I.Lí do chọn đề tài
1. Đặt vấn đề
Tai nạn, thương tích ở trẻ em hiện đang là vấn đề cần được quan tâm. Với mỗi
trường hợp tử vong do tai nạn thương tích thì cũng có hàng ngàn trẻ phải sống tàn
tật ở các mức độ khác nhau. Tai nạn, tử vong và tàn tật do thương tích gây gánh
nặng lớn đối với bản thân, gia đình và xã hội, tai nạn, thương tích ở trẻ em hoàn
toàn có thể phòng tránh được nếu có sự quan của gia đình, nhà trường và xã hội.
Ở lứa tuổi học sinh tiểu học thường hiếu động, thích tò mò, nghịch ngợm và chưa
được trang bị kiến thức, kỹ năng phòng, tránh đầy đủ nên cũng có thể dễ bị tai nạn,
thương tích. Trẻ em là một chủ nhân tương lai của đất nước. Do vậy, chúng ta phải
có trách nhiệm “Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em” để các em tiếp cận với môi
trường cộng đồng và trường học. Việc cung cấp kiến thức và kĩ năng phòng tránh
tai nạn, thương tích cho học sinh và tạo dựng môi trường an toàn cho trẻ là rất cần
thiết. Trường học là môi trường thuận lợi trong đó giáo viên là đối tượng phù hợp
để cung cấp kiến thức và kĩ năng phòng chống tai nạn, thương tích.
Đối với trường học, nguyên nhân dẫn đến các tai nạn thương tích nêu trên là do
điều kiện, môi trường sinh hoạt và học tập của học sinh còn nhiều bất cập, chưa
bảo đảm đầy đủ an toàn phòng chống tai nạn, thương tích; công tác truyền thông
giáo dục chưa đồng bộ, chưa sâu rộng do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh
hiếu động, thích tò mò, nghịch ngợm và chưa có kiến thức, kĩ năng phòng tránh
nên rất dễ bị tai nạn thương tích. Chính vì vậy nên tôi chọn đề tài: “Một số biện
pháp phòng tránh tai nạn, thương tích trong trường tiểu học” để mỗi ngày học sinh
đến trường đều là một ngày vui.
2. Mục đích đề tài
Đề tài này nhằm mục đích là nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, giáo
viên, nhân viên và học sinh, từ đó có sự thay đổi về hành vi, nếp sống phù hợp để
hạn chế những tai nạn, thương tích; chú trọng nội dung phòng chống tai nạn giao
thông, bạo lực, đuối nước, ngộ độc thực phẩm nhằm giảm tối đa tỷ lệ tai nạn,
thương tích trong và ngoài trường học.
3.Lịch sử đề tài
Trong thời gian qua cũng có một số yếu tố ảnh hưởng đến tai nạn thương tích ở
học sinh tiểu học: Đó là vấn đề an toàn cho trẻ ở 3 môi trường: gia đình – nhà
trường – xã hội chưa thật sự đảm bảo giảm thiểu các nguy cơ gây ra tai nạn
thương tích. Công tác truyền thông, giáo dục chưa đủ mạnh để có thể chuyển đổi
hành vi ứng xử trong cộng đồng, nhất là gia đình và trường học trong việc phòng
chống tai nạn, thương tích ở trẻ em.
Trong công tác quản lý, phải thường xuyên chỉ đạo giáo viên biết cách phòng
tránh tai nạn, thương tích cho học sinh đó là thực hiện phong trào trường học an
toàn, phòng chống tai nạn, thương tích và trường học thân thiện, học sinh tích cực
mà ngành đã phát động, một trong những nội dung của phong trào trên là tạo môi
trường học tập an toàn cho học sinh, có môi trường học tập an toàn sẽ góp phần
không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường.
Để xây dựng trường học an toàn, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp
phòng tránh tai nạn, thương tích trong trường tiểu học”
4.Phạm vi đề tài
Bản thân tôi đã thực hiện một số biện pháp tích cực ngay từ đầu năm học để giúp
học sinh được an toàn khi đến trường. Đề tài này áp dụng nghiên cứu đối với học
sinh cấp tiểu học trong toàn huyện Tân Trụ, tỉnh Long An.
II.Nội dung công việc đã làm
1.Thực trạng đề tài
Năm học 2016-2017 trường Tiểu học Nhựt Tảo có 185 học sinh trong đó có 91 học
sinh nữ.
Điều kiện thuận lợi của trường là được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, chính
quyền địa phương và phụ huynh HS;
Năm học 2016 - 2017, trường Tiểu học Nhựt Tảo đã sử dụng cho học sinh học trên
1 dãy lầu mới, cơ sở vật chất khang trang, thiết bị dạy học đảm bảo cho việc dạy và
học.
Có phòng y tế và nhân viên y tế, tủ thuốc được trang bị khá đầy đủ cho công tác sơ
cấp cứu ban đầu: bông, băng, gạt, dầu gió, thuốc sát trùng, các nẹp bằng cây, tre,…
Trường học gần với trạm y tế xã.
Đội ngũ GV đoàn kết, nhiệt tình.
Bên cạnh những thuận lợi trên trường cũng còn một ít khó khăn như sau:
Nhận thức của giáo viên trong việc phòng tránh tai nạn thương tích cho học sinh
chưa cao.
HS chưa được sự quan tâm đúng mức về phòng chống tai nạn thương tích ở gia
đình và nhà trường.
Tôi đã thống kê tai nạn, thương tích thường gặp trong nhà trường là:
STT
Nội dung
Tổng số trường hợp mắc phải ở giai đoạn
đầu năm học 2016-2017
Lớp 1
Lớp 2
Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5
1
Va vào bàn ghế
4
1
1
0
0
2
Té ngã
2
1
2
1
0
3
Vật nhọn đâm vào chân
1
0
1
2
1
4
Tai nạn, thương tích khác
0
0
0
0
0
Tai nạn thương tích của học sinh trong trường thường gặp là té ngã, va vào bàn
ghế, vật nhọn đâm vào chân. Nguyên nhân chủ yếu là do học sinh bất cẩn khi vui
chơi, bàn ghế hư hỏng sửa chữa không kịp thời, ngã do đùa nghịch,
do các em không mang dép trong giờ chơi cũng như giờ tập thể dục; do sân chơi,
bãi tập chưa chuẩn bị kĩ,…
Tai nạn thương tích của học sinh thường bị chấn thương phần mềm: xây
xát ngoài da trên cơ thể (khuỷu tay, đầu gối, cằm, mặt,…); gai, đá nhọn đâm vào
chân bị đau nhói.
Qua thực trạng trên, tôi nhận thấy thực hiện tốt công tác phòng tránh tai nạn
thương tích cho học sinhmới đảm bảo môi trường học tập an toàn cho học sinh;
đảm bảo về sức khỏe cho học sinh; Phụ huynhhọc sinh an tâm khi gửi con em tới
trường, từ đó chất lượng dạy học cũng được nâng cao.
2.Nội dung cần giải quyết:
Trong nhà trường hiện nay, một số học sinh còn mắc phải những tai nạn, thương
tích đáng tiếc xảy ra nên để giúp học sinh nhận biết, hiểu và không bị té ngã hoặc
xảy ra một số vụ việc khác, bản thân tôi cần thực hiện các nội dung sau:
-Tìm hiểu nguyên nhân học sinh thường bị tai nạn, thương tích.
-Triển khai chuyên đề tập huấn phòng tránh tai nạn, thương tích cho trẻ em.
-Chỉ đạo, triển khai cụ thể các biện pháp phòng tránh tai nạn, thương tích cho học
sinh trong nhà trường.
-Hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị Ủy ban nhân dân huyện chứng nhận trường tiểu học
Nhựt Tảo đạt tiêu chuẩn “Trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích
năm học 2016-2017 và đưa ra biện pháp phòng chống tai nạn, thương tích trong
nhà trường như:
+Phòng té ngã
+Phòng ngừa đánh nhau, bạo lực trong trường học
+Phòng ngừa tai nạn giao thông
+Phòng ngừa đuối nước
+Phòng ngừa điện giật
+Phòng ngừa ngộ độc thức ăn
3.Biện pháp giải quyết
Để khắc phục tình trạng học sinh bị tai nạn, thương tích trong trường học thì có rất
nhiều cách làm khác nhau. Theo tôi để thực hiện tốt công việc này thì người quản
lý cần phải thực hiện tốt một số biện pháp như sau:
3.1. Tìm hiểu nguyên nhân HS thường bị tai nạn, thương tích
Năm học 2016-2017, tôi đã tiến hành khảo sát tình trạng tai nạn, thương tích của
học sinh xảy ra trong trường:
Tổng số HS trong toàn trường: 185/91nữ
Số lớp: 7
Số GVCN: 7
GV bộ môn: 5
Số trường hợp bị tai nạn, thương tích xảy ra trong đầu năm học là 17 trường hợp.
Qua khảo sát giáo viên và học sinh cho thấy:
Tai nạn, thương tích do va vào bàn ghế: 6/185 tỉ lệ 3,2 %
Tai nạn, thương tích do đá nhọn đâm vào chân: 5/185 tỉ lệ 2,7 %
Tai nạn, thương tích do té ngã: 6/185 tỉ lệ 3,2 %
Tai nạn, thương tích khác: không
Nguyên nhân:
Nguyên nhân từ phía học sinh: do các em chạy nhảy, nô đùa trong giờ ra chơi,
trong thời gian học thể dục, không mang dép nên giẫm phải gai, đá nhọn,…
Để khắc phục tình trạng này, tôi chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm và Tổng phụ trách
Đội nhắc nhở học sinh trong tiết sinh hoạt dưới cờ và tiết sinh hoạt lớp.
Ví dụ: Không nên chạy nhảy, nô đùa trong giờ ra chơi; Nên mang giày khi tập thể
dục.
Nguyên nhân từ phía giáo viên: Giáo viên chưa quan tâm sâu sát đến học sinh
trong giờ ra chơi, trong giờ học, chưa quán triệt, nhắc nhở học sinh để phòng tránh
các tai nạn, thương tích thường gặp.
Để giáo viên quan tâm nhiều hơn nữa đến học sinh, tôi thường xuyên nhắc nhở
giáo viên trong các cuộc họp hội đồng sư phạm.
Nguyên nhân từ phía cơ sở vật chất: Sân trường được tráng bê tông nên khi ngã
học sinh bị đau và xây xát nhiều, các hành lang của các dãy phòng học khi có trời
mưa thường trơn trượt do nước mưa đọng lại; chen lấn xô đẩy nhau khi đi cầu
thang mà lại thiếu sự quản lý của giáo viên.
Thứ hai đầu tuần trong tiết sinh hoạt dưới cờ Tổng phụ trách thường xuyên nhắc
nhở học sinh phải thật cẩn thận khi đi trên sân trường cũng như khi đi cầu thang;
cho các lớp quét sạch và lau khô nước trên hành lang khi trời mưa.
3.2. Triển khai chuyên đề tập huấn phòng tránh tai nạn, thương tích ở trẻ em
Nhận thức được tác hại và hậu quả của tai nạn, thương tích đối với học sinh trong
nhà trường. Để cung cấp kiến thức đúng và đầy đủ cho học sinh hiểu thì người giáo
viên cần được trang bị kiến thức về phòng tránh tai nạn, thương tích cho bản thân
một cách kĩ lưỡng. Ngay từ đầu năm học 2016-2017 tôi đã mở chuyên đề phòng
tránh tai nạn, thương tích cho học sinh Tiểu học.
Đối tượng tham dự tập huấn chuyên đề: Cán bộ, giáo viên, nhân viên trường Tiểu
học Nhựt Tảo.
Số lượng: 18 người
Nội dung tập huấn:
Tai nạn, thương tích là vấn đề sức khỏe cộng đồng và mang tính toàn cầu.
Tình hình tai nạn, thương tích ở trẻ em Việt Nam.
Cách tiếp cận và phòng ngừa tai nạn, thương tích.
Các nguyên nhân do tai nạn, thương tích và các biện pháp phòng tránh đối với trẻ
em: Tai nạn giao thông, đuối nước, té ngã, ngộ độc thực phẩm, động vật cắn, ngạt
thở; tai nạn do vật sắc nhọn, do chơi các trò chơi nguy hiểm,…
Cách phòng tránh các tai nạn, thương tích thường gặp.
Hướng dẫn một số kĩ thuật sơ cấp cứu thông thường.
Xây dựng trường học an toàn phòng tránh tai nạn, thương tích cho học sinh.
Tóm lại, thông qua tập huấn cán bộ, giáo viên, nhân viên sẽ nâng cao hơn ý thức
phòng tránh tai nạn, thương tích cho trẻ em tại trường học, nhằm giảm tỉ lệ tử vong
và tàn tật ở trẻ em do tai nạn, thương tích gây ra. Đây là đóng góp thiết thực vào
việc thực hiện Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Công ước quốc tế về
Quyền trẻ em một cách thiết thực nhất.
3.3. Chỉ đạo, triển khai cụ thể các biện pháp phòng tránh tai nạn, thương tích
cho học sinh trong trường Tiểu học Nhựt Tảo.
3.3.1.Chỉ đạo cho Tổng phụ trách đội, cho giáo viên chủ nhiệm thực hiện tốt
công tác tuyên truyền.
Giúp học sinh nhận ra nguy cơ và hậu quả của tai nạn, thương tích, hậu quả của tai
nạn, thương tích đối với học sinh và nhà trường. Hàng tháng tôi đưa ra một chủ
điểm về phòng tránh tai nan, thương tích để giáo viên chủ nhiệm và Tổng phụ trách
xây dựng kế hoạch sinh hoạt cụ thể, phù hợp với đặc điểm học sinh lớp mình. Từ
đó cung cấp cho học sinh kiến thức đúng và đầy đủ để học sinh hiểu về nguyên
nhân tai nạn, thương tích, các loại hình tai nạn, thương tích, cách phòng tránh tai
nạn, thương tích, phương pháp xử lý hiệu quả khi tai nạn, thương tích xảy ra.
Hình thức tuyên truyền: thông qua băng ron, hình ảnh, tài liệu và được Tổng phụ
trách đội tuyên truyền trong tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần, giáo viên tuyên truyền
trong tiết sinh hoạt lớp,…
Tổng phụ trách và học sinh toàn trường trong buổi tuyên truyền
về phòng tránh tai nạn, thương tích.
3.3.2.Chỉ đạo cho giáo viên hướng dẫn học sinh lên xuống cầu thang.
Tôi chỉ đạo cho giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn học sinh lên xuống cầu thang
trong các tiết sinh hoạt chủ nhiệm: Khi lên xuống cầu thang tay bắt buộc phải vịn
cầu thang, phải bước vào giữa các bậc, mắt nhìn xuống chân, không nhảy một lúc
2, 3 bậc, không nô đùa, xô đẩy nhau, có tác phong “đi nhẹ, nói khẽ”.
Phải có sự giám sát của giáo viên để kịp thời nhắc nhở những học sinh quá hiếu
động trong khi lên xuống cầu thang.
Giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn học sinh đi cầu thang an toàn
3.3.3.Chỉ đạo cho giáo viên tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục phòng tránh
tai nạn, thương tích thông qua các hoạt động trong giờ học
Nhằm mục đích giúp cho học sinh có thêm những hiểu biết về một số tai nạn
thường xảy ra ở lớp, ở trường cũng như kĩ năng phòng tránh đơn giản để đảm bảo
an toàn cho các em. Tôi đã chỉ đạo các giáo viên cần tích cực tìm tòi các hình thức
để lồng ghép nội dung giáo dục phòng tránh tai nạn, thương tích vào hoạt động dạy
học một cách hợp lý, nhẹ nhàng nhưng hiệu quả.
Ví dụ: Trong các giờ học Mĩ thuật, Kĩ thuật, Thủ công: Giáo viên cần nhắc nhở học
sinh không được dùng bút màu, bút chì chọc vào tai, mũi hoặc mắt bạn (học sinh
lớp 1,2). Không đùa nghịch khi cầm kéo cắt giấy, kim thêu (học sinh lớp 4,5).
Học sinh cẩn thận khi cầm kim thêu
Trước khi dạy Thể dục, GV cần phải: Vệ sinh nơi tập, bảo đảm an toàn tập luyện
(sân không có những vật cản, những vật sắc, nhọn như: đá, gạch vỡ, cành cây,…)
Ví dụ: Bài 14 – Thể dục lớp 2 – (tuần 7)
Nội dung bài dạy: động tác nhảy – trò chơi bịt mắt bắt dê .
Giáo viên cần phải: Chuẩn bị sân bãi bảo đảm an toàn tập luyện (sân không có
những vật cản, những vật sắc, nhọn như : đá, gạch vỡ, cành cây,…); chuẩn bị sân
bãi tốt sẽ phòng tránh được tai nạn, thương tích xảy ra trong quá trình tập luyện.
Cho học sinh khởi động kĩ các khớp cổ chân, cổ tay, đầu gối, khớp vai, khớp hông;
Giậm chân tại chỗ đếm theo nhịp.
Học sinh khởi động trước khi học các nội dung trong giờ học
Sau khi cho học sinh khởi động sẽ hạn chế được tình trạng trật các khớp tay chân
trong quá trình học động tác nhảy cũng như chơi trò chơi.
GV làm mẫu động tác nhảy, học sinh tập 4 đến 5 lần; giáo viên lưu ý khoảng cách
giữa các học sinh tránh để tình trạng học sinh va quẹt vào nhau.
Học sinh nhảy dây trong giờ học thể dục
3.3.4.Quản lý cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất khang trang nhưng vẫn còn nhiều yếu tố gây mất an toàn cho học
sinh. Vì vậy, người quản lý cần phải:
Thường xuyên kiểm tra cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học:
Bàn ghế hỏng, không chắc chắn phải được sửa chữa ngay; Cửa kính vỡ cần dọn
dẹp và thay mới, đóng chặt cửa khi có gió lớn đề phòng kính va đập sẽ dễ vỡ;
không cho học sinh chơi đá banh vào khu vực phòng học, khu vực hành chính.
Kiểm tra tay vịn cầu thang thường xuyên.
Nhắc nhở phục vụ dọn dẹp, lau chùi cầu thang, hành lang, khu vực nhà vệ sinh khô
ráo.
Không kê các ghế đá gần lan can các phòng học trên lầu.
Các trang thiết bị dạy học cần được sửa chữa hoặc thay thế khi bị hư hỏng.
3.4. Hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị Ủy ban nhân dân huyện chứng nhận trường tiểu
học Nhựt Tảo đạt tiêu chuẩn “Trường học an toàn, phòng chống tai nạn,
thương tích năm học 2016-2017 và đưa ra biện pháp phòng chống tai nạn,
thương tích trong nhà trường
3.4.1. Hồ sơ đề nghị Ủy ban nhân dân huyện công nhận trường tiểu học Nhựt
Tảo đạt tiêu chuẩn “Trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích
năm học 2016-2017 gồm:
1.Kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích năm
học 2016-2017.
2.Quyết định thành lập Ban chỉ đạo “Xây dựng trường học an toàn, phòng chống
tai nạn, thương tích” năm học 2016-2017.
3.Bảng đánh giá trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích.
4.Báo cáo phòng chống tai nạn, thương tích năm học 2016-2017.
5.Quyết định thành lập Ban chỉ đạo “công tác y tế trường học” năm học 20162017.
6.Nội quy phòng chống điện giật, cháy nổ.
7.Quy định về phát hiện và xử lý khi xảy ra tai nạn thương tích tại trường.
8.Biện pháp phòng ngừa tai nạn thương tích tại trường học.
9.Phương án dự phòng thiên tai, hỏa hoạn, ngộ độc.
10.Kế hoạch chống ùn tắc tai nạn giao thông trước cổng trường.
11.Kế hoạch phòng chống bạo lực học đường.
12.Bảng đề nghị Ủy ban nhân dân xã An Nhựt Tân đề nghị Ủy ban nhân dân huyện
Tân Trụ công nhận trường Tiểu học Nhựt Tảo đạt trường học an toàn, phòng chống
tai nạn thương tích năm học 2016-2017.
3.4.2. Một số phương pháp phòng ngừa tai nạn, thương tích trong nhà trường
*Phòng ngã
Sân trường cần bằng phẳng và không bị trơn trượt.
Cửa sổ, hành lang, cầu thang phải có tay vịn, lan can.
Bàn ghế hỏng, không chắc chắn phải được sửa chữa ngay.
Dụng cụ thể dục thể thao phải chắc chắn, đảm bảo an toàn.
*Phòng ngừa đánh nhau, bạo lực trong trường học
Giáo dục ý thức cho các em không được gây gổ, đánh nhau trong trường.
Không cho các em mang đến trường các vật sắc nhọn nguy hiểm như dao, súng cao
su và các hung khí…
Xây dựng lớp tự quản, đoàn kết.
*Phòng ngừa tai nạn giao thông
Trường phải có cổng, hàng rào.
Trong giờ ra chơi phải đóng cổng, không cho học sinh chạy ra đường chơi khi
trường ở gần đường lộ.
Phải có biển báo trường học cho các loại phương tiện cơ giới ở khu vực gần trường
học.
Hướng dẫn học sinh thực hiện Luật an toàn giao thông.
*Phòng ngừa đuối nước
Trường gần ao hồ, sông suối phải có hàng rào ngăn cách.
Hồ nước, xô đựng nước trong trường phải có nắp đậy an toàn.
*Phòng ngừa điện giật
Hệ thống điện trong lớp phải an toàn: không để dây trần, dây điện hở, bảng điện để
cao.
*Phòng ngừa ngộ độc thức ăn
Nước cho học sinh uống phải đảm bảo vệ sinh. Học sinh không được ăn uống thực
phẩm trôi nổi, hàng rong, nhất là hàng rong trước cổng trường vì tiềm ẩn nhiều
nguy cơ gây ngộ độc do không đảm bảo vệ sinh và không rõ ràng về nguồn gốc
của thực phẩm.
Trường học phải có cán bộ theo dõi về y tế học đường và có tủ thuốc cấp cứu để
phòng ngừa những lúc tai nạn xảy ra bất chợt.
4.Kết quả chuyển biến của đối tượng
Qua việc chỉ đạo giáo viên thực hiện phòng tránh tai nạn, thương tích cho học
sinh, cùng với sự nỗ lực, phấn đấu nhiệt tình trong việc phòng tránh tai nạn,
thương tích cho học sinh của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên. Cuối năm học
2016-2017 trường Tiểu học Nhựt Tảo đã thu được những kêt quả như sau:
STT
Nội dung
Tổng số trường hợp mắc phải ở giai đoạn cuối
năm học 2016-2017
Lớp 1
Lớp 2
Lớp 3
Lớp 4
Lớp 5
1 Va vào bàn ghế
0
0
0
0
0
2 Té ngã
0
0
0
0
0
3
Đá nhọn đâm vào
chân
0
0
0
0
0
4
Tai nạn, thương tích
khác
0
0
0
0
0
Cuối năm học không có tình trạng tai nạn thương tích xảy ra trong nhà trường.
Học sinh biết lên xuống cầu thang đảm bảo an toàn.
III.Kết luận
1.Tóm lược giải pháp
Qua quá trình thực hiện đề tài này và những kết quả thu được tôi rút ra được những
bài học cụ thể như sau:
Tìm hiểu về thực trạng việc tai nạn, thương tích của học sinh trong trường; thấy
được những nguyên nhân xảy ra tai nạn, thương tích. Từ đó đề ra những biện pháp
khắc phục cụ thể.
Tập huấn chuyên đề “Phòng tránh tai nạn, thương tích cho trẻ em” cho toàn thể cán
bộ, giáo viên, nhân viên trong trường.
Nâng cao ý thức trách nhiệm của giáo viên, nhân viên trong công tác phòng tránh
tai nạn, thương tích cho học sinh trong trường học.
Luôn giữ sàn lớp học, hành lang, nhà vệ sinh khô ráo, sạch sẽ, không trơn trượt, gồ
ghề, lồi lõm hoặc nhiều hố rãnh.
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua các giờ học, sinh hoạt chủ nhiệm,
sinh hoạt dưới cờ.
Quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện kế hoạch phòng chống
tai nạn, thương tích trong trường học. Tuyên dương, động viên các giáo viên thực
hiện tốt công tác phòng chống tai nạn, thương tích cho học sinh trong trường học;
phê bình, nhắc nhở kịp thời những giáo viên thực hiện chưa tốt. Đưa nội dung
phòng chống tai nạn, thương tích cho học sinh là cơ sở quan trọng để đánh giá kết
quả công tác chủ nhiệm, công tác quản lý lớp trong giờ học của giáo viên.
2.Phạm vi đối tượng áp dụng
Đề tài này đã được áp dụng trong trường Tiểu học Nhựt Tảo và có thể nhân rộng
trên toàn huyện Tân Trụ.
Qua thực tế quá trình quản lý, chỉ đạo việc phòng tránh tai nạn, thương tích cho
học sinh trong trường học cùng với những kinh nghiệm của bản thân và sự nghiên
cứu học hỏi đồng nghiệp, tôi nhận thấy phần trình bày trên còn có những hạn chế
nhất định. Vì vậy tôi rất mong sự góp ý chân thành của các cấp lãnh đạo để cho đề
tài của tôi ngày càng hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
An Nhựt Tân, ngày 24 tháng 4 năm 2017.
Người viết