Tải bản đầy đủ (.docx) (96 trang)

Nạn nhân của tình hình tội phạm trên địa bàn thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (526.37 KB, 96 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÂM VĂN TIẾN

NẠN NHÂN CỦA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - năm 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC

VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÂM VĂN TIẾN

NẠN NHÂN CỦA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm
Mã ngành: 638.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐINH THỊ MAI




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của
riêng tôi. Các số liệu ghi trong luận văn là trung thực. Những kết luận
khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
Tác giả luận văn

Lâm Văn Tiến


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NẠN NHÂN CỦA TÌNH HÌNH
TỘI PHẠM.............................................................................................................. 7
1.1.....................................................................................Nạn nhân của tội phạm
....................................................................................................................... 7
1.2..................................................................................................................... Nạn
nhân của tình hình tội phạm........................................................................13
1.3..................................................................................................................... Vai
trò của nạn nhân trong cơ chế hành vi phạm tội..........................................21
1.4..................................................................................................................... Ng
uyên nhân trở thành nạn nhân của tình hình tội phạm.................................25
1.5..................................................................................................................... Cơ
chế bảo vệ, trợ giúp nạn nhân của tội phạm................................................31
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG NẠN NHÂN CỦA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG.............................................................................33
2.1..................................................................................................................... Tìn

h hình tội phạm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng........................................33
2.2.

Thực trạng nạn nhân của tình hình tội phạm trên địa bàn thành phố Đà

Nang.. 40


CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA NGUY CƠ TRỞ THÀNH
NẠN NHÂN CỦA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM......................................................52
3.1.......................Hạn chế, loại trừ những yếu tố thuộc về nguyên nhân chủ quan
..................................................................................................................... 52
3.2................................Hạn chế những yếu tố thuộc về nguyên nhân khách quan
..................................................................................................................... 58
3.3..................................Tiếp thu kinh nghiệm bảo vệ nạn nhân của một số nước
..................................................................................................................... 60
KẾT LUẬN........................................................................................................... 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ANTT

: An ninh trật tự

CAND

: Công an nhân dân

TAND


: Tòa án nhân dân

TTHS

: Tố tụng hình sự

UBND

: Ủy ban nhân dân

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, tình hình tội phạm diễn biến hết sức phức tạp, có sự
gia tăng cả về số lượng và hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Diễn biến phức tạp của
tình hình tội phạm xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó không loại
trừ những nguyên nhân từ phía nạn nhân của tội phạm. Một cơ chế thực hiện hành vi
phạm tội đầy đủ và toàn diện (đối với các tội phạm có nạn nhân) là sự tác động qua
lại giữa người thực hiện hành vi phạm tội và nạn nhân của tội phạm; hành vi phạm
tội gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tinh thần, tài sản hoặc các quyền và lợi ích
hợp pháp khác của nạn nhân; ngược lại, nạn nhân trong nhiều trường hợp cũng có
ảnh hưởng quyết định tới việc hình thành ý định ph ạm tội cũng như việc thực hiện
hành vi phạm t ội, nạn nhân có thể làm hạn chế hoặc triệt tiêu ý định phạm tội. Thực
tiễn hoạt động điều tra, truy tố, xét xử cho thấy, nạn nhân (người liên quan trực tiếp
đến hành vi phạm tội) là mắt xích quan trọng giúp cho quá trình tiến hành tố tụng

được thuận lợi, nhanh chóng, chính xác.
Thành phố Đà Nẵng là trung tâm kinh t ế, chính trị, văn hóa, xã hội của khu v
ực miền Trung - Tây Nguyên, phía Bắc giáp với tỉnh Thừa thiên - Huế, phía Đông
giáp với biển Đông, phía Tây và Nam giáp với tỉnh Quảng Nam. Trong phạm vi khu
vực và quốc tế, thành phố Đà Nẵng là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển
của các tỉnh Tây Nguyên, các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma đến các
nước vùng Đông Bắc Á thông qua hành lang kinh tế Đông - Tây. Trong những năm
qua, cùng với sự phát triển của nhà nước, tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Đà
Nẵng đã có những bước phát triển đáng kể, đời sống vật chất và tinh thần của nhân
dân được nâng cao. Chính quyền thành phố đẩy mạnh tốc độ quy hoạch đô thị, mở
rộng, phát triển cơ sở hạ tầng, tạo nên diện mạo mới cho thành phố, điều này dẫn
đến việc di dời, giải tỏa làm cho dân cư có sự biến động; số người ở địa phương
khác đến thành phố học tập, tìm việc làm tăng, tạo áp lực về việc làm, chỗ ở, gây

1


không ít khó khăn cho công tác bảo đảm ANTT. Bên cạnh đó, mặt trái của nền kinh
tế thị trường cũng có những tác động tiêu cực đối với xã hội, đó là tình trạng phân
hóa giàu nghèo, nạn thất nghiệp... Đây chính là một trong những nguyên nhân làm
gia tăng tỉ lệ tội phạm đồng thời ảnh hưởng đến nạn nhân của tình hình tội phạm trên
địa bàn thành phố.
Dưới góc độ tội phạm học, để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng,
chống tội phạm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, việc nghiên cứu, phân tích, làm rõ
vấn đề nạn nhân của tình hình tội phạm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cả về lý luận
lẫn thực tiễn. Mặc dù vậy, đến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một
cách tổng thể, toàn diện về vấn đề nạn nhân của tình hình tội phạm trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng với tư cách là một đề tài độc lập. Bởi các lý do nêu trên, tác giả
lựa chọn vấn đề “Nạn nhân của tình hình tội phạm trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng” làm đề tài luận văn thạc sĩ.

2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Nạn nhân của tình hình tội phạm là một trong những vấn đề quan trọng, phong
phú và phức tạp của tội phạm học, từ trước đến nay đã có một số nhà luật học, tội
phạm học quan tâm nghiên cứu ở các khía cạnh và mức độ khác nhau, cụ thể:
- Luận án tiến sĩ “Quyền của người bị hại trong tố tụng hình sự Việt Nam ”,
Đinh Thị Mai, năm 2014.
- Luận văn thạc sĩ “Nạn nhân học trong tội phạm học Việt Nam - Một số vấn
đề lý luận và thực tiễn ”, Trần Hữu Tráng, năm 2000.
- Đề tài nghiên cứu cấp trường “Cơ chế pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích của
nạn nhân của tội phạm”, Trần Hữu Tráng, năm 2010.
- Bài báo khoa học “Cơ chế quốc tế, khu vực và quốc gia về bảo vệ quyền của
người bị hại ”, Đinh Thị Mai, năm 2012.
- Bài báo khoa học “Nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm”, Trần Hữu
Tráng, năm 2011.

2


- Bài báo khoa học “Trợ giúp nạn nhân của tội phạm ở Hoa Kỳ ”, Dương
Tuyết Miên, năm 2011.
- Bài báo khoa học “Trợ giúp nạn nhân của tội phạm ở Hàn Quốc và liên hệ
với thực tế ở Việt Nam ”, Dương Tuyết Miên, năm 2011.
Những công trình khoa học nêu trên chủ yếu tập trung nghiên cứu về nạn nhân
của tội phạm hoặc quyền của người bị hại trong tố tụng hình sự, chưa có công trình
nào nghiên cứu một cách có hệ thống về nạn nhân của tình hình tội phạm trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng. Vì vậy, đề tài luận văn có tính độc lập và không trùng lặp
với các công trình khoa học đã công bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về nạn nhân của tình hình tội

phạm dưới góc độ tội phạm học và khảo sát thực tiễn nạn nhân của tình hình tội
phạm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, đề tài luận văn đề ra những giải pháp khắc
phục những yếu tố đóng vai trò là nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm và xây
dựng cơ chế bảo vệ, trợ giúp nạn nhân của tình hình tội phạm trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, đề tài luận văn có các nhiệm vụ sau:
- Phân tích làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về nạn nhân của tình hình tội
phạm dưới góc độ tội phạm học; phân tích chỉ ra vai trò của nạn nhân trong cơ chế
làm phát sinh hành vi phạm.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng tình hình tội phạm và thực trạng nạn nhân của
tình hình tội phạm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

3


- Nghiên cứu đề ra hệ thống các giải pháp nhằm phòng ngừa nguy cơ trở
thành nạn nhân của tội phạm; xây dựng cơ chế bảo vệ, trợ giúp nạn nhân của tình
hình tội phạm.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Lý luận về nạn nhân của tình hình tội phạm dưới góc độ tội phạm học;
- Thực tiễn nạn nhân của tình hình tội phạm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài luận văn nghiên cứu nạn nhân của tình hình tội phạm
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Về địa bàn: Thành phố Đà Nẵng.
- Về thời gian: Từ năm 2013 đến năm 2017.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp

luật của Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm và bảo vệ quyền của bị hại
trong tố tụng hình sự.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp cụ thể sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tác giả đã nghiên cứu nhiều loại tài liệu
tại Thư viện của Học viện KHXH, tại Công an, Tòa án Thành phố Đà Nẵng... Qua
đó đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận, tập hợp các số liệu nhằm giải quyết các vấn
đề được đề cập trong luận văn.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Tác giả sử dụng để phân tích các tài
liệu, số liệu, các công trình khoa học liên quan đến nạn nhân của tình hình tội phạm
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; qua đó tổng hợp làm rõ nhận thức lý luận và đánh
giá thực trạng của vấn đề trên.

4


- Phương pháp tổng kết thực tiễn: Tác giả tập trung nghiên cứu các bài viết,
các báo cáo tổng kết, đánh giá tình hình nạn nhân của tình hình tội phạm, trên cơ sở
đó rút ra những nhận xét, đánh giá, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng
ngừa nguy cơ trở thành nạn nhân của tình hình tội phạm trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng trong tình hình hiện nay.
- Phương pháp thống kê, so sánh: Trên cơ sở các số liệu thu được về thực
trạng tình hình tội phạm, nạn nhân của tình hình tội phạm trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng, tác giả tiến hành thống kê, đối chiếu, so sánh làm cơ sở đánh giá, nhận xét và
minh chứng làm rõ hơn các các vấn đề nghiên cứu của luận văn.
- Phương pháp chuyên gia: Tác giả chú trọng tranh thủ ý kiến của những
người có trình độ cao, am hiểu sâu về lý luận, có nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong
công tác điều tra, truy tố, xét xử thông qua việc xin ý kiến đánh giá, nhận xét của các
nhà khoa học về vấn đề nghiên cứu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Đây là công trình đầu tiên ở cấp độ luận văn thạc sĩ nghiên cứu toàn diện có hệ

thống về vấn đề nạn nhân của tình hình tội phạm. Những kết quả nghiên cứu của
luận văn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng sau:
Về lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ đóng góp nhất định vào phát
triển khoa học chuyên ngành nạn nhân học.
Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được vận dụng vào thực
tiễn phòng ngừa tình hình tội phạm cũng như bảo vệ, trợ giúp nạn nhân của tình hình
tội phạm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và trong phạm vi cả nước. Ngoài ra, luận
văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo tại các cơ sở nghiên cứu và đào tạo
chuyên ngành luật ở nước ta.
Những điểm mới của luận văn
Luận văn có những điểm mới cụ thể sau:

5


Thứ nhất, luận văn đã xây dựng, bổ sung, hoàn thiện lý luận về nạn nhân của
tình hình tội phạm, bao gồm: Nạn nhân của tội phạm; nạn nhân của tình hình tội
phạm; vai trò của nạn nhân trong tình hình tội phạm; nguyên nhân trở thành nạn
nhân của tình hình tội phạm; cơ chế bảo vệ, trợ giúp nạn nhân của tội phạm.
Thứ hai, luận văn tập trung khảo sát, đánh giá thực trạng nạn nhân của tình
hình tội phạm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, đây là cơ sở để đề ra các giải pháp
nhằm phòng ngừa nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm.
Thứ ba, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm phòng ngừa nguy cơ trở thành
nạn nhân của tội phạm, xây dựng cơ chế bảo vệ, trợ giúp nạn nhân của tình hình tội
phạm.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1 : Những vấn đề lý luận về nạn nhân của tình hình tội phạm.
Chương 2: Thực trạng nạn nhân của tình hình tội phạm trên địa bàn thành phố

Đà Nẵng.
Chương 3: Phòng ngừa nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm và cơ chế bảo
vệ, trợ giúp nạn nhân của tình hình tội phạm.
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NẠN NHÂN CỦA
TÌNH HÌNH TỘI PHẠM 1.1. Nạn nhân của tội phạm 1.1.1

Khái niệm
Thuật ngữ nạn nhân đã được sử dụng từ xa xưa, thời đó, do quan niệm con
người phụ thuộc vào chúa trời, thần thánh nên để đảm bảo cuộc sống bình yên, mùa
màng ổn định, con người hàng năm thường phải đem giết những phụ nữ trẻ đẹp hay
súc vật để làm lễ vật tế thần thánh, chúa trời; những phụ nữ hay súc vật này được gọi
là nạn nhân. Ngày nay, thuật ngữ nạn nhân đã được sử dụng với nghĩa khác hơn

6


nhiều. Từ điển tiếng Việt định nghĩa: “Nạn nhân là người bị tai nạn hoặc người, tổ
chức gánh chịu hậu quả từ bên ngoài đưa đến ” [1, tr.814]. Theo cách định nghĩa
trên thì thuật ngữ nạn nhân được hiểu là những cá nhân, tổ chức bị thiệt hại về thể
chất, tinh thần hoặc tài sản. Nạn nhân là cá nhân, tổ chức gánh chịu hậu quả bên
ngoài đưa đến, họ có thể là: Nạn nhân của chiến tranh, nạn nhân của thiên tai, nạn
nhân của tai nạn lao động, nạn nhân của tai nạn giao thông, nạn nhân của tội phạm...
Nạn nhân của tội phạm là một vấn đề luôn được các nhà khoa học đặt ra
nghiên cứu và được các nhà lập pháp đề cập đến trong các văn bản luật. Mặc dù vậy,
hiện nay chưa có quan điểm thống nhất về nạn nhân của tội phạm, cụ thể:
Quan điểm thứ nhất, xác định nạn nhân của tội phạm theo nghĩa hẹp: Theo
đó, nạn nhân của tội phạm được xác định là những cá nhân bị hành vi phạm tội xâm
phạm gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tinh thần, tài sản. Quan điểm này đã
được Hans von Hentig, một trong những người tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu

nạn nhân, sử dụng từ những năm 1962. Theo ông, nạn nhân của tội phạm là những
người bị hành vi phạm tội gây thiệt hại đối với các quyền và lợi ích hợp pháp và trên
thực tế phải chịu đựng những tổn hại về vật chất hoặc sức khoẻ, tính mạng, tinh thần
[42]. Theo quan điểm của Haiz Zipf thì nạn nhân của tội phạm trong tội phạm học là
tất cả những người bị hành vi phạm tội xâm hại, bất kể người phạm tội có bị truy
cứu trách nhiệm hình sự hay không bị truy cứu trách nhiệm hình sự (trong những
trường hợp người bị hại không yêu cầu khởi tố vụ án) [42]. Điều 1, Hiệp định khung
về địa vị của nạn nhân trong tố tụng hình sự ở châu Âu đã định nghĩa: “Nạn nhân
được hiểu theo nghĩa là thực thể tự nhiên đã bị xâm phạm gây tổn thất về thể chất,
tinh thần, tình cảm hoặc về kinh tế có nguyên nhân trực tiếp từ hành vi vi phạm luật
hình sự của một nước thành viên ’’ [56, tr.2].
Từ các quan điểm và định nghĩa nêu trên, có thể định nghĩa nạn nhân của tội
phạm theo nghĩa hẹp như sau:

7


“Nạn nhân của tội phạm là những cá nhân chịu thiệt hại về tính mạng, sức
khỏe, tinh thần, tình cảm, tài sản hoặc các quyền và lợi ích hợp pháp khác do hành
vi phạm tội trực tiếp gây ra ".
Quan điểm thứ hai, xác định nạn nhân của tội phạm theo nghĩa rộng:
Theo nghĩa rộng, nạn nhân của tội phạm không chỉ bao gồm thể nhân mà còn
bao gồm cả pháp nhân bị hành vi phạm tội xâm hại. Người đầu tiên xác định nạn
nhân của tội phạm bao gồm cả các tổ chức đó là Fritz R. Paasch khi ông bàn đến nạn
nhân của các tội phạm về kinh tế. Theo ông, nạn nhân của các tội phạm về kinh tế là
các cá nhân con người (thể nhân) và các pháp nhân bị xâm hại các quyền và lợi ích
được pháp luật ghi nhận [42]. Văn bản quan trọng làm cơ sở cho việc định nghĩa nạn
nhân của tội phạm theo nghĩa rộng là Tuyên bố về các nguyên tắc cơ bản về tư pháp
đối với nạn nhân của tội phạm và nạn nhân của sự lạm dụng sức mạnh của Liên hợp
quốc ban hành ngày 29/11/1985. Điều 1 của Tuyên bố xác định: “Nạn nhân của tội

phạm là những cá nhân hay tổ chức bị hành vi phạm tội (theo quy định của luật hình
sự của các nước thành viên) xâm phạm, gây thiệt hại về thể chất, tinh thần, tình
cảm, kinh tế hoặc những thiệt hại đáng kể về các quyền cơ bản ” [57, tr.3]. Theo
quy định này thì nạn nhân của tội phạm không chỉ bao gồm các cá nhân mà bao gồm
cả các tổ chức. Ngoài ra, khoản 2 của Tuyên bố xác định: “Nạn nhân của tôi phạm
không chỉ bao gồm những người trực tiếp bị hành vi phạm tội xâm hại mà còn bao
gồm cả những người thân trong gia đình, những người phụ thuộc vào nạn nhân và
cả những người chịu thiệt hại trong quá trình trợ giúp nạn nhân” [57, tr.4]. Theo
đó, nội hàm khái niệm nạn nhân của tội phạm đã được mở rộng không chỉ những
người bị hành vi phạm tội trực tiếp xâm hại (nạn nhân trực tiếp) mà còn bao gồm cả
những nạn nhân gián tiếp (những người chịu thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra).
Với quan điểm này, khái niệm nạn nhân của tội phạm không chỉ được mở rộng ra
các tổ chức mà còn được mở rộng ra cả những nạn nhân gián tiếp.

8


Việc xác định nạn nhân của tội phạm bao gồm cả nạn nhân trực tiếp và nạn
nhân gián tiếp có ý nghĩa quan trọng, giúp cho việc đánh giá chính xác hậu quả thiệt
hại mà hành vi phạm tội gây ra từ đó xác định chính xác tính chất, mức độ nguy
hiểm của hành vi phạm tội. Ngoài ra, việc xác định nạn nhân gián tiếp còn có ý
nghĩa trong việc xác định về bồi thường và trợ giúp cho nạn nhân của tội phạm.
Từ sự phân tích ở trên, có thể hiểu nạn nhân của tội phạm theo nghĩa rộng
như sau: “Nạn nhân của tội phạm là những cá nhân, tổ chức đã chịu thiệt hại về
tính mạng, sức khỏe, tinh thần, tình cảm, tài sản hoặc các quyền và lợi ích hợp pháp
khác do hành vi phạm tội gây ra ”.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Tráng, một trong những người tiên phong trong
lĩnh vực nghiên cứu nạn nhân của tội phạm tại Việt Nam, trên cơ sở nghiên cứu, tìm
hiểu các quan điểm về nạn nhân của tội phạm của các nhà nghiên cứu, đã đưa ra định
nghĩa nạn nhân của tội phạm như sau: “Nạn nhân của tội phạm là những cá nhân, tổ

chức phải chịu những thiệt hại trực tiếp về tính mạng, sức khoẻ, tinh thần, tình cảm,
tài sản hoặc các quyền và lợi ích hợp pháp khác do hành vi phạm tội gây ra” [42,
tr.50].
Theo tác giả, định nghĩa nạn nhân của tội phạm theo quan điểm của nhà
nghiên cứu Nguyễn Hữu Tráng là định nghĩa cơ bản, tổng hợp và toàn diện nhất.
Theo đó nạn nhân của tội phạm bao gồm hai nét đặc trưng cơ bản sau:
Một là, nạn nhân của tội phạm có thể là cá nhân hoặc tổ chức.
Cá nhân là nạn nhân của tội phạm phải là những người đang tồn tại vào thời
điểm hành vi phạm tội xảy ra, nghĩa là hành vi phạm tội phải xâm hại đến một người
đang tồn tại trong thế giới khách quan để gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại. Còn
đối với nạn nhân là tổ chức phải là những tổ chức hợp pháp có tài sản, còn tồn tại
vào thời điểm hành vi phạm tội xảy ra.

9


Hai là, cá nhân, tổ chức đó phải chịu những thiệt hại trực tiếp về tính mạng,
sức khoẻ, tinh thần, tình cảm, tài sản hoặc các quyền và lợi ích hợp pháp khác do
hành vi phạm tội gây ra.

1.1.2 Phân loại
Trong tội phạm học, có nhiều cách phân loại nạn nhân của tội phạm. Tùy vào
mục đích nghiên cứu khác nhau mà có các căn cứ phân loại khác nhau, cho ra những
cách phân loại khác nhau. Trong đó, có những cách phân loại phổ biến sau:
Thứ nhất, căn cứ vào địa vị pháp lý của nạn nhân, có thể chia nạn nhân của
tội phạm thành 02 nhóm:
- Nhóm nạn nhân là cá nhân: Đây là nhóm nạn nhân phổ biến của tội phạm.
Nhóm nạn nhân này có thể bị hành vi phạm tội xâm hại về cả tính mạng, sức khoẻ,
danh dự, nhân phẩm, tinh thần, tình cảm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp
khác. Nhóm nạn nhân là cá nhân không chỉ bao gồm những nạn nhân trực tiếp mà

bao gồm cả những nạn nhân gián tiếp.
- Nhóm nạn nhân là tổ chức: Đây là nhóm nạn nhân chỉ có thể bị hành vi
phạm tội xâm hại về mặt kinh tế. Chính vì vậy nhóm nạn nhân này chỉ có các nạn
nhân trực tiếp chứ không có các nạn nhân gián tiếp. Nhóm nạn nhân là tổ chức phải
là những tổ chức hợp pháp có tài sản, còn tồn tại vào thời điểm hành vi phạm tội xảy
ra.
Thứ hai, căn cứ vào cơ chế tác động của hành vi phạm tội đến nạn nhân, có
thể chia nạn nhân của tội phạm thành 03 nhóm:
- Nhóm nạn nhân trực tiếp: Là những cá nhân, tổ chức bị hành vi phạm tội
gây thiệt hại trực tiếp về thể chất, tinh thần, tài sản hay các quyền và lợi ích hợp
pháp khác.
- Nhóm nạn nhân thứ cấp (nạn nhân gián tiếp): Nạn nhân thứ cấp là những cá
nhân mặc dù hành vi phạm tội không trực tiếp tác động đến họ nhưng do họ có mối
quan hệ đặc biệt đối với nạn nhân trực tiếp nên hành vi phạm tội đã gián tiếp tác

10


động đến họ, gây ra những tổn hại về tinh thần, tình cảm, sức khoẻ và thậm chí là
những thiệt hại về kinh tế.
- Nhóm nạn nhân mở rộng (nạn nhân thứ ba): Nhóm nạn nhân này chỉ phạm
vi rộng hơn những người chịu ảnh hưởng tác động sâu sắc của hành vi phạm tội. Đây
là những người mặc dù không phải là những người thân thích của nạn nhân nhưng sự
kiện phạm tội đã tác động trực tiếp đến những người này và gây ra những tổn thất
lớn về tinh thần, tình cảm cho họ. Những người này có thể là những người chứng
kiến hành vi phạm tội, bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm, những người tham gia cứu
hộ, cứu chữa...
Thứ ba, căn cứ vai trò của nạn nhân trong cơ chế hành vi phạm tội, có thể
chia nạn nhân của tội phạm thành 02 nhóm:
- Nạn nhân có lỗi: Là những nạn nhân đã có các hành vi xử sự không đúng

chuẩn mực đạo đức, pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi hoặc thúc đẩy hành vi phạm
tội thực hiện. Những hành vi không đúng chuẩn mực có thể là những hành vi như
mất cảnh giác, coi thường sự bảo vệ tính mạng, tài sản, hành vi không phù hợp với
các chuẩn mực, thuần phong, mỹ tục thậm chí là các hành vi trái pháp luật, hành vi
phạm tội ... Nhiều nhà tội phạm học còn chia nhóm này thành hai nhóm: Nhóm nạn
nhân có lỗi nhỏ và nhóm nạn nhân có lỗi nghiêm trọng. Nạn nhân có lỗi nhỏ là
những nạn nhân có lỗi trong việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe hay tài sản của mình
và của người thân trong gia đình. Nạn nhân có lỗi nghiêm trọng là những người có
hành vi trái đạo đức, trái thuần phong, mỹ tục thậm chí là những hành vi khiêu
khích, gây gổ hoặc tấn công người khác.
- Nạn nhân không có lỗi: Là những nạn nhân hoàn toàn xử sự đúng những
chuẩn mực đạo đức, pháp luật. Hành vi của họ hoàn toàn không tạo điều kiện thuận
lợi hay thúc đẩy hành vi phạm tội thực hiện. Nguyên nhân trở thành nạn nhân của tội
phạm hoàn toàn nằm ngoài phạm vi xử sự của họ.

1
1


Ngoài việc phân loại nạn nhân của tội phạm thành các nhóm nhất định theo
từng tiêu chí nêu trên, tội phạm học còn có nhiều sự phân loại nạn nhân của tội phạm
theo các căn cứ khác nhau, cụ thể:
Căn cứ vào khách thể của tội phạm có thể phân loại nạn nhân của tội phạm
thành: Nạn nhân của các tội xâm phạm về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm
con người; nạn nhân của các tội phạm xâm phạm sở hữu; nạn nhân của các tội phạm
xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, nạn nhân của các tội phạm về ma túy...
Căn cứ vào giới tính có thể phân loại nạn nhân của tội phạm thành: Nạn nhân
là nữ giới, nạn nhân là nam giới.
Căn cứ vào độ tuổi có thể phân loại nạn nhân của tội phạm thành: Nạn nhân
là trẻ em; nạn nhân là người đã thành niên (trường hợp không thuộc đối tượng là

người già); nạn nhân là người già.
Căn cứ vào quan hệ giữa nạn nhân và người phạm tội có thể phân loại nạn
nhân của tội phạm thành: Nạn nhân có quen biết với người phạm tội, nạn nhân có
quan hệ họ hàng ruột thịt với người phạm tội và nạn nhân không quen biết với người
phạm tội.
Căn cứ vào đặc thù về thể chất có thể phân loại nạn nhân của tội phạm thành:
Nạn nhân là người khuyết tật, nạn nhân là người bình thường...
1.2. Nạn nhân của tình hình tội phạm

1.2.1 Tình hình tội phạm
Tình hình tội phạm là khái niệm cơ bản, chủ đạo của tội phạm học, đó là một
thuật ngữ khoa học nhưng đồng thời cũng là một thuật ngữ thường được dùng trong
ngôn ngữ thông dụng, ngôn ngữ đời thường.
Tình hình tội phạm đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu ở các góc độ và
khía cạnh khác nhau, hiện nay, có nhiều quan niệm khác nhau về tình hình tội phạm,
như:
- Tình hình tội phạm là hành vi lệch chuẩn, có tính nguy hiểm cho xã hội.

12


- Tình hình tội phạm là hiện tượng xã hội phổ biến, tương đối ổn định về
thống kê, là một loại lệch chuẩn nguy hiểm cho xã hội được nhà làm luật quy định
trong đạo luật hình sự.
- Tình hình tội phạm là trạng thái xã hội thể hiện các mâu thuẩn xã hội nhất
định trong sự phát triển các bộ phận cấu thành của mình.
- Tình hình tội phạm không chỉ là tổng thể các hành vi nguy hiểm cho xã hội
đơn lẽ mà còn là một quá trình xã hội tuân theo các quy luật chung của sự phát triển
các hiện tượng xã hội.
Các quan niệm trên chỉ phản ánh được một hoặc một vài khía cạnh, góc độ

của tình hình tội phạm; các dấu hiệu khác của tình hình tội phạm như: Tình hình tội
phạm là một hiện tượng xã hội có tính lịch sử; tình hình tội phạm là một hiện tượng
xã hội mang tính giai cấp; tình hình tội phạm tồn tại trong một không gian và thời
gian nhất định. thì khái niệm chưa đề cập đến.
Nhà nghiên cứu Võ Khánh Vinh cho rằng: Phương pháp nhận thức khái niệm
tình hình tội phạm phải được hình thành bằng tư duy chuyển mức độ nhận thức từ sự
kiện, hành vi và khái niệm tội phạm đơn nhất đến một khái niệm chung hơn, khái
quát hơn, phức tạp hơn - tình hình tội phạm, tức là đi từ nhận thức cụ thể đến nhận
thức cao hơn, khái quát hơn những nhận thức đã đạt được [72, tr.2]. Theo đó, tình
hình tội phạm phải có các dấu hiệu sau:

(1)

Tình hình tội phạm là một thuộc tính của

xã hội tái sản xuất ra nhiều hành vi nguy hiểm cho con người, xã hội và Nhà nước; (2)
Tình hình tội phạm là một hiện tượng xã hội được thay đổi về mặt lịch sử;
hình tội phạm là một hiện tượng pháp luật;

(4)

(3)

Tình

Tình hình tội phạm là một hiện tượng

xã hội mang tính giai cấp; (5) Tình hình tội phạm là một hiện tượng xã hội tiêu cực;

(6)


Tình hình tội phạm là một tổng thể thống nhất các tội phạm đã được thực hiện trong
xã hội, được đặc trưng bởi các chỉ số về lượng và chất;
trong một không gian và thời gian nhất định [72, tr.2-4].

1
3

(7)

Tình hình tội phạm tồn tại


Khái quát các dấu hiệu nêu trên có thể hiểu: Tình hình tội phạm là một thuộc
tính của xã hội tái sản xuất ra các hành vi nguy hiểm đối với con người, xã hội và
Nhà nước, là một hiện tượng pháp luật - xã hội, được thay đổi về mặt lịch sử, tiêu
cực, phổ biến, bao gồm tổng thể các tội phạm được thực hiện ở một không gian và
giai đoạn nhất định, được đặc trưng bởi các chỉ số về lượng và chất [72, tr.4].
Nghiên cứu khái niệm tình hình tội phạm trong tội phạm học có ý nghĩa vô
cùng quan trọng, cụ thể:
Một là, để làm sáng tỏ được dấu hiệu tình hình tội phạm là một hiện tượng xã
hội, khi nghiên cứu phải dựa vào các điều kiện của đời sống xã hội, các quá trình,
hiện tượng xã hội khác mà đánh giá, nhận xét, giải thích; phải nghiên cứu tình hình
tội phạm trong mối liên hệ với thực tại khách quan, với các hiện tượng và quá trình
xã hội khác để có một nhận thức đúng đắn về hiện tượng đó, giúp cho người nghiên
cứu có cơ sở đề ra các biện pháp tác động đến “nó” (một hiện tượng xã hội phức tạp
chứ không phải như một sự kiện đơn nhất).
Hai là, khi làm rõ được dấu hiệu tình hình tội phạm là hiện tượng được thay
đổi về mặt lịch sử sẽ cho người nghiên cứu thấy được hiện tượng đó xuất hiện trong
lịch sử như thế nào, nó trải qua các giai đoạn phát triển nào, hiện nay tồn tại ra sao

và cả sự phát triển, tồn tại của tình hình tội phạm trong tương lai; đồng thời, trang bị
cho người nghiên cứu những hiểu biết về quy luật hình thành và phát triển của hiện
tượng xã hội đó, biết được mối liên hệ biện chứng giữa sự thay đổi về nội dung của
tình hình tội phạm với những thay đổi khác diễn ra trong xã hội và dự báo được sự
phát triển của tình hình tội phạm trong tương lai, thông qua đó để đề ra các biện
pháp, giải pháp tổng thể tác động đến tình hình tội phạm.
Ba là, việc làm sáng tỏ dấu hiệu tình hình tội phạm là một hiện tượng xã hội
gắn liền với xã hội có giai cấp, giúp cho người nghiên cứu hiểu được bản chất giai
cấp của hiện tượng đó.

14


Bốn là, việc làm sáng tỏ tình hình tội phạm là một hiện tượng pháp lý hình sự
và là một hiện tượng tiêu cực gây nguy hiểm lớn cho xã hội, giúp cho người nghiên
cứu hiểu được những hậu quả do tình hình tội phạm gây ra đối với quá trình phát
triển của xã hội, hiểu được các thiệt hại về mọi mặt mà xã hội, con người, tổ chức
phải gánh chịu, từ đó có thái độ nghiêm túc, tăng cường sự quan tâm, chú ý đặc biệt
đến công tác đấu tranh, phòng ngừa tình hình tội phạm.
Năm là, làm rõ dấu hiệu tình hình tội phạm là một tổng thể thống nhất biện
chứng các dấu hiệu, các đặc điểm của nó giúp người nghiên cứu hiểu được muốn tác
động đến nó, muốn khắc phục dần tình hình tội phạm trong xã hội, một mặt phải tác
động đến từng mặt, từng đặc điểm riêng của tình hình tội phạm, nhưng mặt khác
cũng phải có những biện pháp tác động tổng thể đến toàn bộ tình hình tội phạm nói
chung.
Sáu là, việc làm sáng tỏ dấu hiệu về không gian và thời gian của tình hình tội
phạm giúp cho người nghiên cứu có cơ sở trong việc đề ra các giải pháp góp phần
đấu tranh phòng, chống tội phạm sát thực tế của địa phương cụ thể và gắn với từng
thòi điểm nhất định, cũng như góp phần vào đấu tranh phòng, chống tội phạm trên
phạm vi toàn quốc.

Ngoài ra, khi nghiên cứu tình hình tội phạm, nhà nghiên cứu Võ Khánh Vinh
đã đề cập đến vấn đề địa lý học tình hình tội phạm. Theo đó, địa lý học tình hình tội
phạm là sự phân bố các tội phạm theo không gian - thời gian (theo mức độ, cơ cấu,
diễn biến) gắn liền với các đặc điểm của các vùng trên thế giới, của các quốc gia
hoặc các đơn vị lãnh thổ hành chính khác nhau của một quốc gia, với số lượng, cơ
cấu và sự cư trú của dân cư ở các lãnh thổ được nghiên cứu, với các hình thức tổ
chức đời sống đặc thù của mọi người, các điều kiện lao động, lối sống, nghỉ ngơi của
họ, với văn hóa, các truyền thông dân tộc và với các đặc điểm khác [72, tr.22].
Nghiên cứu địa lý học tình hình tội phạm cho thấy, những khác nhau chỉ ra
trong mức độ, cơ cấu và diễn biến của tình hình tội phạm không phải là ngẫu nhiên;

1
5


chúng gắn liền với các đặc điểm nhân chủng học, kinh tế, xã hội, văn hóa, tổ chức,
dân tộc, sinh thái, pháp luật, thống kê và các đặc điểm khác của quốc gia này hay
quốc gia khác, của địa phương này hay của địa phương khác. Trong trường hợp này,
các đặc điểm đó được gắn kết với nhau về mặt địa lý học của chúng. Do đó, nghiên
cứu địa lý học tình hình tội phạm có ý nghĩa đặc biệt đối với tội phạm học nói chung
và nghiên cứu nạn nhân của tình hình tội phạm gắn với địa bàn cụ thể nói riêng; là
cơ sở để đề xuất các giải pháp phòng ngừa nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm
hiệu quả, tối ưu theo đơn vị lãnh thổ hành chính cụ thể.

1.2.2.

Nạn nhân của tình hình tội phạm

1.2.21. Khái niệm
Khái niệm nạn nhân của tình hình tội phạm được xây dựng trên cơ sở những

nhận thức cơ bản về nạn nhân của tội phạm và tình hình tội phạm.
Từ những phân tích ở trên về nạn nhân của tội phạm và tình hình tội phạm,
tác giả đưa ra định nghĩa nạn nhân của tình hình tội phạm như sau: “Nạn nhân của
tình hình tội phạm là những cá nhân, tổ chức phải chịu những thiệt hại trực tiếp về
tính mạng, sức khoẻ, tinh thần, tình cảm, tài sản hoặc các quyền và lợi ích hợp pháp
khác do tổng thể các hành vi phạm tội gây ra trong một khoảng thời gian và không
gian nhất định ".
Như vậy, nạn nhân của tình hình tội phạm được hiểu là:
Thứ nhất, nạn nhân của tình hình tội phạm có thể là cá nhân hoặc tổ chức.
Cũng như nạn nhân của tội phạm, cá nhân là nạn nhân của tình hình tội phạm phải là
những người đang tồn tại vào thời điểm hành vi phạm tội xảy ra, nghĩa là hành vi
phạm tội phải xâm hại đến một người đang tồn tại trong thế giới khách quan để gây
thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại; tổ chức là nạn nhân của tình hình tội phạm phải là
những tổ chức hợp pháp có tài sản, còn tồn tại vào thời điểm hành vi phạm tội xảy
ra.

16


Thứ hai, cá nhân, tổ chức là nạn nhân của tình hình tội phạm phải chịu những
thiệt hại trực tiếp về tính mạng, sức khoẻ, tinh thần, tình cảm, tài sản hoặc các quyền
và lợi ích hợp pháp khác do tổng thể các hành vi phạm tội gây ra. Khác với nạn nhân
của tội phạm, những thiệt hại do tình hình tội phạm gây ra đối với nạn nhân phải do
tổng thể các hành vi phạm tội gây ra. Tổng thể các hành vi phạm tội ở đây có thể
được hiểu là toàn bộ các hành vi của tất cả các loại tội phạm.
Thứ ba, tổng thể các hành vi phạm tội gây ra cho nạn nhân được xác định
trong một khoảng thời gian và không gian nhất định. Xuất phát từ các dấu hiệu của
tình hình tội phạm như: Tình hình tội phạm là một hiện tượng xã hội được thay đổi
về mặt lịch sử; tình hình tội phạm tồn tại trong một không gian và thời gian nhất
định... nên những thiệt hại do tổng thể các hành vi phạm tội gây ra cho nạn nhân

cũng phải được xác định trong một khoảng thời gian và không gian nhất định. Thời
gian ở đây được tính trong từng giai đoạn: 6 tháng, 1 năm, 2 năm, 5 năm, 10 năm.
Không gian thường được giới hạn bởi địa giới hành chính: 1 xã, 1 huyện, 1 tỉnh, 1
vùng, 1 quốc gia.
Nghiên cứu nạn nhân của tình hình tội phạm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Trước hết, nghiên cứu nạn nhân của tình hình tội phạm giúp cho việc đánh giá tính
chất, mức độ của tình hình tội phạm cũng như những hậu quả thiệt hại do tình hình
tội phạm gây ra cho nạn nhân trong một khoảng thời gian và không gian nhất định.
Tiếp đến, nghiên cứu nạn nhân của tình hình tội phạm giúp ngăn ngừa rủi ro và nguy
cơ trở thành nạn nhân của tình hình tội phạm, làm giảm các nguyên nhân phát sinh
tội phạm xuất phát từ phía nạn nhân. Bên cạnh đó, nghiên cứu nạn nhân của tội
phạm còn giúp cho việc xây dựng các chính sách hình sự, chính sách xã hội phù hợp
với điều kiện, hoàn cảnh nhất định, từ đó tổ chức thực hiện có hiệu quả.
I.2.2.2. Đặc điểm
Thứ nhất, đặc điểm về chủ thể:
Nạn nhân của tình hình tội phạm có thể là các nhân hoặc tổ chức:

1
7


Cá nhân là nạn nhân của tội phạm phải là những người đang tồn tại vào thời
điểm hành vi phạm tội xảy ra. Nghĩa là hành vi phạm tội phải xâm hại đến một
người đang tồn tại trong thế giới khách quan để gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt
hại.
Nạn nhân là tổ chức phải là những tổ chức hợp pháp có tài sản và vẫn còn tồn
tại vào thời điểm hành vi phạm tội xảy ra. Những tổ chức bất hợp pháp không thể là
nạn nhân của tình hình tội phạm vì bản thân sự tồn tại của tổ chức đó đã bất hợp
pháp vì vậy không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ.
Điều 62 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định: “Bị hại là cá nhân trực

tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về
tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra ” [23, tr.32]. Theo quy định
này, bị hại (một dạng nạn nhân của tình hình tội phạm) có thể là cá nhân hoặc tổ
chức.
Ở đây, cần mở rộng nội hàm của khái niệm nạn nhân của tình hình tội phạm
(bị hại) bao gồm cả loại “nạn nhân trừu tượng”, bao gồm: Nhóm người, một cộng
đồng hay một tôn giáo, một sắc tộc. Chẳng hạn, tổng thể các hành vi phạm tội về
môi trường hay tổng thể các hành vi phạm tội sử dụng công nghệ cao có thể gây
thiệt hại cho các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia, cả hệ thống kinh tế, tiền tệ đa quốc
gia, khu vực.
Thứ hai, đặc điểm về thiệt hại:
Nạn nhân của tình hình tội phạm có thể bị thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ,
tinh thần, tình cảm, tài sản hoặc các quyền và lợi ích hợp pháp khác do hành vi phạm
tội gây ra. Những thiệt hại này có thể là thiệt hại trực tiếp hoặc thiệt hại gián tiếp
nhưng đầu tiên và tối thiểu là nạn nhân có một thiệt hại trực tiếp từ hành vi phạm tội
gây ra.
Ví dụ: Trong các vụ cố ý gây thương tích, nạn nhân không những bị thiệt hại
trực tiếp về sức khỏe, mà còn bị mất việc làm do không đủ sức khỏe, dẫn đến mất

18


thu nhập, gây ra thiệt hại gián tiếp (tài sản). Thiệt hại về tài sản không phải do hành
vi cố ý gây thương tích trực tiếp gây ra mà gián tiếp gây ra. Chính sự kiện “mất việc
làm” mới là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại tài sản. Vì vậy, nạn nhân có thể
cùng bị hai loại thiệt hại: Thiệt hại trực tiếp (thể chất) và thiệt hại gián tiếp (tài sản)
do tội phạm cố ý gây thương tích gây ra. Trong trường hợp này không thể xem nạn
nhân chỉ có thiệt hại thể chất mà không có thiệt hại về tài sản. Nói chính xác hơn,
nạn nhân ít nhất cũng có một thiệt hại do tội phạm trực tiếp gây ra hoặc đe dọa gây
ra, ngoài ra còn có thể có một hoặc nhiều thiệt hại gián tiếp.

Thứ ba, đặc điểm về nguồn gốc gây ra thiệt hại:
Tổng thể các hành vi phạm tội có thể gây thiệt hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến
tính mạng, sức khoẻ, tinh thần, tình cảm, tài sản hoặc các quyền và lợi ích hợp pháp
của cá nhân hoặc tổ chức. Những thiệt hại đó, phải do chính hành vi bị coi là tội
phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra, điều này có nghĩa là giữa hành vi phạm tội với hậu
quả thiệt hại mà nạn nhân gánh chịu phải có mối quan hệ nhân quả. Nếu không tồn
tại mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và hậu quả thiệt hại thì không thể
được coi là nạn nhân của tình hình tội phạm.
Thứ tư, đặc điểm về hình thức pháp lý:
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, tội phạm có thể được xác định bằng
các bản án kết tội (trước đó là quyết định khởi tố bị can, bị cáo...). Còn đối với nạn
nhân của tình hình tội phạm thì không có một văn bản pháp lý cụ thể nhằm xác định
nạn nhân của tình hình tội phạm. Nạn nhân của tình hình tội phạm chỉ trở thành bị
hại trong tố tụng hình sự khi họ được Cơ quan tiến hành tố tụng công nhận là bị hại
thể hiện trong các quyết định, biên bản. Trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử các
văn bản tố tụng đã đề cập đến nạn nhân của tình hình tội phạm (hoặc bị hại), cụ thể:
(1)

Trong giai đoạn khởi tố, điều tra gồm: Quyết định khởi tố vụ án hình sự, biên bản

ghi lời khai, giấy triệu tập, biên bản đối chất, biên bản khám nghiệm hiện trường,
biên bản hỏi cung, bản kết luận điều tra;

(2)

1
9

Trong giai đoạn truy tố gồm: Cáo trạng,



Quyết định truy tố, danh sách những người cần triệu tập tham gia phiên tòa được lập
bởi Viện kiểm sát;

(3)

Trong giai đoạn xét xử gồm: Quyết định đưa vụ án ra xét xử;

giấy triệu tập tham gia phiên tòa, bản án.
1.3. Vai trò của nạn nhân trong cơ chế hành vi phạm tội
Trong cuộc sống, nhiều người với những thói quen, lối sống, cách cư xử cũng
như những đặc điểm tâm sinh lý, thể chất, tinh thần cộng với một số điều kiện bên
ngoài thuận lợi rất dễ trở thành nạn nhân của tình hình tội phạm. Nạn nhân học luôn
đi sâu tìm hiểu, giải thích những nguyên nhân khiến một người trở thành nạn nhân
của tình hình tội phạm để từ đó xây dựng các biện pháp phòng ngừa nguy cơ trở
thành nạn nhân của tình hình tội phạm, hạn chế và ngăn ngừa những rủi ro có thể có
cho con người. Trong cơ chế hành vi phạm tội của các tội phạm có nạn nhân, sự tác
động qua lại chặt chẽ giữa các yếu tố chủ quan và các yếu tố khách quan của nạn
nhân có vai trò rất quan trọng làm phát sinh tội phạm. Các yếu tố chủ quan bao gồm
các đặc điểm tâm, sinh lý, thói quen, sở thích hay tính cách của nạn nhân. Các yếu tố
khách quan thuộc về môi trường bên ngoài mà đặc trưng là các yếu tố về thời gian
và không gian. Việc làm rõ các yếu tố chủ quan và khách quan sẽ góp phần đáng kể
trong quy trình xây dựng các biện pháp phòng ngừa nguy cơ trở thành nạn nhân của
tình hình tội phạm một cách hữu hiệu.

1.3.1.

Vai trò của các yếu tố chủ quan

Thứ nhất, những đặc điểm tâm, sinh lý của nạn nhân.

- Các đặc điểm tâm lý của nạn nhân có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy
quá trình thực hiện hành vi phạm tội.
Trước hết phải kể đến là khí chất nóng nảy, cục cằn thô lỗ... của nạn nhân.
Chính những đặc điểm này đã tạo ra những điều kiện khách quan rất thuận lợi cho
việc hình thành ý định phạm tội. Chẳng hạn, trong một vụ va chạm giao thông, nếu
người bị va chạm có khí chất điềm tỉnh thì xử lý vụ việc nhanh gọn, thỏa đáng,
không phức tạp hóa vấn đề, nhưng đối với người có khí chất nóng nảy, cục cằn thô

20


×