Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Dự án nhà máy điện mặt trời tỉnh Cà Mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.47 MB, 44 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
-----------    ----------

DỰ ÁN ĐẦU TƯ

LẮP ĐẶT THIẾT BỊ SẢN XUẤT ĐIỆN
MẶT TRỜI

Địa điểm: Tỉnh Cà Mau.
Chủ đầu tư:

___ Tháng 5/ 2018 ___


Dự án Lắp đặt thiết bị sản xuất điện mặt trời

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
-----------    ----------

DỰ ÁN ĐẦU TƯ

LẮP ĐẶT THIẾT BỊ SẢN XUẤT ĐIỆN
MẶT TRỜI

CHỦ ĐẦU TƯ

ĐƠN VỊ TƯ VẤN
CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ
DỰ ÁN VIỆT

NGUYỄN BÌNH MINH


(Phó Giám đốc)

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt

2


Dự án Lắp đặt thiết bị sản xuất điện mặt trời

MỤC LỤC
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU ......................................................................................... 5
I. Giới thiệu về chủ đầu tư..................................................................................... 5
II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án. ............................................................................. 5
III. Sự cần thiết xây dựng dự án. ........................................................................... 5
IV. Các căn cứ pháp lý. ......................................................................................... 6
V. Mục tiêu dự án. ................................................................................................. 7
V.1. Mục tiêu chung. ..................................................................................... 7
V.2. Mục tiêu cụ thể. ..................................................................................... 7
CHƯƠNG II: ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN ......................... 9
I. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án. ............................................. 9
I.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án................................................ 9
I.2. Điều kiện xã hội vùng dự án. ................................................................ 12
III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án. ............................................. 13
III.1. Địa điểm xây dựng. ............................................................................ 13
III.2. Hình thức đầu tư. ................................................................................ 14
IV. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án. ............. 14
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH QUI MÔ, LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT
CÔNG NGHỆ ..................................................................................................... 15
I. Phân tích qui mô công trình. ............................................................................ 15
II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ. ...................................... 16

II.1. Nhu cầu thị trường ............................................................................... 16
II.2. Các thiết bị dùng cho dự án ................................................................. 16
CHƯƠNG IV: CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN............................... 18
I. Phương án giải phóng mặt bằng. ..................................................................... 18
II. Các phương án xây dựng công trình............................................................... 18
III. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án. ............ 18
CHƯƠNG V: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG
CHỐNG CHÁY NỔ............................................................................................ 19
I. Đánh giá tác động môi trường. ........................................................................ 19
I.1 Giới thiệu chung: ................................................................................... 19
I.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường .................................... 19
I.3. Các tiêu chuẩn về môi trường áp dụng cho dự án ................................ 20
II. Tác động của dự án tới môi trường. ............................................................... 20
II.1. Nguồn gây ra ô nhiễm ......................................................................... 20
II.2. Mức độ ảnh hưởng tới môi trường ...................................................... 22
II.3. Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của dự án tới môi trường. .. 23
II.4. Kết luận: ............................................................................................. 25
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt

3


Dự án Lắp đặt thiết bị sản xuất điện mặt trời

CHƯƠNG VI: TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU
QUẢ CỦA DỰ ÁN ............................................................................................. 26
I. Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn của dự án........................................................ 26
II. Hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội của dự án. ................................................ 27
II.1 Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án. .................................................. 27
II.2. Phương án vay vốn XDCB. ................................................................. 27

II.3. Các thông số tài chính của dự án. ........................................................ 28
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 31
I. Kết luận. ........................................................................................................... 31
II. Đề xuất và kiến nghị. ...................................................................................... 31
CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN ............................. 32
Phụ lục 1 Bảng tính khấu hao hàng năm của dự án. ........................................... 32
Phụ lục 2 Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm của dự án. ..................... 35
Phụ lục 3 Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm của dự án. ....................................... 38
Phụ lục 4 Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án. .............................................. 39
Phụ lục 5 Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án. .................... 40
Phụ lục 6 Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu của dự án. ............. 41
Phụ lục 7 Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV) của dự án. ............... 42
Phụ lục 8 Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) của dự án. .......... 43

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt

4


Dự án Lắp đặt thiết bị sản xuất điện mặt trời

CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU
I. Giới thiệu về chủ đầu tư.
Chủ đầu tư:
Mã số doanh nghiệp:
Đại diện là ông:

-

Chức vụ:


Địa chỉ trụ sở:
II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án.
Tên dự án: Lắp đặt thiết bị sản xuất điện mặt trời
Địa điểm xây dựng: tỉnh Cà Mau
Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý và thực hiện dự án.
Tổng mức đầu tư: 8.766.578.000 đồng. (Tám tỷ bảy trăm sáu mươi sáu triệu
năm trăm bảy mươi tám nghìn đồng)
III. Sự cần thiết xây dựng dự án.
Hơn lúc nào hết, việc tăng cường sử dụng các năng lượng sạch, tái tạo, trong đó
có năng lượng mặt trời là yêu cầu cấp bách nhằm giảm phát thải khí nhà kính.
Theo nghiên cứu, Việt Nam là nước có tiềm năng phát triển điện mặt trời với
tổng số giờ nắng trong năm là 1.400 đến 3.000 giờ, tổng lượng bức xạ trung bình
khoảng 230 đến 250 kcal/cm2 theo hướng tăng dần về phía nam.
Hiện nay, điện mặt trời đang được sử dụng trên các quần đảo, đảo mà điều kiện
địa lý không thể đưa điện lưới quốc gia ra. Bên cạnh đó, nhiều tòa nhà cũng được
lắp đặt hệ thống pin mặt trời. Ngày càng nhiều người sử dụng hệ thống bình nước
nóng năng lượng mặt trời, thậm chí, một số hệ thống chiếu sáng công cộng cũng
được sử dụng bằng năng lượng mặt trời. Dự án điện mặt trời lại thi công lắp đặt
đơn giản, tốn ít chi phí bảo dưỡng hơn, có thể chủ động lắp đặt ở những vùng núi,
hải đảo xa xôi. Điều quan trọng hơn, nếu phát triển điện mặt trời trên quy mô lớn
thì chúng ta sẽ có thêm một ngành công nghiệp sản xuất pin năng lượng mặt trời
mà hiện các nước tiên tiến sẵn sàng hợp tác và chuyển giao công nghệ. Thực tế cho
thấy, các nước muốn phát triển điện mặt trời đều phải có chiến lược tổng thể phát
triển năng lượng tái tạo, đồng thời có sự ưu đãi, khuyến khích của Nhà nước.
Mặc dù vậy, công nghệ điện mặt trời tại Việt Nam hiện vẫn là loại hình công
nghệ mới, chủ yếu là các dự án thí điểm, chưa nối lưới, chưa có dự án thương mại
do trở ngại lớn về giá thành cao, suất đầu tư lớn và chưa có cơ chế riêng về giá bán
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt


5


Dự án Lắp đặt thiết bị sản xuất điện mặt trời

để bảo đảm thu hút đầu tư vào lĩnh vực này. Ngay cả các nước chung quanh, giá
mua điện mặt trời cũng đã ở mức 17 đến 18 cent/kW giờ (hơn 3.400 đến gần 4.000
đồng). Quá trình rà soát và cập nhật tiềm năng, trữ lượng tài nguyên và khả năng
cung cấp nhiên liệu phát điện cho thấy, các nguồn điện năng hiện tại sẽ được khai
thác tối đa và thiếu hụt so với nhu cầu. Sau năm 2020, Việt Nam sẽ chuyển thành
nước nhập khẩu năng lượng lớn và mức độ phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu
tăng cao.
Chính vì thế, Chính phủ đã xác định, công nghệ điện mặt trời là loại hình năng
lượng sạch, nằm trong lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư, là công nghệ mới,
các đặc thù riêng. Tuy nhiên, để cụ thể hóa chủ trương khuyến khích, ưu tiên này,
cần thiết phải ban hành một quy chế pháp lý, minh bạch hóa thủ tục đầu tư, thúc
đẩy các hoạt động phát triển nguồn điện mặt trời trong thời gian tới. Trong chiến
lược phát triển năng lượng cho đất nước, cần phải ưu tiên, khuyến khích các nguồn
năng lượng tái tạo sẵn có, tăng tỷ lệ sản xuất điện từ các nguồn năng lượng tái tạo
với mức không đáng kể như hiện nay lên 5,6% vào năm 2020 và 9,4% năm 2030.
Qua tìm hiểu và nghiên cứu thị trường, nhận thấy đây là ngành sản xuất công
nghệ cao mang lại nhiều lợi ích, nhu cầu tiêu thụ máy phát điện năng lượng mặt
trời ngày càng cao, cung không đủ cầu, từ đó Công ty quyết định phối hợp cùng
Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt lập dự án “Lắp đặt thiết bị sản xuất
điện mặt trời” tại trang trại ở Cà Mau.
IV. Các căn cứ pháp lý.
Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;

Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;
Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc
Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/06/2014 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt

6


Dự án Lắp đặt thiết bị sản xuất điện mặt trời

Nghị định số 163/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày ngày 30 tháng 12 năm
2017 quy định về Kinh doanh dịch vụ logistics
Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi
phí đầu tư xây dựng;
Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất
lượng và bảo trì công trình xây dựng;
Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự
án đầu tư xây dựng;
Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 của Bộ Xây dựng về việc công
bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;
Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ V/v Quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
V. Mục tiêu dự án.
V.1. Mục tiêu chung.

- Tiếp nhận và ứng dụng công nghệ sản xuất điện năng lượng mặt trời, góp
phần phát triển nguồn năng lượng xanh, được xem là nguồn năng lượng tương lai
của thế giới.
- Góp phần giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.
V.2. Mục tiêu cụ thể.
- Cung cấp nguồn năng lượng điện sử dụng cho trang trại chăn nuôi.
- Công ty mong muốn xây dựng và kiên định thực hiện mục tiêu trở thành nhà
cung cấp giải pháp năng lượng sạch, tiết kiệm và bền vững trong những năm tới.
Đảm bảo năng lực sản xuất đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
- Cung cấp hệ thống điện dùng cho trang trại, dùng cho vùng chưa có điện lưới,
vùng nông thôn, công trình dự án…, kể cả dùng cho chiếu sáng cây trồng, khích
thích tăng trưởng, …
- Đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện ở vùng sâu vùng xa, những nơi chưa có điện
lưới quốc gia để thay đổi thói quen dùng điện thông thường sang dùng điện với
nguồn năng lượng sạch góp phần giảm chi phí và bảo vệ môi trường, từ đó tiếp cận
từ từ tới những thành phố lớn nhằm mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cho công ty
và Nhà nước.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt

7


Dự án Lắp đặt thiết bị sản xuất điện mặt trời

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt

8


Dự án Lắp đặt thiết bị sản xuất điện mặt trời


CHƯƠNG II: ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN
I. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án.
I.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án.
1. Vị trí địa lý:

Cà Mau là tỉnh tận cùng phía Nam của nước Việt Nam có diện tích tự nhiên là
5331,6 km2 bằng 13,1% diện tích vùng đồng bằng sông Cửu Long và bằng 1,58%
diện tích cả nước. Ngoài phần đất liền, Cà Mau có đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối,
Hòn Bương và Hòn Đá Bạc, diện tích các đảo xấp xỉ 5 km2. Cà Mau nằm tại điểm
cực Nam 80 30’ vĩ độ Bắc (thuộc xã Viên An huyện Ngọc Hiển), điểm cực Bắc
90 33’ vĩ Bắc (thuộc xã Biển Bạch huyện Thới Bình), điểm cực Đông 105 0 24’
kinh Đông (thuộc xã Tân Thuận huyện Đầm Dơi), điểm cực Tây 104 0 43’ kinh
Đông (thuộc xã Đất Mũi huyện Ngọc Hiển). Hình dạng tỉnh Cà Mau giống chữ
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt

9


Dự án Lắp đặt thiết bị sản xuất điện mặt trời

V, có 3 mặt tiếp giáp với biển. Phía Bắc giáp tỉnh Kiên Giang (63 km), phía Đông
Bắc giáp tỉnh Bạc Liêu (75 km), phía Đông và Đông Nam giáp với Biển Đông,
phía Tây giáp với vịnh Thái Lan. Bờ biển dài 254 km. Vùng biển Cà Mau rộng
trên 71.000 km2, tiếp giáp với vùng biển của các nước: Thái Lan, Malaysia,
Indonesia. Biển Cà Mau có vị trí nằm ở trung tâm vùng biển các nước Đông Nam
Á nên có nhiều thuận lợi giao lưu, hợp tác kinh tế bằng đường biển, phát triển
kinh tế biển, khai thác dầu khí và tài nguyên khác trong lòng biển. (A.U).
2.Khí hậu:
Khí hậu tỉnh Cà Mau mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích

đạo. Nhiệt độ trung bình 26.50C. Nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm vào tháng
4, khoảng 27,60C; nhiệt độ trung bình thấp nhất vào tháng 1, khoảng 25 0C. Biên
độ nhiệt độ trung bình trong 1 năm là 2,7 0C. Khí hậu Cà Mau có 2 mùa rõ rệt:
mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11; mùa khô từ tháng 12
đến tháng 4 năm sau.
3.Đặc điểm địa hình:
Địa hình toàn tỉnh thuần nhất là đồng bằng, có nhiều sông rạch, độ cao bình
quân 0,5 mét so với mặt nước biển. Hàng năm ở vùng Mũi Cà Mau bồi ra biển
trên 50 mét; bờ biển phía Đông từ cửa sông Gành Hào đến vùng cửa sông Rạch
Gốc bị sói lở, có nơi mỗi năm trên 20 mét.
4.Tài nguyên thiên nhiên:
a. Tài nguyên đất
Đất ở tỉnh Cà Mau được chia ra 3 nhóm chính:
Nhóm đất mặn có diện tích 208.500 ha, chiếm 40,0% diện tích tự nhiên; Đất
mặn phân bố chủ yếu ở các huyện: Ngọc Hiển, Năm Căn, Đầm Dơi, Phú Tân, Cái
Nước và xen kẽ ở Trần Văn Thời, U Minh, Thới Bình, thành phố Cà Mau.
Nhóm đất phèn có diện tích 271.926 ha, chiếm 52,18% diện tích tự nhiên; phân
bố chủ yếu ở các huyện Thới Bình, U Minh, Trần Văn Thời và xen kẽ ở các huyện
khác trong toàn tỉnh.
Ngoài ra, còn có nhóm đất than bùn, với diện tích khoảng 8.698 ha, phân bố ở
các huyện U Minh, Trần Văn Thời, diện tích có tầng than bùn dày chủ yếu trong
khu vực rừng tràm. Nhóm đất bãi bồi với diện tích 15.483 ha, phân bố ở huyện
Ngọc Hiển và Phú Tân.
b. Tài nguyên rừng
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt

10


Dự án Lắp đặt thiết bị sản xuất điện mặt trời


Rừng Cà Mau là loại rừng ngập nước gồm rừng ngập mặn được phân bố ven
biển và tập trung nhiều ở huyện Ngọc Hiển; rừng ngập lợ chủ yếu nằm sâu trong
nội địa thuộc các huyện U Minh, Trần Văn Thời, Thới Bình. Hệ sinh thái rừng Cà
Mau có nhiều loài động thực vật quý hiếm, năng suất sinh học cao, có tầm quan
trọng bảo tồn thiên nhiên, có giá trị nghiên cứu khoa học và có ý nghĩa cân bằng
môi trường sinh thái cho sự phát triển bền vững của cả khu vực.
Rừng tại Cà Mau bao gồm: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất,
ngoài ra trên cụm đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối có 583 ha rừng.
Ở rừng ngập mặn có 64 loài thực vật, thành phần ưu thế là cây đước, vẹt, mắm,
dá; về động vật hiện có 12 loài thú, 12 loài bò sát, 8 loài ếch nhái, 67 loài chim,
25 loài tôm, 258 loài cá nước mặn. Hiện có nhiều loài chim tập trung ở nhiều sân
chim lớn như sân chim Đầm Dơi, sân chim Cái Nước, sân chim tại thành phố Cà
Mau. Hệ sinh thái rừng tràm diện tích 34.600 ha, có vai trò quan trọng là vùng
đệm để ổn định đất, thủy văn, nuôi tôm cá nước ngọt, ong, trăn, nai, heo rừng
v.v... và có tác dụng điều hòa khí hậu, bảo tồn tính đa dạng sinh học vùng rừng
ngập nội địa. Rừng ngập lợ cây tràm chiếm ưu thế tuyệt đối, dưới tán rừng có
nhiều loài dây leo và cây nhỏ khác; các loài động vật như nai, heo rừng, khỉ, chồn
..... các loài bò sát như trăn, rắn, rùa, trúc (tê tê)... ; có 60 loài cá nước ngọt và cá
nước lợ. Đặc biệt ong mật rừng tràm nhiều và hàng năm cho khai thác sản lượng
lớn. (A.U).
c. Tài nguyên khoáng sản
Kết qủa thăm dò phát hiện trong vùng biển Cà Mau có trữ lượng dầu khí khá
lớn, nhiều triển vọng khai thác và phát triển công nghiệp dầu khí.
Ở rừng U Minh hạ có trữ lượng than bùn khá lớn, nhưng do rừng bị cháy nhiều
lần, hiện nay dự tính lượng than bùn còn khoảng gần 5.000ha. Than bùn U Minh
có thể sử dụng làm chất đốt, phân hữu cơ vi sinh và các chế phẩm khác. (A.U).
d. Tài nguyên nước
Nước mưa là nguồn nước chủ yếu cung cấp cho cây trồng nông nghiệp, nuôi
trồng thủy sản nước ngọt, nước lợ và một phần cho sinh hoạt. Vào mùa khô, nhân

dân thường phải dùng nước trữ từ mùa mưa. Nguồn nước mặn là tài nguyên và là
lợi thế của tỉnh Cà Mau để phát triển nuôi tôm, cá nước mặn, nước lợ và hệ sinh
vật sinh thái ven biển. Nguồn nước ngầm: phân chia ra 7 tầng chứa nước ngầm ở
địa bàn Cà Mau. Nước ngầm từ tầng II đến tầng VI thuộc nhóm nước mềm không
bị nhiễm mặn.

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt

11


Dự án Lắp đặt thiết bị sản xuất điện mặt trời

Nước ngầm được khai thác theo 3 loại: khoan cấp nước đô thị ở các tầng II, III,
IV và tầng V; trong đó, khoan cấp nước nối mạng các cụm dân cư và của các hộ
dân ở tầng II, III và tầng IV. (A.U).
e. Tài nguyên biển
Cà Mau có bờ biển dài 254 km, chiếm 7,8% chiều dài bờ biển cả nước; trong
đó 107 km bờ biển Đông, 147 km bờ biển Tây. Vùng biển và thềm lục địa thuộc
chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam do tỉnh Cà Mau quản lý có diện tích
rộng khoảng 71.000 km2. Thềm lục địa vùng biển Cà Mau là vùng biển cạn, thoai
thoải và trải dài ra ngoài khơi. Gần mũi Cà Mau có vùng bãi cạn lớn.Trong quy
hoạch phát triển kinh tế biển của cả nước, biển Cà Mau thuộc trọng tâm của vùng
biển Mũi Dinh - Cà Mau và vùng biển Cà Mau - Hà Tiên. Đây là một thuận lợi
trong lĩnh vực khai thác kinh tế biển, tham gia thị trường với các nước trong khu
vực như Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonexia và quốc tế. Vùng biển Cà Mau
có một số cụm đảo gần bờ: cụm đảo Hòn Khoai, đảo Hòn Chuối, Hòn Đá Bạc, có
vị trí chiến lược quan trọng, là cầu nối để khai thác kinh tế biển và là điểm tựa
tiền tiêu bảo vệ Tổ quốc. Vùng biển Cà Mau là nguồn tài nguyên hải sản lớn; là
một trong 4 ngư trường trọng điểm của cả nước, có trữ lượng lớn và đa dạng các

loài hải sản, nhiều loại có giá trị kinh tế cao như tôm, mực, ghẹ, cá hồng, cá sạo,
cá thu, cá chim, cá mú v.v.. Vùng mặt nước ven biển có khả năng nuôi các loại
thủy sản như nghêu, sò huyết, nuôi tôm nước mặn có giá trị xuất khẩu cao. Nước
mặn của Cà Mau được xác định là nguồn tài nguyên lớn, khai thác nuôi trồng thuỷ
sản tạo ra gía trị kinh tế cao; đóng góp khối lượng ngoại tệ quan trọng cho nền
kinh tế tỉnh. Cần kết hợp giữa khai thác kinh tế biển ven biển và bảo vệ môi trường
trong một mối liên quan hữu cơ với nhau. (A.U).
I.2. Điều kiện xã hội vùng dự án.
1. Dân số
Dân số Cà Mau có 1.216.000 người (niên giám thống kê 2014), phân bố tương
đối đều, mật độ trung bình 230 người/km2, người Kinh chiếm 97% dân số, còn
lại là người Khơmer, người Hoa và một số dân tộc ít người khác. Dân số trong độ
tuổi lao động chiếm 60%, đa số là lao động trẻ, cần cù, có thể đáp ứng nhu cầu
cho nhiều lĩnh vực. Địa giới hành chính được chia thành 8 huyện và 1 thành phố,
có 89 xã, phường, thị trấn. Thành phố Cà Mau là trung tâm tỉnh lỵ nằm trên trục
quốc lộ IA và quốc lộ 63 có ý nghĩa chiến lược cả về kinh tế, quốc phòng. Nhịp
độ phát triển đô thị của Cà Mau khá nhanh; mấy chục năm trước từ là thị xã bé
nhỏ, nay Cà Mau là thành phố; thị trấn Năm Căn, Sông Đốc, Cái Đôi Vàm, cửa
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt

12


Dự án Lắp đặt thiết bị sản xuất điện mặt trời

biển Khánh Hội, ông Trang, Rạch gốc, Gành Hào... cũng đang hình thành dáng
dấp đô thị sầm uất của dải hành lang đô thị ven biển.
2. Tiềm năng du lịch
Qua lịch sử lâu dài, con người và thiên nhiên Cà Mau đã tạo nên những nguồn
lực khá phong phú, chứa đựng nhiều tiềm năng du lịch với các tuyến, điểm và

hình thức đa dạng.
Tổng chiều dài của hệ thống kênh rạch tỉnh Cà Mau lên tới 7000 km, chiếm 4%
diện tích tự nhiên của tỉnh, xen vào đó là các dải vườn cây, các sân chim tự nhiên,
nhân tạo với nhiều loại chim quý hiếm, các rừng tràm bát ngát… tạo nên các tuyến
du lịch sinh thái hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế. Các đảo Hòn Khoai,
Hòn Chuối, Hòn Đá Bạc, Hòn Buông… là những nơi còn giữ được vẻ đẹp nguyên
thuỷ của tự nhiên, những điểm du lịch hấp dẫn.
Ngoài ra, Cà Mau còn có nhiều di tích lịch sử được xếp hạng, những lễ hội
truyền thống chung và riêng của các dân tộc sống trên địa bàn tỉnh mang đậm bản
sắc văn hoá Việt Nam và văn hoá vùng đồng bằng Nam Bộ.
3. Những lĩnh vực kinh tế lợi thế
Kinh tế thuỷ sản phát triển ngày càng nhanh, thực sự trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn của nền kinh tế Cà Mau. Diện tích nuôi thuỷ sản ngày càng được mở
rộng. Tỉnh đã quy hoạch phương án chuyển đổi một số diện tích trồng lúa nhiễm
phèn mặn không có hiệu quả sang nuôi tôm kết hợp trồng lúa. Từ đó, dịch vụ kinh
tế thuỷ sản phát triển khá, nhất là lĩnh vực cung ứng tôm giống; công nghiệp chế
biến thuỷ sản cũng có tốc độ tăng nhanh. Bên cạnh đó, với vị trí địa lý có 3 mặt
giáp biển, tỉnh cũng có rất nhiều lợi thế trong quá trình phát triển, trong đó có khai
thác dầu khí.
II. Quy mô đầu tư của dự án.
- Tổng đầu tư: 8.766.578.000 đồng
- Công suất: 450 kWp
III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án.
III.1. Địa điểm xây dựng.
Dự án đầu tư Lắp đặt thiết bị sản xuất điện mặt trời được xây dựng tại tỉnh
Cà Mau.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt

13



Dự án Lắp đặt thiết bị sản xuất điện mặt trời

III.2. Hình thức đầu tư.
Dự án đầu tư theo hình thức xây dựng mới.
IV. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án.
Các vật tư đầu vào như: nguyên vật liệu và xây dựng đều có bán tại trong
nước nên nguyên vật liệu các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện dự
án là tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời.
Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động của dự án sau này, dự
kiến sử dụng nguồn lao động trong nước. Nên cơ bản thuận lợi cho quá trình thực
hiện dự án.

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt

14


Dự án Lắp đặt thiết bị sản xuất điện mặt trời

CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH QUI MÔ, LỰA CHỌN PHƯƠNG
ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ
I. Phân tích qui mô công trình.
Bảng tổng hợp các hạng mục của dự án

STT

Nội dung

ĐVT


Thiết bị
Tấm pin mặt
1 trời, Hiệu
kWh
SolarWorld
Bộ biến điện
Solar inverter
50kWh hòa
lưới điện
Công suất pin
mặt trời vào:
50kWh
2
Hệ
Công suất đầu
ra tải
:100kWh
Điện áp đầu ra
AC : 400VAC
Hiệu suất:
98,5%
Dây cáp
chuyên dùng
3
1WC*25.0 nối
pin mặt trời
m
Dây cáp 3 pha
m

4 - 4 dây
Các phụ kiện
5 khác : tủ điện,
hệ
cầu dao điện
Vận chuyển,
nhân công lắp
6
kWh
đặt PMT, giá
đỡ

Thành
Thuế
tiền
Đơn giá
VAT
trước
10%
thuế
7.310.325 731.033

8.041.358

450 12110,50 5.449.725 544.973

5.994.698

Số
lượng


9

155.400 1.398.600 139.860

Thành
tiền sau
thuế

1.538.460

2.000

71

142.000

14.200

156.200

1.000

65

65.000

6.500

71.500


1

30.000

30.000

3.000

33.000

450

500

225.000

22.500

247.500

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt

15


Dự án Lắp đặt thiết bị sản xuất điện mặt trời

II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ.
II.1. Nhu cầu thị trường

Việt Nam là một thị trường sử dụng điện rộng lớn với khoảng 90 triệu dân,
hiện nhu cầu sử dụng điện rất lớn và đa dạng, tuy nhiên công suất điện lưới quốc
gia lại chưa đáp ứng đủ nhu cầu này dẫn đến tình trạng thiếu điện sinh hoạt, sản
xuất, thường xuyên cúp điện ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống người dân. Các
sản phẩm máy phát điện tuy có thể sử dụng khi cần thiết nhưng lại bộc lộ nhiều
nhược điểm như: ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí và gây tiếng ồn khi hoạt
động, chi phí vận hành sửa chữa cao, độ bền sản phẩm ngắn chưa đáp ứng được
đầy đủ nhu cầu sử dụng. Các sản phẩm Máy phát điện năng lượng mặt trời nhập
khẩu thì chi phí đầu tư lại cao, chưa phù hợp tình hình tài chính của người dân.
Đây chính là cơ hội cho máy năng lượng mặt trời Việt Nam phát triển.
II.2. Các thiết bị dùng cho dự án
Hiện nay, công nghệ NLMT được phân chia thành 3 loại: (1) Công nghệ quang
điện (Solar Photovoltaic, PV); (2) Công nghệ NLMT hội tụ (Concentrating Solar
Thermal Power, CSP) hay công nghệ nhiệt điện mặt trời; (3) Công nghệ nhiệt mặt
trời nhiệt độ thấp hay còn gọi là công nghệ nhiệt mặt trời (Solar thermal heating
and cooling). Hình 1 cho sơ đồ khối các công nghệ NLMT nói trên, trong đó các
thành phần thu và chuyển đổi NLMT được đánh dấu và gọi là mô đun thu và
chuyển đổi NLMT.
Trong công nghệ quang điện, thiết bị thu và chuyển đổi NLMT là các mô đun
pin mặt trời (PMT), nó biến đổi trực tiếp NLMT thành điện năng (dòng một chiều,
DC). Nhờ các bộ biến đổi điện (Inverter) dòng điện DC được chuyển thành dòng
xoay chiều, AC. Dàn PMT gồm nhiều mô đun PMT ghép nối lại, có thể có công
suất từ vài chục oát (W) đến vài chục me-ga-oat (MW). Hiệu suất chuyển đổi của
hệ nguồn PMT khá thấp, trong khoảng từ 12% đến 15% đối với các hệ thương
mại. Tuy nhiên, bù lại, hệ nguồn này có cấu trúc đơn giản, hoạt động tin cậy và
lâu dài, công việc vận hành và bảo trì bảo dưỡng cũng đơn giản và chi phí rất thấp.
Danh sách thiết bị cần thiết cho dự án:
STT
1


Tên thiết bị
Tấm pin mặt trời, Hiệu
SolarWorld

Xuất xứ

Đơn vị

Số lượng

Đức

kWp

450

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt

16


Dự án Lắp đặt thiết bị sản xuất điện mặt trời

STT

2

3
4
5

6

Tên thiết bị
Bộ biến điện Solar inverter 50kW
hòa lưới điện
- Công suất pin mặt trời vào :
50Wp
- Công suất đầu ra tải : 100kW
- Điện áp đầu ra AC : 400VAC
- Hiệu suất : 98,5%
Dây cáp chuyên dụng 1 WCx25.0
nối pin mặt trời
Dây cáp 3 pha -4 dây
Các phụ kiện khác : Tủ điện, cầu
dao điện
Vận chuyển, nhân công lắp đặt
PMT, giá đở

Xuất xứ

Đơn vị

Số lượng

Tây Ban
Nha

Hệ

9


Cadivi

m

2000

Cadivi

m

1000

Hệ

1

kWp

450

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt

17


Dự án Lắp đặt thiết bị sản xuất điện mặt trời

CHƯƠNG IV: CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN
I. Phương án giải phóng mặt bằng.

Dự án được triển khai lắp đặt hệ thống năng lượng điện mặt trời trên mái tôn
của trang trại, nên sẽ không liên quan tới việc giải phóng mặt bằng và không cần
giải quyết các thủ tục về sử dụng đất đai.
II. Các phương án xây dựng công trình.
Chủ đầu tư trực tiếp quản lý triển khai thực hiện và thành lập bộ phận điều
hành hoạt động của dự án.
Dự án chủ yếu sử dụng lao động của địa phương. Đối với lao động chuyên
môn nghiệp vụ, dự án sẽ tuyển dụng và lên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp
vụ cho con em trong vùng để từ đó về phục vụ dự án trong quá trình hoạt động
sau này.
III. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án.
- Chuẩn bị đầu tư (lập, phê duyệt chủ đầu tư, thẩm định và phê duyệt dự án):
từ năm 2018 đến năm 2019;
- Triển khai thực hiện dự án trong năm 2019.
- Chủ đầu tư trực tiếp triển khai và quản lý dự án.

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt

18


Dự án Lắp đặt thiết bị sản xuất điện mặt trời

CHƯƠNG V: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI
PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ
I. Đánh giá tác động môi trường.
I.1 Giới thiệu chung:
Lắp đặt thiết bị sản xuất điện mặt trời được xây dựng tại tỉnh Cà Mau.
Mục đích của đánh giá tác động môi trường là xem xét đánh giá những yếu
tố tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường trong xây dựng Lắp đặt thiết bị

sản xuất điện mặt trời và khu vực lân cận, để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục,
giảm thiểu ô nhiễm để nâng cao chất lượng môi trường hạn chế những tác động
rủi ro cho môi trường và cho xây dựng dự án được thực thi, đáp ứng được các yêu
cầu về tiêu chuẩn môi trường.
I.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường
Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13 đã được Quốc hội nước
CHXHCN Việt Nam tháng 06 năm 2005.
Nghị định số 19/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14 tháng 02 năm 2006 về
việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo vệ Môi
trường.
Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải
rắn.
Nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về
xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Thông tư số 05/2008/ TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày
18/12/2008 về việc hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác
động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
Thông tư 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/01/2011 về việc hướng dẫn điều
kiện hành nghề, thủ tục lập hồ sơ, đăng ký cấp phép hành nghề, mã số quản lý
chất thải nguy hại.
Quyết định số 12/2011/QĐ-BTNMT ngày 14/04/2011 về việc ban hành
Danh mục chất thải nguy hại kèm theo Danh mục chất thải nguy hại.
Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài
Nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng 05 Tiêu chuẩn Việt Nam về Môi
trường và bãi bỏ áp dụng một số các Tiêu chuẩn đã quy định theo quyết định số
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt

19



Dự án Lắp đặt thiết bị sản xuất điện mặt trời

35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25 tháng 6 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ KHCN
và Môi trường.
I.3. Các tiêu chuẩn về môi trường áp dụng cho dự án
Để tiến hành thiết kế và thi công Dự án đòi hỏi phải đảm bảo được đúng theo
các tiêu chuẩn môi trường sẽ được liệt kê sau đây.
- Các tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng không khí: QCVN
05:2009/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung
quanh, tiêu chuẩn vệ sinh lao động theo QĐ 3733/2002/QĐ-BYT 10/10/2002 của
Bộ trưởng bộ Y Tế, QCVN 19:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí
thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.
- Các tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng nước: QCVN 14:2008/BTNMT
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.
- Các tiêu chuẩn liên quan đến tiếng ồn: QCVN 26:2010/BTNMT Quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
II. Tác động của dự án tới môi trường.
Việc thực thi dự án sẽ ảnh hưởng nhất định đến môi truờng xung quanh khu
vực lân cận, tác động trực tiếp đến quá trình sinh hoạt của các hộ dân sinh sống
xung quanh. Chúng ta có thể dự báo được những nguồn tác động đến môi trường
có khả năng xảy ra trong các giai đoạn khác nhau:
- Giai đoạn thi công xây dựng.
- Giai đoạn vận hành.
- Giai đoạn ngưng hoạt động
II.1. Nguồn gây ra ô nhiễm
Chất thải rắn
_ Rác thải trong quá trình thi công xây dựng: các loại bao bì đựng nguyên
vật liệu như giấy và một lượng nhỏ các loại bao nilon, đất đá do các hoạt động
đào đất xây dựng và các công trình phụ trợ khác.
_ Sự rơi vãi vật liệu như đá, cát, ... trong quá trình vận chuyển của các thiết

bị chuyên dụng đến nơi xây dựng.
_ Vật liệu dư thừa và các phế liệu thải ra.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt

20


Dự án Lắp đặt thiết bị sản xuất điện mặt trời

_ Chất thải sinh hoạt của lực lượng nhân công lao động tham gia thi công.
Chất thải khí: Chất thải khí là nguồn gây ô nhiễm chính cho bầu khí quyển,
khí thải có thể phát ra từ các hoạt động trong các quá trình thi công từ giai đoạn
chuẩn bị nguyên vật liệu cho đến khi tháo dỡ các hạng mục công trình trong giai
đoạn ngừng hoạt động. Chủ yếu là khí thải phát sinh do hoạt động của động cơ
máy móc thi công cơ giới, phương tiện vận chuyển vật tư dụng cụ, thiết bị phục
vụ cho thi công.
Chất thải lỏng: Chất thải lỏng có ảnh hưởng trực tiếp đến vệ sinh môi trường
trong khu vực xây dựng khu biệt thự gây ảnh hưởng đến môi trường lân cận. Chất
thải lỏng của dự án gồm có nước thải từ quá trình xây dựng, nước thải sinh hoạt
của công nhân và nước mưa.
_ Dự án chỉ sử dụng nước trong các quá trình phối trộn nguyên vật liệu và
một lượng nhỏ dùng cho việc tưới tường, tưới đất để giữ ẩm và hạn chế bụi phát
tán vào môi trường xung quanh. Lượng nước thải từ quá trình xây dựng chỉ gồm
các loại chất trơ như đất cát, không mang các hàm lượng hữu cơ, các chất ô nhiễm
thấm vào lòng đất.
_ Nước thải sinh hoạt của của công nhân trong giai đoạn thi công rất ít, chủ
yếu là nước tắm rửa đơn thuần và một phần rất nhỏ các hoạt động vệ sinh khác vì
trong quá trình xây dựng hầu hết tất cả công nhân xây dựng không ở lại, chỉ có
một hoặc hai người ở lại bảo quản vật tư.
_ Nước mưa chảy tràn cuốn trôi các chất ô nhiễm bề mặt từ khu vực xây

dựng xuống các kênh rạch cận kề. Tuy nhiên, dự án đã có hệ thống thoát nước
ngầm thu nước do vậy kiểm soát được nguồn thải và xử lý nước bị ô nhiễm trước
khi thải ra ngoài.
Tiếng ồn.
_ Gây ra những ảnh hưởng trực tiếp lên hệ thần kinh làm giảm khả năng tập
trung và giảm năng suất lao động. Tiếng ồn có thể sinh ra theo những con đường
sau nhưng phải được kiểm soát và duy trì ở trong khoảng 80 – 85dBA theo tiêu
chuẩn quy định, tiếng ồn có thể phát sinh từ những nguồn.
_ Động cơ, máy móc thi công, và những thiết bị phục vụ xây dựng, lắp đặt.
_ Trong quá trình lao động như gò, hàncác chi tiết kim loại, và khung kèo
sắt … và quá trình đóng, tháo côppha, giàn giáo, vận chuyển vật liệu…
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt

21


Dự án Lắp đặt thiết bị sản xuất điện mặt trời

_ Từ động cơ máy nén khí, bơm, máy phát điện …
Bụi và khói
_ Khi hàm lượng bụi và khói vượt quá ngưỡng cho phép sẽ gây ra những
bệnh về đường hô hấp làm giảm khả năng lao động của công nhân. Bụi và khói
được sinh ra từ những lý do sau:
_ Từ các hoạt động chuyên chở vật liệu, tập kết đổ vật liệu đến nơi xây dựng.
_ Từ các đống tập kết vật liệu.
_ Từ các hoạt động đào bới san lấp.
_ Từ quá trình thi công: quá trình phối trộn nguyên vật liệu, quá trình đóng
tháo côppha…
II.2. Mức độ ảnh hưởng tới môi trường
Ảnh hưởng đến chất lượng không khí:

Chất lượng không khí của khu vực xây dựng sẽ chịu ít nhiều biến đổi do các
hoạt động thực thi Dự án. Tuy nhiên, trong hai giai đoạn thi công xây dựng và
tháo dỡ công trình ngưng hoạt động, khói bụi và khí thải là tác nhân ô nhiễm đáng
chú ý nhất. Khí thải sinh ra từ các động cơ máy móc chủ yếu là khí NOx, CO,
CO2, SO2....Lượng khí thải phát sinh bởi hoạt động riêng rẽ các loại máy móc đạt
tiêu chuẩn kỹ thuật là không đáng kể, trong điều kiện môi trường làm việc thông
thoáng ngoài trời thì mức độ ảnh hưởng trực tiếp đến con người là không đáng kể
tuy nhiên khi hàm lượng cao nó sẽ là tác nhân gây ra những ô nhiễm cho môi
trường và con người như: khí SO2 hoà tan được trong nước nên dễ phản ứng với
cơ quan hô hấp người và động vật.
Ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt:
Hoạt động xây dựng công trình có nhiều khả năng gây ảnh hưởng đến chất
lượng nước mặt. Do phải tiếp nhận lượng nước thải ra từ các quá trình thi công
có chứa chất nhiễm bẩn cao gồm các hoá chất như vết dầu mỡ rơi vãi từ các động
cơ máy móc trong quá trình thi công vận hành, nước thải sinh hoặt của công nhân
trong các lán trại ... cũng gây ra hiện tượng ô nhiễm, bồi lắng cho nguồn nước
mặt.
Ảnh hưởng đến giao thông

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt

22


Dự án Lắp đặt thiết bị sản xuất điện mặt trời

Hoạt động của các loại phương tiện vận tải phục vụ công tác thi công xây
dựng lắp đặt sẽ làm gia tăng mật độ lưu thông trên các tuyến đường vào khu vực,
mang theo những bụi bẩn đất, cát từ công trường vào gây ảnh hưởng xấu đến chất
lượng đường xá, làm xuống cấp nhanh chóng các tuyến đường này.

Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng
_ Không khí bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ lực lượng nhân
công làm việc tại công trường và cho cả cộng đồng dân cư. Gây ra các bệnh về cơ
quan hô hấp, dị ứng, viêm mắt ...
_ Tiếng ồn phát sinh chủ yếu trong qúa trình thi công xây dựng và tháo dỡ
khi công trình ngừng hoạt động. Ô nhiễm tiếng ồn tác động trực tiếp lên lực lượng
lao động tại công trình và cư dân sinh sống gần khu vực thực thi dự án. Tiếng ồn
sẽ gây căng thẳng, ức chế, làm giảm năng suất lao động, gây xáo trộn cuộc sống
thường ngày của người dân. Mặt khác khi độ ồn vượt quá giới hạn cho phép và
kéo dài sẽ ảnh hưởng đến cơ quan thính giác.
II.3. Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của dự án tới môi trường.
Giảm thiểu lượng chất thải
_ Trong quá trình thực thi dự án chất thải phát sinh ra là điều không tránh
khỏi. Tuy nhiên bằng các biện pháp kỹ thuật công nghệ phù hợp kết hợp với biện
pháp quản lý chặt chẽ ở từng bộ phận có thể giảm thiểu được số lượng lớn chất
thải phát sinh. Các biện pháp để giảm thiểu chất thải phát sinh:
_ Dự toán chính xác khối lượng nguyên vật liệu phục vụ cho thi công, giảm
thiểu lượng dư thừa tồn đọng sau khi xây dựng công trình.
_ Lựa chọn địa điểm tập kết nguyên vật liệu phù hợp nằm cuối hướng gió và
trên nền đất cao để tránh tình trạng hư hỏng và thất thoát khi chưa sử dụng đến.
_ Đề xuất những biện pháp giảm thiểu khói bụi và nước thải phát sinh trong
quá trình thi công.
Thu gom và xử lý chất thải: Việc thu gom và xử lý chất thải trước khi thải
ra ngoài môi trường là điều bắt buộc đối với khu vực xây dựng công trình. Trong
dự án này việc thu gom và xử lý chất thải phải được thực hiện từ khi xây dựng
đến khi đi bàn giao nhà và quá trình tháo dỡ ngưng hoạt động để tránh gây ảnh
hưởng đến hoạt động của trạm và môi trường khu vực xung quanh. Việc thu gom
và xử lý phải được phân loại theo các loại chất thải sau:
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt


23


Dự án Lắp đặt thiết bị sản xuất điện mặt trời

Chất thải rắn: Đây là loại chất thải phát sinh nhiều nhất trong qúa trình thi
công bao gồm đất, đá, giấy, khăn vải,... là loại chất thải rất khó phân huỷ đòi hỏi
phải được thu gom, phân loại để có phương pháp xử lý thích hợp. Những nguyên
vật liệu dư thừa có thể tái sử dụng được thì phải được phân loại và để đúng nơi
quy định thuận tiện cho việc tái sử dụng hoặc bán phế liệu. Những loại rác thải
khó phân huỷ hoặc độc hại phải được thu gom và đặt cách xa công trường thi
công, sao cho tác động đến con người và môi trường là nhỏ nhất để vận chuyển
đến nơi xử lý theo quy định. Các phương tiện vận chuyển đất đá san lấp bắt buộc
dùng tấm phủ che chắn, giảm đến mức tối đa rơi vãi trên đường gây ảnh hưởng
cho người lưu thông và đảm bảo cảnh quan môi trường được sạch đẹp.
Chất thải khí:
_ Sinh ra trực tiếp trong quá trình thi công từ các máy móc thi công cơ giới,
phương tiện vận chuyển cần phải có những biện pháp để làm giảm lượng chất thải
khí ra ngoài môi trường, các biện pháp có thể dùng là:
_ Đối với các phương tiện vận chuyển, máy móc thi công và các động cơ
khác cần thiết nên sử dụng loại nhiên liệu có khả năng cháy hoàn toàn, khí thải có
hàm lượng chất gây ô nhiễm thấp. Sử dụng máy móc động cơ mới đạt tiêu chuẩn
kiểm định và được chứng nhận không gây hại đối với môi trường.
_ Thường xuyên kiểm tra các hạng mục công trình nhằm ngăn ngừa, khắc
phục kịp thời các sự cố có thể xảy ra.
Chất thải lỏng: Chất thải lỏng sinh ra trong quá trình xây dựng sẽ được thu
gom vào hệ thống thoát nước hiện hữu được bố trí quanh khu vực khu biệt thự.
Nước thải có chứa chất ô nhiễm sẽ được thu gom và chuyển giao cho đơn vị có
chức năng xử lý còn nước không bị ô nhiễm sẽ theo hệ thống thoát nước bề mặt
và thải trực tiếp ra ngoài.

Tiếng ồn: Trang bị đầy đủ các thiết bị bảo vệ cho công nhân trong quá trình
thi công, sắp xếp công việc một cách hợp lý khoa học để mức độ ảnh hưởng đến
công nhân làm việc trong khu vực xây dựng và ở khu vực lân cận là nhỏ nhất.
Kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ các máy móc thiết bị. Thông thường chu kỳ bảo
dưỡng đối với thiết bị mới là 4-6 tháng/lần, thiết bị cũ là 3 tháng/lần. Bố trí cách
ly các nguồn gây ồn với xung quanh nhằm làm giảm tác động lan truyền của sóng
âm. Để biện pháp phân lập đạt hiệu quả cao hơn cần cách lý và bố trí thêm các
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt

24


Dự án Lắp đặt thiết bị sản xuất điện mặt trời

tường ngăn giữa các bộ phận.Trồng cây xanh để tạo bóng mát, hạn chế lan truyền
ồn ra môi trường. Hạn chế hoạt động vào ban đêm
Bụi và khói: Trong quá trình thi công xây dựng bụi và khói là những nhân
tố gây ảnh hưởng nhiều nhất đến công nhân lao động nó trực tiếp ảnh hưởng đến
sức khoẻ của người công nhân gây ra các bệnh về đường hô hấp, về mắt ...làm
giảm khả năng lao động. Để khắc phục những ô nhiễm đó cần thực hiện những
biện pháp sau:
_ Sử dụng nguyên vật liệu ít gây hại, thiết bị chuyên chở nguyên vật liệu phải
được che chắn cẩn thẩn tránh rơi vãi.
_ Thưởng xuyên rửa xe để tránh phát sinh bụi, đất cát trong khu đô thị khi di
chuyển.
_ Sử dụng những thiết bị bảo hộ cho công nhân khi làm việc trong tình trạng
khói bụi ô nhiễm như mặt nạ phòng độc, kính bảo vệ mắt....
_ Tăng cường trồng cây xanh ở những khu vực đất trống quanh khu vực thi
công dự án.
II.4. Kết luận:

Dựa trên những đánh giá tác động môi trường ở phần trên chúng ta có thể
thấy quá trình thực thi dự án có thể gây tác động đến môi trường quanh khu vực
dự án và khu vực lân cận ở mức độ thấp không tác động nhiều đến môi trường, có
chăng chỉ là những tác động nhỏ trong khoảng thời gian ngắn không có tác động
về lâu dài.

\

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự án Việt

25


×