Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

nghiên cứu đề xuất chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tăng giá trị giảm đầu vào trên địa bàn huyện krong năng tỉnh đắk lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.28 KB, 34 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN

CHUYÊN ĐỀ MÔN HỌC KINH TẾ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

Tên đề tài:
Nghiên cứu đề xuất chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tăng
giá trị, giảm đầu vào trên địa bàn huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk

Người thực hiện: Ngô Thị Huệ
GVHD: TS. Tuyết Hoa Niê Kdăm
Ngành: Kinh tế nông nghiệp
Khóa: 2016- 2018

Đắk Lắk 6/2017


Danh mục viết tắt
Stt
1
2
3
4
5
6

Chữ viết tắt
UBND
KHKT
KHCN
TSCĐ


TSLĐ
USD

Nguyên nghĩa
Ủy ban nhân dân
Khoa học kĩ thuật
Khoa học công nghệ
Tài sản cố định
Tái sản lưu động
Tiền Đô la Mỹ


Mục lục

Phần I MỞ ĐẦU..............................................................................................................6
* Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................6
* Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................................7
* Những nét cơ bản về địa bàn huyện Krông Năng tỉnh Đăk Lăk...................................8
1. Điều kiện tự nhiên.......................................................................................................8
2. Dân cư, dân tộc...........................................................................................................9
Phần II KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...............................................................................11
2.1 Thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Krông Năng..........11
2.1.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp..................................................................11
2.1.2. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi...............................................................................12
2.1.3. Tình hình chăn nuôi trên địa bàn huyện..........................................................18
2.1.4. Giá trị sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn huyện............................................20
2.1.5. Chất lượng và chủng loại sản phẩm................................................................21
2.1.6. Cơ cấu tổ chức sản xuất..................................................................................22
2.2. Những điểm mạnh, điểm yếu đối với sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện
Krông Năng..................................................................................................................22

2.2.1. Điểm mạnh......................................................................................................22
2.2.2. Điểm yếu..........................................................................................................23
2.3. Hệ thống cung cấp dịch vụ cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của địa
bàn huyện Krông Năng.................................................................................................24
2.3.1. Mạng lưới cung cấp dịch vụ đầu vào...............................................................24
2.3.2. Mạng lưới thu mua sản phẩm..........................................................................25
2.3.3. Cơ sở chế biến.................................................................................................25
2.3.4. Những hạn chế trong quá trình tiêu thụ nông sản............................................26
2.3.5. Nguyên nhân dẫn đến giá trị nông sản thấp....................................................26


2.3.6. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của hệ thống cung cấp dịch vụ sản xuất và hệ
thống tiêu thụ sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Krông Năng
................................................................................................................................... 27
Phần III. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỂ TĂNG GIÁ TRỊ, GIẢM ĐẦU VÀO CHO
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG NĂNG...............28
3.1. Bối cảnh tác động đến phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng tăng giá trị giảm
đầu vào.......................................................................................................................... 28
3.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm thức đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp theo
hướng tăng giá trị, giảm đầu vào trên địa bàn huyện....................................................29
3.2.1. Giải pháp chung..............................................................................................29
3.2.2. Giải pháp cụ thể..............................................................................................31
Phần IV KẾT LUẬN......................................................................................................33
Phần V TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………….34


Danh mục bảng biểu
Bảng 1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Krông Năng
Bảng 2. Diện tích cây hằng năm trên địa bàn huyện Krông Năng
Bảng 3. Sản lượng cây hằng năm trên địa bàn huyện Krông Năng

Bảng 4. Năng suất cây trồng hằng năm trên địa bàn huyện Krông Năng
Bảng 5. Diện tích trồng cây lâu năm trên địa bàn huyện Krông Năng
Bảng 6. Sản lượng của cây lâu năm trên địa bàn huyện Krông Năng
Bảng 7. Năng suất cây trồng lâu năm trên địa bàn huyện Krông Năng
Bảng 8. Số lượng gia súc gia cầm trên địa bàn huyện Krông Năng
Bảng 9. Sản lượng gia súc gia cầm trên địa bàn huyện Krông Năng
Bảng 10. Giá trị sản phẩm nông nghiệp thu được trên 1 hecta trồng trọt.
Bảng 11. Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Krông Năng


Phần I MỞ ĐẦU
* Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển nông nghiệp, nông thôn được coi là vấn đề then chốt, ảnh hưởng đến sự
thành công của quá trình phát triển kinh tế - xã hội và công cuộc công nghiệp hóa, hiện
đại hóa của nhiều quốc gia. Đặc biệt với Việt Nam, một nước có nền sản xuất nông
nghiệp làm nền tảng. Sau 30 năm đổi mới, nông nghiệp Việt Nam đã đạt được một bước
phát triển mạnh mẽ, có tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian dài và đóng góp đáng kể
vào kinh tế - xã hội của đất nước. Ngành Nông nghiệp nước ta đã đảm bảo vững chắc an
ninh lương thực quốc gia, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa đáp ứng nhu cầu trong nước
và đóng góp đáng kể vào xuất khẩu. Trong những năm qua, nông nghiệp Việt Nam đạt
được mức tăng trưởng nhanh và ổn định trong một thời gian dài, cơ cấu nông nghiệp
chuyển dịch theo hướng tích cực. Giá trị sản xuất nông nghiệp của Việt Nam tăng trưởng
trung bình với tốc độ 4,06%/ năm giai đoạn (1986 - 2015). Sau khủng hoảng tài chính
toàn cầu, mặc dù kinh tế vĩ mô gặp nhiều khó khăn nhưng nông nghiệp, nông thôn vẫn là
ngành giữ được tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định, bảo đảm cân bằng cho nền kinh
tế. Việt Nam đã có 10 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, bao gồm: gạo, cà phê, cao
su, điều, tiêu, sắn, rau quả, tôm, cá tra, lâm sản. Trong khi các ngành kinh tế khác còn
đang chịu ảnh hưởng lớn của suy thoái kinh tế, ngành nông nghiệp đã vượt qua nhiều
khó khăn, đạt kết quả khá toàn diện, tăng trưởng ngành đạt tốc độ khá cao. Năm 2014,
ngành nông nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng 3,3% so với 2,6% (2012 - 2013), đánh dấu sự

hồi phục và tăng trưởng cao.
Để đảm bảo được vai trò to lớn của mình đòi hỏi ngành nông nghiệp phải phát
triển cao, với một cơ cấu hợp lý, sử dụng mọi nguồn lực một cách tối ưu nhằm đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nền kinh tế
nước ta đã có những thay đổi đáng kể và đạt được nhiều thành tưu. Hiện nay nền nông
nghiệp nước ta không những đáp ứng được nhu cầu lương thực cho đất nước mà còn đáp
ứng xuất khẩu. Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu nhiều nhất thế
giới về gạo, cà phê, cao su và hạt điều. Tuy nhiên hiện nay trong nền sản xuất nông
nghiệp nước ta vẫn còn rất nhiều những mặt hạn chế. Một trong những hạn chế đó là


việc sản xuất nông nghiệp của nước ta còn sử dụng quá nhiều yếu tố đầu vào vào trong
sản xuất nông nghiệp.
Krông Năng là một huyện nằm ở phía Đông bắc tỉnh Đắk Lắk, cách trung tâm
thành phố Buôn Ma Thuột 50 km theo đường Quốc lộ 29 và Quốc lộ 14. Trung tâm
huyện có tuyến đường Quốc lộ 29 và đường tỉnh lộ 3 đi qua (Krông Năng – EaKar.
Krông Năng với lợi thế có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với nông nghiệp, trong đó có gần 20
ngàn ha đất đỏ bazan, với điều kiện sinh thái khá thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp có
giá trị kinh tế cao, nhất là cây cà phê, cao su, ca cao, hồ tiêu v.v. Trong đó cà phê là loại cây
công nghiệp chủ lực, có diện tích 25.662 héc ta, sản lượng hàng năm đạt trên 50.000 tấn nhân
xô. Mục tiêu đến năm 2020 được huyện Krông Năng đề ra, sản lượng lương thực có hạt đạt
trên 35 nghìn tấn, phấn đấu đạt giá trị trên 80 triệu đồng/ ha canh tác, tăng giá trị sản phẩm
chăn nuôi lên 55%, tỷ lệ lao động trong nông thôn được qua đào tạo nghề chiếm trên 50%,
đẩy nhanh tốc độ cơ giới hóa trong nông nghiệp từ các khâu làm đất, vận chuyển và thu
hoạch. Các ngành nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 63%, công nghiệp - xây dựng chiếm 18%,
dịch vụ chiếm từ 19%. Trong đó Huyện chú trọng phát triển nông nghiệp theo hướng nâng
cao năng suất, chất lượng và hiệu quả. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng
các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp đã được các
địa phương đẩy mạnh. Để hiểu rõ thực trạng về cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện
Krông Năng nên tôi chọn đề tài : “Nghiên cứu đề xuất chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp

theo hướng tăng giá trị, giảm đầu vào trên địa bàn huyện Krông Năng” làm bài chuyên đề của
mình.
* Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu tình hình sản xuất nông nghiệp tại huyện Huyện Krông Năng tỉnh Đắk
Lắk.
Phân tích biến động về diện tích, sản lượng cây trồng, vật nuôi trong sản xuất
nông nghiệp giai đoạn 2013-2015 trên địa bàn huyện Huyện Krông Năng tỉnh Đắk Lắk.
Đề xuất các giải pháp tăng năng suất, giảm đầu vào cho ngành sản xuất nông
nghiệp trên địa bàn huyện trong giai đoạn tiếp theo.


* Những nét cơ bản về địa bàn huyện Krông Năng tỉnh Đăk Lăk
1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Krông Năng là một huyện nằm ở phía Đông bắc tỉnh Đắk Lắk, cách trung tâm
thành phố Buôn Ma Thuột 50 km theo đường Quốc lộ 29 và Quốc lộ 14. Trung tâm
huyện có tuyến đường Quốc lộ 29 và đường tỉnh lộ 3 đi qua (Krông Năng - EaKar).
Krông Năng có diện tích tự nhiên 614,79 km2.
Có đường địa giới hành chính tiếp giáp như sau:
+ Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Krông Buk và Thị xã Buôn Hồ
+ Phía Bắc giáp huyện Ea H’Leo.
+ Phía Đông giáp huyện Sông Hinh- tỉnh Phú Yên.
+ Phía Đông Bắc giáp tỉnh Gia Lai.
+ Phía Nam và Đông Nam giáp huyện Ea Kar.
Tuyến đường tỉnh lộ 3 (Krông Năng – Ea Kar) dài 26 km là tuyến giao lưu kinh tế
của huyện nối với các huyện Krông Búk và Ea Kar và hòa vào mạng lưới giao thông
quốc lộ 14 và 26 đến các tỉnh trong nước.
- Tuyến đường quốc lộ 29 (đường liên tỉnh Buôn Hồ - Phú Yên) đi qua trung tâm
huyện, là điều kiện thuận lợi cho việc giao thông hàng hoá giữa tỉnh Phú Yên, Đắk Lắk
nói riêng và toàn vùng nói chung.

b. Địa hình.
Địa hình của Krông Năng là địa hình cao nguyên tương đối bằng phẳng, xen kẽ
những đồi thấp lượn sóng, nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp; đất đai, khí hậu, thời tiết
khá thuận lợi cho phát triển nông nghiệp hàng hoá, phát triển dịch vụ, du lịch, công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các ngành sản xuất kinh doanh.
c. Khí hậu.
Có khí hậu mát mẻ, ôn hoà. Khí hậu khác nhau giữa các dạng địa hình và giảm
dần theo độ cao: vùng dưới 300 m quanh năm nắng nóng, từ 400 – 800 m khí hậu nóng
ẩm và trên 800 m khí hậu mát. Tuy nhiên, chế độ mưa theo mùa là một hạn chế đối với
phát triển sản xuất nông sản hàng hoá.


Khí hậu có 02 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến
hết tháng 10, tập trung 90% lượng mưa hàng năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm
sau, lượng mưa không đáng kể.
d. Về tài nguyên khoáng sản.
Đá xây dựng: Bao gồm có đá bazan và đá granite; đá bazan đã được khai thác ở
khá nhiều điểm, song việc điều tra, quản lý còn nhiều hạn chế, đây là nguồn tài nguyên
khá phong phú trên địa bàn.
Đá granite có rất nhiều ở phía Bắc và Đông bắc tuy vậy điều kiện khai thác còn
khó khăn về giao thông, nhu cầu hiện tại không lớn nên chưa đầu tư khai thác. Sét làm
gạch ngói cũng đã có những kết luận ban đầu về trữ lượng và chất lượng ở một số điểm
nhưng chưa được nghiên cứu đánh giá về giá trị công nghiệp và khả năng khai thác sử
dụng.
Ngoài ra, huyện Krông Năng còn có vàng sa khoáng liên quan đến các trầm tích
hiện đại ở thượng nguồn các suối lớn, tuy nhiên nhìn chung đây là huyện có tiềm năng
khoáng sản không lớn, trên thực tế không phải là thế mạnh trong tương lai của Krông
Năng. Riêng đá xây dựng có thể quy hoạch, quản lý khai thác đáp ứng nhu cầu xây dựng
phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn.
e. Về tài nguyên rừng.

So với các huyện khác của tỉnh Đắk Lắk, diện tích đất lâm nghiệp huyện Krông
Năng không lớn, đến năm 2008 có 7.364 ha, trong đó chủ yếu là rừng đặc dụng 100 ha,
rừng phòng hộ 5.940,3 ha, rừng sản xuất chiếm tỷ lệ ít. Diện tích trồng cây lâu năm là
30.905,5 ha chủ yếu là cây cà phê, cao su, điều; trong đó cà phê là 25.662 ha, diện tích
cao su là 3.155 ha, hồ tiêu là 286,8 ha.
2. Dân cư, dân tộc
Dân số toàn huyện năm 2016 đạt 127.080 người, mật độ dân số bình quân khoảng
206 người/km2. Dân số huyện phân bố không đều trên địa bàn các huyện, tập trung chủ
yếu ở thị trấn Krông Năng ven các trục Quốc lộ 29, tỉnh lộ 3 chạy qua các xã như Tam
Giang, Phú Xuân, Ea Hồ và các xã như Phú Lộc, Ea Tóh. Các xã có mật độ dân số thấp
chủ yếu là các huyện đặc biệt khó khăn như Ea Dắh, Cư Klông, Ea Púk…


Trên địa bàn huyện, ngoài các dân tộc thiểu số tại chỗ còn có số đông khác dân di
cư từ các tỉnh phía Bắc và miền Trung đến sinh cơ lập nghiệp.Trong những năm gần đây,
dân số của có biến động do tăng cơ học, chủ yếu là di dân tự do, điều này đã gây nên sức
ép lớn cho huyện về giải quyết đất ở, đất sản xuất và các vấn đề đời sống xã hội, an ninh
trật tự và môi trường sinh thái.
Huyện có nhiều dân tộc cùng chung sống, mỗi dân tộc có những nét đẹp văn hoá
riêng. Đặc biệt là văn hoá truyền thống của các dân tộc Ê Đê, Tày… ; kiến trúc nhà sàn,
nhà rông; các nhạc cụ lâu đời nổi tiếng như các bộ cồng chiêng... là những sản phẩm văn
hoá vật thể và phi vật thể quý giá. Tất cả các truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân
tộc tạo nên sự đa dạng, phong phú về văn hóa của huyện Krông Năng.


Phần II KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1 Thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Krông Năng.
2.1.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp
Trên địa bàn huyện, đất dùng để sản xuất nông nghiệp được chia thành đất trong
cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trong những

năm qua được thể hiện ở bảng dưới.
Bảng 1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Krông Năng
Stt
2013
2014
2015
So sánh diện tích giữa các năm
Diện tích Diện
Diện
Danh mục
1
2
3

Cây hàng năm
Cây lâu năm
Tổng

(ha)
14,854
31,930
46783.99

tích (ha) tích (ha) 2014/2013
16,668
32,138
48806

2015/2014


+/-

%

+/-

%

16,536

1813.

112.2

-132.0

99.2

32,898
49434

7
208.3
2022.

100.7
104.3

760.0
628.0


102.4
101.3

0
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Krông Năng

Sử dụng phương pháp tính tốc độ phát triển liên hoàn để tính toán số liệu bảng 3
ta thấy: Đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện trong ba năm từ 2013- 2015 có
biến động nhẹ. Trong ngành trồng trọt, diện tích đất trồng cây lâu năm là chủ yếu với
12.254 ha, cây hàng năm là 905 ha tại năm 2013 và tăng lên 15.466 ha đối với cây lâu
năm và cây hàng năm 919 ha vào năm 2015.Theo từng năm cơ cấu diện tích thay đổi
mạnh theo chiều hướng tăng lên đối với cây lâu năm năm 2014 tăng 12.2% so với năm
2013 và năm 2015 thì diện tích cây lâu năm giảm xuống do có nhiều nơi trên địa bàn
huyện đã phá cà phê để trồng hồ tiêu, đã làm cho diện tích đất sản xuất nông nghiệp
giảm 132 ha .
2.1.2. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
Cây hằng năm được trồng nhiều trên đia bàn huyện chủ yếu như lúa, ngô, khoai
sắn, cây rau đậu. Các cây trồng hàng năm được trồng chủ yếu ở những nơi có địa hình


tương đối bằng phẳng hoặc những nơi đất sình, ven suối và có mốt số ít được trồng xen
trong vườn của các hộ dân.
Bảng 2. Diện tích cây hằng năm trên địa bàn huyện Krông Năng

Stt

2013

2014


2015

So sánh diện tích giữa các năm

Tên cây

Diện

Diện

Diện

trồng

tích

tích

tích

(ha)

(ha)

(ha)

+/-

%


+/-

%

2014/2013

2015/2014

1

Lúa

2,231

2,564

2,570

332.7

114.9

6

100.2

2
3
4


Ngô
Khoai
Sắn
Cây có củ

8,586
483
411

9,274
653
509

8,964
460
550

688
170
98

108.0
135.2
123.8

-310
-193
41


96.7
70.4
108.1

59

107

100

48

181.4

-7

93.5

229

213

253

-16

93.0

40


118.8

23
2
25
1,897

6
17
2,360

5
6
7
8
9
10

khác
Đậu tương,
đậu phụng
Bông
Vừng
Mía
Rau, đậu

-17
26.1
-6
0.0

5
-2
0.0
5
0
-8
68.0
-2
88.2
15
463
124.4
154
106.5
2,514
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Krông Năng

Sử dụng phương pháp tính Tốc độ phát triển liên hoàn theo phương pháp thống
kê. Khi quan sát bảng 2 ta thấy tất cả các loại cây trồng ngắn ngày đều có sự tăng – giảm
không ổn định. Diện tích cây hàng năm có biến động nhỏ không đáng kể. Có một số loại
cây biến động mạnh như cây ngô, khoai diện tích tăng đều trong giai đoạn 2015/2014
đến 2016/2015. Trong các loại cây hằng năm thì diện tích của cây bông đã không còn
được trồng trên địa bàn huyện. Theo diễn biến thực tế tại địa phương, cứ loại cây trồng
nào cho sản phẩm có giá cao ở năm trước, thì người dân lại ồ ạt gieo trồng loại cây đó
vào năm sau, ngoài cây chủ lực là lúa và ngô thì gần như các cây trồng còn lại người dân
tự phát, trồng với diện tích quy mô nhỏ. Diện tích cây trồng hàng năm có tăng nhẹ và
đều theo từng năm từ năm 2013-2016.


Qua các năm, diện tích của các cây hàng năm có biến động kéo theo đó là sự biến

động của sản lượng của các loại cây hằng năm.

Stt
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Bảng 3. Sản lượng cây hằng năm trên địa bàn huyện Krông Năng
2013
2014
2015
So sánh sản lượng giữa các năm
Sản
Sản
Sản
Tên cây
2014/2013
2015/2014
lượng lượng lượng
trồng
+/%
+/%
(Tấn) (Tấn)

(Tấn)
Lúa
12475 12,367 16,221
-108
99.1
3854
131.2
Ngô
5956
113.4
891
101.8
44,334 50,290 51,181
Khoai
2125
139.7
-2212
70.4
5,359
7,484
5,272
Sắn
2871
150.8
-1688
80.2
5,656
8,527
6,839
Cây có củ

khác
Đậu tương,

1005

720

1190

-285

71.6

470

165.3

đậu phụng
Bông
Vừng
Mía
Rau, đậu

449
12
2
599
14,783

318

9
424
17,423

415
0
6
363
16,522

-131
-3
-2
-175
2640

70.8
75.0
0.0
70.8
117.9

97
-9
6
-61
-901

130.5
0.0

85.6
94.8

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Krông Năng

Theo như phương pháp tính toán ở trên cho ta thấy được sản lượng của các loại
cây lương thực có biến động, cụ thể như cây lúa năm 2015/2014 sản lượng tăng 31,2%
nhưng đến năm 2016/2016 thì giảm xuống còn 87,7%. Sản lượng của cây ngô tăng nhẹ
từ năm 2015/2014 tăng 1.8% sang năm 2016/2015 tăng 3.6%. Sản lượng của cây săn
giảm đều qua các năm. Còn các cây lương thực khác sản lượng có giảm nhưng rát ít so
với các cây chủ lực. Nguyên nhân chính làm thay đổi năng suất các loại cây trồng trên
địa bàn huyện không phụ thuộc nhiều vào kĩ thuật canh tác, mà nó phụ thuộc chủ yếu
vào yếu tố thời tiết, hạn hán, mất mùa. Vì vậy cần phải có các biện pháp áp dụng KH-KT
vào trong sản xuất, sử dụng giống cây có khả năng chống chịu cao với thời tiết.
Năng suất cây trồng hằng năm của huyện qua từng năm dược thể hiện qua bảng
dưới đây:


Bảng 4. Năng suất cây trồng hằng năm trên địa bàn huyện Krông Năng
2013
2014
2015
So sánh sản lượng giữa các năm
Năng
Năng
Năng
Tên cây
2014/2013
2015/2014
Stt

suất
suất
suất
trồng
+/%
+/%
(tạ/ha) (tạ/ha) (tạ/ha)
1
Lúa
55.92
48.23
63.12
-7.68
86.26
14.88
130.86
2
Ngô
51.64
54.23
57.10
2.59
105.02
2.87
105.29
3
Khoai
110.95
114.61
114.61

3.66
103.30
0.00
100.00
4
Sắn
137.62
167.52
124.35
29.91
121.73
-43.18
74.23
Cây có củ
5
khác
170.34
67.29
119.00 -103.05
39.50
51.71
176.85
Đậu tương,
6
đậu phụng
19.61
14.93
16.40
-4.68
76.14

1.47
109.87
7
Bông
5.22
15.00
9.78
287.50
8
Vừng
9
Mía
239.60
249.41
242.00
9.81
104.10
-7.41
97.03
10 Rau, đậu
77.93
73.83
65.72
-4.10
94.74
-8.11
89.02
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Krông Năng

Bảng 3 thể hiện năng suất cây trồng hằng năm của huyện, qua bảng cho ta thấy

được năng suất cây trồng hằng năm qua từng năm có biến động. Trong đó năng suất của
cây lứa năm 2013 là 55.92 tạ/ ha nhưng đến năm 2015 năng suất tăng lên 63.12 tạ/ ha.
Năng suất của ngô từ 51.64 đã tăng lên 57.10 tạ/ ha. Nhờ khoa học kỹ thuật phát triển,
ứng dụng các giống lúa lai, ngô lai vào trong sản xuất đã góp phần tăng năng suất sản
của cây trồng hằng năm. Bên cạnh đó năng suất của một số cây trồng khác có giảm do
diện tích các cây trồng đó giảm.
Cây lâu năm chủ yếu được trồng trên địa bàn huyện là cây cà phê, cao su, điều,
chè, cây ăn quả. Đối với cây tiêu thì trước đây là rất nhỏ nhưng trong những năm gần
đây diện tích đã tăng lên một cách nhanh chóng.

Stt

Bảng 5. Diện tích trồng cây lâu năm trên địa bàn huyện Krông Năng
2013
2014
2015
So sánh diện tích giữa các năm
Tên cây
Diện
Diện
Diện
2014/2013
2015/2014
trồng
tích
tích
tích
(ha)
(ha)
(ha)

+/%
+/%


1
3
4
5
6
7
8

Cà Phê
26,012
Cao Su
3,375
Tiêu
1,335
Điều
235
Chè
15
Cây ăn quả
848
Khác
140

25,190
3,370
2,270

125
20
920
140

25,067
3,339
3,063
122
20
1,243
142

-822
-5
934.7
-110
5
71.66
0

96.8
99.9
170.0
53.2
133.3
108.4
100.0

-123

-31
793
-3
0
323
2

99.5
99.1
134.9
97.6
100.0
135.1
101.4

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Krông Năng

Bảng 5 thể hiện diện tích trồng cây lâu năm, áp dụng theo phương pháp tính trên,
qua bảng 5 cho ta thấy được rõ diện tích của cây trồng lâu năm có biến động , trong đó
biến động mạnh nhất là diện tích trồng tiêu tăng lên còn diện tích trồng cà phê giảm
mạnh. Những năm qua do giá cả của tiêu tăng mạnh nên người dân trên địa bàn huyện ồ
ạt mở rộng diện tích trồng tiêu, gây nên phá vỡ quy hoạch vùng. Diện tích cây ăn quả
tăng lên, biết được giá trị của từng loại cây ăn quả như bơ, sầu riêng nên người dân trên
địa bàn huyện đã trồng xen thêm các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao vao trong
vườn cà phê, tiêu. Các loại cây lâu năm khác thì có biến động nhẹ về diện tích.
Sự biến động về diện tích của cây lâu năm trên địa bàn huyện đã kéo theo sự biến
động về sản lượng của cây lâu năm, cụ thể:

Stt


1
3
4
5
6
7

Bảng 6. Sản lượng của cây lâu năm trên địa bàn huyện Krông Năng
2013
2014
2015
So sánh sản lượng giữa các năm
Sản
Sản
Sản
2015/2014
2014/2013
Tên cây
lượng
lượng
lượng
trồng
+/%
+/%
(Tấn)
(Tấn)
(Tấn)
Cà Phê
-3026
96.0

1595
102.2
75,423
72,397
73,992
Cao Su
-958
77.6
-114
96.6
4,286
3,328
3,214
Tiêu
1030
134.8
784
119.7
2,959
3,989
4,773
Điều
-33
85.5
31
116.0
227
194
225
Chè

45
55
132
10
122.2
77
240.0
Cây ăn quả
11220
11220
18789
0
100.0
7569
167.5
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Krông Năng

Bảng 6 thể hiện sản lượng của cây lâu năm trên địa bàn huyện, qua bản số liệu ta
tháy sản lượng của các loại cây lâu năm có sự tăng lên , giảm xuống rõ , cụ thể như cây
cà phê do diện tích giảm và phần lớn diện tích cà phê trên địa bàn huyện đã già cỗi, kém


hiệu quả nên sản lượng giảm xuống theo, còn cây tiêu diện tích tăng mạnh nên sản lượng
cũng tăng mạnh theo từng năm tử năm 2014 là 3989 tấn đến năm 2016 tăng lên 5832
tấn. sản lượng của cây ăn quả cũng tăng mạnh từ 11220 tấn lên 19910 tấn. Các loại cây
trồng lâu năm khác chủ yếu được trồng xen trong các vườn cà phê, sản lượng của các
loại cây đó tăng giảm nhẹ chủ yếu là do nguyên nhân thời tiết làm cho sản lượng tăng
giảm theo từng năm.
Năng suất của các loại cây trồng lâu năm của huyện trong ba năm qua được thể
hiện ở bảng dưới:


Stt
1
3
4
5
6
7

Bảng 7. Năng suất cây trồng lâu năm trên địa bàn huyện Krông Năng
2013
2014
2015
So sánh sản lượng giữa các năm
Năng
Năng
Năng
2015/2014
2014/2013
Tên cây
suất
suất
suất
trồng
+/%
+/%
(tạ/ha)
(tạ/ha)
(tạ/ha)
Cà Phê

28.95
28.74
29.51
-0.26
99.12
0.78 102.70
Cao Su
12.69
9.87
9.62
-2.82
77.76 -0.25 97.47
Tiêu
22.16
17.57
15.58
-4.59
79.28 -1.99 88.68
Điều
9.65
15.52
18.44
5.86
160.67 2.92 118.83
Chè
30
27.5
66
-2.50
91.67 38.50 240.00

Cây ăn quả
132.31
121.96
151.16 -10.35 92.17 29.20 123.94
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Krông Năng

Qua bảng số liệu về năng suất cây trồng lâu năm, cho ta thấy được năng suất của
cây trồng theo từng năm có biến động. Trong đó có năng suất của cây cà phê là 28.95 tạ/
ha đến năm 2015 năng suất đã tăng lên 29.51 tạ/ha, năng suất của cây điều là 9.65 tạ/ha
đã tăng lên 18.44 tạ/ ha tăng lên năm 2014 là tăng lên 60.67%, nhờ điều kiện thời tiết
thuận lợi và việc phòng chống bọ xít trên cây điều tốt đã làm cho năng suất cây điều
tăng lên. còn lại các cây trồng lâu năm khác năng suất năm 2014 có giảm so với năm


2013, sang năm 2015 thì năng suất của các cây trồng lâu năm có tăng lên, trong đó có
năng suất của cây chè tăng rất cao. Nhờ áp dụng các phương pháp khoa học kỹ thuật và
công nghệ vào trong sản xuất đã góp phần làm tăng năng suất cây trồng lâu năm trên địa
bàn huyện trong những năm qua.
2.1.3. Tình hình chăn nuôi trên địa bàn huyện
Trên địa bàn huyện, chăn nuôi chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ , theo quy mô hộ gia
đình. Trong năm 2016, tình hình chăn nuôi trên địa bàn huyện có dấu hiệu phục hồi tuy
nhiên chưa đồng bộ.

Bảng 8. Số lượng gia súc gia cầm trên địa bàn huyện Krông Năng
Đvt: Con
So sánh

2013

2014


2015

Số lượng

Số lượng

Số lượng

Trâu

1,103

1142

989

39

103.5

-153

86.6



4,808

5,700


6,833

892

118.6

1133

119.9

Lợn

35,488

34,933

35,927

-555

98.4

994

102.8

Gia cầm

430,960


421,000

483,510

-9960

97.7

62510

114.8

Năm

2014/2013
+/%

2015/2014
+/%

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Krông Năng
Bảng 8 cho ta thấy được số lượng đàn gia sức gia cầm chăn nuôi trên địa bàn
huyện theo từng năm có biến động. Bảng đã thể hiện rõ đàn gia súc phát triển ổn định,
ba năm gần đây, đàn bò trên địa bàn huyện đã tăng đều từ 4808 con năm 2013 tăng lên
6833 con năm 2015 do trong gia đình của các hộ nông dân đã biết tận dụng những bãi
đất trống dọc ven đường, các bờ rào bở dậu trồng cỏ qua đó đã phát triển đàn bò với mục


đích nuôi lấy phân bón cho cây trồng. Trong khi đó số lượng đàn lợn lại giảm xuống từ

35927 con năm 2015 giảm xuống còn 27300 con , nguyên nhân phần lớn là do chi phí
chăn nuôi lợn quá lớn, mà giá cả của lợn hơi bấp bênh nên nhiều bà con nông dân đã
chuyển đổi sang chăn nuôi các loại con khác mang lại giá trị kinh tế hơn.
Số lượng gia súc gia cầm trên địa bàn huyện chăn nuôi chủ yếu là để lấy thịt, có
một số ít trâu, bò được dùng làm sức kéo được phân bố tập trung chủ yếu ở những vùng
bằng phẳng trồng lúa nước ở trên địa bàn.

Bảng 9. Sản lượng gia súc gia cầm trên địa bàn huyện Krông Năng
So sánh
2014
2015/2014
Năm
2013
2015
2014/2013
+/%
+/%
Thịt trâu hơi xuất
chuồng (tấn)
Thịt bò hơi xuất

67.00

57.00

74.00

-10

85.1


17

129.8

chuồng (tấn)
Thịt lợn hơi xuất

122

145

286

23

118.9

141

197.2

chuồng (tấn)
Thịt gia cầm giết

5,357

8,009

7,784


2652

149.5

-225

97.2

bán (tấn)

1735

1700

1303

-35

98.0

-397

76.6

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Krông Năng

Bảng 9 thể hiện sản lượng gia súc gia cầm trên địa bàn huyện, dựa theo số liệu
bảng trên ta thấy được sản lượng gia súc gia cầm có biến động theo từng năm. Cụ thể,
thịt bò hơi tăng mạnh từ 122 tấn năm 2013 đến 7784 tấn năm 2016, thịt lơn hơi thì có xu

hướng giảm xuống từ 8009 tấn năm 2015 xuống còn 7784 tấn năm 2016. Do số lượng
của gia súc giảm kéo theo đó sản lượng cũng giảm.


Về diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2014 diện tích nuôi trồng thủy sản là
605.5ha nhưng tổng sản lượng và năng suát tăng đáng kể , sản lượng khai thác đạt 107
tấn. tuy nhiên tình hình nuôi trồng thủy sản trong năm 2016 gặp nhiều khó khăn do thời
tiết khô hạn kéo dài, một số ao hồ sông suối bị cạn kiệt nguồn nước nên ảnh hưởng đén
diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn.
Nhìn chung tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Krông Năng trong 4
năm qua cơ bản đã đạt được nhiều kết quả rất khả quan. Những nhóm cây trồng chủ lực đã
phát huy được hiệu quả kinh tế. Do tận dụng được những điều kiện mà thiện nhiên ban tặng
như đất đai màu mỡ, hệ thống sông suối bố trí xen kẽ trong những diện tích đất sản xuất,
khí hậu phù hợp cho sinh trưởng, phát triển cây trồng vật nuôi nên hiệu quả kinh tế đem lại
từ sản xuất nông nghiệp là rất đáng ghi nhận. Bên cạnh những thuận lợi luôn có những hạn
chế nhất định như vấn đề phá vỡ quy hoạch vùng, trồng ồ ạt cây hồ tiêu do bị tác động bởi
yếu tố giá cả.
2.1.4. Giá trị sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn huyện
Giá trị sản phẩm nông nghiệp chịu sự tác động về giá, chất lượng và một số nhân
tố khác như được mùa mất giá, được giá mất mùa. Giá trị sản lượng thu trên 1 ha trồng
trọt cho ta thấy được năng suất mà cây trồng mang lại trong thời gian 1 năm là bao
nhiêu.
Bảng 10. Giá trị sản phẩm nông nghiệp thu được trên 1 hecta trồng trọt.
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Đất trồng trọt
Đất nuôi trồng thủy sản
Tổng số

Năm 2013

110.13
81.17
191.13

Năm 2014
111.24
116.12
227.36

Năm 2015
127
83
210

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Krông Năng

Giá trị sản phẩm trên 1 đơn vị diện tích đối với từng loại đất như bảng 8 ta có thể
thấy: Tổng giá trị sản phẩm thu được trên 1 hecta trồng trọt và nuôi trồng thủy sản là
191.13 triệu đồng, tăng lên 227.36 triệu đồng năm 2014 và giảm xuống còn 210 triệu
đồngnăm 2016. Do năm 2016 thời tiết diễn biến thất thường, hạn hán kéo dài và giá cả
của các mặt hàng nông sản lên xuống thất thường dẫn đến giá trị sản phẩm nông nghiệp


giảm Đất trồng trọt có giá trị tăng đều theo từng năm từ 110.13 triệu đồng năm 2013
đến năm 2015 là 127.00 triệu đồng. Đất nuôi trồng thủy sản chủ yếu dọc các con suối,
ao hồ nhỏ và các hồ chứa nước tưới cho cà phê nên sản phẩm thủy sản ở đây chủ yếu là
các loại cá trắm, cá mè, cá rô phi. Những loại cá này có chu kì phát triển phù hợp với
thời tiết cũng như lịch nông vụ nên người dân tận dụng. Tuy nhiên giá trị kinh tế của các
loại cá này không cao, thậm chí thuộc mức thấp so với các loại cá được nuôi trồng ở các
khu vực khác. Vì vậy giá trị sản xuất của đất nuôi trồng thủy sản chỉ đạt ở mức thấp.

Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp là toàn bộ giá trị sản phẩm nông nghiệp thu được
qua từng năm.
Bảng 11. Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Krông Năng
Đơn vị tính: Triệu đồng
So sánh
Năm
Giá trị

2013

2014

2015

3,238,053

3,317,385

3,469,985

2014/2013
+/%
102.4
79,332

2015/2014
+/%
152,60

5


0

104.6

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Krông Năng

Qua bảng 11 cho ta thấy giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện có tăng
lên theo từng năm . Cụ thể năm 2013 giá trị sản xuất nông nghiệp là 3,238,053 triệu
đồng đến năm 2014 giá trị sản xuất nông nghiệp là 3,317,385 triệu đồng, giá trị sản xuất
nông nghiệp năm 2014 tăng lên 79,332 triệu đồng và tăng 2.45% so với năm 2013. Năm
2015 giá trị sản xuất nông nghiệp toàn huyện là 3,469,985 triệu đồng, giá trị sản xuất
nông nghiệp tăng lên 152,600 triệu đồng và tăng 4.06% so với năm 2014 .
2.1.5. Chất lượng và chủng loại sản phẩm
Chủng loại sản phẩm nông nghiệp ở huyện rất đa dạng và phong phú. Về trồng
trọt có các cây trồng nông nghiệp chủ yếu của huyện vẫn là cây công nghiệp dài ngày có
giá trị hàng hóa xuất khẩu như cà phê, cao su, điều, ca cao, hồ tiêu, cây ăn quả; cây công
nghiệp ngắn ngày có tiềm năng như bông vải, mía, lạc, đậu tương; cây lương thực và các
loại cây hằng năm như lúa, ngô, khoai, sắn... Trong chăn nuôi chủ yếu của huyện là chăn
nuôi lợn, gà , bò, trâu và một số con lấy thịt khác như thỏ, nhím… và chất lượng của


các sản phẩm nông nghiệp ngày càng được cải tiến, năng suất , sản lượng tăng lên nhờ
áp dụng các loại giống mới, các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản
xuất nông nghiệp đã được các địa phương đẩy mạnh, hình thành được nhiều vùng sản
xuất tập trung có giá trị kinh tế cao như: vùng chuyên canh ngô giống ở xã Tam Giang;
cà phê chè xen canh cao su tiểu điền ở xã Cư Klông, Ea Tân, Ea Tam... Các hình thức tổ
chức sản xuất được đổi mới đa dạng và linh hoạt hơn, lực lượng lao động trong nông
nghiệp được sắp xếp ngày càng hợp lý, giảm lao động trồng trọt, tăng lao động ngành
nghề, dịch vụ, tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế.

2.1.6. Cơ cấu tổ chức sản xuất
Hiện nay trên địa bàn huyện có 3 doanh nghiệp nhà nước, rất nhiều các doanh
nghiệp tư nhân phân bố trên địa bàn huyện, công ty trách nhiệm huữ hạn mộtt thành viên
cà phê 49 và 26 hợp tác xã nông nghiệp, số hợp tác xã đang hoạt động là 13 hợp tác xã,
số hợp tác xã ngừng hoạt động là 5 hợp tác xã và có 8 hợp tác xã ngưng hoạt động đang
đề nghị giải thể.
Số tổ hợp tác nông nghiệp đã có hợp đồng chứng thức của UBND cấp xã là 15 tổ
họp tác. Trong đó 12 tổ hợp tác quản lý thủy nông hoạt động có hiệu quả, có 3 tôt hợp
tác hoạt động không có hiệu quả. Loại hình hoạt động chủ yếu của tổ hợp tác là quản lý
thủy nông trên cơ sở hình thành để điều tiết nước cùng quản lý vận hành công trình thủy
lợi, bảo vệ hồ đập, hợp đồng nạo vét kênh mương và các công trình thủy lợi.
Tổng số trang trại hiện có của huyện là 105 trang trại, trong đó trang trại cây lâu
năm là 100 trang trại, trang trại chăn nuôi có 4 trang trại, trang trại thủy sản có 1 trang
trại, trang trại được nhận giấy chứng nhận kinh tế trang trại trên toàn huyện là 93 trang
trại.
2.2. Những điểm mạnh, điểm yếu đối với sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện
Krông Năng.
2.2.1. Điểm mạnh
Diện tích tự nhiên rộng, tài nguyên khá đa dạng, trong đó một số loại có tiềm
năng lớn như đất đai, khoáng sản, là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội nói
chung và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nói riêng.


Có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển sản xuất nông nghiệp. Với lợi
thế có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với nông nghiệp, trong đó có gần 20 ngàn ha đất đỏ
bazan, với điều kiện sinh thái khá thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp có giá trị kinh
tế cao, nhất là cây cà phê, cao su, ca cao, hồ tiêu.
Là một huyện với dân số đa phần sống bằng nghề nông nên huyện Krông Năng
có lượng lao động nông nghiệp tương đối dồi dào. Bên cạnh đó nguồn lao động đã hoạt
động trong lĩnh vực nông nghiệp với thời gian dài, họ có kinh nghiệm về mọi mặt của

nông nghiệp.
Lực lượng cán bộ khuyến nông ở địa phương ngày càng được củng cố về số
lượng và chất lượng, bên cạnh đó huyện đã tổ chức rất nhiều các chương trình nhằm trau
dồi thêm kiến thức cho đội ngũ cán bộ để họ có thể hỗ trợ cho người nông dân một cách
tốt nhất.
Đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Người dân đã biết và tiếp thu
những cái mới trong sản xuất nông nghiệp, họ đã biết được sự quan trọng của máy móc,
của các sản phẩm sinh hóa khi áp dụng một cách hợp lý vào sản xuất nông nghiệp thì lợi
ích mạng lại sẽ rất cao.
2.2.2. Điểm yếu
Khí hậu phân hoá theo mùa, gây nên tình trạng thiếu nước về mùa khô, gây ảnh
hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân.
Đối với các vùng đất dốc, địa hình bị phân cắt mạnh hiện tượng xói mòn rửa trôi
đang diễn ra nghiêm trọng, cần đặc biệt chú trọng các biện pháp canh tác thích hợp cho
đất đồi, chú ý bảo vệ thảm thực vật rừng, đẩy mạnh mô hình sản xuất nông - lâm kết
hợp.
Tài nguyên đất đã khai thác trong nhiều năm nên khả năng mở rộng diện tích đất
canh tác rất khó khăn, do đó đối với việc phát triển kinh tế đầu tư theo chiều sâu bằng
các biện pháp thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất là yếu tố quyết
định cho sự phát triển của địa bàn.
Nền kinh tế còn tiềm ẩn nhiều yếu tố không ổn định, thiếu bền vững do phụ thuộc
phần lớn vào đầu tư từ ngân sách nhà nước, chưa gắn chuyển dịch cơ cấu kinh tế với lao
động.


Lực lượng lao động dồi dào nhưng lao động ở đây có trình độ phổ thông không
được đào tạo bài bản, suy nghĩ của họ khá đơn giản chỉ biết làm theo những khuôn mẫu
có sẵn trong các khâu sản xuất, họ không có những ý kiến, sáng kiến gì trong quá trình
làm việc mặc dù họ là những người lao động trực tiếp và là những người hiểu về cây
trồng, vật nuôi nhất.

2.3. Hệ thống cung cấp dịch vụ cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của
địa bàn huyện Krông Năng
2.3.1. Mạng lưới cung cấp dịch vụ đầu vào
Một số công ty giống đã về phối hợp với địa phương để cung cấp những cây, con
giống cho năng suất cao, chất lượng tốt, tổ chức các buổi hội thảo về sản phẩm giióng cây
trồng, phân bón.
Nhà nước hỗ trợ nông dân trong việc tập huấn, tiếp cận kỹ thuật canh tác và tái
canh cà phê bền vững thông qua các lớp học đầu bờ, dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền
vững (VnSAT) Đắk Lắk sẽ xây dựng mô hình trình diễn sản xuất và tái canh cà phê bền
vững.
Hằng năm, trạm khuyến nông của huyện có tổ chức triển khai các mô hình giống
lai mới có năng suất chất lượng tạo điều kiện cho nhân dân tiếp cận với going lúa lại, ngô
lại mới để đa dạng hóa các loại cây trồng vào trong sản xuất. Đồng thời triển khai nhiều
lớp tập huấn về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi nhằm giúp nông dân nâng cao trình độ canh
tác góp phần gia tăng sản lượng lương thực trên địa bàn.
Triển khai các chương trình liên kết sản xuất cà phê bền vững giữa nông dân với
công ty 2/9 tại các xã thị trấn như xã Ea Tân, Ea Tóh, Phú Lộc. Mô hình liên kết HTX Ea
Tân.
Tiếp tục triển khai các chương trình phát triển cà phê bền vững trên địa bàn huyện
theo nguyên tắc 4C, RFA, UTZ… liên kết phát triển bền vững với HTX Minh Toàn Lợi ở
xã Ea Tam, Ea Puk và Tam Giang để sản xuất cà phê có chứng nhận UTZ, Chế biến cà
phê ướt và bao tiêu sản phẩm cà phê ướt.
Tổ chức các cuộc tham quan học tập mô hình sản xuất bơ, hồ tiêu, sầu riêng tại
một số huyện trên địa bàn.


Triển khai thực hiện một số mô hình lúa lai và ngô trong đó có 01 mô hình lúa lai
chất lượng cao triển khai tại xã Phú Lộc với diện tích 4 ha, 04 mô hình liên kết với các
công ty bao gồm mô hình lúa HKT 99 triển khai tại xã Ea Hồ, mô hình lúa lai Kim Ưu 18
tại thị trấn Krông Năng , mô hình lúa lai TEJ vàng triển khai tại xã Phú Lộc.

Thường xuyên có các lớp tập huấn, hội thảo thuốc bảo vệ thực vật, dự báo về tình
hình sâu bệnh hại trên cây trồng để nông dân chủ động và kịp thời xử lý , hạn chế sâu
bệnh hại trên cây trồng
Trong chăn nuôi, đã thực hiện các phương án chủ động phòng chống dịch bệnh trên
gia súc gia cầm. Tiếp tục khuyến khích đầu tư đảm bảo các điều kiện về giống, kỹ thuật,
an toàn dịch bệnh, đồng thời từng bước chủ động nguồn thức ăn và các điều kiện cần thiết
khác để phát triển chăn nuôi theo hướng hiệu quả, an toàn vệ sinh thực phẩm
2.3.2. Mạng lưới thu mua sản phẩm
Từ những bảng số liệu trên chúng ta thấy được sản lượng sản phẩm nông nghiệp
tại địa bàn huyện Krông Năng là khá cao nhưng mạng lưới thu mua còn rất lỏng lẻo
không có hệ thống, đa phần người dân vẫn chưa chịu ký các hợp đồng cụ thể về tiêu thụ
sản phẩm, họ chỉ thấy nơi nào thuận tiện cho mình họ sẽ bán cho nơi đó vì vậy nên tiêu
thụ sản phẩm vẫn phụ thuộc rất nhiều vào các lái buôn, người buôn bán nhỏ lẻ. Giá trị
sản xuất ngành nông nghiệp tăng lên qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng có xu hướng
giảm dần. Thực tế cho thấy giá cả tác động rất lớn đến giá trị sản phẩm nông sản như cà
phê, hồ tiêu. Những năm qua người trồng các loại cây trồng này cả nước bị ảnh hưởng
rất lớn từ giá cả.
2.3.3. Cơ sở chế biến
Hiện nay trên địa bàn huyện đã hình thành các cơ sở chế biến các sản phẩm chủ
yếu từ gỗ và sản xuất đồ mộc như HTX nông nghiệp Ea Dah và dự án xây dựng nhà máy
chế biến tinh bột sắn. Huyện đang tiếp tục kêu gọi các doanh nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh
đầu tư thực hiện dự án xây dựng nhà máy chế biến phân bón từ rác thải và phế phẩm nông
nghiệp…Với việc hình thành CCN Ea Dah, Krông Năng kỳ vọng sẽ tạo cú hích cho sản
xuất CN của địa phương, tận dụng nguồn nguyên vật liệu, lao động sẵn có, qua đó vực dậy
kinh tế các xã cánh đông của huyện.


2.3.4. Những hạn chế trong quá trình tiêu thụ nông sản
Trên địa bàn huyện hiện nay chỉ các các doanh nghiệp nhỏ lẻ thu mua nông sản
như cà phê, tiêu. Chưa có các công ty lớn thu mua chế biến sản phẩm nông sản, vì vậy sản

xuất nông nghiệp của huyện còn gặp khó khăn trong khâu giải quyết đầu ra cho nông sản.
Hoạt động sản xuất nông nghiệp thì phân tán, nhỏ lẻ, xa trung tâm huyện nên khó
khăn trong việc thu gom nông sản.
Các tuyến đường giao thông liên thôn, liên xã trên địa bàn huyện đã xuống cấp hư
hỏng nặng, những vùng sâu vùng xa thì chưa có đường nhựa, đường bê tông nên việc đi
lại, vận chuyển gặp nhiều khó khăn đặc biệt là vào mùa mưa.
2.3.5. Nguyên nhân dẫn đến giá trị nông sản thấp
Giá trị sản phẩm thấp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố một trong những yếu tố đó là
việc sản phẩm nông sản của chúng ra làm chỉ dừng lại ở mức sơ chế như phơi khô, sấy,
xay xát mà không qua chế biến một cách kỹ lưỡng vì vậy vừa làm giảm giá trị sản phẩm
lại vừa làm giảm cả khả năng bảo quản sản phẩm. Trên địa bàn hiện nay chưa có các cơ
sở, doanh nghiệp nông nghiệp chế biến sâu, nên hàng hoá nông sản phải đưa đi các nơi
khác để chế biến làm cho chất lượng sản phẩm giảm.
Đa số người dân đều không có nắm vững về thị trường, giá cả, sản phẩm nông
nghiệp là mặt hàng không thể để lâu dài được, do sản xuất nông nghiệp thì nhỏ lẻ theo quy
mô hộ gia đình nên sản xuất sản phẩm nông sản phải vận chuyển đi xa. Nắm được những
điều này các thương lái thường tận dụng để ép giá làm cho giá nông sản thấp hơn giá thị
trường.
Trong những năm gần đây, thời tiết khí hậu thay đổi thất thường, các cơn bão hàng
năm đến nhiều hơn với cường độ mạnh hơn ảnh hưởng trực tiếp đến điều kiện sản xuất.
Không những thế với cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện như hiện nay thì việc bảo quản nông
sản trong thời gian bão cũng gặp rất nhiều khó khăn.
Việc sử dụng quá nhiều sản phẩm sinh hóa cũng là một nguyên nhân làm giá trị
nông sản giảm. Người dân còn quá thiếu thông tin về các sản phẩm sinh hóa họ dùng các
sản phẩm này một cách thiếu hiểu biết làm giảm giá trị nông sản và làm ảnh hưởng đến
môi trường. Việc lạm dụng các loại thuốc hoá học , phân bón để kích thích cây trồng sinh


×