Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT HUY NĂNG LỰC HỌC SINH Ở BỘ MÔN NGỮ VĂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.49 KB, 31 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm. Năm học 2017-2018

I.ĐỀ TÀI

MỘT VÀI KINH NGHIỆM
ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
HỌC SINH Ở BỘ MÔN NGỮ VĂN

Người thực hiện: Lê Văn Hiệp, giáo viên Ngữ 1văn


Sáng kiến kinh nghiệm. Năm học 2017-2018

II.ĐẶT VẤN ĐỀ :
Đổi mới kiểm tra đánh giá (KTĐG) là khâu then chốt trong quá trình đổi mới
toàn diện giáo dục (GD) theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW (Khóa XI) ở nước ta
hiện nay.
Nhiều năm gần đây, cùng với nỗ lực đổi mới quan điểm, phương pháp dạy học
(PPDH), ngành GD đã tích cực đổi mới KTĐG. Tuy nhiên, những nỗ lực đó vẫn chưa
ổn định, chưa đáp ứng mục tiêu GD.
Trên thực tế, công tác KTĐG còn nhiều bất cập, gây khó khăn cho học sinh
(HS) trong học tập, ảnh hưởng đến chất lượng dạy học và sự phát triển của GD.
Do vậy, tôi đã cố gắng tìm hiểu thực tiễn, nghiên cứu văn bản và tiến hành thực
hiện các giải pháp đảm bảo KTĐG khách quan, chính xác, toàn diện; giúp HS thấy
được kết quả, xây dựng ý thức, phát triển năng lực và tự tin trong học tập; giúp GV đổi
mới PPDH và nâng cao chất lượng.
Nhằm chia xẻ cùng quý đồng nghiệp những giải pháp đã thực hiện, tôi viết đề
tài SKKN: “Một số kinh nghiệm đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển
năng lực học sinh ở bộ môn Ngữ Văn”
III.CƠ SỞ LÝ LUẬN:


1.KTĐG và vai trò của KTĐG trong hoạt động GD
Trong Đại từ điển tiếng Việt, Nguyễn Như Ý cho rằng “Kiểm tra(KT) là xem
xét thực chất, thực tế”. Một số nhà khoa học GD cho rằng: Kiểm tra với nghĩa là
nhằm thu thập số liệu, chứng cứ, xem xét, soát xét lại công việc thực tế để đánh giá
(ĐG) và nhận xét.
Cũng theo Nguyễn Như Ý: “Đánh giá là nhận xét, bình phẩm về giá trị”. ĐG là
dựa vào mục tiêu cần đạt và kết quả thực hiện công việc để đưa ra những nhận định,
bình giá về kết quả.
KTĐG trong GD là thu thập, phân tích các thông tin; đưa ra các nhận định, ĐG
về kết quả thực hiện mục tiêu GD; đề xuất những chủ trương, biện pháp nhằm phát
triển GD.
KTĐG giúp giáo viên (GV) nắm được trình độ của HS, có biện pháp hỗ trợ HS
yếu kém và bồi dưỡng HS giỏi; điều chỉnh PPDH, nâng cao chất lượng. KTĐG giúp
HS biết được kết quả học tập, xác định được điểm mạnh, điểm yếu để điều chỉnh

Người thực hiện: Lê Văn Hiệp, giáo viên Ngữ 2văn


Sáng kiến kinh nghiệm. Năm học 2017-2018

phương pháp học tập( PPHT); hình thành kỹ năng tự ĐG. KTĐG giúp nhà quản lí
kiểm soát tình hình GD và đề ra giải pháp quản lý phù hợp.
KTĐG có vai trò ảnh hưởng đến toàn bộ các khâu, các bộ phận của quá trình
GD, từ việc xây dựng chương trình sách giáo khoa, lựa chọn PPDH đến việc tuyển
sinh, đào tạo…
2. Những căn cứ pháp lý:
Luật Giáo dục xác định: Kiểm định chất lượng giáo dục là biện pháp chủ yếu
nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục đối với
nhà trường và cơ sở giáo dục khác.
Nghị quyết 29 Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) về đổi mới toàn diện giáo dục

nhấn mạnh: Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết
quả giáo dục đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan”
Nhiều năm qua, Bộ, ngành GD các cấp đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về
KTĐG.
Quyết định 40 xác định căn cứ ĐG học lực HS là hoàn thành chương trình các
môn học, là kết quả đạt được ở các bài KT. Học lực được xếp thành 5 loại: Giỏi, Khá,
Trung bình, Yếu và Kém. Hình thức KT bao gồm KT thường xuyên (vấn đáp, 15
phút), KT định kì (1 tiết, học kì). Việc ĐG kết quả học tập được thực hiện qua KT và
chấm điểm bài KT, tính điểm trung bình môn học, điểm trung bình các môn học cuối
học kì và cuối năm học.
Thông tư 58 thể hiện quan điểm của Bộ GD&ĐT là không phân biệt môn chính,
môn phụ. Các môn học quan trọng hơn như Toán, Văn, Ngoại ngữ thì HS được học
nhiều hơn và là môn thi tốt nghiệp THPT bắt buộc.
Công văn số 8773 của Bộ GD&ĐT về hướng dẫn soạn đề KT chủ trương KTĐG
dựa trên chuẩn kiến thức, kĩ năng; tăng cường câu hỏi mức độ thông hiểu, sáng tạo; ra
đề bằng ma trận kiến thức, kĩ năng; đề KT có độ “mở” để tạo cơ hội cho HS thể hiện
những suy nghĩ, những ý tưởng sáng tạo của mình.
Kế hoạch số 103/KH-BGDĐT ngày 6/3/2014 Bộ GD&ĐT về việc tổ chức hội
thảo “Đổi mới kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập môn Ngữ văn trong trường phổ
thông” xác định nhiệm vụ nghiên cứu cơ sở lý luận, xây dựng kế hoạch triển khai đổi
mới KTĐG kết quả học tập môn ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực người
học.
Người thực hiện: Lê Văn Hiệp, giáo viên Ngữ 3văn


Sáng kiến kinh nghiệm. Năm học 2017-2018

IV.CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Thực tiễn các văn bản của Đảng, Bộ, ngành GD chỉ đạo về KTĐG đã cho thấy
sự cần thiết phải đổi mới KTĐG.

Ở môn Ngữ Văn, đổi mới KTĐG là đòi hỏi bức thiết. Bởi lẽ, các cách KTĐG
trước đây khiến việc dạy, học ngữ văn bộc lộ nhiều hạn chế. Đó là tình trạng HS học
tủ, học thuộc bài mẫu, học vẹt. Cách học này đã tước bỏ ở HS năng lực tự đọc hiểu,
khả năng tạo lập văn bản; biến HS thành người “mù văn bản”. Hiện tượng những bài
làm văn điểm 0, những bài làm văn“cười ra nước mắt” là kết quả buồn cho sự khập
khiễng trong KTĐG.
Công tác KTĐG còn nhiều bất cập. Phương pháp KTĐG còn đơn điệu, thiếu
sáng tạo. Việc ĐG chủ yếu dựa vào sự tái hiện kiến thức; ĐG qua điểm số các bài KT,
trong khi có những tiêu chí ĐG quan trọng như kĩ năng sống, lẽ sống, lí tưởng của HS
lại bị coi nhẹ. Cách ĐG này dẫn đến tình trạng dạy thêm học thêm tràn lan, học để thi,
xem thường việc tự học.
Tóm lại, mặc dù đã có những nỗ lực đổi mới và đạt được những kết quả bước
đầu, song theo các nhà GD: “Đánh giá kết quả GD vẫn là một lĩnh vực còn nhiều yếu
kém, lạc hậu với xu thế chung của thế giới từ nhận thức cho đến quy trình, kĩ thuật,
phương pháp.”
V. NỘI DUNG
1.Thực trạng của công tác KTĐG môn Ngữ Văn ở trường THPT Lý Tự
Trọng từ năm học 2014 -2015 đến năm học 2015-2016
1.1 Những ưu điểm:
Những năm học trên, tổ Ngữ Văn đã quan tâm đúng mức đến KTĐG, đáp ứng
yêu cầu học tập, kiểm tra thi cử của HS. Tổ đã triển khai Quyết định 40 của Bộ về chế
độ kiểm tra, đánh giá xếp loại HS; triển khai công văn 8773 ngày 30/12/2010 của Bộ
GD&ĐT về hướng dẫn soạn đề KT; Hướng dẫn 1933 ngày 15/4/2014 của Bộ GD&
ĐT về ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2014 đối với môn Ngữ văn; Công văn 5555 ngày
08/10/2014 của Bộ GD&ĐT hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới PHDH và
KTĐG. Nhờ đó, GV đã nắm được quy chế chuyên môn và yêu cầu đổi mới KTĐG,
vận dụng tốt vào thực tiễn dạy học.

Người thực hiện: Lê Văn Hiệp, giáo viên Ngữ 4văn



Sáng kiến kinh nghiệm. Năm học 2017-2018

Tổ xây dựng được ma trận các đề KT định kì ở các khối lớp; sưu tầm, tích lũy,
xây dựng ngân hàng đề KT định kì; đổi mới các hình thức KT thường xuyên; công tác
ra đề thi, xây dựng đáp án có tính chuyên nghiệp hơn.
Tổ cũng đã chú ý phân tích, phân loại kết quả KT để ĐG hiệu quả vận dụng các
PPDH tích cực, điều chỉnh các PPDH nhằm nâng cao chất lượng bộ môn.
Trong sinh hoạt, tổ quan tâm đến nội dung KTĐG. Việc vận dụng thông tin mạng
phục vụ KTĐG đạt hiệu quả thiết thực. Nhận thức về đổi mới KTĐG của GV ngày
càng nâng cao.Chất lượng bộ môn được cải thiện, thành tích mũi nhọn có tiến bộ.
1.2 Những tồn tại, hạn chế
Hoạt động KTĐG vẫn còn nặng tính truyền thống, chủ quan, thiếu chính xác.
Việc thực hiện chế độ KT theo quyết định 40 còn cứng nhắc, chưa linh hoạt.
Kiểm tra đánh giá vấn đáp (KTĐGVĐ) chưa đổi mới, thiếu linh hoạt. KT thường
tiến hành ở đầu tiết dạy. Câu hỏi KT thuần túy về tái hiện kiến thức. Việc cho điểm
nặng tính chủ quan. Việc phân tích, ĐG kết quả KT chưa được chú trọng. Mỗi học kì,
HS được KTĐGVĐ chỉ 01 lần dẫn đến việc HS thiếu ý thức học bài thường xuyên.
KT 15 phút đơn giản, thiên về ghi nhớ, học thuộc lòng. Vùng kiến thức KT hẹp,
chưa chú ý đúng mức, tính hợp lý giữa các mức độ nhận thức.
KT định kì còn máy móc, kiểu loại bài KT chưa linh hoạt (do PPCT quy định loại
bài cho từng bài KT), đề KT còn “đóng”, còn khuôn mẫu; chưa “ mở”, chưa “lạ”.
Việc chấm chữa bài KT nặng về ghi điểm; nhận xét, đánh giá bài KT còn chung chung;
việc chữa lỗi bài làm ít được chú ý. Chất lượng bài KT chưa có độ phân hóa cao, ít
thấy điểm kém, điểm giỏi.
Trong KTĐG, GV thực hiện việc ĐG tuyệt đối, chưa chú ý cho HS tự ĐG hoặc
HS đánhgiá lẫn nhau. Nhà trường chưa thực hiện KTĐG chung cho các bài KT viết
giữa học kì dẫn đến độ lệch trong kết quả ĐG giữa các lớp, các GV.
Lối KTĐG này để lại những tác hại không nhỏ. Về ý thức, HS chỉ quan tâm học
lấy điểm, chưa có ý thức rèn luyện kĩ năng, học toàn diện. Về phương pháp, HS ít chú

ý đến việc tự học. Do vậy, năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản của HS kém.
Đối với GV, kiểu KTĐG này làm cho GV làm việc thiếu tính khoa học, thiếu
chuyên nghiệp.
2. Những giải pháp đổi mới công tác KTĐG theo định hướng phát triển năng
lực học sinh trong môn Ngữ Văn ở trường THPT Lý Tự Trọng
Người thực hiện: Lê Văn Hiệp, giáo viên Ngữ 5văn


Sáng kiến kinh nghiệm. Năm học 2017-2018

2.1 Quán triệt các văn bản chỉ đạo của Bộ, Ngành về đổi mới KTĐG nói
chung, KTĐG bộ môn Ngữ Văn nói riêng.
Nghị quyết 29 của BCH TƯ khóa XI tại Hội nghị TƯ 8 xác định rõ:“Đổi mới căn
bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo
đảm trung thực, khách quan. Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo
cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin
cậy và công nhận. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá
cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá
của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội”.
Trên tinh thần đó, tổ đã triển khai đến GV nội dung các văn bản chỉ đạo KTĐG
như đã nêu trên. Gần đây nhất, tổ đã quán triệt nội dung tài liệu: Dạy học và kiểm tra
đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh bộ môn Ngữ Văn do Vụ Giáo
dục Trung học phối hợp với Chương trình phát triển Giáo dục Trung học biên soạn.
Nhờ đó, GV trong tổ nhận thức và nắm bắt được xu hướng, yêu cầu, nhiệm vụ
và phương pháp đổi mới KTĐG trong môn Ngữ Văn và ứng dụng vào dạy học.
2.2 Thực hiện thống nhất trong tổ Ngữ Văn về quan điểm, phương pháp
KTĐG, cách thức ra đề, đáp án, chấm trả bài cho các lần KT theo quy định
Về quan điểm, thực hiện KTĐG khoa học, chính xác, trung thực, khách quan,
chuyển dần từ KTĐG theo hướng tái hiện kiến thức sang KTĐG theo hướng phát triển
năng lực HS, bao gồm năng lực đọc hiểu văn bản và năng lực tạo lập văn bản. Kết

hợp ĐG trong với ĐG ngoài thông qua các kì thi, KT do Sở, Bộ ra đề và tổ chức chấm
điểm. Gắn việc đổi mới KTĐG với việc thực hiện cuộc vận động “Hai không” và
phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực”. KTĐG vừa phải
đảm bảo mục tiêu môn học, vừa giúp HS tự học, tự ĐG, học tập hứng thú.
Về phương pháp, thực hiện KTĐG linh hoạt, không máy móc. Linh hoạt về thời
điểm, phương pháp, nội dung KT và các kĩ năng cần đạt. KTĐG hướng đến sự toàn
diện về nội dung, đa dạng về phương pháp và đảm bảo chất lượng, hiệu quả.
Về cách thức ra đề, xây dựng đáp án, tổ thực hiện ra đề, xây dựng đáp án theo
ma trận, đảm bảo quy trình. Đề kết hợp KT các năng lực của HS với các cấp
độ“đóng”, “mở” hợp lý. Đề, đáp án KT định kì của GV được tổ thống nhất quản lí.

Người thực hiện: Lê Văn Hiệp, giáo viên Ngữ 6văn


Sáng kiến kinh nghiệm. Năm học 2017-2018

Nhờ đó, đề KT phân hóa được năng lực HS; tích hợp được kiến thức các phân
môn Đọc hiểu, Tiếng Việt, Làm Văn; hướng tới tích hợp kiến thức liên môn; giúp cho
việc ĐG đảm bảo chính xác, công bằng.
Việc chấm trả bài được cập nhật, đảm bảo các yêu cầu. Bài làm của HS phải có
phần ĐG bằng điểm số và phần ĐG bằng nhận xét. Thân bài chấm có khoảng trống để
GV chấm chữa lỗi. Giữa phần ĐG bằng điểm số và ĐG bằng nhận xét có sự tương
thích. Thực hiện ĐG nhận xét về kiến thức, kĩ năng, thái độ và năng lực học sinh; có
đề nghị, chê khen cần thiết để giúp HS định hướng, điều chỉnh PPHT.
2.3 Một số giải pháp cụ thể:
2.3.1 KTĐG thường xuyên
2.3.1.1 Kiểm tra đánh giá vấn đáp (KTĐGVĐ):
Theo quyết định 40, mỗi HS được KTĐGVĐ 01 lần trong học kì. Thời điểm KT
thường ở đầu tiết học. Mỗi tiết học KT từ 1-2 HS trong thời gian 5-10 phút.. Thường
thì HS đã KT rồi thì ít được KT lại. Do vậy, HS học bài cũ, chuẩn bị bài mới không

thường xuyên.
Cho nên, tổ đã đổi mới nhận thức và phương pháp KTĐGVĐ.
KTĐGVĐ (còn gọi là kiểm tra miệng) là cột KT thường xuyên đối với mỗi cá
nhân HS. Mục đích của KTĐGVĐ không chỉ là KT kiến thức cũ mà còn KT năng lực
tư duy, năng lực đọc hiểu, rèn luyện kĩ năng nói, phát biểu trình bày trước tập thể.
Với quan điểm trên, chúng tôi thực hiện KTĐGVĐ thường xuyên, linh hoạt hơn;
kiến thức KT rộng hơn; số lần KT nhiều hơn.
KTĐGVĐ có thể tiến hành ở đầu tiết, giữa tiết và cuối tiết học. Nội dung KT đa
dạng với các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng kiến thức: KT kiến thức đã học,
KT việc tiếp thu bài mới, KT vận dụng kiến thức. Điều cốt lõi của KTĐGVĐ là trình
bày bằng miệng. Qua trình bày, GV đánh giá về mức độ nắm bắt kiến thức; kĩ năng,
phương pháp trình bày vấn đề...
Câu hỏi KT được chuẩn bị trong thiết kế bài dạy; cũng có thể là câu hỏi nảy
sinh trong tình huống bài dạy. Song các câu hỏi KTĐGVĐ phải rõ ràng, dễ hiểu, đảm
bảo chuẩn kiến thức, kích thích HS trả lời. Mỗi phần KT, thường có ít nhất hai câu hỏi:
01 câu hỏi nhận biết (tái hiện kiến thức), 01 câu hỏi thông hiểu (giải thích, phân tích
cảm nhận...). Trong KTĐGVĐ nên có câu hỏi gợi mở, câu hỏi phụ để giúp HS tăng
khả năng lí giải vấn đề. Một câu hỏi KT nên hỏi nhiều HS, khai thác những ý kiến
Người thực hiện: Lê Văn Hiệp, giáo viên Ngữ 7văn


Sáng kiến kinh nghiệm. Năm học 2017-2018

khác nhau. Sau khi HS trả lời, giáo viên là người trọng tài thực hiện việc nhận xét,
phân tích, ĐG và kết luận.
Hiệu quả của đổi mới KTĐGVĐ là HS có ý thức học tập thường xuyên, nắm
bắt kiến thức tốt hơn; hình thành kĩ năng trình bày, tự tin hơn trong phát biểu xây dựng
bài, trình bày vấn đề; tiết học sinh động hơn, thuận lợi cho việc áp dụng các PPDH tích
cực, nâng cao được chất lượng dạy học.
Ví dụ về KTĐGVĐ đầu giờ học:

- Nội dung KT:Bài thơ Tây Tiến
+ Câu hỏi nhận biết: Em hãy đọc phần thơ khắc họa chân dung người lính Tây Tiến?
+ Câu hỏi thông hiểu: Theo em, trong phần thơ trên, hình ảnh người lính Tây Tiến
được Quang Dũng khắc họa như thế nào?
Ví dụ KTĐGVĐ giữa giờ học:
- Bài dạy: Tây Tiến
- Khi dạy đến vẻ đẹp tâm hồn của người lính Tây Tiến qua câu thơ “ Đêm mơ Hà Nội
dáng kiều thơm”. GV có thể dừng lại hỏi HS:
+ Câu hỏi phát hiện: Bài thơ không dưới 1 lần Quang Dũng nhắc đến hình ảnh kiều
nữ, giai nhân. Đó những hình ảnh nào?
+ Câu hỏi thông hiểu:Hình ảnh những kiều nữ giai nhân được đề cập nói lên những
phấm chất nào trong tâm hồn người lính Tây Tiến?
Loại câu hỏi này vừa giúp GV đánh giá được kiến thức, năng lực cảm thụ, kĩ
năng diễn đạt vừa giúp HS phát huy tính sáng tạo, tính tích cực, chủ động.
Ví dụ KTĐGVĐ cuối giờ học:
GV chuẩn bị câu hỏi KT nhằm chốt lại kiến thức cần đạt; câu hỏi “mở” để HS
trình bày suy nghĩ về vấn đề đặt ra trong bài học…
Sau khi đọc hiểu bài “Tây Tiến”, GV nêu câu hỏi vừa để củng cố bài học vừa
khắc sâu kiến thức:
1)Em hãy cho biết vì sao Quang Dũng lại đổi nhan đề bài thơ từ “Nhớ Tây
Tiến” thành “Tây Tiến”?
2) Cùng ra đời năm 1948, hình ảnh người lính trong bài thơ Tây Tiến có
những điểm khác biệt nổi bật nào so với hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng chí
của Chính Hữu?
3) Theo em, đặc sắc về nghệ thuật ở bài thơ Tây Tiến là gì?
Người thực hiện: Lê Văn Hiệp, giáo viên Ngữ 8văn


Sáng kiến kinh nghiệm. Năm học 2017-2018


2.3.1.2 KTĐG 15 phút
Theo quyết định 40, mỗi học kì có 3 bài KT 15 phút đối với môn Ngữ Văn. Do
chưa có hướng dẫn cụ thể nên nội dung, phương pháp, thời điểm, hình thức KT 15
phút ở mỗi GV chưa có sự thống nhất. Việc ĐG vì thế cũng chưa đồng đều.
Khắc phục hạn chế trên, chúng tôi đã đổi mới KT 15 phút như sau:
Về quan điểm, KT 15 phút là bài KT thường xuyên thực hiện trên phạm vi lớp
học. Thời gian KT được quy định là 15 phút. Mục đích KT là để đánh giá mức độ lĩnh
hội và vận dụng kiến thức; rèn luyện kĩ năng diễn đạt, tạo lập văn bản của HS.
Về thời gian, chúng tôi bố trí các bài KT 15 phút vào các tuần 5, 10, 15 của học
kì nhằm đảm bảo KT các vùng kiến thức cơ bản trong chương trình lớp học.
Về hình thức, các năm học trước, chúng tôi áp dụng hình thức trắc nghiệm
khách quan hoặc trắc nghiệm tự luận hoặc kết hợp cả hai (mỗi đề KT thường có 3đ với
6 câu TNKQ và 7đ cho câu hỏi tự luận)
Từ năm học 2016-2017 đến nay, chúng tôi xây dựng đề theo lối đọc hiểu. Ngay
từ đầu năm học, tổ thống nhất xây dựng ma trận cho đề kiểm tra 15 phút. Các giáo
viên dựa vào ma trận để xây dựng đề kiểm tra phù hợp với đối tượng học sinh. Mỗi đề
KT, GV đưa ra một ngữ liệu được trích từ các văn bản theo các phong cách ngôn ngữ
thích hợp với khối lớp học.. Sau đó, GV đưa ra các câu hỏi KT năng lực đọc hiểu ngữ
liệu. Mỗi câu hỏi có giá trị từ 1-3 điểm. Mỗi đề KT 15 phút, có 4 câu hỏi theo các mức
độ nhận thức gồm 2 câu hỏi nhận biết, 1 câu hỏi thông hiểu và 1 câu hỏi vận dụng. Nội
dung KT có tính toàn diện: KT kiến thức Tiếng Việt, Làm Văn, văn bản văn học.Mỗi
lần KT, GV có thể sử dụng từ 2 đến 4 đề để HS đọc lập suy nghĩ trong làm bài, tránh
cop py lẫn nhau.
Việc thiết kế ma trận, xây dựng đáp án biểu điểm được chú trọng; đảm bảo KT
các loại kiến thức, nhất là kiến thức trọng tâm, đảm bảo tính vừa sức đối với HS; đảm
bảo chất lượng cần đạt và đảm bảo phát huy năng lực, phân hóa HS.
Ví dụ đề xây dựng dề kiểm tra 15 phút:
-

Thiết lập ma trận:


TRƯỜNG THPT LÝ TỰ TRỌNG
TỔ NGỮ VĂN

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Thăng Bình, ngày 5 tháng 10 năm 2017.
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 15 PHUT
Người thực hiện: Lê Văn Hiệp, giáo viên Ngữ 9văn


Sáng kiến kinh nghiệm. Năm học 2017-2018
( Dùng chung cho lớp 10,11,12)
I. MỤC TIÊU / MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Mục tiêu theo chuẩn kiến thức kĩ năng:
+ Nắm được các nội dung kiến thức, ý nghĩa, giá trị các văn bản đã học.
+ Biết vận dụng các kiến thức tiếng Việt, làm văn để đọc hiểu văn bản.
- Mục tiêu định hướng, phát triển năng lực:
+ Năng lực đọc hiểu văn bản.
II, HÌNH THỨC KIỂM TRA
- Hình thức: tự luận
- Bài làm tại lớp
III. THIẾT LẬP MA TRẬN
Mức độ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
NLĐG
-Ngữ liệu:

Các loại văn
bản
thích
hợp với học
sinh.

I. Đọc
hiểu:

- Tiêu chí
lựa
chọn
ngữ liệu:
+ Một đoạn
trích hoặc 1
văn
bản
hoàn chỉnh.
+ Độ dài
khoảng 100
đến 300 chữ

Tổng
Cộng

Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:

Nhận

diện thể
loại/
phương
thức biểu
đạt/ phong
cách ngôn
ngữ/
- Chỉ ra
chi
tiết/
hình ảnh/
biện pháp
tu từ…nổi
bật trong
văn bản.

2
4,0
40%

- Khái quát chủ
đề/ nội dung
chính/ vẫn đề
chính…mà văn
bản đề cập.
- Hiểu được
quan điểm/ tư
tưởng …của tác
giả.
- Hiểu được ý

nghĩa tác dụng
của việc sử
dụng
phương
thức biểu đạt/từ
ngữ/ chi tiết/
hình ảnh/ biện
pháp tu từ…
trong văn bản.
1
3.0
30%

Vận
dụng
cao

Tổng
Số

Nhận
xét/đánh giá
về tư tưởng/
quan
điểm/
tình cảm/ thái
độ của tác giả
thể hiện trong
văn bản.
- Nhận xét về

một giá trị nội
dung/
nghệ
thuật của văn
bản.
- Rút ra bài
học về tư
tưởng/ nhận
thức.
1
3.0
30%

4
10,0
100%

- Xây dựng đề kiểm tra: Sau đây là 2 đề kiểm tra 15 phút lớp 10/2 lần 1
Đề1
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu
Các em học sinh,
Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hoà. Tôi đã tưởng tượng thấy trước mắt cái cảnh nhộn nhịp tưng bừng của ngày tựu
trường ở khắp nơi. Các em hết thẩy đều vui vẻ vì sau mấy tháng giời nghỉ học, sau
bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, các em lại được gặp thầy gặp bạn. Nhưng
Người thực hiện: Lê Văn Hiệp, giáo viên Ngữ10
văn


Sáng kiến kinh nghiệm. Năm học 2017-2018


sung sướng hơn nữa , từ giờ phút này giở đi các em bắt đầu được nhận một nền giáo
dục hoàn toàn Việt Nam … Các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hi sinh của
biết bao đồng bào các em. Vậy các em nghĩ sao ? ( Trích “ Thư Bác Hồ Gửi cho
học sinh nhân ngày khai trường” , 9/1945 )
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích trên. ( 2 điểm)
Câu 2. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được tác giả sử dụng.(2 điểm)
Câu 3. Tác giả đã có những cảm nhận như thế nào về ngày khai trường đầu tiên của
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà?(3 điểm)
Câu 4. Nêu tác dụng của câu hỏi tu từ ở cuối đoạn trích.(3 điểm)
Đề 2:
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu
Trong năm học tới đây, các em hãy cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn,
nghe thầy, yêu bạn. Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay
chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên để lại cho chúng ta, làm sao cho
chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước
nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp
hay không , dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường
quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các
em.
( Trích “ Thư Bác Hồ Gửi cho học sinh nhân ngày khai trường” , 9/1945 )
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích trên (2 điểm).
Câu 2. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được tác giả sử dụng (2 điểm).
Câu 3. Tác giả mong mỏi điều gì ở các em học sinh trong năm học mới? (3 điểm)
Câu 4. Nêu tác dụng của phép điệp ở câu văn cuối đoạn.(3 điểm)
2.3.2 KTĐG định kì ( KTĐG bài viết, KTĐG cuối học kì)
Theo quyết định 40, đối với môn ngữ văn, cả năm có 7 bài KT viết định kì.
Trong đó, có 2 bài KT cuối học kì; học kì I có 3 bài và học kì II có 2 bài KT viết giữa
kì được quy định rõ về số tiết, tuần, kiểu bài làm văn…Thời lượng mỗi bài KT thường
là 2 tiết ( 90 phút); các bài viết làm ở nhà không giới hạn thời lượng. Ở sách giáo

khoa, từng bài KT có nêu ra một số đề mẫu, có hướng dẫn. Cuối học kì có bài KTĐG
có tính tổng hợp kiến thức của kì học.
Trong thực tế, GV thường ra đề và đáp án “đóng”; đề ra mòn sáo, quen thuộc
Người thực hiện: Lê Văn Hiệp, giáo viên Ngữ11
văn


Sáng kiến kinh nghiệm. Năm học 2017-2018

kiểu như phân tích đoạn thơ, phân tích nhân vật, phân tích tình huống truyện làm cho
HS lười tư duy, lạm dụng bài mẫu trong sách tham khảo hoặc trên mạng; việc xây
dựng đáp án đôi lúc không cụ thể, không lập thành văn bản nên việc đánh giá điểm
còn chủ quan, không chính xác.
Khắc phục tình trạng trên, tổ chúng tôi thiết lập ma trận cho từng bài KT cụ thể,
xây dựng đề và đáp án phù hợp. Nội dung, kiểu bài KT bám sát chương trình sách giáo
khoa và quy định của Bộ. Đáp án cụ thể, rõ ràng về kiến thức cần đạt, mức điểm. Phần
đánh giá nhận xét, tổ thống nhất đánh giá bài làm ở 3 tiêu chí: kiến thức, kĩ năng, thái
độ.
Việc đổi mới KTĐG bài viết nêu trên có tác dụng KT kiến thức cụ thể ( xoáy
vào kiến thức trọng tâm), phát huy năng lực tư duy, sáng tạo của HS, khắc phục được
tình trạng chép bài mẫu. Việc chấm điểm và nhận xét sâu sát, chính xác giúp HS biết
được kết quả và có hướng điều chỉnh phương pháp, thái độ học tập, khắc phục lối học
tủ, học vẹt.
Đối với KTĐG cuối học kì, khác với KTĐG bài viết ở quy mô đánh giá. Theo
đó, vùng kiến thức KT rộng hơn, thời lượng dài hơn, số câu hỏi nhiều hơn, bao gồm
câu hỏi đọc hiểu, nghị luận xã hội, nghị luận văn học…Việc tổ chức KTĐG tiến hành
đồng thời ở khối lớp, tổ chức coi và chấm KT chặt chẽ hơn. Việc cắt phách bài chấm
và chấm theo phòng thi giúp cho việc ĐG đều tay, sát đúng hơn…
Ví dụ về đề kiểm tra định kì:
Sau đây là bài kiểm tra định kì số 1 lớp 12

Tuần 3
Tiết: 7

BÀI LÀM VĂN SỐ 1 LỚP 12
( NLXH về TTĐL )

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Bài kiểm tra định kì.
- Biết cahs làm bài nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lý.
- Hình thức: Tự luận
- Thời gian: 45 phút
II. MA TRẬN ĐỀ
Người thực hiện: Lê Văn Hiệp, giáo viên Ngữ12
văn


Sỏng kin kinh nghim. Nm hc 2017-2018

Mc
Nhn bit Thụng hiu
GNL
To lp vn
Nhn
bn:
bit c
kiu vn
Vit bi vn bn cn
ngh lun xó to lp;
hi v mt t - Xỏc nh
tng o lý. c cu

trỳc,
b
cc
bi
vn
v
lun .

S im
T l
S cõu

3.0
30%

Vn dng

Vn dng cao

Tng

- Xõy dng
c
h
thng
cỏc
lun im cn
trin
khai
trong bi vit.

- Gii thớch,
phõn
tớch,
chng minh
c vn
ngh lun.

- Bn lun,
ỏnh giỏ rỳt
ra c bi
hc
nhn
thc
v
hnh ng
ỳng, cú ý
ngha giỏo
dc v t
tng, tỡnh
cm.

3.0
30%

3.0
30%

- To lp mt
vn bn cú tớnh
hon chớnh v

hỡnh thc v trn
vn v ni dung.
- Vn vit
mch lc, dựng
t, t cõu ỳng
chun chớnh t,
ng ngha ting
Vit.
- Cú cỏch
trỡnh by, lp ý
sỏng to.
1.0
10
20%
100%
1 cõu

III. vn:
Ngn ng Trung Hoa cú cõu: S hc nh i thuyn ngc dũng nc, khụng
tin t phi lựi. Anh chi hóy trỡnh by ý kin v vn trờn.

IV.HNG DN CHM

Noọi dung can ủaùt

Ngi thc hin: Lờ Vn Hip, giỏo viờn Ng13
vn

ẹieồ
m



Sáng kiến kinh nghiệm. Năm học 2017-2018

1. Đảm bảo cấu trúc, bố cục bài văn:
Bài văn có bố cục hoàn chính, gồm3 phần. Mở bài giới thiệu được vấn đề nghị
luận; thân bài triển khai được hệ thống các luận điểm hợp lý; kết bài thâu tóm,
khẳng định được vấn đề nghị luận
2. Giới thiệu đúng vấn đề nghị luận

1,0đ

1,0đ

3.Triển khai hệ thông các luận điểm: HS có thể có nhiều cách trình bày.
Song cần thể hiện được các ý sau đây:
- Giải thích ý nghĩa câu nói:
+ Học tập là hoạt động nhiều khó khăn, thách thức (đi thuyền ngược dòng
nước)
+ Học tập phải nỗ lực để tiến tới (không tiến ắt phải lùi)
6.0
- Phân tích chứng minh:
đ
+ Học tập là hoạt động nhiều khó khăn, thách thức:
 Tri thức là vô hạn, hiểu biết của con người là có hạn.
 Học tập cần có nỗ lực thường xuyên, luôn có ý thức vượt khó.
 Học tập cần có các điều kiện: môi trường, phương tiện, thầy giáo....
 Học tập luôn phải đối mặt với nhiều áp lực: học bài, chiếm lĩnh tri
thức,thi cử...
+ Học tập phải nỗ lực để tiến tới:

 Học tập là hoạt động có mục đích, có chương trình, kế hoạch. Vì vậy,
để đảm bảo chương trình kế hoạch, mục đích đặt ra, học tập cần phải
nỗ lực không ngừng.
 Không nỗ lực, gắng gỏi,học tập sẽ không có kết quả tốt.
- Bình luận:
+ Câu ngạn ngữ chỉ ra được bản chất của việc học và hàm ý khuyên mọi
người cần có nỗ lực học tập tích cực để đạt kết quả.
+ Để học tập có kết quả, ngoài những yếu tố vật chất, điều kiện, điều quan
trọng là nỗ lực ý chí, sự đam mê. Sau đó là phương pháp học tập.
+ Phê phán thói lười học, học không có kế hoạch, không có mục đích.
- Bài học nhận thức hành động:
+ Nhận thức: Sự học là khó khăn, thách thức. Học tập cần phải nỗ lực,
đam mê.
+ Hành động: Xây dựng mục tiêu kế hoạch học tập. Học tập mọi nơi mọi
lúc.
4. Đảm bảo tính chỉnh thể bài văn, viết đúng chuẩn chính tả ngữ nghĩa tiếng 1.0 đ
Việt
5. Sáng tạo: Có cách viết hấp dẫn, sâu sắc, mới mẻ
Người thực hiện: Lê Văn Hiệp, giáo viên Ngữ14
văn

1.0 đ


Sáng kiến kinh nghiệm. Năm học 2017-2018
1+2+3+4+5

10
điểm


2.3.3 KTĐG cuối năm học:
Trên cơ sở các điểm số, hệ số của từng loại bài KT, cuối học kì có cột ĐG, xếp
loại. Quy tắc ĐG xếp loại này dựa theo quyết định 40. Thoạt nhìn thì đây chỉ là bước
tính toán, lấy kết quả để ĐG tổng thể các môn học. Ít GV chú ý sử dụng kết quả này để
ĐG quá trình học bộ môn của HS.
Tổ chúng tôi xem cột điểm ĐG này là cột điểm tổng kết học kì đối với mỗi HS,
mỗi lớp và đối với hiệu quả dạy học bộ môn của GV, của tổ.
Trước hết, chúng tôi nhìn vào diễn biến các cột điểm của HS để ĐG diễn trình,
thái độ học tập của HS; xem xét sự tiến bộ của HS để khích lệ, sự giảm sút để cảnh
báo, đề ra giải pháp khắc phục. Sau đó, dựa vào kết quả phân loại để phân tích năng
lực học tập bộ môn của HS, giúp HS điều chỉnh PPHT và định hướng nghề nghiệp.
Đối với mỗi GV, sử dụng kết quả phân loại cuối học kì để tự ĐG về chất lượng,
hiệu quả của mỗi lớp học, của PPDH đã thực hiện. Từ đó, GV có hướng điều chỉnh
thích hợp.
Đối với tổ bộ môn, kết quả phân loại cuối học kì và cả năm là thông số ĐG
quan trọng nhằm ĐG hiệu quả dạy học của toàn tổ; là cơ sở để lựa chọn, bồi dưỡng HS
có năng lực và phụ đạo HS yếu; là một cơ sở để đánh giá GV.
VI.Kết quả đạt được :
Có thể nhận thấy kết quả đạt được qua bảng so sánh sau:
KTĐG theo cách làm cũ
KTĐG theo cách làm mới
Quy trình KTĐG còn thiếu tính chặt Quy trình thực hiện việc KTĐG
Quy

chẽ, khoa học, dẫn đến đánh giá kết khoa học, chính xác từ khâu ra đề,

trình

quả thiếu chính xác.


Nội

loại kết quả
Nội dung KTĐG mòn sáo, đơn điệu, Nội dung KTĐG có tính bao quát cả

dung

chưa bao quát kiến thức của chương 3 phần đọc hiểu, Tiếng Việt, Làm

làm đáp án, đánh giá kết quả, phân

trình.
văn
Thời gian thực hiện KTĐG thường Thời gian thực hiện KTĐG linh hoạt.
Thời

cố định. Hình thức đánh giá đơn Hình thức KTĐG phong phú, hướng

Người thực hiện: Lê Văn Hiệp, giáo viên Ngữ15
văn


Sáng kiến kinh nghiệm. Năm học 2017-2018

gian

điệu, nặng về tái hiện kiến thức
vào phát huy năng lực HS
Tác dụng phân hóa HS ít rõ nét; Phân hóa HS rõ nét. Buộc HS phải


Hiệu
quả

chưa thật sự kích thích HS học tập tự tự giác học tập thường xuyên, phát
giác, phát huy năng lực

huy năng lực học tập sáng tạo.

Tâm lí học tập nặng nề, nhàm chán Tạo tâm lí học tập thỏa mái cho HS,
do lối học ghi nhớ máy móc; sao học tập chủ động, sáng tạo, có hứng
chép bài mẫu.
thú.
HS ít có khả năng đọc hiểu, khả HS được rèn luyện kĩ năng đọc hiểu,
Phương năng thuyết trình, thiếu phương pháp kĩ năng nói, phương pháp học tập
pháp

học tập tích cực.

chủ động , tích cực.

GV dạy chủ yếu bằng thuyết giảng, GV chủ yếu dạy học bằng việc nêu
ít nêu vấn đề, ít vận dụng các PPDH vấn đề, gợi mở, làm việc nhóm, chú
Kết

tích cực.
ý vận dụng các PPDH tích cực.
Kết quả ĐG thiếu chính xác, chất Kết quả ĐG trung thực, chính xác,

quả


lượng ảo.

có độ tin cậy cao.

Kết quả chất lượng bộ môn Ngữ Văn các năm học 2015-2016, 2016-2017 và
học kì I năm học 2017-2018:
-

Chất lượng bộ môn đạt học kì I 2015-2016

Kh


số
10 301
11 279
12 283
TT 863
-

Khá
SL TL
18 5,98
27 9,68
28 9,89
73 8,46

SL
109
137

135
381

Tr B
TL
36,21
49,1
47,7
44,15

SL
128
94
111
333

Yếu
TL
42,52
33,69
39,22
38,59

Kém
SL TL
44 14,6
19 6.8
8
2,83
71 8,2


TBTL
SL
TL
128 42,52
165 59.14
164 57,95
457 52,95

So với Chất lượng bộ môn học kì I 2016 – 2017

Khối

Sĩ số

10
11
12
TT

300
309
325
934

-

Giỏi
SL TL
1

0,33
1
0,36
1
0,35
3
0,35

Giỏi
SL TL
2
0.7
0
0
2
0,6
4
0,4

SL
56
41
34
131

Khá
TL
18.7
13.3
10.5

14.0

SL
162
135
195
492

Tr B
TL
54.0
43.7
60,0
52,7

SL
70
123
91
284

Yếu
TL
23.3
39.8
28.0
30.4

Kém
SL TL

10
3.3
10
3.2
3
0.9
23
2.5

TBTL
SL
TL
220
73.3
176
57,0
231
71.1
627
67.1

So với chất lượng học kì I năm học 2017-2018

Kh
ối

Sĩ số

Giỏi
SL TL


Khá
SL
TL

Tr B
SL
TL

Yếu
SL
TL

Kém
SL TL

TBTL
SL
TL

10

256

7

66

131


41

10

204

2.73

25.78

51.17

Người thực hiện: Lê Văn Hiệp, giáo viên Ngữ16
văn

16.02

3.91

79.7


Sáng kiến kinh nghiệm. Năm học 2017-2018
11
12
TT

247
255
758


5
0
12

2.02
0,0
1.58

51
27
144

20.65
10.59
19.0

116
154
401

46.96
60,39
52,90

66
72
279

26.72

28.24
23.61

8
0
18

3.24
0.0
2.37

172
181
557

69.64
70.98
73.48

So sánh chất lượng cùng kì 3 năm liên tiếp, giữa 2 thời điểm trước và sau khi áp
dụng cách kiểm tra đánh giá theo hướng phát huy năng lực học sinh, ta dễ dàng thấy,
từ năm học 2016-2017 đến nay, cách kiểm tra đánh giá mới đã từng bước nâng cao
chất lượng học tập của học sinh, phân hóa năng lực và có tác dụng giúp học sinh định
hướng nghề nghiệp.

VII.KẾT LUẬN :
Trên đây là một vài kinh nghiệm mà bản thân rút ra được trong việc KTĐG. Có
thể những biện pháp nêu trên chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu đổi mới KTĐG hiện nay.
Nhưng trong lộ trình còn dài và lắm khó khăn của việc đổi mới KTĐG, những bước đi
đầu tiên, kịp thời này sẽ giúp quý đồng nghiệp nhận thức và thực hiện thuận lợi, đem

lại một không khí dạy-học tươi mới, một kết quả KTĐG khiến HS vừa lòng; tạo ra ở
HS có ý thức, động cơ và hứng thú học tập môn Ngữ Văn tốt hơn trong bối cảnh HS
có chiều hướng ngày càng xa lánh việc học tập các bộ môn khoa học xã hội.
VIII.ĐỀ NGHỊ :
1.Với Sở GD& ĐT:
- Cần tăng cường chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện đổi mới KTĐG theo tinh thần các
văn bản chỉ đạo của Đảng, nhà nước và Bộ GD&ĐT.
2. Đối với nhà trường :
- Tăng cường hơn nữa và tổ chức chặt chẽ, khoa học, đồng bộ việc đổi mới KTĐG,
đổi mới cách ra đề trong các bộ môn. Quan tâm hơn nữa đến việc tổ chức kiểm tra
chung đề, cùng thời điểm, theo từng khối lớp ở các bài KT từ 45 phút trở lên.
IX.TÀI LIỆU THAM KHẢO:
-

Luật Giáo dục số 38/2005/QH11.

-

Nghị quyết 29/NQ-TW, Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản,

toàn diện giáo dục và đào tạo.
Người thực hiện: Lê Văn Hiệp, giáo viên Ngữ17
văn


Sáng kiến kinh nghiệm. Năm học 2017-2018

-

Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020 ban hành kèm theo Quyết


định 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
-

Nghị quyết số 44/NQ-CP, ngày 09/6/2014 Ban hành Chương trình hành động của

Chính phủ nhằm thực hiện Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về
đổi mới căn bản, toàn diện GD.
-

Quyết định 40/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 5/10/2006 ban hành Quy chế đánh giá

xếp loại học sinh THCS, THPT.
-

Thông tư 51/2008/TT-BGD&ĐT ngày 15/9/2008 về việc sửa đổi, bổ sung một

số điều tại Quyết định 40
-

Thông tư 58/ 2011/TT-BGD&ĐT ngày 12/12/2011 ban hành Quy chế đánh giá

xếp loại học sinh THCS, THPT.
-

Công văn 8773/BGD&ĐT-GDTrH ngày 30/12/2010 của Bộ Giáo dục và Đào

tạo về việc hướng dẫn biên soạn đề kiểm tra.
-


Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH V/v hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về

đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động
chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng
- Tài liệu tập huấn dạy học và KTĐG theo định hướng phát triển năng lực HS
- Các thông tin, tài liệu trên mạng xã hội.
X MỤC LỤC
Mục

Nội dung

I
II
III
IV
V
1.

Tên đề tài
Đặt vấn đề
Cơ sở lý luận
Cơ sở thực tiễn
Nội dung
Thực trạng của công tác KTĐG bộ môn Ngữ Văn ở trường THPT

2

Lý Tự Trọng từ năm học 2010 -2011 đến năm học 2013-2014
Những giải pháp đổi mới công tác KTĐG trong bộ môn Ngữ Văn ở


VI
VII

trường THPT Lý Tự Trọng
Kết quả đạt được
Kết luận

VIII

Đề nghị

Người thực hiện: Lê Văn Hiệp, giáo viên Ngữ18
văn

Trang
1
2
2
4
4
4
5
12
13
13


Sáng kiến kinh nghiệm. Năm học 2017-2018

IX


Tài liệu tham khảo

X
XI
XII

Mục lục
Phụ lục
Phiếu đánh giá SKKN

13
14
15
22

XI. PHỤ LỤC ( dùng để tham khảo )
Phụ lục 1
Trích dẫn một số văn bản pháp lý chỉ đạo về đổi mới KTĐG trong giáo dục:
1.1. Luật Giáo dục số 38/2005/QH11, Điều 28 qui định: "Phương pháp giáo dục
phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp
với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm
việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình
cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh".
1.2. Báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI “Đổi mới chương trình,
nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại;
nâng cao chất lượng toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền
thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác
phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội”.
1.3 Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện

giáo dục và đào tạo “Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh
giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan. Việc thi, kiểm tra và
đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội
và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận. Phối hợp sử dụng kết quả đánh
giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với
tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của
xã hội”.
1.3. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020 ban hành kèm
theo Quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ: "Tiếp tục
đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học"; "Đổi
mới kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng theo hướng
đảm bảo thiết thực, hiệu quả, khách quan và công bằng; kết hợp kết quả kiểm tra đánh
giá trong quá trình giáo dục với kết quả thi".
Người thực hiện: Lê Văn Hiệp, giáo viên Ngữ19
văn


Sáng kiến kinh nghiệm. Năm học 2017-2018

Nghị quyết số 44/NQ-CP, ngày 09/6/2014 Ban hành Chương trình hành động của
Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị lần thứ tám
( khóa XI) xác định “Đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết
quả giáo dục theo hướng đánh giá năng lực của người học; kết hợp đánh giá cả quá
trình với đánh giá cuối kỳ học, cuối năm học theo mô hình của các nước có nền giáo
dục phát triển”...
Mẫu 4
MẪU PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN
(Ban hành theo Quyết định số 32 /2015/QĐ-UBND ngày 11 /11/2015 của UBND tỉnh)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến: Một số kinh nghiệm đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát huy
năng lực học sinh ở bộ môn Ngữ Văn
Tác giả sáng kiến: Lê Văn Hiệp
Đơn vị công tác (của tác giả sáng kiến) : Trường THPT Lý Tự Trọng
Họp vào ngày: ........................................................................................................
Họ và tên chuyên gia nhận xét: ..............................................................................
Học vị: .................... Chuyên ngành: ......................................................................
Đơn vị công tác: .....................................................................................................
Địa chỉ: ..................................................................................................................
Số điện thoại cơ quan: ............................................................................................
Di động: ..................................................................................................................
Chức trách trong Tổ thẩm định sáng kiến: .............................................................
NỘI DUNG NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
Đánh giá của
thành viên tổ
thẩm định
Sáng kiến có tính mới và sáng tạo (điểm tối đa: 30 điểm) (chỉ chọn 01 (một) trong
1
04 (bốn) nội dung bên dưới và cho điểm tương ứng)
Không trùng về nội dung, giải pháp thực hiện sáng
30
1.1
30
kiến đã được công nhận trước đây, hoàn toàn mới;
Sáng kiến, giải pháp có cải tiến so với trước đây
20
1.2
20

với mức độ khá;
Sáng kiến, giải pháp có cải tiến so với trước đây
1.3
10
với mức độ trung bình;
Không có yếu tố mới hoặc sao chép từ các giải
1.4
0
pháp đã có trước đây.
Nhận xét:
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
.........................................................................................
STT

Tiêu chuẩn

Người thực hiện: Lê Văn Hiệp, giáo viên Ngữ20
văn

Điểm tối đa


Sáng kiến kinh nghiệm. Năm học 2017-2018
2

Sáng kiến có tính khả thi (điểm tối đa: 30 điểm)
Thực hiện được và phù hợp với chức năng, nhiệm
2.1
10

vụ của tác giả sáng kiến;
Triển khai và áp dụng đạt hiệu quả (chỉ chọn 01
2.2
(một) trong 04 (bốn) nội dung bên dưới)
a)
Có khả năng áp dụng trong toàn tỉnh
20
Có khả năng áp dụng trong nhiều ngành, lĩnh vực
b)
công tác và triển khai nhiều địa phương, đơn vị
15
trong tỉnh.
Có khả năng áp dụng trong một số ngành có cùng
c)
10
điều kiện.
Có khả năng áp dụng trong ngành, lĩnh vực công
5
d)
5
tác.
Nhận xét:
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
..............................................
3

Sáng kiến có tính hiệu quả (điểm tối đa: 40 điểm)

Sáng kiến phải mang lại lợi ích thiết thực cho cơ
3.1
quan, đơn vị nhiều hơn so với khi chưa phát minh
10
sáng kiến;
Hiệu quả mang lại khi triển khai và áp dụng (chỉ
3.2
chọn 01 (một) trong 04 (bốn) nội dung bên dưới)
a)
Có hiệu quả trong phạm vi toàn tỉnh
30
Có hiệu quả trong phạm vi nhiều ngành, nhiều
b)
20
địa phương, đơn vị
Có hiệu quả trong phạm vi một số ngành có cùng
c)
15
điều kiện
Có hiệu quả trong phạm vi ngành, lĩnh vực công
10
d)
10
tác.
Nhận xét:
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................

........................
Tổng cộng
THÀNH VIÊN TỔ THẨM ĐỊNH

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Họ, tên và chữ ký)

Người thực hiện: Lê Văn Hiệp, giáo viên Ngữ21
văn


Sáng kiến kinh nghiệm. Năm học 2017-2018

Người thực hiện: Lê Văn Hiệp, giáo viên Ngữ22
văn


Sáng kiến kinh nghiệm. Năm học 2017-2018

Phụ lục 2:

Quy trình biên soạn đề KT, đáp án bài KT 15 phút

Bước 1: xây dựng ma trận đề
Mức độ
Chủ đề

Đọc – hiểu


Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng
cao

Nhận diện lỗi
chính tả,biện
pháp nghệ
thuật được sử
dụng trong
văn bản.

Hiểu tác dụng
của hình thức
nghệ thuật
được sử dụng
trong văn bản,
ý chính của
văn bản.
0,5
2
20

Cảm nhận
của cá nhân
về nội dung

hoặc nghệ
thuật của
văn bản.

Viết đoạn văn
có nội dung
liên quan đến
ngữ liệu

1
2
20

1
3
30

Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %

1,5
2
20

Cộng

4
10
100


Bước 2: Thiết lệp đề KT

Đọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi sau:
Những đường việt bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mủ nan.
(Trích Việt Bắc của Tố Hữu)
Câu 1 (1 điểm ) Phát hiện và chữa lỗi chính tả có trong đoạn thơ?
Câu 2 (2 điểm)
Hãy cho biết nội dung chính của đoạn thơ?
Câu 3 (3 điểm)
Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ và nêu tác dụng
của các biện pháp nghệ thuật đó?
Câu 4 (3 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về lòng yêu nước của thế
hệ trẻ trong bối cảnh hiện nay.
Bước 3: Xây dựng hướng dẫn chấm
Câu
1
2

Nội dung trả lời
- việt bắc -> Chữa lại: Viết Bắc. Lỗi không viết hoa danh từ riêng.
- mủ nan -> Chữa lại: mũ nan. Lỗi viết sai chính tả.
- Khung cảnh hùng tráng của những đoàn quân ra trận với khí thế
hào hùng, sôi sục, khẩn trương ở Việt Bắc những năm kháng chiến
chống Pháp.


Điểm
0,5
0,5

- Thể hiện sự lớn mạnh của các lực lượng kháng chiến.

1.0

Người thực hiện: Lê Văn Hiệp, giáo viên Ngữ23
văn

1.0


Sáng kiến kinh nghiệm. Năm học 2017-2018

2

3

- So sánh cường điệu: Đêm đêm rầm rập như là đất rung

0,5
Tác dụng: nêu bật sức mạnh to lớn, khí thế ngút trời của quân dân 1.0
ta với quyết tâm đánh thắng kẻ thù xâm lược.
- Hoán dụ: ánh sao đầu súng, mũ nan.
0,5
Tác dụng: Hình ảnh hoán dụ ánh sao đầu súng, mũ nan. Chỉ bộ
đội và dân công hỏa tuyến. Cả câu thơ “ Ánh sao đầu súng bạn 1.0
cùng mũ nan” nói lên khí thế ra trận hào hùng, sự kề vai sát cánh,

thống nhất ý chí đánh giặc.
Suy nghĩ về lòng yêu nước của thế hệ trẻ trong bối cảnh hiện nay:
- Lòng yêu nước là gì?
- Lòng yêu nước của thế hệ trẻ được biểu hiện như thế nào trong 3
bối cảnh hiện nay?
- Liên hệ bản thân …
DUYỆT CỦA BGH

DUYỆT CỦA TTCM

Phụ lục 3
Quy trình biên soạn đề kiểm tra cuối học kì:

Bước 1:

Xây dựng ma trận đề ( đề kiểm tra học kì I, lớp 11 )

Mức độ

Nhận biết

Thông
hiểu

Chủ đề
Chủ đề 1
Tự tình

Biện pháp
tu từ


Chỉ ra hiệu
quả nghệ
thuật
1 nửa câu
0,5
5%

Số câu
Số điểm
Tỉ lệ%
Chủ đề 2
Bài ca ngắn
đi trên bãi cát
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ%

1 nửa câu
0,5
5%

Vận dụng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao

Cộng

1
1

10%


giải
hình
ảnh
bãi cát

1
1
10%

Người thực hiện: Lê Văn Hiệp, giáo viên Ngữ24
văn

1
1
10%


Sáng kiến kinh nghiệm. Năm học 2017-2018

Chủ đề 3
Chữ người tử


Chỉ ra
phương
thức biểu
đạt của

đoạn văn

Số câu
1 nửa câu
Số điểm
0,5
Tỉ lệ %
5%
Chủ đề 4
Làm văn
NLVH kết
hợp NLXH
tác phẩm Chữ
người tử tù
của Nguyễn
Tuân
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ%

1, 5 câu
1.5
15%

Ý nghĩa nội
dung từ đủ
trong câu

thơ
1 nửa câu
0,5
5%

1
1
10%
Phân
tích
cảnh cho chữ
để làm nổi rõ
đây là “một
cảnh tượng
xưa nay chưa
từng có”.

Suy nghĩ về
hiện
tượng
mai mọt của
một số văn
hóa
truyền
thống dân tộc
hiện nay

0,5
4,0
40%

1 nửa câu
4,0
40%

0,5
3,0
30%
1 nửa câu
4,0
40%

1,5 câu
1.5
15%

1
70
70%
4 câu
10
10%

Bước 2: Thiết lập đề
SỞ GDĐT QUẢNG NAM
TRƯỜNG THPT
LÝ TỰ TRỌNG

KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2014 - 2015
Môn : NGỮ VĂN - Lớp 11
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)


I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1. ( 1,0 điểm )
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
( Tự tình- Hồ Xuân Hương )
Xác định biện pháp tu từ nổi bật trong hai câu thơ trên và chỉ ra hiệu quả nghệ
thuật của biện pháp tu từ ấy ?
Câu 2. ( 1,0 điểm )
Ý nghĩa nghệ thuật của hình ảnh bãi cát trong Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Cao
Bá Quát)
Người thực hiện: Lê Văn Hiệp, giáo viên Ngữ25
văn


×