ Thị Thạch, Đại học Đà Nẵng về "Xây dựng văn
hóa doanh nghiệp cho Công ty Cổ phần Dược Y tế Quảng Nam";
- Luận văn thạc sĩ của Vũ Đặng Quốc Anh, Trường Đại học An Giang về
"Văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng đến sự cam kết gắn bó với tổ chức của
nhân viên công ty cổ phần giấy Sài Gòn".
- Luận văn thạc sĩ của Phạm Minh Hoàng Phúc, Trường Đại học Kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh về "Các yếu tố văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng đến
kết quả làm việc của người lao động trong doanh nghiệp Nhật Bản: Nghiên tại
tỉnh Bình Dương";
- Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Kim Ngân, Trường Đại học Lao động - Xã
hội về "Phát triển văn hóa tổ chức tại Đài Tiếng nói Việt Nam";
- v.v...
Cũng có một số bài báo khoa học về văn hóa doanh nghiệp tại một doanh
nghiệp cụ thể, như:
- Bài báo khoa học của Hà Nam Khánh Giao, Hồ Thị Thu Trang trên tạp
chí Kinh tế - Kỹ thuật về "Ảnh hưởng của văn hóa tổ chức đến sự gắn kết của
nhân viên văn phòng tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu";
5
- Bài báo khoa học của Hà Nam Khánh Giao, Bùi Nhất Vương trên tạp chí
Kinh tế - Kỹ thuật về "Ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa doanh nghiệp đến
sự gắn bó với tổ chức của nhân viên Công ty CP CMC Telecom tại Thành
phố Hồ Chí Minh";
- Bài báo khoa học của Ông Quốc Cường, Nguyễn Ngọc Hà, Võ Thành
Danh, Nguyễn Phạm Tuyết Anh, Hồ Hồng Liên trên tạp chí Khoa hoc Trường
Đại học Cần Thơ về "Nhận dạng các yếu tố hình thành văn hóa doanh nghiệp
tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam - chi nhánh Cần Thơ".
- v.v...
Tuy nhiên, cho tới nay chưa có công trình khoa học nào về văn hóa doanh
nghiệp tại Công ty Cổ phần Phát triển kỹ thuật công nghệ EDH.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích chính của nghiên cứu này là đưa ra các giải pháp phù hợp với
thực tiễn nhằm hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp tại Công ty cổ phần phát
triển kỹ thuật công nghệ EDH.
Để thực hiện được mục đích này, đề tài tự đặt ra cho mình các nhiệm vụ
nghiên cứu sau đây: hệ thống hóa và làm rõ các khái niệm, nội dung có liên
quan đến văn hóa doanh nghiệp; phân tích, đánh giá thực trạng văn hóa doanh
nghiệp tại Công ty Cổ phần Phát triển kỹ thuật công nghệ EDH; đề xuất các
giải pháp
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Văn hóa doanh nghiệp của
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về không gian: Công ty Cổ phần Phát triển kỹ thuật EDH
- Phạm vi về thời gian: từ khi doanh nghiệp được thành lập đến nay.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
6
Phương pháp nghiên cứu định tính: Dùng bảng câu hỏi phỏng vấn, điều
tra, thảo luận nhóm, kết hợp quan sát cán bộ công nhân viên nhằm thu thập
thông tin cho việc xác định mức độ quan tâm, cảm nhận về văn hóa doanh
nghiệp, mức độ đánh giá của đối tác khách hàng và người tiêu dùng về văn
hóa doanh nghiệp hiện tại của công ty. Trong quá trình nghiên cứu, luận văn
sẽ sử dụng chủ yếu phương pháp nghiên cứu định tính để thực hiện mục đích
nghiên cứu. Nhằm đảm bảo tính khoa học và thực tiễn các nội dung nghiên
cứu, cụ thể luận văn sẽ sử dụng kết hợp các phương pháp sau:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tổng hợp các cơ sở lý luận về văn hóa
doanh nghiệp. Phương pháp nghiên cứu lịch sử: kế thừa những thành quả
nghiên cứu và tư liệu thống kê liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Phương pháp phân tích: từ kết quả khảo sát tiến hành phân tích, đánh giá
thực trạng văn hóa doanh nghiệp ở công ty hiện nay.
Phương pháp suy luận logic: tổng hợp thông tin và kết quả phân tích, đánh
giá đề ra các giải pháp hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp. Kết quả phân t ch,
đánh giá sẽ xác định được mức độ quan tâm, cảm nhận, hiểu biết về thực trạng
văn hóa doanh nghiệp tại công ty, từ đó đề ra giải pháp hoàn thiện công ty.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Tác giả đã nghiên cứu, trình bày một cách có hệ thống các giá trị VHDN,
tầm quan trọng và vai trò của VHDN Việt Nam nói chung và Công ty cổ phần
phát triển kỹ thuật EDH nói riêng.
Tác giả đã nghiên cứu và đánh giá VHDN tại Công ty cổ phần phát triển
kỹ thuật EDH, từ những điểm mạnh và điểm yếu còn tồn tại của Công ty mà
đề xuất giải pháp để tiếp tục phát triển VHDN tại Công ty cổ phần phát triển
kỹ thuật công nghệ EDH.
7. Cơ cấu của luận văn
7
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: sẽ trình bày các khái niệm quy ước về văn hóa doanh nghiệp,
khái niệm và nội dung phát triển văn hóa doanh nghiệp để làm khung phân
tích cho các chương tiếp theo. Chương này còn giới thiệu khái quát kinh
nghiệm phát triển văn hóa doanh nghiệp ở ba doanh nghiệp khác nhau.
Chương 2: trước tiên sẽ giới thiệu khái quát về doanh nghiệp, sau đó tập
trung trình bày, phân tích, đánh giá về văn hóa doanh nghiệp tại EDH, chỉ ra
những thành tựu, các hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế.
Chương 3: trình bày một số giải pháp mà tác giả luận văn đề xuất để phát
triển văn hóa doanh nghiệp tại Công ty cổ phần phát triển kỹ thuật công nghệ
EDH.
8
Luận văn đầy đủ ở file:Luận văn Full