VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
MAI THÀNH NAM
PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH CÁC TỘI
XÂM PHẠM TÍNH MẠNG CỦA CON NGƯỜI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI, Năm 2018
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
MAI THÀNH NAM
PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH CÁC TỘI
XÂM PHẠM TÍNH MẠNG CỦA CON NGƯỜI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
Chuyên ngành : Tội phạm học và Phòng ngừa tội phạm
Mã số
:
838.01.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. HỒ SỸ SƠN
HÀ NỘI, Năm 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các số liệu trích dẫn trong luận văn dựa trên số liệu bảo đảm độ tin cậy, chính
xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả
Mai Thành Nam
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG NGỪA TÌNH
HÌNH CÁC TỘI XÂM PHẠM TÍNH MẠNG CỦA CON NGƯỜI........... 8
1.1. Khái niệm, mục đích và ý nghĩa của phòng ngừa tình hình các tội xâm
phạm tính mạng của con người ......................................................................... 8
1.2. Cơ chế phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm tính mạng của con
người................................................................................................................ 12
1.3. Mối quan hệ giữa phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm tính mạng
của con người với tình hình tội phạm, nguyên nhân và điều kiện của tình
hình các tội xâm phạm tính mạng của con người và nhân thân người phạm
tội xâm phạm tính mạng của con người .......................................................... 26
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH CÁC TỘI
XÂM PHẠM TÍNH MẠNG CỦA CON NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
QUẢNG NAM ................................................................................................ 31
2.1. Thực trạng nhận thức mục đích, ý nghĩa, các nguyên tắc, nội dung
phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm tính mạng của con người trên địa
bàn tỉnh Quảng Nam ....................................................................................... 31
2.2. Thực trạng biện pháp phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm tính
mạng của con người ........................................................................................ 34
2.3. Thực trạng tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa tình hình các
tội xâm phạm tính mạng của con người .......................................................... 36
2.4. Đánh giá kết quả phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm tính mạng
của con người trên địa bàn tỉnh Quảng Nam .................................................. 42
CHƯƠNG 3. TĂNG CƯỜNG PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH CÁC TỘI
XÂM PHẠM TÍNH MẠNG CỦA CON NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH QUẢNG NAM .................................................................................... 52
3.1. Nâng cao nhận thức mục đích, ý nghĩa, các nguyên tắc và nội dung
phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm tính mạng của con người ................ 52
3.2. Tăng cường hoàn thiện các biện pháp phòng ngừa tình hình các tội
xâm phạm tính mạng của con người ............................................................... 55
3.3. Tăng cường hoàn thiện tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa
tình hình các tội xâm phạm tính mạng của con người .................................... 69
3.4. Tăng cường các nguồn lực cho phòng ngừa tình hình các tội xâm
phạm tính mạng của con người ....................................................................... 71
KẾT LUẬN .................................................................................................... 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
- BLHS
: Bộ luật hình sự
- CAND
: Công an nhân dân
- Nxb
: Nhà xuất bản
- PNTH
: Phòng ngừa tình hình
- TAND
: Tòa án nhân dân
- THTP
: Tình hình tội phạm
- TNHS
: Trách nhiệm hình sự
- UBND
: Ủy ban nhân dân
- VKSND
: Viện kiểm sát nhân dân
- XPTM
: Xâm phạm tính mạng
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quảng Nam là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung bộ, cách
thành phố Đà Nẵng 68 km về phía Nam và cách Thành phố Hồ Chí Minh 887
km về phía Bắc theo đường quốc lộ 1A, phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng và
tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Kon Tum, phía
Tây giáp tỉnh Sekong (Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào), phía Đông giáp Biển
Đông. Quảng Nam có 18 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 2 thành phố, 1 thị
xã và 15 huyện với 247 xã/ phường/ thị trấn. Trung tâm hành chính của tỉnh
Quảng Nam đặt tại Thành phố Tam Kỳ. Quảng Nam có diện tích 10.574,74
km2 và dân số 1.487,721 người (số liệu thống kê năm 2017).
Những năm qua, thực hiện chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng,
tỉnh Quảng Nam đã và đang đạt được những thành tựu to lớn trên tất cả các
lĩnh vực của đời sống xã hội. Tình hình kinh tế, chính trị - xã hội đi vào ổn
định phát triển, các ngành công nghiệp, dịch vụ chiếm tỷ trọng và tốc độ phát
triển cao, mức sống của người dân không ngừng được nâng lên. Bên cạnh đó,
dưới tác động từ mặt trái nền kinh tế thị trường, sự du nhập của những yếu tố
văn hóa, tinh thần không phù hợp trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội
khiến cho tình hình an ninh trật tự diễn biến ngày càng phức tạp, ảnh hưởng
đến sự ổn định về an ninh, kinh tế - xã hội của tỉnh. Theo số liệu thống kê xét
xử từ năm 2013 đến năm 2017 của Toà án nhân dân tỉnh Quảng Nam cho thấy
có 62/3821 (chiếm tỷ lệ 1,62%) vụ phạm tội xâm phạm tính mạng của con
người với 71/6272 người phạm tội (chiếm tỷ lệ 1,13%). Mặc dù chiếm tỷ lệ
không cao trong tổng số vụ án và người phạm tội nhưng với tính chất, hậu
quả đặc biệt nghiêm trọng cho xã hội, ngoài việc tước đoạt quyền sống hợp
pháp của con người, các tội XPTM của con người còn gây ra cảnh đau thương
1
tang tóc cho nhiều gia đình, gây mất trật tự trị an ở địa phương, gây tâm lý
hoang mang, lo lắng trong quần chúng nhân dân.
Xác định đúng đắn vị trí, vai trò của công tác phòng ngừa tội phạm,
trong những năm qua, các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã
đề ra nhiều chủ trương, thực hiện nhiều chính sách, kế hoạch phòng ngừa
THTP nói chung và tình hình các tội XPTM của con người nói riêng, qua đó
đã góp phần quan trọng kéo giảm tình hình tội phạm trên toàn tỉnh. Tuy
nhiên, hoạt động phòng ngừa vẫn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế như: Công tác
phòng ngừa chung chưa mang lại hiệu quả cao; Hệ thống văn bản pháp luật
liên quan đến công tác điều tra, xử lý các tội XPTM của con người còn những
hạn chế nhất định; Công tác phối hợp giữa các lực lượng và các đơn vị, địa
phương trong phòng ngừa các tội phạm này chưa chặt chẽ, nhất là việc quản
lý, giáo dục đối tượng có nguy cơ trở thành tội phạm và phòng ngừa nguy cơ
trở thành nạn nhân của tội phạm... Từ thực tế trên cho thấy, việc nghiên cứu
làm sáng tỏ về lý luận và thực tiễn công tác PNTH các tội XPTM của con
người để rút ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của chúng nhằm đề
xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa nhóm tội phạm này trở
nên vô cùng cấp thiết. Chính vì vậy, đề tài “Phòng ngừa tình hình các tội xâm
phạm tính mạng của con người trên địa bàn tỉnh Quảng Nam” đã được lựa
chọn để nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
* Các công trình lý luận tội phạm học
Để có cơ sở lý luận cho việc thực hiện đề tài luận văn, các công trình
khoa học sau đây đã được nghiên cứu:
- Học viện Cảnh sát nhân dân (2010), Giáo trình Tội phạm học, Nxb
CAND, Hà Nội;
- Học viện Cảnh sát nhân dân (2013), Một số vấn đề về tội phạm học
2
Việt Nam, (tài liệu tham khảo dùng cho hệ đào tạo sau đại học);
- ĐH Luật Hà Nội, (2012), Giáo trình Tội phạm học, Nxb Công an
nhân dân, Hà Nội;
- Trần Đại Quang, Nguyễn Xuân Yêm (2013), Tội phạm học Việt Nam,
Nxb CAND, Hà Nội;
- Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật (2007), Giáo trình Luật hình sự
Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội;
- PGS. TS. Hồ Sỹ Sơn (2011), Tập bài giảng về tình hình tội phạm,
nguyên nhân và phòng ngừa tội phạm ở nước ta hiện nay;
- PGS. TS. Phạm Văn Tỉnh (2007), Một số vấn đề lý luận về tình hình
tội phạm ở Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội;
- Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật (2000), Tội phạm học Việt
Nam, một số vần đề lý luận và thực tiễn, Nxb CAND, Hà Nội;
- GS. TS. Võ Khánh Vinh (2013), Giáo trình Tội phạm học, Nxb
CAND, Hà Nội;
- GS. TS. Võ Khánh Vinh (2012), Xã hội học pháp luật, những vấn đề
cơ bản, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
- Các bài viết về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm, về
nhân thân người phạm tội, về phòng ngừa tội phạm được đăng tải trên tạp chí
Nhà nước và Pháp luật, tạp chí Nhân lực khoa học xã hội, tạp chí Cảnh sát
nhân dân, tạp chí Kiểm sát nhân dân, tạp chí Tòa án nhân dân, CAND trong
những năm gần đây.
Các công trình đã nêu không thể thiếu trong việc thực hiện đề tài luận
văn. Bởi vì trong đó không chỉ chứa đựng lý luận tội phạm học về các vấn đề
cơ bản phải giải quyết của đề tài luận văn mà còn có những chỉ dẫn cho việc
xác định phương pháp nghiên cứu đề tài, từ tổng quan cho đến chi tiết.
3
* Các công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến phòng ngừa tình
hình các tội xâm phạm tính mạng của con người
- Ở cấp độ luận án tiến sĩ luật học có các công trình nghiên cứu :
+ Nguyễn Minh Công (2014), Những vấn đề phải chứng minh trong vụ
án giết người, Luận án tiến sỹ Luật học, Học viện khoa học xã hội;
+ Thái Huy Đức (2014), Tội giết người theo pháp luật hình sự Việt
Nam, Luận án tiến sỹ Luật học, Học viện khoa học xã hội;
+ Đỗ Đức Hồng Hà (2007), Tội giết người trong Luật Hình sự Việt
Nam và đấu tranh phòng chống loại tội phạm này, Luận án tiến sỹ Luật học,
Học viện khoa học xã hội;
- Ở cấp độ luận văn thạc sĩ, có các công trình nghiên cứu:
+ Nguyễn Thị Mỹ Lệ (2013), Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm của con người trên địa bàn tỉnh Quảng Nam: Tình hình,
nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa, Luận văn thạc sỹ Luật học, Học viện
khoa học xã hội;
+ Trần Đình Quảng (2012), Các tội xâm phạm tính mạng của con
người trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp
phòng ngừa, Luận văn thạc sỹ Luật học, Học viện khoa học xã hội;
Các công trình khoa học nói trên đều liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp
đến công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm xâm phạm tính mạng của con
người trên phạm vi cả nước hoặc một địa bàn cụ thể và đều có giá trị kế thừa
đối với việc triển khai nghiên cứu đề tài: “Phòng ngừa tình hình các tội xâm
phạm tính mạng của con người trên địa bàn tỉnh Quảng Nam”.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận phòng ngừa tình hình các
tội xâm phạm tính mạng của con người, thực tiễn PNTH các tội này trên địa
4
bàn tỉnh Quảng Nam, luận văn đề xuất các giải pháp tăng cường PNTH các
tội nói trên trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, phân tích những vấn đề lý luận về phòng ngừa tình hình các
tội xâm phạm tính mạng của con người;
Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng phòng ngừa tình hình các tội
xâm phạm tính mạng của con người trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong thời
gian từ 2013 – 2017;
Thứ ba, lập luận, đề xuất các giải pháp tăng cường phòng ngừa tình
hình các tội xâm phạm tính mạng của con người trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn lấy các quan điểm khoa học, quy định của pháp luật hình sự
và thực trạng PNTH các tội XPTM của con người trên địa bàn tỉnh Quảng
Nam để nghiên cứu các vấn đề thuộc nội dung nghiên cứu của đề tài.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài được nghiên cứu dưới góc độ chuyên ngành tội phạm học và
phòng ngừa tội phạm.
- Luận văn lấy địa bàn tỉnh Quảng Nam làm phạm vi về không gian để
nghiên cứu các vấn đề thuộc nội dung nghiên cứu.
- Luận văn lấy thời hạn năm năm từ năm 2013 đến 2017 làm phạm vi
nghiên cứu về thời gian, trong đó số liệu thống kê xét xử sơ thẩm hình sự của
TAND tỉnh Quảng Nam đối với các tội XPTM của con người cũng nằm trong
khoảng thời gian nói trên.
5
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Đề tài luận văn được thực hiện dựa trên phép duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Chủ
trương, đường lối của Đảng; Chính sách, pháp luật của Nhà nước ta về Phòng
ngừa THTP.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài luận văn còn được thực hiện một loạt phương pháp nghiên cứu
chuyên ngành tội phạm học và phòng ngừa tội phạm như tổng kết thực tiễn,
quan sát, thống kê hình sự, điều tra án điển hình, nghiên cứu hồ sơ vụ án,
phân tích, so sánh, hệ thống, kế thừa…
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài là công trình khoa học nghiên cứu tình hình các tội XPTM của
con người một cách toàn diện, hệ thống và nhất quán dưới góc độ tội phạm
học Việt Nam trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Kết quả nghiên cứu của luận văn
có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo tại Học viện khoa học xã hội,
trong các trường Luật, các trường Công an.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa
THTP nói chung và PNTH các tội XPTM của con người trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam nói riêng.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn được cấu trúc thành 3 chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về phòng ngừa tình hình các tội xâm
phạm tính mạng của con người.
6
Luận văn đầy đủ ở file:Luận văn Full