Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Đấu thầu các công trình xây dựng quốc phòng theo luật đấu thầu 2013 từ thực tiễn các doanh nghiệp quốc phòng thuộc quân chủng hải quân nhân dân việt nam ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (461.39 KB, 78 trang )

u và luật đấu thầu nhưng
tác giả mong muốn hoàn thiện thêm cơ sở lý luận về mặt kinh tế lẫn xã hội
của Luật Đấu thầu. Đồng thời phân tích nền tảng pháp lý chỉ ra những ưu
khuyết điểm về lý luận chung của Luật Đấu thầu đề xuât giải pháp hoàn thiện.

4


6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Qua việc phân tích, tổng hợp đánh giá công tác đầu thầu xây dựng các
công trình quốc phòng từ thực tiễn các doanh nghiệp quốc phòng thuộc Quân
chủng Hải quân nhân dân Việt Nam, luận văn cung cấp, mở rộng ra một góc
nhìn mới trong việc thực hiện pháp luật đấu thầu. Từ đó đề xuất phương
hướng, giải pháp hoàn thiện Luật Đấu thầu 2013 để quá trình thực thi áp dụng
luật được chặt chẽ, đúng đắn, hiệu quả hơn góp phần nâng cao chất lượng đấu
thầu cũng như quá trình xây dựng công trình, giảm thiểu được những hệ lụy
tiêu cực trong hoạt động đấu thầu, tạo niềm tin cho doanh nghiệp, nhân dân
trong hoạt động đấu thầu và đấu thầu xây dựng các công trình quốc phòng.
7. Cơ cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về đấu thầu và pháp luật về đấu
thầu xây dựng công trình ở Việt Nam
Chương 2: Thực trạng, thực tiễn về pháp luật đấu thầu xây dựng công
trình ở Việt Nam hiện nay
Chương 3: Phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về đấu xây
dựng công trình ở Việt Nam hiện nay.

5


CHƯƠNG 1


NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẤU THẦU VÀ PHÁP
LUẬT VỀ ĐẤU THẦU XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH Ở VIỆT NAM
1.1. Khái niệm, đặc điểm và sự cần thiết của đấu thầu xây dựng
công trình
1.1.1. Khái niệm về đấu thầu và đấu thầu xây dựng công trình
Adam Smith (1723-1790) nhà kinh tế học nổi tiếng thế giới người
Scotland, ông là tác giả của học thuyết kinh tế “ bàn tay vô hình” với tác
phẩm kinh điển “The Wealth of Nations” tạm dịch là “ Sự giàu có của các
quốc gia”. Người ta nói rằng, vào năm 1776 cả thế giới ngưỡng mộ một sự
kiện nổi tiếng ở nước Mỹ bên kia bờ Đại Tây dương đó là bản tuyên ngôn độc
lập của tác giả Thomas Jefferson (1743-1826, ông là tổng thống thứ 3 nước
Mỹ từ 1801-1809, vừa là tác giả của Đạo luật về Tự do Tôn giáo và là người
sáng lập Đại học Virginia)

thì bên này bờ Đại Tây dương cũng có một sự

kiện kinh tế chính trị nổi tiếng không kém đó là sự ra đời tác phẩm “ The
Wealth of Nations” của Adam Smith.
Adam Smith cho rằng khi chúng ta đi mua hàng ở người bán thịt, bia,
bánh mỳ, hoa quả... chúng ta luôn được phục vụ với chất lượng tốt nhất. Điều
này không phải lúc nào cũng xuất phát từ lòng tốt của người bán mà suy cho
cùng là vì lợi nhuận của họ. Nếu anh muốn có lợi nhuận anh phải bán được
hàng, muốn bán được hàng thì mặt hàng của anh phải đảm bảo chất lượng, giá
cả hợp lý ( theo thị trường hoặc rẻ hơn) và một điều quan trọng không kém đó
là anh phải có sự phục vụ thật tốt đối với khách hàng ( thượng đế) của anh.
Học thuyết “ bàn tay vô hình” của ông đã làm cơ sở cho sự phát triển
kinh tế thị trường tự do cạnh tranh, một trong những quốc gia có thị trường tự
do cạnh tranh phát triển mạnh nhất đó là nước Mỹ. Kinh tế thị trường phát
6



triển, cùng với các quy luật cung cầu, giá cả thì quy luật cạnh tranh cũng ngày
càng phát triển. Những người bán hàng hóa và dịch vụ thường xuyên cọ xát
để tranh giành người mua làm cho người mua ngày càng có lợi trong sự lựa
chọn những hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu tốt nhất cho mình. Theo đó,
sự cạnh tranh trong cung cấp hàng hóa, dịch vụ như vậy dần dần làm xuất
hiện hoạt động đấu thầu. Cơ chế đấu thầu làm cho người mua có quyền lựa
chọn một hoặc một số người bán có khả năng cung ứng hàng hóa, dịch vụ mà
mình có nhu cầu sao cho đáp ứng được hiệu quả tối ưu về chất lượng, giá cả,
kỹ thuật, công nghệ...
Theo Đại từ điển tiếng Việt thì:” Đấu thầu là một phương thức giao
dịch đặc biệt trong mua sắm hàng hóa và công trình xây dựng, và người bán
sẽ công bố giá để người mua lựa chọn” [31, tr.610]. Từ điển Tiếng Việt nhà
xuất bản Khoa học Xã hội cho rằng thuật ngữ đấu thầu xuất hiện từ rất sớm và
được định nghĩa:”Đấu thầu là tranh nhau làm một công trình kiến thiết, ai
nhận được giá rẻ thì được làm” [28, tr.276]. Từ điển Luật học của Viện Khoa
học Pháp lý Bộ Tư pháp lại viết:”Đấu thầu là phương thức giao dịch đặc biệt,
người muốn xây dựng công trình ( người gọi thầu) công bố trước các yêu cầu
và điều kiện xây dựng công trình, người dự thầu công bố giá mà mình muốn
nhận, người gọi thầu qua so sánh để lựa chọn cho mình nhà thầu có lợi nhất
cho mình theo các điều kiện do mình đưa ra” [29, tr.240]. Mặc dù chưa thống
nhất về câu từ, nhưng nhìn chung các định nghĩa trên cũng đã khái quát hóa
được những yêu cầu chính trong nội dung của hoạt động đấu thầu, qua đó
giúp ta hiểu được những điểm cốt yếu về đấu thầu với vị thế là một công đoạn
quan trọng trong mua bán hàng hóa, dịch vụ và xây dựng công trình.
Khoản 12, Điều 4, Luật Đấu thầu 2013 định nghĩa về đấu thầu như sau:”
Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung
cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn

7



Luận văn đầy đủ ở file:Luận văn Full






















×