Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Tiểu luận chiến lược đại dương xanh của công ty vynasoy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
KHOA KINH TẾ
BỘ MÔN : QUẢN TRỊ KINH DOANH

*****

Chiến lược đại dương xanh của công ty
vynasoy

Họ tên sinh viên thực hiện đề tài
1.
2.

Nguyễn Văn Bắc. MSSV:16119065
Trần Đức Sang. MSSV: 16119138

Giảng viên hướng dẫn
Th.s Nguyễn Văn Thức
Tháng 5/ 2018

Ý kiến nhận xét của giảng viên:


………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………

MỤC LỤC




Chương I: khái quát về công ty vynasoy
I.1.giới thiệu lịch sử hình thành và phát triễn
Vinasoy là một đơn vị thành
viên của Công ty CP Đường
Quảng Ngãi có trụ sở đặt tại
Quảng Ngãi. Tiền thân của
Vinasoy là Nhà máy sữa Trường
Xuân ra đời vào năm 1997 với
số vốn đầu tư ban đầu 60 tỷ
đồng. Nhà máy được trang bị
một dây chuyền thiết bị hiện đại
của tập đoàn Tetra Pak- Thụy Điển công suất 10 triệu lít/ năm, 100 công nhân. Mặt
hàng chủ lực của công ty lúc bấy giờ là sữa tiệt trùng, sữa chua và kem, riêng sữa
đậu nành Fami chỉ là một sản phẩm nhỏ trong đa dạng sản phẩm.Đến năm 2001, sự
kiện đánh dấu bước thoát hiểm của nhà máy Trường Xuân chính là việc sản phẩm
sữa đậu nành Fami được Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ chọn làm sản phẩm sữa đậu
nành độc quyền cung cấp cho “Chương trình dinh dưỡng học đường tại Việt Nam”.
Suốt 8 năm thực hiện chương trình, đã có gần 58 triệu hộp sữa đậu nành theo chân
của chúng tôi đến tận tay gần 530 ngàn lượt học sinh tiểu học ở 9 tỉnh thành.

I.2.Thành tựu đạt được
Vinasoy vẫn đang giữ vững vị thế dẫn đầu đầu thị trường trong nước với thị phần
hiện tại là 86%( theo số liệu của công ty nghiên cứu thị trường AC Nielsen, tháng
10/2016). Sản lượng tiêu thụ của Vinasoy cũng không ngừng tăng nhanh qua các năm với
3


tốc độ tăng trưởng bình quân duy trì ở mức 40-60%, gấp đôi tốc độ tăng trưởng chung

của ngành hàng sữa đậu nành có nhãn hiệu trong nước. Vinasoy hiện đang nằm trong top
5 nhà sản xuất sữa đậu nành lớn nhất thế giới với 3 nhà máy đặt tại Quảng Ngãi, Bắc
Ninh và Bình Dương tổng công suất 390 triệu lít/năm.
Sản phẩm sữa đậu nành FAMI của Vinasoy là nhãn hiệu được người tiêu tiêu dùng
chọn mua nhiều thứ 2 tại nông thôn; thứ 9 khu vực thành thị trong ngành hàng đồ uống,
đưa Vinasoy lọt vào TOP 12 nhà sản xuất FMCG dẫn đầu sở hữu những thương hiệu
được mua nhiều nhất (Theo công ty nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel).

Vinasoy cũng vinh dự đạt được nhiều giải thưởng cao quý do các cơ quan ban
ngành trung ương và người tiêu dùng bình chọn như: Hàng Việt Nam chất lượng cao, Top
10 Thương hiệu Việt uy tín, Top 10 Nhãn hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam, Top 20 Thương
hiệu Vàng thực phẩm Việt Nam, Top 20 Thương hiệu nổi tiếng Asean, Top 10 Thương
hiệu uy tín chất lượng Apec, Biểu tượng đạo đức toàn cầu…

Chương II: khái quát về chiến lược đại dương xanh
II.1.khái niệm chiến lược đại dương xanh

4


Th

eo tổng kết nghiên cứu về chiến lược

của hai

giáo sư Kim và Mauborgne tại Viện INSEAD
của Pháp, chiến lược "Đai dương
xanh" là một chiến lược phát triển và
mở rộng một thị trường trong đó

không có cạnh tranh hoặc sự cạnh
tranh là không cần thiết mà các công
ty có thể khám phá và khai thác

.

Chiến lược "Đại dương xanh" tạo ra

một bước đột phá về giá trị cho cả người mua và cho công ty của bạn, từ đó mở ra những
thị trường mới không có cạnh tranh - những Đại dương xanh. Sự đổi mới giá trị đươc coi
là nền tảng của chiến lược "Đại dương xanh" vì nhờ nó mà công ty chuyển từ tập trung
nguồn lực vào đánh bại đối thủ cạnh tranh sang việc làm cho cạnh tranh trở nên không
quan trọng nữa.

II.2. đặc điểm của chiến lược đại dương xanh
Khác với cạnh tranh truyền thống tạo ra những thương trường khốc liệt với
những kết quản như giảm thị phần , giảm lợi nhuận , giảm tăng trưởng, đại dương xanh
mang những đặc điểm:
Không cạnh tranh trong khoảng thị trường đang tồn tại, Chiến lược xanh tạo ra một
thị trường không có cạnh tranh.
Không đánh bại đối thủ cạnh tranh mà làm cho cạnh tranh không còn hoặc trở nên
không cần thiết.
Không chú trọng khai thác các nhu cầu hiện có, tập trung vào việc tạo ra và giành
lấy các nhu cầu mới.
Không cố gắng để cân bằng giá trị/ chi phí mà chuyển hướng sang phá vỡ cân
bằng giá trị/ chi phí.
Không đặt toàn bộ hoạt động của công ty trong việc theo đuổi sự khác biệt hoặc
theo đuổi chi phí thấp. Chiến lược xanh đặt toàn bộ hoạt động của công ty trong chiến
5



lược: vừa theo đuổi sự khác biệt, đồng thời vừa theo đuổi chi phí thấp.

Chương III. phân tích chiến lược đại dương xanh của công ty
VYNASOY
III.1.Lí do hình thành chiến lược đại dương xanh của công ty Vynasoy
6


Việt nam đang trong thời kì hội nhập nền kinh tế thế giới điều đó đòi hỏi các doanh
nghiệp trong nước phải hằng ngày ko ngừng nổ lực tìm ra phương pháp cũng như chiến
lược để có thể cạnh tranh lại với các đối thủ khác.các doanh nghiệp luôn vạch ra chiến
lược cạnh tranh tìm mọi cách để tạo ra ưu thế so với đối thủ cạnh tranh và chiếm vị thế
tốt hơn trong thị trường.giữa đấu trường khốc liệt của ngành nước giải khát, Vynasoy đã
tìm ra cho mình một lối đi mà các nhà phân tích gọi đó là chiến lược "Đại dương
xanh".vynasoy đem lại sản phẩm có chất lượng cao với xu hướng sản phẩm tiêu dùng tốt
cho sức khỏe.đặc biệt là sữa đậu nành fami
Trong vòng 2-3 năm trở lại đây, nhà sản xuất có vẻ rất địa phương (vì đặt tại Quảng
Ngãi, miền Trung Việt Nam) Vinasoy đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nhà
cung cấp hàng đầu thế giới về dây chuyền sản xuất và trang thiết bị, nguyên vật liệu đóng
gói sữa đậu nành…
"Duy nhất đậu nành, riêng dành cho bạn" - chỉ cần đọc slogan đầy thuyết phục này
của Vinasoy cũng có thể thấy ý chí mãnh liệt của doanh nghiệp trong việc tập trung vào
ngành sữa đậu nành.

III.2.phân tích chiến lược đại dương xanh của công ty Vynasoy
7


1.Duy nhất đậu nành

Kết

thúc năm 2012, Vinasoy đạt doanh thu 2.000 tỷ

đồng với 625 triệu

sản phẩm tung ra thị trường, tăng

thêm

800 tỷ đồng so với năm 2011. Những
con số thực sự đáng mơ ước đối với
nhiều doanh nghiệp ở thời điểm quá

khó

khăn như hiện nay. Đây có thể coi là
một doanh nghiệp đặc biệt đã thực

hiện rất hiệu quả chiến lược Đại dương xanh khi mọi hoạt động của công ty dường như
chỉ xoáy vào việc trả lời câu hỏi: “Làm thế nào để tạo ra khoảng trống thị trường và vô
hiệu

hóa

cuộc

chiến

cạnh


tranh

từ

các

đối

thủ”?

Đồng thời, có thể đánh giá chiến lược Đại dương xanh từ Vinasoy là khá hiệu quả
khi công ty này đã bám chắc ba đặc điểm của một chiến lược tốt. Theo W Chan kim, Chủ
tịch Nhóm tư vấn Boston và là cha đẻ của lý thuyết về chiến lược Đại dương xanh, đó
cũng chính là ba chân kiềng tạo thế vững chãi cho công việc làm ăn của những công ty
như Vinasoy; cụ thể là sự tập trung, sự khác biệt và slogan có tính thuyết phục. “Duy nhất
đậu nành, riêng dành cho bạn” – chỉ cần đọc slogan đầy thuyết phục này của Vinasoy
cũng có thể thấy ý chí mãnh liệt của doanh nghiệp trong việc tập trung vào ngành sữa đậu
nành.
Trong gần 17 năm hoạt động, 6 năm đầu tiên Vinasoy với tên gọi là nhà máy sữa
Trường Xuân cũng tồn tại như nhiều doanh nghiệp nhỏ trong ngành khác và cung ứng
nhiều sản phẩm sữa các loại. Việc tập trung vào ngành hàng sữa đậu nành chỉ bắt đầu với
Vinasoy kể từ 2003. Kể từ đó, lợi thế cạnh tranh của Trường Xuân được xác nhận, vì
công ty này đã trở thành doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam chỉ chuyên về
sữa đậu nành.
2.Và là đậu nành thiên nhiên

8



Trường Xuân quyết định đổi tên thành Vinasoy nhằm thể hiện cam kết luôn mang
đến cho khách hàng sức khỏe tốt nhất cũng như hương vị thơm ngon nhất của sữa đậu
nành thiên nhiên.
Với chỉ hai dòng sản phẩm chính, có thể nói Vinasoy là công ty có ít nhãn sản phẩm bậc
nhất so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường như Vinamilk hay Tân Hiệp Phát. Khác với
các đối thủ cạnh tranh từng làm ra các sản phẩm sữa đậu nành pha hương vị, Vinasoy chỉ tập
trung làm sữa đậu nành tự nhiên hoặc nếu có pha thêm hương vị thì vẫn dùng hương vị ngũ
cốc truyền thống mà sữa đậu nành mè đen là một ví dụ. Tuy nhiên càng về sau thì chiến lược
tập trung làm sữa đậu nành tự nhiên lại càng được Vinasoy thực hiện nghiêm ngặt. Thay vì
tiếp tục phát triển sản phẩm dựa trên việc gia tăng thêm một vài hương vị khác biệt từ ngũ
cốc, gần đây Vinasoy đã tập trung vào 2 dòng sản phẩm chính là Fami và Vinasoy. Fami được
định hướng là sản phẩm dành cho gia đình, còn Vinasoy là sản phẩm dành cho phụ nữ với các
tố chất giúp cho da đẹp mịn màng hơn, giữ vóc dáng và ngăn ngừa lão hóa.
Mặc dù có vẻ hơi đơn điệu so với “rừng” sản phẩm từ các đối thủ cạnh tranh khác, song
với người tiêu dùng thì đó lại là yếu tố đảm bảo cho việc ghi dấu thương hiệu của Vinasoy
nhanh chóng và hiệu quả nhất. Cũng chính vì vậy mà trong khi ngành hàng sữa đậu nành tại
các công ty như Vinamilk hay Tân Hiệp Phát chỉ chiếm vị thế thứ yếu thì doanh số gia tăng
một cách đáng nể.

3.Tiếp tục chinh phục miền bắc
Vinasoy đã làm một cú ngoạn mục khi cho khởi công xây dựng nhà máy sữa đậu nành
công suất lên đến 1 tỷ hộp/năm tại Bắc Ninh. Nhà máy được xây dựng trên tổng diện tích hơn
9


60.000m2, nằm trong khu công nghiệp Tiên Sơn, dự kiến sẽ hoàn thành giai đoạn 1 và đi vào
hoạt động vào tháng 5/2013, tạo công ăn việc làm cho hơn 400 lao động trực tiếp sản xuất.
Nhà máy sẽ góp phần tiêu thụ 14 nghìn tấn đậu nành hạt/năm và tạo ra 20 nghìn tấn bã đậu
nành, tạo đầu ra ổn định cho gần 7.000 ha đất trồng đậu nành, đồng thời tạo ra nguồn thức ăn
chăn nuôi gia súc, gia cầm, góp phần nâng cao đời sống người nông dân tại địa phương và

một số tỉnh đồng bằng sông Hồng.
Được đầu tư thiết bị đồng bộ, khép kín, hoàn toàn tự động của tập đoàn Tetra Pak
(Thụy Điển) và kiểm soát chất lượng theo hệ thống quản lý chất lượng ISO9001:2008,
HACCP, đây sẽ trở thành 1 trong 5 nhà máy sản xuất sữa đậu nành lớn nhất thế giới.Rõ ràng,
sau 17 năm Vinasoy đã tạo dựng cho mình vị thế cạnh tranh đáng nể trên một thị trường
không ai ngờ đến là sữa đậu nành.
Giờ đây Vinamilk vẫn được coi là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Vinasoy. Tuy nhiên,
có thể dễ dàng thấy rằng, việc lật đổ ngôi vị của Vinasoy trong thị trường sữa đậu nành hay
nhuộm màu từ xanh sang đỏ cho Đại dương mà Vinasoy tạo ra là không dễ. Bởi vì những anh
chàng khổng lồ thường cồng kềnh và khó di chuyển trong thị trường ngách, còn các chú lùn
thì thường mau mắn hơn để chạy nhảy, thậm chí bơi lội và khai thác bằng hết những gì mà thị
trường tuyệt vời này đem lại cho mình.
4.Tập trung phát triển thật tốt cho sản phẩm
Sản phẩm tốt là vấn đề cốt lõi khi kinh doanh. Gắn bó với đậu nành suốt 18 năm,
Vinasoy đã đúc kết được những bí quyết để tạo ra những sản phẩm chất lượng tốt nhất
cho người tiêu dùng.Đó là bí quyết từ nguồn nguyên liệu chọn lọc từ mảnh đất Tây
nguyên màu mỡ để tạo hương vị thơm ngon truyền thống mà người Việt Nam ưa chuộng.
Đó cũng là bí quyết về công nghệ chế biến hàng đầu thế giới để chắt lọc trọn vẹn tinh túy
của đậu nành vào sản phẩm đồng thời giữ cho sản phẩm tươi ngon và an toàn khi đến tay
người tiêu dùng.

10


Vinasoy lọt vào Top 5 Nhà sản xuất sữa đậu nành lớn nhất thế giới

Bên cạnh đó, các sản phẩm của Vinasoy còn được sự đón nhận của người tiêu
dùng bởi chính sự thấu hiểu của nhà sản xuất khi sáng tạo ra các sản phẩm phù hợp cho
từng phân khúc khách hàng: sản phẩm cho gia đình, trẻ em, phụ nữ và mới đây là
Soymen - sữa đậu nành dành cho nam giới đầu tiên tại Việt Nam.


5.Phát triển bền vững vùng nguyên liệu
Để có được sản phẩm chất lượng yếu tố quan trọng hàng đầu chính là từ nguyên
liệu. Thay vì nhập khẩu đậu nành nước ngoài với chi phí thấp hơn 4.000-5.000
đồng/kg,Vinasoy vẫn kiên định với đậu nành nguyên liệu trong nước tại vùng đất Tây
Nguyên.Giải thích cho điều này, ông Ngô Văn Tụ, Giám đốc điều hành của Vinasoy cho
biết:“Là một doanh nghiệp Việt, chúng tôi chọn nguyên liệu đậu nành trong nước bởi
phẩm chất hạt tươi ngon, hương vị thuần Việt phù hợp với khẩu vị người tiêu dùng và
cũng để ủng hộ nông dân, phát triển cây đậu nành trong nước”.

11


Với mục tiêu phát triển bền vững vùng nguyên liệu đậu nành trong nước, Vinasoy
đã hợp tác với các chuyên gia đậu nành hàng đầu thế giới của Trung tâm Nghiên cứu
công nghệ sinh học đậu nành Quốc gia Hoa Kỳ để nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao
cho bảo toàn và phát triển giống đậu nành quý trong nước.Sau hai năm hợp tác, tháng
8/2015 Vinasoy đã chọn thuần thành công giống đậu nành địa phương Cư Jut hoa trắng,
không chỉ bảo toàn được đặc tính quý của giống này là hương vị thơm ngon đặc trưng
hiếm có, mà còn nâng cao năng suất 10-15% so với giống hiện tại.

Vinasoy đang tiến hành thử nghiệm các máy cơ giới phù hợp trên cánh đồng mẫu

Song song với việc chọn tạo giống, Vinasoy cũng đang triển khai giải pháp đồng
bộ về canh tác, cơ giới hiện đại, phân sinh học tại vùng trồng đậu nành tại Tây Nguyên
với mục tiêu đến năm 2018, nâng năng suất đậu nành tại đây lên 3 triệu tấn/hecta, tương
đương năng suất đậu nành thế giới. Điều này hứa hẹn sẽ giúp nông dân trồng đậu nành
nâng cao thu nhập, đảm bảo nguồn nguyên liệu vững bền, đáp ứng thị hiếu người tiêu
dùng.
6.Xây dựng thương hiệu từ những giá trị nền tảng


12


Không chỉ đầu tư phát triển cho sản phẩm, chú trọng về nguyên liệu Vinasoy còn
thành công nhờ cách làm thương hiệu bài bản.Vừa qua, Vinasoy chính thức ghi dấu tên
tuổi trong làng thương hiệu khu vực châu Á khi sữa đậu nành Fami được bình chọn là 1
trong 4 thương hiệu thành công nhất tại thị trường Việt Nam theo báo cáo về Sức mạnh
thương hiệu châu Á do công ty nghiên cứu thị trường Kantar toàn cầu thực hiện.Định vị
là sản phẩm dành cho cả gia đình, Vinasoy đã xây dựng Fami là thương hiệu thân thiết
với mọi gia đình thông qua các chiến dịch quảng cáo rất “Việt” với những câu chuyện vui
dí dỏm, toát lên sự gắn kết của các thành viên trong gia đình.
Đặc biệt là chiến dịch truyền thông “Nhà là nơi…” vào ngày gia đình Việt Nam
2015 đã thành công vang dội nhờ gắn kết với hàng triệu gia đình Việt. Video clip “Nhà là
nơi…” là 1 trong 10 những clip được lan truyền nhiều nhất trên Youtube với hơn 3 triệu
lượt xem trong thời gian ngắn.
Với cách làm bài bản, khoa học, xuất phát từ gốc của mình ,VInasoy sẽ tiếp tục
phát triển một cách bền vững trong tương lai, nhất là khi nhu cầu sữa đậu nành ngày càng
tăng cao cùng với sự phát triển mạnh mẽ của xu hướng dinh dưỡng lành.
(*) Theo số liệu của công ty nghiên cứu thị trường Neilsen tháng 12/2015
7. Thị trường đi xuống, Vinasoy tăng tốc
Sau nhà máy Bắc Ninh hoàn thành năm 2015, những cánh tay rô bốt ở nhà máy
Vinasoy Bình Dương giai đoạn 1 đang làm việc không ngơi nghỉ để kịp hoàn thành
những chuyến hàng mới cho khu vực miền Nam, nâng tổng công suất Vinasoy lên 390
triệu lít/năm và là sự xác tín cho quá trình tăng tốc mạnh mẽ.
Đi ngược với bối cảnh chung là ngành hàng FMCG tăng trưởng chậm lại thấy rõ,
Vinasoy vẫn tăng trưởng đều đặn. Báo cáo Market Pulse của Nielsen về ngành hàng sữa
và các sản phẩm từ sữa cho thấy tốc độ tăng trưởng đang chậm lại đáng kể, từ mức 8,9%
trong quý 1 về mức 4,2% trong quý 3 năm nay. Vinasoy lại có tốc độ tăng trưởng 7% vẫn
cao hơn mức bình quân của ngành, thị phần vẫn dẫn đầu ở mức 84,3%, tăng 1,3 điểm

phần trăm so với năm 2016. Đây là những con số mơ ước với bất kỳ doanh nghiệp
13


FMCG nào hiện nay. Trong báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2017 của Đường Quảng
Ngãi cho thấy, lợi nhuận gộp của ngành hàng sữa đậu nành vẫn ổn định, quanh mốc 1.000
tỉ đồng.
Với năng lực hiện dẫn đầu thị trường, Vinasoy tin rằng sữa đậu nành vẫn còn tiềm
năng rất lớn trong dài hạn khi các hộ gia đình vẫn chưa sử dụng sữa đậu nành hộp giấy
(65% ở thành thị và 50% ở nông thôn).

Nhà máy sữa đậu nành vynasoy Bình Dương

8. Chạy đua đến tương lai
“Tại sao Việt Nam không nhập nguyên liệu đậu nành hay sữa đậu nành với giá
rẻ hơn?” Câu hỏi này lần nữa được đặt ra khi trước bối cảnh hội nhập, khi mà các sản
phẩm nông nghiệp và thực phẩm chế biến, vốn là lợi thế cạnh tranh của các quốc gia
xung quanh sẽ tràn vào thị trường đáng kể.
Hơn ai hết, chính Vinasoy hiểu rất rõ điều này. Nhập về thì khá dễ khi đã có vốn
ban đầu, song điều khó ở đây là làm sao để tạo ra sự khác biệt về lợi thế và năng lực cạnh
tranh cho chính doanh nghiệp. Ông Ngô Văn Tụ, Giám đốc Điều hành Vinasoy chia sẻ,
không ít lần ông đi nghiên cứu ở các thị trường có quy mô sữa đậu nành phát triển, đặc
14


biệt là Thái Lan. Lời giải sau những chuyến đi đó chính là phải tạo ra sự khác biệt mới
cho mình.
Nếu như công nghệ, máy móc và tiêu chuẩn quốc tế được chọn ngay từ những
ngày đầu sản xuất sữa đậu nành, thì bước đi tiếp theo chính là sự chuẩn bị về nguyên liệu.


Hạt giống đậu nành vốn được xem là “Gót chân Asin” của ngành sữa đậu nành
vì ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm sữa. Vì vậy, vị thế của Vinasoy được ông Tụ
xác định là dựa vào khả năng kiểm soát chặt chẽ 100% nguồn nguyên liệu có nguồn gốc
rõ ràng và hoàn toàn không biến đổi gen với cả nguồn đậu nành mà công ty đang sử
dụng.
Một bước đi xa hơn của Vinasoy hướng đến việc làm chủ nguyên liệu trong
tương lai chính là áp dụng công nghệ cao để tạo những giống đậu nành mới không biến
đổi gen, năng suất cao, dinh dưỡng và hương vị tự nhiên. Tầm nhìn này được thực hiện từ
năm 2013 bằng trung tâm nghiên cứu giống đậu nành, hợp tác vùng trồng nguyên liệu với
nông dân, hiện sở hữu 1.588 nguồn gen quý hạt đậu nành trong và ngoài nước.

15


Hiểu rõ về gen trong đậu nành giúp Vinasoy lai tạo được những giống đậu nành
có năng suất vượt trội, hiện nay đã đạt 2,8 tấn/ha (so với giống địa phương chỉ 1,5 tấn/ha)
và trong vụ tới, năng suất sẽ tiếp tục được nâng lên khoảng 3 tấn/ha (ngang tầm với năng
suất đậu nành thế giới). Không chỉ vậy, những giống đậu nành mới này còn có những
chất dinh dưỡng quý cho sức khỏe con người như omega 3, omega 6... Cái “gốc” này cho
phép Vinasoy mở rộng thêm nhiều danh mục sản phẩm khác nhau. Đồng thời tạo ra sự
khác biệt, cũng chính là lợi thế cạnh tranh cho Vinasoy.

Năm 2017 được xem là một năm nhìn lại của Vinasoy, ông Tụ kể, không ra mắt
sản phẩm mới, không phô trương, mà âm thầm chuẩn bị cho những bước đi dài hơi hơn,
dự kiến sẽ bắt đầu từ năm 2018. Rõ ràng, đi chậm lại nhưng Vinasoy đang chạy đua đến
tương

lai.

Chương IV.Kết luận


16


Vinasoy chính thức ghi dấu tên tuổi trong làng thương hiệu khu vực châu Á khi
sữa đậu nành Fami được bình chọn là 1 trong 4 thương hiệu thành công nhất tại thị
trường Việt Nam theo báo cáo về Sức mạnh thương hiệu châu Á do công ty nghiên cứu
thị trường Kantar toàn cầu thực hiện.
20 năm qua giúp Vinasoy ghi tên mình trên bản đồ đậu nành Việt Nam với giá
trị hơn 200 triệu USD doanh thu cùng năng lực sản xuất Top 5 thế giới. Vinasoy đang
đứng trước ngưỡng cửa mới với giấc mơ chinh phục con số 1 tỉ USD trong giai đoạn 10
năm tới.

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) />
nguon-tu-goc
/>
1047543
3) />4) />
18



×