Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Giải quyết khiếu nại quyết định phong tỏa tài khoản của người phải thi hành án trong thi hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh bình định ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (389.93 KB, 89 trang )

VIỆN HÀN LÂM
VIÊV
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGÔ KHÁNH SƠN

GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI QUYẾT ĐỊNH
PHONG TỎA TÀI KHOẢN CỦA NGƯỜI
PHẢI THI HÀNH ÁN TRONG THI HÀNH ÁN
DÂN SỰ TỪ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, năm 2018


VIỆN HÀN LÂM
VIÊV
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGÔ KHÁNH SƠN

GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI QUYẾT ĐỊNH
PHONG TỎA TÀI KHOẢN CỦA NGƯỜI
PHẢI THI HÀNH ÁN TRONG THI HÀNH ÁN
DÂN SỰ TỪ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH ĐỊNH

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 838.01.02



LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. LƯƠNG THANH CƯỜNG

HÀ NỘI, năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả nêu trong luận văn không trùng lắp với các công trình có liên quan đã
được công bố. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn là trung thực.
Tác giả luận văn

Ngô Khánh Sơn


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI QUYẾT ĐỊNH PHONG TỎA TÀI
KHOẢN CỦA NGƯỜI PHẢI THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TRONG THI
HÀNH ÁN DÂN SỰ ...................................................................................... 10
1.1. Quyết định phong tỏa tài khoản của người phải thi hành án dân sự
trong thi hành án dân sự .................................................................................. 10
1.2. Giải quyết khiếu nại quyết định phong tỏa tài khoản của người phải thi
hành án trong thi thi hành án dân sự ............................................................... 15
1.3. Các yếu tố tác động đến giải quyết khiếu nại quyết định phong tỏa tài
khoản của người phải thi hành án trong thi thi hành án dân sự ...................... 31

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI QUYẾT
ĐỊNH PHONG TỎA TÀI KHOẢN CỦA NGƯỜI PHẢI THI HÀNH
ÁN TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH
ĐỊNH .............................................................................................................. 36
2.1. Khái quát tình hình khiếu nại quyết định phong tỏa tài khoản của
người phải thi hành án trong thi hành án dân sự tại tỉnh Bình Định ............... 36
2.2. Phân tích thực trạng giải quyết khiếu nại quyết định phong tỏa tài
khoản của người phải thi hành án trong thi hành án dân sự tại tỉnh Bình
Định ................................................................................................................. 51
2.3. Nhận định giải quyết khiếu nại quyết định phong tỏa tài khoản của
người phải thi hành án trong thi hành án dân sự tại tỉnh Bình Định ............... 58
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM GIẢI
QUYẾT KHIẾU NẠI QUYẾT ĐỊNH PHONG TỎA TÀI KHOẢN
CỦA NGƯỜI PHẢI THI HÀNH ÁN TRONG THI HÀNH ÁN TỪ
THỰC TIỄN TỈNH BÌNH ĐỊNH ................................................................ 63


3.1. Phương hướng bảo đảm giải quyết khiếu nại quyết định phong tỏa tài
khoản của người phải thi hành án trong thi hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh
Bình Định ........................................................................................................ 63
3.2. Giải pháp bảo đảm giải quyết khiếu nại quyết định phong tỏa tài khoản
của người phải thi hành án trong thi hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh Bình
Định ................................................................................................................. 65
3.3. Các giải pháp riêng cho Bình Định .......................................................... 74
KẾT LUẬN .................................................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC VIẾT TẮT


STT

Từ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

1

BPBĐ

Biện pháp bảo đảm

2

CHV

Chấp hành viên

3

PTTK

Phong tỏa tài khoản

4

QPPL

Quy phạm pháp luật


5

THA

Thi hành án

6

THADS

Thi hành án dân sự

7

TNPL

Trách nhiệm pháp lý

8

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tổng số việc áp dụng biện pháp PTTK của người phải thi hành án
trong thi hành án dân sự từ năm 2012-2016 tại tỉnh Bình Định ..................... 40
Bảng 2.2: Kết quả giải quyết đơn khiếu nại quyết định PTTK của người phải
thi hành án trong thi hành án dân sự từ năm 2012 đến năm 2016 của tỉnh Bình

Định ................................................................................................................. 41


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Kết quả giải quyết đơn khiếu nại về thi hành án dân sự cả nước
từ năm 2012 đến năm 2016 ............................................................................. 39
Biểu đồ 2.2: Kết quả giải quyết đơn khiếu nại về thi hành án dân sự từ năm
2012 đến năm 2016 của tỉnh Bình Định.......................................................... 39


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bản chất của nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì
nhân dân. Việc quan tâm đến lợi ích của nhân dân là trách nhiệm của Đảng và
Nhà nước.
Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa,
Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến công tác giải quyết khiếu nại của
công dân, cơ quan, tổ chức. Điều 30 Hiến pháp năm 2013 quy định “Mọi
người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân”. Như vậy, có
thể khẳng định rằng quyền khiếu nại, tố cáo chính là một trong những quyền
cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp, một quyền có tính chất
chính trị và pháp lý của công dân, là một hình thức biểu hiện của dân chủ xã
hội chủ nghĩa. Việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo sẽ là cơ sở cho việc
thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác của công dân. Qua đó, nó còn là
phương tiện để công dân thể hiện quan điểm trước hành vi trái pháp luật nhằm
bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của chính
mình. Mặt khác, quyền khiếu nại, tố cáo của công dân là quyền dân chủ trực
tiếp, một chế định của nền dân chủ trực tiếp để công dân thông qua đó thiết
thực tham gia vào việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Đó chính là biện

pháp nhằm bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, qua đó bảo vệ, khôi phục
các quyền và lợi ích hợp pháp của họ khi bị xâm hại, đồng thời xử lý kịp thời,
chính xác, nghiêm minh các hành vi trái pháp luật, thể hiện đúng bản chất tốt
đẹp của Nhà nước ta - Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Làm tốt công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo là một hình thức thể
hiện trực tiếp của mối quan hệ giữa nhân dân với Nhà nước. Do đó, việc quan

1


tâm làm tốt công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo là thể hiện bản chất
dân chủ, là biện pháp củng cố mối quan hệ giữa dân với Đảng và Nhà nước.
Xuất phát từ tư tưởng “lấy dân là gốc”, từ bản chất chính trị của chế độ dân
chủ nhân dân, ngay từ khi mới thành lập chính thể mới, cùng với việc thiết lập
chính quyền các cấp, Đảng, Bác Hồ và Chính phủ đã khẳng định quyền làm
chủ của nhân dân, quan tâm đến việc kiểm soát hoạt động của bộ máy nhà
nuớc, việc giải quyết khiếu kiện của dân, chống phiền hà, nhũng nhiễu dân,
đặc biệt là các quyết định hành chính, quyết định tư pháp có ảnh hưởng trực
tiếp đến quyền và lợi ích của nhân dân, của người có quyền và nghĩa vụ liên
quan.
Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về THADS và giải quyết khiếu nại
quyết định phong tỏa tài khoản của người phải THA là một trong các phương
thức để đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nhân dân) thực
hiện quyền kiểm tra, giám sát và thực hiện quyền làm chủ của mình, hướng
tới bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và bảo đảm pháp luật
được thực thi nghiêm minh, bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa nhằm xây
dựng nhà nước pháp quyền.
Người phải thi hành án là cá nhân, cơ quan, tổ chức phải thực hiện
nghĩa vụ trong bản án, quyết định được thi hành.
Phong tỏa tài khoản là một trong các biện pháp đảm bảo thi hành án

dân sự. Quyết định phong tỏa tài khoản của người phải thi hành án dân sự là
quyết định của người có thẩm quyền nhằm mục đích kịp thời ngăn chặn việc
tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án của người phải thi hành
án, đảm bảo các bản án, quyết định của Tòa án và cơ quan có thẩm quyền
được thi hành một cách triệt để và có hiệu quả. Thực tế, trong thời gian qua,
đã xảy ra trường hợp chấp hành viên do thiếu thông tin hoặc thông tin không
chính xác, đầy đủ, đã vội vàng ra quyết định phong tỏa tài khoản không kịp
2


thời, dẫn đến việc người phải thi hành án có cơ hội đã rút hết tiền trong tài
khoản của mình hoặc dẫn đến tình trạng khiếu nại quyết định phong tỏa khoản
của người phải thi hành án trong thi hành dân sự hoặc quá trình giải quyết
khiếu nại của thủ trưởng cơ quan thi hành án không ít trường hợp còn có tâm
lý bênh vực cán bộ cơ quan mình hoặc cán bộ cấp dưới nên bác đơn khiếu nại
của đương sự, kết luận tố cáo không có cơ sở; chậm khắc phục sai phạm và tổ
chức thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại; hoặc tình trạng chậm khắc
phục sai phạm và tổ chức thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại,…
Đây là những nguyên nhân chính dẫn tới bức xúc của đương sự, là nguyên
nhân dẫn tới tình trạng khiếu nại hoặc tố cáo kéo dài …
Nhận thức sâu sắc vấn đề khiếu nại và giải quyết khiếu nại; Đảng, Nhà
nước ta đã đưa ra những chính sách, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật
ngày càng hoàn thiện hơn để giải quyết khiếu nại, nhanh, đúng pháp luật, thấu
tình đạt lý; bảo vệ và khôi phục kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của nhân
dân; đồng thời xử lý nghiêm minh những tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm
pháp luật, tạo dựng và củng cố niềm tin của nhân dân vào con đường đi lên
chủ nghĩa xã hội mà Đảng và Nhà nước ta đã lựa chọn. Trong những năm
qua, công tác giải quyết khiếu nại tố cáo của tỉnh Bình Định đạt được nhiều
kết quả tốt đẹp, tuy nhiên trong quá trình giải quyết khiếu nại nói chung và
giải quyết khiếu nại với các quyết định trong thi hành án dân sự nói riêng; đặc

biệt là trong thực thi các biện pháp đảm bảo thi hành án dân sự và quyết định
phong tỏa tài khoản của người phải thi hành án có những khó khăn nhất định
như: Sự phối hợp hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức thiếu hiệu quả; trách nhiệm
phối hợp của các ngân hàng, tổ chức tín dụng trong việc cung cấp thông tin về
tài khoản, số dư tài khoản của người phải thi hành án chậm chễ dẫn tới việc
phong tỏa tài khoản không kịp thời; hoặc cá nhân, tổ chức từ chối không nhận
quyết định phong tỏa tài khoản … tất cả những vướng mắc này một mặt gây
3


ra việc không hiệu quả trong thi hành án, một mặt gây ra những khiếu nại đối
với quyết định phong tỏa tài khoản. Theo thống kê kết quả áp dụng biện pháp
đảm bảo thi hành án từ 01/10/2012 đến 30/9/2017, cho thấy: số việc áp dụng
biện pháp phong tỏa tài khoản là 760 việc, trong đó tỉnh Bình Định có 10
việc, tương đương với 10 quyết định phong tỏa tài khoản, trong đó 02 quyết
định phong tỏa bị khiếu nại.
Vậy, từ những lý do nêu trên, tác giả quyết định chọn vấn đề “Giải
quyết khiếu nại quyết định phong tỏa tài khoản của người phải thi hành án
trong thi hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh Bình Định” làm đề tài luận văn thạc
sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đây là một nội dung hoàn toàn mới được quy định trong Luật thi hành
án dân sự. Trước khi Luật thi hành án dân sự được ban hành, pháp luật thi
hành án dân sự chưa quy định vấn đề này. Đặc biệt, đối với biện pháp phong
tỏa tài khoản của người phải thi hành án, trước đây được pháp lệnh thi hành
án dân sự năm 2004 quy định là biện pháp cưỡng chế thi hành án. Chỉ đến khi
Luật thi hành án dân sự được ban hành thì chế định các biện pháp đảm bảo thi
hành án mới được quy định một các đầy đủ, cụ thể. Do đó, cho đến nay chỉ có
một số ít công trình nghiên cứu khoa học pháp lý đề cập đề tài này, như:
- “Luật Thi hành án dân sự Việt Nam những vấn đề lý luận và thực

tiễn” do Tiến sĩ Nguyễn Công Bình (chủ biên), do Nhà xuất bản Công an
nhân dân xuất bản năm 2007;
- “Những điểm mới của Luật thi hành án dân sự năm 2008”; Đề tài
nghiên cứu khoa học cấp trường, Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2010;
- “Những vướng mắc từ thực tiễn thi hành Luật thi hành án dân sự”,
của Nguyễn Thị Khanh, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 05/2010;

4


Luận văn đầy đủ ở file:Luận văn Full














×