Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

Đề xuất chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tăng giá trị, giảm đầu vào trên địa bàn huyện krông búk tỉnh đắk lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.06 KB, 39 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN

CHUYÊN ĐỀ MÔN HỌC KINH TẾ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

Tên đề tài:
Nghiên cứu đề xuất chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng
tăng giá trị, giảm đầu vào trên địa bàn huyện Krông Búk - tỉnh Đắk Lắk.

Người thực hiện: Văn Tấn Vũ
Ngành: Kinh tế nông nghiệp
Khóa: K11

Đắk Lắk, tháng 11/2016


PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.
Theo xu hướng phát triển kinh tế nông nghiệp hiện nay, sản xuất nông
nghiệp đang được nhiều người quan tâm, đặc biệt là những nơi có nguồn tài
nguyên thiên nhiên ít ỏi nhưng làm sao cho sản xuất đạt hiệu quả cao. Hiện nay
nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên việc xuất khẩu
nông lâm thủy sản sẽ là chủ lực với sự phát triển kinh tế nông nghiệp nói riêng
và của cả nền kinh tế Việt Nam nói chung.
Huyện Krông Búk – Tỉnh Đắk Lắk không phải là vùng có ít tài nguyên đất
và nước nhưng cách quản lý cùng với việc sử dụng các nguồn tài nguyên, các
yếu tố đầu vào như thế nào để tạo giá trị đầu ra ngày càng tăng cao vẫn là vấn đề
nan giải cần tìm ra hướng đi đúng hơn. Từ thực trạng sản xuất nông nghiệp lạc
hậu, thiếu thốn, với phương thức canh tác theo hướng truyền thống chủ yếu dựa
vào tự nhiên nay chuyển sang sản xuất đảm bảo tự cấp tự túc theo xu hướng thị
trường thì việc chuyển đổi tập quán canh tác, môi trường sống sẽ ảnh hưởng tới


hoạt động sống và sản xuất của người dân.
Huyện Krông Búk có thể nói là một huyện nông nghiệp, dân số sống chủ
yếu bằng nghề trồng trọt và chăn nuôi. Cơ cấu kinh thì nông nghiệp chiếm phần
lớn và một số hoạt động tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ rất thuận lợi
cho việc phát triển sản xuất các măt hàng nông sản như cà phê, cao su, tiêu, cây
ăn trái, bò, lợn, gia cầm…
Xuất phát từ thực tế trên, em chọn Nghiên cứu đề xuất chuyển đổi cơ
cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tăng giá trị, giảm đầu vào trên địa bàn
huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk nhằm tìm hiểu rõ hơn thực trạng giá trị sản
xuất nông nghiệp của huyện này, đề xuất giải pháp hữu hiệu và bản thân tích lũy
thêm kiến thức thực tế, góp phần hoàn thiện cá nhân và phục vụ công tác.

Page 1


II. Mục tiêu nguyên cứu .
Đề tài tập trung nguyên cứu về thực trạng sản xuất nông nghiệp tại huyện
Krông Búk – tỉnh Đắk Lắk nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị kinh
tế nông nghiệp để đề xuất các giải pháp chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp
theo hướng tăng giá trị, giảm đầu vào. Từ đó nâng cao thu nhập, cải thiện đời
sống vật chất lẫn tinh thần cho người dân trên địa bàn huyện Krông Búk.
III. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu.
1. Đối tượng nghiên cứu: đề tài nghiên cứu về thực trạng nông nghiệp tại
huyện Krông Búk.
2. Phạm vi nghiên cứu: chỉ thu thập thông tin trên phạm vi địa bàn huyện
Krông Búk – tỉnh Đắk Lắk – nước Việt Nam.
3. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Dùng phương pháp thống kê, so sánh số liệu từ năm 2013 đến 2015.

- Phương pháp thu thập thông tin và phân tích dữ liệu.
- Phương pháp suy luận logic.
PHẦN II: KHÁI QUÁT VỀ LÝ LUẬN:
I. Lý thuyết cơ bản về các nguồn lực sản xuất nông nghiệp
Trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất và dịch vụ cho xã hội, con
người đã sử dụng một lượng nhất định của các yếu tố về sức lao động, tư liệu lao
động và đối tượng lao động được kết hợp với nhau theo một công nghệ nhất
định, với một không gian và thời gian cụ thể. Các yếu tố tham gia vào quá trình
sản xuất không ngừng được tái sản xuất mở rộng nhằm tạo ra ngày càng nhiều
của cải vật chất và dịch vụ. Tất cả những tài nguyên hiện đang được sử dụng
hoặc có thể được sử dụng vào sản xuất của cải vật chất hoặc dịch vụ được gọi là

Page 2


những yếu tố nguồn lực. Như vậy, về mặt kinh tế các yếu tố nguồn lực của sản
xuất là phạm trù kinh tế dùng để chỉ những nguồn tài nguyên tự nhiên, kinh tế và
xã hội đã, đang và sẽ được sử dụng cho hoạt động kinh tế để tạo ra của cải vật
chất hay dịch vụ đáp ứng yêu cầu xã hội nhất định.
Trong nông nghiệp, các yếu tố nguồn lực có thể tồn tại dưới hình thái vật
chất, bao gồm: đất đai, máy móc, thiết bị, kho tàng, nguyên nhiên vật liệu, giống
cây trồng, vật nuôi, phân bón, thức ăn gia súc, sức lao động với kỹ năng và kinh
nghiệm sản xuất nhất định.v.v Nguồn lực sản xuất của nông nghiệp cũng có thể
tồn tại dưới hình thái giá trị. Người ta sử dụng đồng tiền làm thước đo để định
lượng và quy đổi mọi nguồn lực khác nhau về hình thái vật chất được sử dụng
vào nông nghiệp thành một đơn vị tính toán thống nhất.
Xét về hình thái hiện vật, người ta có thể phân nhóm các yếu tố nguồn lực
trong nông nghiệp như sau:
a. Nhóm các yếu tố liên quan đến nguồn nhân lực của nông nghiệp, bao
gồm số lượng và chất lượng sức lao động đang và sẽ được sử dụng vào nông

nghiệp. Nhóm này còn bao gồm cả những yếu tố về tri thức, kỹ năng, kinh
nghiệm, truyền thống, bí quyết công nghệ v.v.
b. Nhóm các yếu tố nguồn lực liên quan đến phương tiện cơ khí, như:
Nguồn năng lượng, bao gồm cả nguồn năng lượng của động lực máy móc
và động lực gia súc. Trong giai đoạn đầu của công nghiệp hoá, động lực gia súc
chiếm tỷ trọng lớn và giảm dần cùng với sự thay thế của động lực máy móc ở
giai đoạn phát triển cao của công nghiệp hoá.
Máy công tác và những công cụ nói chung.
Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, bao gồm: hệ thống thuỷ lợi, hệ thống

Page 3


đường giao thông, kho tàng, các cơ sở chế biến nông sản.
c. Nhóm các yếu tố nguồn lực sinh học, bao gồm vườn cây lâu năm, súc
vật làm việc, súc vật sinh sản,v,v.
d. Nhóm các yếu tố nguồn lực liên quan đến các phương tiện hoá học
phục vụ nông nghiệp; phân bón hoá học, thuốc trừ sâu, thuốc thú y, các chất kích
thích v.v.
Điều cần nhấn mạnh là các yếu tố nguồn lực trong nông nghiệp là những
tài nguyên quý hiếm và có hạn. Những đặc điểm của các yếu tố nguồn lực sử
dụng vào nông nghiệp gắn liền với những đặc điểm của sản xuất nông nghiệp và
biểu hiện trên các mặt sau:
- Yếu tố nguồn lực ruộng đất.
- Yếu tố nguồn nhân lực trong nông nghiệp.
- Nguồn lực vốn trong nông nghiệp
Dưới tác động của yếu tố đất đai và thời tiết – khí hậu đa dạng phức tạp
dẫn đến việc sử dụng các yếu tố nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp mang tính
khu vực và tính thời vụ rõ rệt.
Nguồn lực đất đai rất có hạn, trong điều kiện nước ta, mức diện tích tự

nhiên theo đầu người thấp hơn thế giới tới 6 lần (0,55ha/3,36h) xếp vào hàng thứ
135, thuộc nhóm các nước có mức bình quân đất đai thấp nhất thế giới. Trong đó
bình quân đất nông nghiệp nước ta đạt 0,1ha/người, bằng 1/3

mức bình quân

thế giới.
Tiềm năng về nguồn lực sinh học đa dạng, phong phú nhưng chưa được
khai thác có hiệu quả, một số cây trồng vật nuôi chưa được coi trọng để chọn
lọc, bồi dục. Một số giống mới được chọn lọc, lai tạo có năng suất cao nhưng
chưa đáp ứng yêu cầu mở rộng diện tích, sản xuất.

Page 4


Nguồn lực về vốn trong nông nghiệp nước ta đang là yếu tố hạn chế. Vốn
tự có trong nông dân ít ỏi. Nguồn vốn ngân sách còn mỏng, nguồn thu cho ngân
sách thấp và chưa ổn định, hàng năm ngân sách còn bội chi. Vì thế phải tính toán
lựa chọn để sử dụng có hiệu quả yếu tố nguồn lực hạn chế này, từng bước tăng
lực nội sinh và tạo thêm nguồn tích luỹ từ tiết kiệm ở trong nước.
Nguồn nhân lực của nước ta rất phong phú, hiện lao động nông nghiệp
còn chiếm gần 70% tổng lao động xã hội, nhưng chưa được sử dụng hợp lý, một
bộ phận sức lao động đáng kể thiếu việc làm, thu nhập thấp, nhất là những vùng
đất chật người đông.
Trong quá trình chuyển nền kinh tế nước ta sang cơ chế thị trường có sự
quản lý của Nhà nước, cần thiết phải tính toán, tìm kiếm các giải pháp để sử
dụng các yếu tố nguồn lực hạn chế của nước ta hợp lý và có hiệu quả. Một mặt
phải nhanh chóng khắc phục tình trạng lạc hậu về khoa học và công nghệ, mặt
khác phải biết khai thác lợi thế so sánh của nền nông nghiệp nhiệt đới, á nhiệt
đới để sản xuất các loại nông sản đưa ra thị trường quốc tế.

II. Giá trị của sản xuất nông nghiệp
Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng và phức tạp. Nó
không chỉ là một ngành kinh tế đơn thuần mà còn là hệ thống sinh học - kỹ thuật,
bởi vì một mặt cơ sở để phát triển nông nghiệp là việc sử dụng tiềm năng sinh
học - cây trồng, vật nuôi. Chúng phát triển theo qui luật sinh học nhất định con
người không thể ngăn cản các quá trình phát sinh, phát triển và diệt vong của
chúng, mà phải trên cơ sở nhận thức đúng đắn các qui luật để có những giải pháp
tác động thích hợp với chúng. Mặt khác quan trọng hơn là phải làm cho người
sản xuất có sự quan tâm thoả đáng, gắn lợi ích của họ với sử dụng quá trình sinh
học đó nhằm tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm cuối cùng hơn.
Nông nghiệp nếu hiểu theo nghĩa hẹp chỉ có ngành trồng trọt, ngành chăn

Page 5


nuôi và ngành dịch vụ trong nông nghiệp. Còn nông nghiệp hiểu theo nghĩa rộng
nó còn bao gồm cả ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản nữa.
Giá trị nông nghiệp thể hiện rõ ràng ở 2 phương diện là giá trị trồng trọt
và giá trị chăn nuôi:
* Giá trị trồng trọt: Ngành trồng trọt là ngành sản xuất chủ yếu của sản
xuất nông nghiệp ở nước ta hàng năm ngành trồng trọt còn chiếm tới 75% giá trị
sản lượng nông nghiệp (theo nghĩa hẹp). Sự phát triển ngành trồng trọt có ý
nghĩa kinh tế rất to lớn.
Ngành trồng trọt là ngành sản xuất và cung cấp lương thực, thực phâm
cho con người. Phát triển ngành trồng trọt sẽ nâng cao mức sản xuất và tiêu
dùng lương thực, thực phâm bình quân trên đầu người, tạo cơ sở phát triển
nhanh một nền nông nghiệp toàn diện.
Là ngành sản xuất và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ. Ngành
trồng trọt phát triển theo hướng mở rộng dần tỷ trọng diện tích các loại cây công
nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu và cây thực phâm có giá trị kinh tế cao để đáp

ứng nhu cầu nguyên liệu phát triển công nghiệp nhẹ công nghiệp thực phâm,
công nghiệp chế biến.
Phát triển ngành trồng trọt sẽ đảm bảo nguồn thức ăn dồi dào và vững
chắc cho ngành chăn nuôi, thúc đây sự hình thành các vùng chuyên canh sản
xuất cây thức ăn và phát triển công nghiệp chế biến thức ăn cho nuôi, trên cơ sở
đó chuyển dần chăn nuôi theo hướng sản xuất tập trung và thâm canh cao.
Ngành trồng trọt phát triển có ý nghĩ to lớn và quyết định đến việc chuyển
dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Ngành trồng trọt phát triển làm cho năng suất
cây trồng tăng, đặc biệt là năng suất cây lương thực tăng, nhờ đó sẽ chuyển nền
sản xuất nông nghiệp từ độc canh lương thực sang nền nông nghiệp đa canh có

Page 6


nhiều sản phâm hàng hoá giá trị kinh tế cao đáp ứng nhu cầu thị trường và góp
phần thực hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Ngành trồng trọt của nước ta có nhiều tiềm năng lớn để phát triển, điều đó
được tể hiện trên các mặt sau:
Mặc dù quĩ ruộng đất để phát triển ngành trồng trọt không nhiều, bình
quân ruộng đất trên đầu người thấp và có xu hướng giảm do tác động của quá
trình công nghiệp hoá và đô thị hoá. Tuy nhiên ngành trồng trọt của nước ta vẫn
còn khả năng mở rộng diện tích gieo trồng cả về mặt khai hoang và tăng vụ, nhất
là về tăng vụ nhưng phải gắn liền với sự phát triển của khoa học, công nghệ và
sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt hợp lý.
Điều kiện tự nhiên, ngành trồng trọt của nước ta thuộc hệ sinh thái nhiệt
đới và á nhiệt đới ẩm, ánh sáng dư thừa rất thuận lợi cho cây trồng phát triển và
trồng cấy nhiều vụ khác nhau trên các vùng trong cả nước, cho phép đem lại
năng suất sinh khối cao trên mỗi đơn vị diện tích. Song chính điều kiện tự nhiên,
nhiệt đới và á nhiệt đới ẩm ở nước ta, cùng với vị trí địa lý sát biển và địa hình
phức tạp đã gây cho ngành trồng trọt nước ta không ít khó khăn về bão, lũt, hạn

hán, sâu bệnh phá hoại... Vì vậy đòi hỏi ngành trồng trọt của nước ta phải luôn
chủ động khai thác có hiệu quả những thuận lợi và hạn chế, né tránh những khó
khăn đến mức tối đa để phát triển vững chắc ngành trồng trọt với nhịp độ tăng
trưởng cao.
* Giá trị chăn nuôi: Chăn nuôi là một trong hai ngành sản xuất chủ yếu
của nông nghiệp, với đối tượng sản xuất là các loại động vật nuôi nhằm cung cấp
các sản phâm đáp ứng nhu cầu của con người. Ngành chăn nuôi cung cấp các
sản phâm có giá trị kinh tế cao như thịt, trứng, sữa, mật ong... nhằm đáp ứng các
nhu cầu tiêu dùng thiết yếu hàng ngày của người dân. Một xu hướng tiêu dùng
có tính qui luật chung là khi xã hội phát triển thì nhu cầu tiêu dùng về các sản

Page 7


phâm chăn nuôi ngày càng tăng lên một cách tuyệt đối so với các sản phâm nông
nghiệp nói chung. Chăn nuôi là ngành cung cấp nhiều sản phâm làm nguyên liệu
quí giá cho các ngành công nghiệp chế biến thực phâm và dược liệu. Chăn nuôi
là ngành ngày càng có vai trò quan trọng trong việc cung cấp các sản phâm đặc
sản tươi sống và sản phâm chế biến có giá trị cho xuất khâu.
Trong nông nghiệp, chăn nuôi và trồng trọt có mối quan hệ mật thiết với
nhau, sự gắn bó của hai ngành này là do sự chế ước bởi qui trình công nghệ,
những vấn đề kinh tế kỹ thuật của liên ngành này. Chăn nuôi cung cấp cho trồng
trọt nguồn phân bón hữu cơ quan trọng không chỉ có tác động tăng năng suất cây
trồng mà còn có tác dụng cải tạo đất, tái tạo hệ vi sinh vật và bảo vệ cân bằng
sinh thái. ở nhiều vùng, trong sản xuất ngành trồng trọt vẫn cần sử dụng sức kéo
của động vật cho các hoạt động canh tác và vận chuyển. Mặc dù rằng vai trò của
chăn nuôi đối với trồng trọt có xu hướng giảm xuống, song vai trò của chăn nuôi
nói chung ngày càng tăng lên.
Xã hội càng phát triển, mức tiêu dùng của người dân về các sản phẩm
chăn nuôi ngày càng tăng lên cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu sản phẩm. Do

vậy mức đầu tư của xã hội cho ngành chăn nuôi ngày càng có xu hướng tăng
nhanh ở hầu hết mọi nền nông nghiệp. Sự chuyển đổi có tính qui luật trong đầu
tư phát triển sản xuất nông nghiệp là chuyển dần từ sản xuất trồng trọt sang phát
triển chăn nuôi, trong ngành trồng trọt, các hoạt động trồng ngũ cốc cũng chuyển
hướng sang phát triển các dạng hạt và cây trồng làm thức ăn chăn nuôi.
Như vậy nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản giữ vai trò to lớn
trong việc phát triển kinh tế ở hầu hết cả nước, nhất là ở các nước đang phát triển
ở những nước này còn nghèo, đại bộ phận sống bằng nghề nông. Tuy nhiên,
ngay cả những nước có nền công nghiệp phát triển cao, mặc dù tỷ trọng GDP
nông nghiệp không lớn, nhưng khối lượng nông sản của các nước này khá lớn và

Page 8


không ngừng tăng lên, đảm bảo cung cấp đủ cho đời sống con người những sản
phẩm tối cần thiết đó là lương thực, thực phẩm. Những sản phẩm này cho dù
trình độ khoa học - công nghệ phát triển như hiện nay, vẫn chưa có ngành nào có
thể thay thế được. Lương thực, thực phẩm là yếu tố đầu tiên, có tính chất quyết
định sự tồn tại phát triển của con người và phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước.
Xã hội càng phát triển, đời sống của con người ngày càng được nâng cao
thì nhu cầu của con người về lương thực, thực phẩm cũng ngày càng tăng cả về
số lượng, chất lượng và chủng loại. Điều đó do tác động của các nhân tố đó là:
Sự gia tăng dân số và nhu cầu nâng cao mức sống của con người.
Các nhà kinh tế học đều thống nhất rằng điều kiện tiên quyết cho sự phát
triển là tăng cung lương thực cho nền kinh tế quốc dân bằng sản xuất - hoặc
nhập khẩu lương thực. Có thể chọn con đường nhập khẩu lương thực để giành
nguồn lực làm việc khác có lợi hơn. Nhưng điều đó chỉ phù hợp với các nước
như: Singapore, Arậpsaudi hay Brunay mà không dễ gì đối với các nước như:
Trung Quốc, Indonexia, ấn Độ hay Việt Nam - là những nước đông dân. Các

nước đông dân này muốn nền kinh tế phát triển, đời sống của nhân dân được ổn
định thì phần lớn lương thực tiêu dùng phải được sản xuất trong nước. Indonexia
là một thí dụ tiêu biểu, một triệu tấn gạo mà Indonexia tự sản xuất được thay vì
phải mua thường xuyên trên thị trường thế giới đã làm cho giá gạo thấp xuống
50 USD/tấn. Giữa những năm của thập kỷ 70-80 Indonexia liên tục phải nhập
hàng năm từ 2,5-3,0 triệu tấn lương thực. Nhưng nhờ sự thành công của chương
trình lương thực đã giúp cho Indonexia tự giải quyết được vấn đề lương thực vào
giữa những năm 80 và góp phần làm giảm giá gạo trên thị trường thế giới. Các
nước ở Châu á đang tìm mọi biện pháp để tăng khả năng an ninh lương thực, khi
mà tự sản xuất và cung cấp được 95% nhu cầu lương thực trong nước. Thực tiễn
lịch sử của các nước trên thế giới đã chứng minh chỉ có thể phát triển kinh tế một

Page 9


cách nhanh chóng, chừng nào quốc gia đó đã có an ninh lương thực. Nếu không
đảm bảo an ninh lương thực thì khó có sự ổn định chính trị và thiếu sự đảm bảo
cơ sở pháp lý, kinh tế cho sự phát triển, từ đó sẽ làm cho các nhà kinh doanh
không yên tâm bỏ vốn vào đầu tư dài hạn.
Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong việc cung cấp các yếu tố đầu vào
cho công nghiệp và khu vực thành thị. Điều đó được thể hiện chủ yếu ở các mặt
sau đây:
- Nông nghiệp đặc biệt là nông nghiệp của các nước đang phát triển là khu
vực dự trữ và cung cấp lao động cho phát triển công nghiệp và đô thị. Trong
giai đoạn đầu của công nghiệp hoá, phần lớn dân cư sống bằng nông nghiệp
và tập trung sống ở khu vực nông thôn. Vì thế khu vực nông nghiệp, nông
thôn thực sự là nguồn dự trữ nhân lực dồi dào cho sự phát triển công nghiệp
và đô thị. Quá trình nông nghiệp hoá và đô thị hoá, một mặt tạo ra nhu cầu
lớn về lao động, mặt khác đó mà năng suất lao động nông nghiệp không
ngừng tăng lên, lực lượng lao động từ nông nghiệp được giải phóng ngày

càng nhiều. Số lao động này dịch chuyển, bổ sung cho phát triển công nghiệp
và đô thị. Đó là xu hướng có tính qui luật của mọi quốc gia trong quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Khu vực nông nghiệp còn cung cấp nguồn nguyên liệu to lớn và quí cho
công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến. Thông qua công nghiệp chế
biến, giá trị của sản phẩm nông nghiệp nâng lên nhiều lần, nâng cao khả năng
cạnh tranh của nông sản hàng hoá, mở rộng thị trường ...
- Khu vực nông nghiệp là nguồn cung cấp vốn lớn nhất cho sự phát triển kinh
tế trong đó có công nghiệp, nhất là giai đoạn đầu của công nghiệp hoá, bởi vì
đây là khu vực lớn nhất, xét cả về lao động và sản phẩm quốc dân. Nguồn
vốn từ nông nghiệp có thể được tạo ra bằng nhiều cách, như tiết kiện của

Page
10


nông dân đầu tư vào các hoạt động phi nông nghiệp, thuế nông nghiệp, ngoại
tệ thu được do xuất khẩu nông sản v.v... trong đó thuế có vị trí rất quan trọng
“Kuznets cho rằng gánh nặng của thuế mà nông nghiệp phải chịu là cao hơn
nhiều so với dịch vụ Nhà nước cung cấp cho công nghiệp”. Việc huy động
vốn từ nông nghiệp để đầu tư phát triển công nghiệp là cần thiết và đúng đắn
trên cơ sở việc thực hiện bằng cơ chế thị trường, chứ không phải bằng sự áp
đặt của Chính phủ. Những điển hình về sự thành công của sự phát triển ở
nhiều nước đều đã sử dụng tích luỹ từ nông nghiệp để đầu tư cho nông
nghiệp. Tuy nhiên vốn tích luỹ từ nông nghiệp chỉ là một trong những nguồn
cần thiết phát huy, phải coi trọng các nguồn vốn khác nữa để khai thác hợp
lý, đừng quá cường điệu vai trò tích luỹ vốn từ nông nghiệp.
Nông nghiệp và nông thôn là thị trường tiêu thụ lớn của công nghiệp. ở
hầu hết các nước đang phát triển, sản phẩm công nghiệp, bao gồm tư liệu tiêu
dùng và tư liệu sản xuất được tiêu thụ chủ yếu dựa vào thị trường trong nước mà

trước hết là khu vực nông nghiệp và nông thôn. Sự thay đổi về cầu trong khu
vực nông nghiệp, nông thôn sẽ có tác động trực tiếp đến sản lượng ở khu vực phi
nông nghiệp. Phát triển mạnh mẽ nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho dân cư
nông nghiệp, làm tăng sức mua từ khu vực nông thôn sẽ làm cho cầu về sản
phẩm công nghiệp tăng, thúc đẩy công nghiệp phát triển, từng bước nâng cao
chất lượng có thể cạnh tranh với thị trường thế giới.
Nông nghiệp được coi là ngành đem lại nguồn thu nhập ngoại tệ lớn. Các
loại nông, lâm thuỷ sản dễ dàng gia nhập thị trường quốc tế hơn so với các hàng
hoá công nghiệp. Vì thế, ở các nước đang phát triển, nguồn xuất khẩu để có
ngoại tệ chủ yếu dựa vào các loại nông, lâm thuỷ sản. Xu hướng chung ở các
nước trong quá trình công nghiệp hoá, ở giai đoạn đầu giá trị xuất khẩu nông
lâm, thuỷ sản chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu và tỷ trọng đó
sẽ giảm dần cùng với sự phát triển cao của nền kinh tế. ở Thái Lan năm 1970 tỷ
Page
11


trọng giá trị nông, lâm, thuỷ sản trong tổng kim ngạch xuất khẩu chiếm 76,71%
giảm xuống 59,36% năm 1980; 38,11% năm 1990; 35,40% năm 1991; 34,57%
năm 1992; 29,80% năm 1993 và 29,60% năm 1994. Tuy nhiên xuất khẩu nông,
lâm thuỷ sản thường bất lợi do giá cả trên thị trường thế giới có xu hướng giảm
xuống, trong lúc đó giá cả sản phẩm công nghiệp tăng lên, tỷ giá cánh kéo giữa
hàng nông sản và hàng công nghệ ngày càng mở rộng, làm cho nông nghiệp,
nông thôn bị thua thiệt.
Ở một số nước chỉ dựa vào một vài loại nông sản xuất khẩu chủ yếu, như
Coca ở Ghana, đường mía ở Cuba, cà phê ở Braxin v.v... đã phải chịu nhiều rủi
ro và sự bất lợi trong xuất khẩu. Vì vậy gần đây nhiều nước đã thực

hiện


đa

dạng hoá sản xuất và xuất khẩu nhiều loại nông lâm thuỷ sản, nhằm đem lại
nguồn ngoại tệ đáng kể cho đất nước.
Nông nghiệp và nông thôn có vai trò to lớn, là cơ sở trong sự phát triển
bền vững của môi trường. Nông nghiệp sử dụng nhiều hoá chất như phân bón
hoá học, thuốc trừ sâu bệnh v.v... làm ô nhiễm đất và nguồn nước. Trong quá
trình canh tác dễ gây ra xói mòn ở các triền dốc thuộc vùng đồi núi và khai
hoang mở rộng diện tích đất rừng v.v... Vì thế, trong quá trình phát triển sản xuất
nông nghiệp, cần tìm những giải pháp thích hợp để duy trì và tạo ra sự phát triển
bền vững của môi trường.
Tóm lại, nền kinh tế thị trường, vai trò của nông nghiệp trong sự phát triển
bao gồm hai loại đóng góp: thứ nhất là đóng góp về thị trường - cung cấp sản
phẩm cho thị trường trong và ngoài nước, sản phẩm tiêu dùng cho các khu vực
khác, thứ hai là sự đóng góp về nhân tố diễn ra khi có sự chuyển dịch các nguồn
lực (lao động, vốn v.v...) từ nông nghiệp sang khu vực khác.
III. Định hướng chung cho phát triển nông nghiệp theo hướng tăng
giá trị, giảm đầu vào

Page
12


Ngành nông nghiệp và hệ thống lương thực nói chung của Việt Nam đang
đứng trước bước ngoặt. Tuy đã gặt hái nhiều thành công và đứng trước vận hội
lớn cả trong và ngoài nước nhưng ngành nông nghiệp cũng đang phải đối mặt
với những thách thức lớn về dân số, kinh tế và môi trường, bởi quá trình phát
triển đô thị, công nghiệp và dịch vụ, về lao động, đất đai và nguồn nước. Chi phí
lao động tăng đã bắt đầu hạn chế khả năng cạnh trên trên thị trường quốc tế của
Việt Nam.

Tỷ suất lợi nhuận thấp trong các nông hộ nhỏ, tình trạng thiếu việc làm
tương đối nghiêm trọng trong lao động nông nghiệp, chất lượng sản phẩm và an
toàn vệ sinh thực phẩm không ổn định và thấp chỉ còn ở mức thấp, mức độ bổ
sung giá trị, trình độ đổi mới sáng tạo công nghệ và thể chế còn hạn chế… tất cả
yếu tố đó đã thể hiện chất lượng tăng trưởng tương đối thấp của nông nghiệp
Viêt Nam.
Thực tế là hiện nay tốc độ tăng trưởng GDP nông nghiệp và mức tăng
năng suất đã chậm lại. Một số phương diện, phát triển nông nông nghiệp đã gây
tổn hại môi trường như tàn phá rừng, mất đa dạng sinh học, thoái hóa đất, ô
nhiễm nước và phát thải khí nhà kính. Tại hầu hết các địa phương, tăng trưởng
nông nghiệp chủ yếu dựa trên tăng diện tích canh tác, thâm canh, tăng vụ và tăng
cường sử dụng phân bón, tài nguyên thiên nhiên. Vì vậy, sản lượng đầu ra ngày
càng đòi hỏi chi phí đầu vào cao hơn và làm tăng chi phí môi trường.
Ngành nông nghiệp Việt Nam cần phải chuyển hướng. “Đã đến lúc không
thể “làm theo cách cũ” được nữa- tốc độ tăng trưởng giảm sút, nông nghiệp dễ bị
tổn thương . Cần thay đổi để vượt qua những thách thức này, để đảm bảo tăng
trưởng nông nghiệp trong tương lai và đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của người
dân Việt Nam được tốt hơn”,
Cần tạo sự thay đổi không chỉ trong mô hình tăng trưởng mà ngay cả trong
cơ cấu sản xuất và tổ chức chuỗi cung ứng. Sản xuất và cung ứng của nông

Page
13


nghiệp hiện nay còn khá manh mún, mối liên kết thực tể giữa nông dân và sự
phối hợp theo ngành dọc còn yếu. Do đó, một mô hình quản lý nhà nước trong
ngành nông nghiệp cần thay đổi- nhà nước cần thay đổi cách thức cung ứng dịch
vụ hỗ trợ về công nghệ và điều tiết, đầu tư và chi công và áp dụng các chính sách
nhằm khuyến khích đầu tư cho nông dân và các doanh nghiệp nông nghiệp.

“Tăng giá trị, giảm đầu vào”, tức là phải tạo thêm giá trị kinh tế cho nông
dân và người tiêu dùng, đồng thời giảm sử dụng tài nguyên thiên nhiên, lao động
và các nguồn lực khác. Ngoài ra, ngành nông nghiệp cần chuyển hướng cạnh
tranh bằng cách trở thành nguồn cung đáng tin cậy, chất lượng ổn định, bảo đảm
an toàn thực phẩm và tạo thêm nhiều giá trị, giảm các nguy cơ gây ô nhiễm môi
trường…
Ngoài việc chuyển đổi cấu trúc giá trị chúng ta cần chuyển đổi việc làm và
thu nhập nông thôn.
PHẦN III: KẾT QUẢ NGUYÊN CỨU
1. Giới thiệu những nét cơ bản về địa bàn nghiên cứu
Krông Búk là một huyện của tỉnh Đắk Lắk, Việt Nam. Theo tiếng Ê
Đê, Krông Buk có nghĩa là suối tóc. Ngày 23 tháng 12 năm 2008 Chính phủ ra
nghị định 07/ NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Krông Búk
để thành lập thị xã Buôn Hồ và Huyện Krông Búk trực thuộc tỉnh Đắk Lắk,
huyện có vị trí tiếp giáp các vùng như sau:
Phía Đông giáp huyện Krông Năng.
Phía Tây giáp huyện Cư M’Gar, Ea H’Leo.
Phía Nam giáp thị xã Buôn Hồ, huyện Cư M’Gar.
Phía Bắc giáp huyện Ea H’Leo.
Hiện nay huyện Krông Búk có diện tích 35,782 ha với 07 đơn vị hành
chính là xã; Dân số khoảng 62.501 người - Mật độ khoảng 175 người/km².

Page
14


Huyện Krông Búk – tỉnh Đắk Lắk cách Thành phố Buôn Ma Thuột
khoảng hơn 50 km về phía Bắc và nằm trên tuyến đường Quốc lộ 14 nên giao
thông thuận tiện. Là cộng đồng với nhiều đồng bào dân tộc tại chỗ nên các cụm
dân cư có mức độ tập trung khá cao, một số công trình cơ sở hạ tầng như đường,

trường, trạm… đã được xây dựng cơ bản.
Huyện Krông Búk có rất nhiều thành phần kinh tế, trong đó chủ yếu vẫn là
nông nghiệp, giá trị nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn và rất đang dạng. Nền nông
nghiệp của huyện có bề giày lịch sử và phong phú về cây trồng, vật nuôi. Cây
trồng chính tại huyện là các loại cây công nghiệp như: cây cà phê, hồ tiêu, cao
su, các loại cây ăn trái phổ biến là bơ, sầu riêng và chăn nuôi bò, lợn, dê, gia
cầm…
2. Thực trạng cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện
a. Cơ cấu diện tích, cây trồng vật nuôi, quy mô, năng suất.
Đất là nguồn lực đặt biệt vô cùng giá trị và có hạn, nếu ta sử dụng, cải tạo,
bảo quản đất đúng cách thì đất màu mỡ, không bị cạn kiệt theo thời gian, đem lại
giá trị trường tồn.
Bảng 1: Cơ cấu sử dung đất tại huyện Krông Búk 2013-2015
Năm

Năm

+/năm

Năm

+/- năm

2013

2014

trước

2015


trước

Tổng số
1. Đất NN

35,782
29,092

35,782
29,081

0
-11

35,782
32,649

0
3,568

- Cây hàng năm
- Cây lâu năm
2. Đất lâm nghiệp

2,769
26,324
677.91

2,769

26,313
673.3

0
-11
-5

1,430
31,219
203.46

-1,339
4,906
-470

3. Đất mặt nước NTTS
4. Đất chuyên dùng (XD, GT, TL)

52.85
3,280

52.85
3,292

0
12

82.79
1,643


30
-1,649

5. Đất sông suối, mặt nước chuyên dùng

1,703

1,703

0

494

-1,209

613.44
363

616.9
363

3
0

621.85
88

5
-275


6. Đất khu dân cư
7. Đất chưa sử dụng

Page
15


(nguồn UBND huyện Krông Búk)
Đất tự nhiên chưa được sử dụng giảm đi đáng kể, thay vào đó là đất khai
hoang, đất nông nghiệp tăng (riêng từ năm 2014 đến năm 2015 đất nông nghiệp
tăng 3,575 ha); Đặt biệt trong cơ cấu đất nông nghiệp có biến động mạnh, đất
trồng cây hàng năm có xu hướng giảm nhiều thay vào đó đất trồng cây lâu năm
tăng mạnh (giá trị so sánh tuyệt đối năm 2013 đến 2015 thì đất trồng cây hàng
năm giảm 1,339 ha, đất trồng cây lâu năm tăng 4,902 ha). Điều này cho thấy
người dân trong Huyện đã tận dụng triệt để đất để trồng trọt, cơ cấu cây trồng
trong vùng cũng được chuyển đổi mạnh, diện tích cây lâu năm năm tăng cao.
Một vài năm gần đây giá mặt hàng nông sản của cây trồng lâu năm như
tiêu, sầu riêng, bơ, xoài…tăng cao và đem lại thu nhập lớn, nông dân đã tập
trung trồng các loại cây này một cách ồ ạt nên số diện tích đất trồng cây lâu năm
tăng nhanh chóng, số nhiều diện tích đất trồng cây hàng năm đã được trồng thay
thế bằng cây lâu năm.
Diệc tích đất rừng bị thu hẹp dần qua các năm, phần nào cho thấy người
dân phá rừng để làm nương rẫy tăng đáng kể, việc các cánh rừng trên địa bàn bị
tàn phá mà lực lượng chức năng khó kiểm soát được, làm mất cân đối nguyên
sinh tự nhiên, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường, thiên tai…
Bảng 2: Giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện Krông Búk 2013-2015
Năm
Tổng giá trị
Nông nghiệp
Trồng trọt

+ Cây hàng năm
+ Cây lâu năm
Chăn nuôi
+ Gia súc
+ Gia cầm
Thủy sản
Lâm nghiệp
TTCN, XD

2013
3,617,936
2,543,157
2,303,699
127,275
2,155,688
82,408
57,057
25,351
27,287
13,728
245,158

%

Năm 2014

70.3

3,497,653
2,352,726

2,078,191
176,482
1,882,720
112,463
71,961
33,025
37,698
11,758
259,648

6.8

Page
16

%

+/- năm

trước
- -120,283
67.3 -190,431
-225,508
49,206
-272,968
30,055
14,904
7,674
10,410
-1,970

7.4
14,490

Năm 2015

%

3,694,737
2,506,674
2,283,402
197,187
2,086,215
104,122
61,121
34,067
25,789
4,964
287,696

67.8

7.8

+/- năm
trước
197,084
153,948
205,211
20,706
203,495

-8,341
-10,840
1,042
-11,909
-6,794
28,048


TM, DV

829,621

22.9

855,279

24.5

25,658

869,614

23.5

14,335

(nguồn UBND huyện Krông Búk)
Giá trị kinh tế nông nghiệp của huyện chiếm tỷ trọng trên 67% qua các
năm, đứng thứ hai là thương mại – dịch vụ chiếm tỷ trọng trên 22%. Ngành công
nghiệp và xây dựng tại huyện cũng có tiến triển tốt nhưng giá trị vẫn còn thấp,

chủ yếu là sản xuất tiểu thủ công và xây dựng quy mô nhỏ. Bảng thống kê phản
ánh thực trạng tỷ lệ giá trị ngành nông nghiệp so với các ngành khác của huyện
qua các năm có xu hướng giảm nhẹ (năm 2013: 70.3%, năm 2014: 67.3%, năm
2015: 67.8%), đây là dấu hiệu thay đổi cơ cấu kinh huyện Krông Búk.
Giá trị nông nghiệp biến động tăng giảm qua các năm (năm 2014 so với
2013 giảm 190,431 triệu đồng, năm 2015 tăng 153,948 triệu đồng so với năm
2014), thể hiện sự không ổn định, thiếu bền vững giá trị kinh tế. Điều này có thể
chịu ảnh hưởng bỡi giá cả từng thời kỳ, yếu tố thời tiết, thiên tai, sâu bệnh, trình
độ canh tác, chất lượng cây trồng vật nuôi…
Riêng giá trị trồng trọt là chủ lực của vùng nhưng không phải năm nào
cũng tăng giá trị mà có năm giá trị lại giảm nhiều (năm 2014: -225,508 triệu
đồng), giảm giá trị cây trồng lâu năm còn cây trồng hàng năm đều tăng giá trị;
Chăn nuôi tại địa bàn Huyện cũng khá phát triển cách đây vài năm, tuy nhiên
hiện tại giá trị chăn nuôi cũng bị giảm sút do phân tán nguồn lực vào cây trồng.
Krông Búk cũng như các huyện khác trên địa bàn lân cận, một số sản
phẩm chính chiếm ưu thế của vùng như cà phê, tiêu, cao su, bơ, sầu riêng, ngô,
lúa, bò, lợn, dê, gà, vịt.
Bảng 3: Diện tích một số cây trồng chính tại huyện Krông Búk 2013-2015
+/Năm 2013

Năm 2014

năm

+/Năm 2015

trước
Diên tch

Trồng


Đã thu Trồng

Đã thu Trồng

Cà phê
Hồ tiêu

21,153 20,141 21,068 20,570
299
259
572
291

Page
17

-85
273

năm
trước

Đã thu Trồng

Đã thu Trồng

429 21,132 20,722
32
905

296

64
333

Đã thu
152
5


Cao su

Sầu riêng
Lúa
Ngô
Tổng

2,705
237
356
384
1,367
26,501

2,705
213
341

23,65
9


2,237
505
466
434
1,396
26,678

2,000
230
339

23,43
0

-468
268
110
50
29

-705
17
-2

177

-229

2,237

1,036
841
313
1,550
28,01
4

2,000
234
350

0
531
375
-121
154

0
4
11

23,602

1,336

172

(nguồn UBND huyện Krông Búk)
Cây trồng chính trong nông nghiệp huyện Krông Búk chủ yếu: Cà phê, hồ
tiêu, cao su, bơ, sầu riêng, ngô, lúa. Qua bảng thống kê về diện tích các năm cho

thấy điểm nổi bậc là diện tích hồ tiêu được mở rộng nhanh qua các năm (năm
2013: 299 ha, đến năm 2014 tăng thêm 273 ha, tiếp đến năm 2015 tăng thêm 333
ha); diện tích cây cà phê ít biến động hơn và có xu hướng giảm, trong khi đó
diện tích cao su năm 2014 giảm đến 468 ha. Thực tế giá hồ tiêu vài năm gần đây
cao, đem lại thu nhập khủng cho người trồng tiêu, ngược lại mủ cao su rớt giá,
thậm chí có lúc giá cao su thô bán được chưa đủ trả lương cho người cạo mủ nên
người nông dân đã chuyển đổi mục đích sử dụng đất tập trung trồng tiêu, có
người chặt bỏ diện tích cao su để trồng tiêu với hy vọng giá hồ tiêu cao và ổn
định hơn. Nhiều người trồng sen canh hồ tiêu vào rẫy cà phê, cây trồng khác;
thậm chí một số đốn bỏ cây cà phê để trồng tiêu.
Từ năm 2012 trở lại đây giá một số loại cây ăn trái như bơ, sầu riêng tăng
cao và có thêm nhiều giống mới cho năng suất và chất lượng tốt nên người nông
dân bắt đầu trồng thêm diện tích cây ăn trái, trong đó có cả trồng sen canh vào
các diện tích cây đã trồng.
Cây lương thực phụ thuộc nhiều vào nguồn nước như lúa thì có xu hướng
giảm dần diện tích theo thực trạng khô hạn của vùng; Cây ngô trên địa bàn khá
phát triển theo diện tích và sản lượng, đặt biệt các giống cây ngô lai mới đem lại
sản lượng cao và cho thu nhập nhanh vào hàng năm nên cũng được trồng phổ
biến vào gần trước trong mùa mưa. Sản phẩm cây lương thực tại chỗ là nguồn
thức ăn dồi dào cho chăn nuôi.

Page
18


Thực trạng thống kê thể hiện phần nào người dân trong vùng trồng trọt
theo cách tự phát, mất cân đối, thể hiện tính chất không bền vững. Mỗi cá nhân
khi thấy khi thấy mặt hàng nông sản nào bán có giá là chuyển đổi trồng hay nuôi
liền cây hay con ấy một cách tự phát, không theo quy hoạch hay liên kết.
Bảng 4: Số lượng gia súc, gia cầm chính tại huyện Krông Búk 2013-2015


Lợn

Gia cầm

Năm 2013
2,629
9,253
416
114,940

Năm 2014
2,598
9,380
555
122,046

+/- năm trước
-31
127
139
7,106

Năm 2015
2,511
9,104
514
122,676

+/- năm trước

-87
-276
-41
630

(nguồn UBND huyện Krông Búk)
Ngành chăn nuôi của huyện Krông Búk rất phong phú và đa dạng, tuy
nhiên vẫn phổ biến một số vật nuôi chính là bò, lợn, dê và gà vịt. Số lượng vật
nuôi trên huyện tương đối nhiều, số bò nuôi thực tế qua các năm có giảm nhưng
không đáng kể, năm 2015 số lượng các loài gia súc chính trong huyện đều giảm,
gia cầm thống kê qua các năm tăng mạnh, từ năm 2013 đến 2015 tăng 7,736 con.
Vật nuôi trong vùng chủ yếu được nuôi theo từng đàn nhỏ hoặc một vài
con riêng lẻ và thức ăn từ nguồn tại chỗ, nhiều hộ dân kết hợp chăn nuôi để lấy
thịt làm thức ăn và phân phục vụ nhu cầu trồng trọt.
b. Mạng lưới cung cấp đầu vào.
Mạng lưới cung cấp đầu vào tại Huyện rất đa dạng phong phú và có tính
phức tạp, một phần diện tích của huyện có vị trí nằm trên tuyến Quốc lộ 14 nên
giao thông có phần thuận tiên, phần nào cũng đáp ứng đủ nhu cầu đầu vào cho
sản xuất nông nghiệp. Mạng lưới tuy nhỏ lẻ nhưng phân bổ rộng khắp các xã kể
cả vùng sâu vùng xa. Các dịch vụ nông nghiệp như điện sản xuất, cơ khí nông
nghiệp, phương tiện… tại địa bàn huyện Krông Búk đang phát triển mạnh. Đây
là điểm mạnh cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp vùng.
Bảng 5: Số đại lý cung cấp các sản phẩm đầu vào nông nghiệp 2013-2015
Năm 2013

Page
19

Năm 2014


Năm 2015


Doanh nghiệp
Hộ kinh doanh
Cá nhân tự phát

7
19
152
218
35
47
(nguồn UBND huyện Krông Búk)

18
242
39

Số các doanh nghiệp và cá nhân làm dịch vụ cung cấp các sản phẩm đầu
vào cho sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng nhanh, các sản phẩm đầu vào
mang tính hóa chất, công nghệ cho nông nghiệp chủ yếu được nhập về từ các
tỉnh khác và nước ngoài.
Tuy nhiên trong quá trình cung cấp các sản phẩm đầu vào luôn tồn tại các
rủi ro sản phẩm kém chất lượng, giả mạo làm ảnh hưởng đến chất lượng nông
nghiệp.
Bảng 6: Số đại lý phát hiện các sản phẩm đầu vào giả tạo 2013-2015
Trồng trọt
Chăn nuôi


Năm 2013 Năm 2014
14
17
8
1
(nguồn quản lý thị trường)

Năm 2015
11
5

Cùng với việc các đại lý và cơ sở mua bán phân bón, thức ăn vật nuôi,
thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích… mọc lên khá nhiều trên phạm vi cả
huyện thì các vụ phát hiện phân thuốc giả, thực phẩm chăn nuôi giả, kém chất
lượng cũng xảy ra không kém. Chất lượng các sản phẩm đầu vào thế nào thì khó
có thể giải thích rõ, vì lợi nhuận mà có rất nhiều con người thiếu đạo đức xã hội
đã làm giả phân bón, thuốc trừ sâu, cám…, nhiều mặt hàng kém chất lượng rồi
tuôn ra bán cho người nông dân, thậm chí nhiều đại lý trong huyện nhập hàng về
bán cũng không biết giả, hàng kém chất lượng.
Đây chỉ là con số được phát hiện, vậy con số thực cả chưa phát hiện hơn
rất nhiều. Một phần nguyên nhân cũng do người nông dân ít tìm hiểu, ít kiến
thức thị trường, thiếu thông tin, thiếu hiểu biết nên bị dễ bị lừa, bị nhầm lẫn….
Vụ việc xảy ra trong địa bàn huyện cho thấy yếu tố đầu vào quan trọng như
nguồn dinh dưỡng để tăng khả năng sinh trưởng, phát triển và kháng bệnh cho

Page
20


cây trồng vật nuôi nhằm tăng giá trị kinh tế đang bị đe dọa, giả tạo và kém chất

lượng. Đây là một trong những điểm yếu mà chính quyền địa phương và người
dân cần phối hợp kiểm soát, phát hiện và loại bỏ ngay.
c. Công lao động tại huyện.
Bảng 7: Dân số và lao động của Huyện Krông Búk giai đoạn 2013 – 2015
Chỉ tiêu

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

+/2013
Lao đông
Tổng dân cư

38,860
60,418

39,535
61,602

% LĐ/dân cư

64.32%

64.18%

LĐ trong NN


29,171

29,385

% LĐ NN/LĐ

75.07%

74.33%

+/- 2014

675
1,184

214

39,819
62,501
63.71
%
29,511
74.11
%

284
899

126


(nguồn UBND huyện Krông Búk)
Lao động trong ngành nông nghiệp tăng qua các năm theo tự nhiên dẫn
đến thừa việc làm. Cơ cấu LĐNN/LĐ giảm dần cho thấy một số người lao động
trong sản xuất nông nghiệp đã dịch chuyển sang các ngành khác vì nông nghiệp
có tính chất theo mùa vụ, vào mùa thu hoạch tình trạng thiếu hụt lao động tạm
thời nên việc thuê công khó khăn trong thời gian ngắn, đặc biệt là vào mùa cà
phê, tiêu… làm cho giá ngày công lao động tăng, chất lượng lao động thấp, chủ
yếu thuê công không qua đào tạo. Có sự dịch chuyển công lao động từ tỉnh khác
đổ về làm và sau khi hết mùa vụ lại chuyển đi nơi khác, chính vì đặc trưng của
sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ nên hiện tượng dịch chuyển lao động lập đi
lập lại và cũng gây không ít khó khăn cho địa phương, không những về chi phí
mà còn về trật tự xã hội.
Lực lượng lao động thường xuyên tại chỗ trong nông nghiệp cũng là lao
động trình độ thấp, không được đào tạo mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nên
không tiếp cận được khoa học kỷ thuật tiên tiến. Lao động theo cách truyền

Page
21


thống và chất lượng lao động cũng không khá hơn mấy, vì thế chất lượng và
năng suất nông nghiệp không cao hơn cũng một phần do nguồn lao động, cứ duy
trì nguồn nhân lực như vậy thì khó mà tăng giá trị kinh tế cho nông nghiệp. Giả
sử các yếu tố đầu vào khác cho nông nghiệp không đổi thì chất lượng lao động
tốt sẽ đem lại năng suất và chất lượng hơn.
Chi phí lao động tăng, giá trị ngày công lao động bình quân của vùng cũng
khá cao, 180.000đ/ ngày, như vậy chi phí nhân lực cho nông nghiệp cũng tốn
kém rất nhiều, đặt biệt là ngày mùa vụ công có thể cao hơn.
d. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu đối với thực trạng sản xuất nông
nghiệp tại huyện.

Thuận lợi:
Là huyện nông nghiệp có lợi thế tài nguyên đất phong phú, đa dạng kết
hợp với hệ thống suối nằm trên địa bàn nhiều là điều kiện cho sự phát triển nông
nghiệp và trên thực tế huyện Krông Búk cũng là vùng trọng điểm cây công
nghiệp lâu năm, ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch
vụ đang trên đà phát triển.
Huyện krông Búk là một huyện thuần nông, trong sản xuất nông nghiệp có
điều kiện tự nhiên đa dạng với cơ cấu đất đỏ ba dan, đất phù sa ven suối kết hợp
với nhiệt độ độ trung bình từ 18 độ - 29 độ C, chia làm 2 mùa mưa nắng rõ rệt,
thuận lợi phát triển một số cây lương thực, cây ăn trái và cây công nghiệp lâu
năm.
Về chăn nuôi: huyện Krông Búk có nhiều thuận lợi đặt biệt là nguồn thức
ăn tại chỗ như: ngô, sắm, cỏ, nhiều suối nên có thể phát triển chăn nuôi đàn gia
súc lớn có hiệu quả kinh tế cao.
Người dân tại địa phương thì chịu khó, cần cù và có ý thức vươn lên, lực
lượng lao động đông đúc; nhiều năm qua được sự quan tâm của Nhà nước như

Page
22


đầu tư xây dựng cơ bản về giao thông, thủy lợi, điện, viễn thông… cùng với
nhiều chương trình khuyến nông, tạo điều kiện phát triển kinh tế địa phương.
Tại huyện có nhiều chương trình khuyến nông, cơ chế chính sách khuyến
khích tái canh cây cà phê và các cơ chế khuyến khích hỗ trợ khác trong huyện
cũng đã mang lại lợi ích cho sản xuất.
Mạng lưới cung cấp đầu vào tại huyện rộng khắp, các dịch vụ nông nghiệp
như điện sản xuất, cơ khí nông nghiệp, dịch vụ vận tải cơ bản đã đáp sản xuất
nông nghiệp.
Hạn chế:

Song song với những thuận lợi thì hạn chế trong sản xuất nông nghiệp tại
huyện Krông Búk không ít. Diễn biến thời tiết ngày càng nhiều phức tạp, khô
hạn nắng nóng, lũ lụt xảy ra bất thường trái với quy luật nhiều năm.
Đất chưa khai thác tại huyện còn ít nên không thuận tiện cho việc tăng
diện tích; đất sản xuất tại Krông Búk ngày càng bị bạt màu, hiện tượng canh tác
thường xuyên, không quan tâm bồi dưỡng cải tạo đất làm cho đất càng ngày càng
xấu; Nhiều vùng trên huyện đất bị sỏi đá, cứng đất không phù hợp với các loại
cây trồng; Hiện tượng đất canh tác bị xói món do thiên mưa lũ trên địa bàn xảy
ra thường xuyên; Sử dụng phân bón không đúng cách, phân giả, lạm dụng phân
quá mức làm mất cân đối các chất cần thiết trong đất, yếu kém về kỹ thuật cải
tao đất… âm thầm làm cho đất ngày càng tệ đi.
Nguồn nước là sự sống và sinh tồn của sinh vật trên thế giới nhưng một
vài năm gần đây sự thiếu hụt nước trong sinh hoạt và sản xuất diễn ra ngày càng
nặng tại huyện; Cụ thể năm 2014 nhiều diện tích canh tác tại huyện không có
nước tới, giao sự sống cây trồng cho cơ may tự nhiên, đến năm 2015 thì tồi tệ
hơn là vào mùa khô hạn hán kéo dài, cả nước sinh hoạt cũng bị thiếu hụt, các
mạch nước ngầm hầu như bị tê liệt, nhiều hộ nông dân diện tích lớn cây trồng bị

Page
23


chết khô; Diện tích rừng ngày càng thu hẹp nên không giữ được nước và làm xói
mòn đất.
Tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện còn khá cao (9% số hộ); trình dộ dân trí các
vùng chưa đồng đều và còn thấp gây khó khăn cho việc phát triển; hệ thống thủy
lợi còn thiếu nhiều, các hồ đập vẫn chưa được khai thác hiệu quả.
Thói quen sản xuất nông nghiệp theo cách truyền thống, cổ hũ và lạc hậu,
không áp dụng nhiều khoa học kỹ thuật trong sản xuất nên chưa đem lại hiệu quả
cao. Việc tuyên truyền, vận động người dân đổi mới còn gặp nhiều khó khăn do

trình độ dân trí hạn chế khó tiếp thu được kỹ thuật mới; một mặt do phương pháp
tuyên truyền và quan tâm cửa các cơ quan liên qua chưa thật sự hiệu quả, mức
quan tâm còn khiêm tốn.
Cơ sở hạ tầng còn kém và thiếu đồng bộ, cơ sở tại các xã trong huyện còn
thiếu thốn, đường vận chuyển các hàng hóa đầu vào cũng như thành phẩm rất
khó khăn, cách thức bảo quản sản phẩm nông nghiệp còn thấp kém dẫn tới năng
suất và chất lượng không cao kéo theo giá thành sản phẩm giảm.
Lược lượng lao động tại địa phương phần lớn là trình độ thấp và phần lớn
bị chi phối bỡi tập quán canh tác cũ nên hạn chế tiếp thu đổi mới nên ảnh hưởng
đến khả năng phát triển và tăng trưởng nông nghiệp. Trình độ thâm canh, canh
tác sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất và bảo vệ môi trường còn thấp, có hiện
tượng người dân trồng trọt chăm nuôi theo cách tự phát, không ổn định và manh
mún.
Để tạo thêm giá trị kinh tế cho nông dân và nhà sản xuất, làm ra sản phẩm
chất lượng hơn, tin cậy hơn, ổn định hơn và sử dụng đúng, tiết kiệm các yếu tố
đầu vào hợp lý cần phải có kế hoạch đổi mới, phát triển và biện pháp thật cụ thể,
linh hoạt và hiệu quả…Để làm được điều đó thì cá nhân, tổ chức phải có nguồn
vốn nhất định để đầu tư, không chỉ nói riêng nông nghiệp mà là tất cả các ngành
trong nền kinh tế. Tuy nhiên tại Krông Búk thực trạng hộ nông dân còn nghèo,

Page
24


×